Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở XÃ ĐẢO NGHI SƠN, HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.17 MB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

PHÙNG THỊ THU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Ở XÃ ĐẢO NGHI SƠN, HUYỆN TĨNH GIA,
TỈNH THANH HÓA

HÀ NỘI, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Ở XÃ ĐẢO NGHI SƠN, HUYỆN TĨNH GIA,
TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành: Quản Lý Biển
Mã ngành: 52850199
Sinh viên thực hiện: Phùng Thị Thu
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Đắc Thuyết

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là của riêng tôi, các kết quả ghi
trong báo cáo có sự khảo sát thực tế và có tính độc lập riêng, chưa công bố
nội dung này ở bất kỳ đâu. Các số liệu trong báo cáo được sử dụng trung thực,
có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên.
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2017
SINH VIÊN
Phùng Thị Thu


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến quý Thầy, Cô trong Khoa Khoa học biển và hải đảo - Trường Đại
học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất đến Thầy
giáo, TS Bùi Đắc Thuyết đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi, giúp
đỡ em trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến UBND huyện Tĩnh Gia, Phòng Tài nguyên và
Môi trường huyện Tĩnh Gia, UBND xã Nghi Sơn đã tạo điều kiện cho em
điều tra, khảo sát để có dữ liệu hoàn thành khóa luận.
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên khóa luận không thể tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp quý
báu của các thầy cô để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 17 tháng 05năm 2017
Sinh viên
Phùng Thị Thu



MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC VIẾT TẮT
BVMT

: Bảo vệ môi trường

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

QLMT

: Quản lý môi trường

KKT

: Khu kinh tế

KT - XH

: Kinh tế - Xã hội

PTBV


: Phát triển bền vững

UBND

: Ủy ban nhân dân


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm trở lại đây, môi trường toàn cầu nói chung cũng như
môi trường ở Việt Nam nói riêng có nhiều biến đổi theo chiều hướng xấu đối
với đời sống sinh vật và con người. Do đó vấn đề phát triển bền vững và bảo
vệ môi trường đang được sự quan tâm đặc biệt của rất nhiều quốc gia, các tổ
chức trên thế giới. Vì thế mục tiêu phấn đấu của nhân loại là phát triển bền
vững, nhằm đảm bảo giữ cân bằng giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ
môi trường.
Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
với nhịp độ ngày càng cao, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch
vụ và đô thị hóa nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào
năm 2020, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Sự phát triển quy mô lớn, nhịp
độ cao đồng nghĩa với việc một lượng lớn tài nguyên ngày càng được khai
thác để chế biến đồng thời một khối lượng lớn chất thải đã thải ra môi trường
từ sản xuất và sinh hoạt, gây ô nhiễm đối với môi trường sinh thái. Theo Lê
Văn Khoa và nnc (2009) mục tiêu cơ bản của bảo vệ môi trường ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay là: “Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phục hồi và cải
thiện, từng bước nâng cao chất lượng môi trường ở những nơi, những vùng bị
suy thoái, ở các khu công nghiệp, đô thị và nông thôn, góp phần phát triển
kinh tế xã hội bền vững, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, tiến hành
thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Cùng với sự phát triển của cả nước thì khu kinh tế (KKT) Nghi Sơn đang

được quan tâm, đầu tư mạnh mẽ để trở thành một KKT tổng hợp đa ngành, đa
lĩnh vực. Là một xã thuộc KKT Nghi Sơn nên xã đảo Nghi Sơn đang dần
được cải thiện kinh tế cũng như đời sống người dân được nâng cao. Nhưng đi
đôi với sự phát triển trên là sự gia tăng chất thải gây ô nhiễm môi trường
trong xã, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân tại đây. Đây thực sự là
1


thách thức lớn đối với công tác quản lý, bảo vệ môi trường. Vì vậy, xuất phát
từ thực trạng trên, em đã chọn đề tài : “Đánh giá hiện trạng quản lý môi
trường ở xã đảo Nghi Sơn - Huyện Tĩnh Gia - Tỉnh Thanh Hóa” với mong
muốn góp phần tìm ra giải pháp quản lý môi trường phù hợp, hiệu quả cho xã
Nghi Sơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
• Mục tiêu chung:
Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường và các nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường tại xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa,
nhằm đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại đây, góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
• Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được hiện trạng ô nhiễm môi trường tại xã đảo Nghi Sơn từ
những nguồn gây ô nhiễm.
- Đánh giá được công tác quản lý, vận chuyển, thu gom, xử lý, công tác
tuyên truyền vệ sinh môi trường tại xã đảo Nghi Sơn.
- Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại xã đảo Nghi Sơn.
3. Nội dung nghiên cứu
- Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại xã đảo Nghi Sơn:
+) Hiện trạng rác thải.
+) Hiện trạng nước thải.
- Các nguồn phát sinh gây ô nhiễm môi trường tại xã đảo Nghi Sơn.

+) Sinh hoạt của người dân.
+) Hoạt động kinh doanh, dịch vụ.
- Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải tại xã đảo Nghi
Sơn.
+) Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải.
+) Công tác quản lý, thu gom, xử lý nước thải.
- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về BVMT.
2


- Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại xã đảo Nghi Sơn.
+) Giải pháp đối với rác thải.
+) Giải pháp đối với nước thải.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đồ án được nghiên cứu trong thời gian từ tháng 3/2017 đến tháng
5/2017. Do thời gian nghiên cứu hạn chế nên đồ án chỉ tập trung vào nghiên
cứu rác thải, nước thải tại xã đảo Nghi Sơn.

3


CHƯƠNG I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về quản lý môi trường
1.1.1. Khái niệm
Quản lý môi trường (QLMT): Là tổng hợp các biện pháp, luật pháp,
chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi
trường sống và phát triển bền vững (PTBV) kinh tế xã hội quốc gia (Nguyễn
Trần Nhẫn Tánh, 2005).
QLMT là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác động điều
chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ

năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con
người, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên (Nguyễn
Trần Nhẫn Tánh, 2005).
1.1.2. Mục tiêu QLMT
- Mục tiêu của QLMT là PTBV, giữ cho được sự cân bằng giữa phát
triển kinh tế và bảo vệ môi trường (BVMT).
- Mục tiêu của QLMT có thể thay đổi theo thời gian và có những ưu tiên
riêng đối với mỗi quốc gia, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội (KT XH), hệ thống pháp lý.
- Theo chỉ thị 36 CT/TW của Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương
Đảng Cộng Sản Việt Nam, một số mục tiêu cụ thể của công tác QLMT Việt
Nam hiện nay được tóm tắt dưới sơ đồ sau:

4


Mục tiêu cụ thể của
QLMT

Tăng cường
công tác
QLMT từ
trung ương
đến địa
phương

Hoàn chỉnh
hệ thống
văn bản
pháp luật về
BVMT


Khắc phục và
phòng chống
suy thoái ô
nhiễm môi
trường

Phát triển
KT - XH
theo các
nguyên tắc
PTBV

Hình 1.1. Mục tiêu cụ thể của QLMT
1.1.3. Các nguyên tắc QLMT
Theo Nguyễn Trần Nhẫn Tánh (2005) thì các nguyên tắc chủ yếu của
công tác QLMT bao gồm:
- Hướng công tác QLMT tới mục tiêu PTBV KT - XH của đất nước, giữ
cân bằng giữa phát triển và BVMT.
- Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng
dân cư trong việc QLMT.
- QLMT cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp
thích hợp.
- Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu
tiên hơn việc phải xử lý, phục hồi môi trường nếu để gây ra ô nhiễm môi
trường.
- Người gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm môi
trường gây ra và các chi phí xử lý, hồi phục môi trường bị ô nhiễm. Người sử
dụng các thành phần môi trường phải trả tiền cho việc sử dụng gây ra ô nhiễm đó.
1.1.4. Nội dung công tác QLMT ở Việt Nam

Theo điều 139, luật BVMT 2014, nội dung công tác QLMT gồm:
5


- Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật về BVMT, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật môi trường.
- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề
án, quy hoạch, kế hoạch về BVMT.
- Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện
trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.
- Xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch BVMT; thẩm định báo
cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá
tác động môi trường (ĐTM) và kiểm tra, xác nhận các công trình BVMT; tổ
chức xác nhận kế hoạch BVMT.
- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạng
sinh học; quản lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm; cải thiện và phục hồi môi
trường.
- Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận vê môi trường.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT; thanh tra trách
nhiệm quản lý nhà nước về BVMT; giải quyết khiếu nại, tố cáo về BVMT; xử
lý vi phạm pháp luật về BVMT.
- Đào tạo nhân lực khoa học và QLMT; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến
kiến thức, pháp luật về BVMT.
- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh
vực BVMT.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện ngân sách nhà
nước cho các hoạt động BVMT.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BVMT.


6


UBND
Tỉnh

Các
Sở
khác

Sở Tài
nguyên
và Môi
trường

Phòng
quản lý
môi
trường

Các Bộ
khác

Bộ Tài nguyên và Môi
trường

Vụ
môi
trường


Vụ
Thẩm
định và
ĐTM

Cục
BVMT

Vụ
Khoa
học
công
nghệ và
MT

Các Phòng chức năng

Phòng Tài nguyên và Môi
trường cấp Quận, Huyện

Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức công tác QLMT

7

Phòng
Môi
trường

Các
Vụ

khác


1.1.5. Phân loại công cụ QLMT
Theo chức năng

Công cụ
điều chỉnh
vĩ mô

Luật pháp, chính
sách

Công cụ
hành động

Quy định hành
chính, xử phạt,
kinh tế

Công cụ hỗ
trợ

GIS, mô hình hóa,
kiểm toán môi
trường, quan trắc
môi trường

Hình 1.3. Phân loại công cụ QLMT theo chức năng


8


Theo bản chất

Luật pháp, chính
sách

Luật môi trường,
chính sách môi
trường, kế hoạch hóa
môi trường, tiêu
chuẩn môi trường…

Công cụ kinh tế

Công cụ kỹ thuật

Thuế / phí môi
trường,…

Xử lý chất thải,
kiểm toán môi
trường, quan trắc
môi trường…

Hình 1.4. Phân loại công cụ QLMT theo bản chất
1.2. Những hạn chế trong công tác QLMT ở Việt Nam hiện nay
Theo Văn Hữu Tập (2016) thì công tác QLMT ở Việt Nam hiện nay có
những hạn chế sau:

- Hệ thống pháp luật về BVMT tuy đã được hình thành về cơ bản nhưng
vẫn còn nhiều bất cập, nhiều quy định còn chung chung, mới mang tính
nguyên tắc. Còn thiếu hoặc đã có quy định nhưng chưa đầy đủ về bảo vệ môi
trường đất, nước, không khí, về tái chế chất thải, về khắc phục ô nhiễm, cải
tạo, phục hồi môi trường, về tiêu dùng bền vững.

9


- Chưa tạo ra hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi để khuyến khích
phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ môi trường và sản phẩm thân thiện với
môi trường. Thiếu các cơ chế về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường
gây ra, giải quyết tranh chấp, xung đột về môi trường. Nhiều quy định về xã
hội hóa hoạt động BVMT mới chỉ dừng lại ở nguyên tắc, thiếu cơ chế phù
hợp để thực hiện nên chưa phát huy được hiệu quả.
- Cơ chế, chính sách BVMT chậm đổi mới, chưa đồng bộ với thể chế thị
trường. Các loại thuế, phí về môi trường mới chỉ bước đầu tạo nguồn thu cho
ngân sách mà chưa phát huy được vai trò công cụ kinh tế điều tiết vĩ mô, hạn
chế gây ô nhiễm môi trường, thúc đẩy các hoạt động KT - XH theo hướng hài
hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường và PTBV.
- Bộ máy quản lý nhà nước về môi trường dù đã được kiện toàn nhiều
lần nhưng vẫn chưa đồng bộ và thống nhất từ trung ương đến địa phương,
chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao, chưa giải quyết hiệu
quả các vấn đề liên ngành, liên vùng, xuyên quốc gia, chưa ngang tầm với yêu
cầu BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
trong bối cảnh biến đổi khí hậu.Việc phân công nhiệm vụ quản lý nhà nước về
BVMT còn phân tán, chồng chéo và chưa hợp lý, nhất là trong quản lý chất
thải và đa dạng sinh học.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác QLMT thiếu về số lượng, yếu về chất
lượng, chưa theo kịp các yêu cầu mới đặt ra, nhất là ở các địa phương, cơ sở,

còn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
- Đầu tư, chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước, huy động các nguồn
lực trong xã hội còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, sử dụng nguồn lực tài
chính dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm nên hiệu quả thấp.
- Tại một số địa phương việc sử dụng nguồn chi thường xuyên cho sự
nghiệp môi trường chưa đúng mục đích, chưa hiệu quả. Tỷ lệ đầu tư trở lại
cho BVMT từ các nguồn thu liên quan đến môi trường còn thấp.
- Nguồn vốn vay không hoàn lại cho BVMT còn thấp, phân tán và đang
có xu hướng giảm dần. “Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả chi phí xử lý,
10


khắc phục, cải tạo môi trường”, “Người hưởng lợi từ tài nguyên, môi trường
phải trả tiền” chưa được áp dụng triệt để, mức chi chưa đúng, chưa đủ.
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
1.3.1. Điều kiện tự nhiên (Theo UBND xã Nghi Sơn, 2016 - 2017)
* Vị trí địa lý
- Nghi Sơn là một xã đảo phía Đông Nam huyện Tĩnh Gia, cách trung
tâm thị trấn Tĩnh Gia 23 km.
- Phía Bắc, Đông, Nam giáp biển.
- Phía Tây giáp đường 513 đi cảng Nghi Sơn.

Hình 1.5. Bản đồ xã Nghi Sơn
* Đặc điểm địa hình
- Địa hình đa dạng, bao gồm: vùng núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển
- Tổng diện tích đất tự nhiên là 343,83 (ha). Trong đó:
+) Đất nông nghiệp: 25,58 (ha).
+) Đất lâm nghiệp: 236,60 (ha).
+) Đất mặt nước: 18 (ha).
+) Đất công: 01 (ha).

11


+) Đất khác: 44,2 (ha).
* Đặc điểm khí hậu
Nhiệt độ trung bình năm là 23,4 °C, độ ẩm không khí trung bình năm 85
- 86%, lượng mưa trung bình năm 1.833 mm.
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (Theo UBND xã Nghi Sơn, 2016 - 2017)
Trong báo cáo tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội, QP - AN năm 2016.
Mục tiêu, nhiệm vụ và những giải pháp chủ yếu về phát triển kinh tế, văn hóa
- xã hội, QP - AN năm 2017 trình kỳ họp thứ III, Hội đồng nhân dân xã khóa
VIII, điều kiện KT - XH của xã Nghi Sơn được nêu như sau:
* Tổng quát về điều kiện KT - XH
- Tổng số dân: 8600 người. Số hộ: 2343 hộ.
- Xã có 4 thôn gồm: Thôn Bắc Sơn, Trung Sơn, Nam Sơn, Thanh Sơn.
- Thu nhập bình quân đầu người: 22,5 triệu/người/năm.
- Xã có 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ
sở. Ngoài ra, còn có 1 nhà thờ xứ giáo Nghi Sơn, chùa Biện Sơn, đền tứ vị
Thánh Mương, đền quan sát Hải Đại Thần, lăng mộ bà Trần Quý Phi.
* Mục tiêu về KT - XH của xã trong năm 2017
- Các chỉ tiêu kinh tế:
+) Tổng thu nhập toàn xã ước đạt 246 tỷ, bình quân thu nhập đầu người
28 triệu/người/năm.
+) Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,5% trở lên. Trong đó: khai thác và
nuôi trồng thủy sản tăng là 11%, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng 18%,
dịch vụ và thương mại tăng 11,16%.
+) Cơ cấu giá trị các ngành kinh tế: Đánh bắt khai thác và nuôi trồng
thủy sản chiếm 62,4%, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 15,8%, dịch
vụ và thương mại chiếm 21,9%.
+) Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng đạt 9.800 tấn, trong đó nuôi

trồng ước đạt 200 tấn, khai thác đạt 9.600 tấn.
+) Tổng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản đạt khoảng 15 tỷ đồng.
12


+) Tiếp tục phấn đấu thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ về đóng mới
tàu vỏ sắt có công suất máy lớn vươn khơi, vươn xa từ 03 đến 05 tầu năm
2017 giá trị 16 tỷ đồng cho mỗi tàu.
+)Tổng thu ngân sách xã là 3.549.984.000 đồng, đạt 100% kế hoạch đề ra.
- Các chỉ tiêu văn hóa - xã hội:
+) Học sinh thi đậu vào cấp 3 đạt 86% trở lên.
+) Phấn đấu 100% con em trong độ tuổi đến trường của 3 cấp học, không
có học sinh bỏ học giữa chừng.
+) Đảm bảo 100% các hộ hoạt động internet và karaoke có giấy phép
kinh doanh và hoạt động đúng pháp luật.
+) Phấn đấu gia đình văn hóa đạt 92%; gia đình ông bà, cha mẹ mẫu
mực, con cháu hiếu thảo đạt 91%; công dân gương mẫu 92%; gia đình kiểu
mẫu 90% để tiến tới xây dựng thôn kiểu mẫu.
+) Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3,5% trở lên.
+) Giảm tỷ lệ dân số tự nhiên xuống 1%.
+) 100% người dân trên địa bàn xã có bảo hiểm y tế.
+) 100% hộ dân ký cam kết không sản xuất và buôn bán hàng hóa, thực
phẩm bẩn, sản phẩm kém chất lượng.
+) Phấn đấu 85% hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh.
+) Thu gom và xử lý rác thải, nước thải đạt 75% trở lên.
+) Tỷ lệ che phủ rừng đạt 96%.
* Nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu về KT - XH trong năm 2017
- Về kinh tế:
+) UBND tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các mục
tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã khóa IX, nhiệm kỳ 2015 2020 đã đề ra. Trên cơ sở đó, tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng

quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH cho phù hợp với quy hoạch tổng thể
và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020.

13


+) Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản tại địa phương, chuyển đổi cơ cấu kinh tế; tiếp tục thực hiện
hiệu quả Nghị định 67/2014/NĐ - CP của Chính phủ về chính sách hỗ trợ ngư
dân đóng mới, cải hoán sang tàu có công suất cao hoặc đầu tư mua sắm
phương tiện, trang thiết bị hiện đại phục vụ đánh bắt xa bờ; rà soát quy hoạch
diện tích nuôi trồng các loại thủy sản có thế mạnh và giá trị cao trên thị
trường, củng cố và phát triển các tổ đoàn khai thác thủy sản trên biển.
+) Phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ, trọng tâm là phát triển các
ngành dịch vụ mà xã có thế mạnh như: du lịch, thương mại, phát triển các cửa
hàng ẩm thực trên địa bàn xã phục vụ khách phương xa.
- Văn hóa xã hội.
+) Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao tuyên
truyền và chào mừng các sự kiện trọng đại của quê hương, đất nước như: kỷ
niệm 87 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam; 42 năm giải phóng
Miền Nam thống nhất đất nước; kỷ niệm 127 năm ngày sinh Bác Hồ kính
yêu; kỷ niệm 70 năm ngày thương binh liệt sỹ; kỷ niệm 72 năm cách mạng
tháng 8 và quốc khánh 2/9... Cổ vũ, động viên nhân dân xây dựng làng văn
hóa, gia đình văn hóa và thực hiện thành công phong trào “Toàn dân đoàn
kết” xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận
động xây dựng nông thôn mới.
+) Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29 - NQ/TW của Ban chấp hành
trung ương Đảng (Khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, phát huy cuộc vận động toàn dân xã hội hóa giáo dục, khắc phục tình
trạng học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng dạy và học, củng cố cơ sở vật chất

tại các trường phục vụ cho công tác khai giảng năm học 2017 - 2018; tiếp tục
thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô là tấm
gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào “Trường học thân thiện, học
sinh tích cực”, do ngành giáo dục phát động ở cả 3 cấp học.

14


+) Thực hiện tốt công tác chính sách xã hội, chương trình xóa đói giảm
nghèo, chú trọng đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới ở cộng
đồng khu dân cư trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Tuyên truyền và thực
hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, phòng chống các biểu hiện
tiêu cực trong y tế, xây dựng mạng lưới y tế xã, thôn bảo đảm số lượng, chất
lượng. Làm tốt công tác vệ sinh môi trường, đồng thời xây dựng phương án
đối phó đẩy lùi các dịch bệnh khi có tình huống xảy ra, tuyên truyền và vận
động toàn dân thực hiện tốt pháp lệnh dân số, kế hoạch hóa gia đình.
+) Đề nghị Huyện, Tỉnh và Trung ương hỗ trợ địa phương xây dựng nhà
máy xử lý nước thải và nơi thu gom rác thải trên địa bàn xã. Tuyên truyền và
vận động nhân dân không sản xuất thực phẩm bẩn và tố giác, lên án những
hành vi sản xuất, buôn bán thực phẩm bẩn.

15


CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu:
Xã Nghi Sơn - Huyện Tĩnh Gia - Tỉnh Thanh Hóa.
- Thời gian nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ tháng 03/2017 đến tháng 05/2017

- Đối tượng nghiên cứu:
Nước thải, rác thải tại xã Nghi Sơn.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
- Thu thập tài liệu, số liệu từ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Tĩnh Gia, từ UBND xã Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa:
+) Thu thập tài liệu về điều kiện kinh tế - xã hội của xã Nghi Sơn.
+) Hiện trạng rác thải sinh hoạt, nước thải tại xã.
+) Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải.
+) Các báo cáo về môi trường của xã.
- Từ các nguồn tài liệu nghiên cứu liên quan khác: sách, báo chí,
internet…
2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
Điều tra phỏng vấn theo mẫu phiếu câu hỏi xây dựng sẵn.
- Điều tra đối tượng hộ gia đình, nhà hàng, khách sạn (Mẫu 1 - Phụ lục
1).
+) Nội dung điều tra gồm: Nhận thức của người dân trong vấn đề
BVMT; nhận xét chung của người dân về môi trường ở xã Nghi Sơn; loại
nước thải, rác thải mà người dân thải ra môi trường và cách người dân tự xử
lý các loại nước thải, rác thải đó.
+) Số phiếu điều tra: 50 phiếu.
- Điều tra đối tượng quản lý (Mẫu 2 - Phụ lục 2).
16


+) Nội dung điều tra: Hiện trạng quản lý và xử lý rác thải, nước thải ở xã
Nghi Sơn; khối lượng, thành phần, công tác thu gom, vận chuyển chất thải;
công tác quản lý môi trường trên địa bàn xã Nghi Sơn.
+) Số phiếu điều tra: 01 phiếu.
2.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa

Tiến hành khảo sát trực tiếp tại địa bàn xã để nắm bắt các thông tin về:
+) Phương pháp thu gom, hình thức vận chuyển chất thải.
+) Tình trạng môi trường đang diễn ra tại địa bàn xã.
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu nghiên cứu được tổng hợp, phân tích bằng cách Excel.

17


CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nguồn gốc phát sinh ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã Nghi Sơn
Qua điều tra cho thấy, các nguồn phát sinh ô nhiễm môi trường trên địa
bàn xã Nghi Sơn như sau:
- Từ hoạt động sinh hoạt, kinh doanh của các hộ dân: Thành phần chủ
yếu là thực phẩm thừa, đồ hộp, túi nilon, giấy, bìa carton, nhựa, kim loại, thủy
tinh, nước thải sinh hoạt…
- Từ chợ: Nguồn này phát sinh một lượng rác khá lớn từ hoạt động mua
bán, chuyên chở, bảo quản…với thành phần chủ yếu là rác hữu cơ như rau,
củ, quả hư hỏng, túi nilon, vỏ bao bánh kẹo, đồ ăn, nước cá và các loại hải
sản…
- Từ các nguồn khác: Từ trường học, trạm y tế, đền, chùa…
Chợ

Hộ gia đình

Nguồn phát
sinh

Công sở,
trường học

Khu vực công
cộng

Trạm y tế
Nhà hàng, khách sạn

Hình 3.1. Nguồn phát sinh ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã Nghi Sơn

18


×