Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SẢN PHẨM THỊT HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN THỊ NGÁT

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SẢN PHẨM THỊT HÀ NỘI

HÀ NỘI, 2017
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN THỊ NGÁT

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SẢN PHẨM THỊT HÀ NỘI

Ngành
: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã ngành : 52850101

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. VŨ VĂN DOANH

HÀ NỘI, 2017


2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
các Thầy, Cô giáo đã tận tình giảng dạy em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện
tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy giáo hướng dẫn ThS.
Vũ Văn Doanh – Giảng viên Khoa Môi trường người đã trực tiếp hướng dẫn tận
tình và chu đáo để em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh cán bộ kỹ thuật tại Nhà
máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực
hiện đồ án.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất,
nhưng do vẫn còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi
các thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Em rất mong nhận được sự góp
ý của quý Thầy, Cô giáo để đồ án được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện đồ án

Nguyễn Thị Ngát

3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản đồ án tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát tình hình
thực tế và dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS.Vũ Văn Doanh – Giảng viên Khoa

Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Các số liệu được sử dụng trong đồ án là trung thực, do Nhà máy chế biến sản
phẩm thịt Hà nội cung cấp.
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện đồ án

Nguyễn Thị Ngát

4


MỤC LỤC

5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

6

BOD

Nhu cầu oxi sinh học

BVMT
CN

Bảo vệ môi trường
Công nghiệp


CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn


GMP
KCN
Nhà máy
PGĐ
PAA

Giám đốc
Một phần trong quản lý an toàn thực phẩm
Khu công nghiệp
Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội
Phó giám đốc
Chất keo tụ Polymer Anion Apam

P.SX

Phòng sản xuất

QC
QCVN

Đảm bảo và kiểm soát chất lượng

Quy chuẩn Việt Nam

QCTĐHN

Quy chuẩn Thủ đô Hà Nội

STNMT

Sở Tài nguyên và Môi trường

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG

7


DANH MỤC HÌNH ẢNH


8


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nước ta đang trong quá trình đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước được đẩy mạnh. Bên cạnh những thành tựu kinh tế xã hội mang lại do sự phát
triển công nghiệp thì vấn đề môi trường đặt ra là vô cùng cấp bách, nếu không được
giải quyết thỏa đáng và kịp thời thì sẽ đe dọa đến việc xây dựng, duy trì nền kinh tế
bền vững, thậm chí còn làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế và nảy sinh các vấn
đề xã hội.
Một trong những ngành không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế là ngành
chế biến thực phẩm. Bên cạnh việc tạo được nguồn thu nhập cho các doanh nghiệp,
giải quyết việc làm cho lao động địa phương, góp phần phát triển kinh tế- xã hội thì
các doanh nghiệp này cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng.
Chất thải từ quá trình sản xuất có số lượng lớn, tính ô nhiễm cao, ảnh hưởng rộng
đến khu vực xung quanh. Để hạn chế các vấn đề này, trước hết, các doanh nghiệp
trong ngành chế biến thực phẩm cần phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về
lĩnh vực môi trường.
Là một chi nhánh của Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam – một doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến từ Thái Lan. Nhà máy chế biến sản phẩm thịt
Hà Nội đặt tại lô CN - B3 khu công nghiệp Phú Nghĩa - huyện Chương Mỹ - Hà
Nội. Từ tháng 5 năm 2012 nhà máy đã đi vào hoạt động và thu hút hơn 400 lao
động. Quy mô đầu tư của nhà máy là 17 triệu USD, trên tổng diện tích 25.000m 2.
Từ khi hoạt động cho đến nay, Nhà máy đã và đang hoàn thiện việc thực hiện các
quy định của Nhà nước về lĩnh vực môi trường với mục đích bảo vệ môi trường, tiết
kiệm chi phí xử lý và khắc phục hậu quả do các sự cố xảy ra hoặc ô nhiễm môi
trường, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Chính vì vậy, đề tài “Đánh giá sự tuân thủ các quy định pháp luật về bảo
vệ môi trường tại Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội” được thực hiện nhằm

đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường của Nhà máy. Từ đó, đề xuất các giải pháp
duy trì và hoàn thiện việc thực hiện các quy định của Nhà nước cũng như khắc phục
các vấn đề còn tồn tại về bảo vệ môi trường của Nhà máy.
9


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá sự tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại Nhà
máy chế biến sản phẩm thịt Hà nội;
- Đề xuất các giải pháp duy trì và hoàn thiện việc tuân thủ các quy định về
môi trường của Nhà máy nhằm nâng cao hiệu quả trong việc kiểm soát, giảm thiểu,
ngăn ngừa sự cố ô nhiễm môi trường tại Nhà máy.
3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường
Các quy định về bảo vệ môi trường nhằm kiểm soát, giảm thiểu và ngăn
ngừa ô nhiễm môi trường.
- Đánh giá hiện trạng tuân thủ các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi
trường tại Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội
+ Đánh giá việc tuân thủ thực hiện báo cáo Đánh giá tác động môi trường đã
được phê duyệt;
+ Đánh giá việc tuân thủ về giấy phép xả nước thải vào nguồn nước;
+ Đánh giá việc thực hiện sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại;
+ Đánh giá việc thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
- Đề xuất các giải pháp nhằm duy trì và hoàn thiện việc tuân thủ pháp luật
về bảo vệ môi trường tại Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội
Đề xuất ra các giải pháp nhằm duy trì và hoàn thiện việc thực hiện các quy
định của Nhà nước cũng như khắc phục các vấn đề còn tồn tại trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường tại Nhà máy.

10



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về hoạt động quản lý môi trường tại Việt Nam
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến hoạt động quản lý môi trường
 Khái niệm về môi trường
Môi trường theo nghĩa thông thường “ là tập hợp các điều kiện và hiện tượng
bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện nào đó”.
Theo Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 “Môi trường là hệ thống các
yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của
con người và sinh vật” [3].
 Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng
xấu đến con người và sinh vật [3].
 Khái niệm hoạt động bảo vệ môi trường
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các
tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy
thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên nhằm giữ môi trường trong lành [3].
 Khái niệm quản lý môi trường
a) Các nhóm công cụ quản lý môi trường
Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo thành các loại cơ bản sau:
- Nhóm công cụ pháp lý ( pháp luật, chính sách): Bao gồm các văn bản về
luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách
môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương.
- Nhóm công cụ kinh tế: Gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền
của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong
nền kinh tế thị trường.
- Nhóm công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà

nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô
nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi
11


trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải. Các công cụ kỹ thuật quản lý
có thể được thực hiện thành công trong bất kì nền kinh tế phát triển như thế nào.
- Nhóm công cụ phụ trợ: Gồm quản lý trên phần mềm Excel, GIS, giáo dục
truyền thông,...
Đối với phạm vi nghiên cứu của đề tài “Đánh giá sự tuân thủ các quy định
pháp luật về bảo vệ môi trường tại Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội”, đề tài
tập trung giới thiệu về các vấn đề liên quan đến công cụ pháp lý.
b) Khái niệm sự tuân thủ
Sự tuân thủ : Là việc thực hiện đầy đủ các quy định, các yêu cầu trong các
giấy phép đã được cấp hoặc các văn bản, hiệp ước mà tổ chức đó đã cam kết hoặc
tham gia [3].
c) Pháp luật về bảo vệ môi trường
Pháp luật bảo vệ môi trường là hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong
việc khai thác, sử dụng, tiết kiệm, bảo vệ, giữ gìn, quản lý tài nguyên thiên nhiên
nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, đảm bảo quyền con người được sống trong môi
trường trong lành gắn kết hài hòa với sự phát triển kinh tế cũng như đảm bảo tiến bộ
xã hội để phát triển bền vững đất nước [3].
1.1.2. Vai trò của công cụ pháp lý trong quản lý môi trường
Luật pháp có vai trò to lớn trong công tác bảo vệ môi trường:
Pháp luật là định hướng các hành vi của con người theo hướng có lợi cho
môi trường, đảm bảo các hành vi của con người không xâm hại tới môi trường, hạn
chế những tác hại, ngăn chặn suy thoái và ô nhiễm môi trường.
Pháp luật quy định các chế tài hành chính, dân sự, hình sự để buộc các tổ
chức, cá nhân phải thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật trong việc khai thác và

sử dụng các yếu tố môi trường.
Pháp luật có vai trò to lớn trong việc tạo ra cơ chế hoạt động cho các tổ chức,
cơ quan bảo vệ môi trường. Nhờ có pháp luật, nhà nước xây dựng và tổ chức thực
hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường.
Thông qua pháp luật mà các tiêu chuẩn môi trường sẽ được các tổ chức, cá
nhân tuân thủ nghiêm ngặt khi khai thác, sử dụng các yếu tố của môi trường. Đồng
12


thời, các tiêu chuẩn môi trường cũng là cơ sở pháp lý cho việc xác định các hành vi
vi phạm pháp luật môi trường và truy cứu trách nhiệm với những hành vi đó.
1.2. Tổng quan về Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội
1.2.1 Tổng quan về ngành chế biến thực phẩm
Trong đời sống xã hội, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm cung cấp các
nhu cầu thiết yếu về ăn, uống của con người. Cái ăn của xã hội, nhất là trong xã hội
công nghiệp cần đủ dinh dưỡng giúp con người phục hồi nhanh sức lao động, duy
trì quá trình tái sản xuất của xã hội, thuận tiện cho sinh hoạt hằng ngày.
Công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành dựa vào nguồn nguyên liệu chủ
yếu từ các sản phẩm của ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và ngành nuôi
trồng, đánh bắt thủy hải sản). Chính vì vậy, giá trị của các sản phẩm từ nông nghiệp
được nâng cao khi qua công nghiệp chế biến. Công nghiệp chế biến giúp bảo quản
các sản phẩm của nông nghiệp tốt hơn. Các sản phẩm này không bị hư hỏng khi
không tiêu thụ hết. Nhờ hoạt động chế biến của công nghiệp chế biến thực phẩm,
các loại hoa quả, rau xanh, thịt, cá…. vốn đã ngon lành, hấp dẫn lại tăng thêm chất
lượng, thuận tiện cho việc vận chuyển, giảm sự phụ thuộc vào yếu tố thời gian và
khoảng cách đối với tiêu dùng các sản phẩm nông, lâm nghiệp và có giá trị cao trên
thị trường trong nước và quốc tế.
Việc xây dựng ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đòi hỏi ít vốn đầu tư;
vốn quay vòng nhanh, hàng hóa được tiêu thụ trực tiếp trên thị thường rộng lớn. Vì
vậy, việc thu hồi vốn diễn ra nhanh chóng, làm tăng tốc độ tích lũy cho nền kinh tế

quốc dân.
Đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm đóng vai trò cực kì quan trọng. Hầu hết, các hoạt động
chế biến không bị hạn chế về quy mô. Thêm vào đó, với máy móc nhỏ, kĩ thuật
mới, các xí nghiệp công nghiệp chế biến có thể phân tán xuống các vùng nông thôn.
Chính điều này đã tạo điều kiện để mở rộng mạng lưới của ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm, tạo ra nhiều việc làm; thúc đẩy phân công lao động, sản xuất hàng
hóa trong nông nghiệp, bước đầu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội ở nông
thôn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn; đưa nông thôn lên tầm cao mới [2].

13


 Các vấn đề môi trường trong ngành chế biến thực phẩm
(1) Ô nhiễm môi trường không khí
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình chế biến
thực phẩm không lớn. Yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực sản
xuất đặc trưng nhất đó là lượng hơi dung môi, dịch nóng bay hơi, khói lò của quá
trình sấy với các khí thải như: SO2, NO2, CO2…
Bên cạnh đó cần phải lưu ý đến sự rò rỉ CO 2 từ công đoạn lên men, chất thải
từ trạm năng lượng, thông khí, rò rỉ, chất làm lạnh từ các thiết bị lạnh và khí xả từ
các phương tiện vận tải.
Trong quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước đã tạo ra nguồn khí NO x,
CH4, SO2,…gây mùi khó chịu [1].
(2) Ô nhiễm môi trường nước
Ngành chế biến thực phẩm sử dụng một lượng nước lớn vì thế lượng nước
thải ra không nhỏ.
- Nước thải nhà máy chế biến thực phẩm được chia làm 3 loại:
+ Nước thải sản xuất
+ Nước thải sinh hoạt

+ Nước mưa chảy tràn
- Nước thải sinh hoạt của nhà máy tạo ra từ khu vực văn phòng, nước thải
nhà bếp, nhà vệ sinh. Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các loại vi khuẩn, các chất
hữu cơ, các chất rắn lơ lửng...
- Nước mưa chảy tràn: Lượng nước mưa chảy tràn từ nhà máy phụ thuộc vào
mùa. Lượng nước mưa chảy tràn và nước vệ sinh nhà xưởng, thiết bị thường có
chứa các chất lơ lửng do cuốn theo đất cát, huyết, mỡ, các mảnh thải rắn nhỏ thất
thoát bị rửa trôi.
- Nước thải sản xuất của nhà máy chế biến thực phẩm thường bị ô nhiễm
nặng do các thành phần hữu cơ như huyết, mỡ, protein, nitơ, phospho, các chất tẩy
rửa và chất bảo quản; hàm lượng COD, BOD, TSS, mỡ động vật, coliform,… luôn
ở mức cao. Do hàm lượng chất hữu cơ cao, giàu chất dinh dưỡng, nước thải từ các
nhà máy này rất thuận lợi cho vi sinh vật phát triển đồng thời dễ bị lên men gây mùi
hôi thối. Quá trình rửa, làm sạch, nước hòa tan một lượng đáng kể hàm lượng
14


protein, lipit và kéo theo các mảnh rắn nhỏ thoát ra khu nước thải. Quá trình đóng
hộp, bao gói, nước, dịch khi làm rơi vãi sản phẩm có thể xâm nhập vào nước thải
khi rửa sàn. Quá trình vào dịch, sấy...cũng thải ra một lượng nước thải nhỏ. Nước
thải từ các công đoạn thanh trùng, tiệt trùng, hấp, luộc… có chứa các thành phần
hóa học của nguyên liệu hòa tan[1].
(3) Ô nhiễm chất thải rắn
Nguồn chất thải rắn từ nhà máy chế biến thực phẩm sinh ra chủ yếu trong
quá trình sản xuất và sinh hoạt của công nhân. Ở kho chứa nguyên liệu, nguyên liệu
rơi vãi, không thu gom và phân loại sẽ phân huỷ gây ô nhiễm.
Các chất thải độc hại với môi trường như dầu thải cũng có thể xuất hiện ở
đây. Các sản phẩm dư thừa gồm có phân gia súc, lòng ruột, lông, và các thành phần
hữu cơ khác. Các phế thải này dễ bị phân hủy gây mùi hôi thối và là nơi tập trung
nhiều loại côn trùng, vi sinh vật gây bệnh nhưng có kích thước khá lớn nên có thể

thu gom tạm thời.
Ở công đoạn hoàn thiện sản phẩm, đóng gói sản phẩm cũng tạo ra chất thải
rắn như bao bì [1].
1.2.2. Tổng quan về Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội
a) Thông tin chung về cơ sở
 Lịch sử hình thành
Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội được đặt tại lô CN - B3 khu công
nghiệp Phú Nghĩa - huyện Chương Mỹ - Hà Nội. Từ tháng 5 năm 2012 nhà máy đã
đi vào hoạt động và thu hút hơn 400 lao động. Chủ đầu tư của nhà máy là Công ty
Cổ phần chăn nuôi CP (Charoen Pokphand Group) Việt Nam – một doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài đến từ Thái Lan.
Nhà máy giết mổ, sơ chế gia cầm và chế biến thịt của Công ty Cổ phần chăn
nuôi CP được xây dựng và triển khai xuất phát từ nhu cầu thị trường trong nước và
nhu cầu xuất khẩu ra thị trường các nước châu Âu. Quy mô đầu tư của nhà máy là
17 triệu USD, trên tổng diện tích 25.000m2. Các trang thiết bị máy móc tiên tiến
theo công nghệ thế hệ mới của Thái Lan, Mỹ và Đức. Các sản phẩm chính của nhà
máy là gà tươi, gà đông lạnh, các loại xúc xích,…Sản phẩm được sản xuất theo
công nghệ dây chuyền liên tục một chiều. Các công đoạn quan trọng được tự động
15


hóa theo công nghệ hiện đại. Quy trình giết mổ được xây dựng theo quy chuẩn
GMP, đảm bảo an toàn vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc tế. Đáp ứng được các quy
chuẩn quốc gia về vệ sinh thú y, khu cách ly và kiểm dịch động vật. Nhà máy có hệ
thống phòng thí nghiệm hiện đại, có thể kiểm tra, giám sát được các tiêu chuẩn kỹ
thuật khắt khe nhất của toàn bộ các công đoạn sản xuất, bắt đầu từ nguyên liệu đầu
vào cho đến các sản phẩm cuối cùng đóng gói hoàn chỉnh. Hệ thống xử lý nước thải
của nhà máy thực hiện bằng công nghệ hiện đại, nước thải sau khi xử lý đạt quy
chuẩn xả thải vì vậy nước thải của nhà máy không cần qua xử lý lại bằng hệ thống
xử lý nước thải chung của khu công nghiệp.

Người đại diện Ông Suwes Wangrungarun, quốc tịch Thái Lan. Chức vụ
Giám đốc Chi nhánh [11].
 Vị trí địa lý
Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội có địa chỉ tại Lô CN-B3, KCN Phú
Nghĩa, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
Ranh giới của Nhà máy được xác định là:
Phía Tây: Giáp máng nước Cửu Khê.
Phía Đông: Giáp Công ty TNHH GSK Việt Nam chi nhánh Hà Nội.
Phía Bắc: Giáp Công ty TNHH đồ chơi Cheewah Việt Nam.
Phía Tây Bắc: Giáp Công ty TNHH dinh dưỡng động vật EH – Hà Tây.
Phía Đông: Giáp Công ty TNHH Thời trang Star.
Phía Nam: Giáp Công ty cổ phần rượu Việt Nam Thụy Điển[11].
 Nguồn nhân lực, nguyên liệu, năng lượng, trang thiết bị
Nhà máy tuyển lao động quản lý cho bộ phận hành chính từ các trường đại
học, cao đẳng trong cả nước. Đối với lao động phổ thông được ưu tiên tuyển từ
nguồn lao động địa phương, sau khi tuyển chọn sẽ tiến hành đào tạo.
Số lượng cán bộ, công nhân viên của Nhà máy hiện tại vào khoảng 600 người.
Cơ cấu tổ chức nhân sự của nhà máy:

16


GĐ nhà máy

PGĐ nhà máy

Quản lý
Kinh doanh

Phòng

Marketing

Quản lý
Thu mua

Phòng kinh doanh

Phòng thu mua

Quản lý
Sản xuất

Phòng cơ khí

Quản lý
Tài chính

Phòng QC

Phòng kế toán

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức của nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội

Kho

17

P.SX xúc xích

Phòng hành

chính


Chế độ làm việc
- Số giờ làm việc trong ngày: 8 tiếng/ ngày
- Số ca làm việc trong ngày: tùy vào từng bộ phận
+ Bộ phận văn phòng: làm giờ hành chính (8 giờ - 17giờ)
+ Bộ phận sản xuất: 2 ca/ngày
+ Bộ phận kỹ thuật: 3 ca/ngày
- Người lao động được hưởng đầy đủ các quyền lợi theo đúng như trong Bộ
luật lao động quy định.
Trang thiết bị bao gồm: Thiết bị, dụng cụ trữ nguyên, thực liệu; cân kỹ thuật;
máy đóng bao; máy dò kim loại; máy rửa và làm sạch; máy cắt; hệ thống kệ trữ
hàng; xe đẩy; nồi hơi, máy nén khí; máy cắt thổi; nhà xông khói; điều hòa, hệ thống
xử lý khí; hệ thống xử lý nước thải,... được mua mới từ trong nước và nhập khẩu từ
Thái Lan, Mỹ, Đức (Cụ thể được nêu trong phần Phụ lục).
 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu
Bảng 1.1. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu
STT
1
2
3
4
5
6
7

Tên nguyên liệu
Thịt (thịt gà; thịt heo)
Nhóm protein

Nhóm muối
Gia vị
Tinh bột
Chất nhuộm
Nhóm khác

Nguồn gốc
Trong nước
Trong và ngoài nước
Trong và ngoài nước
Trong và ngoài nước
Trong và ngoài nước
Nhập khẩu
Trong và ngoài nước

Nguồn: Báo cáo ĐTM- Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội, 2008
 Nhu cầu sử dụng điện năng, nước
Bảng 1.2. Nhu cầu sử dụng điện năng, nước tiêu thụ
STT
1
2

Nội dung
Nhu cầu về điện
Nhu cầu về nước

Đơn vị
KWh/tháng
m3/tháng


Số lượng
520.000
16.000

Nguồn: Đề án BVMT chi tiết- Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội, 2013.

18


 Nhu cầu sử dụng dung dịch tẩy rửa
Bảng 1.3. Nhu cầu sử dụng dung dịch tẩy rửa
STT
Loại dung dịch tẩy rửa
Đơn vị
1
Cồn 90 độ
Lít/tháng
2
Nước lau sàn Sunligh
Lít/ tháng
3
Nước tẩy bồn cầu Gift
Lít/ tháng

Số lượng
25
30
30

Nguồn: Đề án BVMT chi tiết- Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội, 2013.

b) Quy trình sản xuất
 Quy trình sản xuất xúc xích
Quy trình sản xuất
Đầu vào
Công đoạn
Dòng thải
a. Thịt lợn, đường, muối, mỡ.
b. Phụ gia:
Hương liệu: hương tiêu, hương
hành, hương tỏi, hương bò.
Chất điều chỉnh độ axit:
Sodium acetate (E262i) Sodium
Diacetate (E262ii)
Chất điều vị: Monosodium
Glutamate (E261)
Chất tạo phức kim loại:
Sodium Polyphosphate (E452i);
Pentasodium Triphosphate
(E451i)
Nhiệt độ 75 - 780C

Thịt gà

Xay

Cân
Băm trộn

CTR


Định hình
Nấu

Khí thải

Làm nguội

Bin đá lạnh
Bin đá lạnh
Bao bì

Nước thải
Làm lạnh
Đóng gói

Nước thải
CTR

Dò kim loại
Bảo quản

Hình 1.2. Quy trình sản xuất xúc xích.

19


Thuyết minh quy trình: Thịt được đem xay với đường kính 3mm, sau đó cân
theo từng mẻ rồi đem băm trộn với gia vị và đem đi định hình. Sản phẩm được nấu
đạt nhiệt độ tâm 75 - 78oC, sản phẩm được đóng gói, qua máy dò kim loại và bảo
quản ở 0 - 4oC.

 Quy trình giết mổ gà sạch
Quy trình sản xuất
Đầu vào

Công đoạn

Dòng thải

Gà Sống

CTR

Bắt vào lồng

Máng cắt, bắt bằng tay

Máy luộc, vớt bằng tay
Máy đánh lông

Bin nước đá lạnh

Bắt lên máng cắt tiết

Luộc gà

Nước thải,
Khí thải

Đánh lông


CTR

Làm mát gà

Dàn treo, chặt bằng tay

CTR,
Nước thải

Chặt bỏ đầu cổ (7)

Nước thải

CTR,
Nước thải

Bằng tay

Moi lòng (bỏ lòng)

CTR,
Nước thải

Vòi nước

Rửa sạch gà

Nước thải

Sản phẩm


Hình 1.3. Quy trình giết mổ gà sạch

20


Thuyết minh quy trình:
-

Quá trình 01:
+ Gà sống từ trại chuyển về nhà máy phải có giấy kiểm dịch đầy đủ.
+ Gà không no, khoẻ mạnh, không ướt, không bé (yêu cầu lớn hơn 1,6
kg/con), không bị gãy chân, gãy cánh.

-

Quá trình 02:
+ Bắt gà vào lồng để chuyển đi cắt tiết (lưu ý khi bắt gà phải bắt ở chân,
không mạnh tay làm gẫy chân và cánh gà).
+ Bắt từng con vào lồng, nhốt không quá 10 con/lồng.
- Quá trình 03:
+ Bắt gà lên máng cắt tiết bắt từng con, không được bắt nhiều để tránh gẫy
chân bầm dập cánh gà, hạn chế để gà đập cánh làm bầm dập cánh.
+ Gà phải chết hoàn toàn, tiết ra hết hoàn toàn mới đem đi trần.
- Quá trình 04:
+ Gà cắt tiết trước phải đảm bảo mang đi luộc trước.
+ Nhiệt độ nước luộc từ 65 – 70oC .
+ Thời gian luộc: 2 phút.
+ Số lượng gà/mẻ luộc: 15 – 20 con/mẻ.
- Quá trình 05:

+ Số lượng gà cho vào đánh lông từ 15 – 20 con, luộc đến đâu đánh lông đến đấy.
+ Thời gian đánh lông từ 1 – 2 phút.
+ Yêu cầu máy đánh lông phải hoạt động ổn định, tỷ lệ gẫy cánh, chân đùi do
máy tối đa 5%.
- Quá trình 06:
+ Làm mát bằng bin nhựa có đá lạnh.
+ Nhiệt độ nước làm mát nhỏ hơn 15oC.
+ Số lượng gà tối đa trong bin 150 con.
- Quá trình 07:
+ Tuỳ từng gà, gà pha lóc hay gà nguyên con mà bỏ hoặc không bỏ đầu cổ.
+ Chặt bỏ đầu cổ, không chặt phạm vào cánh.

21


- Quá trình 08:
+ Moi lòng yêu cầu không sót tim, nát gan
+ Không bể lòng, vỡ hông gà
- Quá trình 09:
+ Rửa sạch bên trong và bên ngoài con gà
+ Gà sau khi rửa phải sạch tiết, cám, bẩn bám trên bề mặt
1.3. Hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước quy định đối với hoạt động bảo
vệ môi trường của Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội
1.3.1. Cơ sở pháp lý hiện hành liên quan đến thủ tục lập Báo cáo đánh giá tác
động môi trường
 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội thông qua và ban hành
ngày 23 tháng 06 năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
- Khoản 1, điều 19, chương II quy định về đánh giá tác động môi trường;
- Khoản 1, điều 20, chương II quy định về việc lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường;

- Khoản 1, điều 68, chương IV quy định về BVMT cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ;
- Khoản 1, điều 87, chương IX quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ;
- Khoản 1, điều 90, chương IX, quy định về lập hồ sơ, đăng ký, cấp giấy phép xử lý
CTNH;
- Điều 91, chương IX quy định về phân loại, thu gom, lưu trữ trước khi xử lý
CTNH;
- Điều 95, chương IX quy định về trách nhiệm phân loại chất thải rắn thông thường;
- Điều 96, chương IX quy định về thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường;
- Khoản 2, khoản 3, điều 100, chương IX quy định về thu gom, xử lý nước thải;
- Điểm c, khoản 1, khoản 2, khoản 4, điều 101, chương IX quy định về hệ thống xử
lý nước thải;
- Khoản 1, điều 102, chương IX quy định về quản lý và kiểm soát bụi, khí thải;
- Khoản 1, điều 103, chương IX quy định về quản lý và kiểm soát tiếng ồn, độ rung,
ánh sáng, bức xạ;
- Khoản 3, điều 123, chương XII quy định về chương trình quan trắc môi trường
22


- Khoản 3, điều 125, chương XII quy định về trách nhiệm quan trắc môi trường;
- Khoản 1, điều 148, chương XVI quy định về phí BVMT.
 Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội thông qua và ban hành
ngày 21/06/2012, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2013.
- Điểm c, khoản 1, điều 28, chương III quy định về quan trắc, giám sát tài nguyên
nước;
- Khoản 1, điều 35, chương III quy định về bảo vệ nước dưới đất;
- Khoản 3, điều 37, chương III quy định về xả thải vào nguồn nước;
- Điều 38, chương III quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp
giấy phép xả thải vào nguồn nước;
- Điều 43, chương IV quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác,

sử dụng tài nguyên nước;
 Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 Nghị định của Chính phủ
quy định về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng
04 năm 2015.
- Điều 12, chương IV quy định về thực hiện đánh giá tác động môi trường;
- Khoản 1, khoản 2, điều 13, chương IV quy định điều kiện của tổ chức thực hiện
đánh giá tác động môi trường;
- Khoản 1, điều 15, chương IV quy định việc lập lại báo cáo đánh giá tác động môi
trường;
- Điều 16, chương IV quy định trách nhiệm của chủ dự án sau khi báo cáo đánh giá
tác động môi trường được phê duyệt.
 Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi
hành một số điều của luật Tài nguyên nước. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng
02 năm 2014.
- Điều 15, chương 3 quy định về giấy phép tài nguyên nước;
- Khoản 2, khoản 3, điều 20, chương 3 quy định về đăng ký cấp phép;
- Điều 21, chương 3 quy định về thời hạn của giấy phép;
- Điều 22, chương 3 quy định về gia hạn giấy phép;

23


- Điều 33, chương 3 quy định hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả nước thải
vào nguồn nước.
 Nghị định 38/ 2015/NĐ-CP nghị định của Chính phủ ngày 24 tháng 04 năm 2015
quy định về quản lý chất thải và phê liệu. Có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 06
năm 2015.
- Điều 6, chương II quy định đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại;
- Điều 7, chương II quy định về trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại;

- Điều 8, chương II quy định về thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại
- Khoản 1, khoản 2, điều 15, chương III quy định về phân loại, lưu trữ chất thải rắn
sinh hoạt;
- Khoản 3, điều 16, chương III quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát
sinh chất thải rắn sinh hoạt;
- Điều 29, chương IV quy định về phân định, phân loại và lưu trữ chất thải rắn công
nghiệp thông thường;
- Điều 30, chương IV quy định về trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn công
nghiệp thông thường;
- Khoản 1, điều 31, chương IV quy định về thu gom, vận chuyển chất thải rắn công
nghiệp thông thường;
- Điều 36, chương V quy định về nguyên tắc chung về quản lý nước thải;
- Khoản 3, điều 37, chương V quy định về thu gom, xử lý nước thải;
- Điều 38, chương V quy định về xả nước thải vào nguồn tiếp nhận;
- Điều 39, chương V quy định về quan trắc việc xả nước thải;
- Điều 40, chương V quy định về quản lý nước và bùn thải sau khi xử lý nước thải;
 Nghị định 154/2016/NĐ-CP nghị định của Chính phủ ngày 16 tháng 11 năm 2016
quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, có hiệu lực thi hành từ ngày
01 tháng 01 năm 2017.
- Điều 6, điều 7, chương II quy định về mức phí và xác định số phí phải nộp.
 Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, có hiệu lực thi
hành ngày 01 tháng 02 năm 2017.

24


 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành ngày
29 tháng 05 năm 2015 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Điều 6, chương III quy định hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động
môi trường;
- Điều 7, chương III quy định về tham vấn trong quá trình thực hiện báo cáo đánh
giá tác động môi trường;
- Điều 10, chương III quy định về trách nhiệm của chủ dự án sau khi báo cáo đánh
giá tác động môi trường được phê duyệt;
- Điều 12, chương IV quy định về báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ
môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án.
 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường ngày 30 tháng 06
năm 2015 quy định về quản lý chất thải nguy hại. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 09 năm 2015.
- Khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 5, điểm a khoản 6, khoản 7, khoản 8, điều 7
chương II quy định về yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý với chủ nguồn thải
CTNH.
1.3.2. Cơ sở pháp lý hiện hành liên quan đến thủ tục đăng ký Sổ chủ nguồn thải
chất thải nguy hại
 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội thông qua và ban hành
ngày 23 tháng 06 năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
- Khoản 1, điều 90, chương IX, quy định về lập hồ sơ, đăng ký, cấp giấy phép xử lý
CTNH;
- Điều 91, chương IX quy định về phân loại, thu gom, lưu trữ trước khi xử lý
CTNH;
 Nghị định 38/ 2015/NĐ-CP nghị định của Chính phủ ngày 24 tháng 04 năm 2015
quy định về quản lý chất thải và phê liệu. Có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 06
năm 2015.
- Điều 6, chương II quy định đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại;
- Điều 7, chương II quy định về trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại;
- Điều 8, chương II quy định về thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại
25



×