Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CHUẨN HÓA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH XÃ XUÂN LỘCHUYỆN THANH THỦYTỈNH PHÚ THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
CHUẨN HÓA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH XÃ XUÂN LỘC HUYỆN THANH THỦY-TỈNH PHÚ THỌ

Giáo viên hướng dẫn

: Th.S Tăng Thị Thanh Nhàn

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Thu Hà

Chuyên ngành

: Quản Lý Đất Đai

MSV

: DH00301031

Lớp

: ĐH3QĐ3

Năm 2017




TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
CHUẨN HÓA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH XÃ XUÂN LỘC HUYỆN THANH THỦY-TỈNH PHÚ THỌ

Năm 2017


MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được
rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn
sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Quản lý đất đai, Trường Đại học Tài
Nguyên và Môi Trường Hà Nội đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền
đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của
trường, đặc biệt là các thầy cô khoa Quản lý đất đai của trường đã tạo điều kiện cho
em để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Và em cũng xin chân thành cảm ơn
cô giáo Th.S Tăng Thị Thanh Nhàn đã nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn em hoàn
thành tốt khóa luận.

Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp khó tránh khỏi sai sót, em
mong nhận được ý kiến đóng quý báu của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo Hiến pháp năm 2013 quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Đồng thời khẳng định đất đai là tài nguyên
đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo
pháp luật. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định.
Để quản lý, sử dụng đất đai một cách hiệu quả, trước hết cần phải nắm chắc được
số lượng, chất lượng của từng loại đất, của từng khu vực khác nhau, do đó việc quản lý
nhà nước đối với đất là một hoạt động không thể thiếu được trong xã hội.
Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành đất đai, trên bản đồ thể hiện chính xác
vị trí, ranh giới, diện tích và một số thông tin địa chính của từng thửa đất, từng vùng
đất. Bản đồ địa chính còn thể hiện các yếu tố địa lý khác liên quan đến đất đai. Bản đồ
địa chính được thành lập theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn và thống
nhất trong phạm vi cả nước.
Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý
cao phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất. Bản đồ
địa chính làm cơ sở để thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước về
đất đai.
Tuy nhiên hiện nay bản đồ địa chính ở một số địa phương không đáp ứng được
những quy định về bản đồ địa chính mới nhất theo thông tư số 25/2014/TT-BTNMT
ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường gây khó khăn trong công
tác quản lý đất đai do vậy cần phải có biện pháp sửa đổi bản đồ địa chính cho đúng với
quy chuẩn.
Chi phí thành lập mới bản đồ địa chính của một xã phường thị trấn hiện nay
tương đối cao mà ngân sách của địa phương thì có hạn do vậy để tiết kiệm chi phí

thành lập bản đồ mà vẫn đảm bảo chất lượng bản đồ theo quy chuẩn mới nhất hiện nay
thì ta có thể tiến hành biên tập, chuẩn hóa bản đồ địa chính cũ theo những quy định
của thông tư 25/2014/TT-BTNMT.
Xã Xuân Lộc huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ đã và đang tiến hành xây dựng lại
bản đồ địa chính đáp ứng quy định về bản đồ hiện hành. Do xã đang sử dụng bản đồ
địa chính được thành lập vào tháng 4 năm 2014 khi thông tư 25/2014/TTBTNMT(19/05/2014) chưa có hiệu lực thi hành nên chưa chuẩn hóa theo thông tư này,
5


đồng thời có những thay đổi so với hiện trạng. Do vậy để giúp cho công tác quản lý
đất đai của xã được tốt hơn thì ta cần phải thực hiện công tác biên tập, chuẩn hóa các
mảnh bản đồ của tờ bản đồ địa chính hiện hành.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên cùng với mong muốn được đóng góp một
phần sức mình trong việc thành lập bản đồ đồng thời nâng cao, rèn luyện kiến thức
chuyên môn em xin được phép thực hiện đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong
chuẩn hóa bản đồ địa chính xã Xuân Lộc huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ” với sự
hướng dẫn của Th.S Tăng Thị Thanh Nhàn.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
- Nghiên cứu quy trình thành lập, chuẩn hóa bản đồ địa chính theo thông tư
25/2014/TT-BTNMT
- Chuẩn hóa bản đồ địa chính xã Xuân Lộc được đo đạc thành lập năm 2014
- Đánh giá kết quả đạt được sau khi chuẩn hóa lại bản đồ.
2.2. Yêu cầu
- Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.
- Thu thập toàn bộ 41 tờ bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 được thành lập năm 2014.
- Nghiên cứu quy trình thành lập, chuẩn hóa bản đồ địa chính trên thông tư
25/2014/TT-BTNMT.
- Nghiên cứu ứng dụng Microstation SE trong biên tập bản đồ địa chính.
- Chuẩn hóa hoàn thiện 5 tờ bản đồ địa chính xã Xuân Lộc.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Bản đồ địa chính
1.1.1. Khái niệm về bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành đất đai, trên bản đồ thể hiện chính xác
vị trí, ranh giới, diện tích và một số thông tin địa chính của từng thửa đất, từng vùng
đất. Bản đồ địa chính còn thể hiện các yếu tố địa lý khác liên quan đến đất đai. Bản đồ
địa chính được thành lập theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn và thống
nhất trong phạm vi cả nước. Bản đồ địa chính được xây dựng trên cơ sở kỹ thuật và
công nghệ ngày càng hiện đại, nó đảm bảo cung cấp thông tin không gian của đất đai
phục vụ công tác quản lý đất.

6


Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý
cao phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất. Bản đồ
địa chính khác với bản đồ chuyên ngành thông thường ở chỗ bản đồ địa chính có tỷ lệ
lớn và phạm vi đo vẽ là rộng khắp mọi nơi trên toàn quốc. Bản đồ địa chính thường
xuyên được cập nhật các thay đổi hợp pháp của đất đai, có thể cập nhật hàng ngày
hoặc xây dựng bản đồ địa chính đa chức năng, vì vậy bản đồ địa chính còn có tính chất
của bản đồ cơ bản quốc gia.
Bản đồ địa chính được dùng làm cơ sở để thực hiện một số nhiệm vụ trong công
tác quản lý nhà nước về đất đai như:
- Thống kê đất đai.
- Giao đất sản xuất Nông nghiệp, Lâm nghiệp.
- Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Ở và sở hữu Nhà ở.
- Xác nhận hiện trạng và theo dõi biến động về quyền sử dụng đất.
- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết kế xây dựng các điểm
dân cư, quy hoạch giao thông, thuỷ lợi.
- Lập hồ sơ thu hồi đất khi cần thiết.

- Giải quyết tranh chấp đất đai.
Với điều kiện khoa học và công nghệ như hiện nay, bản đồ địa chính được thành
lập ở hai dạng cơ bản là: Bản đồ giấy và bản đồ số địa chính.
+ Bản đồ giấy địa chính: là loại bản đồ truyền thống, các thông tin được thể hiện
toàn bộ trên giấy nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú. Bản đồ giấy cho ta thông tin rõ
ràng, trực quan, dễ sử dụng.
+ Bản đồ số địa chính: có nội dung thông tin tương tự như bản đồ giấy, song các
thông tin này được lưu trữ dưới dạng số trong máy tính, sử dụng một hệ thống ký hiệu
đã số hoá. Các thông tin không gian lưu trữ dưới dạng tọa độ, còn thông tin thuộc tính
sẽ được mã hoá. Bản đồ số địa chính được hình thành dựa trên hai yếu tố kỹ thuật là
phần cứng máy tính và phần mềm điều hành. Các số liệu đo đạc hoặc bản đồ cũ được
đưa vào máy tính để xử lý, biên tập, lưu trữ và có thể in ra thành bản đồ giấy.
Khi nghiên cứu đặc điểm qui trình công nghệ thành lập bẩn đồ địa chính và phạm
vi ứng dụng của từng loại bản đồ địa chính, ta cần làm quen với một số khái niệm về
các loại bản đồ địa chính như sau:

7


- Bản đồ địa chính cơ sở: Đây là tên gọi chung cho bản đồ gốc được đo vẽ
bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa, đo vẽ bằng các phương pháp có sử dụng
ảnh hàng không kết hợp hay đo vẽ bổ sung ở thực địa hay được thành lập trên cơ sở
biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa hình cùng tỷ lệ đã có. Bản đồ địa chính cơ sở được đo
vẽ kín ranh giới hành chính và kín mảnh bản đồ đó.
Bản đồ địa chính cơ sở là tài liệu cơ bản để biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung
thành bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn, để thể hiện
hiện trạng vị trí, hình thể, diện tích và loại đất của các ô thửa có tính ổn định lâu dài và
dễ xác định ở thực địa.
- Bản đồ địa chính gốc: Là bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất và thể hiện
trọn và không trọn các thửa đất, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa

đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan; lập theo khu
vực trong phạm vi một hoặc một số đơn vị hành chính cấp xã, trong một phần hay cả
đơn vị hành chính cấp huyện hoặc một số huyện trong phạm vi một tỉnh hoặc một
thành phố trực thuộc Trung ương, được cơ quan thực hiện và cơ quan quản lý đất đai
cấp tỉnh xác nhận. Bản đồ địa chính gốc là cơ sở để thành lập bản đồ địa chính theo
đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã). Các nội dung đã
được cập nhật trên bản đồ địa chính cấp xã phải được chuyển lên bản đồ địa chính gốc.
- Bản đồ địa chính: Là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất và các đối tượng chiếm
đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố
địa lý có liên quan; lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan thực
hiện, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận.

8


Bản đồ địa chính được lập cho từng đơn vị hành chính cấp xã, là tài liệu quan
trọng trong bộ hồ sơ địa chính, trên bản đồ thể hiện vị trí, hình thể, diện tích, số thửa
và loại đất của từng chủ sử dụng đất. Đáp ứng được yêu cầu quản lý đấy đai của Nhà
nước ở tất cả các cấp Xã, Huyện, Tỉnh và Trung ương.
Ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng (loại đất) của thửa đất thể hiện trên bản
đồ địa chính được xác định theo hiện trạng sử dụng đất. Khi đăng ký quyền sử dụng
đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng
đất có thay đổi thì phải chỉnh sửa bản đồ địa chính thống nhất với số liệu đăng ký
quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Trích đo địa chính: Là đo vẽ lập bản đồ địa chính của một khu đất hoặc thửa đất
tại các khu vực chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng chưa đáp
ứng một số yêu cầu trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đền bù, giải phóng
mặt bằng, đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Bản trích đo địa chính, mảnh bản đồ trích đo, bản đồ trích đo (gọi chung là bản
trích đo địa chính): Là bản đồ thể hiện trọn một thửa đất hoặc trọn một số thửa đất liền

kề nhau, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy
hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan trong phạm vi một đơn vị hành
chính cấp xã (trường hợp thửa đất có liên quan đến hai (02) hay nhiều xã thì trên bản
trích đo phải thể hiện đường địa giới hành chính xã để làm căn cứ xác định diện tích
thửa đất trên từng xã), được cơ quan thực hiện, Ủy ban nhân dân xã và cơ quan quản lý
đất đai cấp tỉnh xác nhận.
Ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng (loại đất) của thửa đất thể hiện trên bản
trích đo địa chính được xác định theo hiện trạng sử dụng đất. Khi đăng ký quyền sử
dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ranh giới, diện tích, mục đích sử
dụng đất có thay đổi thì phải chỉnh sửa bản trích đo địa chính thống nhất với số liệu
đăng ký quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
* Khi thành lập bản đồ địa chính cần phải quan tâm đến các yêu cầu cơ bản sau:
- Chọn tỷ lệ bản đồ địa chính phù hợp với từng vùng đất, loại đất.
- Bản đồ địa chính phải có hệ thống toạ độ thống nhất, có phép chiếu phù hợp để
các yếu tố trên bản đồ biến dạng nhỏ nhất.
- Thể hiện đầy đủ và chính xác các yếu tố không gian như vị trí các điểm, các
đường đặc trưng, diện tích các thửa đất….
- Các yếu tố pháp lý phải được điều tra, thể hiện chuẩn xác và chặt chẽ.
9


1.1.2. Chức năng của bản đồ địa chính
- Chức năng kỹ thuật: Bản đồ địa chính thể hiện chính xác vị trí, kích thước, diện
tích các thửa đất trong các đơn vị hành chính và các yếu tố địa lý có liên quan trong
một hệ tọa độ thống nhất.
- Chức năng tư liệu: Địa chính là nguồn cung cấp tư liệu phong phú về đất đai,
các công trình gắn liền với đất, hạng đất, thuế... Đó là các tư liệu dạng bản đồ, sơ đồ và
các văn bản phục vụ cho các yêu cầu của cơ quan nhà nước và nhân dân.
- Chức năng pháp lý: Đây là chức năng cơ bản của địa chính. Sau khi có đủ tư
liệu xác định hiện trạng và nguồn gốc đất đai, thông qua việc đăng ký và chứng nhận

thì tư liệu địa chính có hiệu lực pháp lý và là cơ sở pháp lý về quyền sở hữu, quyền sử
dụng đất đai và bất động sản.
- Chức năng định thuế: Đây là chức năng nguyên thuỷ và cơ bản của địa chính.
Trước hết là nhận dạng vị trí, ranh giới, sau đó là xác định nội dung, đánh giá, phân
hạng, định giá nhà đất, xác định mức thuế, tính toán các khoản thuế.
1.1.3. Quản lý địa chính (bỏ)
Là hệ thống các biện pháp giúp cơ quan nhà nước nắm chắc được các thông tin
đất đai, quản lý được quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho
người sở hữu và sử dụng đất.
Nội dung quản lý địa chính bao gồm: Điều tra đất đai, đo đạc, lập bản đồ địa
chính, đăng ký đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phân loại, phân hạng, định
giá đất…
Nguyên tắc quản lý:
- Quản lý địa chính tiến hành theo quy chế thống nhất do nhà nước đề ra, được cụ thể
hoá bằng các văn bản pháp luật như luật, nghị định, thông tư…
- Tư liệu địa chính phải đảm bảo tính nhất quán, liên tục và hệ thống;
- Đảm bảo độ chính xác và có độ tin cậy cao;
- Đảm bảo tính khái quát và tính hoàn chỉnh.
1.2. Nội dung và phương pháp của Bản đồ địa chính
1.2.1. Nội dung Bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là tài liệu chủ yếu trong bộ hồ sơ địa chính, vì vậy trên bản đồ
cần thể hiện đầy đủ các yếu tố đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai.
a) Các yếu tố nội dung chính thể hiện trên bản đồ địa chính gồm:
10


- Khung bản đồ;
- Điểm khống chế toạ độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm khống
chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định;
- Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp;

- Mốc giới quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thuỷ lợi, đê
điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn;
- Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất;
- Nhà ở và công trình xây dựng khác: chỉ thể hiện trên bản đồ các công trình xây
dựng chính phù hợp với mục đích sử dụng của thửa đất, trừ các công trình xây dựng
tạm thời. Các công trình ngầm khi có yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa chính phải được
nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình;
- Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như đường giao thông, công
trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến;
- Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng
cao;
- Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (khi có yêu cầu thể hiện phải được nêu cụ
thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình);
- Ghi chú thuyết minh.
Khi ghi chú các yếu tố nội dung bản đồ địa chính phải tuân theo các quy định về ký
hiệu bản đồ địa chính quy định tại mục II và điểm 12 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo
Thông tư này.
b) Thể hiện nội dung bản đồ địa chính
- Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp:
+) Biên giới Quốc gia và cột mốc chủ quyền Quốc gia thể hiện trên bản đồ địa
chính phải phù hợp với Hiệp ước, Hiệp định đã được ký kết giữa Nhà nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước tiếp giáp; ở khu vực chưa có Hiệp ước, Hiệp
định thì thể hiện theo quy định của Bộ Ngoại giao;
+) Địa giới hành chính các cấp biểu thị trên bản đồ địa chính phải phù hợp với hồ
sơ địa giới hành chính; các văn bản pháp lý có liên quan đến việc điều chỉnh địa giới
hành chính các cấp;
+) Đối với các đơn vị hành chính tiếp giáp biển thì bản đồ địa chính được đo đạc,
thể hiện tới đường mép nước biển triều kiệt trung bình tối thiểu trong 05 năm. Trường
11



hợp chưa xác định được đường mép nước biển triều kiệt thì trên bản đồ địa chính thể
hiện ranh giới sử dụng đất đến tiếp giáp với mép nước biển ở thời điểm đo vẽ bản đồ
địa chính;
+) Khi phát hiện có sự mâu thuẫn giữa địa giới hành chính thể hiện trên hồ sơ địa
giới hành chính và đường địa giới các cấp thực tế đang quản lý hoặc có tranh chấp về
đường địa giới hành chính thì đơn vị thi công phải báo cáo bằng văn bản cho cơ quan
tài nguyên và môi trường cấp huyện và cấp tỉnh để trình cơ quan có thẩm quyền giải
quyết. Trên bản đồ địa chính thể hiện đường địa giới hành chính theo hồ sơ địa giới
hành chính (ký hiệu bằng màu đen) và đường địa giới hành chính thực tế quản lý (ký
hiệu bằng màu đỏ) và phần có tranh chấp.
Trường hợp đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thị đường địa
giới hành chính cấp cao nhất;
+) Sau khi đo vẽ bản đồ địa chính phải lập Biên bản xác nhận thể hiện địa giới
hành chính giữa các đơn vị hành chính có liên quan theo mẫu quy định tại Phụ lục số
09 kèm theo Thông tư này. Trường hợp có sự khác biệt giữa hồ sơ địa giới hành chính
và thực tế quản lý thì phải lập biên bản xác nhận giữa các đơn vị hành chính có liên
quan.
- Mốc giới quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thuỷ lợi, đê
điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn:
các loại mốc giới, chỉ giới này chỉ thể hiện trong trường hợp đã cắm mốc giới trên thực
địa hoặc có đầy đủ tài liệu có giá trị pháp lý đảm bảo độ chính xác vị trí điểm chi tiết
của bản đồ địa chính.
- Đối tượng thửa đất
+) Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng
đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được nhà nước
giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;
+) Đỉnh thửa đất là các điểm gấp khúc trên đường ranh giới thửa đất; đối với các
đoạn cong trên đường ranh giới, đỉnh thửa đất trên thực địa được xác định đảm bảo
khoảng cách từ cạnh nối hai điểm chi tiết liên tiếp đến đỉnh cong tương ứng không lớn

hơn 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập;
+) Cạnh thửa đất trên bản đồ được xác định bằng đoạn thẳng nối giữa hai đỉnh
liên tiếp của thửa đất;
12


+) Ranh giới thửa đất là đường gấp khúc tạo bởi các cạnh thửa nối liền, bao khép
kín phần diện tích thuộc thửa đất đó;
+) Trường hợp đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở thì ranh giới thửa đất được xác
định là đường bao của toàn bộ diện tích đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đó;
+) Đối với ruộng bậc thang thì ranh giới thửa đất được xác định là đường bao
ngoài cùng, bao gồm các bậc thang liền kề có cùng mục đích sử dụng đất, thuộc phạm
vi sử dụng của một người sử dụng đất hoặc một nhóm người cùng sử dụng đất (không
phân biệt theo các đường bờ chia cắt bậc thang bên trong khu đất tại thực địa);
+) Trường hợp ranh giới thửa đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng là bờ thửa,
đường rãnh nước dùng chung không thuộc thửa đất có độ rộng dưới 0,5m thì ranh giới
thửa đất được xác định theo đường tâm của đường bờ thửa, đường rãnh nước. Trường
hợp độ rộng đường bờ thửa, đường rãnh nước bằng hoặc lớn hơn 0,5m thì ranh giới
thửa đất được xác định theo mép của đường bờ thửa, đường rãnh nước.
- Loại đất
+) Loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính bằng ký hiệu quy định tại điểm 13 mục
III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.
+) Loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính phải đúng theo hiện trạng sử dụng đất.
Trường hợp có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất vào
mục đích khác với hiện trạng mà việc đưa đất vào sử dụng theo quyết định đó còn
trong thời hạn quy định tại điểm h và i khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai thì thể hiện
loại đất trên bản đồ địa chính theo quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích
sử dụng đất đó.
Trường hợp loại đất hiện trạng khác với loại đất ghi trên giấy tờ pháp lý về quyền
sử dụng đất và đã quá thời hạn đưa đất vào sử dụng quy định tại điểm h và i khoản 1

Điều 64 của Luật Đất đai thì ngoài việc thể hiện loại đất theo hiện trạng còn phải thể
hiện thêm loại đất theo giấy tờ đó trên một lớp (level) khác; đơn vị đo đạc có trách
nhiệm tổng hợp và báo cáo cơ quan tài nguyên và môi trường cấp có thẩm quyền cấp
Giấy chứng nhận về những trường hợp thửa đất có loại đất theo hiện trạng khác với
loại đất trên giấy tờ tại thời điểm đo đạc.

13


Trường hợp thửa đất sử dụng vào nhiều mục đích thì phải thể hiện các mục đích
sử dụng đất đó. Trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đã được Nhà nước
công nhận (cấp Giấy chứng nhận) toàn bộ diện tích thửa đất là đất ở thì thể hiện loại
đất là đất ở.
- Các đối tượng nhân tạo, tự nhiên có trên đất
+) Ranh giới chiếm đất của nhà ở và các công trình xây dựng trên mặt đất được
xác định theo mép ngoài cùng của tường bao nơi tiếp giáp với mặt đất, mép ngoài
cùng của hình chiếu thẳng đứng lên mặt đất của các kết cấu xây dựng trên cột, các kết
cấu không tiếp giáp mặt đất vượt ra ngoài phạm vi của tường bao tiếp giáp mặt đất
(không bao gồm phần ban công, các chi tiết phụ trên tường nhà, mái che).
Ranh giới chiếm đất của các công trình ngầm được xác định theo mép ngoài cùng
của hình chiếu thẳng đứng lên mặt đất của công trình đó.
+) Hệ thống giao thông biểu thị phạm vi chiếm đất của đường sắt, đường bộ (kể cả
đường trong trong khu dân cư, đường trong khu vực đất nông nghiệp, lâm nghiệp phục vụ
mục đích công cộng) và các công trình có liên quan đến đường giao thông như cầu, cống,
hè phố, lề đường, chỉ giới đường, phần đắp cao, xẻ sâu.
+) Hệ thống thuỷ văn biểu thị phạm vi chiếm đất của sông, ngòi, suối, kênh,
mương, máng và hệ thống rãnh nước. Đối với hệ thống thuỷ văn tự nhiên phải thể hiện
đường bờ ổn định và đường mép nước ở thời điểm đo vẽ hoặc thời điểm điều vẽ ảnh.
Đối với hệ thống thuỷ văn nhân tạo thì thể hiện ranh giới theo phạm vi chiếm đất của
công trình.

1.2.2. Các yếu tố cơ bản của Bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính được sử dụng trong quản lý đất đai là bộ bản đồ biên tập riêng
cho từng đơn vị hành chính cơ sở xã, phường. Mỗi bộ bản đồ có thể là một hoặc nhiều
tờ bản đồ ghép lại. Để đảm bảo tính thống nhất, tránh nhầm lẫn và dễ dàng vận dụng
trong quá trình thành lập cũng như trong quá trình sử dụng bản đồ và quản lý đất đai ta
cần phải phân biệt và hiểu rõ bản chất các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính và các
yếu tố phụ khác có liên quan.
Yếu tố điểm: Điểm là một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng các mốc đặc biệt.
Trong thực tế đó là các điểm trắc địa, các điểm đặc trưng trên đường biên thửa đất, các
điểm đặc trưng của địa vật, địa hình. Trong địa chính cần quản lý dấu mốc thể hiện
điểm ở thực địa và toạ độ của chúng.
14


Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong nối qua các điểm
thực địa. Đối với đoạn thẳng cần xác định và quản lý toạ độ hai điểm đầu và cuối, từ
toạ độ có thể tính ra chiều dài và phương vị của đoạn thẳng. Đối với đường gấp khúc
cần quản lý toạ độ các điểm đặc trưng của nó. Các đường cong có dạng hình học cơ
bản có thể quản lý các yếu tố đặc trưng. Tuy nhiên trên thực tế đo đạc nói chung và đo
đạc địa chính nói riêng thường xác định đường cong bằng cách chia nhỏ đường cong
tới mức các đoạn nhỏ của nó có thể coi là đoạn thẳng và nó được quản lý như một
đường khấp khúc.
Thửa đất: Là yếu tố đơn vị cơ bản của đất đai. Thửa đất là một mảnh tồn tại ở
thực địa có diện tích xác định, được giới hạn bởi một đường bao khép kín, thuộc một
chủ sở hữu hoặc một chủ sử dụng nhất định. Trong mỗi thửa đất có thể có một hoặc
một số loại đất. Đường ranh giới thửa đất ở thực địa có thể là con đường, bờ ruộng,
tường xây, hàng rào... hoặc đánh dấu bằng các dấu mốc theo quy ước của các chủ sử
dụng đất. Các yếu tố đặc trưng của thửa đất là các điểm góc thửa, chiều dài các cạnh
thửa và diện tích của nó.
Thửa đất phụ: Trên mỗi thửa đất lớn có thể tồn tại các thửa nhỏ có đường ranh

giới phân chia không ổn định, có các phần được sử dụng vào các mục đích khác nhau,
trồng cây khác nhau, mức tính thuế khác nhau, thậm chí thường xuyên thay đổi chủ sử
dụng đất. Loại thửa này gọi là thửa đất phụ đơn vị tính thuế.
Lô đất: Là vùng đất có thể gồm một hoặc nhiều loại đất. Thông thường lô đất
được giới hạn bởi các con đường kênh mương, sông ngòi. Đất đai được chia lô theo
điều kiện địa lý khác nhau như có cùng độ cao, độ dốc, theo điều kiện giao thông, thuỷ
lợi, theo mục đích sử dụng hay cùng loại cây trồng.
Khu đất, xứ đồng: Đó là vùng đất gồm nhiều thửa đất, nhiều lô đất. Khu đất và
xứ đồng thường có tên gọi riêng được đặt từ lâu.
Thôn, bản, xóm, ấp: Đó là các cụm dân cư tạo thành một cộng đồng người cùng
sống và lao động sản xuất trên một vùng đất. Các cụm dân cư thường có sự gắn kết
mạnh về các yếu tố dân tộc, tôn giáo nghề nghiệp...
Xã, phường: Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, bản hoặc đường phố.
Đó là đơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức quyền lực để thực hiện chức năng quản lý
nhà nước một cách toàn diện đối với các hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội
trong phạm vi lãnh thổ của mình.
15


1.2.3. Các phương pháp thành lập Bản đồ địa chính
Để thành lập bản đồ địa chính người ta có thể sử dụng các phương pháp sau:
- Đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa.
- Biên tập từ bản đồ địa hình cùng tỷ lệ.
- Đo vẽ trên ảnh hàng không.
- Chuẩn hóa dữ liệu địa chính
a) Đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở ngoài thực địa
Thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp tại thực địa, phụ
thuộc vào thiết bị kỹ thuật sử dụng, có thể chia ra làm hai phương pháp cơ bản:
- Phương pháp toàn đạc.
- Phương pháp bàn đạc.

Hiện nay phương pháp bàn đạc không được dùng vì máy móc cồng kềnh, năng
suất làm việc không cao.
b) Đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương pháp biên tập và đo vẽ bổ xung trên nền
bản đồ địa hình cùng tỷ lệ
Bản chất của phương pháp này là biên tập lại các yếu tố nội dung bản đồ địa hình
cho phù hợp với nội dung bản đồ địa chính mới tại thời điểm đo vẽ và bổ xung các yếu
tố ở khu vực đất lâm nghiệp, khu vực trồng cây công nghiệp và đất chưa sử dụng ở
khu vực đồi núi, duyên hải, đây là phương án chính để kiểm kê diện tích đất tự nhiên
đối với các xã vùng đồi núi,vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo và các khu vực chưa có
điều kiện đo vẽ bản đồ địa chính. Phương pháp này thường được áp dụng để thành lập
bản đồ địa chính tỷ lệ trung bình (từ 1:10000 đến1:25000).
c) Đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương pháp đo ảnh hàng không
Phương pháp đo ảnh được sử dụng rộng rãi và rất có hiệu quả trong lĩnh vực
thành lập bản đồ địa hình và địa chính tỷ lệ nhỏ, tỷ lệ trung bình và các loại tỷ lệ lớn.
Ở các vùng đất canh tác nông nghiệp ít bị địa vật và thực phủ che khuất, các đường
biên thửa đất, bờ ruộng thường thể hiện khá rõ nét trên phim ảnh hàng không, vì vậy
dùng ảnh hàng không để lập bản đồ địa chính các vùng đất nông nghiệp là hoàn toàn
có thể thực hiện được trong thực tế.
Tùy thuộc vào địa hình khu đo vẽ thành lập bản đồ là đồng bằng hay trung du
miền núi mà ảnh hàng không được sử dụng có thể là ảnh đơn hoặc ảnh lập thể. Do vậy
có 2 phương pháp cơ bản là phương pháp đo ảnh đơn và phương pháp đo ảnh lập thể,
16


các tấm ảnh này sau khi chụp chúng được sử lý trên các máy đo vẽ ảnh: nắn ảnh
nghiêng về ảnh nằm ngang, sau đó ảnh được biên tập, điều vẽ các yếu tố nội dung địa
chính, đối soát đo vẽ bổ xung. Tính diện tích…và cho ra sản phẩm cuối cùng là bản đồ
địa chính. Công việc biên tập có thể được làm bằng tay hoặc máy tính với các phần
mềm chuyên dụng.
d) Phương pháp chuẩn hóa dữ liệu địa chính

Đối với công tác quản lý đất đai, dữ liệu bản đồ là thành phần cơ bản trong cơ sở
dữ liệu đất đai, được sử dụng để quản lý vị trí không gian của thửa đất. Thực trạng
quản lý dữ liệu bản đồ ở Bắc Ninh hiện nay cho thấy các bản đồ đang được sử dụng
với nhiều định dạng khác nhau như: dạng giấy, bản kẽm, dạng số.
Bản đồ đã lưu ở dạng số hiện nay vẫn còn chưa có định dạng thống nhất, còn tồn
tại nhiều dạng như: dgn, dxf, dwg .v.v. Dữ liệu số được xây dựng từ nhiều nguồn khác
nhau như do can vẽ, do số hóa lại từ bản giấy hoặc do đo vẽ trực tiếp bằng công nghệ
số. Vì vậy, nội dung bản đồ chưa được chuẩn hóa theo một chuẩn thống nhất theo quy
định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Vấn đề đặt ra là phải xem xét biện pháp định
chuẩn và chuẩn hoá dữ liệu như thế nào để thu được một CSDL thống nhất.

Hình 1.1. Quy trình cơ bản cho công tác chuẩn hóa dữ liệu bản đồ
Công tác chuẩn hóa dữ liệu bản đồ được thực hiện theo nhiều công đoạn phức tạp
như : Chuẩn lại các lớp bản đồ thống nhất giữa các mảnh bản đồ, cắt ghép các mảnh
theo ranh giới hành chính xã, tiếp biên giữa các mảnh bản đồ, chuẩn lại cách đánh số
thửa, kiểm tra topology, làm trơn đường, cắt bỏ các đoạn thừa của các đường tại các
17


điểm giao nhau, xóa đường bị trùng nhau (Duplicate), nối các đoạn hở của đường,
chuyển hệ tọa độ.
1.2.4. Bản đồ địa chính dạng số
1.2.4.1. Khái niệm về bản đồ số
Bản đồ số là một tập hợp có tổ chức các dữ liệu bản đồ trên thiết bị có khả năng
đọc bằng máy tính và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ.
Bản đồ số bao gồm các thành phần cơ bản sau:
- Thiết bị ghi dữ liệu
- Máy tính
- Cơ sở dữ liệu bản đồ
Bản đồ số được tổ chức và lưu trữ gọn nhẹ, khác với bản đồ truyền thống ở chỗ :

Bản đồ số chỉ là các File dữ liệu ghi trong bộ nhớ máy tính và có thể thể hiện ở dạng
hình ảnh giống như bản đồ truyền thống trên màn hình máy tính. Nếu sử dụng các máy
vẽ thì ta có thể in được bản đồ giấy giống như bản đồ thông thường.
Nhờ các máy tính có khả năng lưu trữ khối lượng thông tin lớn, khả năng tổng
hợp, cập nhật, phân tích thông tin và xử lý dữ liệu bản đồ phong phú nên bản đồ số
được ứng dụng rộng rãi và đa dạng hơn rất nhiều so với bản đồ giấy truyền thống.
Bản đồ số có tính linh hoạt hơn hẳn bản đồ truyền thống, có thể dễ dàng thực
hiện được các công việc như:
- Cập nhật và hiệu chỉnh thông tin .
- Chồng xếp hoặc tách thông tin theo ý muốn.
- Bất cứ lúc nào cũng có thể dễ dàng biên tập tạo ra bản đồ số khác và in ra bản
đồ mới.
- Có khả năng liên kết sử dụng trong mạng máy tính.
Trong bản đồ số, các yếu tố bản đồ giữ nguyên độ chính xác của dữ liệu đo đạc
ban đầu, không chịu ảnh hưởng của sai số đồ hoạ.
Việc sử dụng bản đồ số thuận lợi và có hiệu quả kinh tế cao, vì thế hiện nay trong
ngành Trắc địa - Địa chính chủ yếu sử dụng công nghệ mới để thành lập và sử dụng
bản đồ số trong công tác quản lý đất đai.
1.2.4.2. Bản đồ số địa chính
18


Bản đồ số địa chính là sản phẩm bản đồ địa chính được thiết kế, số hoá, biên tập,
lưu trữ và hiển thị trong hệ thống máy tính và các thiết bị điện tử. Nó có nội dung
thông tin tương tự như bản đồ địa chính vẽ trên giấy song các thông tin này được lưu
trữ dưới dạng số.Trong thực tế, bản đồ số địa chính được tạo ra theo hai phương pháp
cơ bản là số hoá các bản đồ địa chính đã vẽ trên giấy hoặc biên tập từ số liệu đo đạc
trên thực địa và số liệu đo ảnh hàng không.Để thành lập bản đồ số địa chính cần
nghiên cứu các chuẩn về bản đồ số và tổ chức dữ liệu. Đó chính là những quy định
nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, tính thống nhất trong mô tả, lưu trữ và hiển thị nội dung

thông tin.
1.2.5. Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính
Chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ địa chính: Phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của công
tác quản lý đất đai, giá trị kinh tế sử dụng đất, mức độ khó khăn về giao thông, về kinh
tế, về mức độ chia cắt địa hình, về độ che khuất, về quan hệ xã hội… của từng khu
vực, mật độ thửa trung bình trên một (01) ha, quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch
sử dụng đất của từng khu vực trong đơn vị hành chính để lựa chọn tỷ lệ đo vẽ cho phù
hợp. Không nhất thiết trong mỗi đơn vị hành chính xã phải lập bản đồ địa chính ở cùng
một tỷ lệ nhưng phải xác định tỷ lệ cơ bản cho đo vẽ bản đồ địa chính ở mỗi đơn vị
hành chính xã.
Tỷ lệ cơ bản đo vẽ bản đồ địa chính quy định như sau:
a) Khu vực đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối,
đất nông nghiệp khác : tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:2000 và 1:5000. Đối với khu vực đất
sản xuất nông nghiệp mà phần lớn các thửa đất nhỏ, hẹp hoặc khu vực đất nông
nghiệp xen kẽ trong khu vực đất đô thị, trong khu vực đất ở chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ
là 1:1000 hoặc 1:500 và phải được quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật - dự toán
công trình.
b) Khu vực đất phi nông nghiệp mà chủ yếu là đất ở và đất chuyên dùng:
- Các thành phố lớn, các khu vực có các thửa đất nhỏ hẹp, xây dựng chưa theo
quy hoạch, khu vực giá trị kinh tế sử dụng đất cao tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:200 hoặc
1:500.
- Các thành phố, thị xã, thị trấn lớn, các khu dân cư có ý nghĩa kinh tế, văn hoá
quan trọng tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:500 hoặc 1:1000.
- Các khu dân cư nông thôn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:1000 hoặc 1:2000.
19


c) Khu vực đất lâm nghiệp, đất trồng cây công nghiệp : tỷ lệ đo vẽ cơ bản là
1:5000 hoặc 1:10000.
d) Khu vực đất chưa sử dụng: thường nằm xen kẽ giữa các loại đất trên nên được

đo vẽ và biểu thị trên bản đồ địa chính đo vẽ cùng tỷ lệ. Khu vực đất đồi, núi, khu
duyên hải có diện tích đất chưa sử dụng lớn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:10000.
e) Khu vực đất chuyên dùng, đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa
địa, đất sông, suối, đất có mặt nước chuyên dùng, đất phi nông nghiệp: thường nằm
xen kẽ giữa các loại đất trên nên được đo vẽ và biểu thị trên bản đồ địa chính đo vẽ
cùng tỷ lệ cho toàn khu vực.
Ngoài qui định chung về tỷ lệ cơ bản của bản đồ địa chính nêu trên, trong mỗi
đơn vị hành chính cấp xã khi thành lập bản đồ địa chính do có những thửa đất nhỏ, hẹp
xen kẽ có thể trích đo riêng từng thửa đất nhỏ hẹp đó hoặc một cụm thửa hay một khu
vực ở tỷ lệ lớn hơn.
Cở sở để chọn tỷ lệ đo vẽ cơ bản và tỷ lệ trích đo phải nêu chi tiết trong thiết kế
kỹ thuật - dự toán công trình (viết tắt là TKKT-DT) thành lập bản đồ địa chính và hồ
sơ địa chính của đơn vị hành chính hay khu vực (sau đây gọi chung là khu vực) cần lập
bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính.
Trong trường hợp thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ lớn hơn hoặc nhỏ hơn dãy tỷ lệ
nêu trên, phải tính cụ thể các chỉ tiêu kỹ thuật nhằm đảm bảo yêu cầu về quản lý đất
đai và đảm bảo độ chính xác của các yếu tố nội dung bản đồ ở tỷ lệ lựa chọn trong
thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình của khu vực.
1.2.6. Ký hiệu của bản đồ địa chính
Nội dung của bản đồ địa chính được biểu thị bằng các ký hiệu qui ước và các
ghi chú. Các ký hiệu được thiết kế phù hợp cho từng loại tỷ lệ bản đồ và phù hợp với
yêu cầu sử dụng bản đồ địa chính. Các ký hiệu phải đảm bảo tính trực quan, dễ đọc,
không làm lẫn lộn ký hiệu này với ký hiệu khác.
1.2.6.1. Phân loại ký hiệu
Các ký hiệu qui ước của bản đồ địa chính được chia làm 3 loại: ký hiệu theo tỷ
lệ, ký hiệu không theo tỷ lệ và ký hiệu nửa theo tỷ lệ.

20



Các ký hiệu vẽ theo tỷ lệ: Khi thể hiện các đối tượng có diện tích bề mặt tương
đối lớn ta dùng ký hiệu theo tỷ lệ, phải vẽ đúng kích thước của địa vật theo tỷ lệ bản
đồ. Đường viền của đối tượng có thể vẽ bằng nét liền, nét đứt hoặc đường chấm. Bên
trong phạm vi đường viền dùng màu sắc hoặc các hình vẽ, biểu tượng và ghi chú để
biểu thị đặc trưng địa vật. Với bản đồ địa chính gốc thì phép ghi chú đặc trưng và biểu
tượng được dùng làm phương tiện chính. Các ký hiệu này thể hiện rõ vị trí, diện tích,
các điểm đặc trưng và tính chất của đối tượng trên bản đồ. Ví dụ: Trạm phát sóng,
tượng đài, đền miếu...
Ký hiệu không theo tỷ lệ: Đây là những ký hiệu qui ước dùng để thể hiện vị trí
và đặc trưng số lượng, chất lượng của đối tượng, song không thể hiện diện tích, kích
thước và hình dạng của chúng theo tỷ lệ bản đồ. Loại ký hiệu này còn sử dụng cả trong
trường hợp địa vật được vẽ theo tỷ lệ mà ta muốn biểu thị thêm yếu tố tượng trưng làm
tăng thêm khả năng nhận biết đối tượng trên bản đồ. Ví dụ: Đền miếu, trạm phát sang
thông tin, tượng đài…
Ký hiệu theo nửa tỷ lệ: Đó là loại ký hiệu dùng thể hiện các đối tượng có thể
biểu diễn các kích thước thực một chiều theo tỷ lệ bản đồ, còn chiều kia dùng kích
thước qui ước. Ví dụ: Ký hiệu đường sắt, mương nhỏ, đường dây điện …Trong đó
chiều dài tuyến vẽ theo tỷ lệ và dùng lực nét, màu sắc để thể hiện chủng loại, đối
tượng, địa vật.
Ghi chú: Ngoài các ký hiệu, ta còn dùng cách ghi chú để biểu đạt nội dung của
bản đồ địa chính. Các ghi chú có thể chia ra làm hai nhóm là ghi chú tên riêng và ghi
chú giải thích. Ghi chú tên riêng dùng để chỉ các đơn vị hành chính, tên các cụm dân
cư, các đối tượng kinh tế, xã hội, tên sông, hồ, tên núi, đồi, tên xứ đồng .v.v. Ghi chú
giải thích rất hay dùng trong bản đồ địa chính nhằm thể hiện, giải thích về phân loại
đối tượng, về đặc trưng số lượng, chất lượng của chúng. Ghi chú này dưới dạng viết
tắt, giảm lược ngắn gọn. Ví đụ: Loại nhà, loại đất, hướng dòng chảy, mặt đường vv…
1.2.6.2. Vị trí các ký hiệu
Các ký hiệu vẽ theo tỷ lệ: Phải thể hiện chính xác vị trí của các điểm đặc trưng
trên đường biên của nó. Ví dụ: Các góc thửa đất, điểm đỉnh đoạn cong của đường ranh
giới thửa đất. Khi xác định chính xác toàn bộ đường biên thì vị trí của ký hiệu vẽ theo

tỷ lệ đã được định vị.
Các ký hiệu phi tỷ lệ:
21


- Ký hiệu có dạng hình học đơn giản như hình tròn, hình vuông, tam giác, thì tâm
ký hiệu chính là tâm địa vật.
- Ký hiệu đường nét thì trục của ký hiệu trùng với trục của địa vật.
- Ký hiệu tượng trưng có đường đáy nằm ngang thì tâm ký hiệu là điểm giữa của
đáy. Ví dụ: Nhà thờ, tháp, đền, chùa…
1.2.6.3. Màu sắc ký hiệu
Theo qui định qui phạm thì bản đồ địa chính có 2 loại là: Bản đồ gốc đo vẽ và
Bản đồ địa chính. Tương ứng với từng loại sẽ dùng màu sắc khác nhau để vẽ bản đồ
địa chính. Trên bản đồ địa chính gốc, các ký hiệu được vẽ bằng 3 màu: Đen, ve, và nâu
nhằm đảm bảo dễ đọc và thuận tiện cho công tác nhân bản sau này. Đường nét phải đủ
độ đậm màu để có thể chụp hoặc phiên nhân bản.
Bản đồ gốc đo vẽ thường dùng một màu đen để tăng độ tương phản, thụân tiện
phiên, chụp.
1.3. Cơ sở toán học trong thành lập bản đồ địa chính
1.3.1. Cơ sở toán học
a) Bản đồ địa chính được lập ở các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và
1:10000; trên mặt phẳng chiếu hình, ở múi chiếu 3 độ, kinh tuyến trục theo từng tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 và hệ
độ cao quốc gia hiện hành.
Kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại Phụ
lục số 02 kèm theo Thông tư 25
b) Khung trong mở rộng của mảnh bản đồ địa chính là khung trong của mảnh bản
đồ địa chính được thiết lập mở rộng thêm khi cần thể hiện các yếu tố nội dung bản đồ
vượt ra ngoài phạm vi thể hiện của khung trong tiêu chuẩn. Phạm vi mở rộng khung
trong của mảnh bản đồ địa chính mỗi chiều là 10 xen ti mét (cm) hoặc 20 cm so với

khung trong tiêu chuẩn.
c) Lưới tọa độ vuông góc trên bản đồ địa chính được thiết lập với khoảng cách 10
cm trên mảnh bản đồ địa chính tạo thành các giao điểm, được thể hiện bằng các dấu
chữ thập (+).
d) Các thông số của file chuẩn bản đồ
22


- Thông số hệ quy chiếu và hệ tọa độ
Thông số hệ quy chiếu và hệ tọa độ để lập bản đồ địa chính thực hiện theo quy định
tại Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20 tháng 6 năm 2001 của Tổng cục Địa chính
hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN-2000.
- Thông số đơn vị đo (Working Units) gồm:
+) Đơn vị làm việc chính (Master Units): mét (m);
+) Đơn vị làm việc phụ (Sub Units): mi li mét (mm);
+) Độ phân giải (Resolution): 1000;
+) Tọa độ điểm trung tâm làm việc (Storage Center Point/Global Origin): X:
500000 m, Y: 1000000 m.
e) Chia mảnh, đánh số hiệu mảnh bản đồ địa chính
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000
Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 được xác định như sau:
Chia mặt phẳng chiếu hình thành các ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế
là 6 x 6 ki lô mét (km) tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000. Kích
thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 là 60 x 60 cm,
tương ứng với diện tích là 3600 héc ta (ha) ngoài thực địa.
Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 gồm 08 chữ số: 02 số đầu là 10,
tiếp sau là dấu gạch nối (-), 03 số tiếp là 03 số chẵn km của toạ độ X, 03 chữ số sau là
03 số chẵn km của toạ độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của
mảnh bản đồ địa chính.
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000

Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có
kích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000.
Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 là 60 x 60
cm, tương ứng với diện tích là 900 ha ngoài thực địa.
Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 gồm 06 chữ số: 03 số đầu là 03
số chẵn km của toạ độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của toạ độ Y của điểm góc
trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính.
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000

23


Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 thành 09 ô vuông, mỗi ô vuông có kích
thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000. Kích thước
khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 là 50 x 50 cm, tương ứng
với diện tích 100 ha ngoài thực địa.
Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc
từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000
bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông.
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000
Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích
thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000.
Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 là 50 x 50
cm, tương ứng với diện tích 25 ha ngoài thực địa.
Các ô vuông được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái sang
phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu
mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông.
- Bản đồ tỷ lệ 1:500
Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông, mỗi ô vuông có kích
thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500.

Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 là 50 x 50
cm, tương ứng với diện tích 6,25 ha ngoài thực địa.
Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 16 theo nguyên tắc
từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 bao
gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông
trong ngoặc đơn.
- Bản đồ tỷ lệ 1:200
Chia mảnh bản đồ địa chính 1:2000 thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông có kích
thước thực tế 0,10 x 0,10 km, tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200.
Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 là 50 x 50
cm, tương ứng với diện tích 1,00 ha ngoài thực địa.
Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 100 theo nguyên
tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200
bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông.
Mẫu sơ đồ chia mảnh và đánh số hiệu mảnh bản đồ địa chính quy định tại Phụ
lục số 03 kèm theo Thông tư này.
f) Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính
24


Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính gồm tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh,
huyện, xã đo vẽ bản đồ; mã hiệu mảnh bản đồ địa chính và số thứ tự của mảnh bản đồ
địa chính trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi là số thứ tự tờ bản
đồ).
Số thứ tự tờ bản đồ được đánh bằng số Ả Rập liên tục từ 01 đến hết trong phạm
vi từng xã, phường, thị trấn; thứ tự đánh số theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên
xuống dưới, các tờ bản đồ tỷ lệ nhỏ đánh số trước, các tờ bản đồ tỷ lệ lớn đánh số sau
tiếp theo số thứ tự của tờ bản đồ nhỏ.
Trường hợp phát sinh các tờ bản đồ mới trong quá trình sử dụng thì được đánh số
tiếp theo số thứ tự tờ bản đồ địa chính có số thứ tự lớn nhất trong đơn vị hành chính

cấp xã đó.
g) Tên gọi mảnh trích đo địa chính
Tên gọi của mảnh trích đo địa chính bao gồm tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh,
huyện, xã thực hiện trích đo địa chính; hệ tọa độ thực hiện trích đo (VN-2000, tự do);
khu vực thực hiện trích đo (địa chỉ thửa đất: số nhà, xứ đồng, thôn, xóm…) và số hiệu
của mảnh trích đo địa chính.
Số hiệu của mảnh trích đo địa chính gồm số thứ tự mảnh (được đánh bằng số Ả
Rập liên tục từ 01 đến hết trong một năm thuộc phạm vi một đơn vị hành chính cấp
xã); năm thực hiện trích đo địa chính thửa đất; ví dụ: TĐ03-2014.
h) Mật độ điểm khống chế tọa độ
- Để đo vẽ lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa thì mật
độ điểm khống chế tọa độ quy định như sau:
+) Bản đồ tỷ lệ 1:5000, 1:10000: Trung bình 500 ha có một điểm khống chế tọa
độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên;
+) Bản đồ tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000: Trung bình từ 100 ha đến 150 ha có một
điểm khống chế tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên;
+) Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200: Trung bình 30 ha có một điểm khống chế tọa độ
có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên;
+) Trường hợp khu vực đo vẽ có dạng hình tuyến thì bình quân 1,5 km chiều dài
được bố trí 01 điểm tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên.
Trường hợp đặc biệt, khi đo vẽ lập bản đồ địa chính mà diện tích khu đo nhỏ hơn
30 ha thì điểm tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên mật độ
không quá 2 điểm.
- Để đo vẽ lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, 1:5000, 1:10000 bằng phương pháp
ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ trực tiếp ở thực địa thì trung bình 2500 ha có một
điểm khống chế tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên.
25



×