Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Phap luat va phap luat xa hoi chu nghia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.38 KB, 36 trang )

Bài 5
PHÁP LUẬT VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Người soạn: Trần Văn Tùng
Đối tượng giảng dạy: Cán bộ, công chức lớp
Trung cấp Chính trị - Hành Chính
Số tiết lên lớp: 10 tiết (mỗi tiết 50 phút)
Thời gian soạn: Tháng 9 năm 2011
A/ mục đích yêu cầu
- Nắm vững khái niệm, nguồn gốc, bản chất của pháp luật; tính ưu việt về bản
chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Mối quan hệ và vai trò của pháp luật đối
với các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội
- Nắm vững khái niệm hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, cấu trúc của hệ
thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, các ngành luật trong hệ thống đó.
- Nhận thức đúng đắn, tránh những biểu hiện chủ quan duy ý chí trong công tác
lập pháp; đồng thời nắm vững phương hướng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, từ đó có biện pháp thực
hiện tốt ngay tại địa phương mình.
B/ Kết cấu nội dung, phân chia thời gian, trọng tâm của bài
I/ Pháp luật xã hội chủ nghĩa (Giảng 90 phút)
1. Nguồn gốc và bản chất của pháp luật (Giảng 25 phút)
2. Bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa (Giảng 10 phút)
3. Các mối quan hệ của pháp luật (Giảng 25 phút)
4. Vai trò của pháp luật Xã hội chủ nghĩa (Giảng 30 phút)
II/ Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa (Giảng 115 phút)
1. Khái niệm hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa (Giảng 5 phút)
2. Cấu trúc của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa (Giảng 60 phút)
a)

Hệ thống cấu trúc bên trong ( Giáng 40 phút)

b)



Cấu trúc bên ngoài của hệ thống pháp luật (Giảng 25 phút)

3. Các ngành luật trong hệ thống pháp luất Việt Nam (Giảng 30 phút)

1


4. Phướng hướng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
đến năm 2020 (Giảng 20 phút)
C/ Phương pháp và đồ dùng dạy học
- Trong quá trình giáo viên giảng, sử dụng các phương pháp chủ yếu là: Thuyết
trình, đặt vấn đề, đàm thoại, trực quan, thỏa luậ, diễn dịch, quy nạp.
- Đồ dùng: Bảng, phấn, micrro, sơ đồ thước….
D/ Tài liệu phục vụ soạn giảng
- Học viện Chính trị - Hồ Chí Minh, “Giáo trình những vấn đề cơ bản về Nhà
nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa”, Nhà xuất bản Chính trị - Hành Chính, Hà
nội, 2009.
- GS.TS.Phạm Hồng Thái, PGS.TS.Đinh Văn Mậu, “Lý luận chung về nhà nước
và pháp luật”, Nhà xuất bản Giao thông vân tải, 2008.
- Trường Đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình nhà nước và pháp luật”, Nhà xuất
bản Công an nhân dân, Hà Nội, 2008….
Đ/ Nội dung các bước lên lớp và phân chia thời gian
Bước 1: Ổn định lớp (2 phút)
Bước 2: Kiểm tra bài cũ (8 phút)
Câu hỏi: Đồng chí hãy phân tích chức năng cơ bản của Tòa án ?
Gợi ý trả lời:
- Chức năng cơ bản của các tòa án là chức năng xét xử.
- Với tích cách là chức năng đặc thù chỉ thuộc vè tòa án, xét xử đượcc hiểu là
việc đưa ra các phán quyết dưới hình thức một bản án hoặc quyết định của Tòa

án có thẩm quyền nhằm giải quyết các xung đột trong các quan hệ pháp lý cụ
thể do pháp luật quy định.
- Xét xử của Tòa án có đặc điểm sau:
• Phán quyết của tòa án là sự phán quyết của Nhà nước, thể hiện thái độ, ý
chí của Nhà nước trong việc giải quyết các xung đột pháp lý qua các vụ án
cụ thể.
• Xét xử không phải là hoạt động áp dụng máy móc, mà là hoạt động sáng
tạo.
2


• Xét xử là hoạt động mang tính nghề nghiệp và mang tính pháp lý cao.
• Xét sử là hoạt động mang tính hình thức cao. Do vậy, yêu cầu của hoạt
động xét xử là phải tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật tố tụng.
• Hoạt động xét xử có vai trò quan trọng trong việc bào vệ pháp chế xã hội
chủ nghĩa, bảo về Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của
nhân dân
 Hoạt động xét sử nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật không
chỉ có ý nghia trừng trị, trấn áp mà nó còn có ý nghĩa giáo dục, cải tạo người
phạm tội, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho mọi người dân, đồng thời
góp phần kiểm tra các hoạt động tư pháp khác, nhằm ngăn ngừa, khắc phục các
quy định còn sơ hở và thiếu chặt chẽ.
Bước 3: Giảng bài mới
Ở các bài học trước, chúng ta đã đươch nghiên cứu về hệ thống chính trị Việt
Nam nói chung và tổ chức hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nói
riêng. Để bộ máy đó hoạt động, Nhà nước cẩn sư dụng nhiều phương tiện khác nhau,
trong đó, pháp luật giữ vị trí rấy quan trọng. Hiến pháp 1992 (sửa đôi 2001 ) đã ghi
nhận “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật” (Điều 12)
Vậy, pháp luật là gì? Bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa có gì khác so với
các kiểu pháp luật trước đó? Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa được tổ chức như

thế nào?
Để trả lời cho những câu hỏi trên, hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu và trao
đổi về:
Bài 5: Pháp luật và hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa
Bài học này gồm hai nội dung chính:
I/ Pháp luật xã hội chủ nghĩa
II/ Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa
Để trả lời co câu hỏi luật xã hội chủ nghĩa là gì? Hay pháp luật xã hội chủ nghĩa
có bản chất và đặc điểm gì? Pháp luật xã hội chủ nghĩa khác với các kiểu pháp luật đã
và đang tôn tại trên thế giới là như thế nào?
Chúng ta tìm hiểu phần:
3


I/ Pháp luật xã hội chủ nghĩa
( Phương pháp chủ yếu trong phần này là: thuyết trình, đàm thoại, diễn dịch, quy
nạp, liên hệ thực tiễn; đồ dùng dạy học: bảng, phấn)
Theo quan điểm lịch sư của chủ nghĩa Mác-Leenin, mọi sự vật, hiện tương đều
có quá trình phát sinh, phát triển va tiêu vong của nó. Pháp luật cũng có quá trình
phát sinh, phát triển và tiêu vong của nó.
Vậy theo các đồng chí, pháp luật ra đời như thế nào?
1.

Nguồn gốc và bản chất của pháp luật
( Phương pháp chủ yếu trong phần này là: thuyết trình, đàm thoại, diễn dịch, quy
nạp, liên hệ thực tiễn; đồ dùng dạy học: bảng, phấn)

a)

Nguồn gốc của pháp luật

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã có thời kỳ không có nhà nước

và không có pháp luật. Đó là thời kỳ Công xã nguyên thủy. Trong thời kỳ này, các thị
tộc, bộ lạc đã dùng các quy tắc xã hội để điều chỉnh hành vi của con người.
Ví dụ: Đàn ông thì săn bắt, phụ nữ thì hái lượm. Các sản phẩm làm ra được chia
đều cho mỗi thành viên, không có người nào có đặc quyền, đặc lợi riêng. Quy tắc này
thể hiện lợi ích của toàn thị tộc và được mọi người tự giác thực hiện.
Qua ví dụ trên ta thấy, các quy tắc xã hội thời Công xã nguyên thủy có các đặc
điểm như:
+ Thể hiện ý chí, lợi ích của toàn thị tộc, bộ lạc;
+ Là quy tắc xử sự chung của cả cộng đồng;
+ Được thực hiện một cách tự nguyện và theo tinh thần hợp tác của mỗi thành
viên
Theo quá trình vận động, phát riển tất yếu của xã hội loài người. Khic lực lượng
sản xuất đến một trình độ nhất định, cùng với phân công lao động xã hội, chế độ tư
hữu xuất hiện, xã hội phân chia thành các giai cấp và đối kháng giai cấp. Trong điều
kiện lịch sư mới, các tập quán, quy tắc thể hiện ý chí chung của toàn thể thị tộc không
còn phù hợp, xã hội đòi hỏi phải có những quy tắc mới để điều chỉnh, đảm bảo những
xung đột diễn ra trong một “trật tự” nhất định. Loại quy tắc này thể hiện ý chí của giai
cấp thống trị. Đáp ứng nhu cầu đó, pháp luật đã ra đời.
4


Như vậy, pháp luật chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiện:
- Về kinh tế: Lực lượng sản xuất phát triển, xuất hiện chế độ tư hữu;
- Về xã hội: Xã hội phân chia thành giai cấp và đối kháng giai cấp
Một mặt, giai cấp thống trị tìm cách giữ lại những tập quán có lợi, vận dụng và
biến đổi sao cho nội dung của chúng phù hợp với ý chí, nguyện vọng của giai cấp
mình và nâng lên thành các quy phạm pháp luật.
Đúng như Ăngghen đã nhận xét: “Quy tắc đó thoạt tiên là thói quen, sau đó trở

thành pháp luật”
Mặt khác, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuaatsm của sự phân công
lao động và người lao động ngày càng tăng, trong xã hội xuất hiện nhiều quan hệ mới
phát sinh, đòi hoi nhà nước phải có những quy phạm pháp luật mới để điều chỉnh. Vì
thế, hoạt động xây dựng pháp luật của các cơ quan nhà nước được tiến hành.
Từ đó ta thấy, pháp luật được hình thành từ hai con đường: Thứ nhât, nhà nức
biến các quy phạm xã hội thành các quy phạm pháp luật; thú hai, bằng hoạt động xây
dựng pháp luật đặt ra những quy phạm mới.
Pháp luật ra đời cùng với nhà nước, là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực
nhà nước. Vậy bản chất của pháp luật có gì khác so với bản chất của nhà nước?
b)

Bản chất của pháp luật
Cùng với nhà nước, pháp luật là sản phẩm của đấu tranh giai cấp, chỉ ra đời, tồn

tại và phát triển trong xã hội có giai cấp, do đó, bản chất của pháp luật cũng mang
tính giai cấp và tính xã hội.


Tính giai cấp của pháp luật
C.Mác và Ph.Ăngghen khi nghiên cứu về pháp luật tư sản đã đưa ra kết luận:

“Pháp luật của các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật pháp,
cái ý chí mà nội dung là do những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông
quyết định”
Một mặt, pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị. Nhờ nắm
trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để thể hiện ý
chí giai cấp mình một cách tập trung, thống nhất thành ý chí nhà nước, ý chí đó được
5



cụ thể hóa qua các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
Mặt khác, tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh các
quan hệ xã hội. Mục đích của pháp luật là điều chỉnh quan hệ giữa các tầng lớp xã hội
nhằm tạo ra một xã hội trật tự, ổn định, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Với
ý nghĩa này, pháp luật là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp.
Như vậy, bản chất giai cấp luôn là thuộc tính chung của bất kỳ kiểu pháp luật
nào, những mỗi kiểu pháp luật có một cách thể hiện riêng. Trong chế độ nô lệ và
phong kiến, pháp luật quy định đặc quyền, đặc lợi cho tầng lớp chủ nô và giai cấp
phong kiến.
Pháp luật tư sản tuy có bước tiến bộ hơn, những vẫn bị hạn chế bởi bản chất
giai cấp của nó. Trong xã hội tư bản, pháp luật bảo vệ quyền chiếm hữu tư nhân về tư
liệu sản xuất và quyền tụ do bán sức lao động. Cho nên, pháp luật ấy xét đến cùng
không thể bình đẵng và đảm bảo công lý cho mọi thành viên trong xã hội. Pháp luật
xã hội chủ nghĩa là kiểu pháp luật mới, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động. Nó điều chỉnh các mối quan hệ xã hội với mục đích đem lại lợi ích cho
số đông người lao động và xây dựng xã hội mới – xã hội chủ nghĩa.
Tóm lại, bản chất giai cấp của pháp luật thể hiện trên hai ý cơ bản sau:
- Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Ý chí đó được thể chế hóa và
bảo đảm thực hiện bới quyền lực nhà nước.
- Pháp luật là công cụ đẻ giai cấp thống trị trấn áp các giai cấp khác.


Tính xã hội của pháp luật
Các quy phạm pháp luật mặc dù do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của

giai cấp thống trị, nhưng trên thực tế, chỉ những quy phạm nào hợp lý, phù hợp với
lợi ích của đa số trong xã hội, được số đông chấp nhận, mới được thể chế hóa thành
quy phạm pháp luật.

Giá trị xã hội của pháp luật còn thể hiện ở chỗ, pháp luật là thước đo hành vi
con người, là công cụ để nhận thức xã hội và điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp
với quy luật phát triển khách quan. Điều đó chứng tỏ pháp luật góp phần chống lại
tình trạng lộn xộn và tự phát trong xã hội.
6


Mặt khác, pháp luật là do nhà nước đại diện chính thức toàn thể xã hội ban
hành. Vì vậy, ở chừng mực nào đó, pháp luật còn thể hiện ý chí của các giai cấp và
các tầng lớp khác nhau nhằm đảm bảo sự ổn định và trật tự cho xã hội.
Như vậy, tính xã hội của pháp luật biểu hiện ở các mặt sau:
- Pháp luật ra đời từ thực tiễn xã hội, phù hợp lợi ích của đa số và được các
thành viên trong xã hội thực hiện;
- Pháp luật là công cụ nhân thức xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội, làm cho
xã hội ổn định và phát triển.
 Tóm lại, xét về bản chất, pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp,
vừa mang tính xã hội. Hai thuộc tính này có mối quan hệ mật thiết và gắn bó
chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất. Nói cách khác, không có kiểu
pháp luật chỉ chỉ thể hiện duy nhất tính giai cấp và ngược lại, không có kiểu
pháp luật chỉ thể hiện tính xã hội.
Từ những phân tích trên, có thể rút ra khái niệm pháp luật như sau:
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa
nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh
cưỡng chế của nhà nước, là yếu tố đảm bảo trật tự và ổn định của xã hôi.
2.

Bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa
( Phương pháp chủ yếu trong phần này là: thuyết trình, đàm thoại, diễn dịch, quy
nạp, liên hệ thực tiễn; đồ dùng dạy học: bảng, phấn)
Pháp luật là nhân tố gắn liền với mọi mặt của đời sống nhà nước và xã hội. Do


đó, nhận thức đúng đắn về bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa là vấn đề cấp thiết
trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta hiện nay. Vậy pháp luật xã
hội chủ nghĩa có bản chất như thế nào? Điều gì làm nên sự khác biệt giữa pháp luật xã
hội chủ nghĩa so với các kiểu pháp luật khác đã và đang tồn tại?
Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống những quy tắc xử sự chung so nhà nước
xã hội chủ nghĩa ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và
đại đa số nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và được đảm bảo thực hiện
7


bằng bộ máy nhà nước và phương thức tác động của nhà nước trên cơ sở giáo dục,
thuyết phục và cưỡng chế của nhà nước nhằm xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa
- Từ khái niệm trên, đồng chí hãy chỉ ra sự khác biệt giửa khái niệm pháp luật xã
hội chủ nghĩa với khái niệm pháp luật nói chung?
- Theo đồng chí, vì sao lại có sự khác biệt đó?
Sự khác biệt:
- Do nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành: nhà nước của dân, do dân, vì dân;
- Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đại đa số nhân dân dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản;
- Được đảm thực hiện bằng bộ máy nhà nước và phương thức tác động của nhà
nước trên cơ sở giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế của nhà nước;
- Nhằm xây dựng chế độc xã hội chủ nghĩa.
 Sở dĩ co sụ khác việt đó là vì xã hội – xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xấy
dựng là một xã hội tốt đẹp, dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, có
nền kinh tế phát triển, lợi ích của giai cấp công nhân về cơ bản thống nhất với
lợi ích của toàn thể dân tộc, con người được phát triển mọi mặt…. Do đó,
pháp luật thể hiện ý chí, lợi ích của mọi thành viên và được các thanh viên
thực hiện một cách tự giác.
Như vậy, bản chất pháp luật xã hội chủ nghĩa cũng được thể hiện ở tính giai

cấp và tính xã hội như các kiểu pháp luật đã và đang tồn tại. Nhưng, sự biểu hiện của
các bản chất đó có những điểm khác với bản chất pháp luật nói chung, đó là:
- Trong xã hội – xã hội chủ nghĩa, pháp luật là sản phẩm của hoạt động nhà nước
và xã hội chủ nghĩa – nhà nước kiểu mới – nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Vì vậy, pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân.
- Cũng như nhà nước xã hội chủ nghĩa, pháp luật xã hội chủ nghĩa không chỉ có
tính giai cấp công nhân mà còn có tình nhân dân, tính dân tộc.
Ở Việt Nam, bản chất này của pháp luật là do bản chất nhà nước và mục tiêu
xây dựng một nước Việt Nam “dân đau, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
quy định. Mục tiêu đó không chỉ là nguyện vọng của riêng giai cấp công nhân mà còn
là nguyện vọng của toàn thể nhân dân lao động và toàn dân tộc. Đó là hiện thực, bởi
8


vì hơn ở đâu hết, trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay ở nước ta, lợi
ích dân tộc cơ bản là thống nhất. Vì vậy, việc lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta không chỉ là sự lựa chọn của giai cấp công nhân, mà là sự lựa chọn của
toàn thể nhân dân lao động Việt Nam. Cũng chính bởi thế, pháp luật xã hội chủ nghĩa
cũng chính là sự thể chế hóa đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam thành pháp luật
nhà nước.
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa cũng mang tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa. Bất kỳ
pháp luật nào cũng có tính cưởng chế - tức là tính bắt buộc đối với người thực hiện.
Tuy nhiên pháp luật xã hội chủ nghĩa có bản chất nhân đạo sâu sắc. Pháp luật xã hội
chủ nghĩa một mặt nghiêm khắc trong việc ngăn chặn, đấu tranh chống lại mọi hanh
vi vi phạm pháp luật; mặt khác, rất khoan hồng đối với người phạm tội khi biết hối
cải, trở thành người công dân lương thiện.
Tóm lai, việc nghiên cứu bản chất của pháp luật nói chung và pháp luật xã hội
chủ nghĩa nói riêng có thể tiếp cận dưới nhiều góc độ và bình diện khác nhau. Tuy
nhiên, bản chất chung nhất của pháp luật bao giờ cũng thể hiện tính giai cấp và tính
xã hội của nó.

Tới đây, chúng ta đã tìm hiểu bản chất của pháp luật và pháp luật xã hội chủ
nghĩa. Tuy nhiên, để nhận thức đầy đủ hơn về bản chất của pháp luật, chúng ta cần
xem xét nó trong mối quan hệ với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
3.

Các mối quan hệ của pháp luật
( Phương pháp chủ yếu trong phần này là: thuyết trình, đàm thoại, diễn dịch, quy
nạp, liên hệ thực tiễn; đồ dùng dạy học: bảng, phấn)

a)

Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế
Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế được biểu hiện dưới hai khía cạnh:
Một là, các điều kiện kinh tế không chỉ là nguyên nhân trực tiếp quy định sự ra

đời của pháp luật, mà còn quyết định toàn bộ nội dung và sự phát triển của nó. Tức
là sự thay đổi của chế độ kinh tế - xã hội sớm muộn cũng dẫn đến sự thay đổi của
pháp luật; và pháp luật luôn phán ánh trình độ phát triển của chế độ kinh tế, nó không

9


thể cao hơn hoặc thấp hơn sự phát triển đó. Sự phụ thuộc của pháp luật vào kinh tế
biểu hiện cụ thể ở các mặt sau đây:
- Cơ cấu kinh tế, hệ thống kinh tế quyết định cơ cấu của hệ thống pháp luật;
- Tính chất của quan hệ kinh tế, của cơ chế kinh tế quyết định tính chất của các
quan hệ pháp luật, mức độ và phương pháp điều chỉnh pháp luật;
- Các tổ chức và thiết chế pháp lý chịu ảnh hưởng quyết định từ chế độ kinh tế.
Ví dụ: Hiện nay, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần (năm thành
phần), do đó, pháp luật quy định và tạo môi trường để các thành phần kinh tế khác

nhau cùng phát triển.
Hai là, mặc dù ra đời từ các điều kiện và tiền đề kinh tế, nhưng pháp luật không
phản ánh một cách thụ động các quan hệ kinh tế, mà còn có tính độc lập tương đối
tác động trở lại đối với kinh tế.
Điều đó thể hiện cụ thể ở các mặt sau đây:
- Nếu pháp luật được xây dựng phù hợp với các quy luật phát triển kinh tế - xã
hội thì sẽ tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế, đến các tổ chức và vận
hành toàn bộ nền kinh tế cũng như cơ cấu bên trong của nền kinh tế một cách
hiệu quả.
- Nếu pháp luật được xây dựng không phù hợp với các quy luật kinh tế - xã hội
thì nó sẽ kìm hảm sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế hoặc một trong các yếu
tố hợp thành của nền kinh tế.
Ví dụ, trong thời kỳ bao cấp nước ta quy định chỉ có hai thành phần kinh tế
(Điều 18, hiến pháp ….) => kìm hảm sản xuất phát triển;
Sau thời kỳ đổi mới, chúng ta phát triển nhiều thành phần kinh tế => huy động
mọi nguồn lực vào sản xuất, kích thích đầu tư, phát triển sản xuất…
Như vậy, sự tác động của pháp luật vào nền kinh tế phụ thuộc không nhỏ vào
yếu tố chủ quan, vào hoạt động nhận thức của chủ thể xây dựng pháp luật.
Vì vậy, chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí trong công tác lập pháp sẽ không tránh
khỏi dẫn đến một chế độ pháp luật lạc hậu, kìm hảm những yếu tố tích cực của đời
sống kinh tế - xã hội, kìm hảm sự tiến bộ xã hội.

10


Tóm lại, pháp luật được hình thành trên cơ sở các quan hệ kinh tế, do các
quan hệ kinh tế quyết định. Một mặt, pháp luật phụ thuộc vào kin tế; mặt khác, có
khả năng tác động trở lại đối cới nền kinh tế theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu
cực.
b)


Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị
Theo V.I.Lênin, trong mối quan hệ với chính trị: “một đạo luật là một biện

pháp chính trị,là chính trị”.
Trong xã hội có giai cấp, bất kỳ giai cấp thống trị nào cũng dựa vào pháp luật
để thể hiện ý chí và thực hiện đường lối chính trị của giai cấp mình.
Pháp luật trở thành hình thức biểu hiện của chính trị, là biện pháp sắc bén nhất,
hiệu quả nhất để thực hiện những yêu cầu, mục đích, nội dung chính trị của giai cấp
cầm quyền. Mối liên hệ giữa pháp luật với chính trị thể hiện tập trung, trực tiếp ở nội
dung cơ bản của Cương lĩnh, mục tiêu, biện pháp, đường lối chính trị của giai cấp
thống trị.
Đường lối chính trị của đảng cầm quyền có ý nghĩa chỉ đạo việc xây dựng pháp
luật, tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Pháp luật thể chế hóa đường lối, chính sách của
đảng thành ý chí chung, thành ý chí của nhà nước. Ngoài ra pháp luật còn chịu ảnh
hưởng nhất định của đường lối chính trị của các giai cấp và tầng lớp khác trong xã
hội.
Ví dụ: Đường lối cách mạng của Đảng ta nhằm xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thể hiện rõ trong Cương lĩnh 1991 và sau đó
được thể chế hóa trong Hiến pháp 1992.
Như vậy, pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị nên pháp luật vừa là
phương tiện để thực hiện đường lối chính trị, vừa là hình thái biểu hiện của chính trị,
ghi nhận yêu cầu, quan điểm chính trị của giai cấp cầm quyền. Mặt khác, đường lối
chính trị của giai cấp cầm quyền có ý nghĩa chỉ đạo việc xây dựng pháp luật, tuyên
truyền, giáo dục pháp luật.
c)

Mối quan hệ giữa pháp luật với nhà nước

11



Nói về mối quan hệ giữa pháp luật với nhà nước, V.I.Lênin cho rằng: “ý chí,
nếu nó là ý chỉ của nhà nước thì phải được biểu hiện dười hình thức một đạo luật do
chính quyền đặt ra; nếu không thế thì hai tiềng “ý chí” chỉ là một sự rung động
không khí do những âm thanh rỗng tuếch gây nên”.
Pháp luật và nhà nước là hia bộ phận của kiến trúc thượng tầng, luôn có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Cả hai hiện tượng này đều có chung nguồn gốc ra đời và
phát triển. Nhà nước không thể tồn tại và phát huy nếu thiếu pháp luật; ngược lại,
pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và có hiệu lực khi dựa trên sức mạnh của quyền lực
nhà nước.
Mặt khác, pháp luật do nhà nước ban hành nhưng khi đã được công bố thì nó
trở thành một hiện tượng có sức mạnh tổng hợp công khai, bắt buộc đối với mọi chủ
thể, trong đó có cả nhà nước. Nhà nước nói chung và các cơ quan của nó nói riêng
đều phải tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. Đồng thời, nhà nước cũng
không thể chủ quan, duy ý chí khi xây dựng và ban bố pháp luật, mà phải xuất phát tư
những nhu cầu khách quan của các điều kiện kinh tế - xã hội …
Trong cuốn “Nhà nước và cách mạng”, V.I.Lênin nói rằng: “Nếu không muốn
rơi vào không tưởng thì không nên nghĩ rằng, sau khi lật đổ chủ nghĩa tư bản, người
ta có thể tức khắc làm việc cho xã hội mà không cần phải có tiêu chuẩn pháp lý nào
cả…”. Vậy tại sao trong xã hội chủ nghĩa cần thiết phải có pháp luật? Hay nói cách
khác, Pháp luật xã hội chủ nghĩa có vai trò như thế nào?
4. Vai trò của pháp luật xã hội chủ nghĩa
(Phần này sử dụng phương pháp thuyết trình, diễn giảng)
Hiện nay, chúng ta dang tiến tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa. Trong điều kiện đó, không thể không khẵng định vai trò của pháp luật đối với
quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Vai trò đó thể hiện ở các khía cạnh sau:
a)

Vai trò của pháp luật đối với kinh tế


Đối với kinh tế, pháp luật là phương tiện hàng đầu xác định địa vị pháp lý bình
đẵng đối với chủ thể tham gia quan hệ kinh tế; tạo lập các “khung pháp lý” để điều
12


khiển hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thông qua pháp luật, nhà nước tạo ra môi
trường thuận lợi, tin cậy và chính thức cho các chủ thể tham gia hoạt động sản xuất,
kinh doanh thực hiện có hiệu quả.
Pháp luật là phương tiện cho các quan hệ kinh tế trở thành quan hệ pháp luật.
Khi đó, pháp luật xác định rõ các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế, quyền và nghĩa
vụ cũng như khách thể mà các bên tham gia hoạt động kinh tế.
Pháp luật là phương tiện cũng cố và bảo vệ những nguyên tắc vốn có của nền
kinh tế thị trường. Đồng thời, pháp luật còn là phương tiện bảo vệ lợi ích kinh tế tốt
nhất cho các bên tham gia hoạt động kinh tế trong trường hợp sảy ra trnh chấp kinh
tế, vi phạm hợp đồng kinh tế…
Ví dụ: Để thu hút đầu tư vào sản xuất, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, năm
2005 Luật đầu tư được ban hành. Một mặt, tạo môi trường pháp lý cho các chủ đầu
tư; mặt khác, biến quan hệ giữa các chủ đầu tư thành quan hệ pháp luật.
b)

Quan hệ của pháp luật đối với hệ thống chính trị

- Đối với sự lãnh đạo của Đảng, pháp luật là phương tiện để thể chế hóa đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng, làm cho đượng lối đó có hiệu lực thực
thi và bắt buộc chung trên quy mô toàn xã hội. Đồng thời, pháp luật là phương
tiện để Đảng kiểm tra đương lối của mình trong thực tiễn.
- Đối với nhà nước, pháp luật là cơ sở pháp lý tổ chức và phương thức hoạt
động của chính mình (dựa vào các luật như: Luật tổ chuwcxs HĐND và
UBND, Luật tổ chức Quốc Hội, Chính phủ…), là sự ghi nhận về mặt pháp lý

trách nhiệm của nhà nước đối với xã hội và cá nhân, công dân, là phương tiện
quản lý có hiệu lực đối với mọi mặt đời sống xã hội. Pháp luật là phương tiện
chứa đựng trong đó sự kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế, giữa tập trung
và dân chủ, giữa năng động, sáng tạo với kỉ cương, kỉ luật. Do đó, khi thực hiện
các chức năng của mình, nhà nước không thể không sử dụng pháp luật.
- Đối với các tổ chức chính trị - xã hội, pháp luật là cơ sở pháp lý bảo đảm cho
nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội thông qua các tổ chức
chính trị - xã hội của mình. Pháp luật thể chế hóa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,
13


bảo đảm cho tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân dực vào
pháp luật để phản ứng, đấu tranh với các hành vi làm quyền, cưởng chế ngoài
quy định của pháp luật.
Tóm lại, pháp luật là phương tiện thiết lập các nguyên tắc về tổ chức và hoạt
động của toàn bộ hệ thống chính trị, đảm bảo cho hệ thống hoạt động nhịp nhàng, ăn
khớp.
c)

Vai trò của pháp luật đối với đạo đức và tư tưởng

- Đối với đạo đức, các nguyên tắc căn bản của đạo đức được thể chế hóa thành
các quy phạm pháp luật. Do vậy, pháp luật xã hội chủ nghĩa bảo vệ và phát
triển đạo đức xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tính công bàng, chủ nghĩa nhân đạo, tự
do, lòng tin và lương tâm con người.
Ví du: Đạo đức truyền thống của dân tộc ta quan niệm rằng:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Quy tắc đạo đức trên đã được nâng lên thành quy phạm pháp luật tại điều 35
của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết
ơn, báo hiếu với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ
gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình”.
- Đối với tư tưởng, pháp luật là phương tiện đăng tải thế giới quan khoa học,
các tư tưởng tiến bộ và các giá trị nhân loại. Vì thế, pháp luật xã hội chủ nghĩa
có vai trò quan trọng trong cũng cố và nâng cao nhận thức tư tưởng cho con
người dưới chủ nghĩa xã hội.
Điều đó được thể hiện: Một mặt, pháp luật thừa nhận và khuyến khích sự phát
triển của một hoặc nhiều hệ tư tưởng; mặt khác, pháp luật phủ nhận, không ghi nhận
hoặc cấm sự tồn tại hoặc hạn chế sự phát triển của những hệ tư tưởng không phù hợp
với hệ tư tưởng giữ địa vị thống trị, với lợi ích hoặc mục đích của giai cấp thống trị

14


d)

Vai trò của pháp luật đối với quá trình hội nhập quốc tế

Trong thời đại ngày nay, xu thế hội nhập quốc tế là tất yếu khách quan của mọi
quốc gia. Cùng với những tuyên bố chính trị, các quốc gia đanh hướng xây dựng một
hệ thống pháp luật, tạo cơ sở vững chắc cho quá trình hội nhập quốc tế.
Hệ thống pháp luật này, một mặt ghi nhận chủ yếu của mọi chủ quyền của mọi
chủ thể tham gia quan hệ quốc tế; mặt khác, khẵng định mọi chủ thể tham gia quan hệ
quốc tế phải tôn trọng các cam kết đã ký, phải gánh chịu trách nhiệm về những hậu
quả có thể sẩy ra… Với ý nghĩa đó, pháp luật là công cụ, phương tiện thực hiện chủ
trương, chính sách đối ngoại của các quốc gia trên trường quốc tế. Đồng thời, pháp
luật còn là phương tiện bảo vệ lợi ích hợp pháp cho các chủ thể trong quá trình hội
nhập quốc tê.

Trong những năm qua, hệ thống pháp luật Việt Nam đã có bước phát triển mới,
bước đầu tạo môi trường pháp lý đáng tin cậy cho quá trình hội nhập quốc tế của đất
nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của quốc tế hiện nay, Việt Nam muốn hội
nhập có hiệu quả đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ và toàn diện
hơn.
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu xong phần thức nhất của bài học, đó là phần
pháp luật xã hội chủ nghĩa. Vậy pháp luật xã hội chủ nghĩa tồn tại dười những quy
phạm riêng rẽ hay được tổ chức thành hệ thống có cấu trúc chặt chẽ, thống nhất? Để
hiểu rõ hơn, chúng ta tiếp tục tìm hiểu và trao đổi về:
II/HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
( Phương pháp chủ yếu trong phần này là: thuyết trình, đàm thoại, diễn dịch, quy
nạp, liên hệ thực tiễn; đồ dùng dạy học: bảng, phấn)
Các nhà nước trong quá trình thức hiện quyền lực quản lý xã hội đều ban hành
một số lượng lớn các văn bản, quy định các chuẩn mực chung nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội. Những quy định đó không tồn tại một cách rời rạc mà có quan hệ gắn
bó hữu cơ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất gọi
là hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, không phải hệ thống pháp luật nào cũng giống nhau
15


và tiếp cận với hệ thống pháp luật từ những góc độ, khía cạnh khác nhau nên quan
điểm về hệ thống pháp luật có nhiều ý kiến còn chưa thống nhất. Theo các đồng chí,
hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa là gì?
1.

Khái niệm hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa
Đông chí hãy kể một số luật mà đồng chí biết?
Những luật đó quy định về cái gì?
Ví dụ:
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có các quy định điều chỉnh quan hệ giữa

các thành viên trong gia đình như, quan hệ giữa cha, mẹ và con, giữa vợ chồng
với nhau…
- Luật kinh tế điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh trong quá trình
kinh doanh…
- Luật lao động năm 2007 điều chỉnh quan hệ giữa người sử dụng lao động với
người làm công ăn lương, thể hiện qua các quy định về việc làm, hợp đồng lao
động…
- Luật hình sự 1999 quy định về tội phạm, hình phát và các tội xâm phạm đến
các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội như: các tội phạm xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, tài sản cá nhân, tài sản nhà nước….
Như vậy, tổng hợp tất cả các quy định của tất cả các ngành luật… trong một thể

thống nhất tạo thành hệ thống pháp luật của nước ta nói riêng và hệ thống pháp luật
xã hội chủ nghĩa nói chung.
 Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa là tổng thể các quy phạm pháp luật có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật,
các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hạnh theo những trình tự, thủ tục và
hình thức nhất định.
Khái niệm trên có đề cấp đến một số thuật ngữ pháp lý như: Quy phạm pháp
luật, chế định pháp luật, ngành luật, văn bản quy phạm pháp luật… Vậy chúng có vị
trí như thế nào trong hệ thống pháp luật?
16


2.

Cấu trúc của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa
( Phương pháp chủ yếu trong phần này là: thuyết trình, đàm thoại, diễn dịch, quy
nạp, liên hệ thực tiễn; đồ dùng dạy học: bảng, phấn)

Theo lý thuyết hệ thống thì hệ thống pháp luật cũng như bất cứ hệ thống nào

khác đều có những yếu tố cấu thành của nó. Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa
cũng có hệ thống cấu trúc bên trong và cấu trúc bên ngoài
a)

Hệ thống cấu trúc bên trong


Quy phạm pháp luật
+ Khái niệm quy phạm pháp luật
Quy phạm pháp luật là những nguyên tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do

các cơ quan nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai
cấp thống trị để điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích xây dựng xã hội ổn định
và trật tự.
Ví dụ:
Bộ luật Hình sự 1999 quy định:
“Điều 98. Tội vô ý làm chết người
1. Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm”.
Đây là một quy phạm pháp luật
+ Đặc điểm của quy phạm pháp luật:
Quy phạm pháp luật trước hết là quy phạm xã hội, vì vậy, nó mang tính vốn có
của một quy phạp xã hội: là quy tắc xử sự chung, là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi
con người. Tuy nhiên nó cũng có đặc điểm riêng đó là:
- Quy phạm pháp luật do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và được bảo đảm
thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước. Do đó, quy phạm pháp
luật gắn liền với nhà nước.
- Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tích bắt buộc chung. Tính bắt

buộc chung của quy phạm pháp luật được hiểu là bắt buộc đối với tất cả
17


mọi chủ thể nằm trong hoàn cảnh, điều kiện mà quy phạm pháp luật đó quy
định
- Quy phạm pháp luật được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong không gian
và thời gian. Hiệu lực của pháp luật chỉ thay đổi hay chấm dưt khi cơ quan
có thẩm quyền của nhà nước ban hành, sửa đổi hay đặt ra quy phạm pháp
luật mới, tuyên bố hủy bỏ hoặc thời hạn áp dụng đã hết.
- Nội dung của quy phạm pháp luật là rõ ràng, chính xác. Quy phạm pháp
luật quy định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ xã
hội mà nó điều chỉnh.
- Quy phạm pháp luật được thể hiện dưới hình thức nhất định. Chúng được
ghi nhận trong các văn bản pháp luật của nhà nước và được trình bày thành
các điều, khoản có đánh số, mục rõ ràng.
- Quy phạm pháp luật vừa mang tính xã hội (duy trì, bảo vệ đời sống cộng
đồng nói chung) vừa mang tính giai cấp (thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của
giai cấp thống trị).
Ví dụ: Tại khoản 1, Điều 102, Bộ Luật hình sự 1999 quy định như sau:
Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng,
tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Trên đây là một quy phạm pháp luật, được ban hành và bảo đảm thực hiện bởi
nhà nước; là quy định mà bất cứ ai, bất cứ khi nào ở trong hoàn cảnh đó đều phải
thực hiện; quy phạm này chỉ hết hiệu lực khi nhà nước hủy bỏ hoặc đạt ra quy phạm
mới…
+ Cấu trúc quy phạm pháp luật
Ví dụ: Điều 94, Luật hính sự 1999 quy định. Tôi giết con mới đẻ: “Người mẹ
nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu trong hoàn cảnh khách quan đặc

biệt mà giết con mới để hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị
phạt cải tạo không giam dữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

18


Cấu trúc của quy phạm pháp luật được hiểu là các bộ phận hợp thành quy phạm
pháp luật. Mỗi quy phạm pháp luật gồm ba bộ phận là: giả định, quy định và chế tài.
Các bộ phận này có mối quan hệ chặt chẽ và quy định lẫn nhau.
- Giả định của quy phạm pháp luật
Phần giả định thường trả lời cho câu hỏi: người (tổ chức) nào? Khi nào? Trong
những hoàn cảnh, điều kiện nào?
Giả định là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên chủ thể (cá nhân hay
tổ chức), những hoàn cảnh, điều kiện, địa điểm thời gian sẩy ra hành vi (hành động
hoặc không hành động) trong cuộc sống mà con người gặp phải và cần phải xử sự
theo quy định của nhà nước.
Liên hệ với ví dụ trên, theo đồng chí, giả định là phần nài?
Phấn “Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu trong hoàn
cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới để hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu
quả đứa trẻ chết” là giả định.
- Quy định của quy phạm pháp luật
Phần quy định của quy phạm pháp luật thường trả lời cho câu hỏi: Phải làm gì?
được làm gì? Và làm như thế nào?
Quy định là bộ phận quan trọng, là yếu tố trọng tâm của quy phạm pháp luât,
trong đó nêu lên cách xử sự buộc mọi chủ thể phải theo khi ở vào điều kiện, hoàn
cảnh đã nêu trong phần giả định của quy phạm pháp luật.
Quy định là bộ phậ thể hiện ý chí, lợi ích của nhà nước, xã hội và cá nhân con
người trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội nhất định. Nó thể hiện một cách chính
xác, trực tiếp bản chất, chức năng của quy phạm và vai trò xã hội của nó. Quy định
cũng chính là mệnh lệnh của nhà nước, buộc mọi chủ thể phải tuân theo nghiêm

chỉnh. Do vậy, nắm vững bộ phận quy định của một quy phạm pháp luật là điều kiện
không thể thiếu để thực hiện đúng đăn quy phạm pháp luật.
Ví dụ: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”
(Điều 57, Hiếp Pháp 1992 sửa đổi 2001)
Ở ví dụ trên, bộ phận quy định của quy phạm là “có quyền tư do kinh doanh”
(được làm gì)
19


- Chế tài của quy phạm pháp luật
Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác
động mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với những chủ thể nào không thực hiện
đúng bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.
Ví dụ: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người
khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến hai năm”. Khoản 1, Điều 121 Bộ Luật hình sự 1999)
Bộ phận chế tài của quy phạm là: “…thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam
giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam hiện nay có các loại chế tài sau:
Chế tài hình sự (hình phạt): cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam dữ, trục
xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình…
Chế tài dân sự: công nhân quyền dân sự, buộc chấm dứt hành vi dân sự, buộc
xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, phạt vi phạm, bồi
thường các thiệt hại đã sảy ra…
Chế tài hành chính: cảnh cáo, phạt tiền…
Chế tài kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, hậ bậc lương, giáng chức, cách chức,
buộc thoou việc…
=> Trong các quy phạm pháp luật khác nhau, bị trí của các bộ phận có thể đảo
ngược lại; ngoài ra, trong một số quy phạm pháp luật có thể xuất hiện không đầy đủ
cả ba yếu tố trên (Ví dụ như phần quy định ẩn đi, hoặc phần chế tài quy định ở văn

bản khác…)


Chế định pháp luật
Chế định pháp luật là một nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã

hội có những đặc điểm chung và có quan hệ mật thiết với nhau thuộc cùng một loại
quan hệ xã hội do ngành luật điều chỉnh. Nói cách khác, một ngành luật bao gồm
nhiều chế định pháp luật mà giữa chúng vừa có mối liên hệ hữu cơ như một chỉnh thể
thống nhất, vừa có tính độc lập tương đối.
Ví dụ:
20


Chế định kết hôn, ly hôn trong Luật hôn nhân gia đình;
Chế định thừa kế, hợp đồng dân sự trong Luật dân sự;
Chế định tuyển dụng lao động, tiền lương trong Luật lao động…


Ngành luật
Ngành luật là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã

hội có cùng một tính chất thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.
Để phân định các ngành luật phải dựa trên hai căn cứ: Đối tượng điều chỉnh và
phương pháp điều chỉnh.
- Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là những quan hệ xã hội cùng loại
thuộc một lĩnh vực của đời sống xã hội cần có sự điều chỉnh của pháp luật.
Ví dụ: Ngành luật hành chính có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội
phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

- Phương pháp điều chỉnh
Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật là những cách thức tác động vào
quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của ngành luật đó.
Phương pháp điều chỉnh của ngành luật là một căn cứ khoa học để phân chia
các ngành luật. Thông thường, mỗi ngành luật có phương pháp điều chỉnh riêng, đặc
thù.
Ví dụ: Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Hành chính là phương pháp
mệnh lệnh – phục tùng; ngành luật Dân sự có phương pháp điều chỉnh là bình đẵng –
phối hợp…
Xuất phát từ tính chất các nhóm quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh mà
phương pháp điều chỉnh của pháp luật gồm có: bình đẵng – phối hợp, mệnh lệnh –
phục tùng, giáo dục – thuyết phục.

b)

Cấu trúc bên ngoài của hệ thống pháp luật (hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật)

21


Cấu trúc bên ngoài của hệ thống pháp luật là hệ thống các văn bản quy phạm
pháp luật


Khái niệm, đặc điểm
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền

ban hành theo thủ tục, trình tự, hình thức nhất định, trong đó có các quy tắc xử sự
chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Ví dụ: Sau kỳ họp Hội đồng nhân dân xã, toàn thể Hội đồng nhất trí thông qua
bản Nghị quyết của Hội đồng nhân dân
Văn bản quy phạm pháp luật có những đặc điểm sau đây:
- Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
khác nhau theo trình tự, thủ tục, hình thức nhất định. Vì vậy, nó có tên gọi khác
nhau và có hiệu lực pháp lý không giống nhau.
- Nội dung của văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy phạm pháp luật.
Đặc điểm này dúp phân biệt giứa văn bản quy phạm pháp luật với văn bản áp
dụng pháp luật và các văn bản quản lý nhà nước khác.
- Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực về thời gian và đối tượng áp dụng.


Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Theo quy định tại Điều 2, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008

thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta bao gồm:
- Hiếp pháp, luật, nghị quyết của Quốc Hội


Hiến pháp:

Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, Hiến pháp là văn bản có giá trị
pháp lý cao nhất, mọi văn bản pháp luật khác đều phải phù hợp với các quy định của
Hiến phps.
Hiếp pháp do Quốc hội soạn thảo, ban hành; việc sửa đổi, giải thích Hiến pháp
phải theo trình tự, thủ tục đặc biệt do Quốc Hội quy định.
Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của một quốc gia như: quy định
chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, anh ninh, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc, tổ chức hoạt động của các cơ quan nhà nước,
thể chể hóa mối quan hệ giữa Đảng lãnh đọa, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý…

22


Qua các thời kỳ lịch sử tù khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến
nay, Nhà nước ta đã có 4 bản Hiếp pháp, đó là: Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959,
Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 đánh dấu các bước phát triển liên tục và nhấy
quán của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
 Luật: do Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành theo trình
tự, thủ tục chặt chẽ nhằm cụ thể hóa Hiến pháp
Luật quy định những vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực linh tế, xã hội, quốc phòng,
an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo..
Luật là văn bản chưa đựng các quy phạm pháp luật gốc, có giá trị pháp lý cao
sau Hiến pháp, các văn bàn khác không được trái với quy định của luật, nhằm thực
hiện luật.
Hiện nay, nước ta có rất nhiều Luật và Bộ luật, kịp thời điều chỉnh tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội, thể hiện kỷ thuật lập pháp ngày càng phát triển
 Nghị quyết của Quốc hội được ban hành để giải quyết các vấn đề quan trọng
thuộc thẩm quyền của Quốc hội nhưng có tính chất cụ thể, trong một giai đoạn
cụ thể.
Nghị quyết của Quốc hội quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; dự
toán ngân sách nhà nước và phân bố ngân sách Trung ương; điều chỉnh ngân sách nhà
nước; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; quy định chế độ làm việc của Quốc
hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, đại biểu Quốc hội; phê chuẩn điều ước quốc tế và
quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Ví dụ: Nghị quyết số 41/2009/NQ-QH12 ngày 25/11/2009 của Quốc hội về
chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận: Nghị quyết số 36/2009/NQQH12 ngày 06/11/2009 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2010.
- Pháp lênh, nghị quyết của Ủy ban thường vu Quốc Hội
 Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định những vấn đề được
Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban
hành luật.

Ví dụ: Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 200 (sửa đổi 2008), Pháp lệnh án
phí, lệ phí tòa án số 102009/PL-UBTVQH12 ngày 27/02/2009
23


 Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được ban hành để giải thích
Hiến pháp, luật, pháp lệnh, để đưa ra những quy định giám sát việc thực hiện luật và
quyết định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Ví dụ: Nghị quyết số 614/2008/UBTVQH12 về việc thành lập Viện nghiên
cứu lập pháp ngày 29/04/2008.
- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước được ban hành đê thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của Chủ tịch nước do Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,
nghị quyết của Ủy bản thường vụ Quốc hội quy đinh. Thông thường dùng để công bố
luật được Quốc hội thông qua, công bố tình trạng khẩn cấp, phong tặng các danh hiệu
cao quý…
Ví du: Lệnh số 09/2009/L-CTN ngày 29/06/299 về việc công bốLuât cơ
quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài
- Nghị định của Chính phủ được ban hành để quy định những vấn đề sau đây:
Quy định chi tiết thi hành luật, ngị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết
của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
Quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội, quốc
phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo
dục, y tế, kho học, công nghệ, môi trương, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công
chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý,
điều hành của Chính phủ.
Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;
Quy định những điều kiện cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành
luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã
hội. Việc ban hành nghị định này phải được sự động ý của Ủy ban thường vụ Quốc

hội.
Ví dụ: Nghị định số 86/2010/NĐ-CO ngày 13/08/2010 về quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.

24


- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để quy định các vấn
đề trong quá trình điều hành Chính phủ, chỉ đạo, đôn đốc, giám sát hoạt động của các
cơ quan trực thuộc như:
Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt đọng của Chính phủ và hệ thống hành chính
nhà nước từ trung ương đến cơ sở; chế độ làm việc với các thành viên chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các vấn đề khác thuộc
thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Biện pháp chỉ đạo, phối hợp các hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm
tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân
dân các cấp trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà
nước.
Ví dụ: Quyết định số 45/2010/QĐ-TTg ngày 14/06/2010 Ban hành quy chế
hoạt động kiểm soát hạt nhân.
- Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành để
quy định chi tiết thi hành văn văn bản của cấp trên hoặc các lĩnh vực mình phụ trách
Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết
của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, ngị định của
Chính phủ, quyết địn của Thủ tướng Chính phủ;
Quy định về quy trình, quy chuẩn kỷ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật của
ngành, lĩnh vực do mình phụ trách;
Quy định biện pháp để thự hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ
trách và những vấn đề khác do Chính phủ giao.
Ví dụ: Thông tư số 158/2010/TT-BTC ngày 12/10/2006 về hướng dẫn chế độ

tài chính đối với Cục sở hữu trí tuệ thuộc Bộ tài chính.
- Nghị quyết của hội đồng Thẩm pháp tòa án nhân dân tối cao được ban
hành để hướng dẫn các toàn án thực hiện thống nhất pháp luật.
Ví dụ: Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006 về hướng dẫn áp
dụng một số quy định của Bộ luật hình sự
- Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao
25


×