Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch tại làng gốm thanh hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.98 KB, 61 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

Lời Cảm Ơn
Lời đầu tiên cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Du lịchĐại học Huế đã tạo điều kiện cho chúng tôi được trải nghiệm đợt thực tập thực tế từ
ngày 06/02/2017 đến 06/04/2017. Đây là một khoảng thời gian rất quan trọng, tạo
tiều đề căn bản cho tôi được tiếp cận thực tiễn và áp dụng kiến thức ngành vào lĩnh
vực chuyên môn, học hỏi thêm những kinh nghiệm và kĩ năng cần thiết.
Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên Người địa phương, đặc biệt là anh Bùi Tiến Thịnh. Là một sinh viên
thực tập, vừa rời khỏi ghế nhà trường với lượng kiến thức chuyên môn còn hạn hẹp,
nên chắc chắn trong quá trình thực tập tại công ty đã có rất nhiều thiếu sót. Nhưng
tôi may mắn được các anh chị hướng dẫn tận tình nên bản thân tôi đã học được và
cải thiện rất nhiều điều.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô hướng dẫn chuyên đề tốt
nghiệp, Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Cẩm. Cô đã rất tận tình hướng dẫn cho tôi thật
chi tiết, từ đề cương nghiên cứu cho đến nội dung từng phần trong chuyên đề.
Chuyên đề lần này, không chỉ đơn thuần là kiến thức lý thuyết từ sách vở mà phải
kết hợp với thực tiễn công việc nên những ngày đầu viết bài, tôi còn gặp nhiều khó
khăn. Cô là người đã hướng dẫn rất cặn kẽ, từ cách chỉnh sửa văn bản, ngôn ngữ
trong bài viết cho đến cách lồng ghép giữa số liệu và phân tích chi tiết. Từ đó, tôi đã
định hướng được cách viết bài luận và hoàn thành ngày một tốt hơn.
Kính chúc các thầy cô luôn dào dào sức khỏe và thành công hơn trong cuộc
sống!
Ngày 06 tháng 04 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Lê Văn Tâm

LỜI CAM ĐOAN



SVTH: Lê Văn Tâm

Lớp: K47 HDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

Tôi cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết
quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng khớp với bất kì đề tài
nghiên cứu khoa học nào khác.
Ngày 06 tháng 04 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Lê Văn Tâm

2

SVTH: Lê Văn Tâm

2

Lớp: K47 HDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

MỤC LỤC

3

SVTH: Lê Văn Tâm

3

Lớp: K47 HDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND
GTTB
CĐĐP

4

SVTH: Lê Văn Tâm

Ủy ban nhân dân
Giá trị trung bình
Cộng đồng địa phương

4


Lớp: K47 HDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm
DANH MỤC BẢNG

5

SVTH: Lê Văn Tâm

5

Lớp: K47 HDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

6

SVTH: Lê Văn Tâm

6

Lớp: K47 HDDL



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, du lịch đã và đang khẳng định
những đóng góp to lớn của mình trong sự phát triển của nền kinh tế. Du lịch dường
như trở thành nhu cầu không thể thiếu của con người.
Trong những năm vừa qua, ngành du lịch của Việt Nam đã có những bước tiến
đáng kể. Theo số liệu thống kê về số lượng khách quốc tế đến Việt Nam qua các
năm thì tổng số lượt khách quốc tế đến Việt Nam tăng từ 7.874.312 lượt khách vào
năm 2014 lên 10.012.735 lượt khách vào năm 2016 và ước tính sẽ còn tăng nhanh
hơn nữa trong những năm tới. Doanh thu từ ngành đạt 230 ngàn tỷ đồng vào năm
2014; 337,83 ngàn tỷ đồng vào năm 2015 và đạt 400 ngàn tỷ đồng vào năm 2016.
Đóng góp GDP trực tiếp từ du lịch chiếm từ 5-7% của cả nước. Năm 2016, Bộ
Chính trị đã ban hành quyết định mục tiêu đến năm 2020 là đưa ngành Du lịch trở
thành kinh tế ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch ngày càng được quan tâm và phát
triển xứng tầm.
Với địa hình vô cùng đa dạng, hệ động, thực vật phong phú, những nét văn
hóa truyền thống độc đáo, những vùng đất có lịch sử hình thành lâu đời, nơi lưu giữ
nhiều di tích lịch sử và truyền thống văn hóa đặc sắc, ... tỉnh Quảng Nam nói chung
và thành phố Hội An nói riêng đang sở hữu tiềm năng rất lớn để phát triển nhiều
loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa di sản…
Trong đó, du lịch cộng đồng đang trở thành một hiện tượng được ưu tiên phát
triển trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Những năm gần đây, làng gốm Thanh Hà
đã đang là một điểm đến vô cùng hấp dẫn và thu hút đông đảo khách du lịch đến
tham quan và tìm hiểu. Dựa trên sự phối hợp với chính quyền địa phương, các đơn
vị kinh doanh lữ hành người dân địa phương đang ngày càng tích cực tham gia vào

hoạt động du lịch.
Tuy vậy, du lịch cộng đồng ở Thanh Hà được coi là có tiềm năng phát triển lớn
nhưng, hiện nay loại hình du lịch này vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, người dân
chưa thực sự nhận thức được về vai trò của mình vào hoạt động du lịch. Sự hiểu và
nhận thức của người dân về du lịch có thể góp phần tác động vào quyết định ủng hộ
7

SVTH: Lê Văn Tâm

7

Lớp: K47 HDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

hay không ủng hộ, tham gia hay không tham gia vào hoạt động du lịch tại địa
phương do đó nghiên cứu cũng muốn hướng đến việc tìm hiểu những lý do nào cản
trở sự tham gia hay thuận lợi cho sự tham gia của người dân. Hơn nữa, phương thức
người dân sử dụng những nguồn lực của họ để tham gia cũng như đóng góp ý kiến
của bản thân, mức độ tham gia của họ như thế nào? Người dân đã thật sự sở hữu,
quản lý và hưởng lợi ích từ hoạt động du lịch hay không. Điều này rất có ý nghĩa
cho sự phát triển du lịch cộng đồng tại đây.
Ngoài ra, lượng khách du lịch đến làng gốm này tăng theo từng năm tuy nhiên
vẫn chưa ổn định, thu nhập từ hoạt động du lịch của người dân còn chưa cao, sản
phẩm du lịch còn thiếu sự đa dạng,…
Từ thực trạng trên, nhằm đưa ra những cơ sở về mặt lý luận và thực tiễn về vai
trò của CĐĐP trong công tác phát triển du lịch, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài:

“Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch tại
làng gốm Thanh Hà”. Để có cái nhìn cận cảnh hơn về hoạt động du lịch đang diễn
ra, tác động của nó đối với đời sống của cộng đồng và đề xuất những giải pháp
nhằm nâng cao sự tham gia của người dân vào họat động du lịch.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm tìm kiếm giải pháp thúc đẩy sự tham gia
của người dân vào hoạt động du lịch, cách người dân tận dụng những nguồn lực xã
hội để tham gia hoạt động du lịch cộng đồng, các yếu tố cản trở việc tham gia của
những người này, đồng thời làm rõ mức độ tham gia của người dân. Mục đích này
được thực hiện thông qua các mục tiêu cụ thể như sau:
1. Hệ thống những vấn đề cơ sở lý luận chủ yếu của du lịch dựa vào cộng đồng.
2. Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự tham gia của cộng đồng trong hoạt
động du lịch tại địa phương.
3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự tham gia của người dân vào
hoạt động du lịch.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
8

SVTH: Lê Văn Tâm

8

Lớp: K47 HDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu này tập trung vào các cư dân sinh sống tại làng gốm Thanh Hà.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Tại khu vực làng gốm Thanh Hà, phường Thanh Hà,
thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong thời gian từ 06/02/2017 đến
06/04/2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu:
+ Dữ liệu thứ cấp: Được thu thập từ Internet, Tổng cục du lịch, Phòng Văn
hóa -Thông tin thành phố Hội An, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng
Nam,…
+ Dữ liệu sơ cấp: Thu thập ý kiến đánh giá của người dân về hoạt động du lịch
tại địa phương. Quy trình được điều tra gồm 2 bước:
Bước 1: Thiết kế bảng hỏi dựa trên những nghiên cứu về du lịch cộng đồng
trước đây.
Bước 2: Hoàn chỉnh bảng hỏi và tiến hành phát bảng hỏi.
+ Nội dung điều tra bao gồm:
- Đối với người có tham gia vào hoạt động du lịch tại làng gốm Thanh Hà. Sẽ
điều tra về các hoạt động họ đã tham gia, lý do tham gia, những khó khăn đang gặp
phải và nguyện vọng của họ đối với chính quyền địa phương, các đơn vị kinh doanh
lữ hành.
- Đối với người chưa tham gia vào hoạt động du lịch. Sẽ điều tra về lý do vì
sao họ chưa tham gia, họ có mong muốn tham gia hay không và nếu muốn thì
nguyện vọng của họ như thế nào.
- Đánh giá chung về thực trạng phát triển của hoạt động du lịch của cộng đồng
địa phương.
+ Quy mô mẫu:
Chọn ngẫu nhiên các cư dân đang sinh sống tại địa bàn làng gốm để tiến hành
điều tra và thu thập ý kiến.
9


SVTH: Lê Văn Tâm

9

Lớp: K47 HDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

10

SVTH: Lê Văn Tâm

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

10

Lớp: K47 HDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

4.2. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 18.0 để phân tích và xử lí số liệu thu
thập từ việc điều tra bảng hỏi. Trên cơ sở số liệu thu thập được, tiến hành nhập số
liệu, phân tích thống kê mô tả, kiểm định ANOVA.
Đối với các biến định tính, sử dụng tham đo Likert 5 mức độ từ 1 là “Rất

không đồng ý” đến 5 là “Rất đồng ý”.
4.3. Phương pháp thực địa
Phương pháp này giúp khảo sát điều tra sự chính xác của tư liệu nghiên cứu,
từ đó mà làm tăng tính chính xác, cụ thể và thuyết phục của các kết quả nghiên cứu.
Để hoàn thiện đề tài, tác giả đã đi khảo sát thực tế nhiều lần cũng như tiếp xúc
với người dân địa phương nhằm nắm bắt thêm thông tin về hoạt động du lịch. Bên
cạnh đó, qua việc khảo sát thực tế đã giúp tác giả có cái nhìn tổng quan về tình hình
phát triển tại làng gốm Thanh Hà nói chung và du lịch tại đây nói riêng.
5. Kết cấu của đề tài
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đánh giá tiềm năng và thực trạng sự tham gia của người dân địa
phương vào hoạt động du lịch tại làng gốm Thanh Hà.
Chương 3: Định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự tham
gia của người dân vào hoạt động du lịch tại làng gốm Thanh Hà.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

11

SVTH: Lê Văn Tâm

11

Lớp: K47 HDDL


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Du lịch cộng đồng
1.1.1.1. Một số khái niệm
Ngày nay, du lịch cộng đồng đang trở thành một hiện tượng đang được ưu tiên
phát triển trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Các khái niệm về du lịch cộng đồng
tương đối đa dạng, tuy nhiên chúng đều giống nhau ở một số điểm nhất định.
Viện nghiên cứu Du lịch cộng đồng ở Thái Lan đưa ra định nghĩa về du lịch
cộng đồng như sau:
“Du lịch cộng đồng là phương thức tổ chức du lịch đề cao sự bền vững về môi
trường, văn hóa xã hội. Du lịch cộng đồng do cộng đồng sở hữu và quản lý, vì cộng
đồng và cho phép du khách nâng cao nhận thức về cộng đồng, về cuộc sống đời
thường của họ.”
Ở đây, du lịch cộng đồng được hiểu như là một loại hình du lịch mà trong đó,
mọi hoạt động của nó gắn liền với CĐĐP. Mục đích lớn của du lịch cộng đồng là
tạo điều kiện cho người dân được tham gia vào hoạt động du lịch, góp phần cải
thiện thu nhập và nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư địa phương.
Điều cốt lõi trong các khái niệm về du lịch cộng đồng là chính CĐĐP sở hữu,
quản lý và hưởng lợi từ hoạt động du lịch tại địa phương mình.
1.1.1.2. Vai trò của các bên liên quan trong phát triển du lịch cộng đồng
a. Cộng đồng địa phương
- Đánh giá tiềm năng để ra các quyết định về đầu tư và phát triển du lịch;
- Đầu tư phát triển và cung ứng các sản phẩm dịch vụ du lịch;
- Tiến hành các hoạt động bảo tồn;
- Chủ động liên kết với các đối tác để tổ chức quản lý và tham gia công tác
bảo tồn;
- Xây dựng các quy chế quản lý, tự quản và phân chia lợi ích từ hoạt động du lịch.

b. Chính quyền Trung ương, địa phương và các cơ quan quản lý du lịch
- Hình thành khung pháp lý về phát triển du lịch, bảo tồn và quản lý môi
trường và sử dụng lao động;
12

SVTH: Lê Văn Tâm

12

Lớp: K47 HDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

- Lập quy hoạch du lịch;
- Ban hành chính sách khuyến khích phát triển du lịch;
- Trực tiếp hỗ trợ vốn cho cộng đồng dân cư, các hộ kinh doanh phục vụ du
lịch;
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn, tiếp thị và đào tạo du lịch.
c. Các công ty du lịch, các hãng lữ hành
- Sử dụng người dân điạ phương vào các hoạt động du lịch;
- Tham gia vào quá trình nghiên cứu tiềm năng du lịch;
- Thiết kế tour tuyến, sản phẩm du lịch;
- Nghiên cứu thị trường;
- Tuyên tuyền quảng bá;
- Tổ chức tour;
- Liên kết khai thác tài nguyên du lịch;
- Đóng góp cho hoạt động bào tồn, tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường

và giáo dục du khách;
- Hỗ trợ tài chính, đào tạo cộng đồng.
d. Các cơ quan bảo tồn
- Cung cấp các thông tin, tư liệu về tài nguyên của cộng đồng;
- Xây dựng hoặc hỗ trợ xây dựng các tour tuyến, sản phẩm du lịch;
- Thu hút người dân địa phương vào hoạt động bảo tồn;
- Phối hợp với CĐĐP cung cấp các dịch vụ du lịch.
e. Các tổ chức phi chính phủ
- Hỗ trợ về tài chính cho CĐĐP;
- Hỗ trợ xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch;
- Hỗ trợ xây dựng các chính sách phát triển du lịch;
- Hỗ trợ kỹ thuật triển khai các dự án du lịch cộng đồng.
- Nâng cao năng lực quản lý du lịch cho cộng đồng và chính quyền địa
phương.
f. Khách du lịch
- Hiểu và tôn trọng các đặc trưng văn hóa của địa phương;
13

SVTH: Lê Văn Tâm

13

Lớp: K47 HDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

- Tuân thủ các quy định và quy tắc ứng xử của địa phương;

- Có trách nhiệm trong việc sử dụng các sản phẩm du lịch;
- Hỗ trợ cho CĐĐP về tài chính và chia sẻ kinh nghiệm.
1.1.1.3. Tầm quan trọng của sự tham gia người dân trong hoạt động du lịch
Ngành du lịch dựa vào nền tảng sự sẵn lòng tham gia và ủng hộ của CĐĐP và
do đó, nên được phát triển theo nhu cầu và mong đợi của người dân. Sự ủng hộ của
người dân là thiết yếu cho sự phát triển bền vững (Chen, 2001;Ramchander,2004).
Bởi vì những thái độ tích cực của cư dân là thiết yếu cho sự hải lòng của du khách
và là nguyên nhân khiến du khách quay trở lại. Nếu không có sự ủng hộ của CĐĐP
trong sự phát triển du lịch và những tác động của nó được bàn luận cho sự thành
công của điểm đến trong tương lai (Andriotis, 2005; Yoon et al,2001). Quy hoạch
du lịch có hiệu quả đòi hỏi tính triển vọng của việc hiểu, nhận thức của người dân
về những tác động của du lịch.
1.1.1.4. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương
Để du lịch có thể phát triển thành công và trở thành một công cụ phát triển
cộng đồng, ngoài các điều kiện về tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch,… cần phải lưu ý những điều kiện đặc trưng quan trọng của du lịch cộng đồng
như:
- Cần có sự trao đổi cho chính quyền địa phương: Họ sẽ chịu trách nhiệm cho
việc phát triển du lịch tại địa phương mình và có khả năng bảo vệ và phản ánh
những tâm tư nguyện vọng của người dân địa phương. Họ nên được trao quyền về
chính trị, về phương diện pháp lý cũng như về phương diện tài chính. Phát triển du
lịch cộng đồng đòi hỏi phải có sự tái cấu trúc lại các hệ thống quản lý công và sự
phân phối lại quyền lực và sự giàu có tại các địa phương.
- Cần có sự tiếp cận thông tin một cách công bằng hơn: Các báo cáo và dự án
phát triển cần phải được phổ biến rộng rãi đến mọi người dân, trong đó người dân
cần phải nắm được các thông tin về du lịch trên phạm vi địa phương, quốc gia cũng
như quốc tế. Điều này, cũng góp phần giúp các nhà kinh doanh du lịch tại địa
phương có được các thông tin về cung-cầu sản phẩm du lịch trên thị trường, từ đó

14


SVTH: Lê Văn Tâm

14

Lớp: K47 HDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

hoàn thiện các dịch vụ của mình, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách và cạnh
tranh tốt hơn trên thị trường.
- Sự tham gia của cộng đồng: Sự tham gia ở mức độ cao của cộng đồng trong
việc ra các quyết định tại địa phương sẽ giúp cho cộng đồng cảm thấy họ có vai trò
quan trọng trong sự phát triển tại địa phương.
Đây là những điều kiện cần thiết nhằm giúp cho một mô hình du lịch cộng
đồng phát triển thành công. Vì điều cốt lõi trong phát triển du lịch cộng đồng là
công tác xây dựng quản lý cho CĐĐP. Chúng ta cần phải hiểu rằng du lịch cộng
đồng là mô hình du lịch do cộng đồng tổ chức và quản lý, vì cộng đồng.

15

SVTH: Lê Văn Tâm

15

Lớp: K47 HDDL



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

1.1.1.5. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển cộng đồng địa phương
Kinh tế
Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương
Nâng cao thu nhập cho người dân địa phương
Tăng nguồn quỹ cộng đồng
Xã hội
Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương
Nâng cao lòng tự hào của cộng đồng
Sự phân chia công bằng giữa đàn ông/phụ nữ, người già/thanh
niên
Xây dựng các tổ chức quản lý cộng đồng
Phát triển du
lịch

Chính trị
Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương
Gia tăng quyền lực của cộng đồng
Đảm bảo quyền được quản lý tài nguyên của cộng đồng
Văn hóa
Khuyến khích sự tôn trọng các nền văn hóa khách nhau
Thúc đẩy giao lưu văn hóa
Sự phát triển gắn với văn hóa địa phương
Môi trường
Xem xét cẩn thận về sức chứa của điểm du lịch
Kiểm soát được chất thải

Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường

16

SVTH: Lê Văn Tâm

16

Lớp: K47 HDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

1.2. Cơ sở thực tiễn về vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Tổng quan về thành phố Hội An
Thành phố Hội An nằm ở bờ Bắc sông Thu Bồn. Có địa giới hành chính giáp
với thị xã Điện Bàn ở phía Tây và phía Bắc, với huyện Duy Xuyên ở phía Nam và
biển Đông ở phía Đông. Cách thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Đông Nam, cách
quốc lộ 1A khoảng 9 km đi về hướng Tây.





Diện tích: 61,71 km2
Dân số: 91.993 nhân khẩu (số liệu thống kê năm 2013)
Mật độ dân số: 1.491 người/km2
Cấp đô thị: Loại III, thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam

Từ thế kỷ 16, Hội An đã là một trung tâm mậu dịch quốc tế phồn thịnh nhất
trên hành trình thương mại Đông Tây. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, Hội An
ngày nay còn lưu giữ được một kho tàng di sản văn hóa đồ sộ, đặc sắc và có giá trị
về nhiều mặt. Theo thống kê của Trung tâm Quản lý và Bảo tồn di tích Hội An, trên
địa bàn có 1360 di tích gồm 1068 nhà, 19 chùa, 43 miếu thờ, 23 đình, 38 nhà thờ, 5
hội quán, 11 giếng nước, 1 cầu và 44 ngôi mộ cổ. Trong số đó, tiêu biểu có các công
trình như Chùa Cầu, hội quán Quảng Đông, hội quán Phúc Kiến, nhà cổ Tấn Ký,
nhà cổ Phùng Hưng,… Tháng 12/1999 tại thành phố Marrakesh, Maroc Khu phố
cổ Hội An đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới với những giá
trị nổi bật mang tính toàn cầu của mình.
Bên cạnh kho tàng di sản vật thể, Hội An đồng thời mang trong mình nhiều di
sản văn hóa phi vật thể như các lễ hội, phong tục, tập quán, tín ngưỡng,…. Không
những giàu có về di sản văn hóa, Hội An còn sở hữu nhiều khu vực tự nhiên hấp
dẫn. Có thể kể đến như khu vực Cù Lao Chàm- “Khu dự trữ sinh quyển thế giới”
hay khu rừng dừa Bảy mẫu tại Cẩm Thanh….

17

SVTH: Lê Văn Tâm

17

Lớp: K47 HDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

1.2.2. Tình hình phát triển du lịch ở thành phố Hội An

Biểu đồ 1: Lượng khách du lịch đến Hội An giai đoạn 2013-2016
(Đơn vị: lượt khách)
(Nguồn: Phòng Thương mại và Du lịch Hội An năm 2017)
Trong giai đoạn 2013-2016, tổng lượt khách đến Hội An tăng từ 1.629.725
lượt khách năm 2013, 1.756.916 lượt năm 2014, đạt 2.151.000 lượt vào năm 2015
và đến năm 2016, đạt 2.624.220 lượt khách. Tăng trưởng ổn định đối với cả hai thị
trường khách quốc tế và nội địa. Lý giải cho điều này, khi Hội An đã xúc tiến
quảng bá mạnh mẽ tới nhiều khu vực. Cũng như những nỗ lực trong việc cải thiện
và nâng cao chất lượng dịch vụ, quản lý trong thời gian qua. Năm 2013, Festival Di
sản Quảng Nam lần thứ V được tổ chức có sự tham gia của 18 tỉnh thành. Trong đó,
có nhiều tỉnh thành có di sản được UNESCO vinh danh. Một lần nữa Hội An thêm
khẳng định vị thế trung tâm du lịch lễ hội của mình.
Đến năm 2015, đã có những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế thế giới Hội An
liên tục được các trang báo, tạp chí uy tín toàn cầu vinh danh cộng với chủ trương
kịp thời của thành phố đã phát huy hiệu quả khi đón 2,1 triệu lượt khách.
Đặc biệt, trong năm 2016, nhiều lễ hội đặc sắc diễn ra như Liên hoan Ẩm thực
quốc tế Hội An trong tháng 3, giao lưu văn hóa Hội An-Nhật Bản lần thứ XIV vào
tháng 8 hay kỷ niệm 17 năm Hội An di sản văn hóa thế giới,….thu hút lượng khách
đông đảo đến tham dự. Qua đó, đặt ra nhiều thách thức cho ngành du lịch Hội An về
quản lý, môi trường, an ninh an toàn,…
Biểu đồ 2: Tổng giá trị sản xuất hiện hành từ du lịch của Hội An
giai đoạn 2013-2016
(Đơn vị: triệu đồng)
(Nguồn: Phòng Thương mại và Du lịch Hội An năm 2017)
Bên cạnh những tăng trưởng về lượng khách, du lịch Hội An cũng đạt được
những điểm đáng ghi nhận về tổng giá trị sản xuất (thương mại và dịch vụ). Từ năm
2013 đạt 2.525.122 triệu đồng tăng đến 2.985.987 triệu đồng vào năm 2016, tăng
18

SVTH: Lê Văn Tâm


18

Lớp: K47 HDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

460.865 triệu đồng. Đây là một trong những bước tiến quan trọng của du lịch Hội
An.
Dựa trên sự đầu tư, ủng hộ và hỗ trợ từ nhiều bên (chính quyền cấp phường
cho đến thành phố, các nhà đầu tư,…) hàng loạt các dự án đã được triển khai trên
địa bàn thành phố Hội An. Hiện tại, không chỉ riêng khu vực trung tâm phố cổ du
lịch Hội An đang lan tỏa dần ra các cực: về phía Đông (Cù lao Chàm, Cẩm Thanh),
phía Tây với làng gốm Thanh Hà nối với Điện Bàn, phía Nam tới Cẩm Kim, Duy
Vinh (huyện Duy Xuyên) hay vê hướng Bắc với biển An Bàng.
Đây là một cơ hội lớn cho du lịch các vùng ven đang nổi lên nói chung, đặc
biệt là làng gốm Thanh Hà nói riêng. Bởi Thanh Hà hội tụ nhiều yếu tố về mặt địa
lý, giao thông, cơ sở hạ tầng, nghề truyền thống,… để trở thành một điểm đến hấp
dẫn cho bất cứ du khách nào khi đến Hội An. Một bước tiến đột phá hơn khi vào
năm
1.2.3. Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Thanh Hà
Năm 1516, nghề gốm hình thành ở làng Thanh Chiêm, sau đó dời lên Nam
Diêu (phường Thanh Hà ngày nay). Khi nhà Nguyễn chọn Phú Xuân làm kinh đô,
nhiều nghệ nhân làng gốm Thanh Hà được gọi ra Huế, sung vào đội thợ lành nghề
xây dựng cố cung. Có những người được phong hàm Chánh Ca, Bát Luyện.
Thời thịnh nhất phải kể đến những năm thế kỷ 17-18, cùng nhịp với sự phát
triển của cảng thị Hội An. Bấy giờ, nhà nhà dùng đồ gốm. Người làng nghề gốm

Thanh Hà gánh gồng, trung chuyển từ vùng quê này ra tới Thừa Thiên, đi khắp hang
cùng ngõ hẻm đất Quảng - Đà. Nồi, ấm, khạp, chum vại... là những vật dụng quen
thuộc từ vạt đất sét cuối sông Thu mà nên, vừa nhẹ lại vừa bền. Người làng còn làm
ra ngói cong, gạch đỏ cung cấp cho các ngôi nhà cổ ở Hội An và khu vực lân cận
Về sau, trải qua nhiều biến thiên của thời cuộc, làng gốm Thanh Hà có lúc
tưởng chừng rơi vào quên lãng. Thế nhưng, với tâm huyết của một số nghệ nhân
gắn bó cả cuộc đời với đất và lửa, gốm Thanh Hà dần được phục hồi. Đặc biệt, từ
khi UNESCO công nhận đô thị cổ Hội An là “Di sản văn hóa thế giới”, làng gốm
Thanh Hà đã trở thành điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước, gốm cũng
chuyển mình thêm các sản phẩm mỹ nghệ đẹp mắt.
19

SVTH: Lê Văn Tâm

19

Lớp: K47 HDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

1.2.4. Tình hình phát triển du lịch tại làng gốm Thanh Hà
Bảng 1: Tình hình phát triển du lịch tại làng gốm Thanh Hà
giai đoạn 2013-2016
Tiêu chí

Lượng
khách

(lượt
khách)
Doanh
thu
(triệu
đồng)

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

Năm
2016

28.586

45.788

82.327

140.779

667,97

1.088,

88

1.898,1
0

3.283,7
1

Tốc độ phát triên liên hoàn (%)
Năm
2014/201
3
160,18

Năm
2015/201
4
179,80

Năm
2016/201
5
170,1

163,01

174,32

173,0


(Nguồn: Phòng Thương mại và Du lịch Hội An năm 2017)
Dựa vào bảng số liêu ta thấy, lượng khách du lịch đến làng gốm Thanh Hà
ngày càng tăng, đạt 28.586 lượt khách vào năm 2013. Năm 2014, đạt 45.788 lượt
khách, tương ứng tăng 160,18% so với năm 2013. Trên đà tăng trưởng, du lịch tại
làng gốm lại đón 82.327 lượt khách trong năm 2015, lên tới 140.779 lượt vào năm
2016 (tương ứng tăng tới 170, 1% so với năm 2015). Điều này cho thấy, làng gốm
Thanh Hà đang ngày càng thu hút một lượng khách đáng kể đến thăm quan, tìm
hiểu và trải nghiệm.
Bên cạnh những con số ấn tượng về tổng lượng khách, doanh thu du lịch của
làng gốm cũng tăng trưởng hằng năng từ 667,97 triệu đồng vào năm 2013 lên đến
3.283,71 triệu đồng trong năm 2015. Tốc độ phát triển liên hoàn về doanh thu liên
tục từ 163,01% (năm 2014 so với 2013); 174,32% (doanh thu năm 2015 so với
2014) và đạt 173% so với năm 2015 của 2016. Trong 4 năm liên tiếp (2013-2016),
doanh thu từ du lịch có tốc độ không dưới 160% so với năm trước đó. Chứng minh
sức hút của ngành du lịch và lợi ích của du lịch đến CĐĐP Đây chính là một động
lực khuyến khích cho những cư dân của làng gốm Thanh Hà tích cực hơn nữa trong
hoạt động du lịch, tuy nhiên cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho làng gốm
cần phải giải quyết. Khi phải căn bằng được giữa phát triển và bảo tồn hướng đến
phát triển du lịch một cách bền vững.
20

SVTH: Lê Văn Tâm

20

Lớp: K47 HDDL


Chuyên đề tốt nghiệp


21

SVTH: Lê Văn Tâm

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

21

Lớp: K47 HDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI LÀNG GỐM THANH HÀ
2.1. Giới thiệu tổng quan về làng gốm Thanh Hà
2.1.1. Vị trí địa lý
Làng gốm Thanh Hà thuộc khối 5 phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh
Quảng Nam. Bên cạnh dòng sông Thu Bồn, cách khu phố cổ Hội An khoảng 3km
về phía Tây. Và gần với các tuyến đường giao thông quan trọng kết nối Hội An với
bên ngoài như tỉnh lộ 608B, đường Hùng Vương (đi Vĩnh Điện), Nguyễn Tất Thành
(đi Đà Nẵng) hay tuyến Thanh Hà-Điện Phương-Điện Minh,… Chính bởi vị trí địa
lý hết sức thuận lợi về giao thông thủy bộ như vậy, cùng với lịch sử lâu đời làng
gốm Thanh Hà đã đang trở thành một điểm đến không thể bỏ lỡ cho nhiều du khách
đi đến với Hội An.
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên
2.1.2.2. Địa hình
Địa hình làng gốm Thanh Hà tương đối bằng phẳng. Đặc biệt, các phía bao

quanh làng đều là các dòng sông, trong đó đặc biệt là sông Thu Bồn ở phía Nam.
Thuận lợi cho hoạt động của các phương tiện giao thông, công tác quy hoạch và đầu
tư phát triển tại làng gốm.
2.1.2.3. Khí hậu
Như các địa phương khác thuộc thành phố Hội An, làng gốm Thanh Hà nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vùng Nam Hải Vân, mang tính chất khí
hậu ven biển Miền Trung, nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa, có nền nhiệt độ
cao, nắng nhiều, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông.
Mùa khô từ khoảng tháng 2 đến tháng 8, mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến
tháng Giêng năm sau. Nhiệt độ không khí ở Thanh Hà lệ thuộc nhiều vào khí hậu
nhiệt đới gió mùa (gió mùa đông bắc, gió mùa tây nam, gió mùa đông – đông nam)
và chế độ mưa. Nhiệt độ trung bình năm là 25,60C; nhiệt độ cao nhất: 39,80C; nhiệt
độ thấp nhất: 22,80C.

22

SVTH: Lê Văn Tâm

22

Lớp: K47 HDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

2.1.2.4. Thủy văn
Được bao bọc bởi nhiều con sông, trong đó lớn nhất và tác động lớn nhất là
sông Thu Bồn. Hàng năm, làng gốm Thanh Hà chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi chế

độ lũ của chính dòng sông này. Hiện tại, chính quyền thành phố Hội An đã đang tiến
hành xây dựng đường bờ kè tại làng gốm giúp kiểm soát và ngăn chặn những tác
động tiêu cực từ lũ lụt trên hạ lưu sông Thu Bồn, bên cạnh những điểm tích cực như
giao thông, nguồn lợi thủy sản, cảnh quan,…
2.1.2. Điều kiện kinh tế-văn hóa-xã hội
2.1.2.1. Dân cư
Theo thống kê của thành phố Hội An, làng gốm Thanh Hà 1.455 nhân khẩu
đang sinh sống và làm việc trên địa bàn. Nguồn gốc dân cư tại làng gốm chủ yếu là
cư dân từ Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh,… vào định cư khoảng cuối thế kỷ
15. Đặc điểm phân bố dân cư của làng gốm Thanh Hà dày đặc, đều khắp địa phận
của làng.
Trước đây, hầu hết người dân trong làng đều sản xuất đồ gốm. Nhưng tuy
nhiên hiện nay, chỉ có vài hộ dân tham gia sản xuất gốm và hơn 70 hộ sản xuất gạch
nói cung cấp cho thị trường.
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng-vật chất kỹ thuật
Về hạ tầng giao thông: Điều kiện về giao thông đang được chính quyền và
nhân dân thành phố Hội An và chính làng gốm Thanh Hà rất quan tâm. Khi đã tiến
hành đầu tư, nâng cấp cải tạo thường xuyên các tuyến đường đối ngoại từ khu phố
cổ Hội An hay trung tâm huyện Điện Bàn (quốc lộ 1A) đến. Các tuyến đường đối
nội cũng đã được bê tông hóa kiên cố.
Dọc theo bờ sông Thu Bồn, đã có bến thuyền từ chợ Thanh Hà cho đến đình
Xuân Mỹ để vận chuyển hành khách đi và đến làng gốm nhưng chưa được đầu tư
đúng mức. Bên cạnh đó, việc thiếu bãi đỗ xe cũng là một thực trạng cần giải quyết.
Về cơ sở lưu trú: Trong bối cảnh phát triển chung của ngành du lịch tại Hội
An, các cơ sở lưu trú phát triển khá nhanh về mặt số lượng và chất lượng. Nhiều
homestay của các hộ kinh doanh mở ra ngày càng nhiều. Chất lượng cũng được cải
thiện tích cực.
23

SVTH: Lê Văn Tâm


23

Lớp: K47 HDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

Các điểm thăm quan, giải trí: Thăm quan làng gốm Thanh Hà, du khách có
thể tìm hiểu về nghề truyền thống lâu đời của làng là làm gốm thông qua các hoạt
động như nặn gốm, nung gốm, …Ngoài ra, từ năm 2015 Hội An đã khánh thành
Công viên đất nung Thanh Hà với đa dạng các hiện vật gốm phục vụ du khách và
giới nghiên cứu.
Hệ thống các cửa hàng bán các sản phẩm thủ công bằng gốm và đặc biệt hơn,
trong làng có chợ Thanh Hà. Tại đây, du khách có thể mua sắm và tìm hiểu văn hóa
địa phương.
Về cơ sở ăn uống: Trong làng hiện nay, cũng đã xuất hiện nhiều nhà hàng
phục vụ du khách với nhiều món đặc sản địa phương. Đảm bảo được vệ sinh an
toàn thực phẩm, giá cả đôi lúc không được ổn định và không gian chưa lớn.
2.2. Tổng quan tiềm năng du lịch
2.2.1. Nghề truyền thống lâu đời
Theo lịch sử, cư dân Thanh Hà có nguồn gốc chủ yếu ở vùng Thanh Hóa, Nam
Định, Hải Dương vào định cư từ khoảng cuối thế kỉ 15. Trong buổi sơ khai, khi đồ
dùng của đại bộ phận dân cư chủ yếu là đồ gốm sứ, đất nung thì cư dân ở đây đã
tiếp tục truyền thống của cha ông, khai thác địa thế thuận lợi của vùng đất mới để
phát triển nghề gốm. Theo cách nhớ của người làng Thanh Hà thì năm 1516, nghề
gốm bắt đầu sản xuất tại làng Thanh Chiêm ( nay là khối phố 6 phường Thanh Hà ),
sau đó do không hợp phong thủy nên dời lên Nam Diêu ( tức khối phố 5 phường

Thanh Hà ), Nam Diêu có nghĩa là lò gốm phía Nam.
Nhiều thế kỉ qua, nghề làm gốm và gạch ngói ở Thanh Hà nổi tiếng không chỉ
ở xứ Quảng mà cả nước và nước ngoài.Trong sách Phủ Biên Tạp Lục học giả Lê
Quí Đôn có đề cập đến gốm ” Cochi”, ” Cauchi” ( Giao Chỉ) mà người nước ngoài
ưa chuộng có cả gốm Thanh Hà xứ Quảng.Và kể từ thế kỉ 17 trở lui, do việc tái tạo
thành phố Hội An mà sinh ra ngành gạch ngói rất thịnh hành ở Thanh Hà.
Không chỉ phục vụ cho nhu cầu địa phương các vùng lân cận mà còn trở thành
một mặt hàng trao đổi mua bán cho cả xứ Đàng Trong.

24

SVTH: Lê Văn Tâm

24

Lớp: K47 HDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

2.2.2. Lễ hội, phong tục tập quán-tín ngưỡng
Vào ngày mồng 10 tháng giêng âm lịch hàng năm, hàng trăm hộ dân làng gốm
Thanh Hà, Hội An đều tập trung về miếu Nam Diêu thành kính giỗ tổ trong sự
chứng kiến của đông đảo đại biểu Thành phố và khách du lịch thập phương. Hiện
nay tại Nam Diêu còn miếu Tổ nghề của làng. Hằng năm, người dân làng gốm tổ
chức lễ tế Xuân vào ngày mồng 10 tháng Giêng nhằm cúng tổ tiên, mong cho chư
thần, tổ nghề và các bậc tiền nhân ban cho năm mới bình an, làng nghề phát triển.
Lễ hội làng Gốm, một hoạt động văn hóa tinh thần của cộng đồng cư dân

Thanh Hà - Hội An luôn diễn ra sôi nổi, đậm tính dân gian với nhiều nghi thức cổ
truyền được chính các nghệ nhân và bà con nhân dân trong làng thực hiện.
Ngay từ sáng sớm, phần lễ chính tế Tổ với đoàn rước thần chủ đã diễn hành
qua khắp các ngã đường. Đội hình lân, sư, dàn bát âm, nghi trượng, kiệu thần chủ,
kiệu lư hương gốm cùng hơn 100 nam phụ lão ấu đi từ miếu Nam Diêu về đình
Thanh Chiếm tế lễ. Đây là nơi được cư dân thờ tự, tôn vinh và ngưỡng vọng về
công đức của các vị tổ nghề.
Trong văn tế của Ban cổ lễ do các bô lão chủ trì điều hành theo nghi thức
truyền thống, nài tâm niệm cầu mong quốc thái dân an, nhà nhà an lành, mùa màng
bội thu và tri ân công đức Tổ nghề. Lời tiếng của người hậu thế cũng đã gợi tưởng
niềm tự hào mà bao thế hệ người làng Nam Diêu, Thanh Chiếm, Bộc Thuỷ…hoài
vọng. Ngay sau phần lễ tế chấm dứt, người làng Thanh Hà đa phần “mặc áo vải,
khăn hoa” cùng mời du khách vui hội với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như: cõng
nàng về dinh, lái buôn xuất sắc, thi chuốt gốm, làm con thổi đất nung, nấu cơm
bằng nồi đất, thi đập nồi, bịt mắt đánh trống,...
Sôi nổi nhất là hội đua thuyền, hô hát bài chòi, hát bội diễn ra liên tục từ đêm
trước đến tận tàn ngày hội.
2.2.3. Các di tích lịch sử
Di tích tổ nghề gốm Miếu Nam Diêu
Miếu tổ Nam Diêu được dân làng xây dựng vào năm Tự Đức thứ 21 (1868) tại
ấp Nam Diêu, xã Thanh Hà (nay là khối 5, phường Thanh Hà, thành phố Hội An) để

25

SVTH: Lê Văn Tâm

25

Lớp: K47 HDDL



×