Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, tỉnh Bắc Kạn (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––––

HÀ THỊ NHƯỢNG

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH
NAM XUÂN LẠC, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––––

HÀ THỊ NHƯỢNG

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH
NAM XUÂN LẠC, TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Chí Hiểu

THÁI NGUYÊN - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Hà Thị Nhượng.
Học viên cao học khóa 23 chuyên ngành: Khoa học môi trường. Niên
khóa 2015 - 2017. Tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
Đến nay tôi đã hoàn thành luận văn nghiên cứu cuối khóa học. Tôi xin
cam đoan:
- Đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện
- Số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực
- Các kết luận khoa học trong luận văn chưa từng ai công bố trong các
nghiên cứu khác
- Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên./.
Thái nguyên, ngày tháng năm 2017
NGƯỜI CAM ĐOAN

Hà Thị Nhượng


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành theo chương trình đào tạo cao học khoá 23
trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới Ban lãnh đạo
và cán bộ Ban quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc; Khoa

Sau đại học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; và đặc biệt là thầy giáo
TS. Nguyễn Chí Hiểu, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá
trình thu thập và thực hiện luận văn.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nghiên cứu, làm việc để hoàn thiện luận văn,
song do hạn chế về mặt thời gian và trình độ, nên luận văn không thể tránh
khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp quý báu từ các thầy cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng
nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Tác giả

Hà Thị Nhượng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học .......................................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 4
1.1.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 5
1.2. Vấn đề Đa dạng sinh học trên thế giới và Việt Nam ................................. 6
1.2.1. Đa dạng sinh học trên thế giới ................................................................ 6
1.2.2. Vấn đề Đa dạng sinh học tại Việt Nam ................................................... 7
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 19
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 19
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 19
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 19
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu: KBT Nam Xuân Lạc, tỉnh Bắc Kạn. ................. 19
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 19
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19


iv
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 20
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp: .................... 20
2.4.2. Phương pháp kế thừa............................. Error! Bookmark not defined.
2.4.3. Phương pháp phỏng vấn. ....................................................................... 20
2.4.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu .................................................... 21
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 25
3.1. Tổng quan về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội KBT loài và sinh
cảnh Nam Xuân Lạc ........................................................................................ 25
3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 25
3.1.2. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 26
3.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 28
3.2. Hiện trạng và giá trị đa dạng sinh học KBT loài và sinh cảnh Nam

Xuân Lạc ......................................................................................................... 37
3.2.1. Hiện trạng đa dạng sinh học KBT loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc ... 37
3.2.2. Giá trị đa dạng sinh học ........................................................................ 47
3.3. Cơ hội và tiềm năng dịch vụ du lịch ........................................................ 47
3.4. Các nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học ................................... 50
3.4.1. Nguyên nhân do con người gây ra ........................................................ 54
3.4.2. Sự xâm lấn của sinh vật ngoại lai gây hại ............................................. 57
3.4.3. Một số nguyên nhân gián tiếp khác ...................................................... 58
3.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học KBT Nam Xuân
Lạc tỉnh Bắc Kạn ............................................................................................. 63
3.5.1. Giải pháp chung .................................................................................... 63
3.5.2. Giải pháp riêng cho KBT Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc .............. 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 85


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐDSH

Đa dạng sinh học

ATSH

An toàn sinh học

CSDL

Cơ sở dữ liệu


HST

Hệ sinh thái

IUCN

Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế

KBT

Khu bảo tồn

BĐKH

Biến đổi khí hậu

VQG

Vườn quốc gia

DLST

Du lịch sinh thái

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

NNPTNT


Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TNMT

Tài nguyên và Môi trường


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Dân số, thành phần dân tộc và tình trạng đói nghèo ở các xã
xung quanh Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc dự
kiến mở rộng ................................................................................... 29
Bảng 3.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2016 ở vùng đệm Khu bảo
tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc .............................................. 30
Bảng 3.3: Diện tích một số loài cây trồng chính ở vùng đệm thuộc Khu
bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc ....................................... 31
Bảng 3.4: Hiện trạng rừng và sử dụng đất của Khu bảo tồn loài và sinh
cảnh Nam Xuân Lạc........................................................................ 34
Bảng 3.5: Thành phần thực vật trong khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam
Xuân Lạc ......................................................................................... 39
Bảng 3.6: Đặc điểm khu hệ thú tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam
Xuân Lạc ......................................................................................... 43
Bảng 3.7: Danh mục các loài động vật quý hiếm, nguy cấp theo NĐ
32/2006/NĐ-CP và Sách đỏ Việt Nam ........................................... 44
Bảng 3.8: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về du lịch
sinh thái trong Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc ....... 48
Bảng 3.9: Tổng hợp điều tra nhận thức của người dân về đa dạng sinh học .. 51
Bảng 3.10: Tổng hợp công tác quản lý và bảo vệ rừng Khu bảo tồn loài và

sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn ............. 52
Bảng 3.11: Các nhóm giải pháp ...................................................................... 77


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Rừng kín thường xanh mưa mùa ở địa hình thấp ........................... 38
Hình 3.2. Rừng kín thường xanh mưa mùa cây lá rộng trên núi đá vôi ở
địa hình thấp và núi thấp ................................................................. 39


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự đa dạng về sinh học chính là sự đa dạng của sự sống trên Trái đất.
Khái niệm bao gồm các loài thực vật, động vật và vi sinh vật trên cạn, ở sông
hồ và biển. Đa dạng sinh học gồm 3 mức độ: loài, hệ sinh thái và thông tin di
truyền/nguồn gen.
ĐDSH ở Việt Nam có ý nghĩa to lớn trong đời sống tự nhiên và con
người, thể hiện qua chức năng và tầm quan trọng của các hệ sinh thái. Không
chỉ là nơi cư trú, môi trường sống của nhiều loài sinh vật, các HST còn có
chức năng cung cấp các loại hình dịch vụ như dịch vụ cung cấp, dịch vụ văn
hóa, dịch vụ điều tiết, dịch vụ hỗ trợ.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, hiện có 03 Khu bảo tồn gồm: Vườn Quốc
gia Ba Bể; Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ; Khu bảo tồn loài và sinh cảnh
Nam Xuân Lạc.
Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc (KBT Nam Xuân Lạc),
là khu vực đặc trưng cho hệ sinh thái rừng trên núi đá của miền Bắc Việt
Nam, hệ động thực vật ở đây đa dạng và phong phú. Với vị trí của KBT Nam
Xuân Lạc nằm giữa Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang và Vườn Quốc gia Ba

Bể (VQG Ba Bể) nên được coi như hành lang bảo vệ, là nơi giao lưu qua lại
của các loài động vật. Ngoài ra, nơi đây còn có giá trị phòng hộ đầu nguồn
điều tiết nguồn nước, điều hòa khí hậu cho các xã thuộc huyện Chợ Đồn và
Ba Bể tỉnh Bắc Kạn. Với những đòi hỏi về sự cần thiết bảo vệ tính đa dạng
sinh học, bảo vệ giá trị nguồn gen của khu rừng, bảo vệ giá trị phòng hộ môi
trường, an ninh quốc phòng, bảo vệ các giá trị về kinh tế du lịch, môi trường.
Được sự nhất trí của nhà trường, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Chí
Hiểu, Tôi tiến hành thực hiện luận văn: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất
giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam
Xuân Lạc, tỉnh Bắc Kạn”.


2
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần bảo tồn được các hệ sinh thái đặc trưng, đặc biệt là hệ sinh
thái rừng núi đá vôi; các loài động thực vật quý hiếm trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn nói chung và tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc nói riêng.
Khai thác và sử dụng bền vững các tiềm năng về đa dạng sinh học, cảnh quan,
dịch vụ môi trường rừng, sinh thái và các công trình của KBT cho nghiên cứu
khoa học, tuyên truyền giáo dục và phát triển du lịch sinh thái.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học KBT loài và sinh cảnh Nam
Xuân Lạc, tỉnh Bắc Kạn.
- Nghiên cứu nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học KBT loài và sinh
cảnh Nam Xuân Lạc, tỉnh Bắc Kạn.
- Đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại KBT loài và sinh cảnh
Nam Xuân Lạc, tỉnh Bắc Kạn.
3. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ảnh hưởng đến bảo tồn đa

dạng sinh học Khu Bảo tồn Loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc.
- Nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học Khu Bảo tồn Loài và sinh
cảnh Nam Xuân Lạc.
- Nghiên cứu nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học KBT .
- Đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học KBT .
- Số liệu thu được phản ánh trung thực, khách quan.
- Những kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi và phù hợp với điều kiện
thực tiễn tại địa phương
4. Ý nghĩa khoa học
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Là cơ sở khoa học phục vụ công tác quản lý về tài nguyên sinh vật,
bảo vệ môi trường; đề ra các giải pháp bảo tồn và phát triển ĐDSH, sử dụng
lý tài nguyên sinh vật.


3
- Là tài liệu tham khảo quan trọng cho các ngành khoa học có liên quan
như nông, lâm nghiệp, du lịch sinh thái, bảo vệ sức khỏe cộng đồng...
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần vào việc đánh giá hiệu quả của việc đầu tư cho công tác bảo
tồn ĐDSH của tỉnh cũng như hỗ trợ về giá trị kinh tế của tỉnh Bắc Kạn.
- Góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ địa phương
có đầy đủ kiến thức để thường xuyên giám sát, đánh giá hiện trạng ĐDSH
và xu hướng biến đổi của nó, để chủ động có những biện pháp kịp thời ứng
phó với BĐKH tác động đến ĐDSH nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên
sinh vật của tỉnh.


4
Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Theo Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 được Quốc hội khóa XII,
kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, một số khái niệm cơ bản
như sau. [7]
Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái
trong tự nhiên.
Gen là một đơn vị di truyền, một đoạn của vật chất di truyền quy định
các đặc tính cụ thể của sinh vật.
Hệ sinh thái là quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một khu
vực địa lý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau.
Hệ sinh thái tự nhiên là hệ sinh thái hình thành, phát triển theo quy luật
tự nhiên, vẫn còn giữ được các nét hoang sơ.
Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh
thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự
nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường,
nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài
nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu
vật di truyền.
Khu bảo tồn thiên nhiên (sau đây gọi là khu bảo tồn) là khu vực địa lý
được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng sinh học.
Loài hoang dã là loài động vật, thực vật, vi sinh vật và nấm sinh sống và
phát triển theo quy luật.
Loài bị đe dọa tuyệt chủng là loài sinh vật đang có nguy cơ bị suy giảm
hoàn toàn số lượng cá thể.


5
Loài bị tuyệt chủng trong tự nhiên là loài sinh vật chỉ còn tồn tại trong điều

kiện nuôi, trồng nhân tạo nằm ngoài phạm vi phân bố tự nhiên của chúng.
Loài đặc hữu là loài sinh vật chỉ tồn tại, phát triển trong phạm vi phân
bố hẹp và giới hạn trong một vùng lãnh thổ nhất định của Việt Nam mà không
được ghi nhận là có ở nơi khác trên thế giới.
Loài ngoại lai là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn
không phải là môi trường sống tự nhiên của chúng.
Loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc
gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi
chúng xuất hiện và phát triển.
Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ là loài hoang dã, giống
cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị đặc biệt về
khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử
mà số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.
Phát triển bền vững đa dạng sinh học là việc khai thác, sử dụng hợp lý
các hệ sinh thái tự nhiên, phát triển nguồn gen, loài sinh vật và bảo đảm cân
bằng sinh thái phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 được Quốc hội thông qua
ngày 13/11/2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2009.
- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội thông qua
ngày 23/6/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.
- Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ quy định
chi tiết về một số Điều của Luật Đa dạng sinh học.
- Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21/6/2010 về an toàn sinh học đối với
sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen;
- Nghị định số 108/2011/NĐ-CP ngày 30/11/2011 của Chính phủ sửa đổi
nghị định 69/2010/NĐ-CP ngày 21/6/2010 về an toàn sinh học đối với sinh vật
biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen;



6
- Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31/5/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về đa đạng sinh học đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện công ước đa dạng sinh học và
Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học”;
- Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/1/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐND ngày 11/4/2017 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Bắc Kạn về việc thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh
Bắc Kạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
1.2. Vấn đề Đa dạng sinh học trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Đa dạng sinh học trên thế giới
Sự đa dạng về sinh học hay sự đa dạng sinh học nói một cách ngắn gọn
chính là sự đa dạng của sự sống trên Trái đất. Khái niệm bao gồm các loài
thực vật, động vật và vi sinh vật trên cạn, ở sông hồ và biển. Đa dạng sinh học
gồm 3 mức độ: loài, hệ sinh thái và thông tin di truyền/nguồn gen. [13]
Đa dạng sinh học có giá trị riêng của nó. Hầu hết các nền văn hóa trên
thế giới đều tôn thời giá trị tự nhiên, đất đai và cuộc sống trong truyền thống,
tín ngưỡng và tâm linh, trong giáo dục, sức khỏe và các hoạt động mang tính
giải trí của chúng. Nhưng nhân loại cũng phụ thuộc vào đa dạng sinh học,
những hàng hóa và dịch vụ mà nó cung cấp.
Có khoảng 10 đến 30 triệu loài động vật, thực vật và vi sinh vật khác
nhau sinh sống trên hành tinh của chúng ta, chúng sống trên cạn, trong lòng
đất, vùng nước ngọt và biển khơi. Khoảng 2 triệu loài thực vật và động vật
được biết tới và được mô tả. Hàng năm các nhà khoa học phát hiện được



7
khoảng 15.000 loài mới. Một số loài phổ biến trên toàn Thế giới, còn số loài
khác rất hiếm. Thậm chí có một số loài chỉ tìm thấy ở một nói duy nhất.
Chẳng hạn như Úc là đất nước có nhiều loài chuột túi khác nhau, những loài
mà chúng ta không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên Hành tinh. Nhiều
loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng được ghi nhận chỉ sinh sống ở một khu
vực duy nhất.
Theo báo cáo độc lập của nhóm nghiên cứu trong khuôn khổ dự án Khắc
phục trở ngại nhằm tăng cường hiệu quả quản lý các khu bảo tồn ở Việt Nam
(Dự án PA), phân tích các mô hình quản lý đa dạng sinh học áp dụng tại một
số nước trên thế giới. Trong khổ nghiên cứu này tập trung vào 40 quốc gia,
bao gồm các quốc gia có nền kinh tế phát triển và đang phát triển, các khu
vực địa lý khác nhau và các mức độ đa dạng sinh học khác nhau trên khắp các
châu lục. Theo kết quả nghiên cứu, mô hình quản lý đa dạng sinh học phổ
biến nhất là phân cấp (chiếm 52,5% mẫu nghiên cứu) là quản lý hành chính
phân cấp từ trên xuống dưới, với cơ quan quản lý cấp trên nằm ở cấp liên
bang/cấp quốc gia, cơ quan quản lý bên dưới là cấp bang/tỉnh và địa phương;
hơn một nửa số nước được nghiên cứu trong báo cáo quản lý rừng và bảo tồn
đa dạng sinh học trong cùng một Bộ (58%); 90% số nước được nghiên cứu
quản lý các khu bảo tồn và đa dạng sinh học trong cùng một Bộ. Mô hình tổ
chức quản lý động vật hoang dã, nguồn gen và các nguồn tài chính rất khác
nhau ở các quốc gia được nghiên cứu.
Nghiên cứu này chỉ ra rằng các khu bảo tồn và đa dạng sinh học được
quản lý hiệu quả nhất khi được đặt trong cùng một Bộ, do về bản chất chúng
có những mối liên kết không thể tách rời.
1.2.2. Vấn đề Đa dạng sinh học tại Việt Nam
Việt Nam được xem là một trong những nước thuộc Đông Nam Á giàu
về đa dạng sinh học và là một trong số các quốc gia có đa dạng sinh học cao
nhất trên thế giới. Do sự khác biệt lớn về khí hậu, từ vùng gần xích đạo tới

giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình, đã tạo nên tính đa


8
dạng sinh học cao ở Việt Nam. Với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật
và nguồn gen phong phú và đặc hữu. ĐDSH ở Việt Nam có ý nghĩa to lớn,
các HST với nguồn tài nguyên sinh vật phong phú đã mang lại lợi ích trực
tiếp cho con người và đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc ga, đặc biệt là
trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; là cơ sở đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia; duy trì nguồn gen tạo giống vật nuôi, cây trồng; cung cấp vật
liệu cho xây dựng và các nguồn dược liệu, thực phẩm… Giá trị ĐDSH cung
cấp khoảng 80% thủy sản ven bờ, 40% lương thực cho người dân,… Các HST
có tính ĐDSH cao đang thu hút nhiều khách du lịch, hứa hẹn đem lại nhiều
giá trị về kinh tế.
HST ở Việt Nam rất đa dạng, trong đó có 3 nhóm chính: HST trên cạn,
HST đất ngập nước và HST biển.
- HST trên cạn: Trên phần lãnh thổ vùng lục địa ở Việt Nam, có thể
phân biệt các kiểu HST trên cạn đặc trưng như: rừng, đồng cỏ, savan, đất khô
hạn, đô thị, nông nghiệp, núi đá vôi. Trong các kiểu HST ở cạn, thì HST rừng
có tính đa dạng về thành phần loài cao nhất, đồng thời đây cũng là nơi cư trú
của nhiều loài động vật, thực vật hoang dã có giá trị kinh tế và khoa học.
Tổng diện tích hệ sinh rừng khoảng 32 triệu ha và tập trung nhiều ở các vùng
Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Mục tiêu
trong thời gian tới là sẽ tăng độ che phủ rừng lên 44 - 45% vào năm 2020, góp
phần đáp ứng các yêu cầu về môi trường cho quá trình phát triển bền vững
của đất nước.
- HST đất ngập nước: ĐNN Việt Nam rất đa dạng về kiểu loại với hơn
10 triệu ha, phân bố ở hầu hết các vùng sinh thái của nước ta, gắn bó lâu đời
với cộng đồng dân cư và có vai trò to lớn đối với đời sống nhân dân và phát
triển kinh tế - xã hội.

- HST thuỷ vực nước ngọt rất đa dạng bao gồm các thuỷ vực nước đứng
như hồ, hồ chứa, ao, đầm, ruộng lúa nước; các thuỷ vực nước chảy như


9
suối, sông, kênh rạch. Trong đó, một số kiểu có tính ĐDSH cao như suối
vùng núi đồi, đầm lầy than bùn với nhiều loài động vật mới cho khoa học
đã được phát hiện. Các HST sông, hồ ngầm trong hang động cát tơ còn ít
được nghiên cứu.
- HST biển: Theo thống kê, Việt Nam có 20 kiểu HST biển điển hình.
Dựa trên kết quả những kết quả nghiên cứu và phân tích các kiểu HST biển
với các đặc trung về điều kiện tự nhiên và môi trường biển, đặc biệt tính
ĐDSH của rạn san hô, có thể phân chia vùng biển Việt Nam thành 6 vùng
ĐDSH. Các kết quả nghiên cứu cho thấy các kiểu HST rạn san hô, thảm cỏ
biển quanh các đảo ven bờ là nơi có mức ĐDSH biển cao nhất đồng thời cũng
rất nhạy cảm với những biến đổi của môi trường. Trong các vùng biển của
Việt Nam, quần đảo Trường Sa là vùng có tính đa dạng của rạn san hô cao
nhất thế giới.
Đa dạng sinh học ở Việt Nam có ý nghĩa to lớn, các HST với nguồn tài
nguyên sinh vật phong phú đã mang lại những lợi ích trực tiếp cho con người
và đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là trong sản xuất nông,
lâm nghiệp và thủy sản; là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; duy trì
nguồn gen tạo giống vật nuôi, cây trồng; cung cấp vật liệu cho xây dựng và
các nguồn dược liệu, thực phẩm… Giá trị ĐDSH cung cấp khoảng 80% thủy
sản khai thác ven bờ, 40% lượng protein cho người dân... Các HST có tính
ĐDSH cao đang thu hút nhiều khách du lịch, hứa hẹn đem lại nhiều giá trị về
kinh tế. 70% tăng trưởng du lịch là từ các vùng duyên hải giàu tính ĐDSH.
Ngoài ra, trong bối cảnh ô nhiễm ngày càng gia tăng, BĐKH đang trở nên
khắc nghiệt hơn thì vai trò ứng phó với BĐKH của các HST càng quan trọng.
ĐDSH ở Việt Nam có ý nghĩa to lớn trong đời sống tự nhiên và con

người, thể hiện qua chức năng và tầm quan trọng của các HST. Không chỉ là
nơi cư trú, môi trường sống của nhiều loài sinh vật, các HST còn có chức
năng cung cấp các loại hình dịch vụ như sau:


10
Dịch vụ cung cấp: HST mang đến những lợi ích trực tiếp cho con
người, thường có giá trị kinh tế rõ ràng, đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc
gia, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản; là cơ sở
đảm bảo an ninh lương thực của đất nước; duy trì nguồn gen tạo giống vật nuôi,
cây trồng; cung cấp các vật liệu xây dựng và các nguồn nguyên liệu, dược liệu;
cung cấp 80% lượng thủy sản khai thác từ vùng biển ven bờ và đáp ứng 40%
lượng protein cho người dân. Nghề thủy sản đem lại nguồn thu nhập chính cho
khoảng 8 triệu người và một phần thu nhập cho khoảng 12 triệu người.
Dịch cụ văn hóa: HST không chỉ cung cấp những lợi ích vật chất trực
tiếp mà còn đóng góp vào những nhu cầu lớn hơn của xã hội. Các HST có
tính ĐDSH cao cung cấp giá trị vô cùng to lớn cho ngành giải trí ở Việt Nam
với các loại hình du lịch sinh thái đang dần dần phát triển, hứa hẹn đem lại
nhiều giá trị kinh tế và góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của
người dân về tầm quan trọng của ĐDSH và công tác bảo tồn thiên nhiên.
Theo báo cáo của 14/30 VQG và các khu BTTN, năm 2011 đã đón tiếp
728.000 lượt khách, với tổng doanh thu trên 30 tỷ đồng.
Dịch vụ điều tiết: Dịch vụ điều tiết bao gồm: sự điều hòa khí hậu thông
qua lưu trữ cacbon và kiểm soát lượng mưa, lọc không khí và nước, phân hủy
các chất thải trong môi trường, giảm nhẹ những tác hại của thiên tai như lở
đất hay bão lũ. Giá trị lưu giữ và hấp thụ cacbon của rừng Việt Nam là rất
đáng kể, đặc biệt là rừng tự nhiên. Giá trị này tỷ lệ thuận với trữ lượng và sinh
khối rừng. Kết quả nghiên cứu đã xác định: Giá trị lưu trữ cacbon của rừng tự
nhiên là 35 - 38 triệu đồng/ha/năm và giá trị hấp thụ cacbon hàng năm khoảng
0,4 - 1,3 triệu đồng/ha/năm với miền Bắc. Ở miền Trung giá trị lưu trữ cacbon

từ 37 - 91 triệu đồng/ha/năm và giá trị hấp thụ cacbon là 0,5 - 1,5 triệu
đồng/ha/năm. Ở miền Nam giá trị lưu trữ cacbon là 46 - 91 triệu đồng/ha/năm
và giá trị hấp thụ cacbon là 0,6 - 1,5 triệu đồng/ha/năm.


11
Dịch vụ hỗ trợ: Đây là yếu tố thiết yếu trong các chức năng của HST và
gián tiếp ảnh hưởng đến tất cả các loại dịch vụ khác. Có thể ví dụ về dịch vụ
hỗ trợ như sự hình thành đất hay quá trình sinh trưởng của thực vật. Việt Nam
nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm phải chịu từ 5 đến 8 cơn bão và
áp thấp nhiệt đới kèm theo mưa lớn. Các nghiên cứu cho thấy, hệ thống rễ dày
đặc của các loài cây rừng ngập mặn có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ đất
ven biển và vùng cửa sông. Chúng vừa ngăn chặn hiệu quả sự công phá bờ
biển của sông, vừa làm vật cản cho trầm tích lắng đọng như giữ hoa lá, cành
rụng trên mặt bùn và phân hủy tại chỗ nên bảo vệ được đất. Một số loài cây
tiên phong như Mắm biển, Mắm trắng, Bần trắng sinh trưởng trên đất bồi non
có khả năng giữ đất phù sa, mở rộng đất liền ra phía biển như ở vùng Tây
Nam mũi Cà Mau, dọc sông Đồng Tranh, Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh, các bãi
bồi ở cửa sông Hồng.
a. Quy hoạch các hệ sinh thái quan trọng ở Việt Nam
Quy hoạch tổng thể bảo tồn ĐDSH của cả nước đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch tổng thể) đã quy
hoạch các HST tự nhiên, quan trọng trên cả nước như sau:
- Vùng Đông Bắc: Bảo vệ các HST rừng tự nhiên lưu vực sông Hồng,
sông Lô, sông Gâm; HST núi đá vôi tại Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn,
Bắc Kạn, Cao Bằng, Quảng Ninh; HST đất ngập nước tại Đầm Hà, Yên Hưng
(Quảng Ninh).
- Vùng Tây Bắc: Bảo vệ các HST rừng tự nhiên lưu vực sông Đà, sông
Mã; rừng ở các đai cao trên 1.500 m tại Lào Cai, Sơn La.

- Vùng Đồng bằng sông Hồng: Bảo vệ HST rừng ngập mặn tự nhiên tại
Hải Phòng, Thái Bình; các HST đất ngập nước quan trọng tại Ninh Bình,
Nam Định.


12
- Vùng Bắc Trung Bộ: Bảo vệ HST rừng nguyên sinh tại Nghệ An, Hà
Tĩnh; rừng tự nhiên lưu vực sông Mã, sông Cả, sông Gianh; rừng ngập mặn
ven biển tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa; HST núi đá vôi ở Thanh Hoá và
Quảng Bình; HST đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tại Thừa Thiên Huế.
- Vùng Nam Trung Bộ: Bảo vệ các hệ sinh thái rừng tự nhiên lưu vực
sông Cái (tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận, Khánh Hòa), sông Côn, sông Đà Rằng,
sông Ba, sông Trà Khúc, sông Thu Bồn; HST rừng khộp tại Ninh Sơn (Ninh
Thuận), Hoàn Giao (Khánh Hòa); các rạn san hô, thảm cỏ biển tại Cù Lao
Chàm, Ninh Hải, vịnh Vĩnh Hy, vịnh Cam Ranh, đầm Thủy Triền, vịnh Vân
Phong; HST đất ngập nước khu vực đầm Thị Nại, Trà Ổ, Cù Mông, Ô Loan,
Nha Phu.
- Vùng Tây Nguyên: Bảo vệ HST rừng nguyên sinh gồm: rừng trên núi
trung bình (Ngọc Linh, Chư Yang Sin), rừng nửa rụng lá (rừng bằng lăng),
rừng rụng lá cây họ Dầu (rừng khộp); rừng tự nhiên lưu vực sông Sê San,
sông Ba, sông Đồng Nai.
- Vùng Đông Nam Bộ: Bảo vệ HST rừng nguyên sinh; các HST rạn san
hô, thảm cỏ biển tại Cà Ná, Côn Đảo; HST đất ngập nước tại đầm Thị Nại,
rừng ngập mặn Cần Giờ.
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Bảo vệ và phát triển bền vững
30.000 ha HST rừng ngập mặn tự nhiên; HST các rạn san hô, thảm cỏ biển tại
Phú Quốc; các HST rừng ngập mặn và HST rừng tràm tại Tràm Chim, U
Minh, Trà Sư.
b. Hiện trạng thành lập và quản lý khu bảo tồn ở Việt Nam
Trong vài thập kỷ qua, các khu bảo tồn thiên nhiên trên thế giới đang có xu

hướng tăng cả về số lượng và diện tích, Việt Nam cũng nằm trong xu hướng đó.
Năm 2005, nước ta có số lượng các khu bảo tồn (rừng đặc dụng) là 126 khu thì


13
đến năm 2015, số lượng này tăng lên là 166 khu, trong đó vườn quốc gia tăng
1 khu, nâng tổng số vườn quốc gia lên 31 khu.
* Hiện trạng thành lập các khu bảo tồn ở Việt Nam
Năm 1962, khu bảo tồn (KBT) đầu tiên được thành lập trong hệ thống
KBT của Việt Nam có tên gọi là khu “rừng cấm” Cúc Phương. Từ đó đến
nay, hệ thống các KBT trên cạn đã được thiết lập và quản lý theo Luật Bảo vệ
và Phát triển rừng với 180 khu bao gồm: 30 vườn quốc gia, 58 khu dự trữ
thiên nhiên, 16 KBT loài - sinh cảnh, 56 khu bảo vệ cảnh quan và 20 khu
rừng nghiên cứu thực nghiệm. Các HST ở vùng ĐNN và vùng biển có giá trị
ĐDSH cao đã được Chính phủ quy hoạch thành 45 KBT vùng nước nội địa
tại Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 13/10/2008, 16 KBT biển tại Quyết
định số 742/QĐ-TTg ngày 26/5/2010 và 47 KBT ĐNN tại Quyết định số
45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014. Tuy nhiên, đến nay chỉ có sáu (06) KBT biển
được thành lập với mục tiêu bảo tồn ĐDSH biển. Một số KBT vùng nước nội
địa đã được quy hoạch chi tiết nhưng chưa được thành lập. Các KBT ĐNN đã
hình thành và nhiều khu tồn tại dưới hình thức là KBT rừng đặc dụng như
VQG Xuân Thuỷ, Mũi Cà Mau, U Minh Thượng; KBT thiên nhiên Tiền Hải,
Thạnh Phú, Láng Sen. Các KBT trên được thành lập và quản lý theo cả Luật
Thuỷ sản và Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Năm 2008, Luật ĐDSH ra đời đã
bổ sung thêm hành lang pháp lý quan trọng cho công tác quản lý ĐDSH và
KBT của Việt Nam. Đây cũng là văn bản pháp lý cao nhất quy định trực tiếp
về phân cấp, phân hạng KBT thống nhất trên toàn quốc. [18]
Căn cứ vào tiêu chí KBT theo quy định của Luật ĐDSH, Bộ Tài nguyên
và Môi trường đã xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả rà soát
KBT và ban hành danh mục KBT của Việt Nam tại Quyết định số 1107/QĐBTNMT ngày 12/5/2015 của Bộ trưởng Bộ TNMT, bao gồm 166 khu được

phân hạng như sau: 31 vườn quốc gia, 64 khu dự trữ thiên nhiên, 16 khu bảo


14
tồn loài - sinh cảnh và 55 khu bảo vệ cảnh quan. Trong đó, đề xuất nâng cấp
01 khu dự trữ thiên nhiên Núi Phia Oắc thành Vườn quốc gia Phia Đén - Phia
Oắc; nâng cấp 01 KBT loài sinh cảnh Lung Ngọc Hoàng và 02 KBT biển
Bạch Long Vĩ và Cù Lao Chàm thành khu dự trữ thiên nhiên. [18]
* Hiện trạng thể chế, chính sách quản lý khu bảo tồn ở Việt Nam
Hệ thống thể chế chính sách về quản lý KBT ở Việt Nam đang ngày
càng được hoàn thiện và góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn ĐDSH
của Việt Nam như: Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 07/02/2014 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng,
khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5/9/2012 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 và nhiều văn bản, Nghị định hướng dẫn Luật có
liên quan. Tuy nhiên, quá trình thực thi các chính sách và văn bản này còn
gặp nhiều khó khăn, bất cập. Nguyên nhân chủ yếu là sự khác biệt về quy
định phân hạng, phân khu chức năng trong khu bảo tồn và các bất cập trong
quy định quản lý khu bảo tồn. [14]
Hiện nay, một số KBT đất ngập nước tồn tại trong hệ thống rừng đặc
dụng và đang được điều chỉnh bởi cả 03 Luật (Luật Thuỷ sản năm 2003, Luật
Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Luật ĐDSH năm 2008). Mặc dù, vùng
nước nội địa là một hợp phần của vùng đất ngập nước (đất ngập nước bao
gồm đất ngập nước nội địa và đất ngập nước ven biển) nhưng các quy định về
quản lý vùng nước nội địa, vùng đất ngập nước và các KBT của loại hình
HST này khác biệt nhau trong Luật Thuỷ sản, Luật ĐDSH và các Nghị định

hướng dẫn các Luật này. [14]


15
Như vậy, cùng một đối tượng là các KBT thuộc các HST trên cạn, đất
ngập nước, biển nhưng đều được quản lý bởi các Bộ, ngành khác nhau và văn
bản khác nhau, đặc biệt là chưa thống nhất trong loại hình KBT vùng nước
nội địa và KBT đất ngập nước, dẫn đến việc thành lập KBT đất ngập nước
trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn và do vậy, các giá trị ĐDSH tại các vùng
đất ngập nước đã và đang có nguy cơ suy thoái rất nhanh. [14]
Qua thực tế nêu trên cho thấy, đến nay các quy định về KBT và quản lý
KBT vẫn chưa được thực hiện thống nhất trong các Luật và văn bản hướng
dẫn Luật có liên quan. [18]
* Một số khó khăn, vướng mắc trong quản lý khu bảo tồn
Mặc dù Việt Nam đã có nhiều thành công trong việc quy hoạch, thiết lập
và quản lý hệ thống KBT nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn ĐDSH trên cả
nước. Tuy nhiên, công tác quản lý KBT hiện nay đang gặp nhiều thách thức:
- Các KBT được phân hạng và quản lý theo loại hình HST khác nhau,
nên dẫn tới sự chồng chéo và mâu thuẫn về phân hạng trong hệ thống các
KBT, sự không thống nhất về phân khu chức năng và vùng đệm của các KBT.
Qua đó, cho thấy việc xây dựng và ban hành các quyết định quản lý, đặc biệt
cơ chế, chính sách cho từng kiểu loại KBT là việc không thể thực hiện được,
đặc biệt trong điều kiện kinh tế-xã hội Việt Nam.
- Về tiêu chí, tiêu chuẩn để xác lập các KBT thiên nhiên thiếu và chưa
rõ ràng, khó áp dụng.
- Hệ thống các văn bản điều chỉnh các KBT thiếu, chưa đồng bộ và có
những quy định chưa rõ ràng, khó khả thi và việc phân công, phân cấp quản
lý KBT thiên nhiên còn chia cắt, chưa rõ về quyền hạn, trách nhiệm.
- Việc thành lập các KBT còn nặng về quy mô diện tích mà chưa cân đối
được khả năng quản lý, đáp ứng các nguồn lực tương ứng.



16
- Tổ chức bộ máy quản lý KBT còn nhiều bất cập, đây là một trong những
nguyên nhân chính hạn chế hiệu quả quản lý các KBT hiện nay ở Việt Nam.
- Việc quản lý, vận hành các KBT chưa hoặc ít tiếp cận phương pháp,
kỹ thuật bảo tồn hiện đại.
- Nhận thức về tầm quan trọng của các KBT chưa thực sự đầy đủ do
thiếu thông tin về giá trị của ĐDSH và dịch vụ HST của KBT.
- Nguồn lực đầu tư cho KBT hạn chế.
Ở Việt Nam hiện nay, Bộ NNPTNT quản lý lâm nghiệp và phần lớn các
khu bảo tồn trong khi đa dạng sinh học lại do Bộ TNMT quản lý
c. Hiện trạng loài tại Việt Nam
* Nơi cư trú của động vật hoang dã vẫn bị thu hẹp do thay đổi phương
thức sử dụng đất và số lượng cá thể các loài quý, hiếm có nguy cơ tuyệt
chủng giảm.
Trên cạn, các HST rừng tự nhiên, trong đó, các loại rừng giàu, trung
bình thường xanh là nơi cư trú của nhiều loài động vật hoang dã do vậy
ĐDSH ở đây cao. Nếu hoạt động chặt phá rừng tự nhiên còn tiếp tục cho các
mục đích khác thì nơi cư trú của động vật hoang dã càng bị thu hẹp hoặc mất
đi. Hiện tượng quần thể voi rừng hung dữ phá hoại nhà cửa, mùa màng và
nghiêm trọng hơn là giết hại dân ở một số địa phương miền Đông Nam Bộ và
Tây Nguyên có thể xem là phản ứng tự nhiên của bầy voi hoang dã khi nơi cư
trú của chúng đã bị xâm hại và thu hẹp. Hầu hết các loài thú hoang dã khác
như hổ chỉ còn thấy dấu vết phân bố ở các khu bảo tồn. Theo một số nguồn
thông tin, hiện Việt Nam chỉ còn khoảng 30 cá thể hổ trong tự nhiên.
Tổng số các loại động-thực vật được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam 2007 là
882 loài (418 loài động vật và 464 loại thực vật), tăng 161 loài so với giai
đoạn 1992-1996 (Lần xuất bản thứ nhất của các tập Sách Đỏ Việt Nam).
Trong giai đoạn này mức độ bị đe dọa của các loài chỉ mới dừng lại ở hạng



×