Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC TẠI KHU VỰC VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
KHOA MÔI TRƯỜNG
----------------------

BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP THIÊN NHIÊN
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN TÀI
NGUYÊN CÂY THUỐC TẠI KHU VỰC VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO

Sinh viên
1.
2.
3.
4.
5.

Nguyễn Tuyết Mai (nhóm trưởng)
Nguyễn Trọng Hiểu
Vũ Thị Lan Hương
Trần Bích Hường
Nguyễn Hoàng Lan
Lớp: ĐH5QM6

MỤC LỤC
Hà Nội, 6/2017


-----------------------------------------------------------------------------------------------NỘI DUNG
MỞ ĐẦU
-

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn tài


nguyên cây thuốc trong khu vực vườn Quốc gia Tam Đảo.
Mục tiêu của chuyên đề nghiên cứu
Các nội dung của chuyên đề

Phần 1. Lộ trình, điểm khảo sát và nội dung thực tập
-

Bản đồ thể hiện tuyến hành trình và điểm khảo sát
Mô tả hành trình và địa điểm khảo sát.

Phần 2. Giới thiệu phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
Phần 3. Giới thiệu khái quát đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi
trường, kinh tế xã hội của khu vực vườn quốc gia Tam Đảo.
Phần 4. Kết quả nghiên cứu (tìm hiểu) và thảo luận
-

Trình bày kết quả thu được
Phân tích thảo luận kết quả thu được.
----------------------------------------

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
-

Kết luận và kiến nghị về mặt chuyên môn
Các kiến nghị khác về đợt thực tập

----------------------------------------TÀI LIỆU THAM KHẢO
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỞ ĐẦU



Cây thuốc là nhóm cây với số loài cao nhất trong hệ thự vật Tam Đảo. Theo GS.TSKH
Nguyễn Nghĩa Thìn (Đại học khoa học tự nhiên – Đại học quốc gia Hà Nội) thì vườn quốc
gia Tam Đảo có khoảng 2000 loài thực vật, trong đó cây thuốc có số lượng loài lớn nhất với
311 loài chiếm tỉ lệ 34,40%. Lượng cây thuốc mang lại giá trị sử dụng cả trực tiếp và gián
tiếp lớn cho con người. Nhiều loài có giá trị kinh tế và giá trị sủ dụng cao như ba kích, khổ
sâm, gối hạc, râu hùm hoa tía,… Chính những giá trị mà chúng đem lại đã làm tăng sức khai
thác của con người tăng lên. Nhiều loài mà trước đây khoảng 10 năm chúng ta có thể bắt
gặp ở bất cứ đâu trên Tam Đảo thì hiện nay chúng hoàn toàn mất hút. Những loài thuốc quý
hiếm đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do khai thác quá mức mà không có biện pháp phục
hồi đang dần tăng lên. Điều đó đặt ra một vấn đề cấp thiết là phải nắm được hiện trạng và có
các biện pháp bảo tồn tài nguyên cây thuốc trong khu vực Tam Đảo. Nhất là đối với các sinh
viên ngành quản lý tài nguyên môi trường, đây được coi là vấn đề cần được chú trọng và
thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của một người quản lý, hướng đến sự bền vững cho môi
trường tự nhiên nói riêng và xã hội loài người nói chung.
Với chuyên đề thực tập: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp bảo tồn tài
nguyên cây thuốc trong khu vực vườn quốc gia Tam Đảo, nhằm mục tiêu nắm bắt một
cách đầy đủ, chính xác, chân thực nhất về hiện trạng các loài cây thuộc hiện nay của khu
vực này. Thu thập thông tin, số liệu về cây thuốc, liệt kê được danh sách các loài cây thuốc
có nguy cơ bị tuyệt diệt, những loài đứng trước nguy cơ không thể khôi phục. Có được
thông tin chính xác từ việc khảo sát thực tế khu vực Tam Đảo về các loài cây thuốc có mặt ở
đây. Để từ đó đưa ra biện pháp tối ưu nhất cho việc bảo tồn tài nguyên cây thuốc ở khu vực
này. Đem lại kết quả tốt nhất cho việc phát huy giá trị của cây thuốc đối với con người và
cộng đồng.
Chuyên đề được thực hiện bởi các thành viên nhóm và sự hướng dẫn của các thầy cô
trong đoàn thực tập với các nội dung thực hiện của chuyên đề như sau: Đưa ra lộ trình, điểm
khảo sát của nhóm là vườn quốc gia Tam Đảo từ đó mô ta hành trình và các địa điểm đã
khảo sát; sử dụng phương pháp nghiên cứu tại hiện trường để tiến hành nghiên cứu; giới
thiệu khái quát về đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường và cả kinh tế xã hội

của khu vực Tam Đảo; trình bày kết quả nhóm nghiên cứu được và đưa ra các kiến nghị cần
thiết.

Phần 1. Lộ trình, điểm khảo sát và nội dung thực tập


Lộ trình đường đi thực tập: Xuất phát từ trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà
Nội, sau đó chạy qua đường K1 Phú Diễn hướng ra quốc lộ 32, bắt dầu đi ra quốc lộ 32 thif
rẽ trái đi ra đường Phạm Văn Đồng, chạy thẳng hướng cầu Nhật Tân, qua cầu chạy thẳng
theo hướng Võ Văn Kiệt đến đoạn giao với quốc lộ 2A thì rẽ trái sau đó rẽ phải vào đường
Nội Bài- Lào Cai chạy thẳng đến nút giao quốc lộ 2B thì rẽ phải huoứng về Tam Đảo sau đó
chạy thẳng quốc lộ 2B lên thị trấn Tam Đảo.
Vị trí điểm khảo sát thuộc huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc với hai khu vực trọng tâm là
vườn quốc gia Tam Đảo và vùng đệm của vườn quốc gia Tam Đảo. Bản đồ huyện Tam Đảo
nơi thực hiện khảo sát được thể hiện trong bản đồ bên dưới.

Mô tả tuyến
hành trình
vị trí các
điiểm khảo
sát:



- Tuyến

hành
trình:
nhóm
thực

hiện

chuyên đề theo
hành
chính
sau:
Thứ
1: Đi
theovị
các
tuyến đường
Bảnhai
đồtuyến
thể hiện
vị trình
trí của
huyện
Tam
Đảo
và dọc
các đơn
hành
của thị trấn Tam Đảo
tìm của
hiểuhuyện
về hoạt
động
dânảnh
sinh
của khu vực và các vùng trồng

chính
Tam
Đảovinhphuc.gov.vn
và nhân giống cây thuốc.


Thứ 2: Từ cổng vườn quốc gia Tam Đảo dọc theo con đường dẫn đến chân đỉnh
Rùng Rình.
- Các vị trí điểm khảo sát: Dọc đường đi vào khu du lịch sinh thái Tam Đảo thuộc thị
trấn Tam Đảo, huyện Vĩnh Phúc.
Chân đỉnh Rùng Rình và các tuyến đường mòn trên núi trong khu du lịch sinh
thái của vườn quốc gia Tam Đảo.
- Ngoài ra nhóm cùng các thầy cô hướng đẫn còn đi theo lộ trình km 13- Hồ Sơn –
Tam Đảo – Vĩnh Phúc.

Khu du lịch sinh thaí, con đường đi vào tìm hiểu thu thập tài liệu cho chuyên đề
của nhóm - ảnh vinhphuc.gov.vn
Phần 2. Giới thiệu phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa đòi hỏi cần sự chuẩn bị kỹ càng của người
nghiên cứu. Đối với việc thực hiện nghiên cứu thực địa cho chuyên đề nghiên cứu hiện
trạng và đề xuất biện pháp bảo tồn tài nguyên cây thuốc trong khu vực Tam Đảo đã lựa
chọn các phương pháp chủ yếu sau:
- Quan sát: Đây là phương pháp tri giác có mục đích, trong những hoàn cảnh tự
nhiên của khu vực khác nhau sẽ thu thập được những số liệu, sự kieẹn cụ thể đặc
trưng cho đối tượng nghiên cứu là cây thuốc.


-

-


-

-

Quan sát giúp nhận thức được hình ảnh cây thuốc từ đó đặt ra giả thuyết cho quá
trình nghiên cứu. Đem lại số liệu cụ thể cho đối tượng nghiên cứu, cảm tính trực
quan, song có ý nghĩa khoa học rất lớn.
Quan sát đã mang lại cho nhóm số liệu cây thuốc và hình ảnh xác đáng giúp
cho quá trình nghiên cứu thiết thực hơn.
Chụp ảnh: Đây là phương thức ghi lại hình ảnh dùng để làm dẫn chứng, hay tư
liệu cho quá trình nghiên cứu.
Hình ảnh được ghi lại một cách chân thực, thể hiện đầy đủ bản chất của sự vật
như mắt chúng ta nhìn thấy.
Việc chụp ảnh trong công việc thực tập tìm hiểu nghiên cứu cây thuốc ở khu vực
Tam Đảo đã giúp nhóm ghi lại những cây thuốc với hình ảnh chân thực để dễ dàng
phát hiện và phục vụ cho nghiên cứu.
Bên cạnh chụp ảnh là những video ngắn nhóm ghi lại những chuyển động của sự
vật đang tìm hiểu để từ đó có sự quan sát lặp lại, phát hiện những điều mới mẻ và
tìm hiểu sâu hơn.
Mô tả: Mô tả là một trong những phương pháp nghiên cứu nhóm dùng để lột tả đặc
điểm cũng như hình dáng đặc trưng của từng cây thuốc mà nhóm quan sát được.
Phương pháp mô tả đã tạo nên sự hình dung một cách đầy đủ của những người
tham gia nghiên cứu để phát hiện ra vấn đề một cách đúng đắn mà cụ thể ở đây là
cây thuốc.
Việc mô tả đã giúp nhóm nhận định đúng cây thuốc mà nhómd dang tìm hiểu,
đồng thời phát hiện những cá thể của loài đó có mặt ở xung quanh khu vực đang
tìm hiểu.
Đo đạc: Phương pháp đo đạc được nhóm sử dụng tương đối hạn chế trong việc tìm
hiểu về hiện trạng cây thuốc.

Nhưng đối với những cây thuốc tìm hiểu, nhóm đã dùng thước đo chiều cao của
cây, đo độ to của thân cây và độ rợp của lá cây.
Sử dụng phương pháp đo đạc đã giúp nhóm phân loại các kích thước của các
loài cây thuốc khác nhau và cả các cây trong cùng một loài với nhau. Từ đó phân
tích được sự ảnh hưởng của ánh sang, độ màu của đất đến sự sinh trưởng và phát
triển của cây thuốc.
Phỏng vấn tại hiện trường: Phỏng vấn tại hiện trường là phương thức thu thâpj
thông tin trực tiếp từ những người xung quanh, nhằm có được thông tin một cách
khách quan về đối tượng nghiên cứu.
Việc phỏng vấn tại hiện trường đòi hỏi người phỏng vấn phải chuẩn bị kỹ càng
câu hỏi cho phù hợp và thu được thông tin nhanh nhất có thể. Câu hỏi phỏng vấn
dễ hiểu và không gây ác cảm cho người được phỏng vấn.
Trong đợt thực tập này nhóm đã thực hiện phương pháp phỏng vấn đối với đại
diện ban quản lý khu bảo tồn vườn quốc gia Tam Đảo. Những câu hỏi lien quan


đến hiện trạng cây thuốc của khu vực được người đại diện trả lời và cung cấp thông
tin qua mail cho nhóm.
Phương pháp phỏng vấn tại hiện trường đã giúp nhóm có được thông tin xác
thực và đầy đủ hơn về các loài cây thuốc để hoàn thành đề tài nghiên cứu của
nhóm.
Như vậy phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa mà nhóm sử dụng gồm các
phương pháp cơ bản và dễ thực hiện để mỗi thành viên của nhóm có thể nắm bắt
một cách nhanh chóng và áp dụng một cách chính xác nhất.
Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa cụ thể ở đây là nghiên cứu hiện trạng
cây thuốc đã đem lại kết quả thỏa đáng cho việc thu thập thông tin về cây thuốc đề
từ đó đưa ra biện pháp bảo tồn tài nguyên cây thuốc trong khu vực này.

Phần 3. Giới thiệu khái quát đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường,
kinh tế xã hội của khu vực Tam Đảo

1. Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý: - Thị trấn Tam Đảo nằm ở độ cao 900m so với

mực nước biển, thị trấn không nằm trong vùng lõi mà thuộc vùng đệm.
- Vườn quốc gia Tam Đảo là một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm trọn trên dãy núi
Tam Đảo, một dãy núi lớn dài trên 80 km, rộng 10–15 km chạy theo hướng Tây
Bắc-Đông Nam. Vườn trải rộng trên ba tỉnh Vĩnh Phúc (huyện Tam Đảo), Thái
Nguyên (huyện Đại Từ) và Tuyên Quang (huyện Sơn Dương), cách Hà Nội khoảng
75 km về phía Bắc.
- Tọa độ địa lý của Vườn quốc gia Tam Đảo: 21°21'-21°42' vĩ Bắc và 105°23'105°44' kinh Đông.
2. Địa hình:


Tam Đảo là một huyện miền núi, có độ cao tương đối lớn. Vườn quốc gia Tam Đảo
là vùng núi cao nằm trọn trong dãy núi Tam Đảo. Đây là dãy núi có trên 20 đỉnh
cao từ 1.000m trở lên so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh Tam Đảo Nord
1.592m. Địa hình ở đây có đặc điểm là đỉnh nhọn, sườn rất dốc, độ chia cắt sâu,
dày bởi nhiều dông phụ gần như vuông góc với dông chính.
- Những đỉnh núi của Tam Đảo nằm ở độ cao trên 800m so với mặt nước biển.
3. Khí hậu thời tiết:
- Chính đặc điểm về địa hình đã tạo nên nét đặc trưng cho khí hậu ở đây.
- Tam Đảo là khu vực có khí hậu mát mẻ, dễ chịu. Là nơi nhận lượng sương mù cao
và thậm chí trong cả ngày đều có sương từ sáng đến tối.
Toàn bộ vùng núi Tam Đảo thuộc trị trấn Tam Đảo và các xã Minh Quang, Hồ
Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù... có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình
180C-190C, độ ẩm cao, quanh năm có sương mù tạo cảnh quan đẹp. Khí hậu tiểu
vùng miền núi mang sắc thái của khí hậu ôn đới, tạo lợi thế trong phát triển nông
nghiệp với các sản vật ôn đới và hình thành các khu nghỉ mát, phát triển du lịch
sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng vào mùa hè.
- Tiểu vùng khí hậu vùng thấp, bao gồm phần đồng bằng của các xã Minh Quang,
Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù và toàn bộ diện tích của các xã còn lại. Tiểu

vùng khí hậu của vùng mang các đặc điểm khí hậu gió mùa nội chí tuyến vùng
Đông Bắc Bắc Bộ. Nhiệt độ của tiểu vùng trung bình ở mức 22 0C-230C, độ ẩm
tương đối trung bình khoảng 85-86%, lượng mưa trung bình 2.570 mm/năm và
thường tập trung vào tháng 6 đến tháng 9 trong năm.
- Tam Đảo nằm trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc nên chịu ảnh hưởng của
chế độ nhiệt đới gió mùa ẩm. Chế độ gió theo mùa, mùa hè chủ đạo là gió Đông
Nam, mùa đông chủ đạo là gió mùa Đông Bắc.
-

4. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất là một trong những tài nguyên đem lại lợi thế lớn cho khu vực Tam
Đảo. Bao gồm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng, đất ở.
- Tài nguyên khoáng sản: Huyện Tam Đảo không có nhiều tài nguyên khoáng sản.
Tại xã Minh Quang có nguồn tài nguyên quặng sắt và hai mỏ đá nhưng số lượng
không lớn chỉ có thể phục vụ cho quy mô vừa và nhỏ.
5. Các phân khu và chức năng:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: có diện tích 17.295ha. Nằm ở độ cao từ 450m trở
lên (Trừ thị trấn Tam Đảo). Đây là khu vực còn rừng tự nhiên và là nơi cư trú chủ
yếu của các loài chim, thú trong khu vực.
- Phân khu phục hồi sinh thái: có diện tích 15.398 ha. Nằm từ độ cao 100m (ranh
giới của vườn) đêns độ cao 450m. Gồm rừng trồng và các loại rừng tự nhiên phục
hồi.
- Phân khu du lịch hành chính: có diện tích 2,303 ha, chủ yếu nằm ở sườn Tây Bắc
Tam Đảo. Bao quanh thị trấn Tam Đảo có nhiều caảnh qua đẹp thơ mộng.
-


6. Môi trường cảnh quan:


Tam Đảo có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, có thế mạnh trong phát triển phát
triển du lịch và xây dựng các khu nghỉ mát cuối tuần như:
- Vùng Tam Đảo núi quanh năm có mây mù bao phủ tạo ra cảnh quan thiên nhiên
nên thơ, tuyệt diệu.
- Một số thác nước và mặt nước các công trình thuỷ lợi đẹp như thác Thác Bạc,
Thậm Thình, hồ Xạ Hương, Hồ Vĩnh Thành.
- Cột phát sóng truyền hình Tam Đảo ở độ cao trên 1200m là một công trình kiến
trúc ở độ cao độc nhất vô nhị tại Việt Nam có thể phát triển thành khu tham quan
du lịch.
- Ngoài ra, trong vùng còn có, các khu rừng tự nhiên, có vườn quốc gia Tam Đảo
rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.

Ảnh: Vũ Lan Huơng nhóm7-ĐH5QM6
-

Ảnh: kenhdulich.org.com

Hệ thống động thực vật phong phú đa dạng, có nhiều loài đặc trưng. Hệ động thực
vật có 1.141 loài động vật thuộc 156 họ của 39 bộ, trong 5 lớp là: Thú (70 loài),
chim (239 loài), lưỡng cư (57 loài), côn trùng (651 loài). Trong đó có 39 loài đặc


hữu được sách đỏ Việt Nam ghi nhận.

Bướn Kiếm- một trong những loài quý hiếm có mặt ở vườn quốc gia Tam Đảo
(ảnh: internet)
-

-


-

Nhiều loài thực vật phong phú và có giá trị
kinh tế cũng như giá trị sử dụng cao. Trong đó
có 1.436 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc
741 chi của 219 họ, thuộc 5 ngành khác nhau,
trong đó có 42 loài đặc hữu và 83 loài nguy
cấp, nguy hiểm.
Đặc biệt là các loài hoa quý hiểm như: lan
dày. Lan kim tuyến, hoa đỗ quyên, cây kim
giao,…
Các loài thực vật không chỉ mang lại tính
thẩm mỹ mà còn cung cấp cho việc nghiên
cứu, đặc biệt là công dụng chữa bệnh của nó
được người ta sử dụng để làm thuốc, phục vụ
mục đích của con người và nâng cao kinh tế.

Lan đế dày- ảnh Vinhphuc.tourism.vn

Cây kim giao - Ảnh Vũ Lan Hương – Nhóm7
7. Cấu trúc hệ sinh thái chính ở vườn quốc

gia Tam Đảo:


Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: Kiểu rừng này thường phân bố ở độ cao
dưới 800m, có thể phân bố ở độ cao 900-1000m, với những loài có giá trị kinh tế
cao như chòi chỉ (Shoera chinensis), giổi (Michelia sp…), Re,…
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới trung bình: Phân bố ở độ cao 800m trở
lên nhưng đôi khi phân bố trên 900m. Thực vật gồm các loài thuộc các loài Re, họ

Dẻ, mộc Lan,…
- Rừng tre nứa: Khi rừng thuộc hai loại trên bị tàn phá thì các loài tre nứa mọc xen
vào hoặc chuyển hẳn thành rừng tre, nứa. Ở đai cao hơn 800m loài tre tiêu biểu là
Vầu và Sặt gai.
- Rừng phục hồi từ nương rẫy: Sauk hi khai tahcs làm nương rẫy được phục hồi bởi
các loài như Bục trắng, Bục bạc, Thầu dầu,…
Trên các loại đất feralit đỏ vàng, đỏ nâu, vàng, có rừng thứ sinh với thành phần loài
cây phong phú hơn cụ thể các loài cây tiên phong mọc nhanh ưa sang, đáng lưu ý
nhất là màn đỉa, dung, lim xẹt,…
8. Kinh tế xã hội khu vực Tam Đảo: Theo cổng thông tin Vinhphuc.gov.vn được
biết:
Về kinh tế: Sau 10 năm tái lập các chỉ tiêu kinh tế xã hội đều đạt và vượt kế hoạch
đề ra.
Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng
tích cực đúng hướng, năm 2004 tỉ trọng
Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ lần
lượt là 70% - 9% - 21%, năm 2013 cơ cấu
chuyển dịch là 45,05% - 22,51 32,44%.Tốc độ tăng trưởng bình quân sau
10 năm tái lập đạt 18,5%/năm.
Tổng thu ngân sách đạt 40.1 tỷ (năm
2004) tăng lên 413 tỷ (năm 2013). Giá trị
sản xuất nông nghiệp đạt 124,8 tăng lên
trên 1000 tỷ đồng năm 2013.
Giá trị sản xuất ngành du lịch đạt 70,4
tỷ (2004) tăng lên 724,6 tỷ đồng năm
2013. Chú trọng sản xuất các loại rau quả
có lợi thế như rau su su, măng tre, bí ngô,
Người dân thu hoạch ngọn susu
công nghiệp chú trọng các ngành công
nghiệp ít gây ô nhiễm. Độ che phủ rừng

ảnh: nhóm 7- ĐH5QM6
đạt 60% năm 2004 tăng lên trên 87%.
Đặc biệt là hoạt động du lịch đóng góp một phần kinh tế lớn của vùng. Với
nhiều địa điểm đẹp nổi tiếng như Thác Bạc, Nhà Thờ Đá, đặc biệt là hệ thống khu
du lịch sinh thái là một trong những điểm có sự thu hút mạnh mẽ nhất đối với con
người trên khắp mọi miền đất nước.
-


Hình ảnh nhà thờ Đá và Khu du lịch sinh thái Tam Đảo- ảnh vinhphuc.gov.vn
-

-

Về y tế: - Hiện nay trên toàn tỉnh có 17 bệnh viện với quy mô 3.090 giường bệnh;
37 phòng khám đa khoa khu vực và 139 trạm y tế xã/phường. Một doanh nghiệp
của Singapore đang đầu tư Bệnh viện chăm sóc sức khỏe khá lớn và hiện đại. Tỉnh
đang đầu tư xây dựng mới Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện sản nhi tỉnh tầm
cỡ khu vực...
Vĩnh Phúc có 1 bệnh viện tuyến TW,6 bệnh viện trực thuộc tỉnh,9 bệnh viện cấp
huyện và nhiều phòng khám,trung tâm y tế. Các bệnh viện thuộc tuyến tỉnh và
trung ương (không kể bệnh viên tư, cấp huyện,phòng khám,trung tâm y tế)
Về giáo dục: Thị trấn Tam Đảo nói riêng và Tỉnh Vĩnh Phúc nói chung đang ngày
càng chú trọng xây dựng trường học nâng cao chất lượng giáo dục cho thế hệ
tương lai.
Nhìn chung Tam Đảo là khu vực được thiên nhiên ưu đãi với những cảnh quan
đẹp, khí hậu mát mẻ quanh năm, nằm ở độ cao với mây mù che phủ tạo nên quang
cảnh mà mọi người hay gọi là “cảnh thần tiên”. Cùng những đặc điểm tự nhiên có
được, ban quản lý đã và đang phát triển nhất là phát triển khu du lịch sinh thái tạo
sự thân thiện với môi trường và thiên nhiên hướng tới phát triển kinh tế xanh và

bền vững tài nguyên cho thế hệ tương lai.

Phần 4. Kết quả nghiên cứu (tìm hiểu) và thảo luận
1. Hiện trạng tài nguyên cây thuốc trong VQG Tam Đảo


Theo tài liệu từ phó giám đốc trung tâm giáo dục môi trường và dịch vụ vườn
quốc gia Tam Đảo km 13- Hồ Sơn- Tam Đảo- Vĩnh Phúc cho biết:
Trong thành phần lâm sản ngoài gỗ của hầu hết các VQG và KBTTN, trong đó
có Tam Đảo, thì nhóm cây làm thuốc có số lượng loài nhiểu nhất và có vai trò
quan trọng nhất về công dụng. Kết quả điểu tra hiện trạng nguồn tài nguyên cây
thuốc tại VQG Tam Đảo được trình bày dưới đây:
1.1.
Tính đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc.
1.1.1. Tính đa dạng về bậc ngành.
Qua quá trình điểu tra nghiên cứu, đến nay đã xác định được 895 loài được sử
dụng làm thuốc, chiếm 56,43% tổng số loài đã biết trong hệ thực vật VQG Tam
Đảo (1.586 loài). Các cây thuốc phân bố trong 5 ngành thực vật là: Ngành Thông
đất, ngành Dương xỉ, Ngành Thông và ngành Ngọc lan. Khi đi sâu nghiên cứu
thành phần cây thuốc ở Tam Đảo, đã thấy rằng: số loài cây thuốc phân bố ở các
ngành không đều nhau, chủ yếu tập trung ở ngành Ngọc lan. Sự phân bố thể hiện
qua bảng 1.
Ngành
Lycopodiophta
Equisetophyta
Polypodiophyta
Pinophta
Magnoiliophyta
Tổng


Họ
Chi
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
(%)
(%)
1
0,56
1
0,16
1
0,56
1
0,16
6
3,39
11
1,80
5
2,82
8
1,31
164
92,67
591
96,57
177
100
612
100


Loài
Số lượng Tỷ lệ
(%)
2
0,22
1
0,11
15
1,68
9
1,01
868
96,98
895
100

Như vậy, đa số các taxa đều tập trung trong ngành Ngọc lan, với 164 họ (chiếm
92,67%), 519 chi chiếm (96,57%), 868 loài chiếm 96,98%, các ngành còn lại
chiêm tỉ lệ nhỏ.
Ngành Ngọc lan chiếm tỷ lệ lớn, có số loài thực vật chiếm đa số trong khu vực
nghiên cứu vì vậy chiếm tỷ lệ lớn các cây được dùng làm thuốc.
Ngành Ngọc lan gồm 2 lớp:
• Lớp Ngọc lan (Magnoliospisida)
• Lớp Hành (lillopsida)
Ta thấy rằng số lượng các taxons trong hai lớp này cũng có sự khác biệt lớn
với số lượng và tỷ lệ khác nhau. Chủ yếu tập trung ở lớp Ngọc lan với 131
họ chiếm 79,88% và 733 loài chiếm 84,45%.
1.1.2. Đa dạng về bậc họ



Qua điều tra thống kê cho thấy tại vườn Quốc gia Tam Đảo có 177 họ thực vật bậc
cao có mạch được sử dụng làm thuốc. Thống kê của 10 họ giàu loài nhất, cụ thể ở
bảng 2:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tên họ
Loài
Tên khoa học
Tên Việt Nam Số lượng Tỷ lệ
(%)
Asteraceac
Cúc
63
7,25
Euphorbiaceac
Thầu dầu
61
7,02
Fabaceac
Đậu

54
6,21
Lamiaceac
Bạc hà
25
2,88
Rubiaceac
Cà phê
24
2,76
Oraceac
Lan
23
2,65
Moraceac
Dâu Tằm
23
2,65
Caesalpiniace
Vang
17
1,96
Verbenaceac
Cỏ roi ngựa
16
1,84
Zingiberaceac
Gừng
15
1,73

321
36,95
Tổng

Chi
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
46
7,58
34
5,60
34
5,60
18
2,97
15
2,47
18
2,97
8
1,32
8
1.32
10
1,65
6
0,99
197
32,47


Họ cúc có số lượng loài được sử dụng làm thuốc lớn nhất, với 63 loài chiếm
7,25%. Tổng số loài của 10 họ chiếm trên 36,95% tổng số loài trong nguồn tài
nguyên cây thuốc. Như vậy ta có thể khẳng định rằng thành phần loài cây thuốc tại
đây đa dạng về bậc họ.
1.1.3. Đa dạng về bậc chi
Theo thông tin cung cấp từ trung tâm giáo dục môi trường và dịch vụ
vườn quốc gia Tam Đảo cho biết, qua nghiên cứu cho thấy sự phân bố cây thuốc
trong các chi không đồng đều nhau, kết quả thônge kê của 10 chi có số loài nhiều
nhất được thể hiện qua bảng 3.
Dưới đây là 10 chi có số loài nhiều nhất. Hai chi Ficus và Euphorbia
có số loài nhiều nhất (15 và 8 loài). Tổng số loài trong 10 chi này là 71 loài, chiếm
7,92% số loài đã điều tra, nghiên cứu. Như vậy, có thể kết luận thành phần cây thuốc
ở đây đa dạng về bậc chi. Dựa vào bảng số liệu cho thấy sự đa dạng về bậc chi cuả
các cây làm thuốc rất rõ rệt. Các loài có số lượng khác nhau nhưng đều góp phần tạo
nên sự đạng vào nguồn tài nguyên cây thuốc của khu vực.
Bảng sau đây thể hiện các chi giàu loài cây thuốc nhất tại Vườn quốc
gia Tam Đảo


STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10

Tên chi
Ficus
Euphorbia
Cinnamomum
Solanum
Desmodium
Rubus
Alpinia
Asadisia
Asarum
Garcinia
Tổng

Số loài của chi
15
8
7
7
6
6
6
6
5
5
71

Tỷ lệ (%)
1,67

0,89
0,78
0,78
0,67
0,67
0,67
0,67
0,56
0,56
7,92

1.1.4. Đa dạng về bậc loài.

So với số loài cây thuốc có ở Việt Nam, cụ thể được thể hiện qua bảng 4
sau:
Các chỉ tiêu so sánh
Số họ
Số chi
Số loài

VQG Tam Đảo
Việt Nam
Tỷ lệ so sánh (%)
177
338
52,37
612
1.862
32,86
895

4.472
20,01
(theo số liệu cảu Võ Văn Chi, 2012)
Số liệu trong bảng trên cho thấy mặc dù chiếm một diện tích rất nhỏ trên
bản đồ Việt Nam, nhưng chính thành phần thực vật mà thuốc ở VQG Tam Đảo lại
chiếm một tỉ lệ đáng kể, 895 loài chiếm 20,01% trong thành phần cây thuốc ở nước
ta.
So với các nghiên cứu trước kia (Danh mục thưucj vật VQG Tam Đảo
1997), ban quản lý đã phát hiện bổ sung them 520 loài cây thuốc (895 loài so với
375 loài)
Khi so sánh số loài cây thuốc đã được nhận biết ở VQG Tam Đảo với một
VQG khác, kết quả ở bảng 4.
Có thể nói rằng tính đa dạng và phong phú của nguồn tài nguyên cây thuốc
tại VQFG Tam Đảo và vùng đệm có được là nhờ các lý do sau:
-Do từ lâu đã có trạm dược liệu- viện Dược liệu tại Tam Đảo, nên có nhiều
cây thuốc được nhập nội đã được trồng trong vùng đệm và được hoang dại háo tại
một số khu vực xung quanh, ví dụ như : Huyền Sâm, Bạch chi, Đỗ trọng,…

Bảng 4: số lượng cây thuốc đã được nhận biết trong một số VQG


STT
Tên Vườn Quốc Gia
Diện tích
Số loài cây thuốc
1
VQG Bạch MÃ
22.031
432
2

VQG Ba Bể
7.610
432
3
VQG Bến En
16.634
200
4
VQG Cát BÀ
15.200
350
5
VQG Côn Đảo
19.998
165
6
VQG Cúc Phương
22.000
365
7
VQG Tam Đảo
34.995
895
8
VQG Cát Tiên
73.878
310
9
VQG Yok Don
115.545

647
10
VQG Ba Vì
6.900
510
(số liệu của tổng cục lâm nghiệp, năm 2010; số liệu của VQG Tam Đảo sử dụng kết quả
của đề tài)
1.1.5 . Đa dạng dạng thân
Nghiên cứu về dạng thân cây thuốc nhằm mục đích xây dựng các biện pháp bảo
tồn thích hợp đối với từng nhóm . Qua điều tra nghiên cứu , chúng tôi nhận thấy cây
thuốc ở VQG Tam Đảo có ở hầu hết các dạng thân như : Cây thân gỗ cây thân bụi , cỏ
một năm , cỏ nhiều năm ,… kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 11 :
Bảng 11 : Đa dạng về dạng thân cây thuốc tại VQG Tam Đảo
Stt

Các dạng thân

Số loài

Tỷ lệ (%)

1

Thân gỗ (lớn , trung bình , nhỏ)

92

10,28

2


Thân bụi

251

28,04

3

Thân leo (gỗ , cỏ , trườn )

91

10,17

4

Thân cỏ ( một năm , nhiều năm )

416

46,48

5

Cây kí sinh , cây bám sinh , phụ
sinh

20


2,23

6

Dạng khác ( cau dừa , tre ,…)

9

1,01

7

Dương sỉ

16

1,79

Cây thuốc có dạng thân gỗ , bao gồm : Thân gỗ lớn , thân gỗ trung bình và thân gỗ nhỏ ,
có 92 loài ( chiếm 10,28% ) . một số loài điển hình tại VQG Tam Đảo như :
-

Sau sau ( Liquidambar formosana Hance ) , Sui ( Antiaris toxicaria (Pers.)
Lesch.) , Tai chua ( Garcinia cowa Roxb.) , Vạn trứng ( Endospermum Chinense
Benth ) , Trám trắng ( Canarium album ( Lour.) Raeusch .) , Lát hoa (Chukrasia


tabularis A. Juss.) , Vàng tâm ( Manglietia fordiana Oliv.) ,… thuộc nhóm thân gỗ
lớn .
-


Cáng lò ( Betula alnoides Buch – Ham. In DC.) , Lọng bàng ( Dillenia
heterosepala Fin.& Gagnep.) , Mán đỉa ( Archidendron clypearia (Jack)
I.Nieslen) , Trám chim ( Canarium tonkinense Eng.) ,… thuộc nhóm có dạng thân
gỗ trung bình .

-

Chay ( Artocarpu lakoocha Roxb.) , Vả (Ficus auriculata Lour.) , Bưa lá thuân
( Garcinia oblongifolia Champ. Ex Benth.) , Vang (Caesalpinia sappan L.) , Vàng
anh (Sacara diver Pierre) , Trám đen (Canarium tramdenum Dai & Yakovl.) , Bưởi
bung ( Acronychia pedunculata (L.) Miq.) , Kim sương ( Micromelum minutum
(Forst.f.) Wight & Arn ) , Rau sắng ( Melientha suavis Pierre ) , Màng tang
( Litsea cubeba (Lour.) Pers .),… thuộc nhóm có loại thân gỗ nhỏ .

Thực tế cho thấy , giá trị làm thuốc của loài cây này không thật sự lớn , ngoại trừ các
loài : Gù hương ( Cinnamomum banlansae Lecomte ; Vù hương ( Cinnamomum
parthenoxylon (Jach) Meisn .)… Còn các loại khác được biết đến nhiều hơn bởi giá trị
lấy gỗ làm vật liệu xây dựng , đóng đồ gia dụng , như : Sến mật (Madhuca pasquieri
(Dubard) H. J. Lam) , Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H.H. Thomas),
… Nếu không có sự quản lý tốt , hoạt động khai thác quá mức các loài thuộc nhóm
này có thể làm ảnh hưởng tới cấu trúc thảm thực vật rừng hiện có . Từ đó gây ra
những thay đổi khó lường cho môi trường sống của các loài trong hệ sinh thái theo
hướng tiêu cực .
Nhóm cây thuốc có loại thân bụi có số lượng loài lớn thứ 2 , với 251 loài , chiếm
28,04% ,một số loài điển hình như : Lá khôi ( Ardisia silvestris Pitard) , Gối hạc
( Leea guineensis G. Don ) , Đỗ trọng (Eucommia ulmoides Oliv.) , Chè hồi
(Ternstroemia gymnanthera (Wight & Arn ) Bedd.) , Đỏ ngọn (Cratoxylum
pruniflorum (Kurz) Kurz), Thâu kén lông (Helicteres hissuta Lour.) , Sầm núi
( Memecylon scutellatum (Lour.) Naud , Xích đồng nam (Clerodendrum japonicum

(Thunb.) Sweet ) , Hoa giẻ thơm (Desmos chinensis Lour.) , Vú bò (Ficus
heterophylla L. f )… Nhóm cây này cần được quan tâm nhiều trong thời gian tới vì
còn tiềm ẩn nhiều giá trị cần được tìm hiểu .


Nhóm cây thuốc có dạng thân leo , bao gồm : Thân leo gỗ và thân leo dạng cỏ , dạng
trườn , có 91 loài , chiếm 10,17% . La nhóm có số lượng loài cây làm thuốc lớn thứ
4 , phần nào cho thấy tầm quan trọng của nhóm cây này , một số loài điển hình như :
-

Huyết đằng (Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd. & Wils.) , Dây đau xương
(Tinospora sinensis (Lour.) Merr.) , Dây gắm (Gnetum formosum Markgr.) , Nắm
cơm ( Kadsura coccinea (Lem.) A. C. Smith ) (dây) Cát sâm (Callerya speciosa
(Cham. Ex Benth.) Schot) , Hà thủ ô nam (Streptocaulon juventas (Lour.) Merr.) ,
Cây đằng bắc ( Uncaria homomalla Miq.)… thuộc nhóm thân leo gỗ.

-

Bình vôi (Stephania rotunda Lour.) , Lạc tiên (Passiflora foetida L.) , Đại hái
(Hodgsonia macrocarpa (Blume) Cogn.) , Sắn dây rừng ( Pueraria montana (Lour.)
Merr.) , Khúc hắc ( Heterosmilax gaudichaudiana (Kunth) Maxim.)…thuộc nhóm
thân leo cỏ , hay trườn .

Nhóm cây thuốc dạng thân cỏ , bao gồm cỏ một và cỏ nhiều năm , có 416 loài chiếm
46,48% . Đây là nhóm có số lượng loài được dùng làm thuốc lớn nhất , một số loài
điển hình như :
-

Rau càng cua ( Peperomia pellucida (L) H.B.K.) , Dền gai ( Amaranthus spinosus
L.) , Rau muối ( Chenopodium ficifolium Smith ) , Mào gà đuôi lươn ( Celosia

argetea L.) , Dền tía ( Amaranthus tricolor L.) , Bụp vang ( Abelmoschus
moschatus Medik.) , Vòi voi ( Heliotropium indicum L.) , Cam thảo nam
(Scoparia dulcis L.) , Ké đầu ngựa ( Xanthium strumarium L.) … thuộc nhóm cỏ
một năm.

-

Thông đá ( Lycopodium clavatum L.) , Tắc kè đá bom ( Drymaria bonii
H.Christ ) , Hoa sói ( Chloranthus spicatus (Thunb.) Makino ) , Chua me đất hoa
vàng ( Oxalis corniculata L.) , Cỏ voi ngựa ( Verbena officinalis L.) , Bạc hà
( Mentha arvensis L.) , Cỏ cứt lợn ( Ageratum conyzoides L.) , Cỏ lào
(Eupatorium odoratum L.) , Cỏ mần trầu ( Eleusine indica (L.) Gaertn.) , thiên
niên kiện ( Homalomena occult (Lour.) Schott.) ,… thuộc nhóm cỏ nhiều năm .

Trong nhóm này , có nhiều loại cây thuốc quý hiếm như : Hoa tiên ( Asarum glabrum
Merr.) , Bát giác liên ( Podophyllum tonkinense Gagnep.) , Hoàng tinh hoa trắng
( Disporopsis longifolia Craib ) , Phả lủa ( Tacca subflabellata P. P. Ling & C.T. Ting )
, Râu hùm hoa tía ( Tocca chantrierin Andre ) ,… Một số loài cây trồng nhiều ở vùng
đệm như : Bồ bồ ( Adenosma indiana (Lour.) Merr.) , Cam bắc thảo (Glycyrrhiza


uralensis Fích.ex. DC.) , Mã đề trồng ( Plantago major L) , Mạch môn đông
( Ophiopogon japoncia (L. f.) Ker-Gawl ) , Sâm đại hành ( Eleutherine Bulbosa
(Mill). Urban ) …v…v
Các loài cây thuốc thuộc nhóm ký sinh , bán ký sinh và phụ ký sinh có 20 loài , chiếm
2,23% , điển hình như : Tơ hồng trung quốc ( Cuscuta chinensis Lamk.) , Lệ dương
( Aeginetia indica L.) , Dây cổ tay ( Dendrotrophe frutescens (Benth.) Dans.) , Chùm
gởi ( Helixanthera parasitica Lour.) , Dó đất ( Balanophora indica (Arnott) Griff.) …
Trong nhóm này , có 13 loại có dạng phụ sinh , đều thuộc họ Lan ( Orchidaceae ) ,
như : Bạch cập ( Bletilla striata (Thurb.) Reichb. f.) , Cầu diệp rất thơm

( Bulbophyllum odoratissimum (Smith) Lindl .) , Ngọc vạn vàng ( Dendrobium
chrysanthum Lindl.) , Phương dung ( Dendrobium devonianum Paxt .) , Đại giác
( Dendrobium longicornu Lindl.) ,..v…v … Các loài này thường có vai trò làm thuốc
không lớn , chủ yếu chữa bệnh : Ho , viêm họng … giá trị chủ yếu của nhóm này
được biết đến là làm cảnh .
1.2. Sự phân bố của cây thuốc.
Nghiên cứu sự phân bố của cây thuốc là hoạt động cần thiết nhắm đề xuất các
chương trình, kế hoạch bảo tồn cho các loài cây thuốc ở từng khu vực khác nhau.
1.2.1. Sự phân bố cây thuốc theo các kiểu sinh cảnh có ở vùng lõi và vùng đệm
VQG Tam Đảo.
Qua điểu tra, nghiên cứu của ban quản lý trung tâm giáo dục môi trường và
dịch vụ vườn quốc gia Tam Đảo cho thấy các loài thuốc phân bố ở tất các sinh cảnh
điển hình của VQG Tam Đảo và vùng đệm. Tuy nhiên số lượng loài thường gặp ở
các sinh cảnh không đồng đều nhau. Một số loài có thể phân bố trong nhiều sinh
cảnh, ngược lại có những loài chỉ phân bố trong một kiểu sinh cảnh nhất định, cụ
thể tại bảng sau:
Bảng : Đa dạng về nơi sống của cây thuốc VQG Tam Đảo
Stt
Nơi sống
Số loài
Tỷ lệ (%)
1
Rừng tự nhiên
435
48,60
2
Ven suối
241
26,93
3

Đất trồng, đồi cây bụi, trảng cỏ
139
15,53
4
Đồng ruộng, nương râỹ bỏ hoang
148
16,54
5
Làng xóm
167
18,66
6
Rừng trồng
79
8,83
(Tỷ lệ % trong bảng lớn hơn 100% do có nhiều loài sống trong nhiều sinh cảnh
khác nhau)


Trong bảng trên cho thấy, trong Rừng tự nhiên có nhiều loài cây thuốc phân bố
nhất, với 435 loài chiếm 48,60%, tiếp theo là các khu vực ven suối với 241 loài
chiếm tỷ lệ 26,93%. Mặt khá, các nhà nghiên cứ còn nhận thấy không những giàu
có về số lượng loài, mà trong hai khu vực này còn là nơi phân bố của hầu hết các
loài cây thuốc quý hiếm và các loại cây thuốc được nhân dân địa phương sưr dụng
nhiều và có vai trò chủ đạo (vị: “Quân”, “Thần” trong các bài thuốc như: Lá khói,
Hoàng Đằng, Gối hạc tía, Tắc kè đá,.. Ngược lại khu vực rừng trồng có ít loài cây
thuốc nhất, chỉ có 79 loài, chiếm 8,83%.
Các khu vực đồi cây bụi, trảng cỏ cũng có tương đối nhiều cây thuốc phân bố,
có 139 loài chiếm 15,53%. Trong các khu vực này có thấy xuất hiện một số loài cây
quý hiếm có giá trị sử dụng cao như: Ba Kích, Bình vôi,… Tuy nhiên, lượng dự trữ

trong thiên nhiên của các loại cây này không lớn.
Có rất nhiều loài sống ở các sinh cảnh khác nhau, thậm chí có nhiều loài phân
bố trong các làng xóm đến tận trên núi cao, như: Cỏ Mần trầu, Cỏ tranh,…
Mặt khác kết quả điều tra cho thấy có 283 loài chiếm 31,62%, thuộc 116 chi
chiếm 18,95%, cuả 42 họ chiếm 23,73% chỉ phân bố tại vùng đệm. Chiếm tỉ lệ lớn
trong nhóm này là các loài còn có tác dụng cho quả, ray ăn như: sen, Chanh, Nhãn,
… Bên cạnh đó có 184 loài chiếm 20,56%, thuộc 149 chi chiếm 24,35%. Một số
loài điển hình như: núc nác, hà thủ ô nam, bình vôi,…Để bảo tồn và phát triển các
loài cây thuộc hai nhóm này cần tiến hành đánh giá, lựa chọn các loài có nhu cầu sử
dụng lớn và đnag troử nên khan hiếm để trồng sưu tập trong các vườn cây thuốc
Nam của các hộ gia đình hay trạm xá, trung tâ, y tế của các huyện ở vùng đệm.
Thuộc nhóm cây thuốc chỉ phân bố trong khu vực lõi, có 428 loaì chiếm
47,82%, thuộc 347 chi chiếm 56,70%, của 97 họ chiếm 54,80%, điển hình là: Râu
hùm hoa tía, miá đò hoa gốc, kim tuyến tơ,… Đối với các loài cây thuốc nhóm này,
trong thời gian cần thực hiện các biện pháp bảo tồn tại chỗ, kết hợp với nghiên cứu
bảo tồn chuyển chỗ một số loià có giá trị sử dụng vaf giá trị kinh tế cao để gây
trồng, phát triển tại vùng đệm.
Qua trên có thể thấy rằng, để bảo tồn các loài cây thuốc của VQG Tam Đảo và
vùng đệm, trước hết phải bảo vệ rừng tự nhiên và đặc biệt là bảo vệ con suối, đây là
nơi có nhiều loài cây thuốc quý sinh sống…
.1.2.3 Sự phân bố của các loại cây thuốc theo các kiểu thảm thược vật trong vùng lõi
Qua quá trình điều tra, nghiên cứu đã thống kê được sự phân bố của các loài cây thuốc
trong các kiểu thảm thực vật có tại VQG Tam Đảo

Stt

Kiểu thảm

Diện tích


Số loài

Tỷ lệ (%)


1
2
3
4
5
6

Rừng kín thường xanh mưa
ẩm nhiệt đới núi thấp
Rừng kín thường xanh mưa
ẩm á nhiệt đới núi thấp
kiểu phụ rừng thường xanh
mưa ẩm nhiệt đới thứ sinh
nghèo kiệt sau khai thác
Kiểu phụ thứ sinh rừng
trồng với các loài khác
nhau
Kiểu rừng hỗn giao gỗ và
tre
Thảm cây bụi

6486,5

phân bố
337


37,65

6820,2

161

17,99

5569,6

219

24.47

5528,3

91

10,17

2337,8

138

15,42

3643,7

122


13,63

a. Tại kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp

Kiểu thảm này có diện tích khoảng 8.486,5 ha ở VQG Tam Đảo, ở độ cao từ 100m
tới 700m so với mực nước biển
Chúng tôi điều tra, thống kê được 337 cây thuốc thuộc 183 chi của 71 họ hiện
được phân bố trong kiểu thảm này, đây là kiểu thảm có số cây thuốc phân bố lớn
nhất, một số loài thường gặp như đu đủ rừng (Trevesia palmate) Câu đằng bắc
( ucaria homomalla) Mía dò (Costus speciosus) Dong rừng (phrynium
placentarium) Ba kích (Morinda officinalis)…v.v
Trước khi thành lập vườn quốc gia tam đảo, do sự gia tăng dân số quá nhanh và
nhu cầu về gỗ, củi của người dân tăng lên, kiểu rừng này bị phá hoại nặng nề làm
thành phần của loài cây (trong đó có cây thuốc) và kết cấu tầng thứ thay đổi
b. Tại kiểu rừng thảm kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp
Kiểu thảm này có diện tích khoảng 6820,2 ha ở vườn quốc gia tam đảo ở độ cao từ
700m cho tới 1500m so với mực nước biển
Chúng tôi điều tra, thống kê có 161 loài cây thuốc thuộc 92 chi của 47 họ, hiện
đang phân bố tại kiểu rừng này , nhìn chung kiểu rừng này ít chịu tác động của con
người hơn. Tuy nhiên một số loài cây thuốc có giá trị cao vẫn được khai thác nhiều
với hình thứ khai thác chọn lọc như: Gù Hương (cinnamomum balansae lecomte)
Pơ Mu ( Fokienia hodginsii)
c. Tại kiểu phụ rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới thứ sinh nghèo kiệt sau khai
thác
Kiểu rừng này hầu như có rải rác khắp vườn quốc gia tam đảo với diện tích khỏa
5569,6 ha


Tại đây chúng tôi thống kê được 219 loài cây thuốc thuộc 146 chi của 69 họ, một số loài

cây thường gặp như: Sầm Núi (memecylon scutellatum) Hoài Sơn (dioscorea persimilis)
d. Tại thảm cây bụi
Hiện nay, kiểu thảm này ở VQG Tam Đảo có diện ticchs khá lớn, khoảng 3,643,70ha,
phân bố ở các vùng đồi thấp, tiếp giapsp giữ vùng núi và vùng đồng bằng…
Tại kiểu rừng này, chúng tôi đã thống kê được 122 loài cây thuốc ( chiê,s 13,63%), thuộc
84 chi của 47 họ. Một số cây thuốc thường gặp như: nhọ nồi, Tầm bóp, Cổ bình, Chặc
chìu, Lạc tiên, Hà thủ ô nam, Nhàu tán, Cam thảo nam,...v.vv
Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy sự phân bố các loài cây thuốc trong kiểu rừng này
thường rải rác, dự trữ trong thiên nhiên của từng loài không lớn. Lý do bởi sự thay đổi
môi trường sống theo hướng bất lợi từ sự khai thác củi, gỗ trong một thời gian dài trong
những năm của thập niên 70, 80 của thế kỷ trước. Bến cạnh đó, sự thu hái quá mức của
nhân dân địa phương cũng là nguyên nhân gây suy giảm trữ lượng các loài cây thuốc ở
kiểu thảm này.
Qua nghiên cứu về thành phần cây thuốc trong các kiểu thảm, chúng tôi nhận thấy cần
phải tập trung bảo vệ tài nguyên rừng nói chung và bảo vệ các loài cây thuốc nói riêng
trong các kiểu thảm: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp và kiểu phụ rừng
hỗn giao gỗ và tre. Bên cạnh đó, xây dựng các biện pháp bảo tồn loài kết hợp với trồng
bổ sung các loài cây thuốc tại kiểu thảm rừng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp;
áp dụng biện pháp bảo vệ rừng kết hợp với khoanh nuôi xúc tiến tái sinh đối với các:
Kiểu phụ rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới thứ sinh nghèo kiệt sau khai thác, kiểu phụ
thứ sinh rừng trồng với các loài khacs nhau, thảm cây bụi.
1.3 Thống kê các loài cây thuốc quý hiếm tại VQG Tam Đảo.
Nghiên cứu, thống kê các loài cây thuốc quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam năm
2007, Phần II – Thực vaath và Nghị Định số 32/2006/NĐ – CP ngày 30/03/2006 của
Chính phủ về “ Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm”, nhằm góp
phần nâng cao nhận thức của các cán bộ quản lý, người dân vùng đệm VQG Tam Đảo về
đa dạng sinh học nói chung. Mặt khác, còn là cơ sở khoa học để xây dựng các biện pháp,
chủ trương bảo vệ, phục hồi. Đồng thời là căn cứ để xử lý các hành vi phá hoại, khai
thác, buôn bán bất hợp pháp đối với các loài trong danh mục. Ngoài ra, việc công bố này
cũng góp phần bảo tồn các loài có trong danh mục. Ngoài ra, việc công bố này cũng góp

phần bảo tồn các loài trong danh mục. Ngoài ra, việc công bố này cũng góp phầ bảo tồn
các loài trong danh mục được tốt hơn thông qua hoạt động trao đổi thông tin với các nhà
bảo tồn khác ở Việt Nam và trên thế giới.


1.3.1 Theo Sách Đỏ Việt Nam năm 2007, Phần II – Thực vật
Thống kê theo Sách Đỏ Việt Nam năm 2007, Phần II – Thực vật, tại VQG Tam Đảo có/;
32 loài, cụ thể như sau:
Nhóm rất nguy cấp ( CR), có 01 loài là: Vù hương: CR A1a,c,d
Nhóm nguy cấp (EN), có 10 loài, bao gồm: 1. Pơ mu:EN A1a,c,d; 2. Bát giác liên: EN
A1a,c,d; 3.Sến mật: EN A1a,c,d; 4.Trầm: EN A1,c,d; B1+ 2b,c,e; 5.Ngũ gia bì gai: EN
A1a,c,d+2c,d; 6.Kim tuyến tơ:EN A1a,c,d; 7.Ngọc vạn vàng: EN B1+2e+3d; Nhóm sẽ
nguy cấp (VU), có 21 loài, bao gồm có 21 loài, bao gồm; 1.Tắc kè đá bon : VU
A1a,c,d ; 2.Dạ hợp dandy : VU A1c,d ; 3.Bổ béo đen : VU A1,a,c,d, B1+2,b,c ; 4.Gù
hương : VU A1c ; 5.Biến hóa : VU A1a,c,d ; 6.Hoa tiên
1.3.2. Theo nghị định 32/2006/NĐ- CP ( ngày 30 tháng 3 năm 2006)
Nhóm IA, có 01 loài là : Kim tuyến tơ.
Nhóm IIA, có 12 loài, bao gồm : 1.pơ mu ; 2.Vạn tuế ; 3.Gù hương ; 4.Vù hương ; 5.Tế
hoa blume ; 6.Biến hóa ; 7.Hoa tiên ; 8.Tế hoa petelot ; 9.Tế tân núi ; 10.Bình vôi ;
11.Hoàng tinh hoa trắng ; 12.Thanh tiên quỳ.
Các dẫn liệu trên sẽ là cơ sở khoa học quan trọng, đầy đủ từ trước tới nay về : tính đa
dạng, sự phân bố, các loài quý hiếm,… của nguồn tài nguyên cây thuốc tại VQG Tam
Đảo. Để từ đó, góp phần xây dựng phương hướng, mục tiêu…
1.4. Một số cây thuốc nhóm tìm hiểu được.
Cây Sa Nhân.
Sa nhân thuộc họ gừng riềng, bộ phận
dùng làm thuốc là hạt quả. Thu hái quả
thường vào mùa hè, bóc vỏ quả lấy hạt
bên trong, phơi hay sấy khô dùng dần.,
theo y học cổ truyền, sa nhân có vị cay,

mùi thơm, tính ấm, có tác dụng hành khí,
hóa thấp, kiện tỳ, kháng khuẩn, kích thích
tiêu hóa. Thường dùng chữa ăn không
tiêu, đau bụng, đầy trướng, tiêu chảy, nôn
mửa, an thai,... (nguồn:
/>
Cây sa nhân dọc đường đi vào chân đỉnh


1.

Hoàng tinh hoa trắng.

Cây thảo, sống lâu năm. Thân rễ mập, mọc ngang chia thành những lóng tròn có
sẹo to, lõm nom như cái chén và nhiều ngấn ngang. Thân đứng, nhẵn, cao khoảng
1m, góc thân có những đốm tía. Lá
mọc so le, có phiến thon, to đến
20x4cm, mỏng; cuống ngắn 3-5mm.
Hoa ở nách lá, rủ xuống, cuống hoa
1cm; bao hoa gồm 6 phiến dài 9mm,
ống đài 3-4mm; nhị 6, chỉ nhị dẹp;
bản tròn. Quả mọng hình cầu hơi có
3 cạnh khi chín màu tím đen. Mùa
hoa tháng 3 - 5, mùa quả 6 - 8. Thân
rễ được dùng làm thuốc bổ, tăng lực,
chữa mệt mỏi, kém ăn, đau lưng, thấp
khớp, khô cổ khát nước. Ngày dùng 12
- 20g dạng thuốc sắc, tán bột hay ngâm
rượu uống. ( nguồn: />
Cây ba kích.

Ba kích còn có tên là Dây
ruột già, Là cây dây leo
bằng thân quấn, sống nhiều
năm. Ngọn có cạnh, màu
tím, có lông, khi già thì
nhẵn. Lá mọc đối, hình mác
hoặc bầu dục thuôn nhọn;
phiến lá cứng có lông tập
trung ở mép và ở gân, khi
già ít lông hơn, màu trắng
mốc, dài 6-15cm, rộng 2,5-6cm, cuống ngắn. Lá kèn mỏng ôm sát vào thân. Trong
Đông y, ba kích còn là cây thuốc nam trị yếu sinh lý hiệu quả, tính ấm, vị hơi cay.
Nó có tác dụng ôn thận, mạnh gân cốt, trợ dương, trừ phong thấp. Theo như các y


gia xưa thường dùng rượu ba kích thay cho thuốc trị bệnh yếu sinh lý ở nam giới,
chữa di tinh, lưng gối mỏi đau, gân cốt yếu mềm…(Nguồn bài viết:
/>
Cây lan kim tuyến.
Đây là một loài lan đất có mặt ở Vân
Nam, Lào và Việt Nam. Chúng sinh sống
trên các triền núi đá vôi, dọc theo khe suối,
dưới các tán cây to trong rừng ẩm ở độ cao
500-1.600 mét. Cây ưa độ ẩm cao và ưa
bóng râm, kỵ ánh sáng, yêu cầu đất nhiều
mùn, tơi xốp, thoáng khí. Cây cao 10–
20 cm, thân màu tím, mọng nước, phần cây
non có nhiều lông mềm, mang 2-6 lá mọc
cách, xòe trên mặt đất. Trong y học, Lan
kim tuyến được sử dụng làm thuốc trị lao

phổi, ho do phế nhiệt, phong thấp, đau nhức
khớp xương, chấn thương, viêm dạ dày mãn tính,. Do số lượng ít, mọc rải rác và
còn bị khai thác quá nhiều (với hình thức khai thác chặt cả cây) nên cây đã được
đưa vào Sách đỏ Việt Nam năm 2007 theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nguồn bài
viết: />2. Đề xuất biện pháp bảo tồn tài nguyên cây thuốc trong vườn quốc gia Tam

Đảo và vùng đệm.
Nhận xét sơ bộ thực trạng cây thuốc tại khu vực vườn quốc gia Tam Đảo hiện nay
như sau:
Thứ nhất, khối lượng trung bình cây thuốc mỗi lần thu hái được (trong một ngày)
hiện nay chỉ là 20 -25kg, giảm khoảng 50% so với năm trước (trung bình mỗi lần thu
hái được 40 -45kg). Theo chúng tôi nhận thấy, hầu như đã có sự biến mất của một số
loài tại một số khu vực, bởi các nguyên nhân khác nhau. Ví dụ: Loài Lông cu li
(Cibotium barometz J.Sm), từ trước đến nay ngoài thu hái để làm thuốc người dân ở
khu vực xã Đại Đình còn thu hái để bán cho khách du lịch vùng Tây Thiên về làm
cảnh, chính vì thế làm cho loài cây này hầu như đã không còn tại vùng này. Loài
Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia Craib.), là cây thuốc bổ, được thu hái
theo kiểu tận thu để nấu “cao lá” và buôn bán (tại thời điểm năm 2010, giá tại thị
trường vùng đệm cho 1kg củ tươi là 7 triệu đồng). Mặt khác, đây là loài có tốc độ sinh
trưởng hạn chế, để có một cụm thân rễ (củ) khoảng 150gram tươi phải mất ít nhất 5 -6
năm, do vậy làm cho loài cây nàyhầu như không còn thấy ở các khu rừng phía tỉnh
Vĩnh Phúc


×