Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM GIẢM THIỂU RÁC THẢI NILON CHO BÃI BIỂN DU LỊCH HẠ LONG, QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 97 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2016 - 2017

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ NHẰM GIẢM THIỂU RÁC THẢI NILON
CHO BÃI BIỂN DU LỊCH HẠ LONG, QUẢNG NINH

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học Tự nhiên

HÀ NỘI, THÁNG 5 – NĂM 2017
1


2


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2016 - 2017

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ NHẰM GIẢM THIỂU RÁC THẢI NILON


CHO BÃI BIỂN DU LỊCH HẠ LONG, QUẢNG NINH

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học Biển
Sinh viên thực hiện: HOÀNG TRUNG HIẾU
Nam, Nữ: Nam
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: ĐH4QB, Khoa khoa học Biển và Hải Đảo Năm thứ: 3/4
Ngành học: Quản lý Biển
Người hướng dẫn: TS. TRẦN THỊ MINH HẰNG

HÀ NỘI, THÁNG 5 – NĂM 2017
3


4


MỤC LỤC

5


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

BTNMT

Bộ Tài Nguyên Môi Trường

CTR


Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

DPSIR

Mô hình phân tích đánh giá tổng hợp
(Driver – Pressure – State – Impact – Response)

6

IUCN

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

TTVH - DL

Trung Tâm Văn Hóa Du Lịch

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

VCCI

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam



THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ NHẰM GIẢM THIỂU RÁC THẢI NILON CHO BÃI BIỂN DU LỊCH
HẠ LONG, QUẢNG NINH.
- Sinh viên thực hiện: Hoàng Trung Hiếu; Đỗ Thị Thu Hà; Đỗ Thị Thu;
Nguyễn Thị Linh; Trịnh Thị Thảo
- Lớp: ĐH4QB
- Khoa: Khoa học Biển và Hải Đảo
- Năm thứ: 3
- Số năm đào tạo: 4
- Người hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Hằng

2. Mục tiêu đề tài:
Nghiên cứu về hiện trạng vấn đề ô nhiễm biển do rác thải sinh hoạt nói chung
và rác thải nilon nói riêng của cộng đồng ven biển Hạ Long, Quảng Ninh; tìm hiểu và
đánh giá về nhận thức của cộng đồng đối với việc sử dụng túi nilon cũng như tác hại
của nilon đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, từ đó đưa ra các đề xuất giải pháp
quản lý nhằm giảm thiểu rác thải nilon tại bãi biển du lịch Hạ Long, Quảng Ninh.

3. Tính mới và sáng tạo: Là đề tài đầu tiên tại Hạ Long nghiên cứu nhận thức về tác
hại của túi nilon và đề xuất giải pháp giảm thiểu rác thải nilon.

4. Kết quả nghiên cứu:
Đề tài đã thực hiện khảo sát, thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp để đánh giá hiện
trạng rác thải nilon cũng như công tác quản lý, xử lý, tái chế, tái sử dụng rác thải nilon
trên địa bàn Bãi Cháy, thành phố Hạ Long; khảo sát được nhu cầu sử dụng, những khó
khăn bất cập trong công tác xử lý và giảm thiểu túi nilon; áp dụng mô hình phân tích
đánh giá tổng hợp (DPSIR) để phân tích các vấn đề của rác thải nilon, từ đó đề xuất

các giải pháp để giảm thiểu túi nilon và đánh giá giải pháp bằng mô hình SWOT.

5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc
phòng và khả năng áp dụng của đề tài:

7


Đề tài góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương, khách
du lịch về tác hại của rác thải nilon ảnh hưởng tới con người và môi trường

6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài
(ghi rõ tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả
nghiên cứu (nếu có):

Ngày 15 tháng 5 năm 2017
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh
viên thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
Nhóm sinh viên thực hiện đề tài đã bước đầu đánh giá được hiện trạng và nhận
thức về rác thải nilon tại Hạ Long, Quảng Ninh. Vấn đề rác thải nilon vẫn còn rất mới
và chưa được quan tâm đúng mức tại Việt Nam. Đề tài này đã bước đầu xác định được
những khoảng trống về chính sách và hạn chế về nhận thức của cộng đồng để đề xuất
những giải pháp nâng cao hiệu quả và nhận thức về rác thài nilon của cộng đồng ở Hạ
Long, Quảng Ninh.
Trong thời gian thực hiện đề tài, nhóm sinh viên đã nỗ lực, có tinh thần học hỏi,
nắm rõ vấn đề nghiên cứu, vượt qua khó khăn để thực hiện đề tài trong thời gian học
tập trung tại trường. Đến nay, nhóm sinh viên đã hoàn thành đề tài đáp ứng các mục

tiêu đã đặt ra.

Ngày 15 tháng 5 năm 2017
Xác nhận của trường đại học

8

Người hướng dẫn


THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên: HOÀNG TRUNG HIẾU
Sinh ngày:

04

tháng 10

năm 1995

Ảnh
4x6

Nơi sinh: Hạ Long – Quảng Ninh
Lớp: ĐH4QB

Khóa: 4


Khoa: Khoa học Biển và Hải Đảo
Địa chỉ liên hệ: ĐH4QB
Điện thoại: 01626111488

Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
* Năm thứ 1:
Ngành học: Quản lý Biển

Khoa: Khoa học Biển và Hải Đảo

Kết quả xếp loại học tập: 2.03
Sơ lược thành tích: Không
* Năm thứ 2:
Ngành học: Quản lý Biển

Khoa: Khoa học Biển và Hải Đảo

Kết quả xếp loại học tập: 2.95
Sơ lược thành tích: Không
Ngày 15 tháng 5 năm 2017

Xác nhận của trường đại học

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài

9



LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin chân thành cảm ơn TS. Trần Thị Minh Hằng đã nhiệt tình hướng
dẫn, tận tình chỉ bảo, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, các phương pháp nghiên cứu.
Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Khoa học Biển và Hải
đảo đã giúp đỡ chúng em trong thời gian qua.
Chúng em xin chân thành cảm ơn các cô, các chú, các anh, các chị trong chính
quyền và cộng đồng người dân khu du lịch Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng
Ninh đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện để chúng em có thông tin, tư liệu hoàn thành
nghiên cứu.
Chúng em xin chân thành cảm ơn các bạn bè trong lớp đã luôn động viên, giúp
đỡ trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, chúng em xin cảm ơn các thầy, cô phòng Nghiên cứu Khoa học và
Hợp tác Quốc tế đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng em để chúng em hoàn thành tốt
nghiên cứu.
Nhóm sinh viên thực hiện
Hoàng Trung Hiếu
Đỗ Thị Thu Hà
Đỗ Thị Thu
Nguyễn Thị Linh
Trịnh Thị Thảo

10


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Kể từ khi vật liệu nhựa ra đời đến nay, loại vật liệu này đã tỏ rõ ưu thế của mình
và nhanh chóng có mặt ở hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, dịch vụ và đời
sống xã hội. Vật liệu nhựa là nguyên liệu hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta. Nó

đã và đang dần thay thế các vật liệu bằng nhôm, sắt, đồng…với ưu thế rẻ, nhẹ, bền và
không thấm nước… Vật liệu nhựa đã nhanh chóng được sử dụng rộng rãi trong tất cả
các lĩnh vực đời sống sinh hoạt và sản xuất. Tiện lợi và dễ sử dụng, nhưng bên cạnh
những ưu điểm đó, vật liệu nhựa nói chung và túi nilon nói riêng có tác hại rất lớn đối
với môi trường.
Túi nilon được làm từ các chất khó phân hủy, khi thải ra môi trường phải mất
hàng chục năm đến một vài thế kỷ mới được phân hủy hoàn toàn trong tự nhiên. Bao
bì nilon lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao
quanh, cản trở sự phát triển của cây cỏ, gây ngập úng, lũ lụt, dẫn đến sự xói mòn đất ở
các vùng đồi núi, phá hủy thảm thực vật và môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
Bao bì nilon trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng mắc phải hoặc tưởng nhầm đó
là thức ăn và nuốt phải. Nhưng nguy hại hơn là tác hại của nilon đến sức khỏe con
người. Những bao bì nilon được nhuộm màu sẽ làm ô nhiễm thực phẩm do có chứa
kim loại như: chì, cadimi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ra ung thư phổi.
Nguy hiểm nhất là khi bao bì nilon bị đốt, các khí thải ra đặc biệt là khí dioxin có thể
gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, ho ra máu ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả
năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ
sinh (Nguyễn Ngọc Thùy Dương và ctv, 2009).
Lượng nilon tăng lên mỗi ngày, trong khi lại khó phân hủy được nên ngày càng
tích tụ. Việc quản lý để giải quyết vấn đề này đã được các nhà khoa học và quản lý chú
ý, quan tâm từ nhiều năm nay.
Bước vào thế kỷ 21 với những bước phát triển mạnh mẽ của các quốc gia với sự
hướng tới các ngành kinh tế sạch và phát triển nhanh thì dịch vụ - du lịch ngày càng
được chú trọng. Ngày càng nhiều các bãi biển được đưa vào khai thác, dịch vụ du lịch
– giải trí, nghỉ dưỡng, vui chơi cũng theo đó mà phát triển. Nền kinh tế quốc dân tăng
lên và rác thải từ đó cũng tăng theo. Điều đó đòi hỏi các giải pháp thiết thực để giảm

11



thiểu số lượng rác thải đang gia tăng nghiêm trọng. Đặc biệt là rác thải sinh hoạt từ các
hộ gia đình đến các hoạt động mua bán, du lịch.
Sở hữu đường bờ biển dài với nhiều khu du lịch nổi tiếng và bãi cát đẹp, bãi
biển Hạ Long là điểm đến hấp dẫn của mọi hành trình du lịch trong nước. Tuy nhiên
đến mùa du lịch cao điểm, các bãi biển này có nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng bởi rác
thải từ các hoạt động sinh hoạt, dịch vụ du lịch, đặc biệt là rác thải nilon. Theo sở
Trung tâm Văn hóa Du lịch (TTVH – DL) tỉnh Quảng Ninh năm 2015 trung bình các
bãi biển Hạ Long thu hút gần 21 nghìn du khách, đặc biệt vào những ngày lễ hội con
số này còn tăng lên.Với số lượng du khách lớn như vậy, biển Hạ Long hàng ngày phải
chịu áp lực của sự ô nhiễm. Những bãi biển trải dài bị chia cắt bởi các khách sạn, nhà
hàng, khu nghỉ dưỡng, trên các bãi biển lại xuất hiện nhiều rác thải nilon do người dân
và du khách nơi đây xả ra bị đổ trực tiếp ra biển, mặt khác chính sách quản lý và xử lý
rác thải vẫn chưa hiệu quả đã gây ra ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường biển nơi
đây, phá hủy cảnh quan, hệ sinh thái khu du lịch, giảm đa dạng sinh học, đe dọa sự
sống của nhiều loài sinh vật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Vấn đề quản lý rác thải, cụ thể là rác thải nilon là rất cần thiết và cần có những
giải pháp hiệu quả để giảm thiểu lượng rác thải đó. Chính vì thế chúng tôi lựa chọn đề
tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu rác
thải nilon cho bãi biển du lịch Hạ Long, Quảng Ninh” nhằm đánh giá hiện trạng ô
nhiễm rác thải nói chung, rác thải nilon nói riêng tại bãi biển Hạ Long, điều tra khảo
sát ý thức và thói quen sử dụng rác thải nilon của người dân ở đây, từ đó đề xuất một
số giải pháp giảm thiểu rác thải nilon, xây dựng bãi biển Hạ Long xanh - sạch - thân
thiện với môi trường.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về hiện trạng vấn đề ô nhiễm biển do rác thải rắn sinh hoạt
nói chung và rác thải nilon nói riêng của cộng đồng ven biển Hạ Long, Quảng Ninh;
tìm hiểu và đánh giá về nhận thức của cộng đồng đối với việc sử dụng túi nilon cũng
như tác hại của nilon đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, từ đó đưa ra các đề xuất
giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu rác thải nilon tại bãi biển du lịch Hạ Long, Quảng

Ninh.

12


3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chính bao gồm:
- Hiện trạng ô nhiễm rác thải rắn sinh hoạt, rác thải nilon tại Bãi Cháy.
- Hiện trạng công tác quản lý và cơ cấu quản lý rác thải nilon tại Bãi Cháy.
- Khảo sát, đánh giá về nhận thức của cộng đồng và khách du lịch tại Bãi Cháy
về rác thải nilon và vấn đề ô nhiễm môi trường từ rác thải nilon.
- Đề xuất giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu rác thải nilon cho bãi biển du lịch
ở Hạ Long, Quảng Ninh.

13


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1.

Cơ sở lý luận

1.1.1. Các khái niệm
Môi trường: Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2005,
môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật
chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và sinh vật”.
Ô nhiễm môi trường: Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam

2005: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp
với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”.
Theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP, chất thải rắn (CTR) là chất thải ở thể rắn,
được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động
khác. CTR bao gồm CTR thông thường và CTR nguy hại. CTR phát thải trong sinh
hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là CTR sinh hoạt. CTR phát
thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt
động khác được gọi chung là CTR công nghiệp. Ngoài ra còn có chất thải y tế cũng
được liệt vào danh sách CTR. Cùng với hoạt động sản xuất của con người và sự phát
triển của xã hội đã tạo ra các sản phẩm và dịch vụ để phục vụ nhu cầu của con người.
Điều này kéo theo lượng CTR cũng gia tăng theo. Tác hại của loại chất thải này là rất
lớn, nếu không được xử lý đúng, chất thải này có thể ảnh hưởng sâu rộng về môi
trường và sức khỏe con người.
Do đó, việc quản lý CTR là vô cùng quan trọng. Cũng theo nghị định này, hoạt
động quản lý CTR là các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý
CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử
lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức
khoẻ con người.
Theo nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015, chất thải rắn
sinh hoạt (CTRSH) là CTR phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.

14


Túi nilon là một loại túi nhựa rất bền, dẻo, mỏng, nhẹ và tiện dụng. Ngày nay,
nó được dùng rất nhiều để đóng gói thực phẩm, bột giặt, bảo quản nước đá, các loại
chế phẩm hóa học hay đựng những phế liệu nhỏ, rác thải. Túi nilon sau một lần sử
dụng thường được cho vào sọt rác hoặc vứt một cách bừa bãi trên mặt đất, ao hồ, sông
suối và trở thành rác thải nilon (Trung Phong, 2012).
Theo tổng luận “Chất thải nhựa, túi ni lông và công nghệ xử lý” do Trần Quang

Ninh biên soạn, rác thải nilon bao gồm các bao bì bằng nhựa polyethylene (PE), sau
khi sử dụng trở thành rác thải. Đây thực chất là một hỗn hợp nhựa, trong đó chiếm
phần lớn là nhựa PE. Rác thải nilon là một phần của CTR.
Quản lý rác thải nilon là một phần nhỏ trong quản lý CTR, bao gồm việc quy
hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý rác thải nilon, các hoạt động thu gom,
xử lý, tái chế giúp giảm gánh nặng cho môi trường và tránh các tác động đến sức khỏe
con người.

1.1.2. Thành phần và tính chất của túi nilon
Xuất hiện cách đây khoảng 150 năm do nhà hóa học Anh Alexander Parkes phát
minh, túi nilon đã thay đổi cả thế giới và trở nên phổ biến trên toàn cầu từ thập niên
1970. Ước tính một năm, trung bình người dân trên thế giới thải ra môi trường khoảng
500 – 1000 tỉ túi nhựa, và theo các nhà khoa học thời gian để một chiếc túi nilon phân
hủy phải mất 500 – 1000 năm (Đông Nguyên, 2007). Cho đến nay, sản phẩm này đang
trở thành mối đe dọa thực sự, khiến nhiều quốc gia đau đầu tìm kiếm những giải pháp
mạnh để giải quyết hiệu quả vấn đề này, bên cạnh đó các nhà khoa học cũng đang nỗ
lực nghiên cứu phương thức khác để thay thế hoặc tái chế túi nilon thành các sản phẩm
hữu ích hơn.
Túi nilon được sản xuất từ nhựa polyethylene (PE). Nhựa PE được cấu tạo từ
các polime lấy từ các sản phẩm hóa dầu. Thành phần của các loại nhựa này không độc
nhưng để các chất phụ gia làm cho nhựa mềm dẻo thì có khả năng gây độc cho con
người. Các chất phụ gia chủ yếu được sử dụng để sản xuất túi nilon là chất hoá dẻo,
kim loại nặng, phẩm màu. Túi nilon có những tính chất như mỏng, nhẹ, không thấm
nước, có độ bền hóa học cao và có tính đàn hồi. Chính những đặc điểm này tạo nên
tính rất khó phân hủy của nilon. Túi nilon được làm từ sợi nhựa tổng hợp bền dẻo với
nhiều kích cỡ khác nhau, có thể tái chế được. Tuy nhiên, nó cũng là vật liệu gây ra ô

15



nhiễm môi trường. Ngoài ra túi nilon còn bao gồm các kim loại độc hơn cả chì như
cadimi và chất dioxin cực độc (Nguyễn Thị Thùy Dương và Chu Mạnh Trinh, 2002).

16


1.1.3. Ảnh hưởng của túi nilon đến môi trường
Sản xuất túi nilon dễ dàng và nhanh chóng, nhờ vào những ưu điểm của mình
mà loại vật liệu này ngày càng phổ biến, nó nhanh chóng xuất hiện khắp nơi trên thế
giới, trở thành thứ không thể thiếu trong các hoạt động kinh doanh, mua sắm hàng
ngày và cất trữ thực phẩm. Người ta lạm dụng túi nilon như một thói quen khó bỏ,
khiến con số tiêu thụ trở nên đáng kinh ngạc – vài nghìn tấn mỗi ngày. Lượng rác thải
từ các hoạt động này đang trở thành hiểm họa cho môi trường sống của con người và
các loài sinh vật. Theo số liệu của chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc: “Cứ mỗi
1,6km2 đại dương thì có khoảng 46.000 mảnh túi nilon trôi nổi. Trong năm 2015, số túi
nilon người Anh sử dụng là 8,5 tỉ túi. Nếu trải dài liên tiếp số túi nilon người Mỹ sử
dụng, chúng có thể tạo nên một con đường có chiều dài gấp gần 1.400 lần chiều dài
đường xích đạo Trái Đất” (Lệ Quyên, 2016).
Túi nilon được sử dụng khắp mọi nơi từ chợ, siêu thị cho đến trung tâm thương
mại do tính tiện lợi của chúng. Tuy nhiên bên cạnh tính tiện dụng ấy là rất nhiều tác
hại vô cùng to lớn. Đi cùng với những bao bì sản phẩm ngày càng đẹp và tiện dụng là
lượng rác thải do bao bì nilon, chai nhựa, vỏ hộp bọc nhựa cũng gia tăng. Theo tờ
South China Morning Post cho biết các thành phố ven biển gây ô nhiễm nặng nề của
Trung Quốc thải ra khoảng từ 1,3 triệu đến 3,5 triệu tấn rác mỗi năm. Số lượng rác thải
nhựa từ Trung Quốc chiếm gần 30% tổng số rác thải nhựa của 192 quốc gia tiếp giáp
với biển trên toàn thế giới, được ước tính khoảng 8 triệu tấn/năm. Ở nước ta, hiện chưa
có số liệu thống kê chính thức về số lượng túi nilon được sử dụng nhưng đã có một số
khảo sát, ước tính về số lượng túi nilon được thải ra ngoài môi trường hàng ngày; vào
năm 2000 trung bình mỗi ngày, nước ta xả khoảng 800 tấn rác nhựa ra môi trường.
Đến năm 2015, con số này đã lên đến 2500 tấn/ngày và có thể còn lớn hơn.

Mỗi ngày, người dân Việt Nam xả thải ra hàng triệu túi, bao bì nilon. Chỉ một
phần nhỏ trong số này được thu gom, tái chế, còn phần lớn bị vứt đi không những gây
lãng phí về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh (Thế giới thêm
xanh, 2015).
Việc quá lạm dụng các sản phẩm nilon và ý thức của con người còn kém đã
biến túi nilon thành một loại rác thải lan tràn khắp nơi, từ các khu du lịch, di tích, danh
lam thắng cảnh đến ao hồ, sông ngòi.

17


Lượng rác thải ngày càng lớn, không chỉ trên đất liền, theo một nghiên cứu
được công bố hồi đầu năm 2015, mỗi năm các đại dương trên thế giới đang phải hứng
chịu từ 8 đến 9 triệu tấn rác thải nhựa. Có tới hơn phân nửa số rác thải này đến từ các
quốc gia châu Á, dẫn đầu là Trung Quốc, tiếp theo là Indonesia, Philippines, Việt Nam
và Sri Lanka. Đồng thời, trong nhóm các quốc gia phát triển thì có Mỹ là nằm trong
top 20 với khoảng 77.000 tấn, tương đương gần 1% trong số tổng rác thải nhựa đổ ra
biển (Khánh Ly, 2015).
Theo sự ước tính của các chuyên gia, có khoảng 46.000 phế phẩm từ nhựa trôi
nổi trên diện tích khoảng 1,6 km 2 nước biển. Rác thải, phế phẩm từ nhựa như chai, lọ,
túi nilon bị vứt xuống biển theo các dòng hải lưu trôi nổi khắp thế giới. Theo thống kê
của trang Clean Air, cứ mỗi phút lại có hơn 1 triệu túi nilon được con người sử dụng
và sau đó chủ yếu sẽ bị thải ra biển cả và đại dương. Rác thải, phế phẩm từ nhựa như
chai, lọ, túi nilon sẽ theo các dòng hải lưu chu du khắp thế giới. Chỉ tính riêng dòng
hải lưu Bắc Thái Bình Dương trong 40 năm qua, lượng phế thải nhựa gia tăng tới 100
lần (Diệp Trang, 2015). Thời gian phân hủy của rác thải nhựa luôn xếp top đầu. Thống
kê cho thấy những chiếc dây cước câu cá làm từ nhựa chỉ có thể tan biến sau 600 năm,
tiếp theo là chai nhựa với khoảng 450 năm và các vật dụng nhựa khác là 400 năm. Rác
thải từ nhựa đặc biệt nguy hiểm đối với sự sống của các sinh vật dưới nước. Trong số
gần 120 loài thú sống dưới biển, có tới 54% loài thường mắc phải rác thải nhựa bị vứt

xuống đại dương. Các sinh vật này không tự phân biệt được đâu là thức ăn, đâu là rác
thải từ nhựa như túi nilon, chai lọ... Chúng ăn phải các loại rác thải này và nhanh
chóng bị giết chết bởi chất độc trong nhựa. Đặc biệt do thời gian phân hủy rất lâu nên
khi rơi xuống biển, chúng phủ lên bề mặt và giết chết các quần thể san hô gây biến
dạng hệ sinh thái dưới đáy biển.
Bên cạnh đó, túi nilon còn gây hại ngay từ khâu sản xuất, bởi nguyên liệu sử
dụng là dầu khí, cùng các chất phụ gia khác như hóa chất dẻo, kim loại nặng, phẩm
màu. Đây là thành phần vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe và môi trường sống của con
người và sinh vật. Khi kết hợp các nguyên liệu này, nó phản ứng tạo ra khí CO 2 – một
trong những nguyên nhân chính của việc gây ra hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí
hậu toàn cầu. Ngoài ra, những khu vực nào có nhiều túi nilon bị chôn lấp trong đất thì
khu đó sẽ bị xói mòn, đất bạc màu không tơi xốp, kém dinh dưỡng, từ đó cây trồng
chậm tăng trưởng. Nguyên nhân là do đặc điểm của túi nilon khó phân hủy, nếu tồn tại

18


trong đất sẽ ngăn cản O2 đi qua đất, gây ra hiện tượng trên. Nguy hiểm hơn, nhiều loại
túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất, khi bị chôn lấp với số lượng lớn sẽ ảnh
hưởng tới môi trường nước, còn khi đốt sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và fura,
ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng
tiêu hóa và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ...

1.2.

Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Trên thế giới
Nhận thức được ảnh hưởng của túi nilon đối với sức khỏe con người và môi
trường, nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện các chiến dịch giảm thiểu sử dụng túi
nilon bắt đầu từ hệ thống các siêu thị, cửa hàng. Italia là quốc gia đầu tiên trên thế giới

năm 2013 cấm sử dụng túi nilon. Nước này đã tuyên bố có một sự đổi mới quan trọng,
chính quyền nước này đã ra lệnh cấm sử dụng túi nilon và chỉ được sử dụng các túi vải
không dệt tự phân hủy trong môi trường. Điều lệnh thiết thực này đã đưa đất nước này
gia nhập vào hàng ngũ các quốc gia có tỉ lệ sử dụng túi nilon thấp nhất thế giới:
Mexico, Washington, San Francisco,...
Những nơi khác như Trung Quốc đã thành công trong việc thu phí túi nilon. Kể
từ ngày 01/06/2008, tất cả các siêu thị, các cửa hàng lớn cũng như cửa hàng tạp hóa
đều không được phép cung cấp túi nilon miễn phí nữa. Người tiêu dùng sẽ phải tự lo
túi đựng đồ khi đi mua hàng, nếu không sẽ phải trả tiền mua túi nilon tại cửa hàng hay
siêu thị. Cũng theo quy định này, túi nilon có độ dày dưới 0,025mm sẽ bị cấm hoàn
toàn, và các cửa hàng phải thu phí của khách hàng đối với tất cả các loại túi nilon
(Đặng Lê, 2008). Bên cạnh đó nhiều siêu thị tại Pháp, Hà Lan đã không phát túi nilon
đựng đồ, khách hàng được khuyến khích mua túi đựng hàng lớn bằng nilon tự hủy, có
thể sử dụng nhiều lần.
Đặc biệt, năm 2016, Indonesia đã phát minh ra loại túi nilon thân thiện với môi
trường, loại túi này có thể hòa tan trong nước để uống, được gọi là Eco-bag. Với vẻ
ngoài không khác gì với túi nilon thông thường, nhưng nó lại có thể hòa tan được
trong nước. Avani – công ty của Indonesia phát minh ra loại túi này - đã tạo ra túi Ecobag từ rễ của củ sắn, điều này giúp Eco bag có thể phân hủy dễ dàng trong môi trường
tự nhiên. Khác với loại túi nilon thông thường, với Eco bag các loài sinh vật có thể hấp
thụ mà không gặp ảnh hưởng do thành phần chính của loại túi này là từ rễ củ sắn. Với
loại túi này, chúng ta không còn phải lo lắng về vấn đề ô nhiễm môi trường, vì Eco bag

19


có thể phân hủy gần như hoàn toàn trong nước ấm. Việc phát minh ra loại túi sinh học
này hứa hẹn sẽ là sản phẩm thay thế toàn diện nhược điểm cho túi nilon hiện nay, giảm
bớt gánh nặng ô nhiễm môi trường (Ngọc Quỳnh, 2016).
1.2.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước, cộng

đồng xã hội đã và đang quan tâm tới vấn đề chất thải nilon với nhiều sáng kiến được
đưa ra áp dụng như các chiến dịch truyền thông như “nói không với túi nilon” được áp
dụng tại Cù Lao Chàm, đây là nơi đầu tiên trong cả nước thực hiện thành công việc
kiểm soát được loại rác thải này. Ngoài ra còn có các nghiên cứu và quy định về vấn
đề này được đề xuất.
Cuối năm 2010, Luật Thuế bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua sẽ
có hiệu lực ngày 01/01/2012 quy định một số sản phẩm tiềm tàng gây ô nhiễm môi
trường sẽ phải chịu thuế, trong đó túi nilon là một trong những sản phẩm phải chịu
thuế ở mức cao. Định hướng về rác thải nilon mang tầm quốc gia gần đây nhất được
thể hiện rõ trong "Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi
nilon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020", được Chính phủ phê duyệt vào
tháng 4/2013. Đề án này nhằm hướng tới giảm dần việc sử dụng túi nilon khó phân
hủy trong sinh hoạt, tăng cường thu gom tái chế chất thải túi nilon khó phân hủy, từng
bước thay thế và sử dụng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường trong đời sống
sinh hoạt cộng đồng.
Theo sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bình Dương, hiện tại tỉnh đã áp dụng công
nghệ xử lý tái chế nilon phế thải thành dầu đốt công nghiệp. Công nghệ này được thực
hiện dựa trên phương pháp nhiệt phân có điều kiện để tái tạo thành phần khó phân hủy
như hỗn hợp phế thải dẻo, cao su có trong CTRSH, quá trình này tạo ra nguồn nhiên
liệu đốt là dầu PO.
Năm 2014, nhà máy xử lý, chế biến rác thải thành dầu PO, dầu RO đã được
khánh thành và đưa vào hoạt động tại thành phố Đà Nẵng, với tỷ lệ 8% lượng nilon có
trong 650 tấn rác thải hàng ngày trên địa bàn thì nhà máy có thể sản xuất ra khoảng 17
tấn dầu RO và PO trong một ngày. Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình xử
lý rác thải nilon, giúp giảm bớt gánh nặng cho môi trường. Theo tính toán thì cứ 3 tấn
nilon sản xuất được 1 tấn dầu PO, vậy mỗi ngày có khoảng 1.600 tấn rác được tập kết
về Khu liên hợp xử lý CTR Nam Bình Dương, trong đó có 8% - 10% trong tổng số là

20



rác thải nilon, tương đương với 160 tấn dầu được sản xuất sau quá trình xử lý. Như
vậy, việc áp dụng công nghệ tái chế này giúp tỉnh Bình Dương sản xuất được khoảng
50 tấn dầu PO và RO mỗi ngày. Điều này có ý nghĩa rất lớn, góp phần giảm thiểu
lượng nilon xả thải ra môi trường, giảm thiểu ô nhiễm.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – đại diện cho cộng đồng
doanh nghiệp Việt Nam đã đề xuất phương thức đánh thuế túi nilon với Bộ Tài chính,
dựa trên số lượng túi. Do việc mức thuế hiện nay đang rất thấp so với các nước trên
thế giới, nên chưa có tác động nhiều đến việc hạn chế sản xuất hay sử dụng túi nilon.
Kinh nghiệm của nhiều quốc gia khác cho thấy việc đánh thuế dựa trên số lượng túi sẽ
có tác dụng tốt hơn việc dựa trên khối lượng túi trong việc bảo vệ môi trường. Tuy
nhiên cách đánh thuế này có nhược điểm là tiến hành thu sẽ khó hơn do các hóa đơn,
hợp đồng mua bán túi nilon đều dựa trên khối lượng. Do đó, cần thực hiện thêm một
thao tác để quy đổi từ khối lượng sang số lượng túi nilon. Việc đánh thuế này cũng đã
được áp dụng tại một số nước. Ở nước Anh và Ireland mỗi túi nilon sẽ phải chịu mức
thuế tương đương 4.200 đồng. Một số nước khác thậm chí cấm sản xuất túi nilon để
hạn chế việc môi trường bị tác động do loại rác thải này.
1.2.3. Tại Quảng Ninh
Tỉnh Quảng Ninh đề xuất các giải pháp quản lý như xây dựng và hoàn thiện cơ
chế chính sách, pháp luật và kiểm soát sử dụng túi nilon khó phân hủy. Tăng cường sử
dụng công cụ kinh tế nhằm giảm dần việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng túi nilon
khó phân hủy. Xây dựng chính sách khuyến khích phân loại chất thải túi nilon khó
phân hủy tại nguồn, tạo điều kiện thuận lợi để thu gom, tái chế.
Ngoài ra Quảng Ninh định hướng tăng cường và đa dạng hóa các nguồn đầu tư
nhằm thực hiện việc giảm thiểu tình trạng rác thải nilon; phát triển nghiên cứu khoa
học, chuyển giao công nghệ để sản xuất ra túi nilon thân thiện môi trường và tái chế
rác thải nilon thành sản phẩm hữu ích; tăng cường hợp tác quốc tế để trao đổi, học tập
kinh nghiệm quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân
hủy. Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm thay thế
và tái chế chất thải nilon khó phân hủy.

Tại Quảng Ninh đã áp dụng “công nghệ xử lý rác thải bằng công nghệ sinh học,
lên men hiếu khí tốc độ cao” của tác giả Vũ Quỳnh (giám đốc Công ty cổ phần xử lý

21


CTR Hạ Long) đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng độc
quyền sáng chế.
1.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các cơ sở thực tiễn
Từ những kinh nghiệm từ các nước trên thế giới đã thực hiện để giảm lượng túi
nilon xả thải ra môi trường, có thể nhận thấy sự thành công trong việc giảm thiểu sử
dụng túi nilon là kết quả của 3 yếu tố sau: sự tham gia của cộng đồng, sự đầu tư thỏa
đáng của Nhà nước và xã hội, xây dựng chính sách phù hợp.
Việc thực hiện các chính sách giảm thiểu sử dụng túi nilon mang lại kết quả tốt
khi có sự tham gia của cộng đồng. Sự tham gia này thể hiện ngay từ khi xác định các
vấn đề, các biện pháp cách thức cụ thể khi giải quyết tác hại của rác thải nilon đối với
môi trường. Sự tham gia của cộng đồng là việc tăng quyền làm chủ và trách nhiệm của
cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo cho mọi người đều có quyền
sống trong một môi trường trong xanh, sạch, đẹp.
Để thực hiện được điều này, các quốc gia đã phải thực hiện các quá trình vận
động, tuyên truyền hoặc dùng các chính sách cụ thể để người dân giảm việc sử dụng
túi nilon. Nhiều nước đã đưa vào chương trình giáo dục phổ thông các kiến thức về
môi trường và cụ thể là túi nilon. Đây được xem như là chương trình tuyên truyền hiệu
quả, bền vững và không thể thiếu được trong các trường học phổ thông.
Bên cạnh đó, sự đầu tư thỏa đáng của Nhà nước và xã hội vào các phương pháp
tái chế hay xử lý túi nilon cũng góp phần mang lại hiệu quả cho công cuộc giảm thiểu
túi nilon. Việc tái chế và xử lý đúng cách giúp giảm thiểu lượng rác, giảm gánh nặng
cho môi trường.
Hiện nay, ở nước ta hầu hết doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sản
phẩm túi nilon và nhựa các loại đều phải nhập khẩu nguồn nguyên liệu hạt nhựa nói

chung với chi phí khá cao, chiếm khoảng hơn 90%. Nguồn hạt nhựa tái chế trong nước
chiếm chưa tới 10%. Và nếu thực hiện tốt khâu tái chế thì có thể thay đổi đáng kể tỷ lệ
cung ứng cho thị trường hạt nhựa trong nước lên khoảng 40%. Trên thực tế, việc tái
chế túi nilon sau sử dụng không phải là khó. Cái khó là hiện nay nhà nước vẫn chưa có
chính sách hỗ trợ đủ để khuyến khích các nhà đầu tư lớn có năng lực tham gia. Kết quả
là việc tái chế nilon rơi vào những cơ sở sản xuất tư nhân nhỏ. Trong quá trình sản
xuất họ không đảm bảo điều kiện an toàn gây ra ô nhiễm môi trường. Như vậy, việc

22


đầu tư cho giải pháp kinh tế để tăng hiệu suất tái chế loại sản phẩm này vừa có lợi ích
về kinh tế vừa có lợi cho môi trường (Minh Xuân, 2014).
Cuối cùng là yếu tố xây dựng chính sách phù hợp để giảm lượng túi nilon được
sử dụng. Các quy định được ban hành giúp chính quyền các nước quản lý và kiểm soát
lượng túi nilon. Đây chính là công cụ giúp cho việc thực hiện giảm thiểu sử dụng túi
nilon mang lại kết quả cao. Việc ban hành rộng rãi các văn bản quy định về việc sử
dụng túi nilon cần được tăng cường tại nước ta.
Như vậy, sự tham gia của cộng đồng, sự đầu tư thỏa đáng của Nhà nước, xã hội
và việc xây dựng chính sách phù hợp để thực hiện việc giảm thiểu sử dụng túi nilon
như các nước trên thế giới là điều rất quan trọng, góp phần to lớn trong việc mang lại
thành công cho chương trình.

23


CHƯƠNG II
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về các đối tượng nghiên cứu sau:

− Rác thải sinh hoạt, rác thải nilon từ hoạt động sinh hoạt ven biển ở Bãi Cháy (Hạ
Long-Quảng Ninh).
− Cơ cấu tổ chức và hệ thống pháp lý quản lí rác thải sinh học và rác thải nilon ở Bãi
Cháy (Hạ Long-Quảng Ninh).
− Nhận thức của cộng đồng dân cư và khách du lịch về sử dụng túi nilon và bảo vệ môi
trường từ ô nhiễm rác thải nilon.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
2.1.2.1 Phạm vi không gian
Nghiên cứu được thực hiện tại phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh (Hình 2.1). Phường Bãi Cháy có tọa độ 20°57′57″B, 107°02′5″Đ. Bãi
biển Bãi Cháy là bãi tắm thu hút rất đông du khách vào mùa du lịch biển.

Hình 2.1: Bản đồ địa điểm nghiên cứu Bãi Cháy, Hạ Long, Quảng Ninh

2.1.2.2. Phạm vi thời gian

24


Nghiên cứu được tiến hành trong 8 tháng (từ tháng 09/2016 đến tháng
04/2017).

2.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Phường Bãi Cháy có tọa độ Theo trang Cổng thông tin điện tử Thành phố Hạ
Long, phường Bãi Cháy nằm ở phía Tây thành phố Hạ Long với tổng diện tích tự

nhiên là 17,13 km². Phía Tây giáp Phường Hùng Thắng, Giếng Đáy; phía Bắc giáp
sông Trới, huyện Hoành Bồ; phía Đông Nam giáp Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên
thế giới 2 lần được UNESCO công nhận.
Bãi Cháy nguyên là một đảo hình thoi dài 6km, chỗ rộng nhất là 2km, diện tích
1145,85ha. Địa hình đồi núi, đỉnh cao nhất 162m. Phía Bắc đảo là vịnh Cửa Lục, quốc
lộ 18A mở từ những năm 1930. Phía Nam đảo nhìn ra Vịnh Hạ Long có đường Hạ
Long xây dựng từ năm 1959. Phường có đảo Rều cách bờ 300m (dễ dàng thấy khi đi
từ Cảng tàu du lịch Bãi Cháy ra Vịnh), phía Đông của đảo có bến phà (nay là cầu) nối
với phường Hồng Gai, cảng xăng dầu B12 là cảng xăng dầu lớn nhất cả nước, trước
1965 là cảng Hải Quân.
Bãi Cháy có một bãi biển nhân tạo, nằm dọc vịnh Hạ Long, bãi cát có chiều dài
hơn 1000m và rộng 100m. Đây là bãi tắm thu hút rất đông du khách vào mùa du lịch
biển. Đặc điểm địa hình là một dải đồi thấp chạy thoai thoải về phía biển, kéo dài hơn
2km ôm lấy hàng thông cổ thụ, nằm xen là những khách sạn, những biệt thự nhỏ kiến
trúc riêng biệt (Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam, 2015).

2.2.2. Điều kiện kinh tế – xã hội
Theo trang Cổng thông tin điện tử Thành phố Hạ Long, với lợi thế nằm bên bờ
vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới 2 lần được Unesco công nhận, Bãi Cháy
đóng vai trò là trung tâm lưu trú và các dịch vụ ven bờ, phát triển với quy mô quốc tế.
Cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ ngành du lịch được đầu tư, khai thác hiệu quả đáp đã
ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch trong và ngoài nước.
Trên địa bàn phường hiện có 322 cơ sở lưu trú du lịch với 6.888 phòng, 12.478
giường; trong đó: 11 cơ sở đạt tiêu chuẩn 4 sao, 15 cơ sở đạt tiêu chuẩn 3 sao, 23 cơ sở
đạt tiêu chuẩn 2 sao, 17 cơ sở đạt tiêu chuẩn 1 sao với 4.012 phòng được xếp hạng và
trên 400 tàu du lịch. Bên cạnh đó, một số dự án khách sạn 5 sao đang được triển khai

25



×