Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã phúc sen huyện quảng uyên tỉnh cao bằng giai đoạn 2013 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1020.69 KB, 82 trang )

gĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

VƢƠNG QUYẾT TIẾN
Tên đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI TẠI XÃ PHÚC SEN, HUYỆN QUẢNG UYÊN,
TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2012 - 2016

Thái Nguyên - 2016



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

VƢƠNG QUYẾT TIẾN
Tên đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI TẠI XÃ PHÚC SEN, HUYỆN QUẢNG UYÊN,
TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Lớp

: K44 - PTNT

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2012 - 2016


Giảng viên hƣớng dẫn : Th.S Hồ Lƣơng Xinh

Thái Nguyên - 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn
mới tại xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2013 2015’’, chuyên ngành Phát triển nông thôn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, luận văn đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin có
sẵn đã được trích rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa trong luận
văn này là trung thực và chưa được sử dụng trong bất cứ một công trình nghiên
cứu khoa học nào. Khóa luận đã được giảng viên hướng dẫn xem và sửa.
Thái Nguyên, ngày tháng 06 năm 2016
Giảng viên hƣớng dẫn

Sinh viên thực hiện đề tài

Th.S Hồ Lƣơng Xinh

Vƣơng Quyết Tiến

XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Xác nhận sinh viên đã sửa theo yêu cầu
Của hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp
(Ký, ghi rõ họ tên)



ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này trước tiên em xin chân trọng cảm ơn Ban giám
hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT, cảm ơn các thầy cô giáo
đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn
luyện tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Em đặc biệt xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, sự quan tâm sâu
sắc của cô giáo Th.S Hồ Lƣơng Xinh đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập
để em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn tập thể Cán bộ Phòng nông nghiệp huyện
Quảng Uyên, Ủy ban nhân dân xã Phúc Sen và toàn bộ người dân trong xã đã giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập, điều tra và nghiên
cứu tại cơ sở.
Cuối cùng em xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã
luôn quan tâm, động viên,giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Trong quá trình nghiên cứu do có những lý do chủ quan và khách quan nên
khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để giúp em hoàn thành
khoá luận được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên,ngày tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Vƣơng Quyết Tiến


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Phúc Sen năm 2015 .....................................21
Bảng 4.2: Diện tích, năng suất, sản lượng 1 số cây trồng chính của xã Phúc Sen
qua các năm ...........................................................................................25
Bảng 4.3:

Ý kiến của người nông dân về sản xuất nông nghiệp tại xã Phúc Sen ......... 26

Bảng 4.4: Kết quả chăn nuôi của xã Phúc Sen 3 năm qua .....................................27
Bảng 4.5: Hiện trạng dân số - lao động xã Phúc Sen năm 2015 ............................30
Bảng 4.6: Kết quả thực hiện 19 tiêu chí xây dựng NTM xã Phúc Sen ..................33
Bảng 4.7: Danh mục các trạm hạ thế .....................................................................41
Bảng 4.8: Đánh giá diện tích xây dựng cơ sở vật chất văn hóa trên địa bàn xã
năm 2015................................................................................................43
Bảng 4.9: Hiện trạng nhà ở dân cư xã Phúc Sen năm 2015 ...................................45
Bảng 4.10: Kết quả thực hiện công tác khám, chữa bệnh ........................................48
Bảng 4.11: Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội năm 2015 của xã
Phúc Sen ................................................................................................51
Bảng 4.12: Số hộ dân được tiếp cận thông tin về chương trình NTM .....................52
Bảng 4.13: Ý kiến của người nông dân về chương trình XD NTM tại xã Phúc
Sen .........................................................................................................52
Bảng 4.14: Những công việc người dân tham gia vào xây dựng NTM ...................53
Bảng 4.15: Ý kiến của người dân về chất lượng điều kiện cơ sở hạ tầng tại địa
phương ...................................................................................................54


iv
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

BHYT


Bảo hiểm y tế

CN – TTCN

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

GTVT

Giao thông vận tải

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

MTQG

Mục tiêu quốc gia


MTTQ

Mặt trận tổ quốc

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTM

Nông thôn mới

NVH

Nhà văn hóa

PT – TH

Phát thanh – truyền hình

PTNT

Phát triển nông thôn

SX – KD

Sản xuất – kinh doanh

TDTT


Thể dục thể thao

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân

VH – TT- DL

Văn hóa – thể thao – du lịch


v
MỤC LỤC

Trang

Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3

1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ...................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Các khái niệm về nông thôn .................................................................... 4
2.1.2. Các vấn đề về nông thôn ........................................................................... 6
2.1.3. Mô hình nông thôn mới ............................................................................. 8
2.1.4. Lý luận về phát triển nông thôn .............................................................. 9
2.1.5. Các bước xây dựng nông thôn mới ....................................................... 10
2.1.6. Tiêu chí về nông thôn mới .................................................................... 10
2.2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới ............................................ 12
2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn ở một số nước trên thế giới ............ 12
2.2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam ................................... 13
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 18
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 18
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18


vi

3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 18
3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu .......................................................................... 18
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 19
3.3.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu ..................................................... 19
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 19
4.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường ...................... 20
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 20

4.1.2. Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................... 21
4.2. Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội của xã liên quan đến 19 tiêu chí xây
dựng nông thôn mới. ....................................................................................... 24
4.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 24
4.2.2. Các chủ trương, chính sách liên quan đến phát triển nông thôn và mô
hình phát triển nông thôn mới trong những năm gần đây ............................... 31
4.3. Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở xã Phúc Sen................................ 32
4.3.1. Thành lập bộ máy chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp xã ................. 32
4.3.2. Kết quả tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2013 – 2015. ........................................................... 33
4.3.3. Đánh giá của người dân về việc xây dựng nông thôn mới ................... 52
4.4. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong tiến trình xây dựng
nông thôn mới tại xã Phúc Sen ....................................................................... 55
4.4.1. Điểm mạnh ............................................................................................ 55
4.4.2. Điểm yếu ............................................................................................... 55
4.4.3. Cơ hội .................................................................................................... 55
4.4.4. Thách thức ............................................................................................. 55
4.5. Giải pháp phát triển xây dựng NTM của xã Phúc Sen trong giai đoạn tới. .. 56
4.5.1. Một số giải pháp cụ thể............................................................................ 56
4.5.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện dự án ...................................................... 60


vii

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 62
5.1. Kết luận .................................................................................................... 62
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 63
5.2.1. Đối với nhà nước ................................................................................... 63
5.2.2. Đối với huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng ......................................... 63
5.2.3. Đối với xã Phúc Sen .............................................................................. 64

5.2.4. Đối với người dân ................................................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 66
I. Tài liệu Tiếng Việt ....................................................................................... 66
II. Tài liệu từ Internet ...................................................................................... 66


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển nông thôn là lĩnh vực rất quan trọng và cấp thiết trong chiến lược
kinh tế, xã hội và hiện đại hóa đất nước. Trong những năm gần đây cùng với sự phát
triển chung của đất nước, nông thôn đã có sự phát triển và đổi mới đáng kể. Đây là
những vẫn đề đang được Đảng và Nhà nước rất quan tâm cả về tổng kết lý luận,
thực tiễn và đầu tư cho phát triển. Để phát triển nông thôn theo đúng hướng, có cơ
sở khoa học, đảm bảo phát triển bền vững thì phải tiến hành quy hoạch phát triển
nông thôn, đây là một vấn đề hết sức quan trọng. Nhưng trước khi tiến hành quy
hoạch thì trước mắt ta phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá nông thôn để tìm ra những
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những thách thức ở vùng nghiên cứu để từ đó mới đưa
ra được những định hướng cho sự phát triển. Sự phát triển của nông thôn sẽ tạo điều
kiện cho đất nước bước vào giai đoạn CNH - HĐH, ổn định về KT – CT – XH.
Vì vậy để phát triển các vùng nông thôn một cách toàn diện và bền vững, nhà
nước ta đã đưa ra chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2020
trong phạm vi cả nước về tất cả các mặt với mục đích thay đổi bộ mặt của các vùng
nông thôn. Nông thôn mới có 5 nội dung cơ bản: Thứ nhất nông thôn có làng xã văn
minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; Hai là sản xuất bền vững, theo hướng hàng hóa;
Ba là đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; Bốn là
bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; Năm là xã hội nông thôn được
quản lý tốt và dân chủ.
Để xây dựng nông thôn với năm nội dung đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký

quyết định số 491/QĐ – TTg ban hành về Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới
bao gồm 19 tiêu chí. Năm 2013 Thủ Tướng Chính Phủ ban hành Quyết định số
342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 sửa đổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới.


2
Phúc Sen là xã nằm ở phía Đông của tỉnh Cao Bằng, cách thị trấn huyện
Quảng Uyên 5 km. Xã có 10 xóm hành chính với 441 hộ dân, 1.915 nhân khẩu, diện
tích đất tự nhiên 1.290,43 ha, chỉ có duy nhất một dân tộc Nùng An sinh sống, có
6/10 xóm vừa sản xuất nông nghiệp vừa có nghề truyền thống Rèn đúc, dệt vải
nhuộm chàm. Những năm gần đây, mặc dù chịu nhiều tác động của sự biến động thị
trường quốc tế cũng như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng
kinh tế xã Phúc Sen vẫn phát triển tương đối ổn định. Chất lượng hàng hóa và dịch
vụ ngày càng được nâng cao. Cơ sở hạ tầng, kinh tế - văn hóa và xã hội từng bước
được đầu tư xây dựng đồng bộ và hoàn thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu
cầu phục vụ phát triển sản xuất, dân sinh.
Tuy nhiên, tiến trình phát triển kinh tế - xã hội ở Phúc Sen còn một số hạn
chế, tồn tại đó là: Kinh tế tăng trưởng chưa vững chắc, chất lượng, hiệu quả sản
xuất nông nghiệp thấp, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp chưa cao. Cơ sở hạ tầng
kinh tế-xã hội như giao thông, thủy lợi, điện, trường học… tuy đã được đầu tư xây
dựng nhưng vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển mới. Môi trường ngày
càng ô nhiễm, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch.
Công tác xây dựng nông thôn tại xã Phúc Sen đã được thực hiện qua nhiều
thế hệ, đã thu được những kết quả ban đầu. Tuy nhiên, qua nhiều năm xây dựng và
phát triển, đến nay đã phát sinh nhiều bất cập, các nhân tố mới hình thành phát triển
thiếu sự điều chỉnh phù hợp với giai đoạn CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, bên
cạnh đó, công tác chỉ đạo còn nhiều lúng túng vừa làm vừa rút kinh nghiệm, cơ sở
hạ tầng của xã đã được cải thiện tuy nhiên vẫn còn nhiều thiếu và yếu, tỷ lệ lao
động qua đào tạo còn thấp so với yêu cầu, vấn đề môi trường chưa được cải thiện.

Do đó việc xây dựng nông thôn mới cấp xã là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ thực trạng trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng và
giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao
Bằng giai đoạn 2013 - 2015’’.


3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng xây dựng phát triển nông thôn và đưa ra một số giải
pháp nhằm xây dựng NTM tại xã Phúc Sen theo những tiêu chí mới đáp ứng yêu
cầu CNH – HĐH nông thôn, nâng cao đời sống cho cộng đồng trong giai đoạn hội
nhập nền kinh tế thế giới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại xã Phúc Sen.
- Phân tích điều kiện- tự nhiên kinh tế xã hội của xã liên quan đến 19 tiêu chí xây
dựng nông thôn mới.
- Thực trạng xây dựng nông thôn mới xã Phúc Sen.
- Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình xây dựng nông thôn
mới tại xã Phúc Sen.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển xây dựng nông thôn mới của xã Phúc Sen
trong giai đoạn tới.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Nâng cao nhận thức, sự hiểu biết về mô hình nông thôn mới và những chính
sách liên quan đến phát triển nông thôn trong giai đoạn hiện nay.
Quá trình thực hiện đề tài thực tập sẽ nâng cao năng lực cũng như rèn luyện
kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân sinh viên.
Góp phần hoàn thiện những lý luận về NTM.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn

Đề tài góp phần vào tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng NTM
tại xã Phúc Sen.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở giúp cho xã Phúc sen có những định
hướng phát triển phù hợp với điều kiện của địa phương.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Các khái niệm về nông thôn
* Khái niệm nông thôn:
Cho đến nay, vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác nào được chấp nhận một cách
rộng rãi về nông thôn, có rất nhiều các quan điểm khác nhau về nông thôn, và khi nói về
nông thôn người ta thường đặt nó trong mối tương quan với đô thị.
Trong từ điển Tiếng Việt của viện ngôn ngữ học, nông thôn được định nghĩa “là
khu vực tập trung chủ yếu dân cư làm nghề nông”. Thành thị được định nghĩa “là khu
vực dân cư làm các ngành nghề ngoài nông nghiệp”. Hai định nghĩa nêu trên mới chỉ nói
lên một đặc điểm cơ bản khác nhau giữa nông thôn và thành thị.
Thực tế sự khác nhau giữa nông thôn và thành thị không phải chỉ ở đặc điểm nghề
nghiệp của dân cư, mà còn khác nhau về mặt tự nhiên, kinh tế và xã hội.
Về tự nhiên, nông thôn là vùng đất đai rộng lớn, thường bao quanh các đô thị. Những
vùng đất đai này khác nhau về địa hình, khí hậu, thủy văn...Về kinh tế, nông thôn chủ yếu
làm nông nghiệp . Cơ sở hạ tầng ở vùng nông thôn lạc hậu, thấp kém hơn đô thị. Trình độ
phát triển cơ sở vật chất và kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hóa...cũng kém hơn đô thị.
Về xã hội, trình độ học vấn, điều kiện cho giáo dục, y tế, đời sống vật chất, tinh
thần của dân cư nông thôn thấp hơn dân cư thành thị. Tuy nhiên những di sản văn hóa,
phong tục tập quán cổ truyền ở nông thôn lại thường phong phú hơn thành thị.
Quan điểm khác lại nêu ra chỉ cần dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường

phát triển hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường. Nhưng có ý kiến khác lại cho rằng,
vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp chủ yếu, tức nguồn sinh kế chính của
dân cư trong vùng đều từ sản xuất nông nghiệp. Những quan điểm này chỉ đúng khi đặt


5
trong bối cảnh cụ thể của từng nước. Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất
tương đối theo thời gian, theo tiến trình phát triển kinh tế xã hội.
Khái niệm về nông thôn chỉ có tích chất tương đối, thay đổi theo thời gian và
theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới. Trong điều
kiện hiện nay ở Việt nam, nhìn nhận dưới góc độ quản lý, có thể hiểu: “Nông thôn là
vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này
tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường trong một thể chế
chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”. [5]
Như vậy khi nói về nông thôn người ta nghĩ ngay đến các hoạt động nông
nghiệp và những hoạt động, tổ chức liên quan đến nông nghiệp.
* Khái niệm về phát triển nông thôn:
Phát triển vùng nông thôn phải đảm bảo sự bền vững về môi trường, ngày nay
vấn đề phát triển nông thôn bền vững được đặt ra nhằm tạo ra sự phát triển lâu dài, ổn
định không những cho các vùng nông thôn mà còn đối với cả quốc gia. Có thể hiểu
phát triển nông thôn bền vững một cách ngắn gọn là sự phát triển tập trung vào người
dân (tiếp cận từ dưới lên), đồng thời phải phát triển đa ngành và giải quyết thích đáng
mối liên hệ đa ngành (tiếp cận tổng hợp) và phát triển đảm bảo sự cân xứng với việc
quản lý môi trường (tiếp cận quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên).
Phát triển nông thôn là sự phát triển tổng hợp của tất cả các hoạt động có mối
liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố vật chất, kinh tế, công nghệ, văn hoá,
xã hội, thể chất và môi trường. Nó không thể tiến hành một cách độc lập mà phải
được đặt trong khuôn khổ của một chiến lược, chương trình phát triển quốc gia. Sự
phát triển của các vùng nông thôn sự đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh
tế nói riêng và sự phát triển chung của cả đất nước.

Có rất nhiều quan điểm về khái niệm phát triển nông thôn. Trong điều kiện của
Việt Nam, tổng hợp quan điểm từ các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Chính
phủ, thuật ngữ này có thể hiểu như sau: Phát triển nông thôn là một quá trình cải
thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường, nhằm
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Quá trình này, trước hết là


6
do chính người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức
khác. [5]
2.1.2. Các vấn đề về nông thôn
2.1.2.1. Đặc trưng của vùng nông thôn
Nông thôn là vùng sinh sống và làm việc của một cộng đồng dân cư bao gồm
chủ yếu là nông dân, là vùng chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Các hoạt động sản xuất và
dịch vụ phục vụ chủ yếu cho nông nghiệp, cho cộng đồng nông thôn. Mật độ dân cư
vùng nông thôn thấp hơn đô thị.
Nông thôn có cơ cấu hạ tầng, có trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất
hàng hóa thấp hơn so với thành thị. Nông thôn chịu sức hút của thành thị về nhiều mặt,
người dân nông thôn thường tìm cách di chuyển vào thành thị.
Nông thôn là vùng có trình độ văn hóa, khoa học và kỹ thuật thấp hơn thành thị
và trong chừng mực nào đó mức độ dân chủ, tự do và công bằng xã hội cũng thấp hơn
đô thị. Thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của vùng nông thôn thấp hơn thành thị.
Nông thôn trải trên địa bàn khá rộng, chịu tác động nhiều bởi điều kiện tự nhiên,
đa dạng về quy mô, trình độ phát triển và về các hình thức tổ chức sản xuất và quản lý.
Tính đa dạng đó diễn ra không chỉ giữa nông thôn các nước khác nhau mà ngay cả giữa
các vùng nông thôn trong cả nước [3]
2.1.2.2. Những vấn đề tồn tại ở nông thôn Việt Nam hiện nay
Bức tranh nông thôn và người nông dân Việt Nam hiện nay sẽ ra sao khi nước ta
hội nhập sâu rộng hơn và khi nước ta trở thành nước cơ bản công nghiệp hóa? Đây là
vấn đề mà nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, nhà văn hóa đang tập trung nghiên cứu.

Đảng ta đã tổ chức hội nghị trung ương 7 (6/2008), bàn về vấn đề nông dân, nông
nghiệp và nông thôn ở Việt Nam (tam nông), Tại cuộc hội thảo "Công nghiệp hóa nông
thôn và phát triển nông thôn Việt Nam - Đài Loan", do Viện Khoa học Xã hội Việt
Nam và Viện Nghiên cứu trung ương Đài Loan tổ chức ngày 17/12/2007, và cuộc hội
thảo “Nông dân Việt Nam trong quá trình hội nhập” do Viện chính sách và chiến lược
phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức ngày 18/12/2007, các chuyên gia đã liệt kê ra
những vấn đề xã hội bức xúc, nan giải trong 20 năm qua bao gồm:


7
Vấn đề thứ nhất: Đó là kinh tế nông thôn mang đậm tính thuần nông. Ở nông thôn
chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đây là hoạt động mang tính đặc thù là phụ thuộc nhiều
vào điều kiện tự nhiên - một thách thức lớn của sản xuất nông nghiệp. Trong khi nước ta
đang hướng tới một nước công nghiệp, thì yêu cầu tỷ trọng giá trị ngành nông nghiệp
phải giảm trong GDP, mục tiêu hướng tới năm 2020 là tỷ trọng giá trị nông nghiệp công nghiệp - dịch vụ trong GDP tương ứng là: 10% - 44% - 46%, mà hiện tại nông
nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ khá cao, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ nhỏ. [1]
Vấn đề thứ hai: Kết cấu hạ tầng ở nông thôn còn yếu kém, chưa đáp ứng được
tiềm năng phát triển ở nông thôn, đời sống và sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt
là giao thông nông thôn gây cản trở lớn cho sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Các dịch
vụ y tế ở một số vùng nông thôn chưa được quan tâm, các cơ sở chế biến và bảo quản
nông sản chưa được chú trọng nhiều dẫn đến thất thoát lớn sản phẩm nông sản, cả về số
lượng và chất lượng nông sản. Các thiết bị giảng dạy ở một số tỉnh vùng cao cũng chưa
được quan tâm, đầu tư. Hiện trạng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn hiện còn là vấn
đề rất lớn, hiện còn 281 xã chưa có đường ô tô đến khu vực trung tâm, hệ thống đường
tới trung tâm xã mới được 70% là đường nhựa, bê tông hoá, thiếu nhiều đường liên thôn.
Nhiều vùng còn thiếu nước sinh hoạt gay gắt vào mùa khô, chất lượng nước sinh hoạt
mới được khoảng 30% đạt tiêu chuẩn y tế. Trong đầu tư cho tưới tiêu, hệ thống thuỷ lợi,
mới chỉ 2,4/4,1 triệu ha đất lúa được tưới, khoảng 50% cà phê, 20% rau màu được tưới.
Nhiều hệ thống thuỷ lợi xuống cấp, không đồng bộ nên hiệu quả thấp, chỉ phát huy được
60% - 70% công suất thiết kế, mới 19% kênh mương được kiên cố hoá, tình trạng thẩm

thấu lãng phí nước còn khá phổ biến. Điện dùng cho nông nghiệp, nông thôn chưa được
đảm bảo, mới được 95% hộ dân có điện dùng. Các hạng mục công trình hạ tầng cơ sở
nông thôn khác cũng còn thiếu và xuống cấp nhiều. [2]
Vấn đề thứ ba: Tình trạng tỷ lệ gia tăng dân số ở vùng nông thôn còn khá cao, gây
sức ép tới việc làm, thu nhập và đời sống của người dân. Năng lực quản lý xã hội còn
nhiều vấn đề, môi trường bị ô nhiễm và suy thoái đang ở mức báo động…
Vấn đề thứ tư: Người nông dân thiếu việc làm do bị mất đất do xu thế tích tụ
ruộng đất ngay tại nông thôn và quá trình đô thị hóa và phát triển các khu công nghiệp


8
hiện nay (20 năm qua hơn 300.000 ha đất nông nghiệp bị mất đi do quá trình này). Điều
này đã làm cho vấn đề thiếu việc làm tại nông thôn và xu hướng di dân ra thành phố để
mưu sinh là không thể tránh khỏi. Đây là xu thế của một xã hội phát triển là giảm tương
đối cơ cấu của nông nghiệp trong nền kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. [2]
Vấn đề thứ năm: Thiếu hụt nhất ở khu vực nông thôn là tri thức và thông tin khoa
học công nghệ hiện đại không được chuyển giao một cách có hệ thống. Người nông dân
thiếu kiến thức, nên khó chuyển giao được khoa học công nghệ để họ thực sự làm chủ.
Điều này tiếp tục đặt họ vào thế bất lợi hơn nữa. [2]
2.1.3. Mô hình nông thôn mới
Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về mô hình nông thôn mới là những
kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu KHKT hiện đại mà vẫn
giữ được nét đặc trưng, tinh hoa văn hóa của người Việt Nam. Nhìn chung mô hình làng
nông thôn mới theo hướng CNH - HĐH, hợp tác hóa, dân chủ hóa và văn minh hóa.
Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: Đáp ứng yêu cầu phát
triển, đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường; đạt hiệu quả cao nhất trên
tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; tiến bộ hơn so với mô hình cũ, chứa
đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên cả nước.
Có thể quan niệm: “Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc
tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho

nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình
nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt”. [7]
Những đặc điểm đặc trưng của mô hình nông thôn mới của nước ta từ Đề án của
Bộ NN&PTNT:
- Được xây dựng trên đơn vị cơ bản là cấp làng - xã.
- Vai trò của người dân được nâng cao, nêu cao tính tự chủ của nông dân.
- Người dân chủ động trong việc xây dựng kế hoạch phát triển, thu hút sự tham gia đầy
đủ của các thành viên trong nông thôn nhằm đạt được mục tiêu đề ra có tính hiệu quả cao.
- Việc thực hiện kế hoạch dựa trên nền tảng huy động nguồn lực của bản thân
người dân, thay cho việc dựa vào sự hỗ trợ từ bên ngoài là chính.
- Các tổ chức nông dân hoạt động mạnh, có tính hiệu quả cao.
- Nguồn vốn từ bên ngoài được phân bổ và quản lý sử dụng có hiệu quả.


9
Trên đây là những đặc điểm tạo nên nét riêng biệt của mô hình nông thôn mới
chưa từng có trước kia. [7]
2.1.4. Lý luận về phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là một quá trình và được thể hiện trên nhiều mặt như:
kinh tế nông thôn, xã hội nông thôn, địa lý tự nhiên và môi trường nông thôn. Việc
nghiên cứu nông thôn có thể đi sâu vào các khía cạnh cụ thể hơn như các vấn đề
hoạt động của nông nghiệp và công nghiệp hóa nông thôn, dân số và lao động nông
thôn, đời sống của các tầng lớp dân cư nông thôn. [4], [6]
PTNT không thể tách rời nông thôn với đô thị mà trái lại cần phải thể hiện
mối quan hệ chặt chẽ, cộng sinh giữa nông thôn với thành thị trong vùng nghiên
cứu, dựa theo các tiêu chí của phát triển kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa, và môi
trường. PTNT chỉ có thể đạt kết quả tốt trên cơ sở tăng trưởng kinh tế.
Nguyên tắc chính của phát triển nông thôn là phải có tính bền vững đối với
phát triển con người, phát triển kinh tế, môi trường, phát triển các tổ chức khi phát
triển nông thôn. Phát triển nông thôn cần có tính hợp tác và tính toàn diện và tính

cộng đồng thể hiện ở các mặt sau. [4]
- Dân chủ và an toàn.
- Bình đẳng và công bằng xã hội.
- Bền vững chất lượng cuộc sống cho người dân.
- Sự tham gia của người dân trong hợp tác với Chính phủ.
- Tôn trọng quá khứ của tổ tiên và quyền lợi của các thế hệ mai sau.
- Tăng cường và đa dạng hóa nền kinh tế nông thôn.
- Đảm bảo cho người dân có lợi ích từ các hoạt động của địa phương họ.
- Thúc đẩy phồn vinh lâu dài ở nông thôn hơn là chỉ chú trọng lợi ích trước mắt.
- Giảm thiểu sử dụng tài nguyên không có khả năng tái tạo.
- Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và không gây ô nhiễm và ảnh hưởng
xấu đến môi trường.
- Nâng cao năng lực của các tổ chức phù hợp với mức độ phát triển, nhằm đáp
ứng yêu cầu quản lý tất cả các hoạt động phát triển con người, kinh tế và môi trường.
- Không gây ra loại chi phí không được hỗ trợ trong tương lai…


10
2.1.5. Các bước xây dựng nông thôn mới
Điều 3 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày
13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp PTNT, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài
chính quy định các bước xây dựng nông thôn mới như sau:
Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện.
Bước 2: Tổ chức thông tin tuyên truyền về thực hiện Chương trình xây dựng
nông thôn mới.
Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ tiêu
chí quốc gia nông thôn mới.
Bước 4: Xây dựng quy hoạch nông thôn mới của xã

.


Bước 5: Lập, phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới của xã.
Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án.
Bước 7: Giám sát đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện Chương trình
2.1.6. Tiêu chí về nông thôn mới
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
Căn cứ Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
Căn cứ vào Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng
chính phủ về việc sửa đổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới.
* Các nhóm tiêu chí: Gồm 5 nhóm
- Nhóm I: Quy hoạch (có 01 tiêu chí).
- Nhóm II: Hạ tầng kinh tế - xã hội (có 08 tiêu chí): Giao thông, thủy lợi,
điện, trường hoc, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư.
- Nhóm III: Kinh tế và tổ chức sản xuất (có 04 tiêu chí): Thu nhập, hộ
nghèo, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, hình thức tổ chức sản suất.
- Nhóm IV: Văn hóa - xã hội - môi trường (có 04 tiêu chí): Giáo dục, y tế,
văn hóa, môi trường.


11
- Nhóm V: Hệ thống chính trị (có 02 tiêu chí): Hệ thống tổ chức cính trị xã
hội vững mạnh, an ninh trật tự xã hội.


12
2.2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới
2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn ở một số nước trên thế giới

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Tháng 4 năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc phát động phong trào Saemaul Undong.
Mục tiêu của phong trào này là "nhằm biến đổi cộng đồng nông thôn cũ thành cộng đồng
nông thôn mới: mọi người làm việc và hợp tác với nhau xây dựng cộng đồng mình ngày một
đẹp hơn và giàu hơn. Cuối cùng là để xây dựng một quốc gia ngày một giàu mạnh hơn".
Theo đó, Chính phủ vừa tăng đầu tư vào nông thôn vừa đặt mục tiêu thay đổi suy
nghĩ ỷ lại, thụ động vốn tồn tại trong đại bộ phận dân cư nông thôn. Điểm đặc biệt của
phong trào NTM của Hàn Quốc là Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần nguyên, vật liệu còn
nông dân mới chính là đối tượng ra quyết định và thực thi mọi việc. Saemaul Undong
cũng rất chú trọng đến phát huy dân chủ trong xây dựng NTM với việc dân bầu ra một
nam và một nữ lãnh đạo phong trào. Ngoài ra, Tổng thống còn định kỳ mời 2 lãnh đạo
phong trào ở cấp làng xã tham dự cuộc họp của Hội đồng Chính phủ để trực tiếp lắng
nghe ý kiến từ các đại diện này. Nhằm tăng thu nhập cho nông dân, Chính phủ Hàn
Quốc áp dụng chính sách miễn thuế xăng dầu, máy móc nông nghiệp, giá điện rẻ cho chế
biến nông sản. Ngân hàng Nông nghiệp cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư về nông thôn
với lãi suất giảm 2% so với đầu tư vào ngành nghề khác... Nhờ hiệu quả của phong trào
Saemaul Undong mà Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành
một quốc gia giàu có, hiện đại bậc nhất châu Á. [10]
2.2.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản và phong trào "Mỗi làng, một sản phẩm"
Từ năm 1979, Tỉnh trưởng Oita-Tiến sĩ Morihiko Hiramatsu đã khởi xướng và
phát triển phong trào "Mỗi làng, một sản phẩm" (One Village, one Product-OVOP) với
mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát
triển chung của cả Nhật Bản. Phong trào "mỗi làng một sản phẩm" dựa trên 3 nguyên tắc
chính là: địa phương hóa rồi hướng tới toàn cầu; tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo; phát triển
nguồn nhân lực. Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc
hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm được xác định là thế mạnh. Sau 20


13

năm áp dụng OVOP, Nhật Bản đã có 329 sản phẩm đặc sản địa phương có giá trị thương
mại cao như như nấm hương Shitake, rượu Shochu lúa mạch, cam Kabosu,... giúp nâng
cao thu nhập của nông dân địa phương. [11]
2.2.1.3. Mô hình nông thôn mới ở Thái Lan (One Tambon one Product - OTOP)
Tại Thái Lan, thông qua mô hình OVOP của Nhật Bản, Chính phủ Thái Lan đã
xây dựng dự án cấp quốc gia "mỗi xã, một sản phẩm" (One Tambon one Product OTOP) nhằm tạo ra sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương có chất lượng, độc đáo,
bán được trên toàn cầu. Sản phẩm của OTOP được phân loại theo 4 tiêu chí:
- Có thể xuất khẩu với giá trị thương hiệu
- Sản xuất liên tục và nhất quán
- Tiêu chuẩn hóa
Đặc biệt, mỗi sản phẩm đều có một câu chuyện riêng. Các tiêu chí trên đã tạo thêm
lợi thế cho du lịch Thái Lan vì du khách luôn muốn được tận mắt chứng kiến quá trình sản
xuất sản phẩm, từ đó có thể hiểu biết thêm về tập quán, lối sống của người dân địa phương.
Kết quả nông thôn Thái Lan đã có những bước chuyển biến rõ rệt, các sản phẩm của Thái
Lan có được chỗ đứng nhất định trên thị trường thế giới của Thái Lan. [12]
2.2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
2.2.2.1. Khái quát về mô hình nông thôn mới ở nước ta
Xuất phát từ những khó khăn thực tế của người dân nông thôn Việt Nam,
cùng với việc học tập, tiếp thu những kinh nghiệm quý báu từ các nước phát triển,
nước ta cũng tiến hành chương trình xây dựng nông thôn mới, phù hợp với những
điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Chương trình xây dựng NTM ở nước ta hiện nay đã đặt ra mục tiêu phấn đấu
đến năm 2015 cả nước có trên 20% số xã đạt chuẩn NTM và năm 2020 có trên 50%
số xã đa ̣t chuẩ n nông thôn mới [8]
* Hoạt động xây dựng mô hình NTM ở Việt Nam được thực hiện dự a trên 6
nguyên tắ c cơ bản sau đây:
- Các nội dung, hoạt động của chương trình xây dựng NTM phải hướng tới
mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, ban hành



14
tại quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là
Bộ tiêu chí quốc gia NTM).
- Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà
nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế
hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng
đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
- Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ
có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn.
- Thực hiện chương trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các quy
hoạch xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực, tăng cường phân cấp,
trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án của chương
trình xây dựng NTM, phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng, thực hiện
dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá.
- Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, cấp ủy
đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án,
kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận
động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng NTM. [3]
Bắt đầu tiến hành xây dựng mô hình nông thôn mới, nhà nước ta đã tiến hành
thí điểm 11 xã trên phạm vi cả nước, 11 xã được chọn thí điểm xây dựng mô hình
nông thôn mới bao gồm: Thanh Chăn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), Tân Thịnh
(Lạng Giang - Bắc Giang), Hải Đường (Hải Hậu - Nam Định), Gia Phổ (Hương Khê
- Hà Tĩnh), Tam Phước (Phú Ninh - Quảng Nam), Tân Hội (Đức Trọng - Lâm Đồng),
Tân Lập (Đồng Phú - Bình Phước), Định Hòa (Gò Quao - Kiên Giang), Mỹ Long
Nam (Cầu Ngang - Trà Vinh), Tân Thông Hội (Củ Chi - TPHCM) và Thụy Hương
(Chương Mỹ - Hà Nội). Từ đó, chúng ta có thể rút ra nhiều kinh nghiệm thiếu xót từ
lý thuyết đến thực tiễn. Tiếp đó, chúng ta thí điểm các xã trên phạm vi tỉnh, vừa thực
hiện vừa điều chỉnh những sai xót, để đạt được mục đích cuối cùng.



15
2.2.2.2.Tình hình xây dựng NTM ở tỉnh Cao Bằng
Xác định thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM là cơ hội
thuận lợi để nông dân trong tỉnh bứt phá vươn lên, xây dựng nông thôn giàu đẹp văn
minh, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu CNH – HĐH nông thôn, Ban chấp
hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết, chuyên đề về thực hiện Chương trình
mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011- 2020.
Tổ chức hội nghị tuyên truyền các cấp (tỉnh huyện, xã, xóm) được 1.595
cuộc/ 75.360 lượt người tham gia; in ấn, phát hành 42.000 tờ rơi phát cho các xã,
xóm; xây được 06 cụm Pa nô tuyên truyền khổ lớn; đào tạo, tập huấn được 264
lớp/21.620 lượt người tham gia (cấp tỉnh 55lớp/3.340 lượt người, cấp huyện: 209
lớp/18.486 lượt người) các nội dung chuyên đề theo khung đào tạo của Trung ương,
của tỉnh và hướng dẫn lập dự án, quản lý dự án đầu tư cộng đồng.
Trong 5 năm qua, với tổng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
NTM là: 517.718,7 triệu đồng, trong đó ngân sách trung ương là: 373.586 triệu đồng,
vốn tín dụng: 20.000 triệu đồng, huy động từ doanh nghiệp là 45.923 triệu đồng, huy
động từ cộng đồng dân cư: 74.807 triệu đồng, từ các nguồn khác là 3.402 triệu đồng.
Kết quả: Mở mới giao thông được: 1.422,7 km đường huyện, xã, thôn, xóm; cải tạo
nâng cấp được: 424,5 km đường; cải tạo được 910 công trình thủy lợi, nâng cấp được
1.548 km kênh mương nội đồng; điện nông thôn đã có 175/177 xã có điện lưới quốc
gia, song tỷ lệ hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn còn thấp, mới có 93/177 xã
đạt tiêu chí về điện. Có 93/177 xã đạt tiêu chí về chợ nông thôn, hầu hết những xã này
được coi là đạt vì không có quy hoạch chợ trên địa bàn. Toàn tỉnh có 25 điểm bưu cục,
152 bưu điện văn hóa xã, 671 trạm thu, phát sóng di động, 100% xã truy cấp được
mạng Intenet, 109 xã đạt tiêu chí về Bưu điện.
Thực hiện các tiêu chí về giáo dục, y tế, văn hóa: Giáo dục phổ cập trung học
cơ sở đạt 100%, tỷ lệ học sinh trung học cơ sở được tiếp tục học trung học phổ
thông, đến nay mới có 36/177 xã đạt tiêu chí giáo dục, đạt 20,3%. Y tế trong 5 năm

qua đầu tư xây dựng 70 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, 100% xã, phường có trạm y tế


16
khám chữa bệnh, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế là 91,7%, có 61/177 xã đạt
tiêu chí về y tế, đạt 34,4%. Văn hóa có: 32/177 xã đạt tiêu chí văn hóa, chiếm 18%.
Đến nay số xã đạt từ 1-4 tiêu chí là 40 xã; đạt từ 5-9 tiêu chí là 118 xã, đạt từ
10-14 tiêu chí là 15 xã; đạt từ 15-18 tiêu chí là 02 xã (Phúc Sen huyện Quảng Uyên,
xã Hưng Đạo thành phố Cao Bằng); xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới là xã Trường
Hà, huyện Hà Quảng, xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình.
Mặc dù đã đạt được một số kết quả khả quan nhưng công tác thực hiện
chương trình NTM ở tỉnh Cao Bằng vẫn còn rất nhiều khó khăn, hạn chế như ngân
sách Trung ương phân bổ thấp, ngân sách địa phương còn hạn hẹp, việc huy động
các tổ chức và nhân dân đóng góp còn hạn chế. Cán bộ cơ quan thường trực Ban chỉ
đạo, cán bộ chuyên trách cấp huyện cấp xã chưa có, thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là
kiêm nhiệm, công tác phối hợp thực hiện hiệu quả chưa cao, năng lực quản lý đầu
tư xây dựng của cấp xã còn hạn chế, việc lựa chọn mô hình sản xuất chưa sát với
mục tiêu của Đề án; công tác tuyên truyền đã tích cực nhưng chưa sâu rộng nên còn
nhiều người dân nhận thức về nông thôn mới chưa đầy đủ… Những hạn chế, khó
khăn nêu trên cần được xem xét và tháo gỡ trong thời gian tới để công tác thực hiện
Chương trình xây dựng NTM đạt kết quả cao hơn.
2.2.2.3. Tình hình xây dựng NTM ở huyện Quảng Uyên
Xây dựng NTM đòi hỏi không chỉ tập trung trí tuệ, công sức mà quan trọng
hơn cả đó là sự đồng thuận của cộng đồng dân cư. Vì vậy việc phấn đấu thực hiện
19 tiêu chí mà Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM đề ra không phải
đạt được chỉ trong một chốc lát.
Ưu thế của huyện Quảng Uyên khá thuận lợi hơn so với các địa phương
khác, với trình độ dân trí khá đồng đều và mặt bằng kinh tế ổn định, cơ sở hạ tầng
đồng bộ nên có lợi thế nhất định khi bước vào xây dựng NTM.
Huyện có 16 xã nằm trong phạm vi được hưởng từ Chương trình mục tiêu

Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình
mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện đã đạt được kết quả nhất định.
Cụ thể xã Phúc Sen đạt 15/19 tiêu chí; xã Độc Lập, Quảng Hưng, Ngọc Động, Hồng


×