Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Đánh giá về hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch huyện a lưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 56 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình thực tập tại Trung tâm phát triển dịch vụ di tích Huế, được sự
giúp đở của quý cơ quan tạo điều kiện về thời gian tôi đã hoàn thành đề tài “ Đánh
giá về hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch huyện A Lưới ”.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn cô Phan
Thị Diễm Hương đã tận tình hướng dẫn, đọc bản thảo , nhắc nhở và đóng góp các
ý kiến quý báu suốt qua trình làm chuyên đề.
Tôi xin cảm ơn quý cơ quan Trung tâm phát triển dịch vụ di tích Huế, cảm ơn
phòng Văn hóa Thông tin huyện A Lưới, Trung tâm thông tin du lịch huyện A
Lưới, cùng quý anh chị cán bộ trong các cơ quan đã cung cấp thông tin số liệu, và
trả lời các thắc mắc , các vấn đề liên quan đến đê tài.
Lời cuối cùng , tôi xin cảm ơn tất cả quý thầy cô Khoa Du Lịch đã giúp đở tôi
trong quá trình học tập và truyền đạt các kiến thức , kỹ năng cần thiết trong suốt
quá trình học tập tại Khoa.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng , song do kiến thức và kinh nghiệm còn thiếu cùng
với thời gian hạn hẹp nên đề tài không khỏi có nhiều thiếu sót. Tôi rất mong được
sự đóng góp , chia sẽ của của quý thầy cô giáo và bạn bè để đề tài được hoàn thiện
hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !

Huế, ngày 6 tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Hồ Thị Bình Linh

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1


TP: Thành phố
TTQB: Tuyên truyền quảng bá


DLST : Du lịch sinh thái
DLCĐ: Du lịch cộng đồng
BVHTT : Bộ Văn hóa thông tin
LSCM: Lịch sử cách mạng
DTLSCM: Di tích lịch sử cách mạng
BVHTTDL : Bộ Văn hóa thông tin du lịch
UBND: Ủy ban nhân dân
VH-TT: Văn hóa Thông tin
DLBV: du lịch bền vững

2


MỤC LỤC

3


HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN QUẢNG BÁ DU LỊCH
HUYỆN A LƯỚI
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch là một ngành kinh tế có doanh thu cao trong số ít ngành kinh tế mũi nhọn
của một quốc gia.
A Lưới là một huyện vùng núi nhỏ bé,tuy có nhiều tiềm năng hấp dẫn khách du
lịch cũng như có tiềm lực tổ chức du lịch đáng tin cậy, nhưng cùng đất này lại vừa
thoát qua cuộc chiến tranh khốc liệt, nằm ở vùng sâu vùng xa , cho nên ít người biết
đến những tiềm năng, tiềm lực này.
Do vậy, việc tuyên truyền quảng bá du lịch A Lưới có tầm quan trọng khá to lớn:
vừa giúp cho mọi người ở trong và ngoài nước biết đến tiềm năng của du lịch huyện A

Lưới mà quyết định thực hiện chuyến du lịch, vừa góp phần đưa kinh tế A Lưới từng
bước nâng lên.
Xuất phát từ lý do đó, tôi đã chọn đề tài “ Đánh giá về hoạt động tuyên truyền
quảng bá du lịch Huyện A Lưới ”. Với đề tài này tôi mong muốn khái quát được hoạt
động tuyên truyền quảng bá du lịch của huyện A Lưới, từ đó đề ra các giải pháp khắc
phục các hạn chế của hoạt động TTQB du lịch , với mong muốn đưa du lịch A lưới
đến với nhiều người hơn.

2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch.

-

Khái quát các hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của huyên A
Lưới năm từ năm 2012 đến nay.

-

Phân tích , đánh giá thực trạng của hoạt động tuyên truyền quảng bá du
lịch huyện A Lưới, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao và
tăng cường hoạt động tuyên truyền quảng bá của du lịch A Lưới.

4


3. Đối tượng nghiên cứu
-


Đề tài tập trung đánh giá các thực trạng của hoạt động tuyên truyền
quảng bá du lịch huyện A Lưới.

4. Phạm vi nghiên cứu
-

Hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch nhằm thu hút khách du lịch và
phát triển ngành du lịch của huyện A Lưới từ năm 2012 đến nay.

Phạm vi không gian :
-

Đề tài được thực hiện tại huyện A Lưới

Phạm vi thời gian :
-

Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian 2 tháng từ 6/2 đến 6/4 năm
2017.

-

Tài liệu sử dụng trong đề tài được thu thập trong khoảng thời gian 2012
đến nay.

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập tài liệu
(i) Tài liệu thứ cấp
-


Tài liệu được thu thập được từ phòng Văn hóa Thông tin huyện A Lưới :
doanh thu từ du lịch, thống kê lượt khách đến, thống kê cơ sở lưu trú ,
các chương trình sự kiện diễn ra từ 2012 đến nay.

-

Tìm hiểu các thông tin từ các phương tiện sách, báo, internet…

(ii) Tài liệu sơ cấp
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả thu thập tài liệu bằng hai phương pháp:

- Phương pháp điền dã : phương pháp khảo sát thực tế này góp phần tạo nên
sự chính xác cho đề tài.

5


- Phương pháp phỏng vấn sâu: việc phỏng vấn trực tiếp các đại diện làm
trong lĩnh vực du lịch của huyện A Lưới, giúp chuyên đề phản ánh một cách
cụ thể và chính xác hơn tình hình phát triển của huyện A Lưới trong thực tế.
5.2. Phương pháp xử lí tài liệu
- Phương pháp thống kê các số liệu và tài liệu của hoạt động TTQB du lịch huyện
A Lưới.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.

6


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
TUYÊN TRUYỀN QUẢNG BÁ DU LỊCH

1.1.

Khái niệm tuyên truyền du lịch

Tuyên là bảo khắp mọi nơi; truyền là đem trao cho người này, người kia. Như
vậy, tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ,
làm theo. truyền là việc nêu ra các thông tin (vấn đề) với mục đích cho nhiều người
biết nhằm đưa đẩy thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều
hướng nào đấy mà người nêu thông tin mong muốn.
Tuyên truyền theo nghĩa thông dụng là “giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi
người tán thành, ủng hộ, làm theo” bằng nhiều hình thức khác nhau để truyền đạt
thông tin như: báo viết, báo nói, báo hình; sách, tập gấp, người tiếp cận công chúng
(PR) với nhiều mục đích về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, … Nói rộng ra là tuyên
truyền bao gồm cả việc quảng cáo.
Tuyên truyền du lịch là một hệ thống thông tin về du lịch, được các quốc gia, các
địa phương, các doanh nghiệp du lịch, các cá nhân tiến hành nhằm thu hút đông đảo
nguồn khách du lịch và gia tăng khả năng chỉ tiêu của khách du lịch đối với dịch vụ và
hàng hóa. Tuyên truyền du lịch đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển du lịch
của một đất nước, một địa phương, một doanh nghiệp du lịch.
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã khuyến nghị, mỗi năm ngành du lịch của
mỗi nước cần trích ra 1% trong thu nhập từ du lịch quốc tế để dùng vào việc tuyên
truyền đối ngoại, nhằm tạo ra hình ảnh của đất nước và con người dân tộc đó trong
tâm trí của trên 6 tỷ người trên thế giới với mục tiêu thu hút khách du lịch đến tham
quan và du lịch. Các nước phát triển trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Trung
Quốc, … hàng năm đã dành những khoản kinh phí rất lớn trong ngân sách để tuyên
truyền du lịch đối ngoại thông qua nhiều hình thức khác nhau như việc tổ chức các sự
kiện “Năm Du lịch Quốc gia”, tham gia các hội chợ du lịch, quảng cáo du lịch trên các
phương tiện thông tin đại chúng ở nước ngoài, … kể cả việc tổ chức các nhà hàng dân
tộc ở nước ngoài để tạo ra hình ảnh về đất nước và con người nhằm thu hút khách du
lịch quốctế.


7


1.2.

Khái niệm quảng bá du lịch

Trong từ điển Hán-Việt, “quảng” nghĩa là rộng, “bá” là làm bung ra, vung ra.
Vậy quảng bá được giải nghĩa là sự khuếch tán, lan rộng ra một cái gì đó.
Trong từ điển Oxford, quảng bá được giải nghĩa là “comunicating”, nghĩa là việc
giới thiệu, truyền đi một tin tức, một sự kiện nào đến với công chúng thông qua các
phương tiện truyền thông.
Vậy, quảng bá du lịch là một bộ phận của tuyên truyền du lịch, bản chất của
quảng bá du lịch là tổng hợp các biện pháp sử dụng để phổ biến những tài nguyên du
lịch, các cơ sở dịch vụ, các điều kiện đi du lịch cho nhân dân trong nước và người
nước ngoài nhằm mục đích thu hút khách du lịch, phát triển du lịch của đất nước và
phát triển các hoạt động sản xuất - kinh doanh du lịch.
Như vậy, quảng bá du lịch có thể hiểu trên hai khía cạnh :
Với mục đích văn hóa thuần túy: quảng bá là hoạt động nhằm giới thiệu về đất
ước, con người, truyền thống dân tộc, … tới khách du lịch và đồng thời khơi dậy lòng
yêu quê hương đất nước của mọi người.
Với mục đích kinh tế: quảng bá là hoạt động quảng cáo sản phẩm du lịch tới
khách du lịch nhằm thu hút nhằm thu hút họ đến tham quan, mua sắm, nghĩ dưỡng,
vui chơi giải trí, …

1.3. Vai trò của hoạt động TTQB du lịch
Đối với du lịch, TTQB giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giới thiệu
điểm đến, cung cấp các thông tin về sản phẩm và điểm đến du lịch đến du khách. Đây
là một trong những biện pháp cung cấp và phân phát thông tin từ các cơ quan du lịch

nhằm kéo khách hàng tới gần người bán, đưa khách du lịch tới gần điểm đến. Bởi khi
xác định và nhấn mạnh các tính chất của sản phẩm sẽ giúp dễ dàng tổng hợp các sản
phẩm du lịch rời rạc vào một hình ảnh chung thống nhất có sự kết hợp của các sản
phẩm du lịch, từ đó tạo sự quan tâm của du khách đến sản phẩm. Giúp thúc đẩy kinh
doanh du lịch đồng thời xây dựng và duy trì thương hiệu cho điểm đến.

1.4.

Ý nghĩa của TTQB du lịch

8


Một là, nâng cao khả năng cạnh tranh: Ngày nay, kinh doanh du lịch đang có sự
cạnh tranh quyết liệt, không chỉ nằm trong phạm vi quốc gia (giữa các doanh nghiệp,
các địa phương) mà cả trong phạm vi khu vực (giữa các nước) và cả châu lục. Để
giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này, nhà nước và các doanh nghiệp cung ứng
dịch vụ du lịch, các hiệp hội nghề nghiệp trong du lịch, … đã tìm mọi biện pháp để
thu hút nguồn khách lớn. Vì thế, nâng khả năng cạnh tranh của sản phẩm là một trong
những ý nghĩa cốt lỗi quan trọng của chiến dịch TTQB du lịch.
Hai là, mang lại hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế và mức sinh lợi của hệ thống
khách sạn du lịch,nhà hàng,vận tải,dịch vụ du lịch,…cũng như tốc độ tăng trưởng và
phát triển du lịch không thể tách rời hoạt động thông tin, TTQB du lịch và ngược lại
hiệu quả kinh tế của hoạt động TTQB du lịch chỉ được xác định và đánh giá khi số
lượng khách du lịch, khối lượng trao đổi dịch vụ, hàng hóa dịch vụ ngày càng gia
tăng.
Ba là, đẩy mạnh tính văn hóa, đẩy mạnh giao lưu giữa các nền văn hóa: Hoạt
động TTQB du lịch còn chứa đựng và phản ánh một cách có ý thức thông qua các
phương tiện, nội dung và thể loại thông tin, TTQB du lịch về các vấn đề lịch sử, văn
hóa dân tộc, các chính sách chủ trương của nhà nước về quan hệ quốc tế, phát triển

kinh tế, các thành tựu xây dựng đất nước và đời sống sinh hoạt, … của nhân dân trong
nước với nhân dân thế giới và ngược lại.
Bốn là, tham gia vào thực hiện các quan hệ ngoại giao giữa các nước: Hoạt động
của TTQB du lịch ngoài ý nghĩa kinh tế còn mang đầy đủ ý nghĩa chính trị xã hội, góp
phần tăng cường sự hiểu biết giữa các dân tộc với nhau và phát triển tình đoàn kết hữu
nghị giữa các nước.
Năm là, đảm bảo an sinh xã hội: Cùng với sự gia tăng về khách du lịch và phát
triển du lịch thì đồng thời nó mở ra những khả năng giải quyết việc làm, thu hút một
lực lượng lao động đáng kể, làm giảm bớt những khó khăn về xã hội cho đât nước

1.5. Các nội dung của công tác TTQB du lịch
Trong TTQB có 3 nội dung chính cần đánh giá đó là: Thông tin (Information)
Quan hệ công chúng (Public relation)

9


Quảng cáo (Advertising)

• Thông tin
Một trong những vai trò quan trọng của TTQB điểm đến du lịch là cung cấp các
thông tin về điểm đến. Các thông tin này có thể được truyền tải bằng nhiều hình thức,
phương tiện (kênh) khác nhau như bằng lời (nói, trả lời điện thoại, …), bằng tài liệu
viết hoặc bằng các phương tiện điện tử nhằm mục đích đưa thông tin về sản phẩm du
lịch đến với công chúng.
TTQB điểm đến du lịch ở tầm quốc gia là hình thức TTQB của tổ chức du lịch
quốc gia, có tính chất chiến lược, một loại TTQB phi thương mại. Do vậy, thường thì
công tác TTQB được thực hiện bởi các cơ quan du lịch quốc gia, các văn phòng du
lịch quốc gia trong nước và tại các nước có thị trường gửi khách.
Trung tâm thông tin du lịch: Các cơ quan du lịch của điểm đến (cơ quan du lịch

quốc gia) có trách nhiệm tổ chức các hoạt động TTQB cho điểm đến, nhưng trước tiên
là có vai trò tổ chức việc cung cấp thông tin và chỉ dẫn cho điểm đến qua các trung
tâm du lịch. Đây là các trung tâm thường xuyên như các văn phòng, các điểm cung
cấp thông tin du lịch và các điểm hoặc các quầy thông tin ở các hội chợ, các triển lãm
du lịch.
Các trung tâm thường xuyên: Ở trong nước có văn phòng thông tin du lịch tại chỗ
tại điểm đến du lịch, thường được nằm tại các sân bay, nhà ga chính hoặc ở trung tâm
thành phố. Ở nước ngoài là các văn phòng đại diện tại nước ngoài sẽ cung cấp tất cả
các chỉ dẫn thông tin như phục vụ cho việc tổ chức toàn bộ các hoạt động TTQB của
nước này tại nước ngoài hoặc vùng phụ trách với toàn bộ định hướng chiến lược
TTQB điểm đến.
Các điểm thông tin tạm thời: Là các quầy trong các hội chợ. Đây là một dạng văn
phòng di động, tạm thời với qui mô thu nhỏ nhưng cũng giới thiệu các thông tin về
điểm đến (quốc gia) như tại một văn phòng du lịch thường xuyên.
Thông tin miệng và thông tin viết
Thông tin miệng gồm có quầy của nhân viên phòng du lịch và thông tin truyền
miệng của du khách.

10


Thông tin miệng tại quầy du lịch nhằm giải thích cho khách hàng. Đây là loại
thông tin mất nhiều thời gian và ít đạt hiệu quả. Thông tin truyền miệng (Word - of mouth) của khách hay còn gọi là những lời đồn của khách có tác dụng rất lớn và hỗ
trợ rất đắc lực cho sản phẩm du lịch của một nơi nào đó.
Tài liệu và cách phát hành tài liệu du lịch : Đây là những nguồn thông tin quan
trọng nhất được sử dụng.
Các loại tài liệu TTQB du lịch, gồm :
Tài liệu trên vật phẩm giấy: tờ rơi, tờ gấp, sách mỏng về du lịch (brochure),
folder, sách giới thiệu, hướng dẫn du lịch, tờ áp phích, …
Tài liệu trên vật phẩm điện tử: băng casset, băng video, đĩa CD-Rom, DVD và

các loại hình trên các công cụ tin học, …
Tờ rơi, tờ gấp: Các tiêu chí về màu sắc, trọng lượng, hình thức phải được cân
nhắc, phụ thuộc vào các yêu cầu của từng hoạt động TTQB, từng chiến dịch quảng bá
cụ thể. Đây là các loại ấn phẩm đầu tiên mà hầu hết các chiến dịch, chương trình
TTQB đều sử dụng. Các ấn phẩm này có đặc điểm chung là cung cấp khá đầy đủ
thông tin cơ bản về điểm đến và có hình dạng dễ cất, dễ mang theo và sử dụng. Theo
một số nghiên cứu số liệu điều tra gần đây cho thấy tờ rơi, tập gấp vẫn giữ một vị trí
quan trọng trong TTQB du lịch.
Sách mỏng về du lịch (brochure): có hình thức của cuốn sách mỏng. Loại ấn
phẩm này khá đắt tiền nhưng các hãng lữ hành sử dụng rất nhiều do khả năng cung
cấp thông tin chi tiết lớn và thời gian lưu hành khá lâu. Đối với các công ty lữ hành thì
loại ấn phẩm này được chuyển thành quyển cataloge.
Sách giới thiệu, hướng dẫn du lịch: là loại ấn phẩm (công cụ) được dùng nhiều
nhất bởi khách du lịch từ trước đến nay do tính thực dụng của nó. Các quyển sách
hướng dẫn cung cấp các thông tin rất bổ ích và thực tế cũng như rất đầy đủ về điểm
đến ở dạng khổ sách do đó rất thuận tiện.
Áp phích khổ poster: đây là hình thức quảng bá du lịch cổ xưa nhất và là loại hình
có chất lượng mỹ thuật nhất trong các ấn phẩm in. Hiện nay thì các tờ áp phích này
được dùng nhiều nhất trong các văn phòng du lịch, trong các phông lưng của các quầy

11


hội chợ. Vai trò của áp phích là thu hút sự quan tâm và trang trí nhiều hơn là để thông
tin.
Băng casset: là loại vật phẩm đặt biệt, với giá sản xuất phải chăng và có ưu điểm
là có thể lưu giữ và sử dụng nhiều lần. Băng casset được dùng nhiều nhất trong những
thời gian chờ đợi, trong phòng chờ, trong chuyến du lịch, trên xe ôtô, trên tàu hỏa
hoặc thuyền du lịch. Nó cũng có thể được sử dụng cho các thông tin ngắn trước và
trong quy trình tham quan du lịch.

Băng video và đĩa CD-Rom: là loại sản phẩm quy mô hơn vừa có thông tin vừa có
hình ảnh minh họa, giới thiệu. Đĩa video có thể được chiếu trong các hội chợ cho các
nhóm người tham quan, hoặc là chiếu gián tiếp qua phương tiện thứ ba như truyền
hình và có thể được tiếp cận được nhóm thính giả lớn hơn nhiều. Loại ấn phẩm này
được dùng trong các hội chợ, trong các phòng chờ, … và hầu như cơ quan quản lý du
lịch nào cũng sử dụng trong giai đoạn phát triển nhất định. Đĩa CD-Rom là loại ấn
phẩm nhiều mang nhiều thành công lớn trong thập kỷ 90. Nó mang lại những hiệu
quả lớn về âm thanh và hình ảnh động ba chiều cũng như các thông tin rất đầy đủ,chi
tiết,cụ thể và chính xác mà khách du lịch có thể mang về ngồi xem yên tĩnh tại nhà của
họ.Đây là loại ấn phẩm đắt tiền, do đó đối tượng được phát phải được xác định chính
xác.
Website: Website là kênh cung cấp nhiều thông tin nhất cho các nhóm khách du
lịch. Các trang thông tin trên internet nhằm cung cấp thông tin đáp ứng nhiều yêu cầu
của khách du lịch. Xây dựng được một trang thông tin với tất cả các thông tin cần
thiết sẽ rẻ hơn nhiều so với việc thiết lập hệ thống văn phòng du lịch ở nước ngoài,
song cần phải đặc biệt chú ý các thông điệp và nội dung khi giới thiệu trên toàn cầu.
Nội dung tài liệu : Nội dung tài liệu phải phong phú, hấp dẫn và hữu ích, nhằm
mục đích:
Trao cho khách tại nơi đăng ký hoặc trước khi lên đường. Có thể phát qua bưu
điện theo danh sách những khách cũ. Có thể phát hành để trao đổi với các cơ sở liên
kết, than cận. Có thể phát hành từ các đại diện quốc gia ở nước ngoài.
Nội dung của các tờ gấp tùy thuộc vào mỗi đối tượng du lịch. Ví dụ: khách sạn

12


thì phải cho biết khách sạn thuộc mấy sao, số phòng, dịch vụ khách được hưởng, giá
cả,…?
Hình thức tài liệu
Nếu là tờ gấp nên dùng khổ quốc tế : 21x10,5cm, gấp thành 2 hoặc 3 mảnh, dày

từ 4 đến 6 trang.
Không nên dùng nhiều thứ tiếng, tối đa là 3 thứ tiếng.

• Quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng được dịch từ tiếng Anh (Public Relation), được hiểu là các
mối liên hệ với công chúng nhằm mục đích TTQB du lịch, tạo thêm danh tiếng và uy
tín cũng như thương hiệu của tổ chức và các doanh nghiệp du lịch một cách gián tiếp.
Về cơ bản, quan hệ công chúng là tập hợp các biện pháp được sử dụng nhằm tạo
ra một môi trường tin tưởng trong đội ngũ lao động, trong các giới có liên quan và
nhất là trong công chúng, với mong muốn nhận được sự ủng hộ các hoạt động và phát
huy sự phát triển của tổ chức. Đây là một hình thức có tính kỹ thuật quan trọng và
hiệu quả trong TTQB du lịch nhằm đạt được các mục tiêu nhất định, tiếp cận các thị
trường trực tiếp hoặc gián tiếp. Rất nhiều doanh nghiệp sử dụng thường xuyên kỹ
thuật này với việc thông tin thường xuyên cho báo giới và đạt được hiệu quả tuyên
truyền hoàn toàn miễn phí theo cách tiếp cận gián tiếp này và hiện nay,nhiều cơ quan
quản lý du lịch quốc gia của nhiều nước cũng đã thực hiện hình thức quan hệ công
chúng để làm tăng hiệu quả của TTQB du lịch lên rất nhiều.
Mục tiêu chính của quan hệ công chúng là cải thiện hình ảnh về một sản phẩm, về
hình ảnh hoặc của một điểm đến hoặc của một doanh nghiệp, … Thông điệp có thể
không được gửi thẳng đến người nhận cuối cùng mà qua các nhóm trung gian, chủ yếu
là các nhà báo, các nhà lãnh đạo, chính khách, … những người có khả năng truyền đạt
rộng rãi tới những địa chỉ cuối cùng.
Các kỹ thuật quan hệ công chúng trong du lịch:
Quan hệ với giới truyền thông: Cung cấp tài liệu báo, họp báo, các chuyến du lịch
đào tạo hoặc tham quan cung cấp thông tin cho nhà báo trong nước và nước ngoài

13


(Press trip) làm ảnh tư liệu cho báo chí.

Quan hệ trực tiếp với công chúng: Hoạt động này rất phong phú và đa dạng. Có
thể được thực hiện trực tiếp với quảng đại công chúng hoặc với một số nhóm người
được coi là có ảnh hưởng quan điểm. Các hoạt động phổ biến nhất là các hoạt động
giới thiệu ẩm thực, ngày thương mại hoặc là tuần lễ văn hóa thương mại mà hàng hóa
và vật phẩm giới thiệu được mang từ trong nước đến các thị trường khác hay tổ chức
các sự kiện như các hội chợ, liên hoan, lễ hội, các giải thể thao, … tuy rất tốn kém và
đòi hỏi nhiều công sức chuẩn bị nhưng chúng là các phương tiện rất hữu hiệu trong
công tác TTQB du lịch.

• Quảng cáo du lịch
Theo từ điển Oxford: Advertise có nghĩa tiếng Việt là quảng cáo, là làm cho cái gì
đó được mọi người biết đến một cách rộng rãi hoặc công khai; ca ngợi vật gì đó một
cách công khai nhằm khuyến khích mọi người mua hoặc sử dụng nó.
Trong từ điển tiếng Việt (Nxb Đà Nẵng 1997) cũng giải thích ý nghĩa của thuật
ngữ quảng cáo: “Quảng cáo là trình bày để giới thiệu rộng rãi cho nhiều người biết
nhằm tranh thủ được nhiều khách hàng”.
Pháp lệnh quảng cáo do UBTV Quốc hội nước CHXHCNVN ban hành ngày
16/11/1991 đã xác định khái niệm: “Quảng cáo là giới thiệu đến người tiêu dùng về
hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ, bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và
dịch vụ không nhằm mục đích sinh lời”.
Quảng cáo là một phương cách để cơ sở tồn tại và phát triển. Quảng cáo bao gồm
tất cả các hoạt động có mục đích trình bày với một nhóm người về một thông điệp
giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hay ý kiến. Thông điệp này gọi là bảng quảng cáo được
phổ biến qua một hay nhiều phương tiện truyền tin và do doanh nghiệp quảng cáo trả
chi phí.
Trong quảng cáo du lịch, hình ảnh và màu sắc giữ một vai trò rất quan trọng.
Hình ảnh và màu sắc tượng trưng cho sản phẩm. Điều này được thể hiện qua mỗi biểu
tượng của một vùng, một đất nước. Sản phẩm du lịch ở xa khách hàng và khách hàng
thường mua sản phẩm trước khi thấy và sử dụng sản phẩm. Vì vậy, hình ảnh và màu


14


sắc phản ánh một phần của chất lượng, tính hấp dẫn của sản phẩm đối với khách trong
việc quyết định mua sản phẩm. Mỗi đất nước, mỗi điểm du lịch đều có hình ảnh và
biểu tượng riêng.
Có nhiều mô hình khác nhau về quảng cáo, có chuyên gia cho rằng quảng cáo cần
lôi cuốn sự chú ý, tạo sự chú ý quan tâm, tạo ham muốn về sản phẩm, hướng dẫn chấp
nhận sản phẩm. Cũng có mô hình cho rằng quảng cáo cần đơn giản hóa, thực chất,
trung thực và có tính chặt chẽ giữa nội dung và hình thức, nhưng cũng có chuyên gia
đưa ra mô hình quảng cáo nên có tính hài hước, tính nghệ thuật, có quảng cáo có tính
đột phá, ấn tượng, gây sốc,…
Có rất nhiều phương tiện (kênh) khác nhau để quảng cáo. Mỗi một quảng cáo có
một đối tượng, thị trường riêng, có ảnh hưởng và chi phí khác nhau, do vậy tùy theo
đối tượng để lựa chọn phương tiện quảng cáo. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp để
đạt hiệu quả cao trong quảng cáo có thể lựa chọn đồng thời hai phương tiện để quảng
cáo đồng thời,như:
Quảng cáo du lịch thông qua các phương tiện truyền thông như báo chí, phát
thanh, truyền hình, … Loại hình báo trong du lịch rất khác so với các loại khác như
tạp chí, tạp chí ngành, tập san đặc biệt cả trang hoặc một ô trong báo, ô quảng cáo, bài
viết hoặc bài đi kèm tranh ảnh minh họa, … Độc giả của báo du lịch khác nhau phụ
thuộc vào thị trường nào mà công tác TTQB nhằm tới. Ví dụ như có thể là địa điểm
nơi ở của độc giả, gốc gác xã hội, sở thích, mối quan tâm, nghề nghiệp, giới tính, … là
những nhân tố có thể ảnh hưởng tới việc lựa chọn báo.
Các biển quảng cáo: có rất nhiều loại biển quảng cáo với các kích cỡ lớn bé khác
nhau, có thể được dán lại nhiều điểm, hoặc mang trên các phương tiện giao thông đô
thị, tại các điểm giao thông như bến xe bus, trên xe bus, tàu điện ngầm, tàu hỏa, vẽ
trên tường, … các biển quảng cáo lớn cần thời gian bảo quản lâu.
Băng rôn: là các công cụ mang thông tin quảng cáo và các chiến dịch quảng cáo
cụ thể. Nó có tính chất tuyên truyền lớn và phát tán thông tin ở mức độ dày đặc, nhắc

lại liên tục trong một phạm vi (lãnh thổ) nhóm thị trường nhất định. Trong một chiến
dịch, chương trình quảng bá các băng rôn được huy động và sử dụng đại trà nhưng
ngay sau chiến dịch hay chương trình quảng bá đó nó có thể mất hoàn toàn giá trị. Các

15


băng rôn chủ yếu có các nội dung là lôgo và biểu ngữ của chiến dịch, chương trình
quảng bá và có thể có một số thông tin vắn về chiến dịch, chương trình quảng bá.
Quảng cáo qua bưu điện, thư điện tử: là việc gửi catalogue, thư chúc, tờ bướm,
mẫu hàng, … cho khách hàng quan trọng qua bưu điện. Đây là một loại hình quảng
cáo trực tiếp và thường được sử dụng đối với khách hàng thường xuyên hoặc thông
qua việc sử dụng cơ sở dữ liệu khách hàng tự sở hữu hoặc trao đổi. Gửi qua bưu điện
là loại hình đã mất dần tính quan trọng do việc phát triển của internet và các mạng
thông tin hiện đại khác.
Quảng cáo truyền miệng: được hiểu là thông tin về điểm đến, sản phẩm, dịch vụ
du lịch được truyền miệng từ du khách đã trải nghiệm (hoặc đã biết bằng các nguồn
thông tin khác) tới những thị trường khách tiềm năng. Đây là một biện pháp rất hiệu
quả của TTQB. Nó đảm bảo các thông tin đạt đến đích trực tiếp và rất phong phú.
Trong du lịch hoặc các ngành mà sản phẩm không phải hàng hóa vật chất mà chỉ có
thể cảm nhận và ảnh hưởng thì quảng cáo truyền miệng góp phần quan trọng vào
quyết định mua của khách hàng tiềm năng. Trong các khâu dịch vụ có giao tiếp trực
tiếp với khách hàng, các thông tin cung cấp cho khách được quản lý thì nên sử dụng
quảng cáo truyền miệng. Các trường hợp khác cần thiết phải sử dụng phương pháp
điều tra.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN
QUẢNG BÁ DU LỊCH HUYỆN A LƯỚI
2.1. Tổng quan về huyện A lưới
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

A Lưới là một huyện miền núi biên giới phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, là căn
cứ địa cách mạng của cả tỉnh, cả nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
Qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, đồng bào các dân tộc A Lưới đã có
nhiều tấm gương tiêu biểu như: Anh hùng liệt sỹ A Vầu, xã Hồng Kim; Anh hùng liệt
sỹ Cu Lối, xã Hồng Nam; Anh hùng Cu Trip, Anh hùng Hồ Vai, Kăn Lịch, Kăn Đơm,
Bùi Hồ Dục, Hồ A Nun và nhiều tấm gương tiêu biểu khác; đồng thời, đã đóng góp
33.837 tấn lương thực, thực phẩm, 4.560 lượt dân công hỏa tuyến, 7.850 lượt công
dân liên đường nhập ngũ, 1,5 triệu ngày công phục vụ chiến đấu; 577 liệt sỹ, 1.086

16


thương binh, hàng ngàn gia đình có công, gần 10 nghìn người và 5.000 hộ gia đình
tham gia cách mạng. Nhờ những đóng góp to lớn cho cách mạng mà đã được Đảng,
Nhà nước tuyên dương, phong tặng huyện A Lưới danh hiệu anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân; 16 xã, thị trấn được phong tặng anh hùng lực lượng vũ trang nhân
dân; 08 cá nhân được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 12
bà mẹ Việt Nam anh hùng, 19 tập thể anh hùng lực lượng vũ trang.
Đồng thời, huyện A Lưới là địa bàn sinh sống, tụ cư lâu đời của đồng bào các dân
tộc thiểu số anh em: Pa Kô, Tà Ôi, Ka Tu, Pa Hy trong các thung lũng dọc Trường
Sơn, sát với nước bạn Lào anh em, đến năm 1976 huyện A Lưới được thành lập và có
thêm 03 xã kinh tế mới Sơn Thủy, Phú Vinh, Hương Phong là đồng bào kinh lên xây
dựng quê hương mới tại A Lưới.
Đến nay, sau 38 năm (1976- 2014) trưởng thành và phát triển, huyện A Lưới hôm
nay đã thay da đổi thịt, bộ mặt nông thôn miền núi đã có nhiều khởi sắc, kinh tế - xã
hội đã có những bước phát triển và đã đạt được những kết quả quan trọng: Thu nhập
bình quân đầu người 14 triệu đồng/người/năm; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt
15%; tỷ lệ hộ nghèo còn 13,64%; cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, xây dựng, như:
Điện, đường, trường, trạm, thủy lợi, nước sinh hoạt,… nhờ vậy, đã có 100% thôn, bản
có đường giao thông, 90% hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh, 100% xã, thị trấn có

điểm bưu điện văn hóa xã (số liệu năm 2013).
2.1.2. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên
2.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên
Ví trị địa lý
Địa giới huyện A Lưới được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 16 0 00'57'' đến 16027’
30'' vĩ độ Bắc và từ 1070 0' 3’ đến 1070 30' 30'' kinh độ Đông.
Ranh giới hành chính của huyện được xác định:
- Phía Bắc giáp huyện Phong Điền và huyện Đa Krông (tỉnh Quảng Trị);

17


- Phía Nam giáp huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam;
- Phía Đông giáp huyện Hương Trà, Nam Đông và thị xã Hương Thủy;
- Phía Tây giáp nước CHDCND Lào.
Huyện A Lưới nằm trên trục đường Hồ Chí Minh chạy qua địa phận 14 xã, thị
trấn trong huyện đã phá thế ngõ cụt, nối liền A Lưới thông suốt với hai miền Bắc-Nam
đất nước; cách không xa quốc lộ 9- trục đường xuyên Á, có thể thông thương thuận
lợi với các nước trong khu vực qua cửa khẩu Lao Bảo-Quảng Trị; đồng thời, Quốc lộ
49 nối đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 1A, đây là trục giao thông Đông-Tây quan
trọng kết nối A Lưới với quốc lộ 1A, thành phố Huế và các huyện đồng bằng. Có 85
km đường biên giới giáp với nước CHDCND Lào và là huyện duy nhất trong tỉnh có 2
khẩu quốc tế A Đớt-Tà Vàng (tỉnh Sê Kông) và cửa khẩu Hồng Vân-Kutai (tỉnh
SaLavan) liên thông với CHDCND Lào, đây là các cửa ngõ phía Tây quan trọng, là
lợi thế để huyện mở rộng hợp tác kinh tế, văn hóa với nước bạn Lào và các nước trong
khu vực.
Địa hình
A Lưới là huyện miền núi, nằm trong khu vực địa hình phía Tây của dãy Trường
Sơn Bắc, có độ cao trung bình 600-800 m so với mặt nước biển, độ dốc trung bình 20250. Địa hình A Lưới gồm hai phần Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn.
- Phần phía Đông Trường Sơn, địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, có các đỉnh cao là

Động Ngai 1.774 m ở giáp giới huyện Phong Điền, đỉnh Cô Pung 1.615 m, Re Lao
1.487 m, Tam Voi 1.224 m v.v. Đây là vùng thượng nguồn của ba con sông lớn là sông
Đa Krông, sông Bồ và sông Tả Trạch đổ về vùng đồng bằng của hai tỉnh Quảng Trị và
Thừa Thiên Huế.
- Phần phía Tây Trường Sơn, địa hình có độ cao trung bình 600 m so mặt nước
biển, bao gồm các đỉnh núi thấp hơn và một vùng thung lũng với diện tích khoảng
78.300 ha. Thung lũng A Lưới có địa hình tương đối bằng phẳng với chiều dài trên 30
km, đây là địa bàn tập trung đông dân cư của huyện.

18


Khí hậu
A Lưới nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu
chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam.
- Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22 0C- 25oC. Nhiệt độ cao nhất khoảng
34oC- 36oC, nhiệt độ thấp nhất trong khoảng 7oC- 12oC.
- Lượng mưa các tháng trong năm từ 2900- 5800 mm.
- Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm 86-88%.
- Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, trong đó lượng
mưa lớn tập trung vào 10 đến tháng 12, thường gây lũ lụt, ngập úng; mùa khô kéo dài
từ tháng 5 đến tháng 8, mưa ít, chịu ảnh hưởng gió Tây khô nóng, lượng bốc hơi lớn
gây ra khô hạn kéo dài.
Thủy văn
A Lưới là khu vực thượng nguồn của 5 con sông lớn, trong đó có 2 sông chảy
sang Lào là sông A Sáp và sông A Lin; 3 sông chảy sang phía Việt Nam là sông Đa
Krông, sông Bồ và sông Tả Trạch (nhánh tả của sông Hương). Ngoài ra A Lưới còn
có mạng lưới các suối phân bố hầu khắp trên địa bàn huyện. Phần lớn sông suối có độ
dốc lớn, nhiều thác ghềnh, lòng sông hẹp, thường bị sạt lở vào mùa mưa, gây khó
khăn cho xây dựng cầu, đường và đi lại.

2.1.2.2. Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện A Lưới là 1.224,63 km2, trong đó:
Đất nông nghiệp: Diện tích 114.052,58 ha, chiếm 93,1% tổng diện tích tự nhiên,
được sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

19


Đất phi nông nghiệp: Diện tích 4.997,99 ha, bao gồm đất ở, đất chuyên dùng, đất
tôn giáo-tín ngưỡng, đất nghĩa trang-nghĩa địa và sông suối, mặt nước chuyên dùng.
Đất chưa sử dụng: Toàn huyện còn 3.413,03 ha đất chưa sử dụng, chiếm 2,78%
diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng phân bố ở những vùng ít có
điều kiện thuận lợi về tưới và giao thông đi lại khó khăn.
Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt dân cư
trên địa bàn huyện A Lưới là hệ thống các sông và mạng lưới các khe suối. Trong
phạm vi huyện A Lưới có các sông chính là sông A Sáp, A Lin, Tà Rình, Đakrông,
sông Bồ.
Nguồn nước ngầm. Mực nước ngầm của các khu vực trong huyện khá cao. Qua
khảo sát thực tế cho thấy các giếng đào của dân cho thấy mực nước ngầm có ở độ sâu
từ 4 m trở lên.
Tài nguyên rừng
A Lưới có diện tích đất lâm nghiệp lớn 107.849,63 ha, trong đó diện tích đất rừng
sản xuất có 45.903,28 ha, đất rừng phòng hộ 46.322,34 ha, rừng đặc dụng 15.489,10
ha; đất rừng tự nhiên là 86.647,16 ha, đất rừng trồng là 15.858,79 ha. Tỷ lệ che phủ
rừng năm 2010 đạt 75%. Trữ lượng gỗ khoảng 6-7 triệu m 3, với nhiều loại gỗ quí như
lim, gõ, sến, mun, vàng tâm, dổi, kiền, tùng v.v. và nhiều loại lâm sản khác như tre,
nứa, luồng, lồ ô, mây... Động vật rừng đa dạng và có một số loài như sao la, chồn
hương, mang, nai...thuộc nhóm động vật quý hiếm cần được bảo vệ.

Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn huyện A Lưới tài nguyên khoáng sản khá phong phú, trữ lượng lớn
có thể khai thác theo quy mô công nghiệp, trong đó đáng kể nhất là các mỏ cao lanh,
đá xây dựng, vàng, nước khoáng nóng v.v.
Tài nguyên du lịch

20


A Lưới là vùng núi cao mang trong mình nhiều cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ
nhưng kỳ vỹ. Thác A Nô là một thắng cảnh nổi tiếng nằm trên địa phận xã Hồng Kim.
Cách trung tâm huyện 30 km là những cánh rừng nguyên sinh và suối nước nóng rất
cuốn hút và độc đáo thuộc địa phận xã A Roàng. Đây là khu rừng nguyên sinh còn khá
nguyên vẹn, với diện tích khoảng 3.000 ha kéo dài từ A Lưới đến tận Quảng Nam với
nhiều thác cao, vực sâu, rất hấp dẫn đối với loại hình du lịch sinh thái và dành cho
những người yêu thích phiêu lưu, mạo hiểm. A Lưới còn có nhiều tiềm năng phát triển
du lịch khác như động Tiến Công, núi Ta Lơng Ai, sông Tà Rình v.v.
Bên cạnh những tiềm năng du lịch thiên nhiên sinh thái hấp dẫn, A Lưới còn có
nhiều di tích lịch sử cách mạng ghi dấu các chiến công anh dũng của dân và quân A
Lưới cùng cả nước. Toàn huyện có 72 di tích lịch sử, trong đó có 7 điểm di tích cấp
quốc gia với những cái tên quen thuộc như sân bay A So, địa đạo A Đon, địa đạo Động
So, đồi A Biah, đường Hồ Chí Minh huyền thoại v.v.
A Lưới được nhắc đến như là một vùng đất còn lưu trữ nhiều giá trị văn hoá
truyền thống đặc sắc. Đặc biệt là các lễ hội truyền thống văn hóa dân tộc, trong đó
đậm nét nhất là lễ hội A Riêu Ping của người Pa Cô và lễ Aza. Các điệu múa, hát cha
Chấp, dân ca cổ, cồng chiêng, khèn và cùng các món ăn đặc sản truyền thống như
cơm nếp nương, bánh nếp A Coác, rượu đoác, rượu cần, cá suối v.v. tạo nên sự đa
dạng, phong phú của văn hóa dân tộc đặc sắc nơi đây; làm cho A Lưới càng trở nên
hấp dẫn để có thể khai thác phát triển du lịch văn hóa, lịch sử và du lịch cộng đồng
v.v.

2.1.3. Đơn vị hành chính, đặc điểm dân số và truyền thống văn hóa:
Đơn vị hành chính:
Huyện A Lưới có 21 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn A Lưới và 20 xã là:
Hồng Thuỷ, Hồng Vân, Hồng Trung, Hồng Kim, Hồng Hạ, Bắc Sơn, Hồng Bắc, Hồng
Quảng, A Ngo, Sơn Thủy, Nhâm, Phú Vinh, Hồng Thái, Hồng Thượng, Hương Phong,
Hương Lâm, Hương Nguyên, Đông Sơn, A Đớt, A Roàng. Thị trấn A Lưới là trung
tâm huyện lỵ, cách thành phố Huế khoảng 70 km về phía Tây.

21


Đặc điểm dân số và truyền thống văn hóa:
A Lưới là huyện miền núi vùng cao, nằm ở phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, tiếp
giáp với nước bạn Lào. Theo số liệu thống kê năm 2013, dân số toàn huyện có 46,417
nghìn người, mật độ dân số 38 người/km2, trong đó trên 80% là dân tộc Kinh. Chính

22


vì thế, nơi đây hội tụ đa dạng những truyền thống văn hoá dân tộc rất đặc biệt.

23


2.2.

Khái quát tình hình hoạt động du lịch huyện A Lưới giai đoạn năm 2012
đến nay.

2.2.1. Về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất Du lịch

Đầu tư xây dựng nhà 02 nhà vệ sinh tại điểm du lịch suối Pâr Le, xã Hồng Hạ và
suối A Lin xã Hồng Trung.
Tiếp tục đầu tư cải tạo và đưa vào hoạt động Nhà trưng bày chứng tích chiến tranh
hóa học của quân đội Mỹ tại sân bay A So, xã Sông Sơn.
Đầu tư xây dựng bổ sung khu quảng trường huyện A Lưới và 02 nhà rường truyền
thống tại Trung tâm sinh hoạt cộng đồng các dân tộc thiểu số huyện A Lưới.
Đầu tư bãi đỗ xe và mở đường vào điểm du lịch suối Pâr Le, xã Hồng Hạ. tiến hành
xây dựng và công bố quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái thác A Nôr.
2.2.2. Xã hội hóa trong hoạt động du lịch
Công tác xã hội hoá du lịch cũng đã thu hút được các doanh nghiệp, cá nhân tích
cực đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơ sở kinh doanh lưu trú. Đến nay, toàn huyện có 7
cơ sở kinh doanh lưu trú với 91 buồng phòng, 171 giường, 1 homestay và 2 làng du
lịch cộng đồng được quan tâm, đầu tư của dự án phát triển Du lịch tiểu vùng sông Mê
Kông giai đoạn 2009 - 2014… cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu ăn, nghỉ của du khách.
Công tác xã hội hóa còn thúc đẩy sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư vào hoạt
động du lịch. Toàn huyện hiện có khoảng 500 lao động làm việc trực tiếp hoặc gián
tiếp trong lĩnh vực hoạt động du lịch, tập trung chủ yếu ở các điểm du lịch như: thác A
Nôr, suối A Lin, suối Pâr Le, Làng DLCĐ A Ka… Thời gian qua, ngành VH, TT và
DL huyện đã phối hợp với Sở Du lịch, tổ chức quốc tế ILO, UNESCO mở các lớp đào
tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ lao động du lịch; thường
xuyên tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về văn hóa ứng xử,
tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch để thu hút ngày càng
đông khách du lịch đến tham quan.

24


2.2.3. Về phát triển đa dạng hàng hóa sản phẩm du lịch và dịch vụ
Xây dựng và phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với các dịch vụ vui
chơi giải trí; du lịch sinh thái; du lịch di tích lịch sử, du lịch tâm linh đá thiêng A Zoi,

du lịch khám phá lòng hồ thủy điện A Lưới, suối, Pâr Le, A Lin, thác đẹp A Nôr; phát
triển mạnh du lịch cộng đồng, khai thác giá trị văn hóa của các lễ hội, làng nghề
truyền thống nhất là khai thác các đặc trưng văn hóa các dân tộc ít người mang đậm
bản sắc riêng của A Lưới.
Khảo sát, đánh giá chất lượng, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản,
sản phẩm du lịch hiện có, tập trung vào sản phẩm du lịch văn hóa, sản phẩm của làng
nghề, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nông nghiệp đặc sắc như: không gian văn hóa
truyền thống, dân ca, dân nhạc, dân vũ… phục dựng, phát triển các làng nghề thủ công
truyền thống như: Dệt thổ cẩm, đan mây tre và chế tác nhạc cụ ... để tạo thành sản
phẩm đặc trưng, sản phẩm lưu niệm.
Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch nâng cao chất
lượng các sản phẩm du lịch hiện có; khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng quy
mô, tăng cường chất lượng dịch vụ của các khách sạn, nhà hàng, các khu, điểm du lịch
đáp ứng yêu cầu của khách du lịch.
Tổ chức tái hiện lại các lễ hội truyền thống như: Lễ hội A Riêu Car truyền thống
nhân ngày kỷ niệm 50 năm giải phóng A So (11/03/1966 - 11/03/2016), 40 năm thành
lập huyện A Lưới (03/03/1976 - 03/03/2016) và đón nhận huân chương lao động hạng
3 của Thủ tướng Chính phủ với các hoạt động như; Lễ hội A Da…

25


×