Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.31 KB, 8 trang )

Giáo viên: Lê Hồng Thái

Hotline: 0983636150

SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
I. Khái niệm sinh trưởng
- Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể
do tăng số lượng và kích thước của tế bào.
- Ví dụ : sự tăng kích thước chiều cao và đường kính thân của cây

Hình 1: Quá trình sinh trưởng ở thực vật
Cơ sở tế bào học của hiện tượng sinh trưởng là sự nguyên phân của các tế bào mô phân sinh .
II. Các mô phân sinh
- Mô phân sinh là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân
trong suốt đời sống của cây.
- Có các loại mô phân sinh sau: mô phân sinh đỉnh thân, đỉnh rễ, mô phân sinh bên, mô phân sinh
lóng (ở cây 1 lá mầm).

1


Giáo viên: Lê Hồng Thái

Hotline: 0983636150

Hình 2: Các loại mô phân sinh
+ Mô phân sinh đỉnh: nằm ở vị trí đỉnh của thân và rễ, có chức năng hình thành nên quá trình
sinh trưởng sơ cấp của cây, làm gia tăng chiều dài của thân và rễ. Mô phân sinh đỉnh có cả ở cây
Một lá mầm và cây Hai lá mầm.
+ Mô phân sinh bên: phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của thân, có chức năng tạo
ra sự sinh trưởng thứ cấp nhằm tăng độ dày (đường kính) của thân. Mô phân sinh bên chỉ có ở


cây Hai lá mầm.
+ Mô phân sinh lóng: nằm ở vị trí các mắt của vỏ thân, có tác dụng gia tăng sinh trưởng chiều
dài của lóng (hay các vị trí khác với đỉnh thân). Mô phân sinh lóng chỉ có ở cây Một lá mầm.
- Ở thực vật Hai lá mầm có cả mô phân sinh bên và mô phân sinh đỉnh → tăng trưởng chiều cao
và đường kính thân
- Ở thực vật Một lá mầm chỉ có mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng → tăng trưởng chiều
cao và không tăng kích thước bề ngang ( do không có mô phân sinh bên )
III. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

2


Giáo viên: Lê Hồng Thái

Hotline: 0983636150

Hình 3: Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật

Bảng 1: Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh tưởng thứ cấp ở thực vật

Tiêu chí

Sinh trưởng sơ cấp

Khái niệm

Sinh trưởng theo chiều dài Sinh trưởng theo chiều ngang (chu vi)
(hoặc cao) của thân, rễ
của thân và rễ


Nguyên nhân

Do hoạt động của mô phân sinh Do hoạt động của mô phân sinh bên.
đỉnh.

cơ chế
Đối tượng

Sinh trưởng thứ cấp

Cây một lá mầm và phần thân Cây hai lá mầm
non của cây 2 lá mầm

IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật
a. Nhân tố bên trong
- Đặc điểm di truyền: Cây Một lá mầm chỉ có sinh trưởng sơ cấp, cây Hai lá mầm có cả sinh
trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
- Các thời kì sinh trưởng của giống, loài.

3


Giáo viên: Lê Hồng Thái
- Hoocmôn thực vật điều tiết tốc độ sinh trưởng.

Hotline: 0983636150

b. Nhân tố bên ngoài
- Nhiệt độ: Ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của thực vật, tùy từng loại cây có nhiệt độ thích
hợp khác nhau. Ví dụ: những cây rau màu vụ đông (su hào, bắp cải,..) thích hợp với điều kiện

lạnh hơn.
- Hàm lượng nước: Tế bào thực vật sinh trưởng thích hợp với độ ẩm cao, trên 90%.
- Ánh sáng: Ảnh hưởng tới quang hợp do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, có thể gây
nên sự biến đổi hình thái của cây (cây bị vàng lá,..)
- Ôxi: Ôxi ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
- Dinh dưỡng khoáng: Ảnh hưởng tới quang hợp do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây,
gây nên sự biến đổi hình thái của cây (cây bị còi cọc, vàng lá,..)
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Câu 1: Giải phẩu mặt cắt ngang thân sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân theo
thứ tự nào?
A. Bần  Tầng sinh bần  Mạch rây sơ cấp  Mạch rây thứ cấp  Tầng sinh mạch  Gỗ thứ
cấp  Gỗ sơ cấp  Tuỷ.
B. Bần  Tầng sinh bần Mạch rây thứ cấp  Mạch rây sơ cấp  Tầng sinh mạch  Gỗ thứ
cấp  Gỗ sơ cấp  Tuỷ.
C. Bần  Tầng sinh bần  Mạch rây sơ cấp  Mạch rây thứ cấp  Tầng sinh mạch  Gỗ sơ
cấp  Gỗ thứ cấp  Tuỷ.
D. Tầng sinh bần  Bần  Mạch rây sơ cấp  Mạch rây thứ cấp  Tầng sinh mạch  Gỗ thứ
cấp  Gỗ sơ cấp  Tuỷ.
Câu 2: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?
A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây.
B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
Câu 3: Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của mạch rây và gỗ trong sinh trưởng sơ cấp như thế nào?
A. Gỗ nằm phía ngoài còn mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch.
B. Gỗ và mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch.
C. Gỗ nằm phía trong còn mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.
D. Gỗ và mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.
Câu 4: Mô phân sinh bên và phân sinh lóng có ở vị trí nào của cây?
A. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.

B. Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá
mầm.
C. Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá
mầm.
D. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.
4


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
Câu 5: Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của gỗ sơ cấp và thứ cấp trong sinh trưởng thứ cấp như thế
nào?
A. Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía trong còn gỗ sơ
cấp nằm phía ngoài.
B. Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ
cấp nằm phía trong.
C. Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ
cấp nằm phía trong.
D. Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía trong còn gỗ sơ
cấp nằm phía ngoài.
Câu 6: Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây?
A. Ở đỉnh rễ.
B. Ở thân.
C. Ở chồi nách.
D. Ở chồi đỉnh.
Câu 7: Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của mạch rây sơ cấp và thứ cấp trong sinh trưởng thứ cấp
như thế nào?
A. Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó mạch thứ cấp nằm phía ngoài còn
mạch sơ cấp nằm phía trong.
B. Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó mạch thứ cấp nằm phía trong còn

mạch sơ cấp nằm phía ngoài.
C. Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó mạch thứ cấp nằm phía ngoài còn
mạch sơ cấp nằm phía trong.
D. Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó mạch thứ cấp nằm phía trong còn
mạch sơ cấp nằm phía ngoài.
Câu 8: Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng sơ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân gồm:
A. Vỏ  Biểu bì  Mạch rây sơ cấp  Tầng sinh mạch  Gỗ sơ cấp  Tuỷ.
B. Biểu bì  Vỏ  Mạch rây sơ cấp  Tầng sinh mạch  Gỗ sơ cấp  Tuỷ.
C. Biểu bì  Vỏ  Gỗ sơ cấp  Tầng sinh mạch  Mạch rây sơ cấp  Tuỷ.
D. Biểu bì  Vỏ  Tầng sinh mạch  Mạch rây sơ cấp  Gỗ sơ cấp  Tuỷ.
Câu 9: Sinh trưởng sơ cấp của cây là
A. Sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
B. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động phân hoá của mô phân sinh đỉnh thân và
đỉnh rễ ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
C. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và
đỉnh rễ chỉ có ở cây cây hai lá mầm.
D. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và
đỉnh rễ chỉ có ở cây cây một lá mầm.
Câu 10: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp?
A. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây.
B. Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm.
C. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch.
D. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ).
Câu 11: Sinh trưởng thứ cấp là
A. sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra.
B. sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.
C. sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo
ra.
D. sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng?

5


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
A. Cây một lá mầm có sinh trưởng thứ cấp còn cây hai lá mầm có sinh trưởng sơ cấp.
B. Cây một lá mầm và cây hai lá mầm đều có sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
C. Ngọn cây một lá mầm có sinh trưởng thứ cấp, thân cây hai lá mầm có sinh trưởng sơ cấp.
D. Sinh trưởng sơ cấp gặp ở cây một lá mầm và phần thân non của cây hai lá mầm.
Câu 13: Sinh trưởng thứ cấp của cây là
A.sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
B.sinh trưởng theo đường kính làm tăng bề ngang của thân và rễ do hoạt động nguyên phân
của mô phân sinh bên tạo ra.
C.quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và
kích thước tế bào.
D.toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm sinh trưởng, phân hóa và phát
sinh hình thái.
Câu 14: Phát biểu không đúng về mô phân sinh ở thực vậ?
A. Mô phân sinh là tập hợp các tế bào chưa phân hóa có khả năng phân chia mạnh.
B. Mô phân sinh gồm: Mô phân sinh đỉnh chồi, mô phân sinh đỉnh rễ, mô phân sinh bên của
thân và rễ.
C. Mô phân sinh đỉnh giúp cho thân và rễ dài ra.
D. Mô phân sinh bên của cây một lá mầm giúp cho thân tăng đường kính thân.
Câu 15: Cho hình ảnh về mô phân sinh đỉnh ở thân. Phân tích hình và cho biết có bao nhiêu phát
biểu đúng?

(1) Hình (a) gồm mô phân sinh đỉnh cành và mô phân sinh chồi nách giúp tăng trưởng cành và
hình thành các cành mới.
(2) Hình (b) mô tả sự tăng trưởng của mô phân sinh đỉnh cành và sự phát sinh các chồi nách mới.
(3) Mô phân sinh đỉnh là nơi hình thành nên các lá mới giúp cho cây có cành lá sum xuê.

(4) Mô phân sinh đỉnh không phải là nơi hình thành cơ quan hoa.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 16: Cho hình ảnh về mô phân sinh đỉnh ở thân. Phân tích hình và cho biết có bao nhiêu phát
biểu đúng?

6


Giáo viên: Lê Hồng Thái

Hotline: 0983636150


(1) Cấu trúc giải phẫu cắt ngang của thân sinh trưởng thứ cấp từ trong ra ngoài: Tủy
mạch gỗ





sơ cấp
mạch gỗ thứ cấp
tầng sinh mạch
mạch rây thứ cấp
mạch rây sơ cấp
vỏ



tầng sinh bần
bần.

(2) Cấu trúc giải phẫu cắt ngang của thân sinh trưởng sơ cấp từ trong ra ngoài: Tủy
mạch gỗ





sơ cấp
tầng sinh mạch
mạch rây sơ cấp
vỏ
tầng sinh bần
bần.
(3) Sinh trưởng thứ cấp làm cho thân tăng trưởng về chiều cao.
(4) Sinh trưởng sơ cấp làm cho thân tăng về đường kính.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 17: Cho hình ảnh về cấu trúc cây thân gỗ. Phân tích hình và cho biết có bao nhiêu phát biểu
đúng?

7


Giáo viên: Lê Hồng Thái






Hotline: 0983636150

tầng phân sinh mạch
mạch

(1) Cấu tạo cây thân gỗ từ trong ra ngoài: Gỗ lõi
gỗ dác


rây thứ cấp
tầng sinh bần
bần.
(2) Gỗ lõi là mạch gỗ không còn thực hiện chức năng vận chuyển nước và muối khoáng giúp cho
thân cây vững chắc.
(3) Gỗ dác là gỗ mới hình thành sau nên vẫn còn thực hiện chức năng hấp thụ nước và muối
khoáng.
(4) Lớp bần hóa bần rắn chắc giúp bảo vệ thân cây tránh cho côn trùng chích hút nhựa cây.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 18: Cho hình ảnh về các loại mô phân sinh. Phân tích hình và cho biết có bao nhiêu phát
biểu đúng?

(1) Các loại mô phân sinh đỉnh gồm: Mô phân sinh đỉnh thân, mô phân sinh đỉnh cành, mô phân

sinh đỉnh rễ, mô phân sinh chồi nách.
(2) Mô phân sinh đỉnh giúp cho thân, cành, rễ dài ra.
(3) Mô phân sinh bên giúp cho thân cây gia tăng đường kính.
(4) Mô phân sinh đỉnh là nơi hình thành lá mới, cành mới
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
ĐÁP ÁN
1:a;2:b;3:c;4:c;5:c;6:b;7:b;8:b;9:b;10:b;11:b;12:d;13:b;14:d;15:d;16:b;17:d;18:d

8



×