Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển một số giống ngô lai tại huyện mường tè, tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHÙNG THỊ NGÂN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI
TẠI HUYỆN MƯỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHÙNG THỊ NGÂN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI
TẠI HUYỆN MƯỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lân



THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Tác giả

Phùng Thị Ngân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu đề tài, tôi đã hoàn thành bản luận
văn Thạc sĩ khoa hoc cây trồng. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng
tới các thầy giáo, cô giáo Phòng quản lý Sau Đại học, Phòng Đào tạo; Khoa
Nông học, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Lân đã

luôn quan tâm giúp đỡ nhiệt tình, trách nhiệm và công tâm trong suốt quá
trình tôi tiến hành nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng gửi tới Quý thầy giáo, cô giáo; bạn bè, đồng nghiệp,
gia đình sự biết ơn sâu sắc và xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất. Trong quá trình
thực hiện đề tài không tránh khỏi sự sơ xuất mong Quý thầy, cô, các đồng
nghiệp tham gia góp ý kiến.
Tôi xin trân trọng cảm ơn./.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Tác giả

Phùng Thị Ngân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ...................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam ...................................... 5
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới ..................................... 5
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô Việt Nam ......................................... 9
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô tại Lai Châu ..................................................... 13
1.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng giống ngô lai trên thế giới và ở
Việt Nam......................................................................................................... 17
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngô lai trên thế giới............................................ 17
1.3.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng giống ngô lai ở Việt Nam................ 18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 27
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 27
2.2.1. Thời gian ............................................................................................... 27
2.2.2. Địa điểm ................................................................................................ 27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


iv
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 28
2.4.1. Thí nghiệm nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số
giống ngô lai trong điều kiện vụ Thu Đông 2014 và vụ Xuân 2015 .............. 28
2.4.2. Xây dựng mô hình sản xuất thử với 2 giống ngô triển vọng
trong thí nghiệm ............................................................................................. 33
2.4.3. Quy trình kỹ thuật ................................................................................. 33
2.5. Phương pháp xử lý số liêụ ....................................................................... 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 35
3.1. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của một số giống
ngô lai thí nghiệm vụ Thu Đông 2014 và vụ Xuân 2015 ............................... 35

3.1.1. Khả năng sinh trưởng của một số giống ngô lai thí nghiệm vụ Thu
Đông 2014 và vụ Xuân 2015 .......................................................................... 35
3.1.2. Đặc điểm hình thái, sinh lý của các giống ngô lai thí nghiệm vụ Thu
đông 2014 và vụ Xuân 2015 ........................................................................... 45
3.1.3. Tình hình sâu, bệnh hại và khả năng chống đổ của một số giống
ngô lai thí nghiệm vụ Thu Đông 2014 và Vụ Xuân 2015............................... 52
3.1.4. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của một số giống ngô lai
vụ Thu Đông 2014 và vụ Xuân 2015 .............................................................. 57
3.1.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của một số giống ngô
lai thí nghiệm vụ Thu Đông 2014 và Xuân 2015............................................ 60
3.2. Kết quả trình diễn giống ngô lai có triển vọng tại huyện Mường Tè,
tỉnh Lai Châu ................................................................................................... 67
3.2.1. Địa điểm và quy mô trình diễn.............................................................. 67
3.2.2. Năng suất của mô hình trình diễn ......................................................... 69
3.2.3. Kết quả đánh giá của người dân ............................................................ 70
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 72
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 75
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 77

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐVT

: Đơn vị tính

EU

: European Union: Liên minh châu Âu

NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTB

: Năng Suất tung bình

NSTT

: Năng suất thực thu

TCN

: Trước công nguyên



: Thu Đông


USDA

: United States Department of Agriculture
: Bộ Nông nghệp Hoa Kỳ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2004-2014 .............. 6
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 2004-2014 .... 10
Bảng 1.3. Sản lượng ngô Việt Nam ước tính năm 2015 và dự báo cho
năm 2016 ......................................................................................... 11
Bảng 1.4. Thống kê nhập khẩu ngô của Việt Nam ......................................... 11
Bảng 1.5. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng ngô ở Lai Châu giai
đoạn 2004 - 2015 ............................................................................ 14
Bảng 1.6. Sản xuất ngô huyện Mường Tè giai đoạn 2009-2015 .................... 16
Bảng 2.1. Tên giống và nguồn gốc các giống ngô thí nghiệm ....................... 27
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai
thí nghiệm vụ Thu Đông 2014 và vụ Xuân 2015 ........................... 36
Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của một số giống ngô lai thí
nghiệm vụ Thu Đông 2014 và vụ Xuân 2015................................ 40
Bảng 3.3. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của một số giống ngô lai
thí nghiệm vụ Thu Đông 2014 và vụ Xuân 2015 ........................... 45
Bảng 3.4. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá (LAI) của một số giống ngô
lai thí nghiệm vụ Thu Đông 2014 và vụ Xuân 2015 ...................... 48

Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của một số giống ngô lai thí nghiệm vụ
Thu Đông 2014 và vụ Xuân 2015................................................... 53
Bảng 3.6. Khả năng chống đổ của một số giống ngô lai thí nghiệm vụ Thu
Đông 2014 và Xuân 2015 ............................................................... 56
Bảng 3.7. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của một số giống ngô
lai thí nghiệm vụ Thu Đông 2014 và vụ Xuân 2015 ..................... 58
Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất của một số giống ngô lai thí
nghiệm Vụ Thu Đông 2014 ............................................................ 60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii
Bảng 3.9. Các yếu tố cấu thành năng suất một số giống ngô lai thí nghiệm
vụ Xuân 2015 .................................................................................. 60
Bảng 3.10. Năng suấ t lý thuyế t và năng suấ t thực thu của các giống ngô
lai thí nghiệm Vụ Thu Đông 2014 và vụ Xuân 2015 ..................... 65
Bảng 3.11. Giống, địa điểm và quy mô trình diễn giống ngô lai triển vọng
tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu................................................ 68
Bảng 3.12. Năng suất thực thu của giống ngô triển vọng trên đồng ruộng
nông dân vụ Xuân 2015 tại huyện Mường Tè ................................ 69
Bảng 3.13. Kết quả đánh giá của người dân đối với giống ngô triển vọng
trên đồng ruộng nông dân vụ Xuân 2015 ....................................... 70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sản xuất ngô của Ấn Độ từ 1990 - 2013 ................................................. 7
Hình 1.2. Dự báo sản xuất ngô thế giới đến 2050 (IGC, 2014) ........................ 8
Hình 3.1. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của một số giống ngô lai thí
nghiệm vụ Thu Đông 2014 ............................................................. 42
Hình 3.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của một số giống ngô lai thí
nghiệm vụ Xuân 2015 ..................................................................... 44
Hình 3.3. Số lá/cây của một số giống ngô lai thí nghiệm vụ Thu Đông
2014 và Xuân 2015 ......................................................................... 49
Hình 3.4. Chỉ số diện tích lá của một số giống ngô lai thí nghiệm vụ Thu
Đông 2014 và Xuân 2015 ............................................................... 51
Hình 3.5. Năng suất thực thu của một số giống ngô lai thí nghiệm vụ Thu
Đông 2014 và vụ Xuân 2015 .......................................................... 67

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngô (Zea mays.L) là cây lương thực quan trọng thứ ba trên thế giới
sau lúa mì và gạo, ở Việt Nam, cây ngô chiếm vị trí thứ hai sau cây lúa (Ngô
Hữu Tình, 2003) [9]. Hạt ngô có hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao, hàm
lượng tinh bột chiếm 68,2%, lipit chiếm 4,3%, protein chiếm 9,5% bao gồm
nhiều loại axit amin không thay thế như leucin, isoleusin, threonin, tirosin...
Cây ngô không chỉ biết đến với vai trò là thức ăn chăn nuôi, cây ngô còn được
sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm và sản xuất ethanol. Ở Việt

Nam cây ngô được sử dụng chủ yếu cho thức ăn chăn nuôi, ngoài hạt ngô, các
bộ phận khác của cây ngô được ủ chua làm thức ăn cho gia súc (Nguyễn Văn
Bào, 1996)[1]. Trong những năm qua Việt Nam vẫn là nước nhập khẩu ngô
từ các nước như Mỹ, Brazil, thậm chí từ Lào và Campuchia, cho thấy lượng
ngô sản xuất trong nước chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu dùng làm thức ăn cho
chăn nuôi.
Với đặc tính thích ứng rộng trong các điều kiện thời tiết, khí hậu, đất đai
nên cây ngô được trồng ở tất cả các vùng miền trong cả nước. Trong 15 năm
gần đây, nhờ có các chính sách khuyến khích của Nhà nước, nhiều tiến bộ kỹ
thuật được áp dụng, đặc biệt là cuộc cách mạng trong lĩnh vực giống ngô lai.
Nhiều giống ngô lai cho năng suất cao, phẩm chất tốt như LVN4, LVN99,
LVN10, LVN25, Bioseed 9681, Bioseed 9999, ĐK888, Pioneer, CP888,
CP989, CP999, C919, G49, P11, B06,… đã được đưa vào sản xuất. Trong đó,
có nhiều giống ngô có ưu thế lai cao được phát triển ở nhiều vùng miền đã
làm cải thiện đáng kể năng suất và sản lượng ngô trong nhiều năm gần đây.
Việc đưa các giống mới vào sản xuất là điểm mấu chốt để làm tăng năng
suất ngô ở nước ta nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Tuy nhiên, đối
với mỗi loại giống mới thì việc xác định biện pháp kỹ thuật trồng trọt hợp lý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2
là rất cần thiết cho mỗi điều kiện sinh thái khác nhau.
Lai Châu là một tỉnh biên giới nằm ở phía Tây Bắc Tổ Quốc Việt Nam với
diện tích tự nhiên (tính đến 31/12/2015) là 906.878,8 ha, đất sử dụng cho sản
xuất nông nghiệp là 106.897,98 ha, chiếm 11,79% diện tích tự nhiên, có nhiều
lợi thế phát triển sản xuất ngô. Năm 2015, diện tích trồng ngô (sơ bộ) của tỉnh
Lai Châu là 22.663 ha, năng suất bình quân đạt 29,12 tạ/ha, thấp hơn 15,23 tạ/ha

so với năng suất trung bình của cả nước (44,35 tạ/ha).Vì vậy lượng ngô sản xuất
trong tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu của địa phương, hàng năm vẫn phải
nhập từ các tỉnh lân cận như Sơn La. Việc phát triển cây ngô tại Lai Châu còn
hạn chế cũng xuất phát từ những nguyên nhân chung của cả nước, còn có một
số nguyên nhân chủ quan và khách quan như chưa có chiến lược phát triển
cây trồng trọng điểm, chưa có đầu tư về quy mô, nguồn giống và trình độ
canh tác, thâm canh còn hạn chế, đất đai chủ yếu là đồi núi dốc.
Với nhu cầu sử dụng ngô ngày càng tăng thì việc sản xuất ngô để đáp
ứng nhu cầu của từng vùng, nghiên cứu những điều kiện thích hợp cho việc
phát triển ngô của các khu vực là hết sức cần thiết. Trước vấn đề đó đã có rất
nhiều đề tài nghiên cứu về khả năng thích ứng của các giống ngô lai khác
nhau tại các vùng sinh thái ở Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu
cụ thể về khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống ngô lai để lựa chọn
giống ngô lai thích hợp cho huyện Mường Tè.
Xuất phát từ vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu khả năng sinh trưởng và phát triển một số giống ngô lai tại huyện
Mường Tè, tỉnh Lai Châu".
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu
Lựa chọn được 1 - 2 giống ngô lai có năng suất cao, thích ứng với điều
kiện sinh thái của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng của các giống ngô thí nghiệm.
- Đánh giá được đặc điểm hình thái và sinh lý của các giống ngô thí nghiệm.

- Theo dõi khả năng chống chịu (chống đổ; sâu, bệnh hại) của các giống
ngô thí nghiệm.
- Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô thí nghiệm.
- Theo dõi một số đặc điểm nông học và năng suất của giống có triển
vọng trong mô hình thử nghiệm sản xuất.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học xác định được giống
cho năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện Mường Tè.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài góp phần đa dạng cơ cấu giống ngô phù hợp với điều kiện sinh
thái tại huyện Mường Tè.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Tăng năng suất cây trồng là chỉ tiêu quan trọng nhất của mọi tiến bộ kỹ
thuật về giống và kỹ thuật canh tác. Dân số ngày càng tăng kéo theo nhu cầu
lương thực không ngừng tăng lên. Theo dự báo dân số thế giới sẽ đạt 8 tỷ người
vào năm 2030 và 9,1 tỷ người vào năm 2050 trong khi đất nông nghiệp hàng
năm giảm khoảng 35 triệu ha. Dân số tăng nhanh, đất canh tác bị thu hẹp và để
ứng phó với biến đổi khí hậu, chúng ta cần quan tâm bảo vệ tài nguyên đất và
nước, đặc biệt là đất dốc. Đất dốc hàm chứa rất nhiều tiềm năng phát triển,
nhưng lại là hệ sinh thái rất dễ bị tổn thương, vì vậy cần phải có phương pháp

tiếp cận tổng hợp và thân thiện môi trường (Lê Quốc Doanh và cs, 2014)[17].
Hiện nay ngô được dùng chủ yếu trong chăn nuôi và công nghiệp chế
biến. Để đảm bảo an ninh lương thực đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, nhất là
khu vực miền núi canh tác nhờ nước trời, cây ngô là cây lương thực chính thì
việc nâng cao năng suất ngô là nhiệm vụ cấp thiết của ngành nông nghiệp nói
chung và tỉnh Lai Châu nói riêng.
Sử dụng cơ cấu giống ngô và phương thức thâm canh có ảnh hưởng rất
lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của ngô. Các giống ngô
địa phương khả năng chống chịu sâu bệnh khá, năng suất thấp. Các giống ngô
lai yêu cầu khả năng thâm canh cao bắp to, hạt đều, sáng bóng tăng chất
lượng sản phẩm và có năng suất cao. Theo báo cáo thống kê, năng suất ngô
của Hoa Kỳ tăng thêm trong hơn 40 năm qua có 58% là nhờ đóng góp của
giống lai, 21% là nhờ tăng mật độ và 5% nhờ thu hẹp khoảng cách hàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5
(Berzenyi, Z, Gyorff, B, 1996) [2].
Các kết quả nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã chứng minh rằng để
nâng cao năng suất ngô trên các vùng canh tác phụ thuộc nước trời hiện nay
có 3 con đường chính:
(1) Sử dụng các giống ngô lai tiềm năng năng suất cao phù hợp với điều
kiện đất đai và khí hậu của vùng.
(2) Gieo trồng ngô với mật độ và khoảng cách hợp lý.
(3) Bón phân đầy đủ và cân đối (Nguyễn Như Hà, 2006) [5].
Lai Châu là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất ngô, tuy
nhiên năng suất bình quân đạt thấp hơn so với năng suất trung bình của cả
nước. Hiện nay một số nơi trong tỉnh còn sử dụng giống địa phương và giống

thụ phấn tự do. Các giống ngô lai được trồng chủ yếu trong tỉnh có nguồn gốc
từ các công ty nước ngoài như Mosanto, Syngenta, Bioseed,… nên khả năng
thích ứng của các giống ở mỗi vùng sinh thái còn nhiều hạn chế. Vì vậy để
phát huy được các đặc tính tốt của giống mới và tránh những rủi ro do giống
không thích ứng với điều kiện sinh thái tại cơ sở sản xuất, trước khi đưa các
giống ngô lai mới vào sản xuất đại trà tại một vùng nào đó, nhất thiết phải tiến
hành đánh giá quá trình sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu và tính
thích ứng với điều kiện sinh thái của vùng đó. Vì vậy, khảo nghiệm là một
trong những khâu rất quan trọng trong công tác chọn giống.
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới
1.2.1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Số liệu bảng 1.1 cho thấy: Năm 2004, diện tích ngô trên toàn thế giới
147,47 triệu ha sau 4 năm con số này đã tăng hơn 13 triệu ha, lên 161,01 triệu
ha. Năm 2009 diện tích giảm xuống trên 4 triệu ha, còn 156,93 triệu ha. Đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


6
năm 2014 diện tích trồng ngô trên thế giới đạt 183,29 triệu ha, tăng hơn 35
triệu ha so với năm 2004.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2004-2014
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)


(tạ/ha)

(triệu tấn)

2004

147,47

49,45

729,21

2005

147,44

48,42

713,91

2006

148,61

47,53

706,31

2007


158,60

49,63

788,11

2008

161,01

51,09

822,71

2009

156,93

50,04

790,18

2010

162,32

51,55

820,62


2011

170,39

51,84

883,46

2012

178,55

48,88

872,79

2013

184,24

55,17

1016,43

2014

183,29

55,72


1.021,61

Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2015) [15]
Năng suất năm 2004 là 49,45 tạ/ha đến năm 2014 là 55,72 tạ/ha tăng
6,27 tạ/ha. So sánh giữa sản lượng và diện tích thì ta thấy, từ năm 2004 tới
năm 2014 diện tích tăng hơn 35 triệu ha, sản lượng tăng hơn 292 triệu tấn.
Trong số tất cả các quốc gia trồng ngô, Hoa Kỳ (Mỹ) luôn chiếm vị trí
đầu về diện tích và sản lượng ngô, là một trong những quốc gia có năng suất
ngô cao (>9,6 tấn/ ha), gần như gấp đôi so với trung bình thế giới (5,2 tấn/ha)
(FAOSTAT, 2012). Niên vụ 2013/2014 ước tính đạt 353,71 triệu tấn, tăng
39,77 triệu tấn so với niên vụ 2011/2012, và 79,89 triệu tấn so với niên vụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


7
2012/2013 (USDA, 2014). Tiếp theo là Brazil với sản lượng ngô 70 triệu tấn
và Ấn Độ trong năm 2014 chạm kỷ lục 25 triệu tấn (USDA, 2014).

Hình 1.1. Sản xuất ngô của Ấn Độ từ 1990 - 2013
(Nguồn: The India Maize Summit, 2013)
Ở châu Á, diện tích trồng ngô của Trung Quốc lớn thứ hai trên thế giới,
năng suất ngô trung bình cao hơn năng suất ngô của toàn cầu. Trong năm
2013, sản lượng ngô của Trung Quốc ước tính là khoảng 211 triệu tấn, tăng 3
triệu tấn so với năm 2012 với diện tích 35,1 triệu ha, tăng 1,51 triệu ha so với
bình quân năm 2012 (Beijing Shennong., 2014). Trong niên vụ 2013/2014 sản
lượng ngô ở Trung Quốc dự kiến 217,1 triệu tấn.
Ở Ấn Độ, hàng năm, 25% sản lượng ngô được sử dụng làm thực phẩm,
61% cho chăn nuôi và 13% để sản xuất công nghiệp xăng và 1% phục vụ các

ngành công nghiệp chế biến khác. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA, 2012) đánh
giá, trong niên vụ 2010- 2011, diện tích trồng ngô Ấn Độ vươn lên đứng thứ 4
(8,6 triệu ha) và thứ 7 về sản lượng ngô (20,5 triệu tấn), tuy nhiên, năng suất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8
bình quân đạt 2,4 tấn/ha thấp hơn so với năng suất trung bình của thế giới
(5,14 tấn/ha). Nhu cầu ngô ở Ấn Độ dự báo sẽ cần 30 triệu tấn vào năm 2020,
40 triệu tấn vào năm 2030.

Hình 1.2. Dự báo sản xuất ngô thế giới đến 2050 (IGC, 2014)
Dự kiến năm 2050, sản lượng ngô sẽ đạt 1.178 triệu tấn (Hình 2), diện
tích thu hoạch 194 triệu ha (với mức tăng trưởng hàng năm khu vực có mưa là
0,65%/năm, có tưới 0,2% /năm) và năng suất 6,1 tấn/ha (khu vực có mưa là
5,65 tấn/ha, khu vực có tưới 7,43 tấn/ha) (FAOSTAT, 2012). Nhu cầu toàn
cầu tăng mạnh, dự kiến sẽ duy trì ở mức tương đối cao, sản lượng hàng năm
đã tăng trung bình 1,4% mỗi năm, khu vực tăng trung bình 0,4% mỗi năm, và
sản lượng được dự báo sẽ tăng lên 1.016 triệu tấn vào năm 2018/19, so với
948 triệu tấn so với niên vụ 2013/2014, và tiêu thụ đa dạng hóa, khoảng 48%
đối với thức ăn chăn nuôi (Phạm Thị Rịch và cs, 2015)[8].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9
1.2.1.2. Tình hình tiêu thụ ngô trên thế giới

Các quốc gia tiêu thụ ngô nhiều nhất trên thế giới cũng chính là những
quốc gia có sản lượng lớn nhất, bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, khối EU-27,
Brazil, Mexico chiếm 71% lượng ngô tiêu thụ của thế giới. Riêng Hoa Kỳ tiêu
thụ gần 300 triệu tấn (chiếm 85% sản lượng ngô sản xuất), Trung Quốc tiêu
thụ gần 300 triệu tấn (chiếm 85% sản lượng ngô sản xuất), Trung Quốc tiêu
thụ 200 triệu tấn (chiếm 97%).
Mỹ xuất khẩu một lượng ngô khá lớn (50 triệu tấn/năm), Brazil (20,5 triệu
tấn), Ukraine (20 triệu tấn), Argentina (9,5 triệu tấn), chiếm 74% tổng sản lượng
ngô xuất khẩu của thế giới trong niên vụ 2013-14. Các quốc gia nhập khẩu ngô là
Nhật Bản (15,5 triệu tấn), EU-27 (14 triệu tấn), Mexico (11 triệu tấn), Hàn Quốc
(9,5 triệu tấn), Ai Cập (7 triệu tấn), Iran (5 triệu tấn), Colombia (4,5 triệu tấn),
Trung Quốc (4 triệu tấn), các nước này chiếm 65% tổng lượng nhập khẩu ngô của
các quốc gia trên thế giới (Hồ Cao Việt và cs, 2015)[16].
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Cây ngô được đánh giá là cây trồng có vai trò hết sức quan trọng trong
cơ cấu cây trồng ở nước ta; năm 2014 là 1.178,6 nghìn ha, sản lượng đạt trên
5,2 triệu tấn. Tuy vậy sản xuất ngô trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu,
hàng năm nước ta phải nhập khẩu lượng lớn ngô nguyên liệu cho chế biến
thức ăn chăn nuôi.
Những năm qua nhà nước cũng đã hết sức quan tâm đầu tư cho việc
nghiên cứu phát triển cây ngô 2 dự án phát triển giống ngô lai đã được đầu tư:
Dự án phát triển giống ngô lai giai đoạn 2006-2010 và giai đoạn 2011-2015.
Nhà nước có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ giống đã khuyến khích các
doanh nghiệp trong và ngoài nước sản xuất, cung cấp giống, giới thiệu các
giống mới có năng suất, chất lượng tốt vào sản xuất, nhiều tiến bộ khoa học
kỹ thuật về sản xuất ngô đã được chuyển giao đến người nông dân. Tuy nhiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





10
việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, với địa
hình phức tạp, trên 70% diện tích ngô được trồng trên đất có độ cao, phụ
thuộc vào nước trời, ít đầu tư thâm canh nên năng suất ngô vẫn còn thấp so
với tiềm năng của giống. Năm 2014, năng suất trung bình cả nước đạt 44,14
tạ/ha, sản lượng trên 5,2 triệu. Bên cạnh đó các giống ngô có khả năng thích
nghi tốt với điều kiện thời tiết bất thuận như hạn hán và mưa lũ vẫn còn thiếu.
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 2004-2014
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014

Diện tích
(nghìn ha)
991,1
1.052,6
1.033,1
1.096,1
1.140,2

1.086,8
1.126,9
1.081,0
1.118,2
1.172,6
1.178,6

Năng suất
Sản lượng
(tạ/ha)
(nghìn tấn)
34,6
3.430,9
36,2
3.787,1
37,3
3.854,5
39,3
4.303,2
40,2
4.573,1
40,8
4.431,8
40,9
4.606,3
46,8
4.684,3
42,9
4.803,2
44,3

5.193,5
44,14
5.202,5
(Nguồn: FAOSTAT, 2015) [15]

Sau 10 năm triển khai diện tích tăng từ 991,1 nghìn ha lên tới 1.178,6
nghìn ha, sản lượng tăng từ 3.430,9 tấn lên tới 5.202,5 tấn.
Theo Bộ NN&PTNT, sản lượng ngô của Việt Nam năm 2014 đạt 5,2
triệu tấn, thấp hơn 105 nghìn tấn so với dự báo do sự thay đổi thời tiết tại
miền Bắc Việt Nam đã dẫn đến việc vùng thu hoạch ngô bị thu hẹp.
Theo ước tính, trong năm 2015, vùng thu hoạch ngô sẽ tăng từ 1,2 triệu
héc ta lên 1,25 triệu héc ta do chính sách mới của Chính phủ trong việc tăng
diện tích trồng ngô từ việc chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả. Năng
suất ngô trung bình dự kiến tăng nhẹ do việc sử dụng các giống ngô lai mới.
Trong năm 2015, sản lượng ngô tăng khoảng 300 nghìn tấn so với dự báo
trước đó của USDA (Cục xúc tiến thương mại, 2015) [13].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


11
Bảng 1.3. Sản lượng ngô Việt Nam ước tính năm 2015
và dự báo cho năm 2016
Nội dung

ĐVT

Ước tính 2015

Dự báo 2016


Diện tích thu hoạch

Nghìn ha

1.250

1.300

Năng suất

Tấn/ha

4,5

4,6

Sản lượng

Nghìn tấn

5.625

5.980

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp, diện tích thu hoạch ngô năm 2016 của
Việt Nam tăng lên 1,3 triệu ha do chính sách của Chính phủ và việc cho phép
phát triển các giống ngô lai mới. Năm 2016, sản lượng ngô của Việt Nam dự
báo sẽ tăng lên hơn 350 nghìn tấn đạt 5,98 triệu tấn. Đây có thể sẽ là sự thay
đổi mang tính chất bước ngoặt của cây ngô Việt Nam nhờ vào những chính
sách hoàn toàn mới của Chính phủ (Cục xúc tiến thương mại, 2015) [13].

1.2.2.2. Tình hình tiêu thụ ngô ở Việt Nam
Theo USDA, lượng ngô nhập khẩu trong niên vụ 2014/2015 ước tính
khoảng 1,8 triệu tấn, giảm 500 nghìn tấn so với niên vụ 2013/2014 do sản
lượng ngô nội địa tăng. Lượng ngô nhập khẩu trong niên vụ 2015/2016 dự
đoán chỉ còn 1,6 triệu tấn, giảm thêm 200 nghìn tấn so với niên vụ 2014/2015
do ngô nội địa được kì vọng sẽ dần chiếm lĩnh thị trường từ niên vụ
2013/2014.
Bảng 1.4. Thống kê nhập khẩu ngô của Việt Nam
(Đơn vị: tấn)

Mỹ

263.039

Từ tháng
5/2014 đến
2/2015
253.268

Ấn Độ

771.630

329.156

Brazil

927.679

744.161


Quốc gia

Tháng 5/2013
đến 4/2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12
Thái Lan

198.491

10.623

Argentina

141.290

477.853

Lào

25.903

3.636


Campuchia

62.850

18.750

2.127.843

1.584.179

Các quốc gia khác ngoài các nước trên

17.515

28.000

Tổng cộng

2.408.397

1.865.447

Tổng các quốc gia khác trừ Hoa Kỳ

(Cục xúc tiến thương mại, 2015) [14]
Dự báo nhu cầu ngô ở Việt Nam khoảng 9 triệu tấn vào năm 2020. So
với lượng ngô sản xuất ra, năm 2015 ta thiếu hụt khoảng hơn 2 triệu tấn
ngô/năm. Nhưng thực tế ta đã và đang phải nhập lượng ngô lớn; năm 2013
nhập 2,2 triệu tấn ngô, tăng 37,5% về số lượng. Lượng ngô tiêu thụ nội địa
chủ yếu là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi,

với lượng cầu từ 3,5 - 4 triệu tấn/năm (AGROINFO, 2014). Các nước cung
ngô cho Việt Nam gồm có: Ấn Độ, Argentina, Brazil và Mỹ. Đến tháng
11/2014, 3,875 triệu tấn nhập khẩu từ các quốc gia này, tăng 76% so với cùng
kỳ năm 2013. Chủ yếu từ Ấn Độ (630,1 ngàn tấn), Brazil (1.993,4 ngàn tấn),
Argentina (303,2 ngàn tấn) (Tổng Cục Hải quan, 2014). Theo Liên đoàn ngô
Philippines (2014), chúng ta đang tạm nhập và tái xuất ngô hàng năm có thể
đến hàng triệu tấn. Vì vậy số liệu thiếu hụt khoảng 2 triệu tấn/năm có cơ sở
hơn; nghĩa là sản xuất ngô trong nước hiện nay đáp ứng được 5,19 triệu tấn
(2013) so với nhu cầu 7,15 triệu tấn (2015), đạt hơn 72% nhu cầu.
Việt Nam nhập khẩu ngô từ Mỹ đạt mức kỷ lục trong niên vụ
2013/2014 với 263 nghìn tấn do có mức giá rất cạnh tranh. Tuy nhiên, lượng
nhập khẩu giảm 10 nghìn tấn trong niên vụ 2014/2015 do các nhà nhập khẩu
Việt Nam nhận thấy độ ẩm của giống ngô Mỹ không phù hợp với điều kiện
thời tiết nhiệt đới khiến cho việc lưu giữ kho gặp khó khăn. Theo dự đoán của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13
USDA thì lượng ngô Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam sẽ chỉ ở mức tối thiểu là
khoảng 100 nghìn tấn trong niên vụ 2015/2016.
Brazil trở thành nhà cung cấp ngô lớn nhất cho thị trường Việt Nam đạt
tới gần 1 triệu tấn trong niên vụ 2013/2014 và khoảng 800 nghìn tấn trong 10
tháng đầu niên vụ 2014/2015 và dự đoán cũng sẽ giữ nguyên mốc 1 triệu tấn
giống như trong niên vụ trước (USDA, 2014) [19].
Theo các nguồn tin thương mại, Việt Nam đã xuất một lượng ngô sản
xuất trong nước sang Trung Quốc thông qua đường tiểu ngạch. Không có số
liệu chính thức, tuy nhiên theo báo cáo thì con số này là khoảng 400 nghìn tấn
trong niên vụ 2013/2014. Theo dự đoán của USDA, kim ngạch biên mậu sẽ

chỉ còn khoảng 500 nghìn tấn cho cả hai niên vụ tiếp theo 2014/2015 và
2015/2016. (Cục xúc tiến thương mại, 2015) [14].
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô tại Lai Châu
1.2.3.1. Tình hình chung
Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà
Nội khoảng 450 km về phía Đông Nam. Địa hình được tạo bởi những dãy núi
chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Pu
Sa Leng cao 3.096 m. Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và
hẹp, phía Đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía Tây là dãy núi Sông Mã,
giữa hai dãy núi trên là phần đất thuộc vùng núi thấp tương đối rộng lớn thuộc
lưu vực sông Đà với nhiều cao nguyên đá vôi dài 400 km chạy suốt từ Phong
Thổ (Lai Châu) đến Quan Sơn, Quan Hóa (Thanh Hóa). Có nhiều cao nguyên,
sông suối, sông có nhiều thác ghềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên có tiềm
năng thuỷ điện rất lớn. Có 265,1 km đường biên giới giáp với Trung Quốc, là
tỉnh có vị trí quan trọng về địa lý, quốc phòng & an ninh trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14
Khí hậu mang tính chất gió mùa chí tuyến, ngày nóng, đêm lạnh. Khí
hậu trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, có nhiệt
độ và độ ẩm cao; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu
lạnh, độ ẩm và lượng mưa thấp, nhiệt độ trung bình năm khoảng 21ºC-23ºC.
Lượng mưa bình quân năm từ 2.500-2.700 mm, phân bố không đều, hướng gió
chủ yếu là gió Tây và gió Đông Nam, ít chịu ảnh hưởng của bão và gió mùa
Đông Bắc.

Tài nguyên nước: là vùng thượng lưu sông Đà, lượng mưa lớn nên mật
độ sông suối cao từ 5,5- 6 km/km2, ngoài ra còn có nhiều sông, suối khác có
lưu lượng nước lớn như: sông Nậm Na, sông Nậm Mạ, sông Nậm Mu. Nước
mặt là nguồn tài nguyên lớn để phục vụ sản xuất và sinh hoạt, đồng thời là
nguồn thủy năng lớn để phát triển thủy điện, trong đó có thủy điện Lai Châu
với công suất 1.200MW, lượng điện bình quân 4.704 triệu kWh/năm, thủy
điện Huổi Quảng 560MW, thủy điện Bản Chát 200MW và khoảng 20 công
trình thủy điện nhỏ có công suất từ 3-30MW.
Tỉnh Lai Châu có diện tích tự nhiên là 906.878,8 ha, chủ yếu là nhóm
đất đỏ vàng và vàng nhạt phát triển trên đất cát, đất sét và đá vôi, có kết cấu
chặt chẽ. Đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp là 106.897,98 ha, chiếm
11,79% diện tích tự nhiên, trong đó, đất trồng ngô là trên 20 nghìn ha.
Bảng 1.5. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng ngô ở Lai Châu
giai đoạn 2004 - 2015
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2004

15,02


17,13

25,73

2005

15,95

18,10

28,86

2006

17,06

18,84

32,14

2007

17,82

21,06

37,52

Năm


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×