Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tieu luan môn chính trị nâng cao phiếu tín nhiệm đặt nền móng văn hóa từ chức ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.73 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
Chính trị là một khoa học về đấu tranh cho quyền lực, về giành, giữ và
thực thi quyền lực. Con người chính trị có một vai trò to lớn trong đời sống
chính trị. Một giai cấp, một chính Đảng để có thể giành, giữ và thực thi quyền
lực chính trị thì nhất thiết phải lựa chọn cho mình người đứng đầu tiêu biểu, có
đội ngũ chính trị với những phẩm chất nhất định, có sự tham gia tích cực của
quần chúng nhân dân. Ngược lại, khi người đứng đầu bất tài, cơ hội, kém năng
lực, đội ngũ cán bộ kém về tri thức và văn hóa, vụ lợi, ích kỷ, thì quần chúng
nhân dân sẽ thờ ơ, đứng ngoài thời cuộc... thì đó chính là biểu hiện của những
nguy cơ thất bại trong hoạt động chính trị và từ xưa đến nay, những người làm
quan, có chức có quyền phải luôn là những người có tài và có đức, phải luôn
nhận thức được vị trí, trách nhiệm của mình. Do vậy, đã làm quan, có chức có
quyền phải là những người nhiệt huyết, sẵn sàng hy sinh, cống hiến bản thân cho
đất nước và nhân dân. Và khi mà họ không còn đủ khả năng nữa, không còn đáp
ứng được đức tính của những người lãnh đạo nữa thì phải có một hành xử có
văn hóa đó là từ chức, nhưng từ chức phải có văn hóa – văn hóa từ chức. Có
nghĩa là từ bỏ chức quan, chức tước mình đang nắm giữ một cách có văn hóa,
rút lui trong danh dự.
Ở các nước phát triển, từ chức là văn hóa hành xử của những người có
chức, có quyền và đã trở thành trách nhiệm của người có chức, có quyền, được
dư luận xã hội chấp nhận. Ở Việt Nam, từ xa xưa có rất nhiều người tài giỏi
nhưng đã treo ấn từ quan như Chu Văn An, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bỉnh
Khiêm,... Các ông từ chức không phải không làm tròn chức trách, gây tác hại
lớn mà phần nhiều là do khảng khái, không đồng ý với quan điểm của vua vì vậy
đã rời bỏ chốn quan trường để lui về quê nhà ở ẩn, gác lại những công việc triều
chính để sống một cuộc sống rất đỗi đời thường.
Trong thời kỳ cơ chế quan liêu bao cấp, cơ hội của đời người chỉ tập
trung vào một dãy ghế, cơ hội nhiều hơn ở những ghế cao hơn. Khi chúng ta
1



đang chuyển sang cơ chế thị trường nhưng giai đoạn đầu, cơ hội do thị trường
mang lại chưa nhiều, chức tước vẫn đưa lại nhiều cơ hội hơn. Vì vậy, họ cố bám
lấy cái ghế đến suốt đời, rồi quyền lợi đi theo. Hiện nay, không ít trường hợp cán
bộ chỉ có kỹ năng hoạt động chính trị chuyên nghiệp, khi lên vị trí cao thì chỉ có
kỹ năng làm quan.
Hiện tượng từ chức chỉ có thể xảy ra ở người có chức có quyền, không
làm tròn chức trách, có lòng tự trọng và biết xấu hổ. Người có lòng tự trọng và
biết xấu hổ chính là người có văn hóa. Từ luận điểm này nhìn về thực trạng của
một bộ phận quan chức nước ta không làm tròn chức trách, gây tác hại lớn
nhưng tiếc thay hầu như không có ai đứng ra xin lỗi hoặc từ chức cả. Đã đến lúc
cần phải nhìn nhận lại công tác tổ chức cán bộ của chúng ta đã thực sự ổn chưa.
Đội ngũ công chức nói chung và quan chức nói riêng trong giai đoạn vừa qua đã
bộc lộ những yếu kém gì? Nếu không, sẽ có một ngày chúng ta phải chấp nhận
thực trạng này để đánh giá hoặc điều chỉnh lại các giá trị văn hóa mới có chỗ
cho những người không có lòng tự trọng và phẩm chất văn hóa tồn tại.
Việc từ chức tự nguyện của người có chức, có quyền sẽ tạo cơ hội cơ cấu
lại, kiện toàn đội ngũ cán bộ của cơ quan, tổ chức nghĩa là tạo ra sự hợp lý tốt
hơn trong xã hội. Điều đó giúp những người thực sự có nhân cách, tài giỏi, có
trình độ, năng lực thực tiễn có thể phát huy cao nhất năng lực của mình nếu ở
đúng vị trí, đồng thời cũng giúp cho cơ quan, tổ chức và xã hội tránh được
những thiệt hại không đáng có.
Văn hóa có mặt trong tất cả những hoạt động sống của con người và là tất
yếu của cuộc sống, thế nên, văn hóa từ chức cũng biểu hiện sự tất yếu của cuộc
sống. Thiết nghĩ, từ chức sớm trở thành cách ứng xử bình thường trong đời sống
lãnh đạo, quản lý ở nước ta, đồng thời, văn hóa từ chức cũng từ đó mà hình
thành và phát triển.
Từ cơ sở lý luận và tình hình thực tiễn về văn hóa từ chức như đã trình
bày ở trên, tác giả chọn đề tài “Phiếu tín nhiệm đặt nền móng văn hóa từ chức
ở Việt Nam hiện nay” làm Tiểu luận môn học này.
2



NỘI DUNG

Chương 1
VỚI VĂN HÓA TỪ CHỨC ĐƯỢC GẮN VỚI NĂNG LỰC, TRÁCH
NHIỆM, ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI LÃNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1. Khái niệm về văn hóa
Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy,
văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn
ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các
phương tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một
phần của văn hóa. Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và
phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa
lại tham gia vào việc tạo nên con người và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội.
Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội
hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác
xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội
được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của
con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do NXB Đà Nẵng và
Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt quan niệm về
văn hóa: Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử; văn hóa là một hệ thống hữu cơ
các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá
trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường
tự nhiên xã hội.
Trong cuốn Xã hội học Văn hóa của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa và
NXB Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1997, tác giả cho rằng: Văn hóa vô sở
bất tại: Văn hóa không nơi nào không có! Điều này cho thấy tất cả những sáng

3


tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa, nơi nào có con
người nơi đó có văn hóa.
Trên ý nghĩa đó, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thời là
mục tiêu của sự phát triển. Vì xét cho cùng, mọi sự phát triển đều do con người
quyết định mà văn hóa thể hiện trình độ vun trồng ngày càng cao, càng toàn diện
con người và xã hội, làm cho con người và xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ;
điều đó nghĩa là ngày một xa rời trạng thái nguyên sơ, mông muội để tiến tới
một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và văn minh. Trong đó, bản chất nhân
văn, nhân đạo của mỗi cá nhân cũng như của cả cộng đồng được bồi dưỡng;
phát huy trở thành giá trị cao quý và chuẩn mực tốt đẹp của toàn xã hội. Mục
tiêu này phù hợp với khát vọng lâu đời của nhân loại và là mục đích phát triển
bền vững, tiến bộ của các quốc gia, dân tộc. Đây là một nội dung quan trọng của
Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang xây dựng.
1.2. Văn hóa từ chức
Văn hóa từ chức là một thuật ngữ, một phương diện biểu hiện của văn
hóa, văn hóa chính trị. Nói chính xác hơn là một thuật ngữ chỉ sự len lỏi, thâm
nhập của văn hóa vào trong các hoạt động chính trị, khi người ta đang có chức
có quyền nhưng vì một lý do nào đó mà thôi không muốn nắm giữ nó nữa. Buộc
người ta phải làm đơn xin từ chức. Đó là một hành động có văn hóa, nên có thể
gọi đó là văn hóa từ chức. Văn hóa từ chức xuất hiện rất sớm ở Phương Tây còn
ở Việt Nam khái niệm này đến nay vẫn còn kém phát triển. Nhưng dù có văn
hóa từ chức ở các nước Phương Tây hay còn kém phát triển trong văn hóa từ
chức ở Việt Nam, thì chung quy vẫn là việc rời bỏ chức vị, quyền hạn đang làm
với những nguyên nhân khác nhau như: sức ép, không đủ năng lực, bị cưỡng
ép… nhưng đây là một hành động tự nguyện của cá nhân đó. Muốn có văn hóa
từ chức, điều quan trọng chính là phải có chức, có quyền. Phải có một vị trí quan
trọng trong một tổ chức, một cơ quan nhất định.


4


Văn hóa từ chức ở đây cần được hiểu là sức ép chính trị, gồm nhiều vấn
đề tác động dẫn đến việc một quan chức phải xin từ chức như là một hành động
cần thiết chứ không đơn thuần là chuyện làm sai, hay có lỗi và xin từ chức. Đây
là cơ chế đã vận hành từ lâu mà khi hành xử không phù hợp với vị trí của mình,
phải từ chức trước sức ép của dư luận, cơ quan kiểm soát... Và nếu không từ
chức thì sẽ có những cơ chế buộc họ phải từ chức, cho nên khi rơi vào bối cảnh
đó thì cần phải từ chức dù luật không bắt từ chức. Nghĩa là ở đây không nói văn
hóa từ chức trong luật nhưng cơ chế hình thành trách nhiệm đối với người nắm
quyền vốn đã hình thành lâu đời, đặt con người vào thế khi mà người ta làm
không được thì phải từ chức.
Cũng có những trường hợp người lên nắm quyền là vì họ đam mê quản lý,
đam mê chính trị và muốn sử dụng quyền lực đó để phục vụ lợi ích công , chứ
không phải tìm kiếm lợi ích cho cá nhân. Khi họ làm sai thì họ từ chức chứ ít
khi luật định về việc này. Gọi là văn hóa thì thường nó có từ lâu đời, nó là kết
quả tích tụ, hình thành từ văn hóa ứng xử, quy chế pháp lý với những quy tắc
hành xử trong nắm giữ và thực hiện quyền lực được hình thành theo đó từ lâu.
Vấn đề cần phải xem xét là hiện nay sự cầm quyền, nắm quyền, thực thi quyền
lực... được hành xử trên quy tắc chuẩn hay chưa. Và chỉ khi đã hình thành những
chuẩn mực ấy thì văn hóa từ chức theo đó sẽ được hình thành.
Vừa qua, Chính phủ nước ta đã chỉ đạo Bộ Nội vụ nghiên cứu xây dựng
Đề án tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức, trong đó có việc nghiên cứu
xây dựng các quy định về từ chức của cán bộ, công chức và coi từ chức - thuộc
khía cạnh văn hóa của chế độ công vụ - là một nội dung nằm trong chương trình
tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020. Nội dung của đề
án trong quy định về từ chức của cán bộ công chức, viên chức nêu rõ: “Đẩy
mạnh tuyên truyền trong xã hội về văn hóa từ chức; nên khuyến khích sự tự

nguyện từ chức và đánh giá cao những người có đủ dũng khí, lòng tự trọng, biết
liêm sỉ tự nguyện từ chức, đồng thời định hướng dư luận xã hội cũng không nên
5


nặng nề đối với những người tự nguyện từ chức; Bản thân cán bộ lãnh đạo,
quản lý cần phải tự nhận thức rằng chức vụ không chỉ đi liền với quyền lợi, mà
cao hơn phải thấy chức vụ đi liền với trách nhiệm, với tinh thần, thái độ cống
hiến, hy sinh”.
Ở nước khác các quan chức "làm chính trị bằng kinh tế", còn ở ta thì "làm
kinh tế bằng chính trị". Do đó khi đã có địa vị chính trị thì không dễ gì chịu từ
chức. Để xây dựng được "văn hoá từ chức" phải có "Luật về trách nhiệm của
người đứng đầu cơ quan" và phải áp dụng thẳng thừng, kịp thời. Khi đó người ta
sẽ mau mau tự lựa chọn "từ chức" để khỏi bị xử lý. Ấy là ta giúp cho họ có lòng
tự trọng vậy.
Tại nhiều nước, những nhân vật có tiềm năng kinh tế sau đó mới đi vào
con đường chính trị ví dụ Thủ tướng Italy, Thủ tướng Thái Lan... Với họ việc
làm chính trị như một sự thôi thúc chứ không phải lẽ kiếm sống. Họ đã có nền
tảng kinh tế rất tốt, chuyện từ chức với họ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Còn ở Việt
Nam, không khéo người ta làm chính trị vì mục đích kinh tế, điều đó dẫn tới tệ
tham nhũng. Ban đầu anh là lãnh đạo tốt nhưng quyền lực có thể làm tha hoá
con người. Khi lên hàm Thứ trưởng anh có ôtô. Ngoài ra còn chuyện ơn huệ, lại
quả.”
Và dường như cũng chính vì vậy mà đã có không ít người Việt cho rằng
từ chức là loại hình văn hóa xa xỉ ở Việt Nam. Ở Nhật, đã có rất nhiều trường
hợp một vị lãnh đạo cao cấp dù đã làm việc hết sức nhưng trong mắt người dân
không thấy hiệu quả thì vẫn phải tự từ chức. Dù quan chức lớn đến cỡ nào chỉ
cần có những rắc rối liên quan, dính dáng đến tên tuổi mình một cách trực tiếp
hay gián tiếp cũng tự cảm thấy xấu hổ mà từ chức và công khai xin lỗi.
Vừa qua, người lãnh đạo Quốc phòng Đài Loan đã tuyên bố từ chức vì

cáo buộc đạo văn chỉ chưa đầy một tuần nhậm chức thay thế người tiền nhiệm
của mình. Ông Dương Niệm Tổ được bổ nhiệm vào vị trí mới thay thế tiền
nhiệm Cao Hoa Trụ, người đã buộc phải từ chức trước đó vì cái chết của một
binh sĩ bị lạm dụng trong quân đội.
6


Tháng 6/2012, Bộ trưởng Thương mại Mỹ John Bryson đã đệ đơn xin từ
chức lên Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ông đưa ra quyết định này sau khi xảy
ra vụ tai nạn ôtô liên hoàn ở California hồi đầu tháng mặc dù vụ tai nạn này
không có bất cứ một nạn nhân nào ngoài chính “thủ phạm”. Ông Bryson ý thức
khó hoàn thành tốt công việc khi sức khỏe không đảm bảo vì vậy cần phải để
cho những người có sức khỏe hơn, năng lực để gánh trên vai trọng trách của
quốc gia.
Có vô cùng nhiều lý do để một nhà lãnh đạo cấp cao đệ lá đơn từ chức.
Họ có thể cảm thấy không đảm đương được công việc hoặc để xảy ra những hậu
quả, làm mất lòng dân thì vì lòng tự trọng của một người đã được tin tưởng, họ
sẵn sàng từ chức. Cũng có người từ chức vì nhận thấy rằng trong các sự việc
đáng tiếc xảy ra, dù chỉ liên quan một phần rất nhỏ, nhưng mình phải chịu trách
nhiệm với tư cách lãnh đạo cao nhất. Từ chức dù không phải là việc làm dễ
dàng nhưng đối với họ là cần thiết và nên làm. Nó đã trở thành một nét văn hóa
trong đời sống chính trị tại nhiều nước.
1.3. Vai trò của người lãnh đạo
Vai trò của người lãnh đạo luôn được gắn với 2 chữ “Tâm, Tài”. Ở chế độ
nào khi chọn lãnh đạo cũng được lưu tâm đến hai chữ Tâm, Tài. Tài của người
lãnh đạo rất cần thiết cho sự lãnh đạo đất nước từ thời phong kiến cho đến nay.
Những người đủ Tâm, Tài mới đảm nhận được sứ mệnh, trọng trách chèo lái
vận mệnh của đất nước, chỉ đạo được cấp dưới, ổn định được lòng dân. Hiện
nay trong đường lối của Đảng luôn đề cao, có nhiều chủ trương chính sách để
thu hút người có Tâm, Tài. Mong muốn có cán bộ vừa hồng, vừa chuyên để

phục vụ đất nước. Tuy nhiên, giữa chủ trương chính sách với thực tiễn còn có
khoảng cách rất xa. Hiện nay, người dân phàn nàn nhiều về một số lãnh đạo
chưa có tâm, không đủ tầm và chưa có tài để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Điều này tạo ra những xáo trộn gây bất bình trong dư luận. Bởi lẽ, những con
người này được tín nhiệm, bổ nhiệm nhưng không phát huy được vai trò của
mình. Nguyên nhân của vấn đề này là do quá trình sử dụng cán bộ có sai sót,
7


khiếm khuyết thậm chí có sai lầm. Vấn đề sử dụng cán bộ thời gian qua đã tạo ra
hiện tượng chạy chức, chạy quyền phát triển mạnh và bị chi phối bởi lợi ích
nhóm. Thực tế này, tạo ra một đội ngũ cán bộ không đáp ứng được yêu cầu công
việc, họ phải mặc cái áo quá rộng. Có một số kẻ tìm mọi cách chạy chọt để được
bổ nhiệm vào một vị trí nào đó và để giữ ghế, họ tạo dựng cho mình "vây cánh",
thao túng quyền lực, tư lợi. Bộ phận những người này không tập trung cho sự
phát triển của đất nước. Họ gắn mình với tư duy nhiệm kỳ, tranh thủ bòn rút bù
đắp cho sự chạy chọt. Bên cạnh đó, có những cán bộ không cùng "guồng máy",
ê kíp thì bị bao vây, cô lập. Chính vì thế, một bộ phận này đã đi ngược với ý
Đảng, lòng dân, có gì đó tạo ra sự lừa dối. Không ít người có Tâm, có Tài nhưng
nói thật thì không thể tồn tại mà phải nịnh nọt. Những người muốn nói thẳng,
nói thật nói bằng lương tâm, trách nhiệm thì bị loại bỏ. Chính điều này tạo ra sự
nguy hiểm, đạo đức xã hội bị méo mó, không còn phẩm chất trong sáng của
người cán bộ, đảng viên. Thực tế này làm thui chột ý chí của những người có
Tâm, Tài. Họ không được phát huy khả năng của mình nên ẩn dật, chờ thời.
Trong khi đó, những kẻ cơ hội lại có mảnh đất màu mỡ để kiếm lợi, đục nước
béo cò, tìm kiếm sự thăng quan tiến chức, thao túng quyền lực, tạo dựng ê kíp,
gây dựng đường dây làm ăn bất chính.
Nếu chúng ta không có giải pháp, công tác tổ chức cán bộ đột phá thì
những bộ phận cán bộ thoái hoá càng ngày càng bám sâu vào cuộc sống, tạo ra
những nguy cơ. Vấn đề đổi mới công tác tổ chức cán bộ, nhất là trong chuyện

thi tuyển, cạnh tranh, có chương trình hành động, có giải pháp để tránh độc
quyền về cán bộ. Hiện nay, chỉ một vài người chủ chốt quyết định cán bộ sẽ tạo
ra cơ hội chạy chức, chạy quyền làm cho đội ngũ cán bộ không đáp ứng được
nhu cầu.
Việc lựa chọn người lãnh đạo có tâm, có tài phụ thuộc vào quy trình bổ
nhiệm cán bộ. Quy trình này chúng ta cũng được tiến hành từ rất lâu, từng bước
rút kinh nghiệm để đạt đến sự hoàn chỉnh. Tính đến nay, quy trình đó đã đầy đủ
các bước, gần như toàn diện và được thực hiện nghiêm túc ở tất cả các khâu.
8


Nhưng chúng ta vẫn cần quan tâm hơn đến việc đi vào bản chất của việc thực
hiện các quy trình, tránh sự hình thức. Đã có rất nhiều các tiêu chí, tiêu chuẩn
được đặt ra, nhưng làm sao để các tiêu chí, tiêu chuẩn đó được đánh giá một
cách chính xác, thực tế. Vì thế, Tâm và Tài không thể tách rời nhau, có Tài mới
thực hiện được cái Tâm tốt. Người ta đã có câu: "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ
tài", người có Tài mà không có Tâm thì rất nguy hiểm, với người có quyền lực
thì lại càng nguy hiểm. Vì vậy, Quốc hội, các cơ quan của Đảng và Nhà nước ta
yêu cầu mỗi cán bộ phải có Tâm và Tài mới thể hiện được vai trò trách nhiệm
của người lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước ta hiện nay.

9


Chương 2
LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM ĐỂ TIẾN DẦN ĐẾN VĂN HÓA
TỪ CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Quy trách nhiệm vào người lãnh đạo
Nước ta là một nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Trong
bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn, cho đến Chủ tịch một nước đều là

phân công làm đày tớ cho dân, đó là lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh
từ năm 1952 (HCM toàn tập, NXBCTQG, 1995, T.6, tr.515).
“Nhân dân biểu thị quyền làm chủ của mình thông qua lá phiếu của mình
trực tiếp bầu ra Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Chính vì vậy những
người được nhân dân tín nhiệm bầu ra phải ghi lòng, tạc dạ lời căn dặn của
Bác: Phải luôn luôn nhớ và thực hành câu: Vì lợi nước, quên lợi nhà, vì lợi
chung, quên lợi riêng. Phải làm cho xứng đáng với đồng bào, cho xứng đáng
với Tổ quốc” (Sách đã dẫn, 2000, T.4, tr.145). Cùng với quan điểm đó Hồ Chí
Minh còn nêu: “Nhà nước phục vụ nhân dân, cán bộ là công bộc của dân, việc
gì có lợi cho dân, thì phải làm cho kỳ được , việc gì có hại cho dân thì phải hết
sức tránh”. (Sách đã dẫn Sđd, T.4,tr.152).
Rất tiếc, không phải mọi cán bộ, đảng viên đang giữ các chức vụ lãnh đạo
đã luôn làm đúng được như vậy. Chính vì thế Nghị quyết của Hội nghị Trung
ương 4 đã chỉ rõ: Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những
đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai
nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo
danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô
nguyên tắc.
Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị TƯ 4 Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng đã nêu rõ: Chúng ta biết rằng, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc rất
khó, rất phức tạp, vì nó liên quan đến xây dựng tổ chức, xây dựng con người, là
10


công tác con người, dễ đụng chạm đến danh dự, lợi ích, quan hệ của con người.
Khó nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và
sự tồn vong của chế độ.
Trong những năm qua, Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực thể hiện sự đổi
mới bằng cách đề xuất quy trách nhiệm vào từng đồng chí lãnh đạo. Ngày 13

tháng 8 năm 2013, trong phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật của Chính
phủ, bàn về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Chính phủ tập trung thảo
luận về chương 7 - quy định về Chính phủ. Theo đó các thành viên Chính phủ đã
thảo luận, đóng góp ý kiến bổ sung một số quy định nhằm tạo cơ chế hiến định
để Chính phủ có thể kiểm soát việc thực hiện quyền lập pháp và quyền tư pháp
theo nguyên tắc đã được xác định tại Điều 2;
Theo bộ trưởng Tư pháp, Hiến pháp cần quy định cụ thể việc Bộ trưởng
chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, Chính phủ nhằm tăng cường trách nhiệm cá
nhân đối với công tác điều hành trong ngành, lĩnh vực được phân công, tổ chức,
đồng thời bổ sung quy định Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ và bộ
máy hành chính Nhà nước để đảm bảo sự vận hành liên tục, thông suốt của cơ
quan hành chính.
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho rằng: “Trách nhiệm phải
được xem xét theo hướng ngày càng rõ ràng, quy trách nhiệm cụ thể. Việc quy
định Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng là một biện pháp tăng trách
nhiệm cá nhân rất rõ rệt”. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý, cần làm rõ chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, nhất là sự phối hợp, kiểm soát giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp.... Thủ tướng đề nghị, các vấn đề trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm
1992 liên quan đến Chương 7 - Chính phủ và Chương 9 - Chính quyền địa
phương sẽ được tiến hành lấy ý kiến biểu quyết của từng thành viên Chính phủ.
Có thể thấy, những cố gắng trong việc sửa đổi văn bản pháp luật trong
việc quy rõ trách nhiệm của Bộ trưởng trước Thủ tướng là những nỗ lực không

11


nhỏ của nước ta trong việc đổi mới vì mục tiêu xây dựng đội ngũ lãnh đạo giỏi
về năng lực nhưng cũng giàu trách nhiệm với nhân dân, với đất nước.
Trong một xã hội văn minh, khi người cán bộ, lãnh đạo được giao nhiệm

vụ nhưng không đủ khả năng thì với lòng tự trọng của mình người đó thường tự
nguyện xin từ chức. Văn hóa từ chức là một thứ văn hóa phổ biến ở các nước có
nền dân chủ thật sự. Ở Nhật, một vị lãnh đạo cao cấp dù đã làm việc hết sức
nhưng trong mắt người dân không thấy hiệu quả thì vẫn phải tự từ chức, để
nhường chỗ cho người khác lên thay. Một ông bộ trưởng chỉ vì một câu nói hớ
hênh chưa ảnh hưởng đến ai nhưng không hợp lý cũng phải từ chức vì cảm thấy
xấu hổ. Quan chức luôn phải xin lỗi người dân một cách công khai vì những
việc người dân phản ánh mà mình chưa làm tốt... Dù quan chức to lớn nhưng có
những rắc rối liên quan, dính dáng đến tên tuổi mình một cách trực tiếp hay gián
tiếp cũng tự cảm thấy xấu hổ mà từ chức và công khai xin lỗi. Xã hội luôn
không thiếu người tài, không có người này thì ắt sẽ có người khác, đừng biện
minh rằng chỉ có tôi mới làm được, nếu ai làm được hơn tôi thì tôi sẽ xuống sau
khi hết nhiệm kỳ hay về hưu. Như thế thì có vẻ là không ổn? Anh không rời ghế
thì ai có thể lên mà làm việc anh đang làm? Khi không có chế tài khiến người có
chức, có quyền phải sợ thật sự thì có gì đảm bảo cho sự phấn đấu và gìn giữ
nghiêm chỉnh đạo đức của họ? Tháng 6 vừa qua Bộ trưởng Thương mại Mỹ
John Bryson đã đệ đơn xin từ chức lên Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ông đưa
ra quyết định này sau khi xảy ra vụ tai nạn ôtô liên hoàn ở California mặc dù vụ
tai nạn này không có bất cứ một nạn nhân nào ngoài chính “thủ phạm”. Ông
Bryson ý thức khó hoàn thành tốt công việc khi sức khỏe không đảm bảo vì vậy
cần phải để cho những người có sức khỏe hơn, năng lực để gánh trên vai trọng
trách của quốc gia và ông đã xin từ chức.
Trong các trường hợp đó, tất cả đều cùng chung một quan điểm: Nếu
không đảm đương được công việc hoặc để xảy ra những hậu quả, làm mất lòng
dân thì vì lợi ích của người dân và cũng vì lòng tự trọng của một người đã được
tin tưởng, họ sẵn sàng từ chức. Cũng người từ chức vì nhận thấy rằng sự việc
12


đáng tiếc xảy ra, dù chỉ liên quan một phần rất nhỏ, nhưng mình phải chịu trách

nhiệm với tư cách lãnh đạo cao nhất. Từ chức dù không phải là việc làm dễ dàng
nhưng đối với họ là cần thiết và nên làm. Nó đã trở thành một nét văn hóa trong
đời sống chính trị tại nhiều nước.
Từ chức là chuyện văn hóa hơn là chuyện pháp lý, chế tài ở đây chính là
lương tri. Nếu có một văn hoá chính trị dựa trên lương tri thì việc từ chức khi
không hoàn thành nhiệm vụ là điều gần như bắt buộc... Nước Việt ta từ xưa, các
nhà nho, những người có tri thức, phẩm giá treo ấn từ quan rất nhiều, như
Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bỉnh Khiêm... Tất nhiên việc từ chức ấy phần nhiều
là do không đồng tình với quan điểm của vua. Nhưng dù lý do gì thì rõ ràng
Việt Nam cũng đã có lịch sử về văn hoá từ chức.
Cách đây ít năm Vụ trưởng vụ Tiểu học thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo,
TS. Nguyễn Kế Hào đã kiên quyết xin từ chức vì ý kiến của ông không được
chấp thuận. Ông cho biết: Tôi có thể tự tin khẳng định rằng những gì mình làm
đều không vì một động cơ nào hết. Nếu nghĩ đến bản thân tôi đã không từ chức.
Tuy nhiên, vì không thể nhắm mắt, chấp nhận bỏ qua được những sai sót tôi phải
lên tiếng. Tôi cũng muốn kiến nghị như một người làm quản lý, một nhà khoa
học, nhưng ý kiến không được chấp thuận nên phải lựa chọn cách này, để mình
được đứng về phía quyền lợi của hàng triệu học sinh, của phụ huynh mà phát
biểu. Ở đây rõ ràng cho ta thấy, TS Nguyễn Kế Hào xin từ chức không phải vì
năng lực trình độ yếu kém, hay vi phạm vấn đề gì mà ông từ chức theo cung
cách của các nhà nho, những người có tri thức trước đây.
Trong văn hóa từ chức chỉ được xem là một cử chỉ đẹp, khi người ta tự
nguyện xin từ chức. Nhưng với những quan chức Nhà nước không “phát huy
tinh thần tự nguyện” thì lại cần được xem xét văn hóa từ chức tại vị trí cận đáy
của nó.
Đơn giản là ở Việt Nam theo một “truyền thống” khó di dời về bản chất,
hầu hết các trường hợp bị cho thôi chức, miễn nhiệm đều trong tình trạng đang ở

13



“đỉnh”. Cái đỉnh đó, theo quan niệm thường thấy của người đời, được cấu thành
từ quyền lợi, bổng lộc cá nhân.
2.2. Lấy phiếu tín nhiệm để đặt nền móng cho văn hóa từ chức ở Việt
Nam hiện nay
Trong xã hội hiện nay, để văn hóa từ chức thấm nhuần vào cuộc sống của
mỗi người lãnh đạo, thì nhất thiết cần phải được hiểu một cách đúng đắn, được
nhìn nhận một cách tích cực và cần được phổ biến trong xã hội nói chung, trong
đời sống chính trị hiện nay nói riêng nhằm góp phần tạo sự phát triển bền vững
của một quốc gia, dân tộc. Vì vậy, việc lấy phiếu tín nhiệm để đặt nền móng cho
văn hóa từ chức ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết.
Trong xây dựng đề án bỏ phiếu tín nhiệm là nhằm cụ thể hóa quy định của
Hiến pháp, luật tổ chức Quốc hội, luật giám sát Quốc hội về việc Quốc hội bỏ
phiếu tín nhiệm với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Ngoài ra,
Nghị quyết TƯ 4 cũng đề ra yêu cầu hàng năm lấy phiếu tín nhiệm đối với
những người giữ các chức danh mà Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Dự thảo Nghị
quyết đã đưa ra hướng phân loại gồm 2 nhóm. Thứ nhất là nhóm những cán bộ
có địa vị pháp lý, chức trách rõ ràng. Những quyết sát của họ có ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển kinh tế xã hội. Nhóm này do Quốc hội lấy phiếu... Nhóm thứ 2
là cấp phó hoặc ủy viên các ủy ban, do các ủy ban lấy phiếu. Cách làm như vậy
đáp ứng được cả 2 yêu cầu mà việc đánh giá sẽ đi vào thực chất hơn. Kết quả lấy
phiếu là căn cứ để lãnh đạo đo lường uy tín của mình. Mỗi người nếu uy tín thấp
sẽ phải tự nâng cao phẩm chất, đạo đức, cung cách điều hành để đáp ứng đòi hỏi
của dân.
Mục tiêu của việc lấy phiếu chủ yếu là để thăm dò uy tín. Việc này được
làm thường xuyên và không nặng nề. Tuy nhiên, để đưa ai đó ra bỏ phiếu tín
nhiệm thì phải căn cứ vào kết quả thăm dò hàng năm đó. Đề án cũng nêu một
điều khoản mang tính chất “khuyến khích” người bỏ phiếu tín nhiệm mà không
đạt có quyền xin rút lui, xin từ chức. Ban soạn thảo có “dự trù” những ảnh
hưởng, tác động của việc này. Mục đích việc lấy phiếu tín nhiệm có ý nghĩa như

14


sự cảnh báo cho các cán bộ giữ vị trí lãnh đạo biết được uy tín của mình đến
đâu. Đó là cơ sở để người đó phải đặt vấn đề tự xem lại mình, cân nhắc nên từ
chức hay không.
Trước đây, Việt Nam cũng đã đặt vấn đề từ chức nhưng chưa có căn cứ
nên chính người cần từ chức cũng còn thấy lơ mơ, có những ảo tưởng cho rằng
tình hình không đến mức như thế. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm chính là một chỉ
số khách quan để người đó phải đặt vấn đề giải pháp tốt nhất cho mình, trong
danh dự, văn hóa - đấy là tuyên bố từ chức. Việc này khơi mào cho văn hóa từ
chức thực sự trong nhóm người có chức có quyền. Theo Nghị quyết TƯ 4, sau
hai lần lấy phiếu không đạt quá bán thì mới bỏ phiếu. Nhưng đề án Quốc hội
đưa ra một bước mạnh mẽ hơn, đó là ngay lần đầu tiên lấy phiếu tín nhiệm mà
tín nhiệm không đạt 2/3 thì có thể đưa ra bỏ phiếu luôn để kịp thời thay thế cán
bộ.
Việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội sẽ là cơ sở quan trọng
giúp cơ quan Đảng có thẩm quyền làm tốt hơn nữa công tác cán bộ. Trong quá
trình lấy phiếu, các cơ quan của Quốc hội cũng phải phối hợp chặt chẽ với các
cơ quan Đảng để xử lý theo Điều lệ, quy chế cán bộ của Đảng. Có thể nói kết
quả lấy phiếu là cơ sở để các cơ quan Đảng xem xét việc bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức cán bộ một cách có căn cứ hơn.
Việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ là sự đổi mới quan trọng trong đời sống chính
trị đất nước nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, các quy định của pháp luật, đề
cao quyền làm chủ của nhân dân thông qua việc thực hiện quyền giám sát của
Quốc hội đối với những cán bộ chủ chốt của Đảng và Nhà nước.
Trên cơ sở nghiên cứu, nắm bắt đầy đủ thông tin, tuân thủ quy trình, thủ
tục lấy phiếu tín nhiệm, Quốc hội sẽ dành thời gian thảo luận, đánh giá một cách
thận trọng, khách quan, công tâm, thể hiện mức độ tín nhiệm đối với các vị được
Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ giúp người được

lấy phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu,
rèn luyện phẩm chất, năng lực, nâng cao hiệu quả hoạt động.
15


Việc lấy phiếu tín nhiệm chính là thước đo trách nhiệm cá nhân đối với 49
chức danh và thước đo trách nhiệm cá nhân đối với các đại biểu Quốc hội. Các
đại biểu Quốc hội được nhân dân ủy quyền, tín nhiệm giao trọng trách thay mặt
nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, trong đó có quyết
định bình bầu nhân sự. Ngoài ra, qua phiếu tín nhiệm còn là thước đo đối với đại
biểu Quốc hội được lấy phiếu tín nhiệm. Qua đó, Quốc hội, cá nhân người được
lấy phiếu tín nhiệm có thể nhận biết được năng lực, uy tín của mình tới đâu.
Đại biểu Quốc hội không chỉ là nghe báo cáo quá trình công tác, thành
tích của người được lấy phiếu tín nhiệm mà cần tiếp cận quá trình hoạt động
thực tiễn, tìm hiểu qua các kênh phản biện của các tổ chức đoàn thể, xã hội; ý
kiến của các chuyên gia, kiến nghị của cử tri ở nơi cư trú, cử tri ở nơi công tác
của người được lấy phiếu tín nhiệm. Mỗi lá phiếu của đại biểu Quốc hội sẽ
quyết định chọn ra được những người có đủ năng lực, trình độ, đạo đức và tâm
huyết để gánh vác những công việc trọng đại của đất nước nhằm phục vụ đất
nước phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng tốt hơn.
Trong số 49 chức danh được lấy phiếu tín nhiệm mà kết quả thấp hoặc
không còn được tín nhiệm nữa thì Nghị quyết của Quốc hội sẽ bỏ phiếu tín
nhiệm ngay, chứ không chờ đến kỳ họp Quốc hội lần sau. Ngoài ra, nếu người
giữ chức vụ không đạt được số phiếu tín nhiệm hoặc số phiếu tín nhiệm thấp quá
thì có thể chủ động xin từ chức. Việc làm này sẽ mở ra văn hóa từ chức ở Việt
Nam, giống như văn hóa từ chức ở nhiều nước trên thế giới đã từng thực hiện
trong nhiều thập kỷ qua.
Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm,
bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê
chuẩn. Theo Nghị quyết này, nếu người giữ chức vụ có số phiếu tín nhiệm quá

thấp thì có phương án đưa ra là, có thể chính người giữ chức vụ xin Quốc hội
cho thêm thời gian để chứng minh năng lực lãnh đạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ
để tiếp tục với chức vụ hiện tại. Trường hợp thứ 2 là người giữ chức vụ do Quốc
hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn có thể nộp đơn xin từ chức.
16


Việc từ chức được xuất phát từ người giữ chức vụ, vì vậy Họ cần phải cân
nhắc, xem xét kỹ quá trình công tác của bản thân, ý kiến phản hồi của cử tri,
Nghị quyết của Quốc hội đề ra để đi đến quyết định đúng đắn.
Ở nhiều nước trên thế giới đã hình thành văn hóa từ chức từ lâu. Không
phải ngẫu nhiên mà họ có được văn hóa từ chức, mà phải trải qua quá trình nhận
thức, sự kết tinh dân chủ và khuôn khổ pháp luật cho phép của mỗi nước.
Ở nước ta, văn hóa từ chức cần phải có thời gian thì người dân mới quen
và thực hiện được. Đây là sự kết tinh của một quá trình khởi điểm, có kinh
nghiệm, thành công, thất bại và được hình thành từ nhận thức, việc làm của
người dân. Việt Nam có những thể chế, thiết chế, pháp luật đặc thù riêng nên
không thể nói là lạc hậu so với nhiều nước khác trên thế giới. Nếu như nhiều
nước trên thế giới, việc bỏ phiếu tín nhiệm ở cơ quan hành pháp. Tuy nhiên, kỳ
họp lần này là lần đầu tiên Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm một cách rộng rãi và
công khai ở ngay tại Quốc hội, có thể nói đây là một bước tiến của Việt Nam so
với nhiều nước”.
Việt Nam là nước có những thể chế, luật pháp đặc thù riêng. Việc đề bạt,
thăng chức, cách chức, phê chuẩn từ chức của một cán bộ lãnh đạo nào đó phải
trải qua nhiều quy trình. Quan điểm sử dụng và đánh giá cán bộ của chúng ta
khác so với nhiều nước. Tuy nhiên, trong tương lai Việt Nam nên hình thành văn
hóa từ chức không chỉ qua những cuộc lấy phiếu tín nhiệm mà nên mở rộng
dưới nhiều hình thức khác nhau.
*Bản thân hiện đang công tác tại Ban Tổ chức Huyện ủy Đoan Hùng,
Tỉnh Phú Thọ, vì vậy trong Tiểu luận này tác giả có liên hệ tình hình thực tiễn về

công tác lấy phiếu tín nhiệm ở tỉnh Phú Thọ để chứng minh thêm Việt Nam đang
tiến dần đến văn hóa từ chức.
Ngay sau khi có Quy định số 165/QĐ/TW ngày 18/02/2013 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng, Quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm đối với
thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà

17


nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Ban Thường vụ Tỉnh
ủy Phú Thọ đã sớm soạn thảo, ban hành Quy định lấy phiếu tín nhiệm đó là:
+ Việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện theo định kỳ hằng năm đối với
thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà
nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội kể cả trước khi đưa
vào quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, điều động, luân
chuyển cán bộ; khen thưởng, kỷ luật; yêu cầu phải làm rõ ưu, khuyết điểm, mặt
mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực, hiệu quả
công tác và triển vọng phát triển của cán bộ.
Phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và
phát triển trên cơ sở thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình, nguyên tắc
tập trung dân chủ. Nội dung lấy phiếu tín nhiệm, nhận xét cán bộ nhất thiết phải
công khai đối với cán bộ được đánh giá.
+ Nội dung lấy phiếu đánh giá, nhận xét cán bộ, dựa vào mức độ thực hiện
chức trách, nhiệm vụ được giao như: Thể hiện ở khối lượng, chất lượng, tiến độ,
hiệu quả của công việc trong từng vị trí, từng thời gian; tinh thần trách nhiệm
trong công tác.
Đối với cán bộ đảm nhiệm nhiều chức danh công tác thì đánh giá mức độ
hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu ở chức danh đảm nhiệm chính và cao nhất của cán
bộ đó và đánh giá chung về mức độ hoàn thành nhiệm vụ kiêm nhiệm.
Đối với các đồng chí là Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy phụ trách cụm,

Tỉnh ủy viên phụ trách cơ sở: Trong việc đánh giá thực hiện chức trách nhiệm vụ
có xem xét đến kết quả mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cụm, đơn vị mình phụ
trách theo quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
Đối với các đồng chí là Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Uỷ viên Ban
chấp hành Đảng bộ huyện: Trong việc đánh giá thực hiện chức trách nhiệm vụ
phải gắn với kết quả mức độ hoàn thành nhiệm vụ ngành, đơn vị mình phụ trách
theo quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện.
+ Đánh giá nhận xét về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ
18


thể hiện trên các mặt đó là:
Nhận thức, tư tưởng chính trị; việc chấp hành chủ trương, đường lối, quy
chế, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc giữ gìn đạo
đức và lối sống lành mạnh; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu
hiện tiêu cực khác.
Tinh thần học tập nâng cao trình độ; tinh thần trách nhiệm trong công tác;
tác phong làm việc, tính sáng tạo, đổi mới, quyết đoán trong công việc; tính
trung thực, ý thức tổ chức kỷ luật; tinh thần tự phê bình và phê bình; việc giữ gìn
đoàn kết nội bộ, mối quan hệ trong cơ quan, gia đình và xã hội; mối quan hệ, ý
thức, tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân; tín nhiệm trước tập thể cơ quan, đơn
vị và trước tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị…vv
Tuy là năm đầu tiên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ soạn thảo, ban hành
việc thực hiện quy định lấy phiếu tín nhiệm đối với lãnh đạo cấp ủy và cán bộ
lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
chính trị - xã hội, nhưng có thể nói đây là nền móng quan trọng để tỉnh Phú Thọ
tiến dần đến văn hóa từ chức ở nước ta hiện nay.
2.3. Những kiến nghị, đề xuất để Việt Nam tiến đến văn hóa từ chức
Ở nước ta hiện nay, muốn hình thành và thực hiện được văn hoá từ chức
trước hết Đảng và Nhà nước ta cần có những quy định cụ thể đó là:

- Quy định rõ tiêu chuẩn từng chức danh, tránh tình trạng có công thì nhận
về cá nhân, lỗi thì đổi cho tập thể. Như vậy các quan chức mới nhận thức rõ
được vai trò và trách nhiệm của bản thân, từ đó xây dựng được một nền chính trị
không còn tồn tại những phần tử làm chính trị để mưu lợi cá nhân, tham quyền
cố vị, trở thành lực cản kéo lùi sự phát triển của đất nước.
- Đẩy mạnh công cuộc chống tham nhũng, quan liêu trong hệ thống chính
trị.
- Phải có hệ thống pháp luật quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của
từng vị trí, nhất là đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý. Xây dựng các quy
định về từ chức của cán bộ, công chức phải dựa trên nền tảng cải cách, xây
19


dựng được quy chế công chức thật chuẩn về tiêu chuẩn của từng chức vụ, từng
vị trí công tác.
- Chúng ta cần phải mạnh mẽ hơn về công tác tổ chức cán bộ, nhất là trong
việc giáo dục, lãnh đạo, quản lý để một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo,
quản lý các cấp tích cực rèn luyện, tu dưỡng, thực hành liêm chính, gương mẫu,
làm tròn chức trách nhiệm vụ được giao.
- Đảng và Nhà nước ta phải có hệ thống pháp luật quy định rõ trách nhiệm,
thẩm quyền của từng vị trí, nhất là đối với lãnh đạo, quản lý để người dân hoặc
các tổ chức, cơ quan giám sát.
- Việc từ chức hiện nay phải cứng rắn, rõ ràng, minh bạch để mỗi cán bộ,
lãnh đạo, quản lý thấy mình chưa hoàn thành được trách nhiệm, hoặc không thể
đảm đương được công việc, chưa trung thực, ứng xử chưa liêm khiết, tự nguyện
xin từ chức.
- Đảng và Nhà nước ta cần đẩy mạnh tuyên truyền trong xã hội về văn hóa
từ chức; nên khuyến khích sự tự nguyện từ chức và đánh giá cao những người có
đủ dũng khí, lòng tự trọng, biết liêm sỉ tự nguyện từ chức, đồng thời định hướng
dư luận xã hội cũng không nên nặng nề đối với những người tự nguyện từ chức.

- Bản thân cán bộ lãnh đạo, quản lý cần phải tự nhận thức rằng chức vụ
không chỉ đi liền với quyền lợi, mà cao hơn phải thấy chức vụ đi liền với trách
nhiệm, với tinh thần, thái độ cống hiến, hy sinh.
- Việc từ chức tự nguyện của người có chức, có quyền sẽ tạo cơ hội cơ cấu
lại, kiện toàn đội ngũ cán bộ của cơ quan, tổ chức nghĩa là tạo ra sự hợp lý tốt
hơn trong xã hội. Điều đó giúp những người thực sự có nhân cách, tài giỏi, có
trình độ, năng lực thực tiễn có thể phát huy cao nhất năng lực của mình nếu ở
đúng vị trí, đồng thời cũng giúp cho cơ quan, tổ chức và xã hội tránh được
những thiệt hại không đáng có.
Văn hóa có mặt trong tất cả những hoạt động sống của con người và là tất
yếu của cuộc sống, thế nên, văn hóa từ chức cũng biểu hiện sự tất yếu của cuộc
sống. Thiết nghĩ, từ chức sớm trở thành cách ứng xử bình thường trong đời sống
lãnh đạo, quản lý ở nước ta, đồng thời, văn hóa từ chức cũng từ đó mà hình
thành và phát triển.
20


KẾT LUẬN
Lâu nay chúng ta thường hiểu văn hóa thì thường nó có từ lâu đời, nó là
kết quả tích tụ, hình thành từ văn hóa ứng xử, quy chế pháp lý với những quy tắc
hành xử trong nắm giữ và thực hiện quyền lực được hình thành theo đó từ lâu.
Vấn đề cần phải xem xét là hiện nay sự cầm quyền, nắm quyền, thực thi quyền
lực... được hành xử trên quy tắc chuẩn hay chưa. Và chỉ khi đã hình thành những
chuẩn mực ấy thì văn hóa từ chức theo đó sẽ được hình thành. Văn hóa là cái
vốn rất khó thay đổi và không hình thành nhanh chóng được. Cái quan trọng
nhất nên làm lúc này là cần cải cách về mặt thể chế, luật pháp để tiến tới việc
hình thành những quy tắc chuẩn trong sự cầm quyền, nắm quyền, thực thi quyền
lực… Từ cách hành xử theo những quy tắc này sẽ dẫn đến việc tạo nên văn hóa
từ chức.
Từ chức là chuyện văn hóa hơn là chuyện pháp lý, chế tài ở đây chính là

lương tri, nếu có một văn hoá chính trị dựa trên lương tri thì việc từ chức khi
không hoàn thành nhiệm vụ là điều gần như bắt buộc. Việc từ chức tự nguyện
của người có chức, có quyền sẽ tạo cơ hội cơ cấu lại, kiện toàn đội ngũ cán bộ
của cơ quan, tổ chức nghĩa là tạo ra sự hợp lý tốt hơn trong xã hội. Điều đó giúp
những người thực sự có nhân cách, tài giỏi, có trình độ, năng lực thực tiễn có thể
phát huy cao nhất năng lực của mình nếu ở đúng vị trí, đồng thời cũng giúp cho
cơ quan, tổ chức và xã hội tránh được những thiệt hại không đáng có.
Dư luận xã hội chưa được định hướng để đồng tình hay ủng hộ việc tự
nguyện từ chức. Nếu ai đó là đảng viên thì viện dẫn đây là nhiệm vụ Đảng giao,
nếu từ chức lại coi là không có tinh thần đảng viên, phai nhạt lý tưởng, giảm sút
ý chí chiến đấu…, từ chức là để trốn tránh trách nhiệm, để thoát tội, để hạ cánh
cho an toàn… Rõ ràng, quyền lực thể chế nào cũng liên quan tới lợi ích cá nhân.
Một khi động cơ lợi ích cá nhân lớn đến mức, nhà tư sản “sẵn sàng treo cổ khi
lợi nhuận tới 300% - Các Mác”, thì người có quyền, có chức càng không thể dễ
ràng từ bỏ nó, nếu quyền lực chính là phương tiện có thể “vinh thân, phì gia”.

21


Để văn hóa từ chức thấm nhuần vào đời sống mỗi cán bộ, lãnh quản lý,
Đảng và Nhà nước ta cần phải có hệ thống pháp luật quy định rõ trách nhiệm,
thẩm quyền của từng vị trí, nhất là đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý. Xây
dựng các quy định về từ chức của cán bộ, công chức phải dựa trên nền tảng cải
cách, xây dựng được quy chế công chức thật chuẩn về tiêu chuẩn của từng chức
vụ, từng vị trí công tác, có như vậy những định hướng chủ trương, đường lối
lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mới đi vào cuộc sống.
Đất nước ta mới thực sự phát triển và ổn định, sánh vai cùng các nước đang phát
triển mạnh mẽ như hiện nay ./.
`


22


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính trị học nâng cao, Khoa Chính trị học HVBC&TT – Hà Nội 2011
2. ĐCSVN, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG,
Hà Nội 2011, tr. 257.
3. Nguyễn Hữu Đổng, Đổi mới mô hình "Đảng lãnh đạo Nhà nước" ở
nước ta hiện nay, trong cuốn sách "Chính trị học - Những vấn đề lý luận
và thực tiễn (2007-2012)", Nxb CTQG, Hà Nội 2012, tr. 390.
4. Ngô Huy Đức, Công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản, Thông tin Chính
trị học số 1(44)/2010.
5. . Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, 1995, T.6, tr.515)
6. Văn kiện Hội nghị lần thứ 6, BCHTW khoá VIII.
7. Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội 2006, tr. 306.
8. Văn kiện Đảng, tập 7, Nxb CTQG, H, 2001, tr 240, 241.
9. Văn kiện Đảng, tập 7, Nxb CTQG, H, 2001, tr 229, 230.
10. Văn kiện Đảng, tập 12, tr 22, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001.
11. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội,
2006.

23


MỤC LỤC

24




×