Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Báo cáo thực tập Tài Nguyên và Môi Trường tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.41 KB, 33 trang )

LỜI CẢM ƠN!

Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương châm học
đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần phải chuẩn bị cho mình kiến thức cần
thiết, chuyên môn vững vàng. Thời gian thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng
không thể thiếu được trong chương trình đào tạo sinh viên nói chung và sinh viên
trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường - Hà Nội hệ cao đẳng liên thông lên đại
học nói riêng, đây là khoảng thời gian cần thiết để mỗi sinh viên củng cố lại kiến thức,
lý thuyết đã được học một cách có hệ thống, đồng thời nâng cao khả năng vận dụng lý
thuyết vào thực tiễn, xây dựng cách làm việc của một cán bộ môi trường chuyên
nghiệp.
Trước thực tế đặt ra đó, được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, trưởng
khoa Tài Nguyên và Môi Trường, tôi có nguyện vọng về thực tập tại Công ty Môi
trường Đô thị Lào Cai. Tôi xin trân thành cảm ơn thầy giáo Vũ Văn Doanh đã tận tình
hướng dẫn chỉ bảo cho tôi hoàn thành bài thực tập tốt nghiệp này.
Tôi xin trân thành cảm ơn Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Lào Cai đã tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực tập. Đặc biệt tôi xin gửi lởi cảm ơn tới anh
Trần Quang Toàn đã tạo điều kiện, không quản ngại khó khăn hướng dẫn tôi tìm hiểu
quy trình thực tế, chỉ bảo cho tôi hoàn thiện bài báo cáo.
Do thời gian và trình độ học vấn của bản thân còn nhiều hạn chế nhiều hạn chế,
bước đầu làm quen với thực tế công việc vì vậy bài thực tập của tôi không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong sự góp ý chân thành của thầy cô giáo để bài thực tập của tôi
hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới mọi người !

1


MỤC LỤC

2




LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay các hoạt động sản xuất phục vụ cuộc sống con người đang diễn ra
mạnh mẽ. Con người đã khai thác và tác động rất nhiều đến môi trường tự nhiên. Các
nguồn tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt và suy thoái mạnh. Vấn đề ô nhiễm và suy
thoái môi trường đang trở lên bức xúc ở nhiều nơi.
Việt Nam là một nước có tốc độ phát triển kinh tế cao. Quá trình công nghiệp
hoá hiện đang diễn ra rất khẩn trương, bộ mặt xã hội đã có nhiều tiến triển tích cực.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển ấy thì tình trạng xuống cấp của môi trường đang ngày
càng trầm trọng. Rác thải đang là một trong những vấn đề môi trường bức xúc ở Việt
Nam. Hiện nay, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 15-20 triệu tấn rác thải sinh hoạt.
So với các nước khác trên thế giới thì lượng rác thải Việt Nam không lớn, nhưng điều
đáng quan tâm ở đây là tình trạng thu gom thấp và không phân loại trước khi mang rác
thải ra ngoài môi trường.
Chất thải rắn là toàn bộ các loại tạp chất được loại bỏ trong các hoạt động kinh
tế xã hội. Trong đó quan trọng nhất là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất và
hoạt động sống.
Chất thải rắn sinh hoạt được sinh ra từ hoạt động hàng ngày của con người, sinh
ra mọi lúc mọi nơi trong phạm vi thành phố và khu dân cư, từ các khu thương mại và
các cơ quan công sở, chợ các tụ điểm buôn bán, nhà hàng khách sạn, công viên, khu
vui chơi giải trí, trường học và các viện nghiên cứu..Chất thải rắn sinh hoạt có thành
phần rất đa dạng gồm nhiều chất và vật liệu khác nhau. Một số thành phần có khả năng
tồn tại lâu trong môi trường có nguy cơ gây ô nhiễm. Chất thải rắn sinh hoạt là nơi
chứa đựng các loại mầm mống bệnh tật có khả năng lây lan cao, bên cạnh đó chúng
còn làm mất cảnh quan môi trường.Hiện nay, cùng với sự công nghiệp hoá hiện đại
hoá thì cuộc sống của người dân nông thôn đang ngày càng được cải thiện. Người dân
nông thôn đã biết chăm lo cuộc sống hàng ngày của mình tốt hơn. Cùng với đó chất
thải rắn từ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân sẽ tăng lên. Thành phần chất
thải rắn sinh hoạt của khu vực nông thôn cũng đa dạng hơn.Thành phố Lào Cai của

tỉnh Lào Cai, là một thành phố trẻ có diện tích đất tự nhiên lớn. Mật độ dân cư của
thành phố còn thưa. Điều kiện cơ sở vật chất của thành phố còn nhiều hạn chế bởi vậy
công tác quản lý môi trường tại huyện còn gặp nhiều khó khăn. Để hiểu thêm tình hình
công tác quản lý môi trường nói chung hay công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói
riêng tại một thành phố đang trong quá trình phát triển nói riêng, tôi xin chọn đề tài:
“Tìm hiểu hiện trạng quản lý và thu gom rác thải rắn sinh hoạt tại thành phố Lào
3


Cai”.

A.PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do lựa chon chuyên đề:
Trong những năm gần đây công tác bảo vệ môi trường đâng được Đảng và
Nhà Nưóc quan tâm.Nhưng ngày nay với sự phát triển của đô thị,quá trình công
nghiệp hoá,hiện đại hoá,sự lạm dụng trong quá trình sử dụng phân bó hoá học ,thuốc
trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp làm ô nhiễm nguồn nưóc,đất,không khí...Và hiện
nay việc xây dựng khu công nghiệp, các nhà máy,xưởng sản xuất đang nằm xen kẽ
trong các khu dân cư làm ảnh hưỏng tới sức khoẻ con ngưòi và sinh vật. Chính vì vậy
khi xã hội càng phát triển ,quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh nên việc quản lý và bảo
vệ môi truờng của nhà nước rất khó khăn.
Khi xã hội phát triển thì vấn đề môi trưòng nảy sinh rất nhiều.Hiện nay trên
địa bàn thành phố Lào Cai đã và đang trong tình trạng môi trưòng bị ô nhiễm do quá
trình xây dựng kiến thiết và hoạt động sản xuất quy mô nhỏ lẻ.Sự gia tăng dân số gây
sức ép lên môi trường và tài nguyên,ý thức và sự hiểu biết của con người về bảo vệ
môi trường còn thấp
Từ những lý do đó mà em, lựa chọn chuyên đề này để tìm hiểu công tác quản
lý môi trường tại thành phố Lào Cai, từ đố khắc phục những tồn tại, hạn chế và phát
huy những ưu điểm để công tác quản lý môi trường được tốt và đạt hiệu quả hơn.


II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
1.Đối tượng nghiên cứư: Đó là thực trạng quản lý và thu gom chất thải rắn sinh
hoạt tại thành phố lào Cai

2. Phạm vi nghiên cứu:
-

Chuyên đề được thực hiện tại địa thành phố Lào Cai, cụ thể tại Công
ty Cổ phần Môi trường Đô thị tỉnh Lào Cai. Được thực hiện từ ngày 19/12/2016 đến
ngày 23/02/2017.

3. Phuơng pháp


Phương pháp quan sát : Ghi chép và điều tra trên thực địa.



Phương pháp thu thập thông tin bằng phỏng vấn : Cán bộ Công ty Cổ
phần Môi trường đô thị tỉnh Lào Cai

4




Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu liên quan : Hiện trạng chung về
môi trường, những tác động của môi trường rác và công tác quản lý và bảo vệ môi
trường.


III.Mục tiêu và nhiệm vụ:
1. Mục tiêu
- Tìm hiểu thực trạng quản lý và thu gom chất thải rắn sinh hoạt thành phố Lào Cai
-

Củng cố và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế.
Tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm, kĩ năng và phong cách làm việc của những người đi
trước.

2. Nhiệm vụ
-Đánh giá về hệ thống công tác quản lý nguồn, thu gom, vận chuyển chất thải

sinh hoạt tại công ty hợp lý và đồng bộ.
-Đề xuất một số phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi
trường.

5


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

1.1 Khái niệm
Chất thải rắn là toàn bộ các các loại vật chất được con người loại bỏ trong các
hoạt động kinh tế xã hội của mình ( bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động
duy trì sự tồn tại của cộng đồng…) trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh
ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống. (Trần Hiếu Nhuệ và nkk, 2001).
Rác là thuật ngữ dùng để chỉ CTR có hình dạng tương đối cố định, bị vứt bỏ từ
hoạt động con người. Rác sinh hoạt hay CTR sinh hoạt là một bộ phận của CTR, được
hiểu là CTR phát sinh từ các hoạt động hằng ngày của con người.

Rác thải sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt động của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung
tâm dịch vụ, thương mại. Rác thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ,
thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử
dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau
quả v.v...
1.2 Nguồn gốc, thành phần và đặc điểm CTR sinh hoạt
1.2.1 Nguồn gốc
Khối lượng CTR sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân số,
sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị và các
vùng nông thôn. Trong đó các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải bao gồm:
-

Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt).

-

Từ các trung tâm thương mại, các công sở, trường học, công trình công cộng

-

Từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động xây dựng.

-

Từ các làng nghề..v.v….

6



Hình 1.1 Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải.
1.2.2 Thành phần cơ bản cuả chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần của CTR sinh hoạt rất khác nhau tùy thuộc từng địa phương, tính
chất tiêu dùng, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Thông thường thành phần
của CTR sinh hoạt bao gồm các hợp phần sau: Chất thải thực phẩm, giấy, catton, vải
vụn, sản phẩm vườn, gỗ, thủy tinh, nhựa, bụi tro, cát đá, gạch vụn…
Thành phần

Định nghĩa

Ví dụ

a. Giấy

Các vật liệu làm từ giấy và giấy
bột

Túi giấy, mảnh bìa, giấy vệ
sinh,…

b. Hàng dệt

Có nguồn gốc từ các sợi

Vải, len, nilon,…

c. Thực phẩm

Các chất thải từ đồ ăn thực
phẩm


Cọng rau, vỏ quả, thân cây,..

d. Cỏ, gỗ củi, rơm
rạ

Các vật liệu làm từ tre, gỗ,
rơm,..

Bàn ghế, đồ chơi, vỏ dừa,…

e. Chất dẻo

Các vật liệu và sản phẩm làm
từ chất dẻo

Phim cuộn, túi chất dẻo, chai
lọ,..

f. Cao su và Da

Các vật liệu và sản phẩm làm
từ da và cao su

Bóng, giầy, ví,…

1. Các chất cháy được

2. Các chất không cháy
a. Các kim loại sắt

7

Các vật liệu và sản phẩm được
chế tạo từ sắt và các chất bị

Vỏ hộp, dây điện, hàng rào,



Thành phần

Định nghĩa

Ví dụ

nam châm hút
b. Các kim loại phi
sắt

Các kim loại không bị nam
châm hút

Vỏ nhôm, giấy bao gói, đồ
đựng,..

c. Thủy tinh

Các vật liệu và sản phẩm được
chế tạo từ thuy tinh


Vỏ chai, bóng đèn,…

d. Đá và sành sứ

Bất kì sản phẩm không cháy
khác trừ kim loại và thuy tinh

Gạch, gốm sứ,...

3. Các chất hỗn hợp
khác

Tất cả các vật liệu khác không
phân loại trong bảng này

Đá cuội, cát, đất, tóc,…

Bảng phân loại các thành phần cơ bản của chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, từ các cơ sở sản xuất kinh
doanh: chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình chủ yếu là các loại rau, củ, quả, giấy,
lá cây, chai lọ, thức ăn thừa, xương động vật, than, thuỷ tinh, kim loại, vỏ hoa quả,
nhựa. Các hộ gia đình làm nghề mỳ trong chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày có thêm
đầu mỳ thừa, túi nilon. Các cơ sở kinh doanh tại địa bàn nghiên cứu hiện chủ yếu là
kinh doanh các loại mặt hàng phục vụ cuộc sống hàng ngày của người dân như: bán
hàng tạp hoá, bán hàng nước, bán hàng thực phẩm nên thành phần chất thải rắn sinh
hoạt từ các cơ sở này chủ yếu là: túi bóng, hộp giấy, xương động vật, các loại rau củ
quả. Trong các cửa hàng may có thêm vải vụn, chỉ. Trên địa bàn nghiên cứu có rất
nhiều cửa hàng sửa chữa xe máy, ôtô chất thải rắn hàng ngày từ các cửa hàng này chủ
yếu là: kim loại, nhựa, rẻ lau, lốp xe. Các cửa hàng ăn sáng chất thải rắn chủ yếu là:
giấy ăn, xương động vật, thức ăn thừa, than nấu ăn. Có thể thấy hiện nay chất thải từ

các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh chủ yếu là chất thải hữu cơ dễ phân huỷ, ngoài ra
còn có thêm chất thải vô cơ như là: gạch ngói, giấy, kim loại, than xỷ.
a)Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các trụ sở cơ quan: thành phần chất thải
rắn trường học chủ yếu là: giấy, thước kẻ, phấn, bụi đất, bút viết hỏng, túi bóng đựng
kẹo, lá cây. Văn phòng nhà trường có thêm vỏ hoa quả, bã chè, thức ăn thừa. Trong các
trường mầm non chất thải rắn hàng ngày có thêm thức ăn, giấy, đổ chơi hỏng. Chất
thải phát sinh từ các trụ sở cơ quan có thành phần chủ yếu là: giấy, báo, vỏ hộp, bã
chè, bụi, lá cây, đầu thuốc lá. Tại các trạm y tế thành phần chất thải rắn là: vỏ hộp
thuốc, thức ăn, chai nhựa, bông, kim tiêm.
b)Chất thải rắn phát sinh từ các khu chợ: các khu chợ kinh doanh các mặt hàng
chủ yếu phục vụ cuộc sống hàng ngày của người dân do vậy mà thành phần chất thải
rắn là: rau, củ, quả, túi nilon, xương động vật, các loại bao bì, rơm, rác, lá cây, đất cát,
lông gà, lông vịt.
8


1.2.3 Đặc điểm cơ bản của CTR sinh hoạt
Thành phần hữu cơ dễ phân hủy ( như thức ăn, hoa quả…) chiếm một tỉ lệ lớn.
- Chai lọ, bao bì ni lon… là những hợp chất plastic khó xử lí và ảnh hưởng rất
lớn đến môi trường, đặc biệt ni lon là dạng rác thải có thời gian phân hủy lâu và lượng
phát sinh ra môi trường khá lớn.
- Nguồn thải là nguồn phân tán nên gây khó khăn trong công tác phân loại, thu
gom.
- Thường chiếm tỉ lệ lớn trong tổng khối lượng của CTR phát sinh (60 – 80%).
1.2.4 Tác động của CTR sinh hoạt
a. Tác hại của CTR sinh hoạt đến môi trường
+ Môi trường đất
- Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không được thu gom đều được lưu giữ
lại trong đất, một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon, hydrocacbon…
nằm lại trong đất làm ảnh hưởng tới môi trường đất: thay đổi cơ cấu đât, đất trở nên

khô cằn, các vi sinh vật trong đất có thể bị chết.
- Nhiều loại chất thải như xỉ than, vôi vữa… đổ xuống đất làm cho đất bị đóng
cứng, khả năng thấm nước, hút nước kém, đất bị thoái hóa.
+ Môi trường nước
- Lượng rác thải rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mưa rác rơi vãi sẽ theo
dòng nước chảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua cống rãnh, ra ao hồ, sông ngòi,
gây ô nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận.
- Rác thải không thu gom hết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân gây mất
vệ sinh và ô nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác thì
có nguy cơ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm lượng oxy hòa tan trong
nước giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng nước cũng giảm, dẫn đến ảnh hưởng
tới khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực.
- Ở các bãi chôn lấp rác chất ô nhiễm trong nước rác là tác nhân gây ô nhiễm
nguồn nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước ao hồ, sông suối lân cận. Tại các
bãi rác, nếu không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa nước mưa thấm qua thì
cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
+ Môi trường không khí

9


- Tại các trạm/ bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư là nguồn gây ô
nhiễm môi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi khói,
tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác.
- Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn vấn đề ảnh hưởng đến môi trường khí là mùi
hôi thối, mùi khí metan, các khí độc hại từ các chất thải nguy hại.
b. Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với sức khỏe con người
- Tác hại của rác thải lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của chúng
lên các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đến sức
khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn.

- Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý thích hợp,
cứ đổ dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thường, không có lớp lót, lớp phủ thì bãi rác trở
thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền dịch bệnh, chưa kể đến chất
thải độc hại tại các bãi rác co nguy cơ gây các bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể người
khi tiếp xúc, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng xung quanh.
- Rác thải còn tồn đọng ở các khu vực, ở các bãi rác không hợp vệ sinh là
nguyên nhân dẫn đến phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con
người. Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh ung
thư ở các khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25 % dân số. Ngoài ra, tỷ lệ
mắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25
%.
c. Rác thải sinh hoạt làm giảm mỹ quan đô thị
- Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu
gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên… đều là
những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan đường
phố, thôn xóm.
- Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người dân
chưa cao. Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra long lề đường và mương rãnh vẫn
còn rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý và thu gom
vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ.
d. Chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015 tiếp tục gia
tăng và có xu hướng tang nhanh hơn so với năm 2006-2010. Theo số liệu thông kê
được từ các năm 2007-2010, tổng lượng rác thải rắn sinh hoạt ở các đô thị phát sinh
trên toàn quốc là 17,682 tấn/ngày(năm 2007) và 26,224 tấn/ngày(năm 2010) tang trung
10


bình 10% mỗi năm. Đến năm 2014 tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh khoảng
32,000 tấn/ngày, chỉ tính riêng hai thành phố lớn là Hà Nội-Hồ Chí Minh là 6,420

tấn/ngày và 6,739 tấn/ngày. Theo tính toán mức gia tăng trong giai đoạn 2010-2014
đạt trung bình 12% trên năm
Điều đáng lo ngại là theo báo cáo của Bộ Xây Dựng tỉ lệ thu gom rác ở các đô
thị trong giai đoạn 2013-2014 là 84-85% tăng 3-4% so với giai đoạn 2008-2010. Khu
vực ngoại thành đạt 60%, tỉ lệ thu gom tại các khu vực nông thôn còn thấp hơn chỉ đạt
40-55% các vùng sâu vùng xa chỉ đạt khoảng 10%.
1.2.5 Khái quát chung các quy định của nhà nước về công tác quản lý thu gom,
xử lý rác thải sinh hoạt
► Khái quát chung về các quy định
Chất thải rắn nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng luôn là vấn đề môi
trường ngày càng được sự quan tâm của mọi tổ chức cá nhân. Cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của nền kinh tế, cùng với sự đi lên ngày càng cao về mức sống của người
dân thì lượng rác thải phát sinh ra cũng theo đó ngày càng tăng lên. Chính vì vậy để
bảo đảm cho môi trường sống trong lành với mọi người thì việc ban hành các quy
định, quy chế về quản lý chất thải rắn trong đó có rác thải sinh hoạt là điều hết sức cần
thiết. Và góp phần khômg nhỏ cho công tác bảo vệ môi trường của nước ta đảm bảo
cho sự phát triển bền vững trong thời kì phát triển kinh tế như hiện nay.
Các quy định của Nhà nước về quản lý chất thải rắn là phương tiện hàng đầu
của quản lý nhà nước đối với chất thải rắn, pháp luật xác định địa vị pháp lý của các cá
nhân, các tổ chức sản xuất kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực chất thải rắn, tạo hành
lang pháp lý để các chủ thể này tham gia vào các quan hệ khai thác, sử dụng các thành
phần môi trường. Cũng thông qua pháp luật, Nhà nước với vai trò là chủ thể quản lý
tạo ra môi trường thuận lợi, tin cậy và chính thức cho các hoạt động quản lý chất thải
rắn trong phạm vi cả nước, cần kiểm soát tốt chất thải rắn sinh hoạt ngay từ nguồn thải
đồng thời thực hiện tốt các bước trong quy trình quản lý chất thải sinh hoạt như thu
gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu trữ, xử lý và tiêu hủy chất thải.
Với tư cách là phương tiện hàng đầu của quản lý nhà nước trong mọi lĩnh vực
trong đó có quản lý chất thải, với quy định nguyên tắc bảo vệ môi trường : Bảo vệ môi
trường phải gắn kết với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền
vững đất nước, bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và

toàn cầu; bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ
quan nhà nước. tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; Hoạt động bảo vệ môi trường phải
thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải
11


thiện chất lượng môi trường đồng thời phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên,
văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
Luật môi trường Việt Nam ra đời năm 1993 và được sửa đổi năm 2005 tiếp đó là năm
2014 đã xác định vị trí pháp lý của các cá nhân, tổ chức liên quan đến phát thải và thu
gom xử lý chất thải, đồng thời tạo điều kiện cho mọi tổ chức cá nhân tham gia vào
công tác thu gom xử lý và quản lý môi trường. Cũng thông qua pháp luật, nhà nước
thể hiện vai trò quản lý hàng đầu tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý môi
trường trong cả nước, quản lý chất thải cũng như các bước trong quá trình quản lý chất
thải: thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý chất thải
 Chương VIII của luật cũng đã quy định về việc quản lý chất thải rắn thông
thông thường :
 Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phát
sinh chất thải rắn thông thường phải có trách nhiệm phân loại chất thải rắn thông
thường tại nguồn để thuận lợi cho việc tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử
lý.(Điều 95).
 Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phát
sinh chất thải rắn thông thường phải tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý
chất thải rắn thông thường. Trong trường hợp không có khả năng tái sử dụng, tái chế,
thu hồi năng lượng và xử lý thì phải chuyển giao cho cơ sở có chức năng phù hợp để
tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng và xử lý. (Điều 97).
 Chất thải phải được thu gom, tái chế, tiêu hủy theo công nghệ thích hợp hạn chế tối đa
ảnh hưởng đến môi trường, cần tận dụng ở mức cao nhất cho tái chế, tái sử dụng, hạn
chế thải bỏ chất thải rắn thông thường còn giá trị sử dụng.
Nhằm nâng cao hiệu lực quản lý của luật về quản lý chất thải rắn nhiều văn bản

dưới luật đã ra đời. Nghị định số 38/2015/ ND- CP theo đó chính phủ quy định: Việc
phân loại chất thải rắn sinh hoạt phải được quản lý, giám sát, tuyên truyền và vận động
tổ chức, cá nhân, hộ gia đình chấp hành theo quy định, bảo đảm yêu cầu thuận lợi cho
thu gom, vận chuyển và xử lý. Hộ gia đình, cá nhân phải nộp phí vệ sinh cho thu gom,
vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định. Chủ nguồn thải chất thải rắn sinh
hoạt có trách nhiệm ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý; thanh toán
toàn bộ chi phí theo hợp đồng dịch vụ.
Để các quy định quản lý đã được ban hành được các tổ chức và cá nhân nghiêm
túc thực thi đồng thời làm cơ sở để xử phạt các tổ chức cá nhân không chấp hành, ngay
sau khi ra đời chính phủ đã ban hành nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt hành
chính trong lĩnh vực môi trường. Ngày 12/12/2008 bộ tài chính đã ban hành thông tư
số 121 /2008/TT-BTC về cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính cho hoạt động đầu tư quản
12


lý chất thải rắn. Thông tư này hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính áp dụng đối
với tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có một trong các hoạt
động đầu tư quản lý chất thải rắn gồm: đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn; thu
gom, vận chuyển chất thải rắn và các hợp tác xã, hộ gia đình thực hiện thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn tại khu vực điểm dân cư nông thôn, làng nghề chưa có dịch
vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn. Các ưu đãi đó là: Ưu đãi về tiền sử dụng đất,
tiền thuê đất và chi phí giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà
nước, hỗ trợ đầu tư bằng nguồn tín dụng ưu đãi, ưu đãi về thuế, hỗ trợ nghiên cứu và
phát triển công nghệ tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải rắn, hỗ trợ đào tạo lao động.
Ngày 14/1/2009 chính phủ đã ban hành nghị định số 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi,
hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường quy định về ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn,
giảm thuế, phí đối với hoạt động bảo vệ môi trường; trợ giá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm
từ hoạt động bảo vệ môi trường và các ưu đãi, hỗ trợ khác đối với hoạt động và sản
phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường. Các ưu đãi trong nghị định mới này đã thu hút
được nhiều sự quan tâm của các cá nhân cũng như doanh nghiệp, đặc biệt là các ưu đãi

về thuế. Theo đó các doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư hoạt động bảo vệ môi
trường, đáp ứng các tiêu chí cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường đáp
ứng điều kiện về hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Với quan điểm quản lý tổng hợp chất thải rắng là trách nhiệm chung của toàn
xã hội, ngày 17/12/2009 thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về
quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Quản lý tổng
hợp chất thải rắn dựa theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, theo đó các tổ
chức, cá nhân phát sinh chất thải, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm
đóng góp kinh phí, khắc phục, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; Quản
lý chất thải rắn phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp, nhằm phòng ngừa,
giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tăng cường tái
sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải chôn lấp. Từ quan điểm trên, chiến
lược đặt ra mục tiêu đến năm 2025, 100% các đô thị có công trình tái chế chất thải rắn
thực hiện phân loại tại hộ gia đình; 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị,
100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và nguy hại, 90% tổng
lượng chất thải rắn xây dựng đô thị và 90% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm
dân cư nông thôn được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. Lượng túi nilon sử
dụng tại các siêu thị và trung tâm thương mại sẽ giảm 85% so với năm 2010.Để đạt
được các mục tiêu trên, nhiệm vụ đặt ra là phải phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh
chất thải rắn; thúc đẩy phân loại chất thải rắn tại nguồn; đẩy mạnh thu gom và vận
chuyển chất thải rắn; tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải... Giải pháp chiến lược
13


được đưa ra là quy hoạch quản lý chất thải rắn. Theo đó, sẽ lập và thực hiện quy hoạch
xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn cho các vùng kinh tế của cả nước. Tất cả các
tỉnh, thành phố trong cả nước sẽ lập và thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn;
trong đó, xây dựng và thực hiện quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn tới tận
phường, xã. Song song với quy hoạch quản lý chất thải rắn là các giải pháp về hoàn
thiện hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế chính sách về quản lý chất thải rắn; thiết

lập cơ sở dữ liệu và hệ thống quan trắc dữ liệu về chất thải rắn toàn quốc; thúc đẩy
nghiên cứu khoa học và một biện pháp hết sức quan trọng là tuyên truyền, giáo dục
nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. Cụ thể, xây dựng và thực hiện
các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, khuyến khích tham gia vào
các hoạt động phân loại tại nguồn, giảm thiểu, tái chế tái sử dụng chất thải rắn, hạn chế
sử dụng túi nilon, không đổ rác bừa bãi...
Đưa giáo dục môi trường vào các cấp học; thực hiện các hoạt động thí điểm,
các sáng kiến giúp quản lý chất thải rắn tốt hơn. Quỹ tái chế chất thải rắn cũng sẽ được
thành lập nhằm hỗ trợ cho các hoạt động giảm thiểu và tái chế chất thải rắn. Đồng thời,
huy động mọi nguồn vốn đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn, tìm kiếm hỗ trợ.
►Các văn bản, quyết định tại công ty Cổ phần môi trường đô thị Lào Cai
địa phương
• Quyết định số: 53/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lào Cai, ngày 02 tháng 12 năm
2015, về việc Ban hành Quy định một số nội dung về bảo vệ môi trường trên địa bàn
tỉnh Lào Cai
• Quyết định số: 23/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lào Cai, ngày 05 tháng 5 năm
2016, về việc Ban hành Quy định về định mức chi phí dịch vụ công ích đô thị và quản
lý kinh phí dịch vụ công ích đô thị trên địa bàn tỉnh Lào Cai
• Quyết định số: 27/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lào Cai, ngày 06 tháng 5 năm
2016, về việc điều chỉnh mức thu phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Lào Cai
• Quyết định số 57/QĐ-MTĐT ban hành quy đinh về quản lý và thực hiện công tác vệ
sinh môi trường.

14


CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THU GOM RÁC THẢI SINH HOẠT
TẠI THÀNH PHỐ LÀO CAI

I. Tổng quan về cơ sở thực tập


Hình 2.1 trụ sở công ty cổ phần môi trường đô thị Lào Cai
1. Sự hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Môi trường Đô thị tỉnh Lào
Cai
Công ty TNHH Một thành viên Môi trường Đô thị tỉnh Lào Cai, tiền thân là
Công ty phục vụ công cộng, được thành lập theo quyết định 127/QĐ- UB ngày
04/6/1993 của UBND tinh Lào Cai, chính thức bước vào hoạt động ngày 01/11/1993.
ngày 13/03/1994 công ty được đổi tên gọi thành “Công ty Môi trường Đô thị” theo
quyết định 57/QĐ-UB của UBND tỉnh Lào Cai và là đơn vị sự nghiệp, chịu sự lãnh
đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của UBND thị xã Lào Cai, hoạt động theo chế độ gắn
thu bù chi.
Ngày 01 tháng 10 năm 2000 công ty chuyển về Sở Xây dựng quản lý
theo Quyết định số 259/2000/QĐ-UB ngày 12/9/2000 của UBND tỉnh Lào Cai. Ngày
19/3/2001 công ty đổi tên gọi từ "Công ty Môi trường Đô thị - Thị xã Lào Cai" thành
“Công ty Môi trường Đô thị tỉnh Lào Cai” theo Quyết định số 79/QĐ-UB ngày
19/3/2001 của UBND tỉnh Lào Cai.
- Cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội là sự gia tăng về rác thải và ô nhiễm
môi trường công ty đã mở rộng thị trường cung cấp dịch vụ tới các khu đô thị trọng
15


yếu của tỉnh như thị trấn SaPa năm 2001; Thị trấn Bát Xát năm 2003; Thị trấn Bắc Hà
năm 2006; Khối dịch vụ công sở năm 2009.
- Năm 2010 công ty chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn có 100% vốn
Nhà nước theo Quyết định số 1079/QĐ-UBND ngày 28/4/2010 phê duyệt phương án
chuyển đổi Công ty Môi trường Đô thị tỉnh Lào Cai thành Công ty TNHH Một thành
viên Môi trường Đô thị tỉnh Lào Cai và Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày
28/4/2010 của UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt điều lệ hoạt động của Công ty TNHH
Một thành viên Môi trường Đô thị tỉnh Lào Cai.
- Tháng 4 năm 2016 Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị

tỉnh Lào Cai
2. Cơ cấu tổ chức của công ty
Bộ máy tổ chức gồm Ban giám đốc công ty, 04 phòng ban nghiệp vụ, 09 đơn vị
trực thuộc với tổng số 535 CBCNV. Đảng bộ công ty có 03 chi bộ trực thuộc với 65
đảng viên.
Đại Hội đồng cổ đông

Hội đồng Quản trị

Ban kiểm soát

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng Tổ chức –
Hành chính

Phòng Kỹ thuật
và Dự án

Phòng Kinh tế

Các đơn vị trực thuộc (9 đơn vị)

Hinh2.2 Sơ đồ tổ chức của công ty CP môi trường đô thị Lào Cai

16



Giám đốc xnghiệp

P.Giám đốc

Kế toán

Quản lý khu vực

Tổ thu gom

Tổ vận chuyển

Tổ xúc, ép rác

Hình 2.3 Sơ đồ công ty xí nghiệp thu gom rác thành phố Lào Cai trực thuộc
Cty CP môi trường đô thị Lào Cai.
3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
a. Hoạt động kinh doanh
-

Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, nước thải, chế biến chất thải, sản xuất phân bón.

-

Quản lý, duy tu, chăm sóc vườn hoa, công viên, cây xanh, hệ thống điện chiếu sáng
công cộng, đèn tín hiệu giao thông, các thiết bị kỹ thuật khu đô thị, nhà cao tầng; các
khu nghĩa trang, nhà hỏa táng và dịch vụ tang lễ, hút phốt, gia công cơ khí.
Thi công xây dựng các công trình cây xanh, công viên, trồng rừng, công trình dân

-


dụng, giao thông, công nghiệp, thủ lợi, cấp nước, hệ thống điện trung, hạ thế dưới
35Kv hệ thống điện chiếu sáng, đèn tín hiệu giao thông.
Sản xuất, kinh doanh lâm, nông nghiệp, khai thác chế biến lâm sản, nuôi trồng thủy

-

sản. Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, xuất nhập khẩu hàng hóa, phương tiện, thiết bị,
vật tư, phân bón.
Tư vấn thiết kế các công trình cây xanh đô thị, rừng, điện chiếu sáng.
b. Hoạt động công ích
- Thu gom, vận chuyển, xử lý: chất thải, nước thải, chế biến chất thải, sản xuất
phân bón;
- Quản lý, duy tu bảo dưỡng đường giao thông, hệ thống thoát nước đô thị;
17


- Quản lý, vận hành và sửa chữa hệ thống điện chiếu sang công cộng, hệ thống
đèn tín hiệu giao thông;
- Quản lý, duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, thiết bị kỹ thuật các khu đô thị, các
nhà cao tầng;
- Quản lý nghĩa trang, nhà hỏa tang, dịch vụ tang lễ;
II. Công tác thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lào
Cai
Hiện nay, công tác thu gom rác thải sinh hoạt và các cơ quan trên địa bàn thành
phố Lào Cai được công ty Cổ phần môi trường đô thị Lào Cai thực hiện cụ thể là xí
nghiệp thu gom rác thành phố Lào Cai. Các hộ gia đình đăng ký với Công ty Cổ phần
Môi trường đô thị để được thu gom chất thải rắn sinh hoạt.
Địa bàn thành phố Lào Cai rộng(174 tuyến đường thực hiện quét, gom rác với
tổng diện tích đường, vỉa hè duy trì quét, gom rác :1,131,773m2; 145 tuyến đường thu

gom rác với tổng chiều dài:77,827 km; 20 tuyến đường ngõ xóm với chiều dài thực
hiện:6,335 km..). Khối lượng thu gom và vận chuyển tại thành phố Lào Cai là 104,68
tấn/ngày.
Chất thải rắnTúi,
sinhsọt
hoạt
rác hộ gia đình, cơ quan (Đã được phân
Xe đẩy
loại)thu gom

Chất thải rắn công cộng

Điểm tập kết

Bãi rác của thành phố

Xe chở rác

Hình 2.4 Sơ đồ công tác thu gom vận chuyển CTRSH
Trên địa bàn thành phố Lào Cai có 4 chợ trung tâm là chợ Cốc Lếu, chợ Phố
Mới, chợ Kim Tân và chợ Gốc Mít cùng 3 trung tâm siêu thị lớn là Đức Huy, Anh Mĩ,
Thành Đô đây là nhưng nơi buôn bán hàng hóa lớn nhất của thành phố Lào Cai và
cũng là nguồn phát sinh chất thải tương đối lớn. Đồng thời vị trí của các nơi này tương
đối cách xa nhau gây khó khăn cho công tác thu gom.
18


19



Nhân công tham gia VSMT tại thành phố Lào Cai
Tại thành phố Lào Cai việc thực hiện thu gom rác được phụ trách bởi 251 công
nhân với 266 xe gom rác và 8 xe ép rác. Công việc được phân công rõ ràng đến từng
cán bộ công nhân viên của công ty. Được thực hiện theo một quy trình cụ thể được
Công ty và xí nghiệp đề ra đồng thời trang bị các phương tiện và công cụ bảo hộ đầy
đủ.
Thời gian thu gom rác tại thành phố Lào Cai như sau:
• Mùa hè: Buổi sáng: Từ 5h00 đến 9h00; Buổi chiều: Rác vô cơ từ 17h00 đến 18h30,
rác hữu cơ từ 18h30 đến 21h00.
• Mùa đông: Ca sáng: Từ 5h30 đến 9h30; Buổi chiều: Rác vô cơ từ 16h30 đến 18h00,
rác hưu cơ từ 18h00 đến 20h30.
Bảng yêu cầu với các nhân viên trực tiếp tham gia thu gom CTSH
Giờ làm việc
Theo phân công của lãnh đạo XN và Cty
Số giờ làm việc 1 tuần: 48 tiếng
Yêu cầu trình độ và năng lực
Yêu cầu trình độ
Trung học phổ thông
Kiến thức
- Kiến thức về môi trường
- Kiến thức về giao thông
- Kiến thức về luật lao động, an toàn lao
động, vệ sinh lao động
- Quy trình chuẩn về công tác thu gom chất
thải SH
 Trách nhiệm của công nhân trực tiếp tham gia sản xuất
- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế và quy định khác của công ty đối với người
lao động
- Chấp hành nghiêm chỉnh sự phân công nhiệm vụ của thủ trưởng, hoàn thành tốt công
việc được giao

- Báo cáo những biến cố bất ngờ ngoài khả năng có nguy cơ có thể xảy ra cho lãnh đạo
đơn vị mình để kịp thời giải quyết
- Có trách nhiệm bảo quản các phương tiện, thiết bị, công cụ lao động không để mất mát
hư hỏng, khi sử dụng phải đúng quy định và đảm bảo an toàn.
- Tham gia các hoạt động do công ty và xí nghiệp tổ chức để nâng cao tay nghề và đảm
bảo ATVSLĐ và an toàn khi tham gia giao thông.
- Về thời gian tác nghiệp phải đến trước 15’ để chuẩn bị các công cụ để tác nghiệp
- Việc quét thu gom rác phải đúng quy trình kĩ thuật, thực hiện đầy đủ các thành phần
công việc trên toàn bộ các tuyến được giao đảm bảo thời gian chất lượng công việc
- Dụng cụ, rác thải trên xe rác phải được xếp gọn gang không gây cản trở giao thông.
Đẩy xe đúng lộ trình thu gom
- Không chở quá tải trọng, cơi nới thành xe gây cản trở tầm nhìn
20


-

Phối hợp với nhân dân, tổ dân phố trong việc tuyên truyền vận động giữ gì vệ sinh môi
trường. Đổ rác đúng giờ đúng nơi quy định.
Nghiêm cấm đổ rác xuống lòng đường, vỉa hè hoặc đốt rác ở bất kì địa điểm nào gây
ảnh hưởng tới môi trường và an toàn khu vực
Khi nạp rác và xả rác phải thường xuyên kiểm tra hệ thống thu nước rỉ rác, đảm bảo
nước rỉ rác không bị chảy ra đường. Xả rác, nước rỉ rác đúng nơi quy định
Lái xe mỗi ngày phải rửa xe vệ sinh xe sau mỗi lần tác nghiệp.
Kinh phí cho công tác thu gom rác thải sinh hoạt
Kinh phí cho công tác thu gom rác của công ty được thực hiện theo quyết định
mới nhất số 32 ra ngày 13/1/2017 về hướng dẫn thu-chi cho công ty môi trường Lào
Cai.
Hàng tháng mỗi hộ phải đóng 20.000 đồng/tháng cho Công ty Cổ phần Môi
trường đô thị

Nội dung
1.Công tác quét, gom rác đường phố bằng phương
pháp thủ công
Thực hiện 1 lần/ngày
Thực hiện 2 lần/ngày
2. Công tác gom rác đường phố bằng thủ công
Thực hiện 1 lần/ngày
Thực hiện 2 lần/ ngày
Thực hiện 1 lần/tuần
Thực hiện 2 lần/tuần
3.Công tác duy trì vệ sinh ngõ xóm
Thực hiện 1 lần/ngày
Thực hiện 2 lần/ngày
4.Công tác quét dọn công viên, quảng trường
Thực hiện 1 lần/ngày
Thực hiện 2 lần/ngày
Thực hiện 2 lần/tuần

-

-

Đơn vị

Kinh phí
134.955

10.000m2
10.000m2


0.204
134.75
81.915
42.05
27.34
0.5
12.029
8.460
1.21
7.26
6.628
0.48
0.26
5.98

Km
Km
Km
Km
Km
Km
10.000m2
10.000m2
10.000m2

Công tác kiểm tra
Một đội gồm 7 người kiểm tra công việc. Việc kiểm tra bắt đầu sau kết thúc thu gom
trong khoảng thời gian 5 – 10 phút về: Thời gian làm việc, an toàn vệ sinh lao động,
Chất lượng công tác…Đơn vị thu gom chịu trách nhiệm với lượng rác cũ chưa được
thu gom, không chịu trách nhiệm với lượng rác mới phát sinh trong khoảng thời gian

đó.
Hình thức xử phạt: Đối với công nhân có thể là không chấm công. Đồng thời, tổ thu
gom cũng phải chịu trách nhiệm

21


 Những mặt đạt được, khó khăn trong công tác quản lý và thu gom chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn
 Những mặt đạt được
- Với hệ thống thùng thu gom thì người dân có thể đổ rác vào bất cứ thời điểm
nào trong ngày đảm bảo được mỹ quan đường phố. Đồng thời tiết kiệm được thời gian
và số lượng công nhân thu gom.
- Việc hợp lí hóa giữa các phương tiện xe thô sơ phù hợp với xe cơ giới đã hạn
chế được các khâu trung gian từ đó giảm được chi phí và nâng cao hiệu suất thu gom.
- Xí nghiệp đạt tỷ lệ thu gom cao nên góp phần làm cho công ty môi trường và
công trình đô thị được đánh giá cao trong cả nước về công tác thu gom.
- Nhận thức của người dân về gánh nặng của rác thải sinh hoạt đối với môi
trường đã được nâng cao từ đó có những sự phối hợp hết sức nhiệt tình từ cộng đồng
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo của thành phố và tỉnh nhà tạo mọi
điều kiện cho công ty hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
 Những khó khăn và hạn chế
- Địa bàn nghiên cứu có diện tích tự nhiên khá lớn nên công tác bảo vệ môi trường chưa
đáp ứng hoàn chỉnh nhu cầu đặt ra. Công tác tuyên truyền còn gặp nhiều hạn chế, ý
thức của các hộ kinh doanh dịch vụ chưa cao. Họ hiểu pháp luật nhưng mà cho rằng
với hình thức kinh doanh nhỏ lẻ của gia đình mình thì không thể ảnh hưởng tới môi
trường. Nên việc vứt rác không đúng nơi quy định họ vẫn tiếp tục làm. Hiện nay trang
thiết bị thu gom đang ngày một xuống cấp, đội ngũ công nhân quá mỏng so với lượng
chất thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày đang tăng nhanh. Công tác phân loại tại nguồn
mới đi vào thực hiện nên hiệu quả thu gom thấp.

- Kinh phí phục vụ cho việc bảo vệ môi trường còn gặp nhiều hạn chế, nên việc thu gom
chất thải rắn sinh hoạt của từng xã còn gặp nhiều khó khăn.
- Do hệ thống ga rác trên địa bàn còn thiếu nên để cắp gắp rác lên ô tô công ty phải thực
hiện ép rác ngay trên lòng đường tại các nút giao thông ảnh hưởng đến an toàn giao
thông và môi trường do nước rỉ rác chảy ra. Mặc dù công ty đã trang bị hệ thống thu
gom nước rỉ rác và bạt che để hạn chế mùi trên xe ép rác.
 Đánh giá sự quan tâm của người dân về vấn đề chất thải sinh hoạt
- Theo kết quả điều tra trên địa bàn, có thể rút ra nhận xét như sau: hiện tại sự hiểu biết
của người dân còn chưa đồng đều, trình độ dân trí của thành phố hiện vẫn còn ở mức
khá.
- Theo số liệu phỏng vấn tại các hộ gia đình, người dân có nhận xét chung là tình hình
môi trường của huyện vẫn tốt, chưa có hiện tượng ô nhiễm do vấn đề chất thải rắn sinh
hoạt. Các hình thức tuyên truyền bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi. Đa phần
22


người dân đều tham gia hết sức nhiệt tình.
Bước đầu áp dụng phân loại rác tại các hộ gia đình nhân dân tham gia và hưởng ứng
tương đối tốt, tuân thủ đúng giờ đem rác thải đổ rác theo khung giờ thu gom từng loại
rác.
 Đánh giá công tác triển khai đề án phân loại CTSH tại nguồn trên địa bàn thành
-

phố Lào Cai
 Công tác chuẩn bị thiết bị, phương tiện
Trong giai đoạn thí điểm, công ty đã được đầu tư mua 45 xe gom rác 400l, mua
sắm thùng rác, thùng treo đôi 60 lít: 237 cặp, thùng rác 240 lít: 120 chiếc với tổng kinh
phí 839.150.000 đồng và đã lắp đặt thùng rác tại các vị trí công cộng trên các tuyến
đường tại thành phố Lào Cai. Lắp đặt 270 biển báo rác vô cơ, rác hữu cơ gắn lên các xe
thu gom rác để người dân biết để đổ rác đúng quy định.

Trong giai đoạn mở rộng, Công ty đã tổ chức chào hàng để mua 01 xe ô tô ép rác
và 01 xe tải chở thùng rác với kinh phí được UBND tỉnh duyệt là 2.310 triệu đồng. Hiện
tại, xe đã được chuyển lên, đang hoàn thiện hồ sơ để đưa vào hoạt động.
Công ty đã chú trọng đầu tư mua mới trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom
và vận chuyển nhằm phục vụ tốt cho công việc đảm bảo hoàn thành tốt công việc
 Công tác tuyên truyền
Trong giai đoạn mở rộng, Đề án tiếp tục được triển khai trên địa bàn thành phố
Lào Cai. Đề án phân loại rác, hướng dẫn công nhân về cách phân biệt rác vô cơ, hữu
cơ, thời gian thu gom rác, quán triệt tư tưởng cho công nhân phân loại, hướng dẫn
người dân trong việc phân loại rác và thời gian thu gom rác.
 Công tác phối hợp:
Phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành phố trong việc triển khai thực
hiện Đề án. Thường xuyên trảo đổi trực tiếp với tổ trưởng tổ dân phố, khu dân cư và
hướng dẫn trực tiếp người dân thực hiện phân loại rác.
 Về việc bố trí cán bộ, công nhân, phương tiện thực hiện
Tại thành phố Lào Cai: 266 xe gom rác, 251 công nhân thu gom, xúc, vận
chuyển và 08 xe ép rác.
- Hiện tại Công ty đang triển khai thực hiện thí điểm phương án thu gom mới
trên một số tuyến của thành phố Lào Cai: thực hiện thu gom rác kết hợp với xe cơ giới
bước đầu đã mang lại hiệu quả khả quan.
+ Công tác quét thu gom rác: Giảm thời gian tác nghiệp khoảng 30 phút/ngày
và giảm đáng kể sức lao động, quãng đường cho công nhân không phải đẩy xe gom rác
xa về các điểm tập kết rác tạm như trước đây.
23


+ Công tác xúc, vận chuyển rác thải giảm khoảng 30 phút/ngày. Nhiên liêu có
tăng nhưng không đáng kể so với trước đây.
 Những khó khăn, vướng mắc
- Giờ xả thải rác còn nhiều hộ dân thực hiện chưa đảm bảo theo quy định ảnh

hưởng quá trình tác nghiệp thu gom của công nhân. Chất lượng phân loại rác còn chưa
cao, rác còn lẫn nhiều.
- Công tác tuyên truyền: Chưa có sự váo cuộc quyết liệt đồng bộ từ thành phố,
phường và tổ dân phố. Nhiều cơ quan công sở chưa thực hiện tốt nội dung phân loại rác
tại nguồn. Trong quá trình thu gom, nhiều hộ gia đình phản ánh lại với công nhân thu
gom là chưa biết việc phải phân loại rác tại nguồn nên không thực hiện, nguyên nhân là
do tổ dân phố triển khai nhưng chưa triệt để, cụ thể cho người dân, người dân chưa biết
phân biệt đâu là rác vô cơ, đâu là rác hữu cơ hoặc do người dân không đi họp tổ dân phố
nên không được nghe phổ biến. Công tác kiểm tra của tổ dân phố để nhắc nhở những hộ
dân không thực hiện còn chưa thường xuyên, một số bộ phận người dân biết nhưng có
biểu hiện chống đối không thực hiện phân loại. Cho nên công tác phân loại trong từ
tháng 8/2016 đến nay có chiều hướng giảm.
- Tại một số tuyến phố, ngõ xóm hoặc những đoạn đường dốc, các khu tái định
cư chưa được giao thực hiện thu gom rác, các hộ gia đình mang rác ra đổ xuống lòng
đường, vỉa hè, trên dải phân cách, cây rút tiền ATM, các ngã 3, ngã 4 và các khoảng lô
đất trống,… gây mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng rất lớn đến các hộ dân xung quanh.
- Đối với các chợ và các tuyến đường bao xung quanh các chợ trên địa bàn
thành phố người dân tự ý họp chợ đêm, chợ phiên,… nên việc thu gom rác phân loại
gặp nhiều khó khăn, ban Quản lý chợ và các tổ dân phố đã nhắc nhở người dân người
dân nhưng người dân không thực hiện, việc phân loại chủ yếu do công nhân thu gom
tự thực hiện.
- Khu công cộng và dọc các tuyến phố chính đã được lắp đặt thùng rác công
cộng, nhưng người dân và khách du lịch ý thức chấp hành kém, việc quản lý thùng rác
công cộng gặp nhiều khó khăn do một số đối tượng phá hoại gây hư hỏng, mất thùng
rác. Tại thành phố Lào Cai, có 01 thùng bị đốt cháy, 01 thùng bị mất, 03 thùng bị tháo
ốc vít, 01 thùng bị mất lõi.
- Hệ thống ga rác: Do hệ thống ga rác trên các địa bàn còn thiếu nên để cặp gắp
rác lên xe ô tô công ty phải sử dụng ép rác ngay trên lòng đường tại các nút giao
thông, các khu công trình công cộng dẫn đến phần nào cũng ảnh hưởng đến an toàn
giao thông và môi trường do nước rỉ rác chảy ra. Mặc dù Công ty đã tích cực trong

24


việc vệ sinh sạch sẽ các điểm tập kết xe gom và trang bị hệ thống thu gom nước rỉ rác
và bạt che để hạn chế mùi trên xe ô tô ép rác.
Hiện tại trên địa bàn thành phố Lào Cai chỉ có 7 ga rác, đã bị thu hồi 4 cái và có
6/12 phường không có ga rác (Lào Cai, Phố Mới, Vạn Hoà Kim Tân, Xuân Tăng,
Thống Nhất).

III. Đề xuất một số giải pháp quản lý và thu gom
Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững hiện nay đã trở thành một vấn đề
sống còn của toàn nhân loại. Cùng với phát triển kinh tế, mức sinh hoạt của người dân
ngày càng được nâng cao thì lượng rác thải cũng tăng nhanh gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến chất lượng môi trường và sức khoẻ con người. Rác thải sinh hoạt luôn là một
trong những vấn đề môi trường trầm trọng nhất mà con người dù ở bất cứ đâu cũng
phải tìm cách để đối phó. Có người cho rằng, chỉ có các nước phát triển mới phải lo
lắng đến việc quản lý rác thải sinh hoạt vì ở các nước phát triển đã sản sinh ra nhiều
chất thải, còn các nước đang phát triển thì còn nhiều vấn đề khác cần ưu tiên quan tâm
hơn. Đây là một suy nghĩ rất sai lệch. Vì, như chúng ta biết, với tốc độ phát triển liên
tục của công nghiệp hoá ở các nước đang phát triển, vấn đề quản lý rác thải là hết sức
cần thiết, đòi hỏi phải có sự quan tâm đặc biệt để đối phó ngay một cách nghiêm túc,
kịp thời trước khi vấn đề đã trở nên trầm trọng.
Để cụ thể hoá cho quan điểm trên, theo tôi cần thực hiện một số biện pháp sau:
1 - Nhìn từ góc độ kinh tế, con người gây ô nhiễm bởi vì đó là cách rẻ tiền nhất
để giải quyết một vấn đề rất thực tế là làm thế nào thải bỏ các phế phẩm sinh ra sau khi
sản xuất và sử dụng hàng hoá. Điều này có nghĩa là, môi trường suy thoái do động cơ
lợi nhuận. Cách thức xây dựng nền kinh tế và thể chế kinh tế có thể hướng con người
đến việc đưa ra quyết định gây ô nhiễm môi trường.



Giải pháp đơn giản cho vấn đề này là giáo dục, tuyên truyền, nâng cao ý thức,
đạo đức môi trừơng cho mọi tầng lớp trong cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.



Đào tạo hệ thống cán bộ, nhân viên giám sát với những kỹ năng chuyên môn
cần thiết, giúp thúc đẩy tồt hơn quá trình phân loại rác, thu gom, xử lý và nâng cao ý
thức cộng đồng, có phong cách làm việc chuyên nghiệp.



Thực hiện chiến dịch 3R vì môi trường phát triển bền vững, bao gồm Tái sử
dụng - Giảm thiểu – Tái chế.
Mục tiêu của 3R là tối thiểu hóa lượng chất thải, từ đó:




Bảo vệ môi trường, ngăn ngừa suy thoái, giảm thiểu các thiệt hại đến môi trường.
Tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên nhờ tái chế và tái sử dụng.
25


×