Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

Phát triển du lịch làng nghề truyền thống tranh làng sình xã phú mậu huyện phú vang TT huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA DU LỊCH

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI
PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
TRANH LÀNG SÌNH XÃ PHÚ MẬU
HUYỆN PHÚ VANG – TT HUẾ

Giáo viên hướng dẫn:
Trần Đào Phú Lộc

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Thu Thảo
Lớp : K47/QHCC

Huế, Khóa học 2013- 2017


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Đào Phú Lộc

Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này, đầu tiên tôi xin
gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô giáo đã hết lòng
giảng dạy, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt bốn năm qua,
những kiến thức mà tôi nhận được trên giảng đường Khoa Du lịchĐại học Huế sẽ là hành trang quý giá giúp tôi vững bước trong
tương lai.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy Trần
Đào Phú Lộc - người đã tận tình hướng dẫn về phương pháp nghiên


cứu và chuyên môn, đó là cơ sở giúp tôi hoàn thành tốt chuyên đề
tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Nghệ Nhân Kỳ Hữu Phước và
các anh học viên Cơ Sở Làng Nghề Truyền Thống Tranh dân gian
Làng Sình đã tạo điều kiện, giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt kì thực
tập và đã cung cấp cho tôi nhiều tài liệu quý giá giúp tôi hoàn
thiện bài chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn
bè đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi
hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, bài
chuyên đề này của tôi không tránh khỏi những sai sót. Kính mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để tôi có điều kiện
bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn trong công tác
thực tế sau này.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, ngày 03 tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Thảo

2

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo

2

Lớp: K47QHCC



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Đào Phú Lộc

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Huế, ngày 03 tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thu Thảo

3

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo

3

Lớp: K47QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Đào Phú Lộc
MỤC LỤC

4

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo


4

Lớp: K47QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Đào Phú Lộc
DANH MỤC CÁC BẢNG

5

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo

5

Lớp: K47QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Đào Phú Lộc
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

6

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo

6


Lớp: K47QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Đào Phú Lộc
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập và mở cửa, làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vị
trí quan trọng của mình trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi dân tộc mỗi
quốc gia. Những làng nghề này như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng
biệt, độc đáo không thể thay thế. Một cách giới thiệu sinh động về đất nước và con
người của mỗi vùng, miền, địa phương. Phát triển du lịch làng nghề chính là một
hướng đi đúng đắn và phù hợp, được nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng
bá và phát triển du lịch. Những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch làng nghề
không chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết
nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo
tồn những giá trị văn hoá của dân tộc.
Du lịch làng nghề truyền thống ngày càng hấp dẫn du khách và đang là một
hướng phát triển du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những lợi ích về
kinh tế, xã hội, hình thức du lịch này còn góp phần bảo tồn và phát huy những bản
sắc văn hoá độc đáo của từng vùng miền, địa phương.
Một địa phương muốn thu hút khách du lịch, tạo ra nhiều loại hình du lịch hấp
dẫn đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách thì phải bắt tay vào việc xây dựng và
phát triển các sản phẩm du lịch gắn liền với việc khai thác có chiều sâu và khai thác
đúng tài nguyên du lịch của địa phương đó.
Trong những năm gần đây, loại hình du lịch làng nghề truyền thống ở Việt
Nam ngày càng hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, bởi những giá

trị văn hóa lâu đời và cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trưng ở mỗi vùng.
Đi dọc chiều dài đất nước hình chữ S, du khách gần như có thể dừng chân ở
bất cứ địa phương nào để tìm hiểu về làng nghề truyền thống. Theo thống kê của
Hiệp hội làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có khoảng hơn 3000 làng nghề thủ
công, thuộc 11 nhóm nghề chính là sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt,
giấy, tranh dân gian, gỗ, đá, kim khí.
Thừa Thiên Huế là thành phố festival đặc trưng của Việt Nam, là nơi hội tụ và
phát triển các làng nghề truyền thống đặc trưng đã làm nên bốn kỳ festival nghề
7

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo

7

Lớp: K47QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Đào Phú Lộc

truyền thống ấn tượng thu hút khá nhiều du khách trong nước và quốc tế. Thừa
Thiên Huế là một trong những tỉnh thành có nhiều làng nghề truyền thống nhất ở
Việt Nam, và khi nói đến các làng nghề ở Huế không ai là không biết tới một làng
nghề khá quen thuộc đó là làng nghề truyền thống tranh làng Sình thuộc xã Phú
Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tranh làng Sình là một trong những
làng nghề có truyền thống lâu đời, có những nét đặc trưng riêng so với tranh Đông
hồ hay các làng nghề tranh truyền thống khác ở Việt Nam. Sự phát triển ồ ạt của nền
kinh tế thị trường làm cho tranh làng Sình cũng bị ảnh hưởng một phần nào đó cho
phù hợp với xu thế chung của thị trường. Điều đó tất yếu sẽ ảnh hưởng đến ít nhiều

đền văn hóa truyền thống của tranh làng Sình. Ngày nay, du lịch về với cội nguồn,
về với những nét văn hóa truyền thống của dân tộc đang trở thành loại hình du lịch
được rất nhiều du khách hưởng ứng và ủng hộ. Tiềm năng phát triển du lịch của
tranh làng Sình khá cao do hội tụ được những nét truyền thống lâu đời về văn hóa,
lịch sử. Đồng thời ở các khu vực làng Sình cũng có các điểm di tích nổi tiếng của
Huế như làng nghề hoa giấy Thanh Tiên, di tích lịch sử nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc
từng dạy học, các bãi tắm Thuận An hay các khu nghĩ dưỡng khác… Những yếu tố
đó sẽ bổ trợ, làm phong ph cho chuyến du lịch về với tranh làng Sình. Vì vậy, em đã
chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển du lịch làng nghề truyền thống tranh làng
Sình xã Phú Mậu- huyện Phú Vang-TT Huế” với mong muốn sẽ đóng góp được
phần nào cho sự phát triển du lịch tranh Làng Sình nói riêng và cho các làng nghề
truyền thống Huế nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu:
2.1 Mục đích chung:
Nghiên cứu sự phát triển du lịch làng nghề ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung
và du lịch làng nghề ở huyện Phú Vang nói riêng.

8

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo

8

Lớp: K47QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Đào Phú Lộc


2.2 Mục đích riêng:
Thứ nhất, hệ thống hóa các cơ sở lý luận về du lịch, làng nghề truyền thống,
du lịch làng nghề truyền thống.
Thứ hai, phân tích thực trạng về phát triền du lịch tại làng nghề truyền thống
tranh làng Sình.
Thứ ba, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc phát triển du
lịch làng nghề truyền thống tranh làng Sình
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phát triền du lịch tại làng nghề truyền thống tranh
làng Sình.
Phạm vi nghiên cứu:Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động phát triển du lịch
tại làng nghề truyền thống tranh làng Sình Xã Phú Mậu Huyện Phú Vang Tỉnh TTHuế.
Về mặt thời gian:Đề tài được thực hiện trong vòng 2 tháng (từ tháng 2 đến
tháng 4 năm 2017).
Trong đó :
Số liệu sơ cấp: được thu thập trong quá trình điều tra.
Số liệu thứ cấp: được thu thập từ năm 2014 – 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tôi đã vận dụng phương pháp nghiên cứu, trong đó có một
số phương pháp chủ yếu sau:
a

Phương pháp thu thập thông tin và số liệu:
Thông tin phục vụ cho quá trình nghiên cứu được thu thập từ 2 nguồn cơ bản:

 Thu thập thông tin thứ cấp:

Thu thập thông tin, số liệu từ sở văn hóa thể thao và du lịch TT Huế, web du
lịch, sách báo, tài liệu du lịch, …có liên quan đến đề tài.Trên cơ sở đó, tiến hành
chọn lọc, hệ thống hóa, xử lý để rút ra những nội dung đáp ứng yêu cầu nghiên cứu.


9

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo

9

Lớp: K47QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Đào Phú Lộc

 Thu thâp thông tin sơ cấp:

Thu thập số liệu, thông tin từ lượng bảng hỏi phát ra với đối tượng là du khách
nội địa.
b

Phương pháp khảo sát:
Sau khi xác định các biến dữ liệu cần thu thập dựa trên mục tiêu nghiên cứu,
thì thiết kế được bảng khảo sát dành cho khách du lịch là khách nội địa.
Bảng khảo sát gồm 2 dạng câu hỏi: câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Trong đó, câu
hỏi mở chỉ dùng để lấy thông tin thêm về cảm nhận chung của du khách, của người
dân khi tham gia du lịch tại làng nghề truyền thống tranh làng Sình.

c

Phương pháp xử lý số liệu:


 Đối với số liệu thứ cấp: dùng phương pháp thống kê mô tả, bảng biểu.
 Đối với số liệu sơ cấp: các bảng hỏi sau khi thu về được kiểm tra để loại bỏ những

bảng không hợp lệ, cuối cùng chọn ra 102 bảng hợp lệ để dùng cho nghiên cứu.
d

Phương pháp phân tích thống kê
Sau khi tiến hành điều tra thì đề tài tiếp tục sử dụng phương pháp thống kê để
hệ thống và tổng hợp tài liệu. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên
chương trình SPSS 20.0 với phép phân tích chính là Frequency (phân tích tần số và
giá trị trung bình) để làm rõ các vấn đề phục vụ cho đề tài.
5. Kết cấu đề tài
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về du lịch, làng nghề, làng
nghề truyền thống, sự kết hợp giữa du lịch và làng nghề truyền thống.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG
NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRANH LÀNG SÌNH.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG TRANH LÀNG SÌNH.

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
10

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo

10

Lớp: K47QHCC



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Đào Phú Lộc

1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản
1.1.1. Lý luận về du lịch
1.1.1.1. Khái niệm về du lịch
 Theo U.N.WTO: Du lịch bao gồm tất cả hoạt động của cá nhân đi đến và lưu lại

ngoài nơi ở thường xuyên trong thời gian không dài, <12 tháng với những mục đích
sau: nghỉ ngơi, thăm viếng, thăm quan...
 Từ góc độ tổng quát về khoa học và kỹ thuật: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ

hỗ trợ cho sự tương tác giữa 4 yếu tố sau: du khách, đơn vị cung ứng du lịch, chính
quyền nơi đến du lịch và cư dân địa phương trong quá trình thu hút và phục vụ
khách du lịch ( Theo Michael M.Coltman).
 Theo Luật du lịch Việt Nam: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi

của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn, đáp ứng
nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất
định.
1.1.1.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch
 Nghĩa hẹp: Sản phẩm du lịch là bất cứ cái gì được xã hội thừa nhận( phong tục tập

quán, lễ hội, nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng...) có thể mang ra trao đổi bằng giá trị để
thỏa mãn cái cần và cái muốn của con người.
 Nghĩa rộng: Sản phẩm du lịch là sự kết hợp các dịch vụ và các phương tiện vật chất


trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một thời
gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và hài lòng.
(Trích từ cuốn “ Cẩm nang marketing và xúc tiến bền vững ở Việt Nam”)
1.1.2. Lý luận về làng nghề truyền thống,du lịch làng nghề truyền thống
1.1.2.1 Khái niệm làng nghề,làng nghề truyền thống
Trong những năm qua, có nhiều tác giả nghiên cứu về làng nghề, làng nghề
truyền thống và tiếp cận nó ở các góc độ khác nhau, cụ thể:
Có quan điểm cho rằng, làng nghề là nơi mà hầu như mọi người trong làng
đều làm nghề và lấy nó làm nghề sinh sống chủ yếu. Theo quan điểm này, hiện nay
ở nước ta không có nhiều làng nghề.
11

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo

11

Lớp: K47QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Đào Phú Lộc

Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng “Làng nghề là làng mà tuy vẫn trồng trọt theo
lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ, cũng có một số nghề phụ khác (đan lát…) song đã
nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay
bán chuyên nghiệp, có Phường, có ông Trùm, ông Phó cả… có quy trình công nghệ
nhất định, dân cư sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra các mặt hàng thủ
công”. Quan niệm này phần nhiều chỉ đề cập đến các làng nghề truyền thống, tồn tại
lâu dài trong lịch sử, còn các làng nghề mới hình thành chưa được đề cập đến.

Trong công trình “Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp
hóa” tác giả TS.Dương Bá Phượng cho rằng: “Làng nghề là làng ở nông thôn có
một (hay một số) nghề thủ công tách hẳn khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập”
Tác giả Mai Thế Hởn quan điểm “Làng nghề là làng ở nông thôn, có một hay
một số nghề thủ công hầu như được tách hẳn ra khỏi nông nghiệp để sản xuất độc
lập. Thu nhập từ các làng nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm
của làng” .
Theo Thông tư hướng dẫn số 116/2006/TT-BNN của Bộ NN-PTNT về phát
triển ngành nghề nông thôn được quy định tại Điều 3 Nghị định số 66/2006/NĐ-CP
 Nghề truyền thống là nghề được hình thành lâu đời, tạo ra những sản phẩm đọc đáo,

có tính riêng biệt, đựoc lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị
mai một, thất truyền.
 Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn làng, phum,

sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn có các hoạt động
ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều sản phẩm khác nhau.
 Làng nghề truyền thống - là làng có nghề truyền thống được hình thành lâu đời.

Từ quan điểm tiếp cận của các tác giả Dương Bá Phượng, Mai Thế Hởn và
Thông tư 116, ta thấy làng nghề bao gồm hai thành tố chính là làng và nghề:
 Làng là một tổ chức nông thôn ở nước ta, là sản phẩm tự nhiên phát sinh từ quá

trình định cư và cộng cư của cộng đồng người, ở đó họ sống, làm việc, thể hiện mối
ứng xử văn hóa với thiên nhiên, xã hội. Làng được tổ chức theo khu dân cư, huyết
thống, dòng họ và theo cơ cấu hành chính…
12

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo


12

Lớp: K47QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Đào Phú Lộc

 Làng nghề được phát triển dần theo sự phát triển của đất nước. Lúc đầu các nghề

thủ công được các gia đình ở nông thôn quan niệm là nghề phụ chỉ làm khi nông
nhàn. Nhưng sau đó, số người làm nghề thủ công ngày càng nhiều, tách rời khỏi
nông nghiệp và họ sinh sống chính bằng thu nhập từ nghề đó ngay tại vùng nông
thôn. Ngày nay bên cạnh các nghề thủ công còn có các nghề liên quan đến hoạt
động cung ứng dịch vụ ở nông thôn.
Tiếp thu các điểm hợp lý của các quan điểm trên và theo chúng tôi, làng nghề
là một cụm dân cư, cộng đồng người sinh sống trong các thôn, bản, làng gắn bó với
một hoặc một số ngành nghề thủ công và mang lại thu nhập cho người lao động trên
địa bàn.
Các làng nghề được phân loại theo các tiêu chí sau đây:
 Dựa vào lịch sử hình thành và phát triển của các làng nghề, làng nghề được phân

thành 2 loại:
-

Làng nghề truyền thống: Là những làng nghề đã xuất hiện lâu đời hoặc ít nhất cũng
tồn tại hàng chục năm.

-


Làng nghề mới: Là những làng nghề mới hình thành đặc biệt là trong thời kỳ từ
năm 1986 đến nay.

 Dựa vào số lượng làng nghề của làng mà làng nghề chia ra thành 2 loại:
-

Làng một nghề: Là làng mà ngoài nghề nông có thêm một nghề thủ công chiếm ưu
thế tuyệt đối.

-

Làng nhiều nghề: Là làng mà ngoài nghề nông có thêm từ hai nghề thủ công trở lên.

 Dựa vào ngành nghề, làng nghề được phân thành: Làng nghề chế biến lương thực,

gốm sứ, rèn, vật liệu xây dựng…
Trên cơ sở phân loại làng nghề và do giới hạn nghiên cứu, tôi tiếp cận và đưa
ra khái niệm về làng nghề truyền thống như sau:
Làng nghề truyền thống là cụm dân cư (làng, ấp, thôn…) mà ở đó tập trung
một lực lượng lao động lớn tham gia vào một hoặc nhiều nghề thủ công truyền
thống tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh và đem lại nguồn thu nhập
chủ yếu cho người lao động. Thời gian làm việc của họ chiếm nhiều hơn so với làm
nghề nông. Sản phẩm họ làm ra theo một quy trình công nghệ nhất định, có tính độc
13

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo

13


Lớp: K47QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Đào Phú Lộc

đáo, có tính riêng biệt, trở thành hàng hóa trên thị trường mang bản sắc văn hóa dân
tộc, được hình thành từ lâu đời, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay.
1.1.2.2. Khái niệm về du lịch làng nghề
Du lịch làng nghề là một loại hình du lịch trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa
việc khôi phục, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống với việc khai thác
tiềm năng về văn hóa, cảnh quan, không gian, dịch vụ, và các sản phẩm làng nghề
nhằm phục vụ cho hoạt động du lịch, đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, mua
sắm của con người.
1.1.2.3. Đặc điểm du lịch làng nghề
Du lịch làng nghề có những đặc điểm chủ yếu như sau:
 Một là, du lịch làng nghề có sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển du lịch và phát triển

làng nghề. Vì đối tượng khai thác của loại hình du lịch làng nghề chính là các làng
nghề và làng nghề truyền thống, nên việc phát triển du lịch làng nghề phải luôn luôn
gắn liền với việc bảo tồn, khôi phục và phát triển các làng nghề, trong đó việc bảo
tồn, khôi phục làng nghề ban đầu phải đi trước một bước, tạo điều kiện, cơ sở, động
lực cho du lịch phát triển. Làng nghề là điểm tựa cho du lịch phát triển bền vững.
Ngược lại, khai thác du lịch làng nghề cũng là biện pháp phát triển nghề truyền
thống.
 Hai là, du lịch làng nghề là một loại hình du lịch văn hóa. Vì mỗi làng nghề đều

mang một nét văn hóa đặc trưng riêng, nên du lịch làng nghề cũng “nhuốm” đậm
bản sắc văn hóa. Đã là du lịch văn hóa thì du khách có nhu cầu quan sát, ngắm nhìn,

cảm nhận được các giá trị văn hóa tinh thần, văn hóa hiện vật nơi đến, do đó, giá trị
văn hóa tinh thần và văn hóa hiện vật càng cao, càng thu hút du khách về với làng
nghề.
 Ba là, du lịch làng nghề là một loại hình du lịch gần gũi với thiên nhiên, gần gũi với

sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Do đó, môi trường cảnh quan càng gần thiên nhiên,
sự thân thiện của dân cư càng cao và các yếu tố an toàn được đảm bảo càng có sức
hút với du khách.
 Bốn là, du lịch làng nghề là một loại hình du lịch đòi hỏi phải có sự tham gia của

cộng đồng. Mức độ tham gia của cộng đồng tùy thuộc rất nhiều vào năng lực tổ
14

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo

14

Lớp: K47QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Đào Phú Lộc

chức của các cơ quan chức năng địa phương và phương thức kinh doanh của các
doanh nghiệp, hộ gia đình tại làng nghề.
1.1.2.4. Các yếu tố cơ bản của sản phẩm du lịch làng nghề
Loại hình du lịch làng nghề là một tập hợp của các sản phẩm du lịch làng nghề
cùng thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, mua sắm của du khách đến với làng
nghề. Những yếu tố cơ bản cấu thành nên một sản phẩm du lịch làng nghề gồm:

 Thứ nhất, không gian văn hóa làng nghề: cảnh quan chung, các công trình kiến trúc

(đình, đề, chùa, kiến trúc nhà cửa, lối ngõ…), phong tục, lễ hội, chợ búa, tập quán
canh tác…
 Thứ hai, tính hiện hữu của các hoạt động sản xuất.
 Thứ ba, tính phổ biến các hoạt động trong làng nghề: khoảng 20% số dân làm

nghề.
 Thứ tư, sản phẩm của làng nghề: có nét đặc trưng riêng, có đáp ứng được nhu cầu

mới hay không? (chế tác có kỹ thuật cao, chất lượng cao, mẫu mã, gọn nhẹ v.v…)
 Thứ năm, các giá trị văn hóa của sản phẩm phi vật thể và giá trị thương mại đặc

trưng của sản phẩm vật thể. Bởi các sản phẩm du lịch làng nghề luôn bao gồm trong
nó cả nội dung giá trị vật thể và phi vật thể.

15

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo

15

Lớp: K47QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Đào Phú Lộc

 Sản phẩm phi vật thể, bao gồm:

 Quy trình sản xuất sản phẩm thủ công. Đây chính là hoạt động sản xuất của con

người để làm nên cái hồn của làng nghề và làm nên nét riêng, độc đáo, thu hút
khách du lịch của mỗi làng nghề.
 Cuộc sống đời thực của người dân. Khách du lịch sẽ được “sống” cùng người dân,

tìm hiểu đời sống của người thợ và tham gia vào quá trình sản xuất tại làng nghề.
 Văn hóa lịch sử phát triển của làng nghề. Một trong những đặc điểm của du lịch

làng nghề là khai thác và giới thiệu nếp văn hóa riêng và lịch sử phát triển riêng của
mỗi làng nghề đến với khách du lịch, tạo nên giá trị tăng thêm vô hình cho hình ảnh
của làng nghề và cho chính sản phẩm du lịch.
 Các hoạt động, dịch vụ tăng thêm khác mang đậm nét văn hóa phục vụ du lịch làng

nghề như: lễ hội, trình diễn nghệ thuật, dịch vụ xe trâu…
 Sản phẩm vật thể.

Đây chính là những sản phẩm hữu hình do nghệ nhân tại các làng nghề làm ra,
là kết quả của quá trình sản xuất thủ công. Chúng được dùng để trưng bày và bán
cho khách du lịch theo đơn đặt hàng, hoặc làm quà tặng…
 Thứ sáu, hoạt động thương mại của sản phẩm làng nghề:
-

Nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa

-

Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm

-


Chỉ có sản phẩm của Làng nghề, không phải các sản phẩm của nơi khác bán tại đó.

 Thứ bảy, vị trí của làng nghề: Nằm trên tuyến du lịch nào? Hệ thống giao thông?

Các điểm tham quan du lịch phụ cận là gì? Có hệ thống dịch vụ bổ trợ như ăn uống,
lưu trú v.v… như thế nào?
1.1.2.5. Một số điều kiện để gắn kết làng nghề với du lịch
 Thứ nhất, tạo nhận thức cho dân làng về sản phẩm của chính làng mình.
 Thứ hai, phát triển mẫu mã sản phẩm.
 Thứ ba, ứng dụng về quản lý chất lượng sản phẩm du lịch.
 Thứ tư, đầu tư cơ bản về cơ sở hạ tầng.
 Thứ năm, đào tạo hướng dẫn viên du lịch.
16

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo

16

Lớp: K47QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Đào Phú Lộc

 Thứ sáu, hợp tác với các công ty du lịch lữ hành, nhà tổ chức tour.

1.1.2.6. Ý nghĩa của việc phát triển du lịch làng nghề đối với kinh tế-xã hội
của địa phương nói chung và hoạt động du lịch nói riêng.

 Giới thiệu về quy trình thực hiện sản phẩm và tạo điều kiện cho khách du lịch tham

gia sản xuất sản phẩm, tìm hiểu cuộc sống của người dân địa phương.
 Giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho người dân địa phương trong tỉnh và

nhiều địa phương khác trong nước.
 Quảng bá hình ảnh thương hiệu sản phẩm làng nghề đến nhiều nước trên thế giới

thông qua Website, các công ty lữ hành, tổ chức du lịch và các phương tiện thông
tin đại chúng.
 Bảo tồn, khôi phục và phát triển tiềm năng văn hóa thông qua phát triển du lịch làng

nghề, giới thiệu đến cho du khách những nét đặc trưng mới của các làng nghề, của
vùng, miền.
 Tăng kim ngạch xuất khẩu tại chỗ, đóng góp vào ngân sách của địa phương
 Phát triển làng nghề ở nông thôn có vai trò quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo,

giảm dần sự cách biệt chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn,đặc biệt là
giảm đáng kể tình trạng lao động ở nông thôn ra thành phố tìm việc làm.
 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đa dạng hóa kinh tế nông thôn.
 Giải quyết việc làm, tăng thu nhập.
 Tận dụng nguồn lực, phát huy thế mạnh của địa phương, cung cấp sản phẩm cho xã

hội.
1.2. Những vấn đề thực tiễn về du lịch làng nghề
1.2.1. Khái quát chung về làng nghề Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có bề dày truyền thống lịch sử, là một đất nước có
rất nhiều làng nghề truyền thống độc đáo. Đi dọc chiều dài đất nước hình chữ S, du
khách gần như có thể dừng chân ở bất cứ địa phương nào để tìm hiểu về làng nghề
truyền thống. Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, cùng với quá trình

phát triển kinh tế đất nước, đến nay, số làng nghề và làng nghề truyền thống ở nước
ta có khoảng 2.017 làng nghề ( theo tiêu chí trên 20% số hộ trong làng làm nghề), ,
trong đó vùng đồng bằng sông Hồng có 855 làng nghề, Đông Bắc có 164 làng nghề,
17

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo

17

Lớp: K47QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Đào Phú Lộc

Tây Bắc có 247 làng nghề, Bắc Trung Bộ có 314 làng nghề, Nam Trung bộ có 87
làng nghề, Tây Nguyên không có làng nghề, Đông Nam Bộ có 101 làng nghề, đồng
bằng Sông Cửu Long có 211 làng nghề. Trong số đó, tất cả có khoảng 300 làng
nghề truyền thống, với hơn 150 năm tồn tại và phát triển, thuộc 11 nhóm nghề chính
là sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá, kim
khí (Nguồn thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam,2015). Với sự đa dạng như
vậy, các làng nghề đã góp phần quan trọng vào việc giữ gìn các giá trị văn hoá
truyền thống, đồng thời là chất liệu để phát triển ngành du lịch vốn thừa hưởng
những thế mạnh từ văn hoá.
1.2.1.1 Tiềm năng du lịch làng nghề Việt Nam
Theo các chuyên gia, tiềm năng du lịch làng nghề Việt Nam hiện nay rất lớn.
Mỗi làng nghề gắn với một vùng văn hóa, hệ thống di tích và truyền thống riêng,
như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng độc đáo riêng không thể thay
thế, một cách giới thiệu sinh động về đất nước và con người của mỗi vùng miền, địa

phương ở Việt Nam. Ngoài ra, điểm chung của các làng nghề còn là thường nằm
trên trục giao thông, cả đường bộ lẫn đường sông. Đây chính là điều kiện thuận lợi
cho việc xây dựng các tour, tuyến du lịch. Có thể kể đến các địa phương khá năng
động trong việc phát huy lợi thế làng nghề để phát triển du lịch như Hà Nội, Hà
Tây, Hoà Bình, Bắc Ninh, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng...Nếu du lịch
làng nghề được tổ chức tốt, đáp ứng các nhu cầu tìm hiểu về văn hóa, thậm chí trực
tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tự làm ra sản phẩm độc nhất theo ý mình… của
du khách, các làng nghề chắc chắn sẽ là điểm dừng chân thú vị và hấp dẫn. Đặc biệt
đối với nhu cầu khách du lịch quốc tế ngày càng khắt khe thì đây sẽ là một hình
thức du lịch mới lạ, mang lại những cảm giác khó quên cho du khách về những giá
trị văn hóa đặc sắc khi một lần đặt chân đến Việt Nam.

18

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo

18

Lớp: K47QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Đào Phú Lộc

1.2.1.2. Thực trạng phát triển các làng nghề Việt Nam
Sự phát triển làng nghề và các làng nghề truyền thống đã góp phần thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông
nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn, góp phần giải quyết
việc làm cho nhiều người lao động. Sản xuất tại các làng nghề đã tạo ra nhiều mặt

hàng có giá trị kinh tế cao, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng mỗi năm. Từ khi thực
hiện chủ trương, chính sách về phát triển ngành nghề, làng nghề Việt Nam nói
chung và làng nghề thủ công mỹ nghệ nói riêng đã từng bước ổn định và phát triển.
Giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng tăng, theo số liệu thống kê của
Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft), 6 tháng đầu năm
2015 kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt 860 triệu USD, tăng 7-8% so với cùng kỳ,
trong đó, gốm sứ và mây tre là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành với tỷ
trọng lần lượt là 40% và 35%, nhiều cơ sở sản xuất tại một số làng nghề đã bước
đầu khẳng định được uy tín chất lượng và thương hiệu hàng hoá của mình đối với
khách hàng trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, hiện nay các làng nghề nói chung, làng nghề truyền thống nói riêng
đang đứng trước nhiều khó khăn như:
 Nhu cầu thị hiếu về thẩm mỹ của con người luôn biến đổi theo thời gian nhưng đa

số sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ là sản phẩm truyền thống ở làng nghề vẫn sản
xuất theo mẫu cũ, ít được cải tiến, sáng tạo mới.
 Việc đăng ký thương hiệu hàng hóa và kiểu dáng sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh

trên thị trường khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO chưa được quan tâm.
Do vậy, một số đơn vị còn sao chép, rập khuôn kiểu dáng của nhau hoặc của
nước ngoài đã gặp rắc rối cả về mặt pháp lý và sở hữu trí tuệ.
 Đầu tư quá ít cho nghiên cứu đổi mới công nghệ, thị trường nên hàng thủ công mỹ

nghệ gặp sự cạnh tranh của những mặt hàng cùng loại được sản xuất bằng công
nghệ hiện đại từ các nước trong khu vực.
 Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên khó đáp ứng được đơn đặt hàng với số lượng lớn và

yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng và thời gian giao hàng.

19


SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo

19

Lớp: K47QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Đào Phú Lộc

 Môi trường một số làng nghề bị ô nhiễm do sự phát triển tự phát và sử dụng những

công nghệ sản xuất lạc hậu, đưa đến tình trạng ô nhiễm nặng nề ở một số khu vực
sản xuất tập trung.
 Nguồn tài nguyên cạn kiệt do không có chiến lược, chính sách tái đầu tư trồng mới

và khai thác không có kế hoạch, dẫn đến phát triển nguồn nguyên liệu không đồng
bộ.
 Hệ thống chính sách của nhà nước ban hành chưa đồng bộ; còn chồng chéo chức

năng, nhiệm vụ giữa một số cơ quan, đặc biệt là cơ quan quản lý nhà nước ở địa
phương. Do vậy chưa tập trung cao nguồn lực giữa các ngành để phát triển làng
nghề. Các cơ sở sản xuất tại các làng nghề gặp khó khăn về thực hiện chính sách về
mặt bằng sản xuất, nguồn vốn tín dụng (thủ tục, hạn mức cho vay thấp, lãi suất cho
vay cao, yêu cầu phải có tài sản thế chấp, thời gian cho vay ngắn…).
 Năng lực, kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh của các chủ hộ, cơ sở sản xuất,

trình độ kiến thức về kế toán, hạch toán giá thành bán sản phẩm và tay nghề của

người lao động trong các làng nghề còn hạn chế.
Hệ thống thông tin liên lạc, quảng bá sản phẩm, hệ thống các ngành sản xuất
hỗ trợ, đặc biệt trong các khâu sản xuất, dự báo cung cầu sản phẩm, khai thác và xử
lý nguyên vật liệu phục vụ cho các loại ngành nghề… còn nhiều bất cập, chưa đáp
ứng kịp với nhu cầu phát triển.
1.2.2. Thực trạng du lịch Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2014-2016
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành
kinh tế khác thì ngành du lịch đang dần dần khẳng định vị thế là ngành kinh tế mũi
nhọn trong xu hướng phát triển kinh tế của nước ta cũng như trong xu thế phát triển
của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngành du lịch của Tỉnh đã đạt được một số khả quan, thể hiện ở mức độ tăng
trưởng bình quân cao và ổn định trong suốt thời gian dài, tạo được sự chuyển biến
tích cực trên một số mặt hoạt động và trong nhận thức về du lịch, góp phần nâng
cao mức thu nhập của người dân. Trong những năm gần đây số lượng khách cũng
như ngày khách đến với Huế có xu hướng tăng theo chiều hướng tích cực.
Trong định hướng phát triển kinh tế và trong cơ cấu kinh tế của Thừa Thiên
Huế xác định tập trung đầu tư phát triển du lịch thành một ngành công nghiệp, động
20

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo

20

Lớp: K47QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Đào Phú Lộc


lực chính cho phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững, đảm bảo môi trường
sinh thái, cảnh quan, bảo tồn và phát huy hợp lý tiềm năng, lợi thế để tạo ra các loại
hình du lịch của cả nước, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo
hướng tận dụng lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồi dào để giải
quyết việc làm, tạo thu nhập cho nhân dân. Cùng với sự phát triển của du lịch cả
nước, du lịch Thừa Thiên Huế cũng có những bước tiến lớn, số lượng lao động
được thu hút vào ngành du lịch ngày một tăng
Bảng 1.1: Tình hình du lịch Huế qua 3 năm (2014 – 2016)
STT

Chỉ tiêu

1

Tổng khách du lịch
Khách
1745213 2054370 2544762
Quốc tế
Khách
708430
806415
867904
Nội địa
Khách
1036783 1247955 1676858
Tổng lượt khách
Lượt khách 1486433 1604350 1729540
Quốc tế
Lượt khách 612463
653856

730490
Nội địa
Lượt khách 873970
950494
999050
Tổng ngày khách
Ngày khách 3002595 3304961 3486620
Quốc tế
Ngày khách 1237175 1340405 1467740
Nội địa
Ngày khách 1765419 1964556 2018880
Doanh thu
Triệu đồng
1338530 1657496 2209795
Lao động
Người
8100
9600
9550
(Nguồn: Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, 2016)

2
3
4
5

ĐVT

2014


2015

2016

Thông qua bảng ta nắm rõ được tình hình du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3
năm qua càng ngày càng tăng, đặc biệt năm 2015 đã đạt một kết quả bất ngờ, tổng
lượng khách tham quan và du lịch đã lên tới 2.544.762 khách, doanh thu đạt tới
2.209.795 triệu đồng, tăng hơn 33,32% so với năm 2014. Tổng khách du lịch quốc
tế và nội địa đến Huế tính đến năm 2016 tăng 41,6% so với năm 2014, biểu đồ sẽ
biểu diễn rõ hơn về những thông số chỉ tổng lượng khách đến Huế này.
Đơn vị tính: khách du lịch
Biểu đồ 1: Tình hình lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đến tỉnh
Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2014-2016)
(Nguồn: Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, 2016)

21

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo

21

Lớp: K47QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Đào Phú Lộc

Qua số liệu ở bảng , ta cũng thấy rõ doanh thu du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế
qua 3 năm (2014-2016) cũng tăng dần, tỷ lệ thuận với tốc độ tăng số lượng khách

du lịch đến Huế.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Biểu đồ 2: Tình hình doanh thu du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
qua 3 năm (2014-2016).
(Nguồn: Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, 2016).

22

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo

22

Lớp: K47QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Đào Phú Lộc

1.2.3. Thực trạng phát triển du lịch các làng nghề ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế có tất cả 88 làng nghề trong đó có 69 làng nghề
truyền thống và 8 làng nghề, 8 làng nghề tiểu thủ công nghiệp và 11 làng nghề mới du
nhập (Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế, 2016). Trong đó, mới có một số
làng nghề truyền thống phục vụ du lịch như: làng đúc đồng ở phường Đúc, điêu khắc
Mỹ Xuyên, làng mộc mỹ nghệ Dương Nỗ, làng tranh giấy làng Sình, làng gốm Phước
Tích, làng nón Đông Đỗ, làng thêu An Xuân, làng hoa giấy Thanh Tiên…Số lượng các
làng nghề phục vụ du lịch là rất thấp, tính đến nay không quá 15 làng nghề phục vụ du
lịch, tốc độ tăng về số lượng làng nghề là chậm, trung bình hàng năm chỉ phát triển
làng nghề truyền thống đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Bảng 1.2: Bảng liệt kê các làng nghề trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên Huế phân theo nhóm ngành nghề sản xuất (tính đến năm 2016)
Tên nhóm ngành nghề sản xuất của các làng

Số lượng

nghề
làng nghề
1. Tre đan, nón lá và chổi đót
35
2. Chế biến lương thực, thực phẩm (bún, bánh 18

% so tổng số làng
nghề hiện có
39,7
20,4

đa, nước mắm, dầu lạc,…)
3. Dệt lưới và dệt dèn
11
12,5
4.Sản xuất mộc mỹ nghệ, cao cấp và dân dụng
7
7,9
5. Sản xuất đá chẻ
4
4,6
6. Sản xuất gạch ngói và gốm nung
3
3,4
7. Rèn và sản xuất hàng ngũ kim gia dụng

3
3,4
8. Đúc đồng
2
2,3
9. Tranh giấy và Hoa giấy
2
2,3
10. Thêu
2
2,7
11. Sản xuất dầu tràm
1
1,2
TỔNG CỘNG
88
100
( Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế tính đến tháng 1 năm 2016).
Căn cứ kết quả điều tra từ Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế, hầu hết các
làng nghề đang gặp khó khăn về thị trường, bởi khả năng cạnh tranh của sản phẩm
còn yếu do mẫu mã chậm đổi mới,…Chỉ có các làng nghề hoạt động trong các
nhóm nghề chế biến thực phẩm (sản xuất bún và nước mắm) là hoạt động khá tốt.
Phân loại theo mức độ hoạt động tốt, trung bình và yếu (có nguy cơ mất nghề) của
88 làng nghề thì kết quả cụ thể chỉ có 12 làng nghề hoạt động tốt, chiếm 13,5%, 68
làng nghề hoạt động trung bình, chiếm 77,2% và 08 làng nghề (chiếm 7,2% tổng
các làng nghề) đang hoạt động khó khăn, có nguy cơ mất nghề đó là các làng nghề:
23

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo


23

Lớp: K47QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Đào Phú Lộc

ép dầu lạc Văn Xá, 04 làng nghề dệt dèn và cùng 01 làng tre đan của đồng bào dân
tộc xã Nhâm ở A lưới.
Bảng 1.3: Bảng liệt kê tình hình hoạt động của các làng nghề ở tỉnh
Thừa Thiên Huế phân theo nhóm nghề (tính đến năm 2016)
Phân loại mức độ hoạt động theo số
Tên nhóm ngành nghề

lượng làng nghề
Tốt
Trung bình
Yếu
1. Đúc đồng Huế
1
1
2. Mộc mỹ nghệ và cao cấp
3
4
3. Chế biến thực phẩm và lương thực
6
11
1

4. Sản xuất gạch ngói và gốm nung
1
1
1
5. Tren đan nón lá, chổi đót
1
33
1
6. Rèn và sản xuất đồ ngũ kim gia dụng
2
1
7. Sản xuất đá chẻ
4
8. Tranh giấy và hoa giấy
2
9. Thêu
2
10. Dệt lưới và dệt dèn
7
4
11. Sản xuất dầu tràm
1
TỔNG CỘNG
12
68
8
( Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế tính đến tháng 1 năm 2016)
Từ năm 2000 Huế đã được chọn là thành phố Festival của Việt Nam thì việc
xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống như trên là chưa đạt. Đây là thực
trạng mà các cấp chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và Nhà nước nói

chung phải thực sự quan tâm, đầu tư để đẩy mạnh quá trình xây dựng các làng nghề
truyền thống thành các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch, có vậy mới vừa
khôi phục và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam vừa có thể quảng bá nước ta
tới các nước trong khu vực và trên thế giới.

24

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo

24

Lớp: K47QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Đào Phú Lộc

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG TRANH LÀNG SÌNH
2.1. Giới thiệu khái quát về làng nghề truyền thống tranh làng Sình
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Làng Sình là một làng nằm ven sông Hương được thành lập vào
khoảng thế kỷ 15, đối diện bên kia sông là Thanh Hà, một cảng sông nổi tiếng thời
các chúa ở Đàng Trong, còn có tên là Phố Lở, sau này lại có phố Bao Vinh, một
trung tâm buôn bán sầm uất nằm cận kề thành phố Huế. Đây còn là một trung tâm
văn hóa của vùng cố đô, có chùa Sùng Hoátrong làng đã từng là một trong những
chùalớn nhất vùng Hóa Châu xưa.
“Đò từ Đông Ba đò qua đập đá
Đò từ Vĩ Dạ thẳng ngã ba Sình”

Câu ca gợi cho ta cảnh một ngôi làng quê ven sông thanh bình với sông
Hương êm đềm với mái đình cổ kính luôn luôn lắng đọng trong mỗi người con ở
chính vùng đất này.
Nói đến làng Sình là nói đến các di tích các lễ hội truyền thống dân gian:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Đến ngày hội vật nhớ quay về Sình”
Đó là câu ca dao ở Huế nhắc nhở mọi người hãy quay về làng Sình, xã Phú
Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế vào ngày mồng 10 tháng Giêng hằng
năm để xem hội vật ngay giữa sân đình.
(Nguồn Internet)
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Người dân làng Sình sống cơ bản về nông nghiệp, nhưng do vị trí sát kề đế đô
lại thuận tiện giao thông, có nhiều người buôn bán và làm thủ công, trong đó có
nghề làm tranh thờ in ván khắc gỗ còn màu tô tay.
Làng Sình có diện tích vào khoảng 40 mẫu với dân số trên 200 hộ gia đình
sinh sống với khoảng 950 người. Nguồn gốc dân cư của làng phần lớn là dân từ các
tỉnh phía Bắc(Thanh-Nghệ-Tĩnh) vào từ giữa thế kỉ XV.
2.1.3 . Lịch sử hình thành và phát triển của tranh làng Sình
25

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo

25

Lớp: K47QHCC


×