Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TẠI HUYỆN CÁT HẢI, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.21 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
*****

PHẠM VĂN KHÁNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BIỂN
TẠI HUYỆN CÁT HẢI, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

1


HÀ NỘI, 5/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
*****

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BIỂN
TẠI HUYỆN CÁT HẢI, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Chuyên ngành : Quản Lý Biển
Mã ngành
: 52850199

Sinh viên thực hiện
: Phạm Văn Khánh
Giảng viên hướng dẫn : TS. Bùi Đắc Thuyết



2


HÀ NỘI, 5/2017

3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn khoa học của TS. Bùi Đắc Thuyết. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề
tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những
số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được
chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham
khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn
gốc.
Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2013
Sinh viên

Phạm Văn Khánh

4


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn lãnh
đạo Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, các thầy cô giáo trong

Khoa Khoa Học Biển và Hải Đảo cùng các thầy cô giáo trong trường đã giúp đỡ em
về mọi mặt để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý Biển,
Khoa Khoa Học Biển và Hải Đảo của trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường
Hà Nội.
Em vô cùng biết ơn sự quan tâm của lãnh đạo Huyện ủy, ủy ban nhân dân
huyện Cát Hải, cùng các phòng, ban, ngành và các đơn vị trên địa bàn huyện Cát
Hải, thành phố Hải Phòng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp.
Đặc biệt, em rất cảm ơn tới thầy giáo TS. Bùi Đắc Thuyết là giảng viên khoa
Khoa Học Biển và Hải Đảo của trường Đai Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà
Nội. Thầy là người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài“Đánh giá
hiện trạng phát triển kinh tế biển tại huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng”để
em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Măc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song đồ án tốt nghiệp
này của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng
góp của các thầy giáo, cô giáo, các bạn trong cùng khóa để đồ án tốt nghiệp của em
được hoàn thiện để em hoàn thành khóa học.
Em xin chân thành cảm ơn!

5


MỤC LỤC

6


DANH MỤC BẢNG

7



DANH MỤC HÌNH

8


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH
CPCB&DVTS
Cty CPTMDV
Cty TNHH
DN
EU
GTSX
GTVT
HDI
KCN,KCX
KH&CN
KKT
KT
KT -XH
KTQD
LD
NĐ - CP
NNPTNT
NQ/TW
PCTT và TKCN
SLHS
UBND

VQG

9

Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa
Cổ phần Cát Bà và dịch vụ thủy sản
Công ty cổ phần thương mại dịch vụ
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Doanh nghiệp
Liên minh châu Âu
Giá trị sản xuất
Giao Thông Vận Tải
Chỉ số phát triển con người
Khu công nghiệp, Khu chế xuất
Khoa học và công nghệ
Khu kinh tế
Kinh tế
Kinh tế xã hội
Kinh tế quốc dân
Lao động
Nghị định chính phủ
Nông nghiêp phát triển nông thôn
Nghị quyết/Trung ương
Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Sản lượng hải sản
Ủy ban nhân dân
Vườn quốc gia


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử phát triển của thế giới cho thấy, biển và kinh tế biển có vị trí đặc biệt
quan trọng đối với các quốc gia có biển trong quá trình phát triển. Cùng với tốc độ
tăng trưởng kinh tế và dân số hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài
nguyên không tái tạo được trên đất liền, sẽ bị cạn kiệt trong tương lai. Hầu hết các
vấn đề mang tính toàn cầu có liên quan tới sự sống còn của con người trong thế giới
đương đại đều liên quan chặt chẽ đến biển. Do đó phát triển kinh tế biển có vai trò
vô cùng quan trọng đối với mọi quốc gia có biển.
Bước sang thế kỉ XXI được xác định là thế kỉ của biển và đại dương. Tuy nhiên
sự phát triển kinh tế biển của mỗi quốc gia không giống nhau, nó phụ thuộc vào trình
độ phát triển của các quốc gia. Và cùng với sự phát triển mạnh mẽ, những ảnh hưởng
tích cực và tiêu cực của sự phát triển kinh tế biển ngày càng thể hiện rõ nét.
Việt Nam là một quốc gia ven biển, có bờ biển dài trên 3.260 km, có lãnh hải
và vùng đặc quyền kinh tế ở biển Đông với diện tích hơn 1 triệu km², có tiềm năng
và lợi thế để phát triển kinh tế biển. Chính vì thế, tại hội thảo khoa học “Nghiên cứu
và Đào tạo vì sự phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam”. Sự kiện do trường Đại
học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức. TS. Nguyễn Thái Lai - nguyên Thứ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: xuất phát từ những tiềm năng, lợi thế
của biển đảo cũng như sự hội nhập ngày càng mạnh mẽ về kinh tế - văn hóa - xã hội
của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, trong Chiến lược biển
Việt Nam đến năm 2020, Đảng và Nhà nước đã xác định mục tiêu Việt Nam phải
trở thành quốc gia mạnh từ biển, giàu lên từ biển theo hướng phát triển bền vững,
phấn đấu đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP; 55-60% tổng kim ngạch xuất khẩu
của cả nước. Đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện thêm một bước
đáng kể đời sống cho nhân dân vùng biển và ven biển.
Huyện Cát Hải là một trong 15 huyện thuộc thành phố Hải Phòng, Cát Hải có
nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển, với các ngành như nuôi trồng hải sản,
khai thác hải sản, du lịch biển, làm muối…. Trong những năm qua, kinh tế biển của
10



huyện Cát Hải đã tăng đáng kể, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế cho thành phố
Hải Phòng.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần có sự nghiên cứu, đánh giá một cách khách
quan, chi tiết các nguồn lực phát triển cũng như tìm hiểu hiện trạng, đánh giá hiệu
quả kinh tế biển của huyện Cát Hải trong thời gian qua để làm cơ sở tin cậy cho
việc đưa ra các dự báo, định hướng và giải pháp phát triển kinh tế biển trong những
năm tới.
Với lý do trên, em đã chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế
biển tại huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng”. Để làm rõ hơn cơ sở lí luận và
thực tiễn về kinh tế biển và phát triển bền vững kinh tế biển; đánh giá các nguồn
lực; tìm hiểu hiện trạng phát triển kinh tế biển và các vấn đề cần quan tâm để phát
triển bền vững kinh tế biển của huyện Cát Hải. Bên cạnh đó, đề ra những định
hướng và giải pháp góp phần phát triển bền vững kinh tế biển của huyện trong thời
gian tới.Việc nghiên cứu đề tài này nhằm để trả lời cho câu hỏi: tại sao cần phải
phát triển kinh tế biển và cần những giải pháp nào nhằm thúc đẩy cho phát triển
kinh tế biển tại huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng?
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Ngiên cứu đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển tại huyện Cát Hải, thành
phố Hải Phòng, nhằm đưa ra một số giải pháp cho phát triển kinh tế biển nhằm góp
phần phát triển bền vững cho phát triển kinh tế biển tại huyện Cát Hải, thành phố
Hải Phòng.
2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Đánh giá được hiện trạng phát triển kinh tế biển ở huyện Cát Hải về tiềm năng, chỉ
tiêu đánh giá và một số nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế biển tại huyện Cát

-


Hải.
Phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của một số ngành kinh
tế biển đó là: du lịch; thủy, hải sản; diêm nghiệp; hàng hải ở huyện Cát Hải, thành
phố Hải Phòng.

11


-

Định hướng và đề xuất một số giải pháp đối với sự phát triển kinh tế biển ở huyện
Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
3. Nội dung nghiên cứu

-

Đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế biển tại huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
Phân tích SWOT cho các ngành kinh tế biển sau: du lịch, thủy sản, hàng hải, diêm

-

nghiệp tại huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế biển tai huyện Cát Hải, Thành phố Hải Phòng.
Do thời gian làm nghiên cứu giới hạn từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2017, nên
khóa luận này em chỉ tập trung vào phân tích hiện trạng một số hoạt động kinh tế
biển gồm: du lịch, thủy sản, diêm nghiệp, hàng hải làm đại diện.

12



CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Các khái niệm liên quan
 Khái niệm về kinh tế biển

Theo giáo sư Nguyễn Văn Hường đã viết: Kinh tế biển là một lĩnh vực bao
trùm gồm nhiều hoạt động liên quan đến biển như: thủy sản, du lịch, giao thông vận
tải, dầu khí,… nhằm khai thác toàn bộ lợi ích mà biển có thể mang lại để phát triển
đất nước.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản: Kinh tế biển là toàn bộ các
hoạt động diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế diễn ra trên đất liền nhưng trực
tiếp liên quan đến khai thác biển.
 Khái niệm về phát triển kinh tế biển

- Là sự biến đổi kinh tế biển theo chiều hướng tích cực dựa trên sự biến đổi cả
về số lượng, chất lượng và cơ cấu của các yếu tố cấu thành của nền kinh tế biển. Nó
bao gồm sự tăng trưởng về mọi mặt của các ngành nghề, lĩnh vực liên quan đến
kinh tế biển. Đó là một quá trình, bao gồm sự thay đổi về số lượng và chất lượng
kinh tế, xã hội liên quan đến kinh tế biển tương đối ổn định và dần đi vào hiệu quả.
1.1.2. Vai trò của kinh tế biển đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Việt Nam một quốc gia có thể nói là giàu về tài nguyên biển với nhiều những
điều kiện thuận lợi phát triển. Khai thác biển cho phát triển kinh tế là một cách làm
đầy hứa hẹn, mang tính chiến lược và được đánh giá là đóng vai trò ngày càng quan
trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta cụ thể là:
 Phát triển kinh tế biển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăngtrưởng và phát

triển nền kinh tế của đất nước.
Kinh tế biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng đóng góp cho tăng trưởng và
phát triển kinh tế của cả nước. Kinh tế biển phát triển sẽ dẫn đến quy mô kinh tế

biển và vùng ven biển tăng lên, cơ cấu ngành nghề thay đổi cùng với sự xuất hiện
của các ngành nghề mới. Quy mô kinh tế (GDP) biển và vùng ven biển Việt Nam
bình quân năm 2010 đạt khoảng 47- 48% GDP cả nước, trong đó GDP của kinh tế
13


“thuần biển” đạt khoảng 20-22% tổng GDP cả nước. Chiến lược biển Việt Nam đến
năm 2020, kinh tế biển đóng góp 50 - 55% GDP, 55 - 60% kim ngạch xuất khẩu của
cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của
nhân dân vùng biển và ven biển. (TS. Cao Ngọc Lân, 2016.Nghiên cứu và Đào tạo
vì sự phát triển bền vững Kinh tế biển Việt Nam)
 Phát triển kinh tế biển góp phần khai thác có hiệu quả những tiềm năng

nguồn lực của biển và ven biển.
-

Phát triển các ngành nghề như: khai thác và chế biến dầu khí; hàng hải; thủy, hải
sản; du lịchlà góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội, thúc đẩy phát triểnnhanh
nền kinh tế quốc dân, là nền tảng cho sự rađời của ngành công nghiệp cảng biển,
công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, là giúp giải quyết công an việc làm tại chỗcho
người dân, tạo thêm thu nhập ổn định cuộc sống, xóa đói giảm nghèo thay đổi cơ
cấu kinh tế, góp phần bảo vệ an ninh vùng biển và hải đảo, là động lực thúc đẩy sự
pháttriển các nhanh kinh tế(KT) đầu tư, thương mại, văn hóa, xã hội.
Không ít đảo có lợi thế địa lý có thể xây dựng thành trung tâm kinh tế hải sản,
với cơ sở hậu cần nghề cá và dịch vụ biển xa hiện đại. Đặc biệt, trong vùng quần
đảo san hô có tới 1 triệu ha đầm phá chỉ có độ sâu từ 1-6m, thuộc các rạn san hô
vòng có môi trường thuận lợi nuôi trồng hải sản. Chính vì vậy, mà việc phát triển
kinh tế đảo có vai trò quan trọng không chỉ thúc đẩy kinh tế biển phát triển mà kinh
tế của cả nền kinh tế cũng có tăng trưởng.


 Phát triển kinh tế biển góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và đào tạo lực

lượng lao động có trình độ chuyên môn, phát triển cơ sở hạ tầng.
-

Kinh tế biển không chỉ tạo ra việc làm tạo thu nhập cho lao động sống ởvùng biển
và vùng ven biển mà phát triển kinh tế biển còn tạo ra việc làm vàthu nhập cho lao
động từ các vùng miền khác nhau. Sự phát triển mạnh mẽcủa các ngành kinh tế biển
phải cần một lực lượng lao động đủ mạnh để đápứng kịp thời những nhu cầu sản
xuất. Và nó đã tạo nên một đội ngũ lao động có công ăn việc làm ổn định mà còn

14


giúp hình thành đội ngũ lao động công nhân, trí thức lành nghề cho xã hội, góp
-

phần ổn định tình hình văn hóa – xã hội chung cho đất nước.
Phát triển kinh tế biển đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo đám ứng
đúng đủ và kịp thời nhu cầu phát triển của nó. Các nhà máy, KCN, KCX được hình
thành với những yêu cầu cao trong kết cấu cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật công
nghệ phục vụ sản xuất, giúp hình thành nên một bộ mặt mới của vùng biển và ven
biển.

 Phát triển kinh tế biển sẽ góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững chủ
-

quyền quốc gia.
Biển là một không gian chiến lược đặc biệt quan trọng đối với quốcphòng an ninh
của đất nước. Phát triển kinh tế biển góp phần cũng cố quốcphòng an ninh vùng

biển, đảo, bảo vệ chủ quyền và quyền lợi quốc gia trênbiển. Đứng trên vùng biển
đảo của nướcta có thể quan sát, khống chế hệ thống giao thông huyết mạch của
Đông NamÁ. Đây cũng là nơi đang có những vụ tranh chấp quyết liệt, phức tạp về
chủquyền của các quốc gia trong vùng biển Đông. Chính vì vị trí đặc biệt này,việc
phát triển kinh tế biển hiện nay luôn gắn liền với nhiệm vụ giữ vững anninh, chủ
quyền quốc gia. Hệ thống quần đảo và đảo trên vùng biển nước tacùng với dải đất
liền ven biển thuận lợi cho việc xây dựng các căn cứ quân sự,điểm tựa, pháo đài,
hình thành tuyến phòng thủ nhiều tầng nhiều lớp. Ngàynay trong quá trình phát
triển kinh tế xây dựng đất nước, vùng biển đảo gắnliền với vùng thềm lục địa đang
triển khai mạnh công nghiệp, thăm dò và khaithác dầu khí cùng với vùng đặc quyền
kinh tế biển rộng lớn, chứa đựng nhiềunguy cơ tranh chấp quốc tế và âm mưu xâm
phạm chủ quyền lãnh thổ và đặcquyền kinh tế biển Việt Nam. Vì thế việc kết hợp
kinh tế với an ninh quốcphòng trên vùng này trở nên vô cùng thiết yếu, một điểm
nóng trong chiếnlược kinh tế biển Việt Nam là tất yếu khách quan để tồn tại và phát

triển củađất nước.
 Phát triển kinh tế biển là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Phát triển kinh tế biển đồng nghĩa với việc giao thương với nhiều nước trên
thế giới, chúng ta sẽ được tiếp xúc với những nền kinh tế trên thế giới. Được buôn
bán, cọ xát và tiếp cận với những nền kinh tế biển khác nhau. Đó chính là những cơ

15


hội để chúng ta học hỏi được những nét tiên tiến và rút ra cho mình những kinh
nghiệm trong phát triển kinh tế biển của đất nước. Ngược lại khi quan hệ kinh tế
được mở rộng kinh tế biển sẽ phát triển cao, giải quyết tốt các vấn đề an ninh, tranh
chấp quyền lợi trên biển Đông, khai thác và tiêu thụ các nguồn dầu khí và hải sản có
hiệu quả, thu hút khách du lịch quốc tế. Mở rộng quan hệ kinh tế, hình thành quan
hệ ngoại giao chính trị sẽ là con đường thuận lợi thúc đẩy không chỉ cho sự phát

triển của kinh tế biển mà còn cả cho sự phát triển của cả nền kinh tế quốc dân.
1.1.3. Nội dung phát triển kinh tế biển.
 Kinh tế hàng hải.

Kinh tế hàng hải là một ngành kinh tế chủ yếu và quan trọng trong các ngành
kinh tế biển, bao gồm: Vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền,
phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác.
Ngành hàng hải đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát
triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nó có đóng góp lớn cho tăng trưởng và phát
triển kinh tế, đặc biệt là vận tải biển. Trong vận tải hàng hóa, vận tải biển chiếm tới
trên 80 % khối lượng hàng hóa. Do đó đối với mỗi quốc gia, hoạt động này mang
lại nguồn thu lớn cho ngân sách. Bên cạnh đó, công nghiệp đóng, sửa chữa tàu
thuyền cũng là một lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận và đóng góp cho ngân sách
quốc gia. Các dịch vụ cảng biển cũng mang lại nguồn thu khá lớn cho các doanh
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này. Đây còn là lĩnh vực dịch vụ, rất có điều kiện
phát triển và mang lại lợi nhuận cao.
Kinh tế hàng hải thúc đẩy hình thành các trung tâm công nghiệp lớn,ngành
công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ… thực tế ở nước ta có thể chứng minh điều này,
như sự ra đời cụm cảng Cái Lân- Hải Phòng, Cảng biển nước sâu và khu công
nghiệp Dung Quất – Quãng Ngãi, và gần đây nhất là Khu công nghiệp Vũng Áng –
Hà Tĩnh,.... thông qua các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Không những thế sự
phát triển của kinh tế hàng hải tạo ra khối lượng việc làm lớn, giảm tỷ lệ thất nghiệp
cho người lao động.

16


Đến nay, Việt Nam có tổng công 49 cảng biển, trong đó có 17 cảng loại I; 23
cảng loại II và 19 cảng biển loại III (cục Hàng Hải VIệt Nam), các cảng biển này
trài đều từ Bác xuống Nam.

Giữa năm 2014, Bộ Giao Thông Vận Tải(GTVT) đưa vào hoạt động tuyến
giao thông vận tải biển chạy xuyên suốt từ Bắc vào Nam để tăng năng lực vận tải
đường biển để giảm tải cho đường bộđã lập tức được các DN vận tải biển chào đón.
Nó đã giúp giải quyết nhu cầu chính đáng của DN vận tải biển nhiều chục năm nay.
Hiện có 250 tàu trọng tải từ 500 - 5.000 tấn đang hoạt động trên các tuyến ven biển.
Tính từ tháng 7 - 11/2014, lượng hàng tàu SB (tàu sông pha biển) vận chuyển trong
khu vực từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên - Huế đạt gần 700 nghìn tấn với khoảng
500 lượt tàu.
 Đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản.

Việt Nam có có dường bờ biển dài khoản 3260km, và có vùng đặc quyền kinh
tế rộng 1 triệu km². Biển Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và là
nơi di cư nhiều luông động thực vật nên có đa dạng sinh học khá cao và được đánh
giá là một trong 16 trung tâm đa dạng sin học cao của thế giới, với khoảng 11000
loài đã được phát hiện. Trong đó có 6000 lài động vật đáy, 2038 loài cá biển, 653
loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du,94 loài thực vật
ngập mặn, hệ giáp xác biển có 1647 loài, 25 loài mục,7 loài bạch tuộc, 43 loại chim
biển, 5 loài rùa biển, 15 loài rắn biển, 298 loài san hô…. Đây là một điều kiện thuận
lợi để nước ta phát triển ngành kinh tế biển. (Văn Hữu Tập, 2015. Bài báo nghiên
cứu về Tài nguyên sinh học)
Vùng đặc quyền kinh tế nước ta với trữ lượng hải sản dao động khoảng 3,44,2 triệu tấn/năm. Với khả năng khai thác bền vững 1,4-1,8 triệu tấn/năm, không kể
trữ lượng cá di cư và đông vật đáy vùng triều. Với khả năng khai thác lớn đã tạo
công viêc cho hàng vạn lao đông khác trực tiếp cũng như các dịch vụ hậu cần khác
và số lượng tàu cá tăng qua từng năm.

17


18



-

Về Khai thác hải sản.
Đánh bắt hải sản là nghề biển truyền thống có thế mạnh của nước ta, là lực
lượng nòng cốt trong việc thực hiện ba mục tiêu chiến lược phát triển ngành thủy
sản Việt Nam, đó là: khai thác tiềm năng nguồn lợi hải sản tạo sản phẩm cung cấp
cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; tạo công ăn việc làm, thu nhập, cải thiện đời
sống ngư dân các tỉnh ven biển; đảm bảo sự hiện diện, bảo vệ chủ quyền quốc gia
trên các vùng biển.
Theo tổng cục thống kê, năm 2015 cả nước đạt 3.036,4 nghìntấn thủy sản các
loại, tăng 25,7% so với năm 2010, trong đó, khai thác biển chiếm 93,6%, còn lại là
khai thác nội địa. Sản lượng khai thác hải sản có xu hướng tăng trong giai đoạn
2010-1015.

-

Nuôi trồng hải sản.
Bên cạnh đánh bắt hải sản, nuôi trồng hải sản cũng có nhiều tiềm năng và lợi
thế. Tính trên phạm vi cả nước, diện tích có khả năng nuôi trồng hải sản trên biển
gồm hơn 400.000 ha vùng vịnh và đầm phá; nhiều vùng biển có điều kiện phát triển
như Quảng Ninh - Hải Phòng hơn 200.000 ha, khu vực ven biển miền trung từ Thừa
Thiên - Huế đến Bà Rịa - Vũng Tàu hơn 41.000 ha, khu vực Ðông và Tây Nam Bộ
có hơn 62.000 ha, vịnh Văn Phong tỉnh Khánh Hòa 20.000 ha... Giống loài thủy sản
nuôi phong phú, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm, cá song, cá giò, cá cam, cá hồng,
cua, bào ngư, nuôi trai lấy ngọc, ngao, hầu, trồng rong sụn, nuôi sứa đỏ và san hô...
Theo thông tin từ Tổng cục Thống Kê thì nuôi trồng thủy, hải sản trong năm
2015 gặp nhiều khó khăn do thời tiết thay đổi thất thường, dịch bệnh diễn biến phức
tạp. Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2015 ước tính đạt 3.513,4 ngàn tấn, tăng
2,9% so với năm trước, trong đó cá đạt 2.522,6 ngàn tấn, tăng 3,0%; tôm đạt 628,2

ngàn tấn, giảm 0,5%. Theo đó tổng sản lượng nuôi trồng của các tỉnh ven biển miền

19


Bắc đạt 323.793 tấn; của các tỉnh ven biển miền Trung đạt 225.105 tấn và các tỉnh
ven biển phía Nam đạt 1.090.957 tấn.

20


-

Chế biến hải sản.
Đến nay cả nước có trên 1.300 cơ sở chế biến thủy sản có đăng ký sản xuất

kinh doanh. Trong đó có gần 600 cơ sở chế biến quy mô công nghiệp, với công suất
chế biến 2,8 triệu tấn/năm. Trong đó, có 488 cơ sở đông lạnh, 77 hàng khô, 19 đồ
hộp, 20 nước mắm và 23 cơ sở chế biến các loại khác. Ngoài ra, còn số lượng lớn
cơ sở chế biến quy mô nhỏ hộ gia đình, chế biến mặt hàng truyền thống có điều
kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tốt.(Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt
Nam 2016).
 Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản

biển.
Khai thác khoáng sản ngoài biển: Công nghệ khai thác khoáng sản ngoài biển
được chia thành hai nhóm chính: dưới đáy biển (trong lòng trái đất dưới đáy biểnchủ yếu khoáng sản lỏng là dầu và khí) và trên đáy biển (dưới tầng nước biển- chủ
yếu khoáng sản kim loại rắn).
Số liệu trong hình 2.1 cho thấy sản lượng khai thác dầu thô của cả nước tăng
ổn định từ sau chính sách đổi mới và đạt đỉnh vào năm 2006 với trên 18,5 triệu

tấn/năm. Tuy nhiên sản lượng khai thác dầu thô bắt đầu đi xuống từ năm 2007 do
sản lượng từ các mỏ lớn như mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng suy giảm mạnh và việc đưa
nhiều mỏ nhỏ vào khai thác không thể bù đắp được mức sụt giảm này (Địa chất và
Tài nguyên Dầu khí Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 2007). Theo
báo cáo thường niên của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (Petrovietnam) thìgiai đoạn
từ năm 2006 - 2010 đã có 14 mỏ nhỏ được đưa vào khai thác nhưng sản lượng khai
thác chỉ tăng nhẹ trong năm 2009 sau đó tiếp tục đà sụt giảm vàtrong giai đoạn từ
năm 2011 đến 2015, 36 mỏ và công trình dầu khí đã được đưa vào khai thác, trong
đó 26 mỏ/công trình trong nước, 10 mỏ/công trình ở nước ngoài.

21


Hình 1.1. Sản lượng khai thác dầu thô hàng năm giai đoạn 2000 – 2015
Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2016.
Khai thác các khoáng sản rắn trên đáy biển: Năm 2012 Việt Nam có hơn 70
doanh nghiệp lớn trên thế giới khai thác hàng năm hơn 130 triệu m³ quặng các loại
ngoài biển, tương đương với 2% tổng giá trị khoáng sản được khai thác trong đất
liền. Thiết bị khai thác truyền thống chủ yếu là máy xúc kiểu guồng, máy xúc
ngoạm, máy bơm hút v.v. đặt trên các tầu/bè nổi để đưa sa khoáng chứa quặng (kim
loại có ích) lên khỏi mặt nước.
 Du lịch biển.

Phát triển du lịch biển, đảo, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn là môṭ trong những ưu tiên hàng đầu của Chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trước những diễn biến căng thẳng
trên Biển Đông thời gian qua cùng những thách thức đặt ra, đòi hỏi sự thích ứng
trong tình hình mới, ngành du lịch đang tích cực triển khai thực hiện đề án “Phát
triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020” với quan điểm
phát triển du lịch biển, đảo gắn liền với mục tiêu bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Ngày 15-8-2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số
2782/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt Đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng
ven biển Việt Nam đến năm 2020”. Đề án chỉ ra quan điểm, mục tiêu, các định
hướng, giải pháp và các chương trình, dự án ưu tiền thực hiện trong phát triển du
lịch biển, đảo. Theo đó, quan điểm phát triển du lịch biển luôn gắn gới mục tiêu bảo
đảm an ninh - quốc phòng. Mọi phương án phát triển du lịch được xem xét trong
mối quan hệ tương hỗ với an ninh - quốc phòng, bảo vệ chủ quyền đất nước. Mục
tiêu phát triển du lịch biển gắn bảo đảm an ninh - quốc phòng thực hiện theo ba
hướng: Một là, du lịch biển kéo theo sự phát triển kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện và
phối hợp củng cố quốc phòng vùng ven biển và trên các đảo, quần đảo; Hai là, tăng
cường thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, sự hiện diện của
22


khách du lịch quốc tế và nội địa ở vùng biển và hải đảo, qua đó khẳng định vững
chắc chủ quyền quốc gia. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những khu vực có sự
tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa hiện nay; Ba là, du lịch
tăng cường thu hút, tạo việc làm ổn định cho cộng đồng dân cư ở vùng biển, đặc
biệt trên các đảo vốn còn nhiều khó khăn, góp phần tích cực tạo dựng và củng cố
thế trận quốc phòng toàn dân, phát triển hậu phương vững chắc ở tuyến phòng thủ
trên biển.
 Làm muối.

Theo số liệu của Cục Chế biến, thương mại nông, lâm sản và nghề
muối Bộ NNPTNT, năm 2011 diện tích đưa vào sản xuất muối cả nước ước đạt
14.612 ha bằng 96,7%, trong đó, diện tích muối thủ công chiếm 11.651 ha. Sản
lượng muối cả năm ước đạt xấp xỉ 800.000 tấn, trong đó muối công nghiệp đạt
chừng180.000 tấn, muối thủ công 620.000 tấn. Tỷ lệ muối công nghiệp và muối tiêu
dùng trong thu hoạch còn quá thấp so với nhu cầu muối công nghiệp của cả nước.
 Phát triển, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ về khai thác


và phát triển kinh tế biển.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tỷ trọng kinh tế thu nhập từ biển là
rất lớn, do vậy, việc đẩy mạnh các hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN)
biển là một yêu cầu của thực tiễn khách quan, rất cần sự liên kết và phối hợp chặt
chẽ giữa các cơ quan, tổ chức nghiên cứu, đặc biệt là các nhà khoa học hoạt động
trong lĩnh vực biển.
Việc đẩy mạnh nghiên cứu KH&CN biển ở nước ta là một đòi hỏi tất yếu
không chỉ nhằm phát triển mạnh mẽ kinh tế biển, phòng tránh thiên tai có hiệu quả
mà còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ vững chắc chủ quyền
lãnh hải. Nghiên cứu KH&CN biển bao gồm nhiều lĩnh vực phức tạp, đa dạng và có
tính đặc thù; nhiều nội dung nghiên cứu, phương pháp khảo sát rất tốn kém và khác
23


với quá trình tiến hành nghiên cứu đất liền… bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau
như nghiên cứu điều kiện địa chất; đánh giá tiềm năng tài nguyên biển; dự báo tai
biến thiên nhiên; đánh giá đặc điểm khí tượng, thuỷ văn, động lực biển; khả năng sử
dụng năng lượng biển; nuôi trồng và đánh bắt hải sản; xây dựng mô hình kinh tế
biển…
 Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển

Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TW khoá 10 đã thông qua nghị quyết về
chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 trong đó vấn đề phát triển nguồn nhân lực
biển là một giải pháp có tầm quan trọng đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế xã hội vùng biển và đới bờ, trong chiến lược đó căn cứ vào qui hoạch từng
ngành, lĩnh vực thuộc kinh tế biển và vùng bờ biển bao gồm việc đào tạo các cán bộ
nghiên cứu khoa học, cán bộ quản lý, các chuyên gia đầu ngành và đội ngũ lao động
có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao được đào tạo chuyên sâu về các ngành nghề,
đi đôi với nó là các cơ chế chính sách hợp lý khuyến khích các cán bộ khoa học và

quản lý công tác tại các vùng biển, hải đảo xa xôi.
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển.
 Tài nguyên của biển và vùng ven biển.

Biển Việt Nam có hệ sinh thái phong phú và đa dạng, là nhân tố quan trọng để
phát triển nuôi trồng, đánh bắt hải sản, cung cấp ngày càng nhiều và đa dạng các
loại nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như: cá, tôm, cua, sò, mực, ngọc trai…
dưới dạng đánh bắt tự nhiên và nuôi trồng.
Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội. Kinh tế du lịch
đã và đang trở thành ngành kinh tế quan trọng và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng
trong thu nhập kinh tế quốc dân. Vì vậy, các nước đều quan tâm phát triển du lịch,
có quốc gia đặt du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn – là ngành
“công nghiệp không khói”.
24


Biển và vùng ven biển Việt Nam có hệ khoáng sản phong phú, đa dạng. Khai
thác chúng phục vụ cho phát triển công nghiệp, với nguồn nguyên liệu tại chỗ góp
phần giảm giá thành sản phẩm, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa sẽ cao hơn.
Mặt khác, sự xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới: Dầu khí, vàng sa khoáng, …
Các nguồn tài nguyên biển có khả năng khai thác lớn, đống góp cho sự tăng trưởng
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
 Nguồn nhân lực ven biển.

Nguồn nhân lực ven biển là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến sự phát
triển kinh tế biển. Nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng sẽ cung ứng kịp thời
nguồn lao động cho các ngành kinh tế biển. Bên cạnh đó, nguồn lao động có trình
độ cao rất cần thiết trong công việc lập quy hoạch, quản lí việc khai thác, phát triển
các ngành kinh tế biển có hiệu quả và bền vững. Ngược lại, việc các đô thị lớn thu
hút quá nhiều lực lượng lao động làm cho các vùng biển và ven biển gặp nhiều

thách thức trong sự phát triển. Đó là việc thiếu nguồn lao động cả về số lượng lẫn
chất lượng dẫn đến các ngành kinh tế biển phát triển bấp bênh, thiếu đồng bộ, chưa
bền vững.
 Thị trường tiêu thụ.

Thị trường là nơi trao đổi sản phẩm hàng hoá, là sự gặp rỡ giữa người bán và
người mua, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dung. Việt Nam thực hiện nền kinh tế
nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, mở cửa hội
nhập kinh tế quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá. Từ đó, đã tạo điều kiện cho các
nhà đầu tư trong và ngoài nước hợp tác kinh doanh, mở rộng đầu tư phát triển, thúc
đẩy nền kinh tế nước ta tăng trưởng và phát triển. Sản phẩm hàng hoá của Việt Nam
có điều kiện xâm nhập và cạnh tranh thị trường thế giới. Do vậy, thị trường có vai
trò rất quan trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế nói chung của
kinh tế biển nói riêng.
 Vốn, công nghệ.

Vốn và công nghệ là đòn bẩy của quá trình sản xuất và kinh doanh, nâng cao
năng suất và hiệu quả, sức cạnh tranh của sản xuất, kinh doanh, có vai trò rất quan

25


×