Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

ĐỀ CƯƠNG THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.39 KB, 19 trang )

THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG 217
Câu 1. Trình bày các khái niệm về thông tin môi trường, CSDL môi
trường, Hệ thống thông tin môi trường
Trả lời
-

Thông tin môi trường là số liệu, dữ liệu môi trường dưới dạng kí hiệu, chữ viết,
chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự
TTMT bao gồm số liệu, dữ liệu về thành phần môi trường, các tác động đối với
môi trường, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, hoạt động bảo vệ môi
trường

-

CSDL môi trường là tập hợp tất cả dữ liệu môi trường khác đã được kiểm tra,
đánh giá, xử lý, tích hợp và được lưu trữ 1 cách có hệ thống, tổ chức dưới dạng
tệp dữ liệu lưu trên các hệ thống thông tin học, các thiết bị lưu trữ, các vật mang
tin như ổ cứng, máy tính, đĩa CD, VCD hoặc văn bản, tài liệu được xây dựng,
cập nhập và duy trì bao gồm:
+ Cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia do Tổng cụ môi trường thuộc BTNMT
quản lý và lưu trữ
+ Cơ sở dữ liệu môi trường ngành do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
chính phủ lưu trữ và quản lí
+ Cơ sở dữ liệu môi trường địa phương do UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương lưu trữ và quản lí

-

Hệ thống thông tin là tổng hợp các yếu tố ( gồm hạ tầng kỹ thuật, công nghệ
thông tin, con người, dữ liệu và quy trình, thủ tục) cho phép thu thâp, cập nhập,
xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin


Hệ thống thông tin môi trường là hệ thống đồng bộ theo 1 kiến trúc tổng thể
thống nhất bao gồm số liệu, dữ liệu về thành phần môi trường, các tác động đối
với môi trường, chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường, hoạt động bảo vệ
môi trường
Câu 2. Nêu chi tiết danh mục dữ liệu môi trường được quy định theo
Thông tư số 34/2013/ TT-BTNMT ngày 30/10/2013.
Trả lời
Dữ liệu môi trường bao gồm:

1

1


a) Kết quả điều tra, khảo sát, thanh tra, kiểm tra về môi trường;
b) Kết quả của các chương trình, dự án, nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu khoa học
công nghệ về môi trường;
c) Kết quả của các chương trình mục tiêu quốc gia; sử dụng bền vững tài
nguyên và bảo vệ môi trường;
d) Kết quả hoạt động của các dự án hợp tác quốc tế về môi trường;
đ) Báo cáo Hiện trạng môi trường các cấp (quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa
phương);
e) Danh sách các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, các khu bảo tồn thiên nhiên;
Danh mục các loài hoang dã, loài bị đe dọa tuyệt chủng, loài bị tuyệt chủng
trong tự nhiên, loài đặc hữu, loài di cư, loài ngoại lai, loài ngoại lai xâm hại, loài
nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài trong Sách Đỏ Việt Nam;
g) Báo cáo Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái (trên
cạn, dưới nước) và an toàn sinh học;
h) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, đề án
bảo vệ môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

i) Báo cáo về nguồn thải, lượng chất thải, nguồn gây ô nhiễm, chất thải thông
thường, chất thải nguy hại có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; kết quả cải tạo,
phục hồi môi trường trong các hoạt động khai thác khoáng sản: hiện trạng môi
trường tại các mỏ khai thác khoáng sản; hiện trạng môi trường các điểm ô
nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu; dự án xử lý và phục hồi môi trường các
điểm ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu;
k) Báo cáo về tình hình nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, nộp phí
bảo vệ môi trường; kết quả giải quyết bồi thường thiệt hại, tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo về môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết;
l) Báo cáo về khu vực bị ô nhiễm, nhạy cảm, suy thoái, sự cố môi trường; khu
vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; bản đồ ô nhiễm môi trường và các biện
pháp kiểm soát, phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
m) Danh mục về các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Danh mục và
tình hình bảo vệ môi trường làng nghề, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế
xuất, cụm công nghiệp;
n) Kết quả về quản lý môi trường lưu vực sông, ven biển và biển; ô nhiễm môi
trường xuyên biên giới;
o) Kết quả về xử lý chất thải, khí thải, nước thải, tiếng ồn, độ rung và các công
nghệ môi trường khác;
p) Kết quả về đào tạo và truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng bảo vệ
môi trường.

Câu 3. Trình bày các bước của Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên
và môi trường. Vẽ sơ đồ. ( thông tư 26/2014/BTNMT)

2

2



Trả lời:
Quy trình chi tiết xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường
1. Rà soát, phân tích nội dung thông tin dữ liệu
1.1. Rà soát, phân loại các thông tin dữ liệu
- Rà soát, đánh giá và phân loại chi tiết dữ liệu đã được chuẩn hóa và chưa được
chuẩn hóa.
- Chuẩn bị dữ liệu mẫu.
1.2. Phân tích nội dung thông tin dữ liệu
- Xác định danh mục các ĐTQL.
- Xác định chi tiết các thông tin cho từng ĐTQL.
- Xác định chi tiết các quan hệ giữa các ĐTQL.
- Xác định chi tiết các tài liệu quét (tài liệu đính kèm) và các tài liệu dạng giấy
cần nhập vào cơ sở dữ liệu từ bàn phím.
- Xác định khung danh mục dữ liệu, siêu dữ liệu sử dụng trong cơ sở dữ liệu.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu.
- Quy đổi đối tượng quản
2. Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu
- Thiết kế mô hình danh mục dữ liệu (data catalogue), siêu dữ liệu (Metadata)
theo (chuẩn dữ liệu, khung dữ liệu) dựa trên kết quả rà soát, phân tích.
- Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu dựa trên kết quả rà soát, phân tích.
3. Tạo lập dữ liệu cho danh mục dữ liệu, siêu dữ liệu
- Tạo lập nội dung cho danh mục dữ liệu.
- Tạo lập nội dung cho siêu dữ liệu.
4. Tạo lập dữ liệu cho cơ sở dữ liệu
2.4.1. Chuyển đổi dữ liệu
- Đối với dữ liệu không gian dạng số chưa được chuẩn hóa thì việc chuẩn hóa
dữ liệu được thực hiện theo các quy định của từng chuyên ngành trước khi thực
hiện chuyển đổi vào cơ sở dữ liệu (biên tập bản đồ, chuyển đổi hệ tọa độ,...).
- Đối với dữ liệu phi không gian dạng số chưa được chuẩn hóa:
+ Chuẩn hóa phông chữ theo tiêu chuẩn TCVN 6909 (nếu có).

+ Chuẩn hóa dữ liệu phi không gian theo thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu.
- Chuyển đổi dữ liệu dạng số đã chuẩn hóa vào cơ sở dữ liệu.
2.4.2. Quét (chụp) tài liệu
- Quét (chụp) các tài liệu.
- Xử lý và đính kèm tài liệu quét.
2.4.3. Nhập, đối soát dữ liệu
- Đối với các dữ liệu không gian dạng giấy: số hóa theo quy định chuyên ngành
sau đó thực hiện bước “Chuyển đổi dữ liệu”.
- Đối với nhập dữ liệu dạng giấy (phi không gian):
+ Nhập dữ liệu có cấu trúc cho đối tượng phi không gian.

3

3


+ Nhập dữ liệu có cấu trúc cho đối tượng không gian.
+ Nhập dữ liệu phi cấu trúc cho đối tượng phi không gian.
+ Nhập dữ liệu phi cấu trúc cho đối tượng không gian.
- Đối soát dữ liệu:
+ Dữ liệu có cấu trúc đã nhập cho đối tượng phi không gian.
+ Dữ liệu có cấu trúc đã nhập cho đối tượng không gian.
+ Dữ liệu phi cấu trúc đã nhập cho đối tượng phi không gian.
+ Dữ liệu phi cấu trúc đã nhập cho đối tượng không gian.
2.5. Biên tập dữ liệu
- Đối với dữ liệu không gian.
+ Tuyên bố đối tượng.
+ Sửa lỗi tương quan của dữ liệu không gian (topology).
- Đối với dữ liệu phi không gian: Hiệu đính nội dung.
- Trình bày hiển thị dữ liệu không gian.

2.6. Kiểm tra sản phẩm
- Kiểm tra mô hình cơ sở dữ liệu.
- Kiểm tra nội dung cơ sở dữ liệu.
+ Kiểm tra dữ liệu không gian.
+ Kiểm tra dữ liệu phi không gian.
- Kiểm tra danh mục dữ liệu, siêu dữ liệu.
2.7. Phục vụ nghiệm thu và giao nộp sản phẩm
- Lập báo cáo tổng kết nhiệm vụ và phục vụ nghiệm thu sản phẩm đã kiểm tra.
- Đóng gói các sản phẩm dạng giấy và dạng số.
- Giao nộp sản phẩm về đơn vị sử dụng và đơn vị chuyên trách công nghệ thông
tin theo phân cấp/quy định quản lý để phục vụ quản lý, lưu trữ và đưa vào hệ
thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường.
Sơ đồ quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường

4

4


Câu 4. Trình bày các khái niệm Đối tượng địa lý; Kiểu đối tượng, quan hệ
đối tượng và thuộc tính của đối tượng địa lý.
Trả lời:
-

-

Đối tượng địa lý (Feature): là các sự vật, hiện tượng trong thế giới thực
(đường giao thông, sông, nhà,…) có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến một
vị trí địa lý hoặc mô tả một đối tượng không tồn tại trong thế giới thực nhưng
cần thiết cho các mục đích sử dụng cụ thể (địa giới hành chính, ranh giới thửa

đất,…)
Kiểu đối tượng địa lý (Feature Type): là tập hợp các đối tượng địa lý cùng
loại, có chung các thuộc tính và các quan hệ.

5

5


-

. Quan hệ đối tượng địa lý: là quan hệ mô tả mối liên kết giữa các đối tượng
địa lý cùng loại hoặc khác loại.
Thuộc tính của đối tượng địa lý: là các thông tin mô tả đặc tính cụ thể của đối
tượng địa lý.
Câu 5. Nêu khái niệm và danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia theo
QCVN 42:2012/BTNMT.
Trả lời



Khái niệm

-

Danh mục đối tượng địa lý: là tập hợp nhóm các đối tượng địa lý được xây
dựng theo mô hình khái niệm danh mục đối tượng địa lý và phù hợp với lược đồ
ứng dụng.
Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia: là danh mục đối tượng địa lý gồm
các thông tin cơ sở (tên, mã, mô tả) để áp dụng và mở rộng khi xây dựng các

loại danh mục đối tượng địa lý cụ thể.
Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia
Biên giới quốc gia, địa giới hành chính
Công trình hạ tầng
Dân cư
Địa hình
Điểm đo đạc cơ sở
Giao thông
Phủ bề mặt
Danh giới
Thủy hệ

-


-

Câu 6. Danh mục nền địa lý môi trường gồm những nhóm thông tin nào?
So sánh danh mục nền địa lý môi trường với danh mục đối tượng địa lý cơ
sở quốc gia.
Trả lời


Danh mục nền địa lý môi trường gồm những nhóm thông tin:

-

Biên giới quốc gia, địa giới hành chính
Công trình hạ tầng
Dân cư

Địa hình
Giao thông
Phủ bề mặt

6

6




Danh giới
Thủy hệ
Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia cơ bản giống với Danh mục nền địa
lý môi trường. Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia có thêm “Điểm đo đạc
cơ sở” thể hiện các điểm gốc, điểm làm mốc cho việc đo đạc, xác định các giá
trị hay định vị. Và các đối tượng trong mỗi lớp thông tin của danh mục đối
tượng địa lý cơ sở quốc gia được liệt kê chi tiết hơn danh mục nền địa lý
môi trường.
Câu 7. Trình bày các khái niệm Dữ liệu không gian, Dữ liệu phi không gian
và Dữ liệu phi cấu trúc.

-

-

Trả lời
Dữ liệu không gian: là những mô tả số của hình ảnh bản đồ, chúng bao gồm tạo
độ, quy luật và các ký hiệu dùng để sác định một hình ảnh cụ thể trên bản đồ.
Dữ liệu phi không gian (dữ liệu thuộc tính): diễn tả đặc tính, số lượng, mối quan

hệ của các hình ảnh bản đồ với vị trí địa lý của chúng.
Dữ liệu không gian
Dữ phi liệu không gian
Dạng thông tin
Điểm, đường, vùng, ghi chú.
Thuộc tính, tham khảo địa lý, chỉ số địa
lý, các quan hệ không gian.
Lưu trữ dạng
Tọa độ, ký hiệu, chấm điểm, quy luật Chữ số, ký tự...
hiển thị.
Dữ liệu phi cấu trúc để chỉ dữ liệu ở dạng tự do và không có cấu trúc được định
nghĩa sẵn, ví dụ như: các tập tin video, tập tin ảnh, tập tin âm thanh...
Câu 8. Nêu danh mục các nhóm lớp thông tin Chuyên đề trong danh mục
dữ liệu môi trường. Các nhóm lớp thông tin Chuyên đề được xây dựng
dựa trên cơ sở nào? (quyết định 357)
Trả lời



Gồm 16 danh mục:

-

Văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về môi trường

-

Nguồn gây ô nhiễm môi trường

-


Quan trắc môi trường

-

Bảo tồn đa dạng sinh học

-

Thẩm định báo cáo ĐMC, ĐTM

7

7


-

Thanh tra, kiểm tra môi trường

-

Kiểm soát ô nhiễm

-

Quản lý chất thải và cái thiện môi trường

-


Quản lý môi trường lưu vực sông

-

Nhạy cảm, sự cố môi trường, tai biến thiên nhiên và thiên tai

-

Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ

-

Sức khỏe môi trường

-

Quy hoạch, kế hoạch mục tiêu quốc gia về môi trường

-

Giáo dục và truyền thông môi trường

-

Thông tin, tư liệu môi trường

-

Tổ chức, nhân sự phục vụ công tác bảo vệ môi trường




Cơ sở xây dựng nhóm thông tin chuyên để

-

TT 02/2012/TT-BTNMT NGÀY 19-3-2012: Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở

-

TT 26/2014/TT-BTNMT: QUY TRÌNH VÀ ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ
THUẬT XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

-

Quyết định số 357/QĐ-TCMT: Quy định về xây dựng, chuẩn bị dạng dữ liệu,
tích hợp các dữ liệu và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường

-

NĐ 102/2008/NĐ-CP: VỀ VIỆC THU THẬP, QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ
SỬ DỤNG DỮ LIỆU VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Câu 9. Hãy nêu tên các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong danh mục dữ
liệu môi trường? Nêu cấu trúc lớp thông tin Nguồn gây ô nhiễm: Làng
nghề trong Mô hình dữ liệu. (QUYẾT ĐỊNH 357)
Trả lời




Các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong danh mục dữ liệu môi trường

-

Danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

8

8


-

Khu công nghiệp

-

Cụm công nghiệp

-

Khu chế xuất

-

Khu kinh tế

-

Các cơ sở, sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ độc lập


-

Làng nghề

-

Ô nhiễm tồn lưu

-

Bãi chon lấp chất thải

-

Phương tiện giao thông

-

Khu khai thác mỏ và các giàn khoan

-

Cơ sở y tế, bệnh viện lớn

-

Kho chứa

-


Nhà máy điện

-

Nghĩa trang



Cấu trúc lớp thông tin Nguồn gây ô nhiễm: Làng nghề trong Mô hình dữ liệu

-

Lớp thông tin: làng nghề
+ Tên lớp: langnghe-vung
+ Nội dung: thông tin về làng nghề
+ Định dạng dữ liệu: vùng

-

Quy định thuộc tính

9

9


Tên trường

Kiểu dữ liệu Mô tả


1

manhandang

Text (so)

Mã nhận dạng

2

maloai

Text

Mã loại

3

phanloai

Text

Phân loại

4

diachi

Text


Địa chỉ

5

tengoi

Text

Tên gọi

6

nganhnghesanxuat

Text

Ngành nghề sản xuất

7

nguyenlieusudung

Text

Nguyên liệu sử dụng

8

luongthai


Integer

Lượng thải

9

quymosanxuat

Text

Quy mô sản xuất

10

loaichatthai

Text

Loại chất thải

11

dangkibaovemoitruong

Text

Đăng kí bảo vệ môi
trường


12

ketquaquantracdinhky

Text

Kết quả quan trắc định
kỳ

Câu 10. Hãy nêu các khái niệm: Gói (Package), Lớp (Class), Liên kết
(Association) và Tổng quát hóa (Generalization) trong thiết kế mô hình dữ
liệu.
Trả lời
-

Gói (Package) là tập hợp các lớp có quan hệ với nhau theo một chủ đề nhất định

-

Lớp (class) là mô tả một tập hợp các đối tượng có chung các thuộc tính, các
quan hệ và các phương thức xử lý

-

Liên kết (Association) là quan hệ giữa hai hay nhiều đối tượng, mỗi đối tượng
tham gia vào quan hệ có mối liên hệ nhất định với các đối tượng còn lại

10

10



-

Tổng quát hóa (Generalization) là quan hệ giữa các đối tượng được phân cấp
theo mức độ tổng quát hoặc chi tiết
Câu 11. Mô hình DPSIR là gì? Ứng dụng: thiết lập mối quan hệ D, P, S, I,
R trong đánh giá hiện trạng môi trường cho các đối tượng sau:
(thông tư 43/2105)





Trả lời
Mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa Động lực D (phát
triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường) - Sức ép
- P (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường) - Hiện trạng S (hiện trạng chất lượng môi trường) - Tác động - I (tác động của ô nhiễm môi
trường đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và môi
trường sinh thái) - Đáp ứng - R (các đáp ứng của nhà nước và xã hội để bảo vệ
môi trường). (TT43/2015/BTNMT)
Thông tư 43:
Chương II. Sức ép của phát triển kinh tế - xã hội đối với môi trường
Yêu cầu chung: trình bày sức ép của phát triển kinh tế - xã hội đối với môi
trường qua việc phân tích các tác động tiêu cực, thể hiện bằng giá trị ước tính
thải lượng chất thải do các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội gây ra, từ đó làm
căn cứ đánh giá xem những vấn đề ô nhiễm chính có nguồn gốc từ lĩnh vực nào.
2.1. Sức ép dân số, vấn đề di cư và quá trình đô thị hóa
Yêu cầu chung: trình bày sức ép dân số, vấn đề di cư và quá trình đô thị hóa
đối với môi trường thông qua việc phân tích các tác động tiêu cực, thể hiện bằng

giá trị ước tính thải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt; ước tính tổng
lượng rác thải phát sinh ra môi trường.
2.2. Sức ép hoạt động công nghiệp
Yêu cầu chung: trình bày sức ép từ hoạt động công nghiệp đến môi trường
thông qua việc phân tích các tác động tiêu cực, được thể hiện bằng lượng chất
thải (nước thải, khí thải) phát sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp, trên cơ
sở đó đánh giá sức ép hoạt động công nghiệp đối với môi trường.
2.3. Sức ép hoạt động xây dựng
Yêu cầu chung: trình bày sức ép từ hoạt động xây dựng đối với môi trường
được thể hiện thông qua phân tích các tác động tiêu cực, thể hiện bằng lượng
chất thải (nước thải, khí thải) phát sinh từ hoạt động xây dựng, trên cơ sở đó
đánh giá sức ép hoạt động xây dựng đối với môi trường.
2.4. Sức ép hoạt động phát triển năng lượng
Yêu cầu chung: trình bày sức ép từ hoạt động phát triển năng lượng đối với
môitrường được thể hiện thông qua phân tích các tác động tiêu cực, thể hiện
bằng lượng chất thải (nước thải, khí thải) phát sinh từ hoạt động phát triển năng
lượng, trên cơ sở đó đánh giá sức ép hoạt động phát triển năng lượng đối với
môi trường.

11

11


2.5. Sức ép hoạt động giao thông vận tải
Yêu cầu chung: trình bày sức ép từ hoạt động giao thông vận tải đối với môi
trường được thể hiện thông qua phân tích các tác động tiêu cực, thể hiện bằng
lượng chất thải (nước thải, khí thải) phát sinh từ hoạt động giao thông vận tải
trên cơ sở đó đánh giá sức ép hoạt động giao thông vận tải đối với môi trường.
2.6. Sức ép hoạt động nông - lâm nghiệp và thủy sản

Yêu cầu chung: trình bày sức ép từ hoạt động nông - lâm nghiệp và thủy sản
đối với môi trường, được thể hiện thông qua phân tích các tác động tiêu cực, thể
hiện bằng lượng chất thải (nước thải, khí thải) phát sinh từ hoạt động nông –
lâm nghiệp và thủy sản, trên cơ sở đó đánh giá sức ép từ hoạt động nông - lâm
nghiệp và thủy sản đối với môi trường.
2.7. Sức ép hoạt động y tế
Yêu cầu chung: trình bày sức ép từ hoạt động y tế đối với môi trường được
thể hiện thông qua phân tích các tác động tiêu cực, thể hiện bằng lượng chất thải
(nước thải, khí thải) phát sinh từ hoạt động y tế, trên cơ sở đó đánh giá sức ép từ
hoạt động y tế đối với môi trường.
2.8. Sức ép hoạt động du lịch, dịch vụ, kinh doanh, thương mại và xuất
nhập khẩu
Yêu cầu chung: trình bày sức ép từ hoạt động phát triển du lịch, dịch vụ,
kinh doanh, thương mại và xuất nhập khẩu đối với môi trường, được thể hiện
thông qua phân tích các tác động tiêu cực, thể hiện bằng lượng chất thải (nước
thải, khí thải) phát sinh từ hoạt động du lịch, dịch vụ, kinh doanh, thương mại,
khối lượng phế liệu từ hoạt động xuất nhập khẩu, trên cơ sở đó đánh giá sức ép
từ hoạt động du lịch và dịch vụ đối môi trường.
Chương III. Hiện trạng môi trường nước
3.1. Nước mặt lục địa
3.1.1. Tài nguyên nước mặt lục địa
3.1.2. Diễn biến ô nhiễm
- Khái quát diễn biến chất lượng nước mặt lục địa theo các thông số đặc trưng.
- So sánh chất lượng nước mặt lục địa, biểu diễn qua biểu đồ hoặc bản đồ:
+ Với QCVN.
+ Giữa các năm và giữa các giai đoạn lập báo cáo cấp quốc gia, cấp địa phương
+ Giữa các khu vực, vùng, miền cấp quốc gia và quận, huyện đối với cấp địa
phương.
- Các vấn đề môi trường nước mặt lục địa nổi cộm cấp quốc gia, cấp địa
phương.

3.2. Nước dưới đất
3.2.1. Tài nguyên nước dưới đất
3.2.2. Diễn biến ô nhiễm
- Khái quát diễn biến chất lượng nước dưới đất theo các thông số đặc trưng.
- So sánh chất lượng nước dưới đất, biểu diễn qua biểu đồ hoặc bản đồ:
+ Với QCVN.
+ Giữa các năm và giữa các giai đoạn lập Báo cáo cấp quốc gia, cấp địa phương

12

12


+ Giữa các khu vực, vùng, miền cấp quốc gia và quận, huyện với cấp địa
phương.
- Các vấn đề môi trường nước dưới đất nổi cộm cấp quốc gia, cấp địa phương.
3.3. Diễn biến môi trường biển ven bờ
- Khái quát diễn biến chất lượng nước biển theo các thông số đặc trưng.
- So sánh chất lượng nước biển, biểu diễn qua biểu đồ hoặc bản đồ:
+ Với QCVN.
+ Giữa các năm và giữa các giai đoạn lập Báo cáo cấp quốc gia, cấp địa phương
+ Giữa các khu vực, vùng, miền cấp quốc gia và quận, huyện với cấp địa
phương.
- Các vấn đề môi trường biển ven bờ nổi cộm cấp quốc gia, cấp địa phương
Chương IV. Hiện trạng môi trường không khí
- Khái quát diễn biến chất lượng không khí theo các thông số đặc trưng.
- Khái quát mức tiếng ồn và độ rung tại các khu vực hoạt động công nghiệp,
khu (cụm) công nghiệp; khu vực xây dựng; tuyến giao thông có mật độ xe cao,
khu vực làng nghề.
- So sánh chất lượng không khí, mức tiếng ồn và độ rung được biểu diễn qua

biểu đồ hoặc bản đồ:
+ Giữa các năm, giữa giai đoạn 5 năm cấp quốc gia, cấp địa phương.
+ Giữa các khu vực, vùng, miền cấp quốc gia và quận, huyện với cấp địa
phương.
- Các vấn đề môi trường không khí nổi cộm cấp quốc gia, cấp địa phương;
vấn đề kiểm kê phát thải; sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về khí thải để đánh giá
chất lượng môi trường không khí.
Chương V. Hiện trạng môi trường đất
5.1. Hiện trạng sử dụng đất
- Khái quát về hiện trạng sử dụng đất và các vấn đề về chuyển đổi mục đích
sử dụng đất và sức ép lên môi trường.
- Khái quát, đánh giá về công tác cải tạo, phục hồi môi trường đất.
5.2. Diễn biến ô nhiễm đất
- Khái quát diễn biến chất lượng môi trường đất theo các thông số đặc trưng.
- So sánh chất lượng môi trường đất, biểu diễn qua biểu đồ hoặc bản đồ:
+ Với QCVN.
+ Giữa các năm, giữa giai đoạn 5 năm cấp quốc gia, cấp địa phương.
+ Giữa các khu vực, vùng, miền cấp quốc gia và quận, huyện với cấp địa
phương.
- Các vấn đề môi trường đất nổi cộm cấp quốc gia, cấp địa phương.
Chương VI. Hiện trạng đa dạng sinh học
Yêu cầu: trình bày về hiện trạng và diễn biến đa dạng sinh học. Khái quát
diễn biến đa dạng sinh học của các hệ sinh thái cấp quốc gia, cấp địa phương.
- Các hệ sinh thái rừng.
- Rừng ngập mặn (chỉ áp dụng đối với các địa phương có rừng ngập mặn).
- Đất ngập nước.

13

13



- Rạn san hô và thảm cỏ biển (chỉ áp dụng đối với các địa phương ven biển).
- Các hệ sinh thái khác.
- Loài và nguồn gen.
Chương VII. Quản lý chất thải rắn
7.1. Khái quát tình hình công tác quản lý chất thải rắn
7.2. Quản lý chất thải rắn đô thị
- Phân loại và thu gom chất thải rắn đô thị.
- Tái sử dụng và tái chế chất thải rắn đô thị.
- Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn đô thị.
- Chất thải nguy hại đô thị.
7.3. Quản lý chất thải rắn nông nghiệp và nông thôn
- Phân loại và thu gom chất thải rắn nông nghiệp và nông thôn.
- Tái sử dụng, tái chế chất thải rắn nông nghiệp và nông thôn.
- Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn nông nghiệp và nông thôn.
- Chất thải nguy hại nông nghiệp và nông thôn.
7.4. Quản lý chất thải rắn công nghiệp
- Thu gom và vận chuyển chất thải công nghiệp.
- Xử lý và tái chế chất thải công nghiệp.
- Chất thải nguy hại công nghiệp.
7.5. Quản lý chất thải rắn y tế
- Phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải y tế.
- Xử lý và tái chế chất thải rắn y tế thông thường.
- Chất thải nguy hại y tế.
7.6. Xuất nhập khẩu phế liệu
- Phân tích đánh giá về tình hình xuất nhập khẩu phế liệu, công tác quản lý
và các vấn đề liên quan.
Chương VIII. Biến đổi khí hậu, thiên tai, sự cố môi trường
8.1. Vấn đề phát thải khí nhà kính

- Phân tích đánh giá về tình hình phát thải khí nhà kính, các nguồn phát thải
nhà kính.
8.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
- Phân tích, đánh giá về diễn biến vấn đề biến đổi khí hậu cấp quốc gia, cấp
địa phương và các ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái, con
người.
8.3. Tai biến thiên nhiên
- Khái quát hiện trạng tai biến thiên nhiên ở cấp quốc gia, cấp địa phương.
- Thiệt hại do tai biến thiên nhiên, trên cơ sở đó đánh giá sức ép của tai biến
thiên nhiên đối với môi trường ở cấp quốc gia, cấp địa phương.
8.4. Sự cố môi trường
- Khái quát hiện trạng xảy ra sự cố môi trường ở cấp quốc gia, cấp địa phương.
- Thiệt hại do sự cố môi trường đã xảy ra ở cấp quốc gia, cấp địa phương.
Chương IX. Tác động của ô nhiễm môi trường
9.1. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người

14

14


- Tác động trực tiếp do ô nhiễm môi trường nước thể hiện thông qua các
bệnh có liên quan.
- Tác động trực tiếp do ô nhiễm môi trường không khí thể hiện thông qua các
bệnh liên quan.
- Tác động gián tiếp do ô nhiễm môi trường đất.
- Tác động gián tiếp do ô nhiễm từ chất thải rắn.
9.2. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với các vấn đề kinh tế - xã hội
- Thiệt hại kinh tế do gánh nặng bệnh tật.
- Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của

ngành, lĩnh vực.
- Thiệt hại kinh tế do chi phí cải thiện môi trường.
9.3. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với cảnh quan và hệ sinh thái
9.4. Phát sinh xung đột môi trường
Yêu cầu: trình bày các phát sinh xung đột môi trường được thể hiện thông
qua các mâu thuẫn về lợi ích giữa các nhóm xã hội trong việc khai thác, sử dụng
tài nguyên thiên nhiên; xung đột giữa các nhóm xã hội trong việc gánh chịu các
tác động do ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên, trong việc quy định trách
nhiệm xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường.
Chương X. Quản lý môi trường
Yêu cầu: đánh giá về công tác quản lý môi trường cấp quốc gia, cấp địa
phương được thể hiện thông qua tính hiệu quả và đầy đủ của các chính sách,
quy
định liên quan trực tiếp đến các thành phần môi trường, những vấn đề đã làm
được và những vấn đề cần lưu ý trong công tác quản lý môi trường, trên cơ sở
đó
đề xuất các nhóm vấn đề cần ưu tiên giải quyết.
11.2. Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường trong 5 năm tới.
- Xây dựng và thực hiện các đề án, chương trình bảo vệ môi trường tương
ứng để khắc phục các vấn đề bức xúc về môi trường.
- Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường.
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý môi trường.
- Nâng cao hiệu quả áp dụng các công cụ trong quản lý môi trường.
- Tăng cường tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng và vấn đề xã hội hóa công tác bảo vệ
môi trường.
- Mở rộng hợp tác quốc tế.
- Nhóm giải pháp liên quan đến một số ngành.
Giá trị WQI


15

Mức đánh giá chất lượng
nước

15

Màu


91 - 100
76 - 90
51 - 75
26 - 50
0 - 25

16

Sử dụng tốt cho mục đích
cấp nước sinh hoạt
Sử dụng cho mục đích cấp
nước sinh hoạt nhưng cần
các biện pháp xử lý phù hợp
Sử dụng cho mục đích tưới
tiêu và các mục đích tương
đương khác
Sử dụng cho giao thông thủy
và các mục đích tương
đương khác
Nước ô nhiễm nặng, cần các

biện pháp xử lý trong tương
lai

16

Xanh nước biển
Xanh lá cây
Vàng
Da cam
Đỏ


Câu 12. AQI, WQI là gì? Công thức và các tính AQI, WQI?


AQIAQIh = max(AQIhx)



TSx



AQI24hx=(TSx:QCx)



AQIdx=max(AQI24hx, AQIhx)

Chỉ số chất lượng không khí (viết tắt là AQI) là chỉ số được tính toán từ các

thông số quan trắc các chất ô nhiễm trong không khí, nhằm cho biết tình trạng
chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, được biểu
diễn qua một thang điểm.
a. Tính
-

toán giá trị AQI theo giờ

Giá trị AQI theo giờ của từng thông số (AQIx h )

Giá trị AQI theo giờ của từng thông số được tính toán theo công thức sau
đây:
= x 100
TSx: Giá trị quan trắc trung bình 1 giờ của thông số X
QCx: Giá trị quy chuẩn trung bình 1 giờ của thông số X
AQIx h : Giá trị AQI theo giờ của thông số X (được làm tròn thành số
nguyên).
-

Giá trị AQI theo giờ

Sau khi đã có giá trị AQIx h theo giờ của mỗi thông số, chọn giá trị AQI
lớn nhất của 05 thông số trong cùng một thời gian (01 giờ) để lấy làm giá trị
AQI theo giờ.
= max ( )
b. Tính
-

toán giá trị AQI theo ngày


Giá trị AQI theo ngày của từng thông số

Đầu tiên tính giá trị trung gian là AQI trung bình 24 giờ của từng thông số
theo công thức sau đây: .

17

17


= x 100
TSx: giá trị quan trắc trung bình 24 giờ của thông số X
QCx: giá trị quy chuẩn trung bình 24 giờ của thông số X
AQIx 24: giá trị AQI tính bằng giá trị trung bình 24 giờ của thông số X
(được làm tròn thành số nguyên).
Giá trị AQI theo ngày của từng thông số được xác định là giá trị lớn nhất
trong số các giá trị AQI theo giờ của thông số đó trong 01 ngày và giá trị AQI
trung bình 24 giờ của thông số đó.
-

= max (, )
Trong đó AQId x là giá trị AQI ngày của thông số X
-

Giá trị AQI theo ngày

Sau khi đã có các giá trị AQI theo ngày của mỗi thông số, giá trị AQI lớn
nhất của các thông số đó được lấy làm giá AQI theo ngày của trạm quan trắc đó.

6. So sánh chỉ số chất lượng không khí đã được tính toán với bảng

Sau khi tính toán được chỉ số chất lượng không khí, sử dụng bảng xác định
giá trị AQI tương ứng với mức cảnh báo chất lượng không khí và mức độ ảnh
hưởng tới sức khỏe con người để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau:
Khoảng giá
trị AQI
0 – 50

Chất lượng
không khí
Tốt

51 – 100

Trung bình

101 – 200

Kém

201 – 300

Xấu

Trên 300

Nguy hại

18

Ảnh hưởng sức khỏe

Không ảnh hưởng đến sức khỏe

Màu
Xanh

Nhóm nhạy cảm nên hạn chế thời gian ở Vàng
bên ngoài
Nhóm nhạy cảm cần hạn chế thời gian ở Da
bên ngoài
cam
Nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài. Những Đỏ
người khác hạn chế ở bên ngoài
Mọi người nên ở trong nhà
Nâu
18


Ghi chú: Nhóm nhạy cảm bao gồm: trẻ em, người già và những người mắc
bệnh hô hấp


QI

- Chỉ số chất lượng nước (viết tắt là WQI) là một chỉ số được tính toán từ
các thông số quan trắc chất lượng nước, dùng để mô tả định lượng về chất
lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước đó; được biểu diễn qua một
thang điểm.
Tính toán WQI
a. Tính toán WQI thông số
WQI thông số (WQISI) được tính toán cho các thông số BOD5,

COD, N-NH4, P-PO4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform theo công thức như sau:


(công
thức 1)
Trong đó:
BPi: Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc được quy định
trong bảng 1 tương ứng với mức i
BPi+1: Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc được quy định
trong bảng 1 tương ứng với mức i+1
qi: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi
qi+1: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi+1
Cp: Giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán.
Tính giá trị WQI đối với thông số DO (WQIDO): tính toán thông
qua giá trị DO % bão hòa.


Bước 1: Tính toán giá trị DO % bão hòa:
Tính giá trị DO bão hòa:

19

19


T: nhiệt độ môi trường nước tại thời điểm quan trắc (đơn vị: 0C).
Tính giá trị DO % bão hòa:
DO%bão hòa= DOhòa tan / DObão hòa*100
DOhòa tan: Giá trị DO quan trắc được (đơn vị: mg/l)


Bước 2: Tính giá trị WQIDO:
(công
thức 2)
Trong đó:
Cp: giá trị DO % bão hòa
BPi, BPi+1, qi, qi+1 là các giá trị tương ứng với mức i, i+1 trong Bảng 2.
Bảng 2. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa
i
BPi
qi

1
≤2
0
1

2
20

3
50

4
75

5
88

6
112


7
125

8
150

25

50

75

100

100

75

50

9
20
0
25

10
≥200
1


Nếu giá trị DO% bão hòa ≤ 20 thì WQIDO bằng 1.
Nếu 20< giá trị DO% bão hòa< 88 thì WQIDO được tính theo công thức 2 và sử
dụng Bảng 2.
Nếu 88≤ giá trị DO% bão hòa≤ 112 thì WQIDO bằng 100.
Nếu 112< giá trị DO% bão hòa< 200 thì WQIDO được tính theo công thức 1 và
sử dụng Bảng 2.
Nếu giá trị DO% bão hòa ≥200 thì WQIDO bằng 1.

20

20




Tính giá trị WQI đối với thông số pH

Bảng 3. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH
I
BPi
qi

1
≤5.5
1

2
5.5
50


3
6
100

4
8.5
100

5
9
50

6
≥9
1

Nếu giá trị pH≤5.5 thì WQIpH bằng 1.
Nếu 5,5< giá trị pH<6 thì WQIpH được tính theo công thức 2 và sử dụng
bảng 3.
Nếu 6≤ giá trị pH≤8,5 thì WQIpH bằng 100.
Nếu 8.5< giá trị pH< 9 thì WQIpH được tính theo công thức 1 và sử dụng
bảng 3.
Nếu giá trị pH≥9 thì WQIpH bằng 1.

b. Tính

toán WQI

Sau khi tính toán WQI đối với từng thông số nêu trên, việc tính toán WQI
được áp dụng theo công thức sau:


Trong đó:
WQIa: Giá trị WQI đã tính toán đối với 05 thông số: DO, BOD5, COD, NNH4, P-PO4
WQIb: Giá trị WQI đã tính toán đối với 02 thông số: TSS, độ đục
WQIc: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số Tổng Coliform
WQIpH: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số pH.
Ghi chú: Giá trị WQI sau khi tính toán sẽ được làm tròn thành số nguyên.

21

21


. So sánh chỉ số chất lượng nước đã được tính toán với bảng đánh giá
Sau khi tính toán được WQI, sử dụng bảng xác định giá trị WQI tương ứng
với mức đánh giá chất lượng nước để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau:
Giá trị WQI
91 - 100
76 - 90
51 - 75
26 - 50
0 - 25

22

Mức đánh giá chất lượng nước
Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh
hoạt
Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp

Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục
đích tương đương khác
Sử dụng cho giao thông thủy và các mục
đích tương đương khác
Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử
lý trong tương lai

22

Màu
Xanh nước
biển
Xanh lá cây
Vàng
Da cam
Đỏ



×