Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bản thuyết minh biện pháp thi công chống thấm do nứt kết cấu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.35 KB, 11 trang )

BIỆN PHÁP THI CÔNG
HẠNG MỤC:
CÔNG TRÌNH:
ĐỊA CHỈ:

Hà Nội - 2017


CTY TNHH THƯƠNG MAI VÀ XÂY DỰNG TÂN Á
Add'sofice: Phú Diễn -B. Từ Liêm - TP.Hà Nội.
Email:
Hotline: 0983.127.533

BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG

HẠNG MỤC:
CÔNG TRÌNH:
ĐỊA CHỈ:

CHỦ ĐẦU TƯ

TƯ VẤN GIÁM SÁT

ĐƠN VỊ CHỐNG THẤM

Bản thuyết minh biện pháp thi công chống thấm do nứt kết
cấu.

Page 2



THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG
A.

GIỚI THIỆU CHUNG

1. Cơ sở lập phương án:
- Căn cứ vào thiết kế của công trình
- Căn cứ vào chủng loại, tác dụng của vật tư, vật liệu.
- Căn cứ vào hiện trạng công trình và kinh nghiệm thi công của công ty.
2. Phạm vi thi công chống thấm:
+ Xử các vết nứt sàn, dầm, cột...
3. Công tác chuẩn bị:
Nhà thầu thi công phải tiến hành các công tác sau:
+ Thu dọn sạch sẽ mặt bằng đến mặt bằng bê tông.
+ Đấu nối điện, nước, tập kết vật tư thiết bị tới vị trí thi công.
4. Thiết bị thi công:
STT

Tên Thiết Bị

Đơn vị

Số lượng

1

Khoan bê tông

Máy


2

2

Máy bơm áp lực
cao

Máy

1

3

Vanlue 1 chiều

Ghi chú


5. Công tác quản lý chất lượng:
- Trong suốt quá trình thi công nhà thầu sẽ bố trí cán bộ kỹ thuật giám sát chặt chẽ từng
bước.
Khi kết thúc từng giai đoạn sẽ yêu cầu bên chủ đầu tư và tư vấn giám sát nghiệm thu
sau đó mới cho tiến hành bước tiếp theo.
- Chất lượng sẽ tuân thủ theo quy chuẩn TCXD hiện hành và các TCKT liên quan khác.

B. QUY TRÌNH THI CÔNG
I. XỬ LÝ NỨT KẾT CẤU
1. Trình tự thi công
Công tác chuẩn bị
thi công.


Xác định vị trí các mạch nứt

Khoan cắm các van 1 chiều , Bơm keo UF 3000

Khôn
g đạt

TVGS, CĐT, Cty
chống thấm

Trám Sikadur 731

Nghiệm thu công tác chống thấm

Bàn Giao lại mặt
bằng
Đạt

TVGS, CĐT, Cty
chống thấm


2. Vật tư sử dụng
- Hóa chất
STT

Loại vật liệu

1


UF 3000

2

Sikadur 731.

3

Các vật liệu phụ khác.

Đơn vị

Số
lượng

Ghi chú

3. Chuẩn bị bề mặt thi công.
- Kiểm tra và xác định cụ thể những vị trí thấm cần xử lý.
- Tạo mặt bằng thi công.
- Chạy thử các loại máy trước khi bơm keo chống thấm.
4. Quy trình xử lý thấm mạch ngừng thi công.
a) Khoan định vị các van 1 chiều

- Tìm và đánh dấu vị trí các mạch ngừng thi công.
- Khoan bề mặt bê tông bên cạnh vết nứt. Các vị trí khoan sẽ chéo 1 góc 45° xuyên qua mạch
ngừng hoặc khoan thẳng vào vết nứt.
- Vệ sinh, lắp hệ thống van 1 chiều.Khoảng cách các đầu van 20-40 cm khoảng cách kim sẽ
được các kỹ thuật của bên chống thấm quyết định cho thích hợp.

- Trám lại các chân của van 1 chiều và chạy dọc theo vết nứt bằng keo sikadur 731.
b) Bơm keo UF 3000.
- Máy bơm keo là loại máy có áp lực bơm lớn nhất là 600 Kg/cm2. Nhờ áp lực cao keo sẽ được
được rất sâu vào tường bê tông.
- Bơm dung keo UF 3000vào các vị trí xung yếu qua hệ thống van 1 chiều. Dưới tác dụng của
áp suất bơm, Các chất này sẽ len lỏi vào các lỗ rỗng, mao mạch, vết nứt .
- Rút van một chiều ra khi hóa chất đã khô ( khoảng 12h).
- Nghiệm thu hoàn thành công việc.


c) Hình ảnh minh họa

Kiểm tra phạm vi các vết nứt

Khoan và lắp đặt các van 1 chiều


Trám chân van và các vết nứt bằng keo sikadur 731

Bơm keo UF 3000 và các vết nứt


C.

BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH

I. BẢO ĐẢM CHUNG
-

-


Để đảm bảo chất lượng công trình xây dựng và yêu cầu của Chủ nhà, nhà thầu tuân thủ
tuyệt đối các tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật hiện hành, hồ sơ thiết kế .
Các vật tư chống thấm đưa đến công trường phải có chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ rõ
ràng, vật tư, vật liệu sử dụng thi công công trình phải được kiểm tra đạt chất lượng
trước khi đưa vào sử dụng.
Trong quá trình thi công lập sổ nhật ký công trình, trong sổ nhật ký công trình có ghi
chép đầy đủ quá trình thi công, các bước chuyển bước thi công, xử lý kỹ thuật.
Công tác bảo dưỡng phải thực hiện định kỹ theo đúng kỹ thuật.

II. BẢO HÀNH
1. Thời gian bảo hành là: 12 tháng
2. Điều kiện bảo hành:
- Bất kỳ sự cố thấm nào xuất hiện tại khu vực được thi công chống thấm đã được nghiệm

thu và thanh toán.
- Không bảo hành những vị trí do lỗi của khách hàng tác động vào lớp chống thấm như:
Khoan, đục, đập, cắt,.....


- Trong thời gian bảo hành nếu có hiện tượng thấm trở lại ở những vị trí mà công ty chúng

tôi đã xử lý thì chúng tôi sẽ cử nhân viên đến khảo sát và đưa ra phương án xử lý nhanh
nhất trong vòng 24h làm việc mà khách hàng không mất thêm bất cứ khoản chi phí nào
khác.
D.

BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNGPHÒNG
CHỐNG CHÁY NỔ VÀ AN TOÀN LAO
ĐỘNG

1.1 NỘI QUY AN TOÀN LAO ĐỘNG:
- Công nhân phải đội mũ bảo hộ, đi giày khi tham gia thi công.
- Không tự ý sử dụng các thiết bị cầm tay tại công trình khi không được phép của người
có chuyên môn.
- Vệ sinh và thường xuyên bảo dưỡng các dụng cụ tại công trình.
- Không tự ý đóng ngắt cầu dao điện tại công trình.
- Dây cáp điện được bọc cách điện, treo cao. Hộp cầu dao được cách nước.
- Khi ngừng việc mất điện ngắt cầu dao ngay. Không để dụng cụ cầm tay còn đang được
cấp điện mà không có người trông coi.

1.2 BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
* An toàn trong công tác sử dụng điện, máy móc thi công
- Khi thực hiện các công tác gần đường dây điện, tuân thủ theo các chỉ dẫn về biển báo,
biển cấm.
- Chỉ những người có chuyên môn và trách nhiệm mới được sử dụng thiết bị điện trên
công trình. Hệ thống điện cung cấp cho thi công có cầu dao tổng và cầu dao riêng để
tiện ngắt điện. Các hộp cầu dao được đặt ở vị trí thuận lợi cho công tác xử lý.
- Nghiêm cấm những người không có trách nhiệm, chuyên môn tham gia sửa chữa, điều
chỉnh hệ thống điện
- Khi làm việc, nếu mất điện, công nhân tắt dụng cụ hay ngắt cầu dao phòng khi có điện
bất ngờ.
- Công nhân điện cũng như công nhân vận hành các thiết bị điện phải được học tập kiểm
tra theo quy định.
- Các dây dẫn phục vụ thi công phải là dây bọc cách điện, có giá đỡ chắc chắn và ở độ
cao quy định. Hộp cầu dao được cách nước.
- Tất cả các thiết bị điện đều phải được bảo vệ ngắn mạch và quá tải phù hợp.
- Khi di chuyển các vật có kích thước lớn dưới đường dây điện phải có biện pháp cụ thể.


-


-

Khi làm việc, nếu mất điện, công nhân phải tắt dụng cụ hay ngắt cầu dao phòng khi có
điện bất ngờ. Không để dụng cụ cầm tay còn đang được cấp điện mà không có người
trông coi.
Việc sử dụng dụng cụ cầm tay và thiết bị thi công phải tuân theo quy phạm kỹ thuật an
toàn trong xây dựng.
Không tự ý đóng ngắt cầu dao điện, sử dụng các thiết bị cầm tay tại công trường khi
không được phép của người có chuyên môn.
Tổ an toàn lao động thường xuyên đi lại, kiểm tra công tác sử dụng điện, máy.

1.3 CÔNG TÁC CHỐNG CHÁY NỔ:
- Không sử dụng điện để đun nấu, không hút thuốc ở nơi cấm lửa. Không hàn điện ở gần
chất dễ cháy.
- Thường xuyên kiểm tra đường dây điện, cầu dao, ổ cắm. Không dùng điện quá tải.
1.4 AN NINH TRẬT TỰ:
- Không gây mất trật tự trị an trong khu vực.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tài sản của các đơn vị trong khu vực thi công.
1.5 BIỆN PHÁP VỆ SINH MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH:
* Tiếng ồn, bụi:
- Nhà thầu sẽ cố gắng ở mức độ thoả đáng bằng những công trình tạm cũng như bằng
cách sử dụng những trang bị thích hợp hoặc các thiết bị giảm thanh để đảm bảo độ ồn
phát sinh từ việc thi công công trình không gây phiền phức và thiệt hại không đáng có.
- Việc vận chuyển vật tư của Nhà thầu được tiến hành bằng phương tiện thích hợp đảm
bảo an toàn hàng hoá cũng như không gây ô nhiễm môi trường.
* Vệ sinh công trường:
- Trong suốt giai đoạn thi công, Nhà thầu sẽ đảm bảo rằng công nhân của mình không
gây mất vệ sinh và sử dụng các công trình vệ sinh đúng ở nơi qui định. Nhà thầu luôn
chủ động làm công tác dọn vệ sinh khu vực thi công sau mỗi ngày làm việc.

* Tiêu chuẩn tham chiếu:
- Ngoại trừ những điểm thay i trong tài liệu thiết kế về tiêu chuẩn, việc thi công được áp
dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.

Bản thuyết minh biện pháp thi công chống thấm do nứt kết
cấu.

Page 10


E. BIỆN PHÁP AN TOÀN THI CÔNG
-

-

-

-

-

`

1.1 Họp phổ biến công tác an toàn
Trước khi bắt đầu công việc chống thấm phải tiến hành họp để phổ biến các quy tắc an
toàn trên công trường cho toàn bộ các kỹ sư, công nhân làm việc tại các vị trí nguy
hiểm. Các thiết bị bảo hộ cần thiết phải được trang bị đầy đủ.
1.2 Ngăn ngừa tai nạn do làm việc trên cao
Khi làm việc chống thấm tại các dan giáo có độ cao từ 2m trở lên bắt buộc các kỹ sư và
công nhân phải sử dụng đai an toàn. Các đai này phải được kiểm tra về độ bền và hoạt

động của đai.
1.3 Ngăn ngừa tai nạn máy móc
Công việc chống thấm bắt buộc phải sử dụng các máy đục bê tông, máy khoan và máy
cắt gỗ nên bắt buộc các máy này phải có bộ phận bảo vệ tránh cho công nhân bị tai nạn
máy móc khi làm việc.
1.4 Ngăn ngừa tai nạn do điện giật
Các mối nối điện phải được thực hiện bởi các cá nhân có chuyên môn điện. Hệ thống
dây điện phải được treo cao khỏi mặt ẩm ướt tránh dò rỉ gây giật điện.
1.5 Ngăn ngừa do ảnh hưởng của hóa chất chống thấm
Khi sử dụng các hóa chất chống thấm các thiết bị bảo hộ như: găng tay cao su, kính
mắt, khẩu trang, giày … phải được trang bị đầy đủ mới được thực hiện các công việc.
Trường hợp sơ ý bị dính vào mắt phải được sơ cứu bằng nước sạch và được đưa tới cơ
quan y tế gần nhất để cấp cứu.



×