Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRẮC ĐỊA BẢN ĐỒ TẠI Công Ty Cổ Phần Phát Triển Giáo Dục và Quản Lý Tài Nguyên Môi Trường Bảo Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857.26 KB, 29 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA TRẮC ĐỊA - BẢN ĐỒ

BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đơn vị đến thực tập:

Công Ty Cổ Phần Phát Triển Giáo Dục
và Quản Lý Tài Nguyên Môi Trường Bảo Long

Thời gian:

06/02-02/04/2017

Sinh viên thực hiện:

Lê Thị Hà

Lớp:

ĐH3TĐ3

Hà Nội, tháng 04 năm 2017

1


Lời Cảm ơn


Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời
gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường Đại học đến nay, em đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Trắc Địa –
Bản Đồ Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã cùng với tri thức và
tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian
học tập tại trường. Và đặc biệt trong kỳ thực tập tốt nghiệp này, Khoa đã cho em cơ
hội được tiếp cận thực tế, vận dụng những kiến thức đã được học từ sách vở vào thực
tiễn để hoàn thành tốt kỳ thực tập này.
Em xin chân thành tập thể Ban lãnh đạo và các anh, chị công tác tại Công ty
Cổ phần Phát Triển Giáo Dục và Quản Lý Tài Nguyên Môi Trường Bảo Long đã tận
tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập tại Công ty.
Mặc dù đã nỗ lực hết mình nhưng cũng là lần đầu được tiếp xúc với công việc
thục tế nên không tránh khỏi những tồn tại và thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận
được ý kiến góp ý của tập thể Lãnh đạo, cán bộ trong Công ty và các thầy cô để bài
báo cáo của em được hoàn thiện hơn”.
Em xin chân thànnh cảm ơn!

2


MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH

3


4



Chương 1: Giới thiệu công ty thực tập

1.1.
Vị trí và cơ cấu tổ chức
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ TÀI
NGUYÊN- MÔI TRƯỜNG BẢO LONG
Tên giao dịch: CÔNG TY CP TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BẢO
LONG
Mã số thuế: 0103256250
Địa chỉ: Số 14 TT25 khu đô thị Văn Phú, Phường Phú La, Quận Hà Đông, Thành
phố Hà Nội
Đại diện pháp luật: Phan Huy Hưng
Ngày cấp giấy phép: 02/02/2009
Ngày hoạt động: 03/02/2009 (Đã hoạt động 8 năm)
Điện thoại: 0433119680
Phòng
Phòng

Tư vấn
vấn giáo
giáo dục
dục và
và chuyển
chuyển giao
giao KHCN
KHCN

Hình 1: Sơ đồ tổ chức


5


1.2.

Lĩnh vực kinh doanh

1. Thiết kế chuyên dụng
2. Tư vấn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
3. Tư vấn đánh giá tác động môi trường
4. Phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ
5. Dạy nghề: trồng trọt, trồng rừng….
6. Điều tra, đánh giá tài nguyên rừng….
7. Tư vấn về nông - lâm nghiệp, thủy sản…
1.3.

Chức năng hoạt động
Công ty Cổ phần Phát triển giáo dục và Quản lý Tài nguyên - Môi trường Bảo
Long là đơn vị tư vấn hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực đo đạc thành lập bản
đồ địa hình, bản đồ địa chính các tỷ lệ, trắc địa công trình, quy hoạch sử dụng đất, tư
vấn nông – lâm nghiệp, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, tư vấn phát
triển ngành nghề nông thôn, thiết kế trang trại, quy hoạch cảnh quan, quy hoạch nông
thôn mới, quy hoạch đô thị. Công ty có đội ngũ cán bộ là Tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư có
nhiều kinh nghiệm trong công tác tư vấn đo đạc, quy hoạch, nông – lâm nghiệp và
môi trường... Ngoài ra, Công ty còn có đội ngũ cộng tác là các Giáo sư, Phó giáo sư,
hiện đang công tác tại các Trường Đại học và Viện nghiên cứu khác nhau tham gia
phối hợp

6



1.4.
Các sản phẩm chính

1.
Quy hoạch

Hình 2: Quy hoạch xây dựng NTM xã Phương Thịnh, huyện Tam Nông, tỉnh Phú
Thọ giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020:

7


Hình 3: Quy hoạch vườn vải ở Quảng La

Hình 4: Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất ở Huyện Krông Năng, tỉnh Đắc Lắk

8


Hình 5: Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất ở tỉnh Hải Dương

9


2.
Thiết kế

Hình 6: Thiết kế giao thông thủy lợi ở Quốc Oai


10


Hình 7: Thiết kế trường học ở Quảng Ninh

3.
Đo đạc

11


Hình 8: Đo đạc bản đồ địa chính đất nông nghiệp, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa
chính cấp GCNQSDĐ nông nghiệp ở Chương Mỹ.

12


Chương 2: Nội dung thực tập

2.1.Công việc được giao
1. Công việc
Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã được giao những công việc sau
đây:
- Tìm hiểu, đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Đông Yên, huyện Quốc Oai,
TP. Hà Nội.
- Biên tập bản đồ địa chính bằng phần mềm MicroStation V8
-Lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã Bột Xuyên,
huyện Mỹ Đức và xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai,TP. Hà Nội
2. Thời gian thực tập

Từ ngày 06/02/2017 đến ngày 02/04/2017 tại Công ty cổ phần phát triển giáo
dục và quản lý tài nguyên môi trường Bảo Long.
2.2. Quá trình triển khai và thực hiện
2.2.1. Mục đích và yêu cầu
1. Mục đích
Nội dung công tác Đo đạc lập bản đồ địa chính; đăng ký đất đai; lập hồ sơ địa
chính; cấp và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã Đông Yên, huyện Quốc
Oai, TP. Hà Nội phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về khối lượng, chất lượng sản
phẩm và tiến độ theo yêu cầu của dự án:
- Xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ chính xác đáp ứng yêu cầu quản
lý đất đai hiện đại;

13


- Hiện đại hoá hệ thống quản lý đất đai, từng bước nâng cao trình độ nghiệp
vụ, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chuyên môn ở các cấp;
- Xác định rõ ràng và chính xác về ranh giới, diện tích, loại đất của từng thửa
đất trên thực địa; là tài liệu quan trọng phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất
đai:
+ Phục vụ công tác đăng ký quyền sử dụng đất (hay gọi tắt là đăng ký đất đai),
giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, cấp mới, cấp đổi
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
+ Làm cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng các
khu dân cư, đường giao thông, cấp thoát nước, thiết kế các công trình dân dụng, làm
cơ sở để đo vẽ các công trình ngầm.
+ Làm cơ sở để thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết khiếu nại, tố cáo,
tranh chấp đất đai.
+ Làm cơ sở để thống kê và kiểm kê đất đai.
- Làm cơ sở để xây dựng cở sở dữ liệu đất đai các cấp.

2. Yêu cầu
- Thiết kế kỹ thuật phải đồng bộ về kỹ thuật, công nghệ, thuận lợi thi công,
hiệu quả về kinh tế, phù hợp với mục tiêu của Dự án.
- Quá trình triển khai phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Tài nguyên và Môi
trường, Ủy ban nhân dân huyện Văn Giang, Ủy ban nhân dân các xã và đơn vị thi
công, đảm bảo tiến độ theo đúng như thời hạn trong hợp đồng.
- Công nghệ và kỹ thuật trong Đo đạc lập bản đồ địa chính; đăng ký đất đai;
lập hồ sơ địa chính; cấp và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải tuân thủ
các qui định của quy phạm và các văn bản pháp lý hiện hành và phù hợp với thực
trạng của địa phương.
- Đề ra phương pháp đo vẽ Bản đồ địa chính phù hợp với các trang thiết bị kỹ
thuật và công nghệ hiện có. Bản đồ địa chính số được đo vẽ trong hệ tọa độ quốc gia
VN-2000, múi chiếu 30, kinh tuyến trục 105030’ kinh độ Đông.
- Bản đồ địa chính được lập phải đảm bảo độ chính xác theo đúng các yêu cầu
kỹ thuật của Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về bản đồ địa
chính.

14


- Hệ thống hồ sơ địa chính phải được lập theo mẫu biểu thống nhất được quy
định tại Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định về hồ sơ địa chính. Với 100% thửa đất có đầy đủ
các thông tin thuộc tính và tình trạng pháp lý được quản lý trên máy tính dưới dạng
số nhằm tiến tới xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hệ thông tin đất đai thống nhất toàn
tỉnh.

15



2.2.2. Quy trình đo vẽ lập bản đồ địa chính
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH ĐO VẼ LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Chuẩn bị vật tư, thiết bị nhân lực, thu thập tài liệu, hồ sơ
Khảo sát, chọn điểm, xây dựng lưới khống chế đo vẽ
Kiểm tra nghiệm thu lưới khống chế đo vẽ
Xác định ĐGHC xã và RGMG thửa đất. Đo và tính toán toạ độ điểm chi tiết
Chuyển điểm chi tiết lên bản vẽ, vẽ bản vẽ tạm dạng số
Đối soát, điều tra ngoại nghiệp cập nhật thông tin lên bản vẽ tạm
Hoàn thiện bản đồ và giao nhận diện tích đến từng chủ sử dụng đất, ký Phiếu xác
nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất và ký đơn cấp, đổi GCNQSD đất
Lập sổ mục kê và các bảng biểu thống kê
Kiểm tra, nghiệm thu cấp sản xuất

Sửa chửa bổ sung theo ý kiến kiểm tra
Kiểm tra nghiệm thu ngoại nghiệp, nội nghiệp cấp chủ đầu tư
Sửa chửa bổ sung theo ý kiến kiểm tra
Hoàn thiện tài liệu, đóng gói và giao nộp sản phẩm

16


1.Thành lâp bản đồ địa chính

Bước 1: Khảo sát thiết kế chuẩn bị sản xuất
-Đối với một công trình sản xuất lớn, trước khi đo đạc phải tìm hiểu đặc điểm
địa lý, nắm bắt tình hình khu vực.
-Thiết kế kĩ thuật bao gồm thiết kế khu đo, viết các hướng dẫn và tiêu chuẩn
kĩ thuật đo vẽ bản đồ
-Công tác chuẩn bị sản xuất bao gồm :Chuẩn bị tài liệu, số liệu, chuẩn bị máy
móc và thiết bị, kiểm nghiệm và chuẩn bị vật tư.

Bước 2: Đo lưới khống chế đo vẽ
-Hiện nay lưới khống chế đo vẽ chủ yếu được đo bằng công nghệ GPS
Lưới khống chế đo vẽ là lưới các điểm khống chế trắc địa (thường là lưới
đường chuyền cấp 1,2) được triển khai từ lưới khống chế trắc địa nhà nước đã có ở
gần khu vực thành lập bản đồ nhằm tăng dày thêm các điểm tọa độ để đảm bảo cho
việc lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp tại thực địa.
- Lưới khống chế đo vẽ được thiết kế theo dạng mạng lưới tam giác phủ trùm
khu đo với tối tối thiểu 3 điểm tọa độ gốc có độ chính xác tương đương điểm địa
chính trở lên, đảm bảo mật độ phù hợp với phương án đo vẽ chi tiết.
- Các điểm lưới khống chế đo vẽ tùy thuộc theo yêu cầu cụ thể có thể chôn
mốc tạm thời hoặc cố định, lâu dài ở thực địa. Vị trí chôn mốc cố định, lâu dài ở thực

17


địa thì quy cách mốc thực hiện đúng theo quy định ở Phụ lục số 6 Thông tư 25. Nếu
chôn mốc tạm thời thì phải đảm bảo để tồn tại đến kết thúc công trình.
- Để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 được lập thêm các điểm trạm đo từ
lưới khống chế đo vẽ để đo hết khu vực đo vẽ, nhưng sai số trung phương vị trí điểm
sau bình sai không quá 0,1 mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập so với điểm gốc.
* Quy định thi công lưới khống chế đo vẽ
- Đo, tính toán bình sai.
+ Sử dụng máy thu tín hiệu vệ tinh 1 hoặc 2 tần số có trị tuyệt đối của sai số
đo cạnh ≤ 10mm+2.Dmm (D: tính bằng km). Dùng các loại máy như South V20; Hitar get V30 hoặc các máy thu có độ chính xác tương đương để đo.
Thời gian đo ngắm đồng thời tối thiểu: ≥ 30 phút
Số vệ tinh khỏe liên tục tối thiểu:
PDOP lớn nhất:

≥ 4 vệ tinh


≤ 4

Ngưỡng góc cao cài đặt trong máy thu ≥ 150
+ Thao tác tại một trạm đo:
Đo chiều cao ăng ten 2 lần độc lập vào các thời điểm đầu và trước khi tắt máy
thu, đọc số đến mm, giữa các lần đọc chênh nhau không quá 2mm.
Nhập tên điểm trạm đo vào máy, đối với máy không nhập được trực tiếp thì
phải nhập ngay khi trút số liệu sang máy tính.
+ Lưới khống chế đo vẽ được xây được bình sai chặt chẽ bằng phần mềm phù
hợp với loại máy thu tín hiệu để giải tự động véc tơ cạnh, khi tính khái lược véc tơ
cạnh phải đảm bảo các chỉ tiêu sau:
Lời giải được chấp nhận (máy thu một tần số): Fixed
Chỉ số Ratio: > 1,5 (chỉ xem xét đến khi lời giải là Fixed).
Sai số trung phương khoảng cách: (Rms)< 20mm+4.Dmm (D tính bằng km)
Phương sai chuẩn (Reference Variance): < 30.
Khi tính khái lược cạnh nếu có chỉ tiêu kỹ thuật không đạt yêu cầu thì được
phép tính lại bằng cách thay thế điểm gốc xuất phát, lập các vòng khép khác hoặc
không sử dụng điểm gốc để phát triển lưới khống chế nếu số điểm gốc trong lưới vẫn
còn đủ theo quy định.

18


+ Tính toán bình sai theo chương trình Trimble Business Center – TBC đã
được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép.
- Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chung của lưới khống chế đo vẽ quy định như sau:
ST

Tiêu chí đánh giá chất lượng


T

lưới khống chế đo vẽ

1
2
3

Sai số trung phương vị trí điểm sau bình sai so
với điểm gốc
Sai số trung phương tương đối cạnh sau bình

Chỉ tiêu kỹ thuật
Lưới KC đo Lưới KC đo
vẽ cấp 1

vẽ cấp 2

≤ 5 cm

≤ 7 cm

≤1/25.000
≤ 1/10000
sai
Sai số khép tương đối giới hạn
≤ 1/10000
≤ 1/5.000
Bảng 1: Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới khống chế đo vẽ
Bước 3: Đo chi tiết

*Xác định ranh giới thửa đất.
- Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là

công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố... để được hỗ trợ,
hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng,
quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa,
đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập Bản
mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất;
đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất
(có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực).
- Ranh giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và
chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành,
kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của
cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.
Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có
trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất để
giải quyết. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa
phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo
ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới
thực tế đang sử dụng, quản lý thì được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh

19


chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh
chấp thành 02 bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã
để thực hiện các bước giải quyết tranh chấp tiếp theo theo thẩm quyền.
* Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất
- Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được lập theo mẫu quy định tại Phụ
lục số 11 kèm theo Thông tư 25 cho tất cả các thửa đất trừ các trường hợp sau đây:

+ Thửa đất có giấy tờ thỏa thuận hoặc văn bản xác định ranh giới, mốc giới sử
dụng đất có bản vẽ thể hiện rõ ranh giới sử dụng đất mà ranh giới hiện trạng của thửa
đất không thay đổi so với bản vẽ trên giấy tờ đó;
+ Thửa đất có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất mà trong giấy tờ đó thể
hiện rõ đường ranh giới chung của thửa đất với các thửa đất liền kề và hiện trạng
ranh giới của thửa đất không thay đổi so với giấy tờ hiện có;
- Trường hợp trên giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất có sơ đồ thể hiện ranh
giới thửa đất nhưng khác với ranh giới thửa đất theo hiện trạng khi đo vẽ thì trên Bản
mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất phải thể hiện ranh giới theo hiện trạng và ranh giới
theo giấy tờ đó.
- Trường hợp ranh giới thửa đất đang có tranh chấp thì trên Bản mô tả ranh
giới, mốc giới thửa đất thể hiện đồng thời theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và
theo ý kiến của các bên liên quan.
- Trường hợp người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề vắng mặt trong
suốt thời gian đo đạc thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đã được các
bên liên quan còn lại và người dẫn đạc xác nhận. Đơn vị đo đạc có trách nhiệm
chuyển Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để thông
báo (hoặc gửi) cho người sử dụng đất vắng mặt ký sau đó.
*Đo vẽ chi tiết
Sử dụng máy toàn đạc điện tử, máy định vị vệ tinh - RTK để đo vẽ chi tiết bản
đồ địa chính.
- Đo vẽ đường địa giới hành chính
Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với công chức địa chính
cấp xã và người dẫn đạc xác định đường địa giới hành chính trên thực địa theo thực
tế đang quản lý và thông tin trên hồ sơ địa giới hành chính.

20


-Việc đo vẽ chi tiết đường địa giới hành chính được thực hiện theo đường

ranh giới thực tế đang quản lý tại thực địa với độ chính xác tương đương điểm đo vẽ
chi tiết.
- Đo vẽ ranh giới thửa đất
+ Việc đo vẽ chi tiết ranh giới thửa đất được thực hiện theo hiện trạng thực tế
đang sử dụng, quản lý đã được xác định theo quy định tại Điều 11 của Thông tư 25.
Trường hợp có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất thể hiện rõ ranh giới
thửa đất (có kích thước cạnh hoặc tọa độ đỉnh thửa đất) nhưng ranh giới thửa đất trên
thực địa đã thay đổi so với giấy tờ đó thì trên bản đồ địa chính phải thể hiện cả
đường ranh giới thửa đất theo giấy tờ đó (bằng nét đứt) và ranh giới thửa đất theo
hiện trạng (bằng nét liền). Đơn vị đo đạc phải thể hiện sự thay đổi về ranh giới thửa
đất trong Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất lập theo mẫu quy định tại
Phụ lục số 12 – Thông tư 25; đồng thời lập danh sách các trường hợp thay đổi ranh
giới thửa đất gửi Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Sở
Tài nguyên và Môi trường (đối với thửa đất do tổ chức sử dụng) nơi có thửa đất để
xử lý theo thẩm quyền.
Trong quá trình đo vẽ chi tiết, tại mỗi trạm máy phải bố trí các điểm chi tiết
làm điểm kiểm tra với các trạm đo kề nhau. Số lượng điểm kiểm tra phụ thuộc vào
khu vực đo và không dưới 2 điểm với mỗi trạm đo kề nhau. Trường hợp sai số vị trí
điểm kiểm tra giữa hai lần đo từ hai trạm máy bằng hoặc nhỏ hơn sai số quy định tại
Điều 7 của Thông tư 25 thì vị trí điểm kiểm tra được xác định bằng tọa độ trung bình
giữa hai lần đo. Trường hợp sai số nói trên vượt quá sai số quy định tại Điều 7 của
Thông tư 25 thì phải kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân để khắc phục.
Đối với khu đo cùng thời điểm đo vẽ có nhiều tỷ lệ khác nhau thì phải đánh
dấu các điểm chi tiết chung của hai tỷ lệ để đo tiếp biên. Các điểm đo tiếp biên phải
được đo đạc theo chỉ tiêu kỹ thuật của tỷ lệ bản đồ lớn hơn.
+ Sau khi bản đồ địa chính được nghiệm thu cấp đơn vị thi công, đơn vị đo
đạc in Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất theo mẫu quy định tại Phụ
lục số 12 Thông tư 25 và giao cho người sử dụng đất để kiểm tra, xác nhận, kê khai
đăng ký đất đai theo quy định và nộp lại cùng hồ sơ đăng ký đất đai để làm cơ sở
nghiệm thu bản đồ địa chính. Trường hợp phát hiện trong kết quả đo đạc địa chính


21


thửa đất có sai sót thì người sử dụng đất báo cho đơn vị đo đạc kiểm tra, chỉnh sửa,
bổ sung.
– Kết quả đo vẽ chi tiết được trút vào máy để dựng hình (nối thửa).
-Kiểm tra kết quả đo và tính tọa độ X,Y của các điểm chi tiết
* Ví dụ một vài điểm đo chi tiết:
BH1 1.5
BH2
1

359.5959 90.335110.938

102 79.540592.300411.879
103 14.184392.14515.264

1.41 BH2
1.41 G

1.41 G

104 187.0559 88.42132.458

1.41 D

1000 57.461987.41182.099

1.41 G


1001 13.461

91.59198.657

1.41 D

1002 12.251993.09286.471

1.41 D

CP33.0128

1.41 CP3

94.37146.448

BH2 1.5
BH1
1005 0 90.150210.935

1.41 BH1

1006 277.24

90.163611.218

1007 7.2856

94.43275.787


1008 14.210596.42533.932

1.41 G
1.41 D

1.41 D

CP4234.0955 91.403112.066

1.41 CP4

CP31.5
BH1
1011 0 86.37326.436

1.41 BH1

1012 91.260591.39586.801

1.41 G

1013 81.253890.491710.155
CP585.435491.36548.158
CP51.5
CP3

22

1.41 D


1.41 CP5


1017 0 89.37248.181

1.41 CP3

1018 268.3023 90.113

19.522

1019 257.1135 89.512816.157
CP6265.1802 90.152619.19

1.41 D
1.41 D

1.41 CP6

CP61.5
CP5
1021 0 90.165719.197

1.41 CP5

1022 262.2022 87.50367.419

1.41 G


1023 264.1638 88.16279.832

1.41 T

CP41.5
BH2
1024 0 87.355112.062

1.41 BH2

1025 121.3417 91.14185.395

1.41 T

1026 120.5408 90.56548.007

1.41 T

1027 118.2521 89.442314.204

1.41 T

1028 117.3013 89.490614.222

1.41 T

1029 117.1834 89.453315.182

1.41 G


1030 115.2032 89.493214.832

1.41 T

Bước 4: Sửa lỗi, tạo vùng, tính diện tích
-Tìm và sửa các lỗi kĩ thuật về nối thửa đất ( bắt quá, bắt chưa tới, nối tắt…)
– Tạo vùng, tính diện tích
Bước 5: Biên tập bản đồ địa chính bằng phần mềm MicroStation V8
-Phân lớp đối tượng, đánh số thửa, tạo khung bản đồ
-Vẽ các đường nét, kí hiệu theo qui định
-Trình bày khung va khung ngoài
-Kiểm tra nội dung và kỹ thuật bản đồ, chỉnh sửa
-In bản đồ ra giấy và lưu trên đĩa CD
Lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất và biên bản xác minh ranh giới thửa đất.
2. Lập hồ sơ địa chính,cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã Bột Xuyên,
huyện Mỹ Đức và zã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội.

23


- Giấy chứng nhận được cấp cho tất cả các loại đất, trong đó: đối với đất phi
nông nghiệp và đất nông nghiệp trồng cây lâu năm mỗi thửa đất cấp một giấy chứng
nhận; đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm cấp giấy chứng nhận theo hộ (một
giấy nhiều thửa đất đối với trường hợp đã dồn thửa đổi ruộng).
- Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu
chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những
người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền
với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ
sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

- Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được
nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không
thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa
vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người. Trường hợp quyền
sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ
và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp
đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.
- Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu
ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 hoặc Giấy chứng
nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa

24


đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những
người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định
theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối
với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.

Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa
đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế
nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần tích chênh lệch
nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật đất đai
năm 2013.
*Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu đồng loạt đối với hộ gia đình, cá
nhân ở xã:
Bước 1. Công việc chuẩn bị.
Chuẩn bị địa điểm, các tài liệu, bản đồ, mẫu đơn đề nghị cấp GCN, danh sách
cấp mới GCN.
Phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách về cấp GCN.
Hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị cấp GCN.
Bước 2. Nhận hồ sơ đề nghị cấp GCN.
Nhận, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ; hướng dẫn bổ sung hồ sơ và hướng dẫn
lập lại hồ sơ.
Viết giấy biên nhận (hoặc trả lại hồ sơ) vào sổ theo dõi nhận, trả hồ sơ.
Bước 3. UBND cấp xã thẩm tra, xác nhận; chuyển hồ sơ cho cấp huyện; nhận,
gửi thông báo nghĩa vụ tài chính, nhận bản sao HSĐC, bản sao Sổ cấp GCN, GCN;
trả GCN; thu, gửi lệ phí cấp GCN về cấp huyện.
Thẩm tra hiện trạng sử dụng, tình trạng pháp lý (nguồn gốc, thời điểm sử
dụng, tình trạng tranh chấp, điều kiện quy hoạch) của hồ sơ, phân loại hồ sơ.
Thẩm tra tình trạng thửa đất.
Lập danh sách và công bố công khai kết quả kiểm tra.
Nhận các ý kiến góp ý, xem xét các ý kiến góp ý, trả lời ý kiến góp ý.

25



×