Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
.............o0o..............

PHẠM THỊ TRANG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG Ở HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
.............o0o..............

PHẠM THỊ TRANG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG Ở HÀ NỘI
Chuyên ngành : QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số
: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHAN KIM CHIẾN
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Nhân dịp này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ của các
thầy cô giáo Trƣờng đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, những
ngƣời đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức bổ ích và đã tạo mọi điều kiện
giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này, đặc biệt sự quan tâm tận tình chỉ dẫn của
PGS. TS Phan Kim Chiến là ngƣời hƣớng dẫn tơi trong suốt q trình thực
hiện luận văn.
Một lời cảm ơn cuối cùng đó là gia đình, bạn bè, đồng nghiệp những
ngƣời đã ln động viên, khích lệ và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tác giả

PHẠM THỊ TRANG


MỤC LỤC
MỤC LỤC

CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. ii
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG ................................................................................................................. 5
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................. 5
1.2.Cơ sở lý luận về phát triển du lịch làng nghề truyền thống ........................ 8
1.2.1 Một số vấn đề về làng nghề truyền thống và du lịch làng nghề ........... 8
1.2.2 Nội dung phát triển du lịch làng nghề truyền thống: ........................... 15
1.2.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch làng nghề .................... 21
1.2.4 Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển du lịch làng nghề ........... 26
1.3 Kinh nghiệm phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở một số địa phƣơng
tại Việt Nam và bài học rút ra đối với Hà Nội. ................................................ 27
1.3.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở một số địa
phƣơng tại Việt Nam. ................................................................................... 27
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Hà Nội. ....................................................... 33
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................... 38
2.1 Phƣơng pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử. ..................................................................................................................... 38
2.2 Các phƣơng pháp cụ thể ............................................................................ 39
2.2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu thực tế:............................................................ 39
2.2.2 Phƣơng pháp thu thập,thông tin, dữ liệu, số liệu và xử lý thông tin: ........ 39
2.2.3 Phƣơng pháp thống kê mô tả .............................................................. 40
2.2.4 Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp ....................................................... 40
2.2.5 Phƣơng pháp so sánh .......................................................................... 40


2.2.6 Các phƣơng pháp khác ....................................................................... 41
Tiểu kết Chƣơng 2 ................................................................................................ 41

Chƣơng 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỪ 2011 - 2014..... 42
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc điểm làng nghề truyền thống ở Hà
Nội .................................................................................................................... 42
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ..................................................... 42
3.1.2 Đặc điểm làng nghề truyền thống ở Thành phố Hà Nội ...................... 50
3.2 Thực trạng phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở Thành phố Hà Nội
thời gian từ 2011 – 2014................................................................................... 53
3.2.1 Hiện trạng tổ chức và quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch ........ 53
3.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lich .............................................. 54
3.2.3 Các tour du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội: ............................. 55
3.2.4 Lƣợt khách du lịch đến làng nghề truyền thống ở Hà Nội và doanh thu
phát triển du lich làng nghề ở Hà Nội:.......................................................... 60
3.2.5 Các hình thức của hoạt động du lịch làng nghề: .................................. 62
3.2.6 Sản phẩm du lịch của các làng nghề .................................................... 65
3.3 Thành tựu và những vấn đề đặt ra từ thực trạng của hoạt động du lịch làng
nghề truyền thống ở Hà Nội trong phát triển kinh tế - xã hội .......................... 67
3.3.1 Thành tựu: ............................................................................................ 67
3.3.2 Những vấn đề đặt ra từ thực trạng của hoạt động du lịch làng nghề truyền
thống ở Hà Nội.............................................................................................. 68
Chƣơng 4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN
DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI .......... 77
4.1 Định hƣớng phát triển du lịch làng nghề truyền thống của Hà Nội: .......... 77
4.2 Một số giải pháp phát triển du lịch làng nghề theo hƣớng bền vững ở Hà Nội.
.......................................................................................................................... 78
4.2.1 Hoạt động quản lý du lịch .................................................................... 78
4.2.2 Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch


...................................................................................................................... 80

4.2.3 Xây dựng hệ thống sản phẩm làng nghề phục vụ du lịch .................... 82
4.2.4 Xây dựng các chƣơng trình du lịch làng nghề ..................................... 87
4.2.5 Xây dựng bản đồ du lịch làng nghề tại Hà Nội ................................... 90
4.2.6 Đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch làng nghề .......... 90
4.2.7 Bảo vệ cảnh quan môi trƣờng làng nghề ............................................. 92
4.2.8 Gìn giữ phát triển các giá trị văn hóa của làng nghề ........................... 93
4.2.9Mơ hình gắn kết giữa làng nghề và các công ty du lịch ....................... 94
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 98
PHỤ LỤC 1 Danh sách các làng nghề truyền thống ở Thành phố Hà Nội
PHỤ LỤC 2 Phiếu điều tra về khách du lịch đến làng nghề
PHỤ LỤC 3: Mẫu điều tra phỏng vấn về làng có nghề


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1.

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

2.

HĐND


Hội đồng nhân dân

3.

LN

Làng nghề

4.

LNTT

Làng nghề truyền thống

5.

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

6.

TP

Thành phố

7.

HTX


Hợp tác xã

8.

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

9.

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 3.1 Danh sách các làng nghề theo tính chất của sản phẩm


51

2

Bảng 3.2 Số liệu khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn

60

3

Bảng 3.3 Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2011 – 2014

62

4

Bảng 3.4 Biểu đồ cơ cấu các hình thức du lịch làng nghề

63


LỜI MỞ ĐẦU
1.Lời nói đầu
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập và mở cửa, làng nghề truyền thống đang dần lấy
lại vị trí quan trọng của mình. Những làng nghề này nhƣ một hình ảnh đầy
bản sắc, khẳng định nét riêng biệt, độc đáo không thể thay thế. Đó cũng là
một cách giới thiệu sinh động về đất, nƣớc và con ngƣời của mỗi vùng, miền,
địa phƣơng. Phát triển du lịch làng nghề chính là một hƣớng đi đúng đắn và
phù hợp, đƣợc ƣu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch.

Những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ thể hiện
ở những con số tăng trƣởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết nguồn lao
động địa phƣơng mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn
những giá trị văn hố của dân tộc. Đó là những lợi ích lâu dài.
Những năm gần đây, các làng nghề thủ công truyền thống của Hà Nội
ngày càng hấp dẫn du khách trong và ngồi nƣớc, bởi những giá trị văn hóa
lâu đời và sự sáng tạo của những ngƣời thợ làng nghề qua từng sản phẩm thủ
cơng đặc trƣng.
Hà Nội có nhiều làng nghề hình thành từ lâu đời, trở thành những
điểm đến hấp dẫn du khách trong nƣớc và quốc tế nhƣ: Lụa Vạn Phúc, khảm
trai Chuyên Mỹ, thêu Quất Động, sơn mài Duyên Thái, mộc Chàng Sơn, rèn
Đa Sỹ, đúc đồng Ngũ Xã... Làng nghề Hà Nội nằm dọc các trục giao thơng
và gắn liền với những di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, nên thuận lợi cho các
cơng ty du lịch lữ hành đầu tƣ, xây dựng những tour, tuyến du lịch phục vụ
du khách.
Với mỗi làng nghề Hà Nội, du khách sẽ tìm thấy những giá trị văn hoá
truyền thống ẩn chứa trong cảnh quan quen thuộc của đồng bằng Bắc Bộ:
cổng làng, đền thờ tổ nghề, nhà cổ hàng trăm năm tuổi, mái đình cổ kính,


giếng nƣớc hay trong từng sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo đƣợc lƣu
truyền qua bao thế hệ.
Tuy nhiên, thời gian qua hoạt động du lịch làng nghề ở Hà Nội còn tự
phát, chƣa tổ chức chặt chẽ và chuyên nghiệp, thể hiện ở việc bán hàng giá
cao, xuất xứ không phải từ làng nghề cho khách, thái độ thiếu thân thiện, ô
nhiễm môi trƣờng ngày càng trầm trọng, thời gian du khách ở lại làng nghề
rất thấp hạn chế nhu cầu chi tiêu, thông tin thị trƣờng du lịch làng nghề
không đầy đủ, sự kết hợp các điểm du lịch làng nghề với các điểm du lịch
sinh thái, lễ hội chƣa phù hợp, một số công ty lữ hành xây dựng chƣơng trình
du lịch làng nghề cịn mang tính hình thức... Chính vì vậy, để khai thác thế

mạnh, tiềm năng du lịch làng nghề, cần phải xây dựng chƣơng trình phát
triển du lịch làng nghề truyền thống.
Phát triển du lịch làng nghề truyền thống là một hƣớng đi đúng đắn và
phù hợp của Hà Nội. Xuất phát từ thực tế đó,tác giả chọn đề tài“Phát triển
du lịch làng nghề truyền thống ở Hà nội ” để thực hiện luận văn thạc sĩ
chuyên ngành quản lý kinh tê, chƣơng trình định hƣớng thực hành.
Câu hỏi nghiên cứu của luận văn là: Cơ quan quản lý Nhà nƣớc có
những chính sách quản lý và phát triển du lịch làng nghề truyền thống gì.
Các làng nghề truyền thống trên Thành phố Hà Nội cần phải làm gì và làm
nhƣ thế nào để phát triển du lịch.
1.2 Mục đích và nhiệm vu ̣ nghiên cƣ́u:
1.2.1. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của luận văn là xây dựng các làng nghề truyền
thống thành các điểm thu hút du lịch phát triển. Từ đó, đề xuất các giải pháp
hồn thiện nhằm phát triển du lịch các làng nghề truyền thống ở thành phố
Hà Nội hiện nay.


1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về phát triển du lịch ở làng
nghề truyền thống.
-Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch ở làng nghề truyền thống
của một số địa phƣơng ở Việt Nam, trên cơ sở đó rút ra bài học có thể áp
dụng cho làng nghề truyền thống ở thành phố Hà Nội.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động việc phát triển du
lịch ở làng nghề truyền thống ở thành phố Hà Nội.
- Xác định định hƣớng, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn
thiện quản lý hoạt động phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở thành phố
Hà Nội.
1.3. Đối tƣợng và pha ̣m vi nghiên cƣ́u:

1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là sự
phát triển du lịch làng nghề truyển thống ở thành phố Hà Nội.
1.3.2. Phạm vi nghiên cƣ́u:
+ Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu sự phát triển du lịch
làng nghề truyền thống ở thành phố Hà Nội.
+ Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng sự phát triển
du lịch làng nghề truyền thống ở thành phố Hà Nội thời gian từ 2011 - 2014.
Các giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động phát triển du lịch làng nghề
truyền thống ở thành phố Hà Nội thời gian từ 2011 – 2014 định hƣớng đến
năm 2020.
1.4.Phƣơng pháp nghiên cứu:
1.4.1 Phƣơng pháp luận:Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử.
1.4.2 Các phƣơng pháp cụ thể
 Phƣơng pháp thu thập thông tin ,dữ liệu,số liệu


 Phƣơng pháp thống kê mô tả
 Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
 Phƣơng pháp so sánh
 Các phƣơng pháp khác.
2. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, Luận
văn gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1.Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn
về việc phát triển du lịch làng nghề truyền thống.
Chƣơng 2.Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Thực trạng về việc phát triền du lịch làng nghề truyền
thống ở Thành phố Hà Nội trong thời gian từ 2011 - 2014.
Chƣơng 4. Định hƣớng và các giải pháp nhằm phát triển du lịch làng

nghề truyền thống ở Thành phố Hà Nội.


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG
NGHỀ TRUYỀN THỐNG
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
- Các cơng trình nghiên cứu tổng quan về cơng nghiệp hóa – hiện đại
hóa nơng nghiệp, nơng thơn.
- Các cơng trình nghiên cứu về thủ cơng nghiệp, nghề cổ truyền và
vấn đề mơi trƣờng gắn bó với làng nghề.
- Các cơng trình nghiên cứu về tình hình sản xuất và kinh doanh của
làng nghề và làng nghề truyền thống.
- Các cơng trình nghiên cứu về phát triển du lịch.
Làng nghề truyền thống luôn là một trong những đề tài hấp dẫn đối
với nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Đã có rất nhiều các cơng trình
nghiên cứu về làng nghề với các đề tài nhƣ vai trò của làng nghề trong việc
phát triển kinh tế xã hội, sự biến đổi của các làng nghề trong giai đoạn mới...
Các cơng trình nghiên cứu tổng qt về làng nghề truyền thống Việt
Nam nhƣ:
+ Bùi Văn Vƣợng, 2002. Làng nghề thủ cơng truyền thớng Việt Nam:
NXB Văn hóa thông tin. Nêu lên một cách khái quát về các làng nghề truyền
thống của Việt Nam.
+ Phạm Thị Thảo, 2007. Phát huy nghề và làng nghề truyền thớng:
Viện Văn hóa Dân tộc.
+ Của hai tác giả Trần Quốc Vƣợng và Đỗ Thị Hảo, 2010. Làng nghề,
phố nghề Thăng Long - Hà Nội: NXB Đại học Quốc Gia. Đã chỉ rõ sự hình
thành làng nghề, cách truyền nghề và những giá trị văn hóa của làng nghề
Thăng Long – Hà Nội.



+ Luận án tiến sỹ kinh tế của Mai Thế Hởn, 2000. Phát triển làng
nghề truyền thớng trong q trình CNH - HĐH ở vùng ven Thủ đô Hà Nội:
Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Đã đi sâu phân tích đánh
giá tiềm năng, thực trạng của việc phát triển làng nghề truyền thống cả
những mặt đƣợc và chƣa đƣợc, cũng nhƣ vấn đề bức bách đặt ra cần giải
quyết nhƣ: chủ trƣơng; chính sách và luật pháp; vốn đầu tƣ cho sản xuất; vấn
đề môi trƣờng; về thị trƣờng và tiêu thụ sản phẩm; về trình độ quản lý của
ngƣời lao động. Đề xuất đƣợc những phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển
làng nghề truyền thống vùng ven thủ đô Hà Nội theo hƣớng CNH, HĐH.
+ Của TS Dƣơng Bá Phƣợng, 2001. Bảo tồn và phát triển các làng nghề
trong q trình cơng nghiệp hóa: NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Tác giả đã đề
cập những vấn đề chung về làng nghề, vai trò, tác động và những nhân tố ảnh
hƣởng tới sự phát triển của làng nghề. Đồng thời đi sâu phân tích thực trạng tình
hình sản xuất kinh doanh của các làng nghề về lao động, vốn, công nghệ thị
trƣờng tiêu thụ của sản phẩm và môi trƣờng trong các làng nghề.
+ TS Trần Công Sách làm chủ nhiệm, 2003 . Tiếp tục đổi mới chính
sách và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của làng nghề truyền thống ở
Bắc Bộ đến năm 2010: Đề tài khoa học của Bộ Thƣơng Mại, Hà Nội . Các tác
giả đã luận giải khá rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trị của LNTT
và vai trị của các chính sách, giải pháp tiêu thụ sản phẩm của các LNTT
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để phân tích, đánh giá thực trạng
phát triển và tác động của các chính sách và giải pháp của Nhà nƣớc để tiêu
thụ sản phẩm LNTT ở Bắc Bộ.
+ Ban kinh tế Trung Ƣơng chủ trì và TS Nguyễn Tấn Trịnh làm chủ
nhiệm, 2002. Kết quả nghiên cứu sự hình thành và phát triển của làng nghề
mới gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng CNH – HĐH
vùng Đồng Bằng Sông Hồng: Đề tài Khoa học. Đã tập trung đi sâu phân tích



thực trạng quá trình hình thành và phát triển các làng nghề mới, gắn với quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
+ Luận án Tiến sỹ kinh tế của Trần Minh Yến, 2003. Phát triển làng
nghề truyền thống ở nơng thơn Việt Nam trong q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa: Viện kinh tế học, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn
Quốc gia. Luận án đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về làng nghề
truyền thống ở nông thôn theo những quan điểm của khoa học kinh tế chính
trị Mác – Lênin và đƣờng lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam và làm rõ
vai trò của làng nghề truyền thống ở nông thôn từ khi đổi mới đến nay.
+ Của TS Mai Thế Hởn, GS, TS Hồng Ngọc Hịa, PGS, TS Vũ Văn
Phúc ( đồng chủ biên), 2003. Phát triển làng nghề truyền thớng trong q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa: NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, . Các
tác giả đã tập trung nghiên cứu làm rõ phạm trù làng nghề truyền thống, đặc
điểm hình thành và vị trí, vai trò của LNTT đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội qua các thời kỳ lịch sử.
+ Các luận văn nghiên cứu về phát triển du lịch làng nghề truyền
thống nhƣ: của tác giả Đặng Thị Liên, 2008. Phát triển du lịch làng nghề
truyền thống tại làng gốm Bát Tràng: Đại học Vinh. Một đề tài nghiên cứu
vi mô về 1 làng nghề ở Hà Nội để tham khảo.
+ Ngồi ra, cịn một số bài báo nghiên cứu về làng nghề, làng nghề
truyền thống đăng trên các tạp trí khoa học.
Tóm lại, có thể nói cho đến nay chƣa có cơng trình nào nghiên cứu
tổng thế về phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội dƣới góc độ
quản lý kinh tế. Vì vậy, đây là đề tài độc lập, không trùng tên và nội dung với
các cơng trình khoa học đã cơng bố.


1.2. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch làng nghề truyền thống
1.2.1 Một số vấn đề về làng nghề truyền thống và du lịch làng nghề
1.2.1.1 Khái niệm làng nghề truyền thống

 Làng nghề
Cho tới nay vẫn chƣa có một khái niệm thớng nhất về “làng nghề”.
Theo cớ giáo sƣ Trần Quốc Vƣợng(2010, trang 16), các làng nghề nhƣ: Bát
Tràng (Hà Nội); Phù Lãng, Đa Hội, Đồng Kỵ (Bắc Ninh); Vạn Phúc, Chàng
Sơn (Hà Nội)... là làng ấy, tuy có trồng trọt theo lới tiểu nơng và chăn ni
(ni lợn, gà, vịt.) cũng có một sớ nghề phụ khác (đan lát, làm giấy, trạm
khắc.) song đã nổi trội một nghề cổ truyền tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ
cơng chun nghiệp hay bán chun nghiệp có phƣờng (cơ cấu tổ chức), có
ơng trùm, ơng phó cả cùng một sớ thợ và phó nhỏ, đã chun tâm và có một
quy trình cơng nghệ nhất định, sớng chủ yếu đƣợc bằng nghề đó và sản xuất
ra những mặt hàng thủ cơng, những mặt hàng này có tính mỹ nghệ cao đã
trở thành sản phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp thị, thủ công và tiến tới mở
rộng ra thị trƣờng nƣớc ngoài.
Một số các quan niệm khác nhau về làng nghề nhƣ sau:
- Quan niệm thứ nhất: Làng nghề là nơi mà hầu hết mọi ngƣời trong

làng đều hoạt động cho nghề ấy và lấy đó làm nghề sống chủ yếu.
- Quan niệm thứ hai: Làng nghề là làng cổ truyền làm nghề thủ công,

nhƣng không nhất thiết tồn bộ dân làng đều làm nghề thủ cơng. Ngƣời thợ
thủ công nhiều khi cũng làm nghề nông, nhƣng do u cầu chun mơn hóa
họ chủ yếu sản xuất hàng thủ công ngay tại làng.
- Quan niệm thứ ba: Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi

quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên tâm làm nghề truyền thống
lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phƣờng
hội và có cùng tổ nghề.


-


Quan niệm thứ tƣ: Làng nghề là những làng ở nơng thơn có các

ngành nghề phi nơng nghiệp chiếm ƣu thế về số hộ, số lao động và số thu
nhập so với nghề nơng. Trong đó phải có từ 35- 40% lao động trở lên chuyên
làm nghề thủ công, thu nhập từ nghề chiếm trên 50% tổng thu nhập của họ và
giá trị của nghề phải chiếm trên 50% tổng giá trị sản lƣợng của địa phƣơng.
Có thể thấy khái niệm làng nghề là một danh từ ghép bao gồm hai yếu
tố là làng và nghề, trong đó:
Làng là một khối dân cƣ ở nông thôn lập thành một đơn vị có đời sống
riêng về nhiều mặt, là đơn vị hành chính thấp nhất thời phong kiến. Làng là
kiểu tổ chức dân cƣ đặc trƣng, là nơi quần tụ sinh sống của những ngƣời có
cùng quan hệ huyết thống, có địa vực khơng gian sinh sống nhất định và có
phong tục tập quán riêng.
Phần lớn các làng xƣa kia đều là nơi sản xuất nơng nghiệp, sau này do
địi hỏi của nhu cầu cuộc sống một số nghề phi nông nghiệp xuất hiện. Lúc
đầu mới là các nghề thủ công đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong
địa bàn nhƣ đan lát, thêu ren, gốm, nghề mộc... sau đó các ngành nghề đƣợc
mở rộng sang cả lĩnh vực dịch vụ, và xuất hiện các làng làm nghề buôn bán.
Trong các làng nghề này có các hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề vào
thời gian nông nhàn, hoặc có các hộ chuyên sản xuất nghề và tách ra khỏi
nơng nghiệp dần dần trở thành nguồn thu nhập chính và chiếm ƣu thế. Nhƣ
vậy, yếu tố nghề trong làng nghề là công việc chuyên môn đƣợc làm theo sự
phân công của xã hội. Bao gồm tất cả các nghề tạo ra thu nhập, tạo ra việc
làm và là những nghề phi nông nghiệp, chủ yếu là các làng nghề thủ cơng.
Làng nghề có thể hiểu đơn giản là làng của các cƣ dân nơng thơn làm
nghề nơng có thêm một hoặc một số nghề phi nông nghiệp chiếm ƣu thế về
số lao động và thu nhập so với nghề nông chủ yếu là các nghề sản xuất thủ
công nhƣ dệt, đan lát, xây dựng, mộc, chạm khắc, gốm sứ.



Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, đƣợc cấu
thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất
định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ cơng là
chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa.
Làng nghề là một cộng đồng dân cƣ sinh sớng trong một làng (thơn
hoặc tƣơng đƣơng thơn) có hoạt động ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp tại các hộ gia đình hoặc các cơ sở sản xuất trong làng; có sử
dụng nguồn lực trong và ngồi địa phƣơng phát triển tới mức trở thành
nguồn sớng chính hoặc thu nhập chủ yếu của ngƣời dân trong làng.
Các tiêu chí để công nhận làng nghề, gồm:
- Cộng đồng dân cƣ trong làng chấp hành tốt đƣờng lối, chủ trƣơng

của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, các quy định của địa phƣơng.
- Số hộ hoặc lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp trong làng chiếm trên 50% số hộ hoặc lao động của làng.
- Giá trị các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong làng

chiếm trên 50% tổng giá trị sản xuất của làng.
Có thể nói rằng làng nghề là một mơi trƣờng văn hóa – kinh tế - xã hội có
hoạt động nghề với cơng nghệ truyền thống lâu đời. Nơi đó bảo lƣu những
tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền đời này sang đời khác, chung đúc ở
các thế hệ nghệ nhân tài năng, với những sản phẩm có bản sắc riêng của
mình, có tính tiêu biểu và độc đáo cho cả một vùng miền hay một dân tộc.
Các làng nghề thu nhập từ thủ công ngày càng phát triển và từng bƣớc chiếm
phần lớn kinh tế của các hộ dân. Với bí quyết và kỹ thuật riêng, mỗi làng
nghề thổi hồn cho sản phẩm mà mình sản xuất và tạo ra nét đặc trƣng để phân
biệt sản phẩm của làng nghề này với làng nghề khác.
 Làng nghề truyền thống.

Các làng nghề truyền thống là những thôn làng làm nghề thủ cơng có


truyền thống lâu năm, thƣờng nhiều thế hệ ít nhất hàng chục năm và nhiều
làng nổi tiếng hàng thế kỷ tạo ra những sản phẩm độc đáo, độ tinh xảo cao.
Theo tác giả luận văn làng nghề truyền thống là làng nghề đƣợc tồn tại
và phát triển lâu đời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ
công truyền thống, là nơi quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi
có nhiều hộ gia đình chun làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên
kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Họ có cùng tổ nghề và đặc
biệt các thành viên luôn ý thức tuân thủ những ƣớc chế xã hội và gia tộc.
Với một số làng tuy chƣa đạt đầy đủ các tiêu chí làng nghề vì giá trị
kinh tế, thu nhập, số hộ làm nghề chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhƣng có ít nhất một
nghề truyền thống thì đƣợc cơng nhận là LNTT (cơng nhận danh hiệu làng
nghề mang ý nghĩa về văn hóa nhiều hơn về kinh tế).
Thống kê của Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn cho biết, đến hết
tháng 9 năm 2008, cả nƣớc có 2.790 LN. Hiện nay chƣa có thống kê chính
thức về số lƣợng LNTT ở Việt Nam nhƣng theo đề tài 0.2.08/KHXH của
Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc Dân xác định mật độ làng nghề tập trung cao
nhất ở vùng Đồng bằng Sông Hồng chiếm 50% số làng nghề ở Việt Nam
trong đó có khoảng 337 LNTT chiếm 58%.
 Phân loại làng nghề truyền thống
Dựa trên các tiêu chí khác nhau, ta có thể phân loại làng nghề và có
những tên gọi làng nghề khác nhau. Trong đó có một số cách phổ biến sau:
Thứ nhất, dựa vào thời gian hình thành nghề ta có thể chia ra làng
nghề bao gồm có làng nghề mới với nghề mới đƣợc du nhập hoặc phát triển
trong điều kiện kinh tế phát triển đặc biệt trong thời kỳ đổi mới chuyển sang
nền kinh tế thị trƣờng và làng nghề truyền thống với các nghề đã tồn tại từ
lâu đời trong lịch sử và tồn tại đến ngày nay. Có những làng nghề truyền
thống đã xuất hiện cách đây hàng trăm năm hay hàng nghìn năm.



Thứ hai, dựa vào nhóm ngành nghề sản xuất có thể phân thành một số
nhóm nghề lớn sau:
- Nhóm nghề thủ công mỹ nghệ: nghề gốm, nghề chạm khắc đá, nghề

đúc đồng, nghề rèn, nghề dệt, nghề đóng thuyền, nghề kim hoàn, nghề dệt chiếu,
nghề may mặc, nghề thêu – ren, nghề làm tranh dân gian, nghề in, nghề khảm
trai, nghề làm trống, nghề sơn mài, nghề mây tre đan, nghề gốm ...
- Nhóm nghề cơng cụ sản xuất, vũ khí: nghề làm cày, bừa; nghề làm

cung, súng, nỏ.
- Nhóm nghề làm thuốc và chế biến thực phẩm: nghề thuốc nam,

nghề nấu rƣợu, nghề làm nƣớc mắm, nghề làm cốm, nghề làm bún, nghề giò
– chả, nghề làm bánh – mứt – kẹo.
Thứ ba, phân cấp theo mức độ phát triển, một cách khái quát có thể
chia các làng nghề thành bốn loại nhƣ sau:
- Những làng nghề có cấp độ phát triển mạnh và có sự lan tỏa sang

các vùng lân cận.
- Những làng nghề phát triển cầm chừng, khơng ổn định.
- Những làng nghề có nhiều khó khăn, tiếp tục gặp nhiều khó khăn nhƣng

vẫn có cơ hội tồn tại, phát triển.
- Những làng nghề đang trong quá trình suy thóai và có khả năng mất đi.

Việc phân loại các làng nghề giúp nhóm các làng nghề, theo những
tiêu chí nhất định, phù hợp với mục đích nghiên cứu để có những hƣớng tiếp
cận một cách có hiệu quả nhất.

1.2.1.2 Khái niệm phát triển du lịch làng nghề
Làng nghề đƣợc xem nhƣ một dạng tài nguyên du lịch nhân văn có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi các sản phẩm du lịch làng nghề ln bao hàm
trong nó cả những giá trị vật thể và phi vật thể. Nhận thức đƣợc tiềm năng
phát triển du lịch tại các làng nghề sẽ góp phần gia tăng tỷ trọng của nhóm


ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đồng thời, phát triển du lịch làng
nghề giúp gia tăng thêm cơ hội cho các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng
nghề trong hoạt động giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm thủ cơng mỹ
nghệ truyền thống, nhằm góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt của ngƣời
dân sản xuất kinh doanh tại các làng nghề.
Tính đến thời điểm này, du lịch làng nghề vẫn là một khái niệm mới.
Thông thƣờng, du lịch làng nghề đƣợc xếp vào nhóm các loại hình du lịch
phân theo theo tài ngun mơi trƣờng.
Du lịch làng nghề có thể hiểu đơn giản là hoạt động du lịch diễn ra tại
các làng nghề nông thôn, du khách có thể tham quan thƣởng thức các giá trị
văn hóa, giá trị cảnh quan mơi trƣờng xung quanh làng nghề.
“Du lịch làng nghề là một loại hình du lịch sinh thái nhân văn đƣợc
tiến hành tại các làng nghề tiêu biểu, mà ở đó cịn lƣu giữ tƣơng đới ngun
vẹn những di sản văn hóa làng xã truyền thớng (di tích lịch sử văn hóa,
phong tục, lễ hội...) đặc biệt là truyền thống công nghệ cổ, thông qua những
nghệ nhân tài giỏi. Đến với mỗi làng nghề, du khách sẽ đƣợc khám phá và
thẩm nhận những giá trị văn hóa vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa độc đáo
mang tính đặc thù địa phƣơng. Ngồi sự chứng kiến tận mắt những thao tác
công nghệ do các thợ thủ cơng thực hiện, du khách có thể tìm hiểu sâu thêm
về truyền thớng cơng nghệ ở các nghệ nhân, có thể mua đồ lƣu niệm là
những sản phẩm công nghệ với giá cả phải chăng, có thể tìm kiếm cơ hội đầu
tƣ, hợp tác kinh doanh (nếu du khách là thƣơng gia), đồng thời đó cũng là
dịp để du khách lấy lại sự cân bằng về tinh thần sau những bức xúc căng

thẳng do nếp sống công nghiệp và cuộc sống đô thị gây ra. Thông qua
chuyến viếng thăm làng nghề, du khách sẽ thu lƣợm đƣợc nhiều nhất những
giá trị văn hóa Việt Nam truyền thớng (bởi tính điển hình của làng nghề), và
có thể hiểu biết sâu sắc hơn về đất nƣớc con ngƣời Việt Nam”.


Làng nghề nhìn từ góc độ du lịch có các khía cạnh cần lƣu ý nhƣ sau:
Thứ nhất: Làng nghề mang tính chất nơng thơn. Các làng nghề thƣờng
nằm ở các vùng nơng thơn, vùng ngoại ơ hoặc có nguồn gốc nông thôn.
Thứ hai: Nét nổi trội của làng nghề là tài nguyên nhân văn với những
tinh hoa công nghệ truyền thống, những di tích lịch sử - văn hóa (ví dụ: miếu
thờ tổ nghề, đình...), phong tục tập qn, lễ hội... Những tài nguyên nhân văn
này thƣờng mang sắc thái đặc thù bởi truyền thống công nghệ của ngôi làng đó.
Thứ ba: Làng nghề cũng đƣợc coi nhƣ một cảnh quan du lịch mà du
khách khi tới đó đƣợc thƣởng thức những yếu tố tự nhiên và nhân tạo cấu
trúc nên làng nghề đó.
Thứ tƣ: Làng nghề cũng giống nhƣ một mơi trƣờng sinh thái khi nó
nằm hồn tồn trong một kiến trúc nông thôn với những đặc thù về cảnh
quan tự nhiên, môi trƣờng, cách thức sinh hoạt của dân làng...
Nhƣ vậy, hoạt động du lịch làng nghề vừa có tính chất của du lịch
thơn q, vừa có tính chất của du lịch văn hóa đồng thời lại có cả những yếu
tố của du lịch sinh thái.
Tóm lại, du lịch làng nghề hay cụ thể hơn là du lịch làng nghề truyền
thống là loại hình du lịch diễn ra tại các làng nghề còn đang hoạt động sản
xuất các sản phẩm truyền thống nhằm mục tiêu tìm hiểu, chiêm ngƣỡng,
thƣởng thức về các giá trị văn hóa, cảnh quan làng nghề và quá trình sản xuất
sản phẩm truyền thống với kỹ nghệ sản xuất đặc trƣng. Là một hoạt động
kinh doanh tại các làng nghề có lợi ích về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết của
khách du lịch về lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề góp phần tăng
thêm tình u q hƣơng đất nƣớc; mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho địa

phƣơng và giữ gìn các giá trị văn hóa trong làng nghề.
Phát triển du lịch làng nghề là khai thác các giá trị văn hóa vật thể và
phi vật thể, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ do lao động làng nghề làm ra,


nhƣ là một đối tƣợng tài nguyên du lịch phục vụ cho việc tìm hiểu văn hóa,
tham quan, vui chơi, giải trí. Du lịch làng nghề góp phần thúc đẩy sự phát
triển hệ thống kết cấu hạ tầng các làng nghề, đƣờng giao thơng, hệ thống cấp
thốt nƣớc, bến cảng các cơng trình cơng cộng nhƣ viễn thơng, y tế. Du lịch
làng nghề phát triển góp phần quảng bá các sản phẩm làng nghề, thị trƣờng
sản phẩm đƣợc mở rộng sẽ nâng cao thu nhập của cƣ dân làng nghề, mang lại
lợi ích kinh tế khơng nhỏ cho làng nghề và cho địa phƣơng có làng nghề.
1.2.2 Nội dung phát triển du lịch làng nghề truyền thống:
Xây dựng chiến lƣợc phát triển du lịch làng nghề:
Xây dựng điểm đến hấp dẫn, cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm thủ
cơng ở các làng nghề, nâng cao sức cạnh tranh...là những kế hoạch
mang tính chiến lƣợc mà nghành du lịch đang hƣớng đến.
Ngành du lịch đƣợc đánh giá là một trong những ngành kinh tế
trọng yếu của Việt Nam, góp phần tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lao
động và thu hút nguồn ngoại tệ lớn từ nƣớc ngoài.
Tuy nhiên, nhằm đảm bảo tốc độ phát triển bền vững của ngành
du lịch bản địa trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế khốc liệt hiện nay,
những nhà quản lý du lịch công cần vạch ra một chiến lƣợc xây dựng
thƣơng hiệu điểm đến hấp dẫn.
Trong quá trình xây dựng một kế hoạch quảng bá du lịch hiệu
quả, mỗi điểm đến du lịch, dù lớn hay nhỏ, đều cần xác định và đánh
giá những vấn đề cốt lõi sau:
- Văn hóa bản địa ( ẩm thực, tôn giáo, nghệ thuật, âm nhạc...)
- Địa lý ( tài nguyên thiên nhiên, các nƣớc láng giềng...)
- Lịch sử địa phƣơng

- Con ngƣời
- Chính trị


- Hạ tầng, cơ sở ngành du lịch ( đƣờng xá, phƣơng tiện đi lại,
khách sạn...)
- Sự an toàn
- Các dịch vụ phụ trợ ( công ty du lịch, thủ tục xuất nhập cảnh )
- Các hoạt động du lịch ( viếng thăm di tích lịch sử, văn hóa, thăm
quan các làng nghề truyền thống...)
Cải tiến, đa dạng hóa mẫu mã, thiết kế, kích cỡ các loại sản
phẩm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách đến từ nhiều nền
văn hóa khác nhau, với nhiều mục đích tiêu dùng khác nhau.
Năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, tuy nhiên với tƣ cách là một ngành kinh tế, yếu tố quan trọng
quyết định tính cạch tranh của điểm đến là sản phẩm du lịch và là điểm đến
hấp dẫn. Do đó cần phải nâng cao chất lƣợng dịch vụ hoạt động du lịch và
các sản phẩm du lịch ở làng nghề.
Tổ chức thực hiện chiến lƣợc phát triển du lịch làng nghề
truyền thống:
Phát triển du lịch làng nghề với một tổ hợp liên kết các hoạt động giữa
bán hàng lƣu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ kết hợp với các dịch vụ ăn nghỉ,
giới thiệu ẩm thực Việt Nam, trình diễn cách làm sản phẩm làng nghề.
Để phát huy đƣợc giá trị đặc sắc của các làng nghề, kết hợp với phát
triển du lịch cần có sự đồng bộ và chuyên nghiệp ở nhiều khâu nhƣ:
- Đối với làng nghề truyền thống
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch và hƣớng tới sản phẩm có giá trị cao.
Phát triển sản phẩm giá trị cao, độc đáo và sáng tạo, phát huy lợi thế so sánh
vùng là giải pháp bền vững.
Đối với sản phẩm hiện có:

Đánh giá lại hiệu quả của tồn bộ sản phẩm du lịch hiện đang đƣợc
cung cấp phục vụ khách du lịch thơng qua đánh giá sự hài lịng của du khách
về sản phẩm, hiệu quả kinh tế cho đầu tƣ phát triển loại sản phẩm đó thơng


qua một số tiêu chí nhƣ: chất lƣợng, giá cả, mẫu mã, hình dáng sản phẩm,
thái độ phục vụ, mức độ quan tâm của du khách đến với sản phẩm, mức chi
tiêu đối với sản phẩm...
Phân loại sản phẩm du lịch đặc trƣng, định vị sản phẩm chủ lực, sản
phẩm bổ sung, sản phẩm thay thế để làm căn cứ phân bổ nguồn lực đầu tƣ
hợp lý, hỗ trợ công tác quy hoạch, định hƣớng thu hút đầu tƣ nhằm khai thác
tối đa hiệu quả các nguồn lực.
Tổ chức đan xen các hoạt động du lịch với nhau phù hợp theo mùa,
theo sự kiện nhằm khai thác hợp lý nguồn lực, hạn chế sự quá tải dẫn đến suy
thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trƣờng.
Phát triển sản phẩm mới:
Tổ chức cuộc thi ý tƣởng phát triển sản phẩm du lịch để lựa chọn tìm
các sản phẩm mới.
- Đối với doanh nghiệp du lịch
Doanh nghiệp du lịch là nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho du
khách, là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng không nhỏ đến phát
triển du lịch. Doanh nghiệp du lịch cần thực hiện:
Liên kết tour du lịch với các làng nghề.
Cam kết không tăng giá trong mùa du lịch. Cùng với cộng đồng địa
phƣơng chia sẻ lợi tức từ hoạt động du lịch mang lại, giải quyết việc làm, cải
thiện thu nhập ngƣời lao động góp phần thực hiện cơng tác an sinh xã hội với
chính quyền địa phƣơng.
Trang bị đầy đủ kiến thức cho đội ngũ hƣớng dẫn viên du lịch, đội ngũ
lao động trong ngành du lịch về đạo đức nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp và
đặc biệt là trang bị kiến thức hiểu biết tồn diện về lịch sử, văn hóa, ngoại

ngữ, giữ vai trò nhƣ một PR về du lịch.
- Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc:


×