Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Đề cương quan trắc TÀI NGUYÊN NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.16 KB, 14 trang )

Câu 1 . Liệt kê các chế độ quan trắc mực nước
a) Chế độ 1: Mỗi ngày quan trắc 2 lần vào các giờ tròn: 7, 19, được áp dụng trong mùa
cạn ở các sông vùng không ảnh hưởng thủy triều, thời kỳ biên độ mực nước trong ngày
nhỏ hơn hoặc bằng 5 cm (∆H ≤ 5 cm).
b) Chế độ 2: Mỗi ngày quan trắc 4 lần vào các giờ tròn: 1,7, 13,19, được áp dụng trong
thời kỳ biên độ mực nước trong ngày lớn hơn 5 cm nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 10 cm (5 <
∆H ≤ 10 cm), như đầu và cuối mùa cạn ở các sông thuộc vùng không ảnh hưởng thủy
triều.
c) Chế độ 3: Mỗi ngày quan trắc 8 lần vào các giờ tròn: 1, 4, 7, 10, 13, 16, 19, 22, được
áp dụng trong thời kỳ mực nước biến đổi rõ rệt trong ngày, như thời kỳ đầu mùa lũ ở các
sông vừa và lớn thuộc vùng không ảnh hưởng thủy triều.
d) Chế độ 4:Mỗi ngày quan trắc 12 lần vào các giờ tròn:1, 3, 5, 7, 9, 11, 13, 15, 17, 19,
21, 23, được áp dụng trong thời kỳ mực nước biến đổi lớn trong ngày, như mùa lũ ở các
sông vừa và lớn, những nơi chịu ảnh hưởng nhật triều có biên độ nhỏ hơn 1 m.
e) Chế độ 5: Mỗi ngày quan trắc vào các giờ lẻ:1, 3, 5,…, 21, 23. Ngoài ra trước, sau
chân, đỉnh (triều hoặc lũ) mỗi giờ quan trắc 1 lần, được áp dụng ở những tuyến quan trắc
chịu ảnh hưởng nhật triều có biên độ triều khá lớn (∆H ≥ 1 m) và những ngày có lũ lớn ở
sông vừa và lớn.
f) Chế độ 6: Mỗi ngày quan trắc 24 lần vào các giờ tròn: 0, 1, 2, 3,.., 23, được áp dụng
trong thời kỳ lũ của các sông con, ở các tuyến quan trắc chịu ảnh hưởng nhật triều và ảnh
hưởng khá lớn của bán nhật triều.
g) Chế độ 7: Mỗi ngày quan trắc vào các giờ: 0, 1, 2, 3,..., 23. Ngoài ra chân, đỉnh (triều
hoặc lũ) cách 5, 10, 15 hoặc 30 phút quan trắc thêm 1 lần. Khoảng thời gian quan trắc
được xác định theo sự biến đổi mực nước, nhằm quan trắc chính xác trị số mực nước và
thời gian xuất hiện của mực nước chân, đỉnh, được áp dụng tại những nơi mực nước chịu
ảnh hưởng triều mạnh và tại các sông, suối nhỏ trong thời kỳ lũ.
h) Chế độ 8: Cách 5, 10, 15, hoặc 20 phút quan trắc 1 lần, từ khi lũ lên đến hết trận lũ.
Tại chân, đỉnh lũ quan trắc dầy hơn, sườn lũ lên quan trắc dầy hơn sườn lũ xuống.
Khoảng cách thời gian quan trắc được xác định theo sự biến đổi của cường suất mực
nước và thời gian kéo dài của trận lũ. Cường suất mực nước biến đổi càng lớn, thời gian
lũ càng ngắn, thì khoảng thời gian quan trắc càng ngắn, để đảm bảo quan trắc chính xác


trị số mực nước chân, đỉnh lũ và các điểm chuyển tiếp của trận lũ. Cần nắm vững đặc
điểm lưu vực, đặc điểm trận mưa (cường độ mưa, trung tâm mưa...) để bố trí thời gian
quan trắc.
i) Chế độ 9 (chỉ áp dụng cho các trạm được trang bị máy đo mực nước có chế độ đo và
lưu giữ số liệu tự động): Trong mùa lũ, đặt chế độ tối thiểu 5 phút một lần đo. Trong mùa
cạn, đặt đặt chế độ tối thiểu 10 phút một lần đo.


Câu 2 . Các phương pháp xác định lưu tốc tb tại thủy trực
Đo 2 điểm : Đối với phương pháp này, giá trị trung bình của các kết quả đo tại 2 điểm
0.2 và 0.8 tính từ mặt được lấy làm vận tốc dòng chảy trung bình tại một thủy trực. Các
thí nghiệm đã chỉ ra rằng phương pháp này cho ra kết quả chính xác hơn tất cả các
phương pháp khác (trừ phương pháp đường quan hệ thủy trực - lưu tốc). Trung bình,
phương pháp đo 2 điểm cho kết quả trong khoảng 1% giá trị thực tại thủy trực nếu đường
quan hệ thủy trực - lưu tốc cong mạnh. Phương pháp đo 2 điểm thường được sử dụng
trong khoảng độ sâu >= 0.75m.
Đo 3 điểm : Phương pháp đo 3 điểm bao gồm các điểm đo tại 0.2, 0.6 và 0.8 của độ sâu
nước. Phương pháp này kết hợp giữa phương pháp đo 2 điểm và đo điểm 0.6. Cách kết
hợp thường được sử dụng là tính toán giá trị trung bình của phương pháp đo 2 điểm, sau
đó trung bình lần nữa với giá trị điểm đo 0.6 để ra vận tốc trung bình lại thủy trực. Tuy
nhiên, khi trọng số của các điểm đo 0.2 và 0.8 được yêu cầu nhiều hơn, thì trung bình 3
điểm được sử dụng.
Phương pháp này được sử dụng khi lưu tốc tại thủy trực phân bố bất thường, hoặc khi
lưu tốc tại điểm đo 0.8 bị ảnh hưởng mạnh bởi ma sát hoặc dòng chảy rối gây ra do địa
hình đáy sông hoặc có vật cảnĐộ sâu nước tối thiểu để sử dụng phương pháp này là 0.75
m.
Đo 5 điểm : Phương pháp này bao gồm các điểm đo tại bề mặt, 0.2, 0.6, 0.8 và đáy. Các
điểm đo có thể được vẽ thành đường cong thủy trực - lưu tốc, giá trị lưu tốc trung bình
có thể được tính giống như miêu tả trong phương pháp đường cong thủy trực - lưu tốc.
Ngoài ra, lưu tốc trung bình còn có thể được tính theo công thức: V = 0.1 (Vsurface +

3V0.2 + 3V0.6 + 2V0.8 + Vbed).
Đo 6 điểm : Tương tự như phương pháp đo 5 điểm với việc thêm điểm đo 0.4


V = 0.1 (Vmặt + 3V0.2 + 3V0.6 + 2V0.4 + 2V0.8 + Vđáy).

Câu 3: Mô phỏng sơ đồ các thành phần của công trình đo sâu lưu tốc.
Mục đích của công tác đo sâu là xác định độ sâu và tính chất của địa hình đáy sông, hồ,
hồ chứa. Sau công tác đo sâu có thể lên được sơ đồ lòng sông hoặc đáy các thủy vực
nghiên cứu. Ngoài ra tài liệu đo sâu còn phục vụ cho việc tính toán nhiều đặc trưng thủy
lực và thủy văn khác.
Nhiệm vụ của công tác đo sâu bao gồm:
-

Nghiên cứu các đối tượng nước theo mục đích địa mạo
Đo độ sâu phục vụ cho đo đạc thủy văn (V, Q, phù sa...)
Đo độ sâu phục vụ giao thông thủy
Đo độ sâu và địa hình đáy phục vụ cho thiết kế các công trình thủy
Đo độ sâu và địa hình đáy để phục vụ cho nghiên cứu diễn biến lòng sông và sự
bồi lắng các thủy vực

Việc đo sâu thường được tiến hành vào mùa cạn để giảm chi phí
Độ sâu kí hiệu h bằng đơn vị cm, m là khoảng cách từ mặt thoáng nước tới đáy sông theo
chiều thẳng đứng
Độ sâu thường được đo tại các thủy trực đo sâu. Thủy trực là một đường thẳng tưởng
tượng vuông góc với mặt thoáng của nước và đáy sông mà trên đó người ta tiến hành đo
sâu hoặc đo vận tốc. Tồn tại thủy trực đo sâu và thủy trực đo vận tốc. Việc đo sâu dùng để
vẽ mặt cắt ngang, mặt cắt dọc đoạn sông hay dùng để khảo sát bình đồ đáy sông. Đo sâu



là một công việc không thể thiếu được khi đo vận tốc và lưu lượng. Số lượng thủy trực đo
sâu phụ thuộc vào mục đích đo sâu, tỷ lệ bình đồ cũng như độ rộng của sông. Độ sâu tại
một thủy trực có thể được đo bằng nhiều cách, nó phụ thuộc vào loại hình đo đạc, tổng độ
sâu của dòng chảy và vận tốc dòng chảy. Thông thường, đo sâu được đo bằng thước, gậy
cầm tay, sào đo sâu, tời cáp tải trọng hoặc máy hồi âm.
Câu 4 : Động thái nước dưới đất là gì
“Động thái nước dưới đất” là một quá trình phản ảnh sự thay đổi mực nước, lưu lượng,
nhiệt độ, thành phần hoá học và khí của nước dưới đất theo thời gian. Các yếu tố của
động
thái nước dưới đất bao gồm: mực nước, lưu lượng, nhiệt độ, thành phần hoá học và khí
của
nước dưới đất.

Câu 5: Đo lưu lượng bằng thùng đo/ván đo và đồng hồ
Ngưỡng tràn (ván đo) lưu lượng được làm bằng gỗ hoặc thép với chiều dày 1 – 2 cm với
cửa thoát nước có dạng hình tam giác cân, hình thang với góc nghiêng hoặc hình chữ
nhật. Mép cửa thoát nước được vát nhọn 1 góc 45 độ. Chiều dài ván tối thiểu phải bằng
0.5 m. Ván đo được đặt cố định vào đập chắn được xây bằng bê tông.
Thùng đo có tiết diện hình tròn, hình dáng và kích thước không đổi và có dung tích xác
định thường là các trị số chẵn. Thể tích thùng đo
cần lựa chọn để đảm bảo thời gian
làm đầy thùng tối thiểu là 20s. Chiều cao thùng tối thiểu gấp 1,5 lần đường kính. Đồng hồ
tính thời gian là đồng hồ bấm giây có độ chính 1 giây. Với thiết bị này Q được xác định
bằng công thức:
Q = V/T

(Q = A.V (m3/s))


V : thể tích thùng (l) t : thời gian làm đầy thùng (s)

Đối với ván đo lưu lượng, Q qua ván được xác định theo công thức
Tam giác Q= 1,4 x h3/2 l/s
h là chiều cao cột nước tính từ mép dưới của ván, được đo ở khoảng cách cách cửa ván từ
0,8-1,0m. Được sử dụng trong trường hợp mạch lộ chỉ với lưu lượng nhỏ dưới 3 l/s
Hình thang có góc nghiêng của cạnh bên bằng 75 độ 30’
Q = 1,86 x b.h3/2 (l/s) b chiều rộng ngưỡng, h chiều cao áp lực. Ván hình thang đo cho
dòng với lưu lượng trên 15 l/s
Ván hình chữ nhật: Q = 1,8 x bh3/2 l/s
Trong đó b là chiều rộng chữ nhật, h là chiều cao cột nước tính từ miệng ván. Ván chữ
nhật đo cho mạch lộ hoặc dòng chảy 3-15 l/s
Khi dùng ván đo LL cần đảm bảo các yêu cầu:
Khoảng cách từ ngưỡng ván đến đáy ván không được nhỏ hơn 10cm – 20cm
Khoảng cách từ mép ván đến thành ngoài của ván không được nhỏ hơn 10-20cm
Dòng chảy trước ván phải tương đối đều đặn, nước chảy qua ván phải chảy tốt.
Không cho nước thấm qua thành ván và đáy ván
Ván phải đặt nằm ngang, xác định bằng ống thủy chuẩn


Câu 6 . Tính toán chỉ số WQI





Câu 7 Phương pháp thành lập bản đồ dạng đường đẳng trị
Các đường đẳng trị được sử dụng để biểu hiện những hiện tượng phân bố liên tục, biến
đổi về lượng dần dần trong không gian, cho phép người sử dụng bản đồ có thể xác định
được số lượng của đối tượng ở những điểm bất kì trên bản đồ nằm ngoài các đường đẳng
trị bằng phương pháp nội suy và thông qua khoảng cách giữa các đường đẳng trị, có thể
biết được biên độ biến thiên (gradient) của hiện tượng. Vì thế phương pháp các đường

đẳng trị được sử dụng phổ biến trên các bản đồ địa hình, và bản đồ khí hậu.


nh. Phương pháp thể hiện dạng đường lập b ản đồ đẳng trị lượng mưa vùng Cực Nam
Trung Bộ
Để vẽ được các đường đẳng trị, trước hết, trên bản đồ phải xác định giá trị về lượng của
đối tượng ở những điểm xác định. Về nguyên tắc, mật độ các điểm xác định này càng
dày, tính xác thực của đường bình độ càng cao và sự thể hiện càng dễ dàng. Sau đó tính
nội suy để tìm các đường có cùng giá trị và nối các điểm có cùng một trị số số lượng với
nhau bằng những đường cong mềm mại - đó là các đường đẳng trị.
Bản đồ được thể hiện bằng phương pháp đường đẳng trị bao giờ cũng gồm một hệ thống


các đường đẳng trị, vì thế vấn đề xác định biên độ (khoảng cách đều về lượng) các đường
đẳng trị là cực kì quan trong, quyết định chất lượng bản đồ. Sự chính xác này có thể khác
nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm đối tượng, vào sự biến thiên của đối tượng, vào mức độ đầy
đủ, chính xác của tài liệu gốc. Ngoài ra còn phải căn cứ vào mục đích và yêu cầu của bản
đồ, tỉ lệ bản đồ. Những yếu tố này là căn cứ để qui định biên độ giữa các đường đẳng trị
(khoảng cách về lượng giữa các đường đẳng trị)

Câu 8 : Tỷ Lệ bản đồ TNN mặt
- Tỷ lệ 1:200.000: đánh giá trữ lượng nước của các con sông có chiều dài ≥ 40km và các
hồ chứa có dung tích ≥ 1 triệu m3 .
- Tỷ lệ 1:100.000: đánh giá trữ lượng nước các con sông có chiều dài ≥ 30km và các hồ
chứa có dung tích ≥ 0,5 triệu m3 .
- Tỷ lệ 1:50.000: đánh giá trữ lượng nước các con sông có chiều dài ≥ 20km và các hồ
chứa có dung tích ≥ 0,25 triệu m3
- Tỷ lệ 1:25.000: đánh giá trữ lượng nước các con sông có chiều dài ≥ 10km và các hồ
chứa có dung tích ≥ 0,1 triệu m3 .
Câu 9 . Nội dụng thể hiện thông tin bản đồ hiện trạn chất lượng nước mặt tỷ lệ 1:

200.000, 1: 100.000, 1:50.000 và 1:25.000
Nội dung thông tin
1 . Hệ thống sông, lưu vực sông, hồ chứa
2 . Các thông tin về nền địa hình như: - Các đường đồng mức chính
- Các điểm độ
- Các đường giao thông và điểm dân cư
chính
- Ranh giới quốc gia, tỉnh, huyện
3. Các yếu tố đặc trưng về chất lượng nước:
+ Các thông số chất lượng nước đặc trưng cho đoạn sông, lưu vực sông, hồ;
+ Các thông số theo kết quả đo đạc, phân tích chất lượng nước.


Câu 10 . Các bước làm ArcGis
Để cắt 1 DEM:
Chọn catalog > ấn chuột phải vào chỗ cần lưu > new shape file > Chọn polygon > hệ tọa
độ Projected - UTM – WGS 1984 – 48 N > Editor > Start editing
Sau khi cắt được stop editing > Save
Arctool Box > Data Management Tool > Raster > Raster Processing > Clip
Input: DEM gốc
Output: Shapefile vừa cut
Nhớ tích vào Use input Features
 Lưu tên .tif >OK

Bắt đầu khoanh vùng LVS:
Chọn arctoolbox → Spatial Analyst Tools →Hydrology → Fill
input: DEM mới cắt
output: đặt tên fill.tif



arc toolbox > Chọn Spatial Analyst Tools > Hydrology > flowdirection
input: fill
output: đặt tên direction.tif
Vào arc toolbox > Chọn Spatial Analyst Tools > Hydrology> flow accumulation
Input: direction
Output: lưu tên accumulation.tif
Sau đó kiểm tra giá trị sông lớn, sông nhỏ.
arc toolbox > Spatial Analyst Tools > Map Algebra > Raster Calculator→ accumulation
>= giá trị sông cần lấy >OK > lưu lại
sông nào chảy vào sông nào
arc toolbox > Chọn Spatial Analyst Tools > Hydrology > stream order(nhánh sông,hướng
dòng chảy)
Tạo trạm khống chế: Catalog > New > Shapefile > Tên điểm không chế, dạng Point >
Edit > Select > 1984 > 48N
Ở thanh Editor chọn Start Editing > Chọn điểm khống chế vừa lưu >OK > ra bẳng thì
chọn Countinue > ấn vào điểm (dưới có chữ point là được) >zoom lên chọn 1 điểm kc
trên bản đồ > stop editing và lưu lại.
lưu vực
arc toolbox > Spatial Analyst Tools > Hydrology > watershed(hướng dòng chảy,trạm
khống chế)
Input là flowdirection (nhiều màu)
Output: điểm khống chế
tách sông arc toolbox →Spatial Analyst Tools →extraction→extract by attributes→cấp
sông(cho từng cấp sông vừa tách ra, chọn val.. =1,2,3,4)→ok
chuyển raster sang poly
chuyển sông: search→raster to polyline→ra bảng(cấp sông)→ok(ko .tif)


chuyển lưu vực: search→raster to polygon→ra bảng(lưu vực)→ok(ko .tif)
xóa các sông ngoài

geoprocessing→clip→ra bảng(cấp sông vừa chuyển,lưu vực vừa chuyển)



×