Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh thừa thiên – huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 126 trang )


Để hoàn thành được bài khóa luận tốt nghiệp
này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực phấn đấu của
bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự ủng hộ,
quan tâm giúp đỡ từ phía nhà trường, của quý thầy
cô, đơn vò thực tập, người thân và bạn bè.
Thông qua đây tôi xin phép được gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến toàn thể giảng viên của Khoa Du Lòch –
Đại Học Huế đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt kinh
nghiệm, trang bò kiến thức cho tôi trong suốt 4 năm
học tập tại trường, đặc biệt là giảng viên Th.S
Hoàng Thò Anh Thư người đã trực tiếp hướng dẫn,
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm khóa
luận.
Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn
Giám đốc và các anh chò tại Trung tâm Thông tin
Xúc tiến Du lòch Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện
cho tôi được thực tập, điều tra, thu thập số liệu và
tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài khóa
luận này.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân
thành nhất đến tất cả bạn bè, người thân đã luôn
bên cạnh động viên, nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tôi
trong suốt những năm học qua và trong thời gian tôi
làm bài khóa luận.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, do
chưa có đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực
tiễn chưa nhiều nên đề tài không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!


Huế, tháng 05 năm 2017
Sinh viên: Lê Thò Hiền
Lớp K47 Truyền Thông &


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Anh Thư

Marketing

SVTH: Lê Thị Hiền

22

Lớp: K47TT&MKT


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Anh Thư

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả
phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kì đề tài nghiên cứu khoa học
nào.

Huế, ngày 08 tháng 05 năm 2017.
Sinh viên thực hiện


Lê Thị Hiền

SVTH: Lê Thị Hiền

33

Lớp: K47TT&MKT


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Anh Thư

MỤC LỤC

78

PHỤ LỤC

SVTH: Lê Thị Hiền

44

Lớp: K47TT&MKT


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Anh Thư


DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TNDLNV

: Tài nguyên du lịch nhân văn

TTH

: Thừa Thiên Huế

DTLS

: Di tích lịch sử

DSVH

: Di sản văn hóa

DTLSVH

: Di tích lịch sử văn hóa

DTKTNT

: Di tích kiến trúc nghệ thuật

LNTT


: Làng nghề truyền thống

UNESCO

: (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization)
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc

LNTT

: Làng nghề truyền thống

TP

: Thành phố

UBND

: Ủy ban nhân dân

SVTH: Lê Thị Hiền

55

Lớp: K47TT&MKT


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Thị Hiền


GVHD: Th.S Hoàng Thị Anh Thư

6

Lớp: K47TT&MKT


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Anh Thư

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch đang phát triển mạnh mẽ, trở thành nhu cầu quan trọng của
con người, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường ở nhiều quốc gia
trên thế giới. Du lịch là hoạt động kinh tế có định hướng tài nguyên rõ nét. Tài
nguyên được xem là hạt nhân của hoạt động du lịch, là cơ sở quan trọng để phát
triển các loại hình và là yếu tố cơ bản tạo thành các sản phẩm du lịch. Việc đánh giá
và khai thác tài nguyên du lịch đúng đắn và hợp lý không chỉ thúc đẩy phát triển
kinh tế mà còn giúp bảo vệ tài nguyên bền vững.
Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, Việt Nam dần trở thành
điểm đến hấp dẫn đối với du khách trên thế giới và du lịch đã trở thành một ngành
kinh tế mũi nhọn của đất nước. Du lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn
góp phần giới thiệu văn hóa và con người Việt Nam với du khách quốc tế, tạo ra sự
hòa đồng giữa Việt Nam với thế giới, đồng thời làm tăng thêm lòng yêu mến đối với
quê hương, đất nước. Tuy nhiên, việc tăng trưởng nhanh chóng của ngành du lịch
cũng đang đặt ra thách thức lớn; đó là làm thế nào để kết hợp hài hòa, hợp lý giữa
việc khai thác, bảo vệ và tôn tạo các tài nguyên du lịch.
Cùng với cả nước, Thừa Thiên - Huế đã tập trung phát triển du lịch dựa trên

việc khai thác các tài nguyên thế mạnh của mình. Thừa Thiên - Huế là một trong số
ít những địa phương có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và có giá trị
cao cả về tự nhiên lẫn nhân văn. Tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên Huế thật sự là những giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc trở thành di sản quý hiếm của
quốc gia, là lợi thế rất lớn của tỉnh cho phép phát triển du lịch thành ngành kinh tế
mũi nhọn mang tầm quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, những TNDLNV này chưa
được đầu tư khai thác hợp lí, hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao để đảm bảo cho sự
phát triển bền vững của ngành du lịch tỉnh. Chính vì vậy việc đánh giá và xác nhận
tiềm năng các tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ cho hoạt động du lịch để một
mặt có kế hoạch khai thác hợp lý, mặt khác có kế hoạch trùng tu, tôn tạo và bảo vệ
tài nguyên là việc làm hết sức cần thiết.

SVTH: Lê Thị Hiền

7

Lớp: K47TT&MKT


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Anh Thư

Từ những lí do nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Đánh giá tài nguyên du lịch
nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên – Huế” là vấn đề nghiên cứu cho bài khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Đề tài nghiên cứu này sẽ cung cấp một cách nhìn tổng quan về các TNDLNV
làm cơ sở cho việc đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm khai thác hiệu quả
tài nguyên du lịch nhân văn, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của ngành du lịch


-

Thừa Thiên - Huế trong tương lai.
Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến TNDLNV, đánh

-

giá TNDLNV.
Phân tích, đánh giá thực trạng khai thác TNDLNV ở tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Đề xuất định hướng phát triển và những giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả
TNDLNV tỉnh Thừa Thiên – Huế trong tương lai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Đối tượng khảo sát: người dân địa phương và khách du lịch nội địa đến Huế.
Tôi chọn khách du lịch nội địa làm đối tượng khảo sát chủ yếu của mình vì
hiện nay trước sự sụt giảm mạnh của khách du lịch quốc tế thì du lịch Việt Nam nói
chung và du lịch Huế nói riêng đang có xu hướng chú trọng khai thác tiềm năng
khách du lịch nội địa, coi họ là đối tượng ưu tiên cho phát triển du lịch. Tôi hy vọng
kết quả của cuộc khảo sát này sẽ có những đóng góp tích cực cho sự phát triển bền
vững của du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài kiểm kê, phân tích khái quát tài nguyên du lịch nhân văn
tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Về không gian: Trong phạm vi ranh giới tỉnh Thừa Thiên - Huế
- Về thời gian: Đề tài được thực hiện trong thời gian từ 5/2/2017 đến 5/8/2017
Đề tài đánh giá TNDLNV tỉnh Thừa Thiên – Huế trong thời điểm hiện tại và
đề xuất định hướng, giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên đến năm 2030.

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
SVTH: Lê Thị Hiền

8

Lớp: K47TT&MKT


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Anh Thư

- Thu thập và sử dụng các số liệu, tài liệu có liên quan đến tài nguyên du lịch
nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên – Huế như các tài liệu từ cơ quan ban ngành, các viện,
công ty du lịch, tạp chí du lịch, ….
- Thu thập và sử dụng các tài liệu trên website có liên quan đến tài nguyên du
lịch nhân văn ở TTH
- Tham khảo các bài báo khoa học, các luận văn, khóa luận, …..
- Thảo luận nhóm: thảo luận nhóm về đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn
TTH, thu thập ý kiến của từng thành viên trong nhóm.
- Hỏi ý kiến chuyên gia: trao đổi, xin ý kiến tư vấn của các chuyên gia về các
tiêu chí để đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn
4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Thu thập số liệu sơ cấp bằng phương pháp điều tra bảng hỏi và phỏng vấn trực
tiếp du khách đến Huế.
Phương pháp xác định cỡ mẫu:
Du khách đến Huế với cỡ mẫu lớn và không biết tổng thể nên tôi sử dụng công
thức Cochran (1977) để xác định cỡ mẫu:
n=


z2( p.q )
e2

Trong đó: n: là cỡ mẫu
z: giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy 95% thì
giá trị z là 1,96…)
p: là ước tính tỷ lệ % của tổng thể
q = 1-p (thường tỷ lệ p và q được ước tính 50%/50% đó là khả năng lớn nhất
có thể xảy ra của tổng thể).
e: sai số cho phép (+-3%, +-4%, +-5%...).
Trong đề tài này, lấy độ tin cậy 95% và sai số cho phép e là +-8%, ta được:
n = = 150 ( mẫu)
Mức độ cảm nhận của du khách được ước lượng bằng thang đo 5 cấp độ của
Likert với 1 - Hoàn toàn không đồng ý/Hoàn toàn không hài lòng, 2 - Không đồng
ý/không hài lòng, 3 - Bình thường, 4 - Đồng ý/Hài lòng, 5 - Hoàn toàn đồng ý/Hoàn
toàn hài lòng.
Với giá trị trung bình như sau:
Giá trị khoảng cách = (Giá trị lớn nhất – Giá trị nhỏ nhất)/n = (5 – 1)/5 = 0,8
Giá trị trung bình
Ý nghĩa
SVTH: Lê Thị Hiền

9

Lớp: K47TT&MKT


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S Hoàng Thị Anh Thư

1,00 – 1,8
Hoàn toàn không đồng ý
1,81 – 2,6
Không đồng ý
2,62 – 3,4
Bình thường
3,41 – 4,2
Đồng ý
4,21 – 5,0
Hoàn toàn đồng ý
Cấu trúc của bảng hỏi gồm 3 phần: Thông tin chuyến đi, cảm nhận của du
khách và thông tin cơ bản với hệ thống các câu hỏi lựa chọn; trong quá trình phỏng
vấn kết hợp với việc quan sát, trao đổi về các vấn đề có liên quan.
Đề tài sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS 20 để xử lí các thông tin từ
phiếu điều tra của du khách thông qua thống kê mô tả và phân tích phương sai một
yếu tố.
Thống kê mô tả: Tần suất (Frequency), mô tả (Descriptive), phần trăm
(Percent), giá trị trung bình (Mean).
Phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One-way ANOVA)
Kiểm định Independent sample T-test để xem xét sự khác biệt về ý kiến đánh

-

giá của du khách có giới tính khác nhau về TNDLNV tỉnh TTH.
Với độ tin cậy 95% (mức ý nghĩa 0.05):
Nếu Sig. > 0.05: Không có sự khác biệt trong đánh giá của du khách có giới tính

-


khác nhau về TNDLNV tỉnh TTH
Nếu Sig. <= 0.05: Có sự khác biệt trong đánh giá của du khách có giới tính khác
nhau về TNDLNV tỉnh TTH
Kiểm định phương sai một yếu tố One-way ANOVA để xem xét sự khác biệt
về ý kiến đánh giá của du khách về TNDLNV tỉnh TTH với các biến còn lại.

-

Theo đó, với độ tin cậy 95% (mức ý nghĩa 0,05):
Nếu Sig. > 0,05: Không có sự khác biệt giữa các nhóm biến về đánh giá TNDLNV

-

tỉnh TTH.
Nếu Sig <= 0,05: Có sự khác biệt giữa các nhóm biến về đánh giá TNDLNV tỉnh
TTH.
5. Kết cấu đề tài
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Phần nội dung
Phần này được chia thành ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn.
Chương 2: Đánh giá của khách du lịch về tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh
TTH Chương 3: Đề xuất định hướng và giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên du
lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Phần III: Kết luận và kiến nghị
SVTH: Lê Thị Hiền

10


Lớp: K47TT&MKT


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Thị Hiền

GVHD: Th.S Hoàng Thị Anh Thư

11

Lớp: K47TT&MKT


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Anh Thư

PHẨN II: PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN
1.1. Cơ sở lý luận về tài nguyên du lịch nhân văn
1.1.1. Các vấn đề liên quan đến tài nguyên du lịch
1.1.1.1. Tài nguyên
“Tài nguyên là tất cả những nguồn thông tin, vật chất, năng lượng được khai
thác phục vụ cuộc sống và sự phát triển của xã hội loài người. Đó là những thành
tạo hay tính chất của thiên nhiên, những công trình, những sản phẩm do bàn tay
khối óc của con người làm nên, những khả năng của loài người…được sử dụng cho
sự phát triển kinh tế và xã hội của cộng đồng” (Trần Đức Thanh, 2006)

1.1.1.2. Tài nguyên du lịch
a) Khái niệm
“Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử và những
thành phần của chúng tạo điều kiện cho việc phục hồi, phát triển thể lực và tinh thần
của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, trong cấu trúc nhu cầu du
lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế - kỹ thuật cho phép, chúng được sử
dụng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi”.
(Pirojnik, 1985)
“Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử cùng các thành phần
của chúng có sức hấp dẫn với du khách; đã, đang và sẽ được khai thác, cũng như
bảo vệ nhằm đáp ứng nhu cầu của du lịch một cách hiệu quả và bền vững”.
(Nguyễn Minh Tuệ, 2010)
“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có
thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các
khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. “Tài nguyên du lịch gồm tài
nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa
được khai thác”.
(Luật Du lịch, 2005)
SVTH: Lê Thị Hiền

12

Lớp: K47TT&MKT


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Anh Thư

Như vậy, cách tiếp cận tài nguyên du lịch giữa các nhà nghiên cứu có sự khác

nhau, nhưng về cơ bản có các điểm chung:
- Tài nguyên du lịch bao gồm các yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa do con
người tạo ra có khả năng phục vụ mục đích du lịch. Bởi vì, không phải tất cả tổng
thể tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, ... đều có thể khai thác cho mục đích du lịch,
có khả năng thu hút khách du lịch. Điều làm cho nó trở thành tài nguyên du lịch đó
chính là những tính chất, đặc điểm, những giá trị về thẩm mỹ, kiến trúc, lịch sử, văn
hóa, tâm linh,… của các thành tạo tự nhiên, các công trình, sản phẩm do bàn tay
khối óc con người tạo nên có sức hấp dẫn đối với du khách.
- Tài nguyên du lịch bao gồm những tài nguyên đã và đang khai thác, và
những tài nguyên chưa khai thác, còn tồn tại dưới dạng tiềm năng.
Tóm lại, tài nguyên du lịch là tiền đề để phát triển du lịch, thực tế, tài nguyên
du lịch một lãnh thổ càng phong phú, càng đặc sắc thì sức hấp dẫn và hiệu quả khai
thác hoạt động du lịch càng cao.
b) Đặc điểm
Một số loại tài nguyên du lịch là đối tượng khai thác của nhiều ngành kinh tế - xã
-

hội.
Tài nguyên du lịch có phạm trù lịch sử nên ngày càng có nhiều loại tài nguyên du

-

lịch được nghiên cứu, phát hiện, tạo mới và được đưa vào khai thác, sử dụng.
Hiệu quả và mức độ khai thác tài nguyên du lịch phụ thuộc vào các yếu tố: khả năng

-

nghiên cứu, trình độ phát triển khoa học công nghệ, nguồn tài sản quốc gia.
Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng; có các giá trị thẩm mỹ, văn hóa lịch sử, tâm


-

linh, giải trí; có sức hấp dẫn với du khách.
Tài nguyên du lịch là những loại tài nguyên có thể tái tạo được và mang tính sở hữu

-

chung. Việc khai thác tài nguyên du lịch gắn chặt với vị trí địa lý.
Tài nguyên du lịch thường có tính mùa vụ và việc khai thác tài nguyên mang tính
mùa vụ.
1.1.1.3. Phân loại tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch được chia làm 2 loại: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài
nguyên du lịch nhân văn

a) Tài nguyên du lịch tự nhiên:
• Khái niệm: “Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo,

khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể
được sử dụng phục vụ mục đích du lịch” (Luật Du lịch Việt Nam, 2005).
SVTH: Lê Thị Hiền

13

Lớp: K47TT&MKT


Khóa luận tốt nghiệp

b)


GVHD: Th.S Hoàng Thị Anh Thư

Đặc điểm:
Có tác dụng giải trí nhiều hơn nhận thức.
Thường tập trung ở những khu vực xa trung tâm dân cư.
Có tính mùa rõ nét, phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên.
Việc tìm hiểu thường diễn ra trong thời gian dài.
Những người quan tâm đến du lịch tự nhiên tương đối đồng đều về sở thích.
Tiêu chuẩn đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên có tính chất định lượng nhiều hơn.
Tài nguyên du lịch tự nhiên tác động đến du khách theo một quá trình.
Tài nguyên du lịch nhân văn
Đây là nội dung nghiên cứu của đề tài nên tôi sẽ trình bày cụ thể ở mục 1.1.2
dưới đây.
1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
1.1.2.1. Khái niệm tài nguyên du lịch nhân văn
“Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá,
văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao
động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể
được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”. (Luật Du lịch, 2005)
Nếu hiểu theo nguồn gốc hình thành có thể hiểu tài nguyên du lịch nhân văn là
tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo do con người sáng tạo ra. Tuy nhiên chỉ có những
tài nguyên nhân văn có sức hấp dẫn với du khách và có thể khai thác phát triển du
lịch để tạo ra hiệu quả xã hội, kinh tế, môi trường mới được gọi là tài nguyên du
lịch nhân văn.
1.1.2.2. Đặc điểm của tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn có một số đặc điểm chủ yếu sau:
- Mang tính phổ biến
Cho đến nay dù có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa, song hầu hết các
ý kiến đều thừa nhận văn hóa là những sản phẩm sáng tạo của con người. Như vậy
ở đâu có con người, ở đó có các sáng tạo văn hóa. Sinh hoạt bao trùm toàn bộ hoạt

động của con người, và bởi vì sinh hoạt là thuộc tính của bất cứ dân tộc nào, nên
dân tộc nào cũng có văn hóa, chỉ khác nhau về trình độ. Suy rộng ra, TNDLNV là
thuộc tính của tất cả các dân tộc, các quốc gia vì vậy nó mang tính phổ biến.
- Mang những giá trị đặc sắc riêng

SVTH: Lê Thị Hiền

14

Lớp: K47TT&MKT


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Anh Thư

Điều kiện và đặc điểm của môi trường sống là những yếu tố chi phối, nuôi
dưỡng việc hình thành đặc điểm sinh hoạt và truyền thống văn hóa ở mỗi vùng
miền. Vì điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia
không giống nhau nên TNDLNV ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia có những giá trị đặc
sắc riêng, tạo nên sức thu hút, hấp dẫn du khách tới tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu
hoặc đơn thuần chỉ để chiêm ngưỡng.
- Rất phong phú và đa dạng
Khác với nhiều loại tài nguyên khác, tài nguyên du lịch nhân văn rất phong
phú và đa dạng bởi vì nó là sản phẩm sáng tạo của con người, gắn liền với sinh
hoạt, đời sống và sự phát triển của nhân loại. TNDLNV bao gồm cả tài nguyên dưới
dạng vật thể lẫn tài nguyên phi vật thể, hoặc kết hợp cả hai dạng trên. Đặc điểm này
là cơ sở để tạo nên sự phong phú của các sản phẩm du lịch văn hóa.
- Mang những giá trị hữu hình và vô hình
Tài nguyên là phương tiện vật chất trực tiếp tham gia vào việc hình thành các

sản phẩm du lịch và đó chính là những giá trị hữu hình của tài nguyên du lịch nhân
văn. Ngoài yếu tố hữu hình thì giá trị của tài nguyên còn được đóng góp bởi các yếu
tố “vô hình”. Các giá trị vô hình này được khách du lịch cảm nhận thông qua những
cảm xúc tâm lý, làm thỏa mãn nhu cầu tinh thần (thẩm mỹ, văn hóa) - một nhu cầu
đặc biệt của khách du lịch. Giá trị vô hình của TNDLNV nhiều khi còn được thể
hiện thông qua những thông tin (nghe kể lại, qua báo chí, truyền hình, quảng cáo,...)
mà khách du lịch cảm nhận được, ngưỡng mộ và mong muốn được đến tận nơi để
thưởng thức.
- Thời gian khai thác khác nhau
Thời gian khai thác TNDLNV được hiểu theo hai nghĩa là thời lượng và mùa
vụ. Các TNDLNV có thời gian khai thác rất khác nhau phụ thuộc vào loại tài
nguyên và phương thức khai thác tài nguyên phục vụ du lịch.
Theo thời lượng khai thác, những TNDLNV mà hoạt động du lịch được tổ
chức bên trong công trình thì gần như ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và có khả
năng khai thác quanh năm. Trong khi những TNDLNV mà hoạt động du lịch được

SVTH: Lê Thị Hiền

15

Lớp: K47TT&MKT


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Anh Thư

tổ chức ngoài trời thì việc khai thác chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên, đặc biệt
là yếu tố thời tiết, khí hậu, ...
Theo mùa vụ, những TNDLNV gắn liền với sinh hoạt và đời sống con người

như các lễ hội, các hoạt động sản xuất, các sự kiện văn hóa... nên tính mùa vụ trong
khai thác du lịch rất rõ nét, ...
- Có thể tôn tạo, thay đổi và tạo mới
Tài nguyên du lịch nhân văn là sản phẩm của con người tạo nên. Vì vậy, con
người có thể tái tạo, thay đổi và tạo mới cùng với sự phát triển.
Tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là những di tích lịch sử văn hóa do đã
hình thành từ lâu, nên rất dễ bị tổn thương bởi các điều kiện tự nhiên và hoạt động
của con người. Vì vậy, cần sự bảo vệ, trùng tu và tôn tạo các di tích để lưu giữ cho
thế hệ mai sau. Đồng thời, trong quá trình phát triển, với sự sáng tạo không ngừng
của con người, nhiều công trình, giá trị văn hóa có thể thay đổi hoặc tạo mới. Vấn
đề bảo tồn, phát huy giá trị TNDLNV không chỉ có ý nghĩa cho hoạt động du lịch,
mà còn có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội, góp phần duy trì các đặc điểm văn hóa, các
giá trị truyền thống của đất nước, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.
- Mang tính tập trung dễ tiếp cận
Các TNDLNV thường gắn liền với con người và tập trung ở các điểm quần cư,
bởi nó được sinh ra trong quá trình phát triển xã hội và là sản phẩm do con người
sáng tạo ra. Chính vì vậy, các TNDLNV mang tính tập trung dễ tiếp cận nên đây là
điều kiện thuận lợi để khai thác tài nguyên, đồng thời tạo ra hiệu quả về mặt kinh tế
- xã hội, góp phần nâng cao đời sống cho người dân địa phương. Tuy nhiên, do phân
bố tập trung trong các khu dân cư nên cũng dễ chịu những tác động của con người
và nếu không quản lý tốt thì các nguồn tài nguyên du lịch nhân văn rất dễ bị xâm
hại.
- Mang tính nhận thức nhiều hơn là giải trí, nghỉ dưỡng
Trong hoạt động du lịch, những TNDLNV có tác dụng nhận thức trực tiếp và
rõ ràng hơn so với tài nguyên tự nhiên. Để đến với một sản phẩm du lịch văn hoá,
du khách thường có ý niệm trước về sản phẩm này và mong muốn tìm hiểu, trải
nghiệm những đặc điểm văn hóa của nơi đến. Mục đích tiếp cận ban đầu với hai đối

SVTH: Lê Thị Hiền


16

Lớp: K47TT&MKT


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Anh Thư

tượng là tài nguyên tự nhiên và TNDLNV cũng khác nhau. Đối với tài nguyên du
lịch nhân văn, mục đích ban đầu bao giờ cũng mang tính nhận thức. Bằng hành vi
tiếp xúc trực tiếp với những tài nguyên, du khách mong muốn kiểm chứng lại
những nhận thức của mình về các tài nguyên đó, nhờ vậy làm giàu thêm kiến thức
của mình.
1.1.2.3. Các thành phần của tài nguyên du lịch nhân văn
a) Các di tích lịch sử - văn hóa

“Di tích lịch sử - văn hóa là những công trình xây dựng và các di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử - văn hóa và khoa
học”. (Luật Di sản văn hóa, 2001)
Di tích lịch sử - văn hóa chứa đựng nhiều nội dung và đặc điểm riêng. Theo
điều 29 của Luật Di sản văn hóa (2001) và điều 13 của Nghị định 92 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa (2002) thì di tích được phân loại
như sau: Di tích khảo cổ, di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm
danh nhân), di tích kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh.
- Di tích khảo cổ
Di tích khảo cổ là những công trình, địa điểm tồn tại trên mặt đất, trong lòng
đất hoặc dưới nước mà ở đó lưu giữ những di vật, vết tích tồn tại có liên quan tới
quá trình tồn tại và phát triển của một tộc người, một cộng đồng cư dân ở những
thời điểm xa xưa của lịch sử.

Di tích khảo cổ còn được gọi là di chỉ khảo cổ, nó được phân thành di chỉ cư
trú và di chỉ mộ táng. Trong đó các di chỉ cư trú có thể là những di chỉ hang động,
hoặc di chỉ cư trú ngoài trời. Ngoài ra, các di tích khảo cổ còn có thể là những công
trình kiến trúc cổ, thành phố cổ, tàu thuyền cổ bị đắm...
- Di tích lịch sử
Di tích lịch sử (DTLS) là những di tích hàm chứa các nội dung chủ yếu liên
quan đến các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử tiêu biểu có ảnh hưởng sâu sắc
đến quá trình dựng nước và giữ nước của một dân tộc, quốc gia.

SVTH: Lê Thị Hiền

17

Lớp: K47TT&MKT


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Anh Thư

Loại hình DTLS thường bao gồm: Các di tích ghi dấu sự kiện chính trị đặc
biệt quan trọng, các di tích ghi dấu chiến công của quân và dân ta, các di tích ghi
dấu chứng tích chiến tranh, các di tích lưu niệm danh nhân, anh hùng liệt sĩ, ...
- Di tích kiến trúc nghệ thuật
Các di tích kiến trúc nghệ thuật (DTKTNT) bao gồm các công trình kiến trúc
có giá trị về kỹ thuật xây dựng cũng như về mỹ thuật trang trí, các tác phẩm nghệ
thuật điêu khắc, ... cùng nhiều cổ vật, bảo vật quốc gia, vật kỷ niệm và những giá trị
văn hóa phi vật thể chứa đựng bên trong di tích. Nó được tạo dựng để phục vụ đời
sống tinh thần, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo - tín ngưỡng, văn hóa - xã
hội của các tầng lớp nhân dân.

DTKTNT bao gồm: Nhóm di tích tôn giáo, tín ngưỡng và nhóm di tích kiến
trúc quân sự và nhóm di tích kiến trúc dân sự.
+ Nhóm di tích tôn giáo, tín ngưỡng bao gồm di tích đình làng, di tích chùa
tháp Phật giáo, di tích gắn với Nho giáo, di tích gắn với Đạo giáo, di tích đền thờ, di
tích nhà thờ và di tích gắn với các tín ngưỡng dân gian truyền thống.
+ Nhóm di tích kiến trúc quân sự gồm di tích thành lũy quân sự - kinh đô cổ
và di tích trấn thành, tỉnh thành, đồn binh, chiến lũy quân sự cổ.
+ Nhóm di tích kiến trúc dân sự gồm di tích cung điện, dinh thự, di tích kiến
trúc Chămpa, di tích kiến trúc làng cổ, di tích phố cổ, di tích nhà cổ, di tích lăng mộ.
- Danh lam thắng cảnh
Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp
giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa
học. Các danh lam thắng cảnh không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, mà còn có
giá trị nhân văn do con người tạo nên.

-

Các chỉ tiêu đánh giá về di tích lịch sử - văn hóa:
Vị trí, tên gọi, diện tích của DTLSVH
Lịch sử hình thành và phát triển của DTLSVH
Quy mô, kiến trúc của DTLSVH
Thực trạng tổ chức quản lý, bảo vệ, tôn tạo và khai thác các DTLSVH
Các di tích lịch sử - văn hóa ở Huế gồm: Đại nội Huế, Chùa Thiên Mụ, Đàn Xã
Tắc, Khe Tre, A Sầu, khu Chín Hầm, Trường Quốc học, Nhà lưu niệm Bác Hồ, lăng
mộ, nhà thờ và nghĩa trang cụ Phan Bội Châu, Đàn Nam Giao, Điện Long An, Lăng
SVTH: Lê Thị Hiền

18

Lớp: K47TT&MKT



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Anh Thư

Đồng Khánh, Hổ Quyền, Điện Voi Ré, Hồ Tịnh Tâm, Nhà vườn Lạc Tịnh, Cầu ngói
Thanh Toàn, Phủ thờ Tôn Thất Thuyết, Điện Hòn Chén, làng cổ Phước Tích, Đình
Thủ Lễ, khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, đình làng An Truyền, đình
Dương Nổ, Tháp Mỹ Khánh, Chùa Thánh Duyên, hang Đá Nhà – Núi Giòn, ....
b) Các lễ hội

“Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân
cư trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch
sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hóa của con người
với thiên nhiên, thần thánh và con người trong xã hội”. (Dương Văn Sáu, 2004)
Lễ hội gồm 2 phần: phần lễ và phần hội.
- Phần lễ (hay còn gọi là phần nghi lễ): Nghi lễ là phần hạt nhân của lễ hội.
Tuỳ theo tính chất của lễ hội mà nội dung của phần lễ sẽ mang ý nghĩa riêng. Phần
lễ mở đầu có thể mang tính tưởng niệm lịch sử, hướng về một sự kiện lịch sử trọng
đại, một vị anh hùng dân tộc có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Phần lễ
cũng có thể là nghi thức tế lễ nhằm tỏ lòng tôn kính với các bậc thánh hiền và thần
linh, cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
- Phần hội: Là phần có tổ chức những trò chơi, thi đấu, biểu diễn, … mang
bản sắc văn hoá dân gian. Mặc dù cũng hàm chứa những yếu tố văn hoá truyền
thống, nhưng phạm vi nội dung của nó thường không khuôn cứng mà hết sức linh
hoạt, luôn luôn được bổ sung bởi những yếu tố văn hoá mới.

-


Các chỉ tiêu đánh giá về lễ hội:
Lịch sử phát triển của lễ hội và các nhân vật được tôn thờ
Thời gian diễn ra lễ hội
Giá trị văn hóa và phong tục, tập quán được thể hiện qua lễ hội
Vai trò của lễ hội đối với người dân địa phương
Các lễ hội ở Huế: lễ hội vật Làng Sình, lễ hội điện Hòn Chén, lễ hội Quán Thế
Âm, lễ hội đền Huyền Trân, lễ hội Cầu Ngư, Festival Huế, Festival nghề truyến
thống Huế, ....

c) Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học

Mỗi một dân tộc có những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hoá,
phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng của mình và có
những địa bàn cư trú nhất định. Những đặc thù của từng dân tộc có sức hấp dẫn
SVTH: Lê Thị Hiền

19

Lớp: K47TT&MKT


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Anh Thư

riêng đối với khách du lịch. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có ý nghĩa
với du lịch là các tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống, sinh
hoạt, kiến trúc, trang phục dân tộc, âm nhạc,…

-


Các chỉ tiêu đánh giá về đối tượng du lịch gắn với dân tộc học:
Những nét văn hóa đặc sắc
Tinh hoa ẩm thực
Ca Huế trên sông Hương
Giá trị của các đồng bào dân tộc thiểu
Khả năng đầu tư phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.
Các đối tượng gắn với dân tộc học ở Huế: Ca Huế trên sông Hương, làng văn
hóa thôn Dồi, làng văn hóa thôn Akai 1, ẩm thực Huế, .....

d) Làng nghề truyền thống

Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2006) quy định:
- Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản
phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc
có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
- Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, sóc
hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành
nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.
- Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành
từ lâu đời.
Như vậy, hai yếu tố cơ bản cấu thành làng nghề truyền thống (LNTT) là làng
và nghề, trong đó nghề trong làng đã tách khỏi sản xuất nông nghiệp thành ngành
kinh doanh độc lập. Các sản phẩm của LNTT là sự kết tinh, giao thoa và phát triển
các giá trị văn hóa, văn minh lâu đời của mỗi dân tộc.
Các LNTT đã trở thành đối tượng của hoạt động du lịch, bởi các sản phẩm du
lịch làng nghề luôn bao gồm trong đó cả nội dung giá trị vật thể (hàng lưu niệm) và
phi vật thể (kỹ năng làm nghề, cảm nhận văn hóa, nghệ thuật). Những sản phẩm này
luôn mang cả dấu ấn về tâm hồn và bản sắc dân tộc, lẫn dấu ấn về mỗi làng quê và
hình ảnh đất nước.


-

Các chỉ tiêu đánh giá về làng nghề truyền thống:
Lịch sử phát triển của làng nghề
Quy mô của làng nghề
SVTH: Lê Thị Hiền

20

Lớp: K47TT&MKT


Khóa luận tốt nghiệp
-

GVHD: Th.S Hoàng Thị Anh Thư

Qui trình sản xuất sản phẩm của làng nghề
Cách lựa chọn nguyên liệu của làng nghề
Giá trị thẩm mỹ của sản phẩm
- Khả năng sử dụng trong thực tế của sản phẩm
- Việc khai thác và khôi phục làng nghề phục vụ phát triển du lịch
Các làng nghề truyền thống ở Huế: làng nghề đúc đồng Huế, làng gốm Phước
Tích, làng hoa giấy Thanh Tiên, làng mộc Mỹ Xuyên, làng chế biến tinh dầu tràm
Lộc Thủy, tranh Làng Sình, Nón lá Thủy Thanh, làng hương Thủy Xuân, làng nghề
mây tre đan Bao La, ....

e) Các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác


Những đối tượng văn hoá như các trung tâm khoa học, các trường đại học, các
thư viện lớn, bảo tàng, công trình văn hóa đặc sắc… đều có sức hấp dẫn lớn du
khách tới tham quan và nghiên cứu. Những hoạt động mang tính sự kiện: các giải
thể thao lớn, các cuộc triển lãm thành tựu kinh tế quốc dân, các hội chợ, liên hoan
phim ảnh quốc tế, ca nhạc quốc tế… cũng là đối tượng hấp dẫn khách du lịch.


Các chỉ tiêu đánh giá đối tượng văn hóa – thể thao và các hoạt động nhận thức khác:
- Vị trí địa lý của đối tượng văn hóa
- Các giá trị lịch sử và văn hóa của đối tượng văn hóa
- Không gian tại các đối tượng văn hóa
Các đối tượng văn hóa ở Huế gồm: chùa Từ Hiếu, chùa Từ Đàm, chùa Huyền
Không Sơn Thượng, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, Bảo tàng Hồ Chí Minh TTH,
Hải Đăng Sơn Chà, Hải Vân Quan, Nhà vườn An Hiên, chợ Đông Ba, Đan viện
Thiên An, nhà thờ Phủ Cam, Dòng chúa Cứu Thế, ......
* Cùng với việc phân chia tài nguyên du lịch nhân văn thành 5 nhóm theo loại
hình như trên, tài nguyên du lịch nhân văn còn được các tổ chức quốc tế và cơ quan
chức năng công nhận danh hiệu tương xứng với cấp giá trị, cụ thể như sau:
- Cấp thế giới: những tài nguyên được Hội đồng di sản thế giới của
UNESSCO công nhận danh hiệu di sản thế giới (di sản văn hóa và di sản hỗn hợp)
và những tài nguyên nhận được các danh hiệu của UNESSCO (di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại, di sản tư liệu thế giới, …)
- Các danh hiệu trong nước: những tài nguyên được cơ quan chức năng có
thẩm quyền công nhận danh hiệu, bao gồm: cấp quốc gia đặc biệt (do Thủ tướng
SVTH: Lê Thị Hiền

21

Lớp: K47TT&MKT



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Anh Thư

Chính phủ quyết định xếp hạng), cấp quốc gia (do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch quyết định xếp hạng), cấp tỉnh (do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định xếp hạng).
Trong quá trình đánh giá, các tài nguyên du lịch nhân văn được xem xét đồng
thời vừa theo loại hình vừa theo cấp xếp hạng.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Một số vấn đề đặt ra trong đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn
- Đánh giá tài nguyên làm cơ sở cho việc lập quy hoạch phát triển du lịch.
Trong thực tế, hoạt động du lịch của con người ngày càng mở rộng và càng đa
dạng. Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu đặt ra, đem lại hiệu quả tối ưu nhất trong quy
hoạch sử dụng lãnh thổ cần dựa vào kết quả đánh giá các nguồn lực, trong đó có
nguồn tài nguyên du lịch nhân văn. Ngoài việc đánh giá theo giá trị văn hóa, lịch sử,
kiến trúc, ... của tài nguyên, để phục vụ cho hoạt động du lịch thường đánh giá
TNDLNV là phân loại mức độ thuận lợi hoặc khả năng khai thác tài nguyên cho
hoạt động du lịch nói chung hay cho một loại hình du lịch nào đó. Từ đó có thể thấy
rằng tiêu chí đánh giá phụ thuộc không chỉ vào yêu cầu phát triển du lịch nói chung
mà còn phụ thuộc vào yêu cầu của từng loại hình du lịch cụ thể, vào từng thị trường
khách cụ thể.
Để xác định hết khả năng khai thác của tài nguyên cho việc khai thác,
TNDLNV cần đánh giá theo phương pháp tổng hợp. Việc đánh giá tổng hợp
TNDLNV tại một điểm du lịch, khu du lịch hay một vùng du lịch không chỉ đơn
thuần là đánh giá tài nguyên mà còn là đánh giá cả các điều kiện để khai thác các tài
nguyên đó nữa, do đó đòi hỏi phải kết hợp nhiều yếu tố, nhiều lĩnh vực khác nhau.
Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở ban đầu cho việc lựa chọn các phương án quy hoạch
lãnh thổ phục vụ phát triển du lịch.

- Xây dựng quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo công tác kiểm kê, đánh giá và quản
lý tài nguyên.
Công tác kiểm kê, đánh giá và quản lý tài nguyên cần được thực hiện thống
nhất theo các nguyên tắc chỉ đạo giữa các cơ quan ban ngành liên quan, cũng như

SVTH: Lê Thị Hiền

22

Lớp: K47TT&MKT


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Anh Thư

giữa các địa phương. Điều này sẽ tạo khung pháp lý và phương án hành động cụ thể
nhằm đem lại hiệu quả nhất có thể cho công tác đánh giá tài nguyên.
- Thành lập cơ quan nghiên cứu chuyên sâu trong đánh giá và đầu tư có trọng
điểm trong việc khai thác tài nguyên.
Đánh giá trong trường hợp nào cũng chỉ là tương đối theo không gian và thời
gian. Vì vậy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như du lịch và
nhu cầu đặt ra mà việc đánh giá sẽ luôn thay đổi. Đồng thời, cơ quan quản lý nhà
nước từ cấp trung ương đến địa phương, việc kiểm kê tài nguyên thường có mức độ
khái quát cao, định tính nên chưa xây dựng các nguyên tắc, chỉ tiêu cụ thể để đánh
giá ở các cấp quy mô khác nhau. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu đa dạng trong ngành
du lịch, cần thành lập cơ quan nghiên cứu chuyên sâu riêng ở các địa phương và đầu
tư trọng điểm cho những tài nguyên có giá trị nổi bật để nhanh chóng, kịp thời đưa
vào khai thác phục vụ du lịch và bảo tồn tài nguyên.
- Phát huy giá trị tài nguyên kết hợp với công tác bảo tồn

Tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị văn hóa tiêu biểu của mỗi quốc
gia, do vậy ngoài việc phát triển kinh tế thì công tác bảo tồn, tu bổ, tôn tạo nhằm gìn
giữ bản sắc văn hóa, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc đáp ứng mục
tiêu văn hóa – xã hội của ngành du lịch là một nhiệm vụ quan trọng. Đồng thời, việc
bảo tồn nhằm đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững
- Phối hợp giữa cơ quan quản lý và cộng đồng địa phương trong quản lý, khai
thác và bảo tồn tài nguyên
Tài nguyên du lịch nhân văn là những sản phẩm văn hóa của con người,
thường phân bố ở các khu dân cư. Vì vậy, trong hoạt động khai thác phát huy giá trị
tài nguyên, việc quản lý hay bảo tồn cần làm tốt sự phối hợp giữa các ngành liên
quan và cộng đồng địa phương. Một mặt vừa góp phần nâng cao nhận thức, giáo
dục truyền thống văn hóa dân tộc, vừa tạo ra ý nghĩa về mặt xã hội, mặt khác đem
lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương.
1.2.2. Thực tiễn triển khai công tác đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn
Việt Nam với bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời đã tạo nên một nguồn tài nguyên
du lịch nhân văn phong phú và đa dạng, có giá trị cao cho hoạt động du lịch. Trong thời

SVTH: Lê Thị Hiền

23

Lớp: K47TT&MKT


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Anh Thư

kỳ đầu những năm 1960 lúc mới hình thành ngành du lịch Việt Nam, mặc dù hoạt động
du lịch chưa có nhiều khởi sắc nhưng công tác điều tra, thống kê, nghiên cứu, lập hồ sơ

để xếp loại nhiều di tích lịch sử - văn hóa đã được nhà nước quan tâm thực hiện nhằm
mục đích bảo vệ những di sản văn hóa. Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc
sắc của dân tộc nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế, đồng thời góp phần giữ gìn
truyền thống văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc luôn là quan điểm, chủ
trương xuyên suốt trong định hướng phát triển của nước ta.
Công tác điều tra, đánh giá, xếp hạng các di tích ngày càng phát triển về mặt
pháp lý, đặc biệt với việc tham gia Công ước Di sản thế giới của UNESCO năm
1987, Luật Di sản văn hóa năm 2001 và các nghị định hướng dẫn thực hiện, ra đời
đã tạo ra khung pháp lý hoàn chỉnh cho công tác quản lý, đánh giá, khai thác, bảo
tồn các di sản văn hóa - một nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng cho phát
triển du lịch.
Công tác đánh giá xếp hạng giá trị tài nguyên được thực hiện trên phạm vi cả
nước và ở các tỉnh, thành phố để làm căn cứ cho việc bảo tồn và phát huy giá trị tài
nguyên phục vụ du lịch. Với nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và đa
dạng về loại tài nguyên, trong đó nổi bật như hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa,
lễ hội, làng nghề truyền thống, các đối tượng gắn với dân tộc học,... Trong đó, nhiều
tài nguyên đã được xếp hạng giá trị cao, đem lại thuận lợi lớn cho hoạt động du lịch
phát triển. Tính đến 31/12/2013, nước ta có 3.202 di tích các loại được công nhận,
bao gồm: 1.481 di tích lịch sử, chiếm 46,25%; 1.506 di tích kiến trúc nghệ thuật,
chiếm 47,03%; 84 di tích khảo cổ, chiếm 2,62% và 131 danh lam thắng cảnh, chiếm
4,1%. Trong số các DTLSVH trên, có những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc được
thế giới tôn vinh. Tính đến nay, Việt Nam có 5 di tích được công nhận là Di sản văn
hóa thế giới gồm: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993); Phố Cổ Hội An (1999); Khu
di tích Chăm Mỹ Sơn (1999), Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long
(2010); Thành nhà Hồ (2011) và 1 di tích được công nhận là Di sản thế giới hỗn hợp
là Quần thể danh thắng Tràng An (2014).
Ngoài các Di sản văn hóa thế giới trên, hiện nay Việt Nam còn 9 di sản văn hóa
phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận, gồm Nhã nhạc cung đình

SVTH: Lê Thị Hiền


24

Lớp: K47TT&MKT


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Anh Thư

Huế (2003), Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên (2005), Dân ca Quan họ
(2009), Ca trù (2009), Hội Gióng (2010), Hát xoan (2011), Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương (2012), Đờn ca tài tử Nam Bộ (2013), Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh (2014). Ngoài
ra, Việt Nam còn được UNESCO công nhận 4 di sản tư liệu thế giới gồm Mộc bản
triều Nguyễn (2007), 82 Bia đá Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (2010), Mộc bản
chùa Vĩnh Nghiêm (2012) và Châu bản triều Nguyễn (2014).
Theo công tác xếp hạng trong nước đối với các di tích lịch sử - văn hóa, danh
lam thắng cảnh, tính đến tháng 12/2014, qua 5 đợt đánh giá xếp hạng đã có 62 di
tích được công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt. Ngoài hệ thống DTLSVH, nhiều
lễ hội, làng nghề truyền thống hay các đối tượng văn hóa gắn với dân tộc học, ...
cũng được xếp hạng giá trị cao. Tính đến tháng 6/2015 cả nước có 121 di sản văn
hóa phi vật thể quốc gia thuộc các loại hình như lễ hội, tiếng nói, chữ viết, tập quán
xã hội và tín ngưỡng, nghệ thuật trình diễn dân gian, ....
Những tài nguyên có giá trị xếp hạng cao, đặc biệt là những di sản thế giới là
nguồn tài nguyên quan trọng, tạo ra sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch và là
niềm tự hào, là tài sản vô giá của quốc gia và nhân loại.
Trên cơ sở tài nguyên du lịch nhân văn nổi bật của vùng, của địa phương như
các di sản thế giới, các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, ... hệ thống khu, điểm du lịch
với những yếu tố hấp dẫn có khả năng thu hút khách du lịch được xác định trong
“Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010”. Cho đến hiện

nay, những điểm du lịch, khu du lịch đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn chủ
yếu của các vùng, các địa phương.
Quá trình phát huy giá trị tài nguyên phục vụ cho phát triển của ngành, nhằm
đảm bảo mục tiêu về mặt văn hóa – xã hội, công tác quản lý, đánh giá hiện trạng tài
nguyên để có biện pháp kịp thời bảo tồn, tu bổ, tôn tạo ngày càng được nâng cao và
quan tâm thực hiện.
Bên cạnh vai trò của nhà nước, các cơ quan chức năng, việc nghiên cứu, đánh
giá tài nguyên du lịch nhân văn được quan tâm nhiều từ các nhà khoa học nhằm giải
quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra, đáp ứng nhu cầu của sự phát triển. Nhìn chung,
việc đánh giá TNDLNV nhằm xếp hạng giá trị tài nguyên, xác định tiềm năng để

SVTH: Lê Thị Hiền

25

Lớp: K47TT&MKT


×