Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người dân địa phương tham gia vào phát triển du lịch sinh thái tại rừng dừa bảy mẫu cẩm thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.9 KB, 72 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Lê Văn Hoài

ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA DU LỊCH
------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG THAM GIA VÀO
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
TẠI RỪNG DỪA BẢY MẪU CẨM THANH

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS. LÊ VĂN HOÀI

TRẦN THỊ THƯƠNG
Lớp: K47 - HDDL

Huế, tháng 04 năm 2017
SVTH: Trần Thị Thương

Lớp: K47-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học


GVHD: ThS. Lê Văn Hoài

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

SVTH: Trần Thị Thương

Lớp: K47-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Lê Văn Hoài

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC SƠ ĐỒ

SVTH: Trần Thị Thương

Lớp: K47-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Lê Văn Hoài

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài

Từ lâu du lịch là ngành kinh tế mang lại nguồn lợi lớn cho mỗi quốc gia. Nó là
ngành kinh tế mũi nhọn kéo theo các ngành kinh tế khác phát triển. Trong những năm
gần đây du lịch thực sự đang trên đà cất cánh, những tiềm năng du lịch được đánh
thức, lần lượt được khai thác và đưa vào phục vụ hoạt động du lịch. Với nguồn tài
nguyên du lịch đa dạng và phong phú, nước ta có đầy đủ khả năng để trở thành một
điểm đến nổi tiếng đối với cả du khách nội địa và quốc tế. Với chiến lược phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 là kim chỉ nam định hướng cho các
ngành, các cấp, các thành phần kinh tế - xã hội, phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Phố cổ Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam trong nhiều năm qua đã không ngừng
nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển và vươn lên trở thành
một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung,
thu hút hơn 1 triệu lượt khách mỗi năm – với nhiều loại hình du lịch: Du lịch biển, du
lịch khám phá,… Đặc biệt có một loại hình du lịch mới cũng đang phát triển, đó là Du
lịch cộng đồng (Community Based Tourism). Đây là loại hình du lịch bền vững,
không chỉ góp phần phát triển kinh tế địa phương, khuyến khích bảo tồn các giá trị
truyền thống, cảnh quan thiên nhiên,… mà còn giúp cho khách du lịch hòa mình vào
cuộc sống của người dân địa phương, được sinh hoạt cùng với người dân để họ có thể
hiểu hơn về con người và vùng đất mà họ đến du lịch.
Ở Cù Lao Chàm, loại hình du lịch này bắt đầu thực hiện từ năm 2009 với loại
hình homestay ở Bãi Hương, đến nay đã lan rộng đến các cụm dân cư trên đảo. Vài
năm trở lại đây, du lịch cộng đồng tiếp tục mở rộng đến 2 thôn Vạn Lăng và Thanh
Tam Đông (xã Cẩm Thanh) với loại hình du lịch sinh thái gắn với rừng dừa nước mà
du khách thường gọi với cái tên là Rừng dừa Bảy Mẫu. Rừng dừa Bảy Mẫu đang trở
thành một điểm du lịch đang được quan tâm tại Quảng Nam. Là khu du lịch sinh thái
rộng lớn với sông nước cùng những rừng dừa bát ngát.Ông Nguyễn Văn Dũng - Chủ
tịch UBND TP.Hội An cho biết: “UBND thành phố chỉ đạo các ngành xây dựng các
SVTH: Trần Thị Thương

Lớp: K47-HDDL



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Lê Văn Hoài

chương trình, đề án, kế hoạch về phát triển cơ sở lưu trú, quản lý và khai thác các tiềm
năng du lịch trên địa bàn. Trên cơ sở đó, ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng du lịch cho
khu vực biển - đảo - làng quê, chú trọng việc bảo tồn, phát huy các giá trị sinh thái nhân văn của từng địa phương, gắn với đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch sinh
thái, du lịch cộng đồng tại các khu vực này, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia và
được hưởng lợi từ du lịch”.
Với mong muốn tìm hiểu thêm về du lịch sinh thái cộng đồng tại Rừng dừa Bảy
Mẫu Cẩm Thanh, tôi quyết định chọn tên đề tài cho Khóa luận tốt nghiệp Đại học của
mình là “Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người dân địa phương
tham gia vào phát triển du lịch sinh thái tại Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh”. Với việc
chọn đề tài này, tôi hi vọng với những kiến thức mà mình đã được học sẽ góp một
phần nhỏ vào việc phát triển du lịch tại quê hương của mình.Thông qua nghiên cứu đề
tài tôi mong muốn có được sự hiểu biết đầy đủ về mức độ tham gia của cộng đồng dân
cư địa phương tại Rừng dừa Bảy Mẫuvà sự đóng góp của họ trong hoạt động du lịch
cộng đồng
2. Mục đích và đóng góp của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng địa phương trong công tác phát triển du
lịch sinh thái cộng đồng tại Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh, qua đó đưa ra được
những đánh giá cơ bản nhất về vai trò của cộng đồng trong sự phát triển của du lịch
sinh thái và trong công tác quản lý loại hình du lịch này.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch, du lịch sinh thái cộng
đồng, hoạch định và phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng địa phương, sự tham gia của
cộng đồng địa phương trong quá trình phát triển loại hình du lịch sinh thái.

Hai là, đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương trong công tác phát triển
du lịch sinh thái cộng đồng tại Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh.

SVTH: Trần Thị Thương

Lớp: K47-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Lê Văn Hoài

Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa sự tham gia của cộng
đồng địa phương trong công tác phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại Rừng dừa
Bảy Mẫu Cẩm Thanh.
Từ việc nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng địa phương trong công tác phát
triển du lịch sinh thái, căn cứ vào các chính sách phát triển của Nhà nước, các quan
điểm của Đảng và Nhà nước về vai trò của cộng đồng địa phương, thứ nhất, tôi muốn
có thể chuyển tải những nguyện vọng từ phía người dân để các nhà quản lý điều chỉnh
kịp thời cũng như việc chia sẻ lợi ích kinh tế hợp lý vì mục tiêu ban đầu của du lịch
cộng đồng là mang lại lợi ích về mặt kinh tế - xã hội cho người dân địa phương hướng
đến sự phát triển bền vững. Thứ hai, thông qua việc xác định những khó khăn,
mong muốn của người tham gia cũng như chưa tham gia tôi đề xuất những giải pháp
nhằm phát huy vai trò, nâng cao mức độ tham gia của người dân trong hoạt động du
lịch, đặc biệt là trong công tác phát triển loại hình du lịch còn nhiều mới mẻ này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Người dân, chính quyền địa phương thuộc 2 thôn đó là Thanh Tam Đông và Vạn
Lăng của xã Cẩm Thanh - những người đã, đang và sẽ tham gia vào du lịch sinh thái
tại Rừng dừa Bảy Mẫu.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: trong phạm vi Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh.
- Giới hạn thời gian: tháng 2- 5/ 2017
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Số liệu thứ cấp bao gồm các bảng số liệu về tình hình phát triển du lịch tại
Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh trong giai đoạn 2014 – 2016. Các thông tin khác từ
sách, báo, internet và các khóa luận các năm trước.
- Số liệu sơ cấp: điều tra thông qua bảng hỏi đối với người dân và chính quyền
địa phương.
4.2. Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên
SVTH: Trần Thị Thương

Lớp: K47-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Lê Văn Hoài

4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Sau khi tiến hành xong việc phát bảng hỏi điều tra, tiến hành hiệu chỉnh, mã hóa
dữ liệu và loại bỏ các bảng hỏi không đạt yêu cầu. Sử dụng phương pháp phân tích
thống kê bằng phần mềm SPSS 22.0 để phân tích số liệu thứ cấp:
- Đối với các vấn đề định tính được nghiên cứu trong đề tài sử dụng thang điểm
Likert để lượng hóa các mức độ của người dân.
- Kiểm định độ tin cậy Cronback’s Alpha, thống kê mô tả, phân tích phương sai
một yếu tố (Oneway ANOVA), phân tích về tần suất và phần trăm của các ý kiến.
4.4. Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống để khảo sát thực tế, áp dụng việc

nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn, bổ sung cho lý luận ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Việc có mặt tại thực địa để trực tiếp quan sát và tìm hiểu thông tin từ những người
được điều tra là việc rất cần thiết. Quá trình thực địa giúp cho tài liệu thu thập được
phong phú hơn, giúp cho việc học tập nghiên cứu đạt hiệu quả cao và có tầm nhìn
khách quan để nghiên cứu đề tài. Đây cũng là một trong những phương pháp vô cùng
quan trọng giúp cho thông tin trở nên xác thực hơn. Phương pháp này giúp cho người
nghiên cứu có cái nhìn khách quan hơn và có những đánh giá đúng đắn về vấn đề
nghiên cứu. Hiểu vấn đề một cách sâu sắc và tránh được tính phiến diện trong khi
nghiên cứu.
5. Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung.
Chương 2: Thực trạng tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch
sinh thái tại Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh.
Chương 3: Giải pháp thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt
động du lịch sinh thái tại Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh.

SVTH: Trần Thị Thương

Lớp: K47-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Lê Văn Hoài

B. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niệm cơ bản

1.1.1. Du lịch
Du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp nên với mỗi góc độ khác nhau, ở mỗi quốc
gia, mỗi khu vực, mỗi địa phương khác nhau sẽ có những định nghĩa khác nhau.
Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of
Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến
một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải
để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…
Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): Du lịch bao gồm
tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám
phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như
mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không
quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có
mục đích chính là kiếm tiền.
Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005, ban hành ngày
14/6/2005: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong những
hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này
sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.

SVTH: Trần Thị Thương

Lớp: K47-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Lê Văn Hoài


Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục
vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động
chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm
nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang đặc
điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.
1.1.2. Các loại hình du lịch
a) Du lịch di sản
Du lịch di sản là việc thực hành những trải nghiệm tại điểm đến bằng những câu
chuyện chân thực của quá khứ và hiện tại dựa trên các tài nguyên lịch sử, văn hóa và
thiên nhiên.
Du lịch di sản đóng vai trò quan trọng bởi nhiều lý do: nó có tác động tích cực
đối với kinh tế- xã hội, thiết lập và củng cố sự nhận dạng, giúp bảo tồn và gìn giữ các
di sản văn hóa; với văn hóa là một nhân tố giúp tăng hiểu biết và sự hòa hợp trong
cộng đồng, nó còn đóng vai trò hỗ trợ cho văn hóa và làm mới hoạt động du lịch
(Richards, 1996).
b) Du lịch bền vững
Du lịch bền vững là du lịch mà giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi
ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương và có thể được thực
hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào.
Theo Hiệp hội bảo tồn thế giới (World Conservation Union,1996): Du lịch bền
vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm
với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn
hoá kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn,
có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về
kinh tế -xã hội của cộng đồng địa phương.
Theo luật Du lịch Việt Nam ( 2006): Du lịch bền vững là việc đáp ứng được các
nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của
tương lai.
SVTH: Trần Thị Thương


Lớp: K47-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Lê Văn Hoài

c)Du lịch tâm linh
Là loại hình du lịch phổ biến và có từ lâu đời ở các nước tư bản gồm các chuyến
đi đến thánh lễ, thánh tích... nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những
người theo tôn giáo khác nhau như truyền giáo của các tu sĩ, thực hiện các nghi lễ tôn
giáo của tín đồ tại các giáo đường, dự các lễ hội tôn giáo hay tìm hiểu, nghiên cứu tôn
giáo của người dị giáo. Điểm đến của các luồng khách này là các chùa chiền, nhà
thờ...Các trung tâm nổi tiếng của loại hình du lịch này là Vaticang (Italia),
Gieruxalem...
Theo Cựu tổng thống Ấn Độ, tiến sĩ A.P.J Abdul Kalam phân biệt rạch ròi rằng: “
Du lịch tâm linh hoàn toàn khác với việc tham quan các địa danh và ngắm nhìn các
chiều kích vật lý. Du lịch tâm linh có nghĩa là thăm viếng trái tim và tâm trí của
những bậc hiền triết... ”.
Với loại hình du lịch này, người tham gia mong muốn có được sự tĩnh tâm, tháo
gỡ những uẩn khúc trong đời sống hằng ngày và hướng đén việc vun bồi tâm trí và
tinh thần minh triết. Bên cạnh đó, loại hình du lịch này còn giúp cho du khách hiểu
thêm về các tôn giáo, các nghi thức, nghi lễ của các tôn giáo đó giúp tăng hiểu biết và
thay đổi cách hành xử tốt hơn.
d)Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái ( DLST) là một loại hình du lịch mới và đang có xu hướng phát
triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, năm 1998: “DLST là du lịch có mục đích với các
khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không

làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế,
bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”.
Một định nghĩa khác của Honey (1999): “DLST là du lịch hướng tới những khu
vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại
và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó
trực tiêp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó
khuyên kích tôn trọng các giá trị về văn hóa và quyền con người”.
SVTH: Trần Thị Thương

Lớp: K47-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Lê Văn Hoài

Ở Việt Nam vào năm 1999 trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến lược quốc
gia về phát triển đã đưa ra định nghĩa DLST như sau: “DLST là hình thức du lịch thiên
nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việc
bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng
đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”.
Trong luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn: “DLSTlà hình
thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia
của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”
e) Du lịch cộng đồng
Theo khái niệm trong tiêu chuẩn của ASEAN về du lịch cộng đồng, về mặt quốc
tế, kinh tế du lịch chủ yếu dựa vào doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này
cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch tới tham quan. Du lịch cộng đồng là
một loại hình du lịch tìm kiếm cơ hội trao quyền cho cộng đồng trong việc quản lý
mức độ tăng trưởng của du lịch và đạt được những mục tiêu có liên quan tới phúc lợi

và phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Vì thế, Du lịch cộng đồng
không chỉ bao gồm mối quan hệ đối tác giữa doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa
phương để phân bổ lợi ích cho cả hai bên, mà còn bao gồm cả việc cộng đồng giúp đỡ
doanh nghiệp du lịch và ngược lại, doanh nghiệp cũng hỗ trợ cộng đồng phát triển để
cải thiện phúc lợi tập thể. Như vậy, du lịch cộng đồng sẽ trao quyền cho cộng đồng địa
phương để xác định và đảm bảo tương lai của nền kinh tế, xã hội tại địa phương thông
qua các hoạt động có thu phí dịch vụ và thường là việc tổ chức trình diễn, kỷ niệm các
truyền thống, phong tục và lối sống tại địa phương; bảo tồn các nguồn lực tự nhiên và
văn hóa; nuôi dưỡng sự tương tác công bằng, có lợi giữa cộng đồng chủ và khách. Du
lịch cộng đồng cũng phục vụ các thị trường tiềm ẩn ví dụ như du lịch mạo hiểm, du
lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nông thôn, hướng tới các sản phẩm và dịch vụ
địa phương để phân chia đều các lợi ích kinh tế từ các hoạt động mới nổi trong du lịch.
Từ đó có thể định nghĩa về du lịch cộng đồng: Du lịch cộng đồng được hiểu là
hoạt động du lịch do cộng đồng làm chủ, thực hiện, quản lý hoặc điều hành tại địa

SVTH: Trần Thị Thương

Lớp: K47-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Lê Văn Hoài

phương. Hoạt động này đóng góp vào phúc lợi của cộng đồng thông qua việc hỗ trợ
sinh kế bền vững và bảo vệ các truyền thống văn hóa-xã hội có giá trị và các tài
nguyên di sản văn hóa.
Du lịch cộng đồng mang lại cho du khách những trải nghiệm về cuộc sống địa
phương, trong đó các cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào các hoạt động du
lịch và thu được các lợi ích kinh tế - xã hội từ các hoạt động du lịch và chịu trách

nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa địa phương.
Nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas đã nhấn mạnh đến vai
tròchính của người dân địa phương trong vấn đề phát triển du lịch ngay trên địa bàn
họquản lý với khái niệm: “Du lịch cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ
yếulà người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được
từdu lịch sẽđọng lại nền kinh tế địa phương” (Nicole Hausler and Wolfang
Strasdas,Community Based Sustainable Tourism A Reader, 2000).
f) Phân biệt du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng
DLST và DLCĐ là hai loại hình du lịch đang ngày càng phổ biến và có vai trò
quan trọng trong việc hướng đến mục tiêu phát triển bền vững đối với hoạt động du
lịch. Với loại hình DLST, nền tảng cho việc phát triển đó chính là dựa vào các tài
nguyên thiên nhiên sẵn có tại điểm đến cũng như việc kết hợp một phần của văn hóa
địa phương giúp tạo nên tính hấp dẫn cho loại hình du lịch này. Mục tiêu của DLST đó
là việc nâng cao nhận thức của DLST và DLCĐ là hai loại hình du lịch đang ngày
càng phổ biến và có vai trò quan trọng trong việc hướng đến mục tiêu phát triển bền
vững đối với hoạt động du lịch. Với loại hình DLST, nền tảng cho việc phát triển đó
chính là dựa vào các tài nguyên thiên nhiên sẵn có tại điểm đến cũng như việc kết hợp
một phần của văn hóa địa phương giúp du khách về các vấn đề môi trường, kêu goi
bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa. Với loại
hình DLCĐ, nền tảng cho sự phát triển nó chính là dựa vào cộng đồng địa phương, đặc
trưng và bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương tại điểm tổ chức hoạt động du
lịch. Tham gia loại hình du lịch này, du khách có điều kiện tìm hiểu về đời sống văn
hóa của người dân địa phương. Ngoài ra, trong loại hình DLCĐ cũng có kết hợp thêm
SVTH: Trần Thị Thương

Lớp: K47-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học


GVHD: ThS. Lê Văn Hoài

một số điểm du lịch tự nhiên theo thế mạnh của điểm đến tạo ra những trải nghiệm thú
vị cho du khách. Loại hình DLCĐ hướng đến việc giữ gìn và củng cố nền văn hóa địa
phương, tạo ra các lợi ích cho cộng đồng người dân địa phương khi tham gia vào hoạt
động du lịch này cũng như kêu gọi cộng đồng người dân địa phương chủ động bảo vệ
các giá trị văn hóa truyền thống cũng như tài nguyên thiên nhiên...Như vậy DLST và
DLCĐ cơ bản có mối liên quan đến nhau, loại hình du lịch này đóng góp một phần vào
sự phát triển của loại hình du lịch kia và ngược lại. Tuy nhiên, DLST và DLCĐ cũng
có một số nét khác biệt sau:
- Đối với DLCĐ, người dân địa phương có điều kiện tham gia hoạt động du lịch
thu được lợi ích và thẩm quyền lớn hơn trong việc ra các quyết định việc hoạch định
phát triển.
- DLST có thể phát triển ở khu vực không có dân cư sinh sống, nhưng có điều
kiện tự nhiên hoang dã nhằm phục vụ hoạt động bảo tồn.
- DLCĐ có thể phát triển tại các khu vực không có điểm đặc biệt về tài nguyên tự
nhiên, nhưng có đặc trưng về văn hóa.
- DLCĐ có thể phát triển tại các đô thị
Sự khác nhau rõ rệt giữa DLST và DLCĐ là chủ sở hữu. Còn tất cả các yếu tố
khác thì tương tự nhau. DLCĐ chú trọng tới chủ sở hữu là người dân địa phương trong
khi đó DLST chú trọng đến sự tham gia của người dân đến sự phát triển du lịch. Chủ
sở hữu và sự tham gia là có sự khác biệt. Cộng đồng địa phương có thể tham gia rất
nhiều vào sự phát triển du lịch, nhưng họ không phải là chủ sở hữu của các dự án phát
triển du lịch đó.
1.2. Lý thuyết chung về du lịch sinh thái cộng đồng
1.2.1. Khái niệm
Theo nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas (2009): "Du lịch
sinh thái cộng đồnglà một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa
phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại
nền kinh tế địa phương".


SVTH: Trần Thị Thương

Lớp: K47-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Lê Văn Hoài

Theo tổ chức Respondsible Ecological Social Tours (1997) thìdu lịch sinh thái
cộng đồng là "phương thức tổ chức du lịch đề cao về môi trường, văn hóa xã hội. Du
lịch sinh thái cộng đồng do cộng đồng sở hữu và quản lý, vì cộng đồng và cho phép
khách du lịch nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng, về cuộc sống đời thường
của họ".
Ý tưởng đằng sau vế "dựa vào cộng đồng" của chiến lược môi trường là tạo cơ
hội trao quyền cho cộng đồng, tăng cường sự tham gia của họ trong việc ra quyết định,
nhưng cũng chỉ đơn giản là những điều này sẽ khuyến khích sự tham gia từ bản thân
cộng đồng.
Tóm lại: Du lịch sinh thái cộng đồng là loại hình du lịch do cộng đồng tổ chức,
dựa vào thiên nhiên và văn hoá địa phương với mục tiêu bảo vệ môi trường. Du lịch
sinh thái cộng đồng đề cao quyền làm chủ, chú ý phân bổ lợi ích rộng rãi và nâng cao
chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. Với khách du lịch, Du lịch sinh thái cộng đồng
tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và giao lưu văn hoá, trải
nghiệm cuộc sống hàng ngày của cộng đồng.
Như vậy, du lịch sinh thái cộng đồng chính là nét tinh túy của du lịch sinh thái và
du lịch bền vững. Du lịch sinh thái cộng đồng nhấn mạnh vào cả ba yếu tố là môi
trường, du lịch và cộng đồng.
1.2.2. Tiêu chí của du lịch sinh thái cộng đồng
Theo UNWTO (2008) cho rằng những tiêu chí của một du lịch sinh thái cộng

đồng đang hướng tới gồm có các tiêu chí sau:


Người dân nên được tham gia vào quá trình lên kế hoạch và quản lý hoạt động
du lịch tại cộng đồng.



Hoạt động du lịch này phải mang lại lợi ích một cách công bằng cho cộng đồng.



Hoạt động du lịch này nên bao gồm tất cả các thành viên của cộng đồng hơn chỉ
là sự tham gia của một vài thành viên.

SVTH: Trần Thị Thương

Lớp: K47-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Lê Văn Hoài



Quan tâm đến sự bền vững của môi trường.




Mọi hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng phải tôn trọng nền văn hoá và các
"cấu trúc xã hội" tại cộng đồng.



Có hệ thống, phương pháp để giúp người trong cộng đồng có thể "vượtqua"
những ảnh hưởng của những khách du lịch phương tây.



Hoạt động du lịch thường được giữ ở quy mô nhỏ nhằm hạn chế tối đa những
ảnh hưởng đến văn hoá và môi trường.



Hướng dẫn tổng quan cho khách du lịch về cộng đồng để giúp họ có những
hành động hợp lý trong quá trình du lịch.



Không yêu cầu người trong cộng đồng phải thực hiện những hoạt động trái với
văn hoá/tôn giáo của họ.



Không yêu cầu người dân trong cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch
nếu họ không muốn.

SVTH: Trần Thị Thương


Lớp: K47-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Lê Văn Hoài

1.2.3. Đặc trưng và nguyên tắc phát triển
a) Đặc trưng
DLSTCĐ là loại hình du lịch được kết hợp từ du lịch sinh thái và du lịch cộng
đồng, do đó nó cũng mang những nét đặc trưng cũng như nguyên tắc phát triển tiêu
biểu của hai loại hình du lịch trên.
- DLSTCĐ là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên về văn háo bản địa để có thể
phát triển. Du khách khi tham gia loại hình du lịch này được trải nghiệm các giá trị văn
hóa tinh thần của CĐĐP cũng như hòa mình vào môi trường thiên nhiên.
- Các đơn vị liên quan tham gia vào DLSTCĐ có trách nhiệm tích cực bảo vệ môi
trường sinh thái, giảm thiểu các tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường và văn
hóa. Sự tham gai này bao gồm chính quyền địa phương, các cơ quan bảo tồn, các công
ty lữ hành, các tổ chức phi chính phủ, du khách và đặc biệt là sự tham gia của CĐĐP.
- Các phương tiện phục vụ DLSTCĐ bao gồm: các trung tâm thông tin, đường
mòn tự nhiên, cơ sở lưu trú trong CĐĐP, ăn uống sinh thái, các tài liệu in ấn khác.
- Các hướng dẫn viên vừa thực hiên chức năng thuyết minh, giới thiệu, vừa giám
sát các hoạt đọng của du khách.
- Thông qua hoạt động DLSTCĐ, du khách được giáo dục và nâng cao nhận thức
và ý thức tôn trọng về môi trường thiên nhiên, nền văn hóa của CĐĐP.
- Hoạt động DLSTCĐ phải đem lại lợi ích về kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa
phương, thu hút người dân địa phương tham gia bảo vệ môi trường. CĐĐP tham gia
hoặc chịu trách nhiệm ra quyết định, thực thi và điều hành các dự án.
- Cộng đồng dân cư có đối tác liên quan du khách, có trách nhiệm bảo vệ tài
nguyên văn hóa và thiên nhiên của địa phương.

- Quy mô hoạt động nhỏ, thị trường khách khá hẹp về đối tượng và ít về số
lượng. Các sản phẩm mang bản sắc địa phương.
- Các sản phẩm, dịch vụ du lịch được phát triển phù hợp với điều kiện tự nhiên,
văn hóa địa phương, giảm thiểu các tác hại.
b) Nguyên tắc phát triển
Theo Võ Quế (2008) cho rằng các nguyên tắc để phát triển du lịch dựa vào cộng
đồng bao gồm:

SVTH: Trần Thị Thương

Lớp: K47-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Lê Văn Hoài

- Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực hiện
và quản lý, đầu tư và có thể trao quyền làm chủ cho cộng đồng.
- Phù hợp với khả năng của cộng đồng.
- Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng
- Xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với tài nguyên và văn hoá.
Theo tổ chức WTO (2004), các nguyên tắc để phát triển du lịch cộng đồng cần
phải dựa trên các nguyên tắc của du lịch bền vững:
- Sử dụng tối ưu nguồn môi trường, duy trì các tiến trình sinh thái học chủ yếu
và giúp bảo tồn nguồn tự nhiên và hệ sinh thái được thừa hưởng.
- Khía cạnh xác thực nền văn hoá - xã hội của cộng đồng địa phương, đảm bảo
họ đã xây dựng, kế thừa văn hoá và giá trí truyền thống, đồng thời góp phần vào sự
hiểu biết và thông cảm đối với các nền văn hoá khác nhau.
- Đảm bảo sự vận hành nền kinh tế lâu dài ổn định, cung cấp các lợi ích kinh tế xã hội đến tất cả những người có liên quan nhằm phân bổ công bằng.

1.2.4. Vai trò của du lịch sinh thái cộng đồng
Có thể khẳng định rằng, du lịch sinh thái cộng đồng đã đề cao được quyền làm
chủ, quản lý phân bổ lợi ích rộng rãi và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.
Với khách du lịch, du lịch sinh thái cộng đồng tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức
về môi trường và giao lưu văn hóa, trải nghiệm cuộc sống. Đây cũng chính là ưu thế
của du lịch sinh thái và du lịch bền vững.
Du lịch sinh thái cộng đồng đã góp phần xóa đói, giảm nghèo và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn.
Du lịch sinh thái cộng đồng mang lại hiệu quả rõ rệt trong quá trình phát triển ở
các vùng nông thôn nước ta, tạo nhiều cơ hội cho cộng đồng địa phương thu nhập trực
tiếp từ hoạt động du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng dịch vụ
và phát triển bền vững.
Thông qua du lịch sinh thái cộng đồng, văn hóa các địa phương, các vùng miền
được tôn trọng, bảo vệ, khai thác, phát huy giá trị và được giới thiệu, quảng bá rộng rãi.

SVTH: Trần Thị Thương

Lớp: K47-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Lê Văn Hoài

Du lịch sinh thái cộng đồng mang lại hiệu quả rõ ràng trong quá trình hiện đại
hóa nông thôn thông qua việc tạo thêm nhiều công ăn việc làm, giữ gìn và phát huy
các làng nghề truyền thống, bảo vệ các giá trị cộng đồng, thay đổi mức sống của người
dân địa phương, thay đổi nhận thức và từng bước thu hẹp sự khác biệt giữa đô thị và
nông thôn về chất lượng cuộc sống, giảm bớt sức ép về di dân tự do từ các vùng nông
thôn tới đô thị, góp phần làm ổn định trật tự xã hội.

Khi cộng đồng phát triển, các dịch vụ du lịch tại điểm đến được nâng lên, chất
lượng phục vụ du khách từ đó cũng được nâng cao, đem lại nguồn thu dồi dào cho
người dân và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Mối quan hệ hữu cơ giữa phát
triển du lịch với phát triển cộng đồng vì thế càng trở nên khăng khít, gắn bó hơn.
1.2.5. Lợi ích và hạn chế của du lịch sinh thái cộng đồng
a) Về mặt kinh tế
Lợi ích
- Giúp mang lại những khoản tiền cho
cộng đồng từ sự chi tiêu của du khách.
- Tạo công ăn việc làm cũng như góp
phần đem lại thu nhập nhờ việc mở rộng
hoạt động kinh doanh.
- Đa dạng hóa và ổn định nền kinh tế địa
phương.
- Thu hút nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức
và doanh nghiệp bên ngoài.
- Góp phần vào doanh thu thuế cho địa
phương.

Hạn chế
- Du lịch sinh thái cộng đồng có thể bị
ảnh hưởng bởi tính mùa vụ và do đó nó
nằm ngoài tầm kiểm soát của địa phương.
- Đòi hỏi có sự tập huấn và đào tạo cán
bộ.
- Lợi nhuận từ du lịch sinh thái cộng đồng
có thể chỉ làm lợi cho một số cá nhân.
- Đòi hỏi vai trò lãnh đạo, kiểm soát với
chi phí vận hành cao.
- Gia tăng tình trạng lạm phát nhà đất,

hàng háo, dịch vụ.

b)Về mặt môi trường
Lợi ích
- Giúp cải tạo diện mạo của địa phương.
- Nâng cao nhận thức của người dân địa
phương cũng như là khách du lịch đối với
vấn đề ô nhiễm môi trường. Từ đó đề ra
một số biện pháp góp phần cải thiện vấn
đề đó.
- Khuyến khích bảo tồn và bảo vệ nguồn
tài nguyên lịch sử văn háo và tự nhiên.
c) Về mặt Văn hóa- Xã hội
SVTH: Trần Thị Thương

Hạn chế
- Rác thải, tiếng ồn, khói bụi có thể gia
tăng cùng với sự phát triển của du lịch.
- Lượng khách quá nhiều sẽ làm giảm
thiểu chất lượng tài nguyên thiên nhiên và
lịch sử, văn hóa của địa phương.

Lớp: K47-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Lợi ích
- Khuyến khích phát triển các ngành nghề
thủ công truyền thống, các loại hình biểu
diễn nghệ thuật và văn hóa.

- Tăng cường trao đổi văn háo, nâng cao
nhận thức.
- Góp phần nâng cao lòng tự hào của
người dân địa đối với văn hóa địa
phương.
- Giúp cải thiện các vấn đề về chất lượng
dịch vụ, sản phẩm, cơ sở vaath chất hạ
tầng...

GVHD: ThS. Lê Văn Hoài
Hạn chế
- Cư dân địa phương phải chia sẽ các nguồn
tài nguyên với người ngoài địa phương.
- Làm gia tăng các tệ nạ xã hội như buôn
lậu, nghiện hút, mại dâm, cờ bạc, rượu chè...
- Gia tăng mối bất hòa giữa những người
được hưởng lợi với những người không
được hưởng lợi.
- Nguy cơ làm mất đi bản sắc văn hóa địa
phương do sự thu nhận từ nhiều loại du
khách đến từ những vùng miền khác
nhau.

1.3. Khái niệm cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng trong du lịch
1.3.1. Khái niệm cộng đồng
Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng thường được dùng để chỉ nhiều đối
tượng có những đặc điểm tương đối khác nhau về qui mô và đặc tính xã hội. Ý nghĩa
rộng nhất của cộng đồng là tập hợp người với các liên minh rộng lớn như toàn thế giới
(cộng đồng thế giới), một châu lục (cộng đồng châu Âu,...), một khu vực (cộng đồng
Đông Nam Á ...). Cộng đồng còn được áp dụng để chỉ một kiểu xã hội, căn cứ vào

những đặc tính tương đồng về sắc tộc, chủng tộc hay tôn giáo. Nhỏ hơn nữa, cộng
đồng được dùng khi gọi tên các đơn vị làng, bản, xã, huyện, .v.v…. Trong các chương
trình phát triển có sự tham gia của cộng đồng, khái niệm này được hiểu trên phạm vi
hẹp hơn. Cộng đồng là những nhóm người được tập hợp dưới nhiều hình thức khác
nhau như theo lứa tuổi, nghề nghiệp, huyết thống, khu vực địa lý, tổ chức đoàn thể, sở
thích,.v.v...
Sự hình thành một cộng đồng thường dựa vào các yếu tố: lãnh thổ, kinh tế và văn
hóa. Khái niệm cộng đồng bao gồm các yếu tố: tương quan cá nhân mật thiết với
những người khác; có sự liên hệ tình cảm; có sự tự nguyện hy sinh đối với những giá
trị được tập thể coi là cao cả; có ý thức đoàn kết mọi thành viên trong tập thể.
Cộng đồng là một tập thể người định cư trên một lãnh thổ nhất định. Họ có hoạt
động kinh tế để đảm bảo về mặt vật chất và tạo nên sự cố kết cộng đồng. Đây là nhân
tố quan trọng giúp cho một cộng đồng phát triển vững mạnh.

SVTH: Trần Thị Thương

Lớp: K47-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Lê Văn Hoài

Mỗi cộng đồng có những nét văn hóa đặc trưng riêng, được hình thành trong quá
trình phát triển của cộng đồng đó. Đó là các phong tục tập quán, các quy ước, tín
ngưỡng tôn giáo,... được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Trong du lịch, cộng đồng thường được xác định theo phân bố địa lý. Theo Sproule
(1996): “cộng đồng là một nhóm người, thường sống trên cùng một khu vực địa lý, nhận
biết bản thân họ thuộc cùng một nhóm. Các thành viên trong một cộng đồng thường có
quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân. Tất cả họ có thể thuộc về cùng một nhóm tôn giáo,

chính trị, tầng lớp hoặc đẳng cấp”. Ngoài những đặc điểm chung, cộng đồng là một
thực thể phức tạp và không đồng nhất. Trong cùng một cộng đồng, có người giàu và
người nghèo, người mới nhập cư và những cư dân bản địa, người có nhiều đất đai và
người không có đất. Sự phân hóa trong cộng đồng dẫn đến mức độ tham gia và hưởng
lợi khác nhau của các thành viên trong một cộng đồng trong các chương trình, dự án
phát triển cộng đồng, do đó ẩn chứa những xung đột trong cộng đồng.
1.3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong du lịch
Tham gia – participation được dịch thành 2 từ tham dự và tham gia. Theo GS Tô
Duy Hợp thì tham gia dự là tham gia ở mức độ thấp còn tham gia là tham dự ở mức độ
cao. Và phương pháp luận tham gia là phương pháp luận đi từ dưới lên tức là đi từ
người dân và trở thành khoa học.
Định nghĩa thuật ngữ “Sự tham gia của cộng đồng” theo Clanrence Shubert là
quá trình trong đó các nhóm dân cư của cộng đồng tác động vào quá trình quy hoạch,
thực hiện, quản lý sử dụng hoặc duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạt
động. Các hoạt động cá nhân không có tổ chức sẽ không được coi là sự tham gia của
cộng đồng.
Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch đã được quy định cụ
thể tại Điều 7 Luật Du lịch 2005.Theo đó, sự tham gia của cộng đồng trong phát triển
du lịch được quy định như sau:
1. Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động
du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hoá địa phương; giữ
gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường để tạo sự hấp dẫn du lịch.
SVTH: Trần Thị Thương

Lớp: K47-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Lê Văn Hoài


2. Cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục
và phát huy các loại hình văn hoá, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền
thống; sản xuất hàng hoá của địa phương phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
1.3.3. Ý nghĩa của sự tham gia của cộng đồng trong du lịch
CĐĐP là người cung cấp các dịch vụ phục vụ du lịch ban đầu của DSLT. Có thể
nói du lịch về với thiên nhiên chủ yếu diễn ra tại nơi có thiên nhiên hoang sơ. Trong
khi đó, những khu vực này thường có địa hình hiểm trở, gây khó khăn và tốn kém cho
công tác xây dựng cơ sở hạ tầng và giao thông cũng như các hoạt động cung ứng dịch
vụ du lịch. Vì vậy khách du lịch và các nhà kinh doanh thường dựa vào cộng đồng dân
cư tại các làng, bản, thôn....
CĐĐP và đời sống của họ cung cấp nguồn tài nguyên du lịch hữu hình và vô
hình phong phú. Các phong tục tập quán, lễ hội, lối sống, kiến trúc nhà ở... độc đáo
của các cộng đồng có sức thu hút đối với khách du lịch.
CĐĐP là những người am hiểu các điều kiện cũng như tài nguyên của mình nhất nên
nếu được đào tạo, họ sẽ là nguồn nhân lực tích cực và hiệu quả cho hoạt động du lịch.
Đời sống của CĐĐP gắn liền với điểm du lịch được khai thác nên nếu nhận thức
được vai trò của DLST đối với cộng đồng, họ sẽ là lực lượng bảo vệ tốt nhất nguồn tài
nguyên du lịch địa phương một cách bền vững. Đồng thời, họ cũng sẽ có phản ứng
nhanh nhất với những biến đổi tiêu cực của môi trường.
1.3.4. Yếu tố thu hút khách du lịch của cộng đồng địa phương
Điểm thu hút khách du lịch đầu tiên của CĐĐP đó chính là truyền thống địa
phương. Tại mỗi vùng khác nhau sẽ có những truyền thống khác nhau khiến du khách
cảm thấy thích thú và muốn tìm hiểu thêm về những truyền thống đó.
Ẩm thực sẽ là một trong những điểm thu hút thú vị tiếp theo của CĐĐP. Nét đặc
trưng trong văn hóa ẩm thực của mỗi vùng miền là điều mà mỗi du khách đều mong
muốn một lần được thưởng thức và cảm nhận.
Lịch sử và các di sản văn hóa ở các địa phương còn lưu giữ là một nét hấp dẫn
khách du lịch của CĐĐP. Khách du lịch mong muốn tìm hiểu thêm về những nét đặc

trưng trong lịch sử của một địa phương, một khu vực, một quốc gia... cũng như thăm
SVTH: Trần Thị Thương

Lớp: K47-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Lê Văn Hoài

viếng những di sản văn hóa còn lưu giữ lại vì sự khác biệt trong lịch sử, văn hóa của
họ so với nơi họ đặt chân đến.
Đối với một số khách du lịch, kiến trúc của điểm đến cũng là một điều hết sức
thú vị mà họ mong được nhìn thấy tận mắt và tìm hiểu thêm về nó cũng như CĐĐP đã
tạo ra những giá trị kiến trúc độc đáo đó.
Bên cạnh đó, không thể không kể đến yếu tố âm nhạc, nghệ thuật. Đay cũng là
nét hấp dẫn đối với khách du lịch của CĐĐP. Qua quá trình sinh sống và làm việc đã
hình thành nên những loại hình nghệ thuật mạng nét đặc trưng riêng của từng vùng mà
CĐĐP là chủ thể xây dựng nên các loại hình nghệ thuật đó.
Tiếp theo đó chính là yếu tố về trang phục, phong tục. Rõ ràng có sự khác biệt
trong cách ăn mặc cũng như ứng xử ở mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi quốc gia... Khi
nhắc tới trang phục hay phong tục của một nơi nào đó thì người ta sẽ dễ dàng liên
tưởng đến ngay nơi đó. Ví dụ khi nói tới Áo dài là trang phục truyền thống của Việt
Nam, sườn sám là của Trung Quốc, Kimono là trang phục truyền thống của Nhật...
Sự khác biệt về tôn giáo, ngôn ngữ cũng là điều thú vị khiến du khách muốn
thâm nhập vào đời sống của CĐĐP để cảm nhận một cách chân thực nhất.
Trên đây là một số nét hấp dẫn, thu hút khách du lịch mà tự bản thân của mỗi
CĐĐP có được và cũng chính là những điểm tạo ra sự đặc trưng trong văn hóa, truyền
thống, lối sống... và là niềm tự hào của các CĐĐP sở hữu nó. Trong hoạt động du lịch
đây chính là một trong những nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của điểm đến và cũng như

mang lại lợi thế cạnh tranh cho điểm đến.
1.3.5. Các hình thức tham gia của cộng đồng địa phương
Du lịch cộng đồng thường không tồn tại độc lập mà có tính liên kết chặt chẽ với
các loại hình du lịch khác để tạo thành những sản phầm du lịch đảm bảo các nội dung
đã nên ở trên. Trong giai đoạn hiện nay, các dạng tham gia phổ biến của cộng đồng
trong hoạt động du lịch có thể kể đến như:

 Cho khách thuê trọ và ở chung trong nhà dân.

SVTH: Trần Thị Thương

Lớp: K47-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Lê Văn Hoài

 Lập các nhà nghỉ bình dân dưới sự điều hành chung của cộng đồng hoặc có đóng góp
cho cộng đồng.

 Người dân tìm việc trong ngành du lịch như làm hướng dẫn viên, làm lễ tân, nấu ăn
phục vụ du khách....
 Tham gia các hoạt động như hướng dẫn, hỗ trợ các hoạt động của du khách (chẳng hạn
hướng dẫn một số phương thức làm đồng, hướng dẫn leo núi...)
 Sản xuất hàng hóa và bán hàng lưu niệm để bán trực tiếp cho khách không qua trung
gian.
 Ngoài ra, cộng động có thể tham gia gián tiếp vào du lịch thông qua sản xuất và cung
ứng cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch như khách sạn, nhà hàng...
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.1. Các nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
a) Các nghiên cứu liên quan đến việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến đề tài
nghiên cứu
Theo Timothy (1999), trong một nghiên cứu về sự tham gia của người dân địa
phương về các lợi ích từ du lịch ở Inđônêxia đã chỉ ra rằng: để đảm bảo sự tham gia
của cộng đồng vào ngành công nghiệp du lịch, thì các cơ quan ban ngành của chính
phủ ở các cấp và địa phương hoạt động trong lĩnh vực du lịch cần phải nâng cao nhận
thức cộng đồng về du lịch thông qua các chiến dịch giáo dục, đồng thời tổ chức đào
tạo nghề cho người dân để họ có thể tham gia làm việc trong ngành du lịch dịch vụ.
Như vậy, theo Timothy thì yếu tố “sự hỗ trợ từ các cấp địa phương” là yếu tố quyết
định sự tham gia của người dân địa phương vào các hoạt động du lịch cộng đồng.
Theo nhóm nghiên cứu Nguyễn Quốc Nghi – Nguyễn Thị Bảo Châu – Trần
Ngọc Lành (Trường Đại học Cần Thơ): mục tiêu của nghiên cứu là xác định các nhân
tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng của người dân ở tỉnh
An Giang. Ứng dụng mô hình hồi quy binary logistic, nhóm nghiên cứu này đã đưa ra

Trình độ học vấn

sơ đồ mô hình nghiên cứu để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia
tổ chức du lịch cộng đồng của người dân ở tỉnh An Giang.

Quy mô gia đình

Quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồn

SVTH: Trần Thị Thương

Lớp: K47-HDDL

Vốn xã hội


Nghề truyề


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Lê Văn Hoài

Sơ đồ 1: Mô hình nghiên cứu
Theo mô hình, 5 nhân tố quyết định sự tham gia vào tổ chức du lịch cộng đồng
của người dân đó là: “trình độ học vấn”, “quy mô gia đình”, “thu nhập gia đình”, “vốn
xã hội” và “nghề truyền thống”.
b) Nhận xét
Thông qua các nghiên cứu trước đây và sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu cũng
như là trao đổi với người dân địa phương. Tôi nhận thấy rằng, ngoài những nhân tố
trên còn rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia du lịch của người dân.
Và tôi quyết định lựa chọn một số nhân tố sau liên quan tới đề tài nghiên cứu của
mình. Đó là: Thu nhập, độ tuổi lao động, trình độ học vấn, quy mô gia đình, nguồn
vốn (gia đình), cơ sở hạ tầng - kỹ thuật, hỗ trợ từ chính quyền địa phương, hỗ trợ từ
các Công ty khai thác du lịch, khả năng ngoại ngữ, tập huấn - đào tạo về du lịch, được
tham gia xây dựng sản phẩm du lịch, số lượng du khách đến với địa phương, nghề
truyền thống và kiến thức du lịch.
2.2. Tình hình phát triển du lịch sinh thái cộng đồng một số nơi trên thế giới
Tại các nước phát triển, DLSTCĐ là một loại hình du lịch đã xuất hiện từ lâu, “
du lịch xanh” lý tưởng đối với du khách quốc tế yêu thích khám phá văn hóa bản địa.
Khi đi DLSTCĐ, du khách có thể có một góc nhìn gần gũi và thực tế hơn cách sống
và nền văn hóa của địa phương nơi họ đến tham quan. Trào lưu du lịch kết hợp với
cộng đồng địa phương đang ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn thế giới, được cả

SVTH: Trần Thị Thương


Lớp: K47-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Lê Văn Hoài

cộng đồng và chính phủ ủng hộ. Bởi lẽ rằng cách tham gia vào các hoạt động du lịch
cùng với người dân bản đại không những là một trải nghiệm thú vị mà còn tạo cơ hội
để khách quốc tế kết bạn với người bản xứ, tình bạn này có thể được duy trì bền vững
ngay cả sau chuyến đi, giúp cả hai bên chủ - khách đến với căn nhà chung thế giới.
Loại hình DLSTCĐ phát triển rộng rãi ở các vùng quê nghèo của Malaysia.
Chính phủ Malaysia đã hỗ trợ tiền cho họ nâng cấp, sửa sang lại nhà cửa để đón khách
du lịch muốn tham gia loại hình DLSTCĐ, nhưng họ không phải đóng bất kỳ một
khoản thuế nào cho Nhà nước. Mặt khác, Bộ du lịch Malaysia còn mở các lớp huấn
luyện trong vòng 7 ngày cho các chủ hộ tham gia. Các khóa huấn luyện này giúp
người dân biết cách làm vệ sinh ngôi nhà sạch sẽ, an ninh hơn... để phục vụ du khách,
thậm chí còn dạy cách sử dụng nguồn tiền thu được từ dịch vụ.
Được mệnh danh là “Vùng đất của Chim mỏ sừng”, Sakawak là bang lớn nhất
nước nằm ở phía Đông trong vùng Borneo. Đặc điểm của bang này là có nhiều nhóm
dân tộc sinh sống trong những khu vực ven sông.
James Brooke là vị tiểu vương da trắng đầu tiên cái trị Sarawak từ năm 1841 sau
khi giải quyết tranh chấp giữa vua Brunei và các thủ lĩnh địa phương. Di sản của triều
đại Brooke và người Anh chính là những tòa nhà theo kiểu thuộc địa ở Kuching.
Kuching, được gọi là “Thành Phố Mèo”, chính là thủ phủ cuat bang, tọa lạc dọc
theo sông Sarawak. Điểm thu hút du khách là Khu vực ven sông và Chợ trung tâm, nơi
đây tập trung các cửa hàng cũ chuyên bán tiêu, đồ tạo tác, đồ cổ, tổ chim yến và lâm
sản. Nhà thờ Hồi giáo của bang được xây trên cao bên bờ sông và các chợ gần đó thì
bán đủ các loại hàng hóa lạ kỳ. Oử phía đầu kia của chợ trung tâm là đền thờ Tua Pek

Kong được xây dựng vào năm 1876 là nơi thờ phụng của người Hoa.
Kuching có đến 9 viện bảo tàng, nhiều nơi gần sát nhau nên du khách có thể đi
bộ. Viếng thăm bảo tàng Sarawak là một trong những bộ sưu tập dân tộc học tốt nhất
vùng. Thành phố này cũng có vài tòa nhà thời thuộc địa được giữ gìn rất tốt. Pháo đài
Margherita cũng thu hút nhiều du khách đến tham quan.
Bờ biển Damai, cách Kuching khoảng 45 phút, là nơi đến thú vị với các bãi biển
sân gôn, khu du lịch và các đặc trưng văn hóa. Làng văn hóa Sarawak ở gần đó thể

SVTH: Trần Thị Thương

Lớp: K47-HDDL


×