Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần thể loài xoan ta (melia azedarach l ) tại huyện trà lĩnh tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

SẦM VĂN THƢỜNG
Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA LOÀI
XOAN TA (Melia azedarach l.) TẠI HUYỆN TRÀ LĨNH,
TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học

: 2012 – 2016

Thái Nguyên, năm 2016



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

SẦM VĂN THƢỜNG
Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA LOÀI
XOAN TA (Melia azedarach l.) TẠI HUYỆN TRÀ LĨNH,
TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Lớp

: K44 - QLTNR

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học


: 2012 – 2016

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Hồ Ngọc Sơn

Thái Nguyên, năm 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn
toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm!

Thái Nguyên, ngày 03 tháng 06 năm 2016
XÁC NHẬN CỦA GVHD

NGƢỜI VIẾT CAM ĐOAN

Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước hội đồng khoa học!

TS. Hồ Ngọc Sơn

Sầm Văn Thƣờng

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)



ii
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập
của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học, vận dụng lý
thuyết vào thực tiễn, bước đầu làm quen với các kiến thức khoa học. Qua đó,
sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện về kiến thức lý luận, phuơng pháp làm việc,
năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau này.
Để đạt được mục tiêu đó, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Lâm
Nghiệp trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên tôi tiến hành thực tập tốt
nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần thể loài Xoan ta
(Melia azedarach l.) tại Huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng”.
Trong xuốt quá trình thực tập, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, của Hạt kiểm lâm huyện Trà Lĩnh,
Phòng tài nguyên, Và Ủy Ban nhân dân huyện Trà Lĩnh, đặc biệt là sự hướng
dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn: TS Hồ Ngọc Sơn đã giúp đỡ tôi
trong quá trình làm đề tài.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Hồ Ngọc
Sơn, người trực tiếp hướng dẫn đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn khoa
Lâm Nghiệp, Hạt kiểm lâm huyện Trà Lĩnh, Phòng tài nguyên, Ủy ban
nhân dân huyện Trà Lĩnh, người thân và bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành
khóa luận này.
Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành tốt
bản khóa luận, nhưng do thời gian và kiến thức bản thân còn hạn chế. Vì vậy
bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi rất mong được
sự giúp đỡ, góp ý chân thành của các thầy cô giáo và toàn thể các bạn bè để
khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 03 tháng 06 năm 2016

Sinh viên

Sầm Văn Thƣờng


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thổ nhưỡng huyện Trà Lĩnh .......................................................... 11
Bảng 4.1. Tổ thành và mật độ cây gỗ ở vị trí chân đồi ................................... 31
Bảng 4.2. Tổ thành và mật độ cây gỗ ở vị trí đỉnh đồi ................................... 32
Bảng 4.3. Phân bố số cây theo cấp đường kính ở vị trí chân đồi .................... 34
Bảng 4.4. Phân bố số cây theo cấp đường kính ở vị trí đỉnh đồi .................... 35
Bảng 4.5. Phân bố loài cây theo cấp đường kính ở vị trí chân đồi ................. 36
Bảng 4.6. Phân bố loài cây theo cấp đường kính ở vị trí đỉnh đồi .................. 37
Bảng 4.7: Phân bố loài cây theo các nhóm tần số xuất hiện ........................... 39
Bảng 4.8: Phân bố loài theo các nhóm tần số xuất hiện ................................. 40
Bảng 4.9. Phân bố số cây theo cấp chiều cao. ................................................ 41
Bảng 4.10. Phân bố số cây theo cấp chiều cao ............................................... 42
Bảng 4.11. Phân bố loài cây theo cấp chiều cao (Phụ lục 2 – bảng 1) .......... 44
Bảng 4.12. Phân bố loài cây theo cấp chiều cao (Phụ lục 2 – bảng 2) ........... 45
Bảng 4.13. Phân bố loài cây theo tầng phiến ở vị trí chân đồi ....................... 46
Bảng 4.14. Phân bố loài theo tầng phiến ở vị trí đỉnh đồi .............................. 47
Bảng 4.15. Cấu trúc tổ thành cây tái sinh ....................................................... 48
Bảng 4.16. Cấu trúc tổ thành cây tái sinh ....................................................... 49
Bảng 4.17. Phẩm chất cây tái sinh triển vọng của lâm phần và loài cây
xoan ta .................................................................................... 50
Bảng 4.18. Mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao ......................................... 51
Bảng 4.19. Mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao ......................................... 52
Bảng 4.20. Nguồn gốc cây tái sinh ................................................................. 53
Bảng 4.21. Nguồn gốc cây tái sinh ................................................................. 53



iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ điều tra theo tuyến ............................................................... 23
Hình 3.2. Cách bố trí các ô đo đếm trong ô tiêu chuẩn diện tích 500

....... 24

Hình 4.1. Đồ thị phân bố số cây theo cấp đường kính ở vị trí chân đồi ......... 34
Hình 4.2. Đồ thị phân bố số cây theo cấp đường kính ở vị trí đỉnh đồi.......... 35
Hình 4.3. Đồ thị phân bố loài cây theo cấp đường kính ở vị trí chân đồi ....... 37
Hình 4.4. Đồ thị phân bố loài cây theo cấp đường kính ở vị trí đỉnh đồi ....... 38
Hình 4.5. Phân bố số loài theo nhóm tần số trong quần hợp cây gỗ .............. 39
Hình 4.6. Phân bố số loài theo nhóm tần số trong quần hợp cây gỗ .............. 40
Hình 4.7. Đồ thị phân bố số cây theo cấp chiều cao ở vị trí chân đồi ............ 42
Hình 4.8. Đồ thị phân bố số cây theo cấp chiều cao ở vị trí đỉnh đồi. ............ 43
Hình 4.9. Đồ thị phân bố loài cây theo cấp chiều cao ở vị trí chân đồi .......... 44
Hình 4.10. Đồ thị phân bố loài cây theo cấp chiều cao ở vị trí đỉnh đồi ........ 45
Hình 4.11. Đồ thị phân bố loài cây theo tầng phiến ở vị trí chân đồi ............. 47
Hình 4.12. Đồ thị phân bố loài cây theo tầng phiến ở vị trí đỉnh đồi ............. 48
Hình 4.13. Đồ thị mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao ở vị trí chân đồi .... 51
Hình 4.14. Đồ thị mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao ở vị trí đỉnh đồi .... 52


v

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
D1.3


: Đường kính thân cây tại vị trí 1.3m

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

IVIi%

: Chỉ số tổ thành sinh thái tầng cây gỗ

Ki

: Hệ số tổ thành

N/ha

: Số cây trên ha

Ni

: Số lượng cá thể loài thứ i

Nt

: Như trên

N%

: Tỷ lệ phần trăm cây


ODB

: Ô dạng bản

OTC

: Ô tiêu chuẩn

SI

: Chỉ số tương đồng về thành phần loài cây

STT

: Số thứ tự

TB

: Trung bình


vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................. v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1

1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 3
1.3.1. Về lý luận ................................................................................................ 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.4.1.Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học ................................................. 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................. 4
2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ................................................... 4
2.1.2. Những nghiên cứu trên thế giới ............................................................... 5
2.1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................... 6
2.2. Một số đặc điểm của cây Xoan ta (Melia azedarach L.)............................ 8
2.2.1. Phân loại khoa học .................................................................................. 8
2.2.2. Đặc điểm hình thái .................................................................................. 9
2.2.3. Đặc điểm sinh thái ................................................................................... 9
2.2.4. Giá trị kinh tế .......................................................................................... 9
2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ......................... 10


vii
2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................ 10
2.3.2. Tình hình kinh tế- xã hội của huyện ..................................................... 15
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 21
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 21
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 21
3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu ............................................................. 21
3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu ............................................................ 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
3.3.1. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên có Xoan ta phân bố ........ 21

3.3.2. Đặc điểm cấu trúc ngang ....................................................................... 21
3.3.3. Đặc điểm cấu trúc đứng ........................................................................ 21
3.3.4. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên ................................................. 22
3.3.5. Đề xuất một số biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển loài Xoan ta .. 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 22
3.4.1. Phương pháp kế thừa ............................................................................. 22
3.4.2. Phương pháp luận .................................................................................. 22
3.4.3. Ngoại nghiệp ......................................................................................... 22
3.5. Phương pháp lập và điều tra ô tiêu chuẩn ................................................ 24
3.5.1. Lập ô tiêu chuẩn và xác định dung lượng mẫu. .................................... 24
3.5.2. Điều tra trong OTC ............................................................................... 25
3.6. Phân tích và xử lí số liệu .......................................................................... 27
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 31
4.1. Đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên có Xoan ta phân bố ............................. 31
4.2. Đặc điểm cấu trúc ngang .......................................................................... 33
4.2.1. Phân bố số cây theo cấp đường kính ..................................................... 33
4.2.2. Phân bố loài cây theo cấp đường kính .................................................. 36
4.2.3. Phân bố loài cây theo các nhóm tần số xuất hiện ................................. 38


viii
4.3. Đặc điểm cấu trúc đứng ........................................................................... 41
4.3.1. Phân bố số cây theo cấp chiều cao ........................................................ 41
4.3.2. Phân bố loài cây theo cấp chiều cao ..................................................... 43
4.3.3. Phân bố loài cây theo tầng phiến .......................................................... 46
4.4. Đặc điểm tái sinh tự nhiên ....................................................................... 48
4.4.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành mật độ cây tái sinh .................................... 48
4.4.2. Đặc điểm chất lượng và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng của lâm phần và
của loài cây Xoan ta ........................................................................................ 50
4.4.3. Phân bố số cây theo cấp chiều cao ........................................................ 51

4.4.4. Nguồn gốc cây tái sinh .......................................................................... 53
4.5. Đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển loài Xoan ta ........... 54
PHẦN 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................... 58
5.1. Kết luận .................................................................................................... 58
5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 59
5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 34
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là một trong những tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất và vô
cùng quý giá của Việt Nam. Rừng cung các vật liệu cần thiết cho cuộc sống
con người như gỗ, củi, thức ăn, thuốc chữa bệnh, giúp điều hòa nhiệt độ, nước
ở các con sông và ngăn chặn xói mòn đất. Rừng Việt Nam còn có tầm quan
trọng đối với thế giới do đây là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật, và
côn trùng rất phong phú và độc đáo của riêng Việt Nam. Tuy nhiên, trong
vòng 50 năm gần đây rừng đã bị tàn phá rất nặng nề, phần lớn những khu
rừng còn lại nằm tập trung ở các vùng núi cao.
Hiện nay trong nhiều vùng rừng tự nhiên nước ta đã mất rừng do sử
dụng phương thức khai thác – tái sinh không đáp ứng được những lợi ích lâu
dài của nền kinh tế và bảo vệ môi trường, các phương thức khai thác – tái sinh
không hợp lý đã và đang làm cho rừng tự nhiên bị suy giảm cả về số lượng và
chất lượng. Ở Việt Nam, năm 1943 diện tích rừng còn khoảng 14,3 triệu ha,
tỷ lệ che phủ khoảng 43%. Năm 2002, theo số liệu thống kê của Tổng cục lâm
nghiệp Việt Nam, cả nước còn 11,8 triệu ha rừng, với độ che phủ tương ứng

là 35,8%. Đến năm 2010, đất rừng của cả nước tăng cả về độ che phủ và diện
tích đất có rừng; diện tích rừng là 13,4 triệu ha và độ che phủ đạt 39,5%.
Cấu trúc phản ánh kết quả của quá trình đấu tranh và thích ứng lẫn nhau
giữa các loài trong rừng. Cấu trúc là đặc điểm “Nổi bật nhất, là tác nhân chi
phối sự tái sinh và diễn thế rừng” (Nguyễn Văn Trương, 1983) [15]. Do đó
phân tích được đặc điểm cấu trúc của một kiểu rừng là yêu cầu đầu tiên của
việc xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, nhằm tác động vào rừng có
định hướng như: xúc tiến tái sinh, làm Giàu rừng, nuôi dưỡng rừng hoặc đề


2

xuất phương thức trồng rừng mô phỏng tự nhiên để cây Xoan ta sinh trưởng
và phát triển thuận lợi.
Tổ thành tầng cây cao là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến cấu trúc
sinh thái và hình thái của rừng, do đó khi nghiên cứu về tổ thành rừng cần
quan tâm đến tổ thành tầng cây cao. Tổ thành rừng là chỉ tiêu quan trọng dùng
để đánh giá mức độ đa dạng sinh học, tính bền vững, tính ổn định của hệ sinh
thái. Cấu trúc tổ thành có ảnh hưởng lớn đến các định hướng kinh doanh, lợi
dụng rừng. Vì vậy, nghiên cứu cấu trúc tổ thành được xem như công việc
quan trọng đầu tiên trong quá trình nghiên cứu cấu trúc rừng và đề xuất, áp
dụng các biện pháp bảo tồn và phát triển rừng nhằm nâng cao năng xuất, chất
lượng rừng.
Xoan ta hay Sầu đâu có tên khoa học là Melia azedarach Linn. Là một
loại thực vật thuộc họ Xoan (Meliacea) nó phân bố chủ yếu ở Việt Nam, Lào,
Camphuchia. Riêng ở Việt Nam dọc theo từ Bắc vào Nam hầu như tỉnh nào
cũng có sự phân bố của cây Xoan ta, chúng mọc tự nhiên hoặc được trồng.
Đây là loài cây thân gỗ có kích thước lớn có giá trị kinh tế cao.
Hiện nay, ở nước ta các nghiên cứu về loài Xoan ta còn hạn chế, các
nghiên cứu chỉ tập trung vào nghiên cứu chọn giống, nhân giống, đánh giá

khả năng sinh trưởng của một số xuất xứ và trồng cây Xoan ta, các thông tin
về khả năng tái sinh trong tự nhiên còn ít.
Vậy để bảo vệ loài Xoan ta, cần phải nghiên cứu về đặc điểm phân bố,
sinh vật học, sinh thái học, vật hậu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tái
sinh. Để làm được điều này chúng ta phải hiểu biết đầy đủ những quy luật
sinh sống của quần thể Xoan ta, từ thực tế trên kết hợp với những kiến thức
đã học tôi tiến hành: “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc loài Xoan ta (Melia
azedarach L.) tại huyện Trà Lĩnh - tỉnh Cao Bằng”.


3

1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, xác định đặc điểm cấu trúc loài Xoan ta tại huyện
Trà lĩnh, tỉnh Cao Bằng làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp bảo vệ, mở
rộng và phát triển cho loài này.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Về lý luận
- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên có Xoan ta phân bố ở
huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng và mô phỏng quy luật.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển loài Xoan ta.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1.Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp cho sinh viên củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học và vận dụng
vào thực tế sản xuất.
- Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề
tài cụ thể.
- Học tập, hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật được áp dụng trong
thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn

Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đặc điểm phân bố, đặc điểm sinh thái, đặc
điểm cấu trúc, tình trạng và vai trò của loài Xoan ta. Đặc điểm về vật hậu để
phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển loài Xoan ta. Từ đó, đưa
ra các biện pháp bảo vệ và phát triển loài Xoan ta.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
- Cấu trúc rừng: là sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành phần sinh vật
trong hệ sinh thái rừng mà qua đó các loài có đặc điểm sinh thái khác nhau có
thể cùng sinh sống hoà thuận trong một khoảng không gian nhất định trong
một giai đoạn phát triển của rừng. Cấu trúc rừng vừa là kết quả vừa là sự thể
hiện các mối quan hệ đấu tranh sinh tồn và thích ứng lẫn nhau giữa các thành
phần trong hệ sinh thái với nhau và với môi trường sinh thái. Cấu trúc rừng
bao gồm cấu trúc sinh thái, cấu trúc hình thái và cấu trúc tuổi.
- Cấu trúc rừng phản ánh điều kiện sinh thái. Cụ thể: Những nơi có điều
kiện môi trường khắc nghiệt, cấu trúc rừng đơn giản chỉ gồm những loài cây
chống chịu được môi trường đó. Nơi có môi trường thuận lợi, cấu trúc rừng
phức tạp và gồm nhiều loài cạnh tranh, có phần cộng sinh, ký sinh (các loại
rêu, địa y…). Vùng ôn đới, cấu trúc rừng thường là thuần loài, đều tuổi, một
tầng, rụng lá. Vùng nhiệt đới như Việt Nam, cấu trúc rừng tự nhiên điển hình
là rừng hỗn loài, nhiều tầng, thường xanh quanh năm.
- Ngay trong một khu vực nhất định như ở sườn đồi, đỉnh đồi và ven khe
suối cạn cũng có những kiểu thảm thực vật khác nhau. Thậm chí trong một
kiểu thảm thực vật (cùng một trạng thái rừng) thì đặc điểm cấu trúc, khả năng
tái sinh, mật độ cây rừng và phân bố số loài cây tại vị trí này cũng có thể hoàn

toàn khác so với vị trí khác. Điều đó đã nói lên cây rừng chịu ảnh hưởng sâu
sắc của điều kiện sinh thái.


5

2.1.2. Những nghiên cứu trên thế giới
2.1.2.1. Những nghiên cứu về cấu trúc
Các nghiên cứu về cấu trúc sinh thái của rừng mưa nhiệt đới đã được
Richards P.W (1965) [17], Baur. G (1976) [1], Odum (1971) [16]...tiến hành.
Các nghiên cứu này thường nêu lên quan điểm, khái niệm và mô tả định tính
về tổ chức thành dạng sống và tầng phiến của rừng.
Baur. G (1976) [1] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói
chung, về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó
đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh
áp dụng cho rừng mưa tự nhiên.
Odum (1971) [16] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở
thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của tansley A.P năm 1935. Khái niệm hệ
sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên
quan điểm sinh thái học.
2.1.2.2. Những nghiên cứu về tái sinh rừng
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh
thái rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế hệ cây con của những
loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng: Dưới tán rừng, chỗ trống trong
rừng, đất rừng sau khai thác, đất rừng sau nương rẫy. Vai trò của lớp cây con
này là thay thế thế hệ cây già cỗi. Vì vậy tái sinh rừng hiểu theo nghĩa hẹp là
quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ.
Trên thế giới những nghiên cứu về tái sinh rừng đã được tiến hành từ
lâu, trong đó đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của Richards, P W
(1952) [18], tổng kết các kết quả nghiên cứu về phân bố cây tái sinh tự nhiên

đã nhận xét: Trong các ô có kích thước nhỏ (1 x 1m, 1x 1,5m) cây tái sinh có
dạng phân bố cụm, một số ít có phân bố Poison.
Baur G.N (1962) cho rằng sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng đến sự phát


6

triển của cây con còn đối với sự nảy mầm và phát triển của cây mầm ảnh
hưởng này thường không rõ ràng và thảm cỏ cây bụi có ảnh hưởng đến sự
phát triển của cây tái sinh.
2.1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
2.1.3.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng là sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành phần quần thể
thực vật rừng theo không gian và theo thời gian. Việc nghiên cứu cấu trúc tổ
thành loài hoặc nhóm loài ưu thế thông qua tài liệu đã quan sát để từ cấu trúc
thực tế tạo ra một cấu trúc định hướng cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật
lâm sinh thích hợp.
Nói đến cấu trúc rừng, cần quan tâm đầu tiên là cấu trúc tổ thành tầng
loài hoặc nhóm loài ưu thế, vì tổ thành rừng là nhân tố có ảnh hưởng quyết
định đến cấu trúc sinh thái và hình thái của rừng. Tổ thành rừng là chỉ tiêu
quan trọng dùng để đánh giá mức độ đa dạng sinh học, tính bền vững, tính ổn
định của hệ sinh thái. Cấu trúc tổ thành có ảnh hưởng lớn đến các định hướng
kinh doanh, lợi dụng rừng, đặc biệt là ảnh hưởng đến khả năng tái sinh rừng.
Vì vậy, nghiên cứu cấu trúc tổ thành được xem như công việc quan trọng đầu
tiên trong quá trình nghiên cứu cấu trúc rừng và đề xuất, áp dụng các biện
pháp bảo tồn và phát triển rừng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng.
Đào Công Khanh (1996) [7], Bảo Huy (1993) [6] đã căn cứ vào tổ thành
loài cây mục đích để phân loại rừng phục vụ cho việc xây dựng các biện pháp
lâm sinh.
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Ngũ Phương (1970) [10] đã

chỉ ra những đặc điểm cấu trúc của thảm thực vật rừng miền Bắc Việt Nam
trên cơ sở kết quả điều tra tổng quát về tình hình rừng miền Bắc Việt Nam từ
năm 1961 đến 1965. Nhân tố cấu trúc đầu tiên mà ông nghiên cứu là tổ thành
và thông qua đó một số quy luật phát triển của hệ sinh thái rừng được phát


7

hiện và ứng dụng ngoài thực tiễn sản xuất. Ngoài ra tác giả còn nhận xét
“Rừng tự nhiên dưới tác động của con người khai thác nương rẫy lặp đi lặp lại
nhiều lần thì kết quả cuối cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc. Nếu
chúng ta để thảm thực vật hoang dã tự nó phất triển lại thì sau một thời gian
dài trảng cây bụi, trảng cỏ sẽ chuyển dần lên những dạng thực bì cao hơn
thông qua quá trình tái sinh tự nhiên và cuối cùng rừng sẽ có thể phục hồi gần
giống dạng ban đầu.
Mối quan hệ giữa cấu trúc với lớp cây tái sinh trong rừng hỗn loài cũng đã
được đề cập trong công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Trương (1983) [15].
Theo tác giả, cần phải thay đổi cách khai thác rừng cho hợp lý vừa cung cấp
được gỗ, vừa nuôi dưỡng và tái sinh được rừng. Muốn đảm bảo cho rừng phát
triển liên tục trong điều kiện quy luật đào thải tự nhiên hoạt động thì rõ ràng là
lớp cây dưới phải nhiều hơn lớp cây kế tiếp nó ở phía trên. Điều kiện này không
thực hiện được trong rừng tự nhiên ổn định mà chỉ có trong rừng chuẩn có hiện
tượng tái sinh liên tục đã được sự điều tiết khéo léo của con người.
Thái Văn Trừng (1978) [14] khi nghiên cứu về thảm thực vật rừng Việt
Nam, đã kết luận: ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và điểu khiển quá
trình tái sinh tự nhiên trong thảm thực vật rừng. Nếu các điều kiện khác của
môi trường như đất rừng, nhiệt độ, độ ẩm dưới tán rừng chưa thay đổi thì tổ
hợp các loài cây tái sinh không có những biến đổi lớn và cũng không diễn thế
một cách tuần hoàn trong không gian và theo thời gian mà diễn thế theo
những phương thức tái sinh có quy luật nhân quả giữa sinh vật và môi trường.

2.1.3.2. Những nghiên cứu về tái sinh rừng
Đã có nhiều công trình nghiên về tái sinh rừng của các tác giả như: Viện
điều tra – Quy hoạch rừng, Thái Văn Trừng (1978) [14], Phùng Ngọc Lan
(1984) [12], Vũ Tiến Hinh (1991) [5], Nguyễn Xuân Cự và Đỗ Đình Sâm
(2010) [2].


8

Vũ Tiến Hinh (1991) [5] nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên ở Hữu Lũng
và Ba chẽ, đưa ra kết luận: Hệ số tổ thành tính theo % số lượng cây tái sinh và
tầng cây cao có liên quan chặt chẽ với nhau và theo dạng đường thẳng.
Nguyễn Vạn Thường (1991) [12] đã tổng kết và đưa ra kết luận về tình
hình tái sinh tự nhiên ở một số khu rừng miền bắc Việt Nam như sau: Hiện
tượng tái sinh dưới tán rừng của những loài cây gỗ đã tiếp diễn liên tục,
không mang tính chu kỳ. Sự phân bố cây tái sinh rất không đồng đều, số cây
mạ chiếm ưu thế rõ rệt so với số cây ở cấp tuổi khác.
Khi nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng
thường xanh hỗn loại vùng Quỳ Châu Nghệ An. Nguyễn Duy Chuyên (1995)
[4] đã nghiên cứu phân bố tổ thành cây tái sinh, số lượng cây tái sinh. Trên cơ
sở phân tích toán học về phân bố cây tái sinh cho toàn lâm phần tác giả cho
rằng loại rừng trung bình (IIIa2) cây tái sinh tự nhiên có dạng phân bố
Poisson, ở các loại rừng khác cây tái sinh có phân bố cụm.
Để đánh giá vai trò tái sinh và phục hồi rừng tự nhiên ở các vùng miền
Bắc, Trần Xuân Thiệp (1995) [11] nghiên cứu tập trung vào sự biến đổi về
lượng, chất lượng của tái sinh tự nhiên và rừng phục hồi. Qua đó, tác giả kết
luận: rừng phục hồi vùng Đông Bắc chiếm trên 30% diện tích rừng hiện có,
lớn nhất so với các vùng khác. Khả năng phục hồi hình thành các rừng vườn,
trang trại rừng đang phát triển ở các tỉnh trong vùng. Rừng Tây Bắc phần lớn
diện tích rừng phục hồi sau nương rẫy, diễn thế rừng ở nhiều vùng xuất hiện

nhóm cây ưa sáng chịu hạn hoặc rụng lá, kích thước nhỏ và nhỡ là chủ yếu và
nhóm cây lá kim rất khó tái sinh phục hồi trở lại do thiếu lớp cây mẹ.
2.2. Một số đặc điểm của cây Xoan ta (Melia azedarach L.)
2.2.1. Phân loại khoa học
Tên khoa học: Melia azedarach L
Tên gọi khác: Xoan nhà, Xoan trắng


9

Phân họ: Xoan (Meliaceae)
Thuộc chi Xoan (Melia)
Bộ Bồ hòn (Sapindales)
2.2.2. Đặc điểm hình thái
Cây gỗ cao 20 - 25 m, thân thẳng, vỏ ngoài màu nâu xám, trơn (Phụ lục
2 – Hình 1 và 2). Tán thưa (Phụ lục 2 – Hình 3).
Cành non có lông, lá kép lông chim lẻ 2 - 3 lần, mọc cách. Lá nhỏ hình
trứng hay hình mũi mác. Cuống lá có lông (Phụ lục 2 – Hình 4).
Cụm hoa hình chùy mọc ở nách lá, hoa đều, lưỡng tính (Phụ lục 2 – Hình 4)
Quả hạch, vỏ ngoài nạc, vỏ trong hóa gỗ, quả có 4 - 5 ô, mỗi ô chứa 1 hạt.
2.2.3. Đặc điểm sinh thái
Xoan ta là loài cây ưa sáng, ưa khí hậu nóng ẩm, sinh trưởng và phát
triển mạnh trên nhiều vùng đất khác nhau từ đất chua đến đất kiềm hoặc hơi
mặn, trồng sau khoảng 5-6 năm là có thể thu hoạch và nếu trồng lấy gỗ lớn thì
kéo dài từ 8-10 năm. Đặc biệt cây Xoan ta có khả năng tái sinh (mọc lại từ
gốc cũ đã thu hoạch cây) từ 3-4 lần. Trước nhu cầu lớn về gỗ, cùng với đó gỗ
rừng tự nhiên ngày càng khan hiếm thì gỗ Xoan ta trở nên có giá trị, được
người dân trồng nhiều và tập trung. Chính vì vậy, Xoan ta đã được xác định là
cây trồng rừng sản xuất chủ yếu của 6 trên 9 vùng sinh thái lâm nghiệp Việt
Nam (Bộ Nông nghiệp &PTNT, 2005).

Gây trồng: Cây được trồng bằng hạt hay tái sinh bằng hạt tốt ở nơi đất
trống đủ ẩm, tái sinh chồi cũng tốt.
2.2.4. Giá trị kinh tế
Xoan ta thuộc gỗ nhóm V, gỗ xoan có lõi màu hồng hay nâu nhạt, dác
xám trắng; gỗ nhẹ mềm tỷ trọng 0.565, lực kéo ngang thớ 22 kg/cm2, nén dọc
thớ 339 kg/cm2. Gỗ Xoan ta sau khi ngâm khô bền khó bị mối mọt, cho nên
gỗ xoan thường dùng làm xây dựng, trang trí nội thất và điêu khắc...Than và


10

củi xoan cung cấp một lượng nhiệt lớn. Ngoài ra lá, rễ xoan còn dùng làm
phân xanh, thuốc sát trùng, hạt có thể ép dầu và chữa một số bệnh, ta có thể
trồng Xoan ta để che bóng và phòng hộ...
2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
a. Vị trí địa lý
Huyện Trà Lĩnh cách thành phố Cao Bằng khoảng 34 km, là huyện biên
giới phía bắc của tỉnh Cao Bằng. Huyện Trà Lĩnh có đường biên với huyện
Tịnh Tây (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) dài trên 32 km từ mốc 87 (xã Tri
Phương) đến mốc 97 (xã Cô Mười); có 10 đơn vị hành chính gồm 09 xã và 01
thị trấn. Trong đó có thị trấn Hùng Quốc và 04 xã có đường biên giới với
Trung Quốc (xã Quang Hán, Tri Phương, Cô Mười và Xuân Nội), có diện tích
huyện 256 km2 (tương đương với 24.064 ha), dân số 21.558 người.
Vị trí địa lý của huyện nằm vào khoảng 27,7 0 đến 39,10 vĩ độ bắc và
106,240 đến 166,490 kinh độ đông.
- Phía Bắc giáp huyện Tịnh Tây (tỉnh Quảng Tây Trung Quốc);
- Phía Tây Bắc giáp huyện Hà Quảng;
- Phía Tây Nam giáp huyện Hoà An;
- Phía Đông Bắc giáp huyện Trùng Khánh;

- Phía Đông Nam giáp huyện Quảng Uyên.
b. Địa hình
Do kiến tạo địa chất, hình thể tự nhiên huyện Trà Lĩnh cấu trúc đa dạng,
thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình từ 650m đến 700m
so với mặt nước biển, đồi núi chiếm tới 87,85% diện tích tự nhiên, núi non
hiểm trở, có ngọn cao trên 1000m. Ngọn núi Bản Tám cao 1.200m, ngọn núi
Lũng Táo xã Cô Mười cao 1051m.


11

Địa hình tự nhiên được hình thành hai vùng chính: Vùng núi đá vôi tập
trung ở các xã phía Tây như: xã Cô Mười, Lưu Ngọc, Quang Vinh. Vùng núi
đá xen núi đất tập trung vào các xã như: Quốc Toản, Cao Chương, Hùng
Quốc, Xuân Nội, Quang Trung, Tri Phương. Xen giữa các vùng núi đá, núi
đất là những cánh đồng ven sông suối, những thung lũng bằng phẳng như
Phiêng Sa (xã Tri Phương), Lũng Tung (xã Xuân Nội)…
c. Điều kiện địa chất – thổ nhưỡng
Bảng 2.1: Thổ nhƣỡng huyện Trà Lĩnh
Hạng mục

STT

Ký hiệu

Diện tích
(ha)

1


Đất nâu vàng trên đá vôi

Fv

360

2

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ

D

714

3

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa

Fl

1.224

4

Đất mùn nâu đỏ trên đá vôi

Hv

1.244


5

Đất núi đá

6

Đất sám bạc màu trên là sa cổ

B

40

7

Đất nâu đỏ trên đá mắc Bazơvà trung tính

Fk

1.520

8

Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất

Fs

38.850

9


Đất đỏ vàng trên mắc ma axít

Fa

750

10

Đất mùn đỏ vàng trên đất sét biến chất

Hs

13.360

11

Đất nâu vàng trên đá vôi

Fn

37

15.212

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của huyện Trà Lĩnh và thống kê của
tỉnh Cao Bằng)
d. Khí hậu
Huyện Trà Lĩnh chịu ảnh hưởng của khí hậu Á nhiệt đới gió mùa, hình
thành hai mùa nóng lạnh rõ rệt:



12

- Mùa nóng hàng năm bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Lượng mưa trung
b́nh đo được từ 1700mm đến 1800mm, mưa nhiều vào những tháng 6, 7, 8,
thường xảy ra lũ lụt, làm xói mòn ruộng rẫy ven sông.
- Độ ẩm cao chiếm tới 87%, nhiệt độ trung bình là 19,7 0C, cao nhất
36,30C. Do chịu ảnh hưởng khí hậu gió mùa đông nam nên từ tháng 4 đến
tháng 9 thường nóng gắt về ban ngày, mát mẻ về ban đêm.
- Mùa lạnh từ tháng 11 năm trước kéo dài đến tháng 3 năm sau, mưa ít,
lượng mưa đo được từ 855 mm đến 955 mm, thấp nhất là 605 mm.
Do chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc, khí hậu khô hanh, độ ẩm rất thấp
khoảng 26%, thường xảy ra sương muối từ ba đến năm ngày, có năm sương
muối kéo dài từ 15 đến 20 ngày. Những ngày không có sương muối, mây mù
có từ 5 giờ sáng đến 8 giờ, vùng núi cao kéo dài tới 12 giờ. Vào những tháng
chuyển tiếp từ mùa lạnh sang mùa nóng (khoảng cuối tháng 2 đến đầu tháng 3
âm lịch) thường gây ra mưa đá ở một số xã.
e. Hệ thống sông ngòi
Hệ thống sông ngòi, gồm ba con sông chính: sông Bắc Vọng, sông Trà
Lĩnh và sông Cô Mười.
- Sông Bắc Vọng dài khoảng 9 km bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua
các xã Tri Phương, Quang Trung rồi chảy sang xã Trung Phúc (huyện Trùng
Khánh), mùa nóng mưa nhiều nước đục, chảy xiết, lưu lượng dòng chảy
500m3/giây, mùa lạnh ít mưa, dòng chảy nhỏ khoảng 0,86m3/giây.
- Sông Cô Mười dài khoảng 12km bắt nguồn từ bản Bó Ý - Kéo Láo (xã
Cô Mười), chảy dọc theo thung lũng nhỏ hẹp, hai bên núi cao thấp dần từ Tây
sang Đông. Sông chảy qua các bản: Co Tố, Cô Mười, Bản Tám, Bản Mặc,
Bản Niếng Nưa, đến Pò Khao hợp lưu với sông Trà Lĩnh.
- Sông Trà Lĩnh bắt nguồn từ Trung Quốc, dài khoảng 18km, chảy qua
các xã Hùng Quốc, Cao Chương qua ngầm Rù Dặp xuyên núi đá vôi đổ



13

xuống phía sau tạo thành thác Nặm Chá có độ cao khoảng 20m thoai thoải
tiếp giáp với hồ Nặm Chá, từ đó nước dồn về hồ Thăng Hen. Các con sông ở
huyện Trà Lĩnh, mùa mưa nước sông dâng cao, dòng chảy lớn 500m3/giây,
mùa khô nước ít dòng chảy chỉ còn 0,6m3/giây.
Ngoài ba con sông chính kể trên, huyện Trà Lĩnh còn có khoảng 12 con
suối nhỏ cung cấp nguồn nước cho sản xuất và nước sinh hoạt hàng ngày cho
nhân dân địa phương.
Thiên nhiên đã ưu ái dành cho nhân dân các dân tộc huyện Trà Lĩnh
vùng hồ Thăng Hen - một cảnh đẹp vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng. Hồ Thăng
Hen thuộc xã Quốc Toản tiếp giáp với các xã Cao Chương, Lưu Ngọc và các
xã Nguyễn Huệ, Ngũ Lão (huyện Hoà An). Ở độ cao khoảng 800m đến
1.000m so với mặt nước biển, nằm giữa vùng núi đá cao, sâu khoảng 90m.
Cây cối đua nhau vươn cao theo tầng núi đá từ bờ hồ đến đỉnh núi tạo nên
một màu xanh mát mẻ, trong lành.
Vùng hồ Thăng Hen, bao gồm những hồ to, nhỏ nối tiếp nhau, mỗi hồ
được đặt tên gắn liền với một truyền thuyết, huyền thoại dân gian như: Thăng
Ghỉ Rằng, Thăng Loỏng, Thăng Luông, Thăng Nặm Chá, Thăng Ghiều,
Thăng Hoi v.v… thông với hồ Thăng Hen bằng các mạch ngầm. Hồ Thăng
Hen lớn nhất trong các hồ, quanh năm nước xanh biếc, mùa khô ít nước và
trong, mùa mưa nước dâng cao, thuyền, xuồng có thể đi khắp mặt hồ khám
phá các hang động với nhiều kiểu dáng kỳ thú.
Vùng hồ Thăng Hen không chỉ là một thắng cảnh đẹp, địa điểm du lịch
hấp dẫn mà còn là nguồn cung cấp thủy sản phong phú như: Tôm, cua, cá đáp
ứng nhu cầu nhân dân trong huyện và nhân dân khu vực lân cận như Án Lại
(huyện Hòa An) và thành phố Cao Bằng.



14

f. Tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản
Rừng và đất rừng chiếm tới 20.000 ha bằng 87,85% diện tích toàn
huyện. Rừng trước kia có nhiều loại gỗ quý như: Nghiến, lát, thông… Trong
kháng chiến chống Pháp và sau khi hoà bình lập lại tại miền Bắc (năm 1954)
do nhu cầu sử dụng của nhân dân, khai thác rừng không có kế hoạch, chặt phá
bừa bãi, hiện nay các khu rừng lâm vào tình trạng cạn kiệt, chỉ còn khoảng
987 ha rừng non, trữ lượng ước tính còn 4.500m3 gỗ các loại, độ che phủ còn
khoảng từ 13% đến 15% trong đó có 51 ha rừng hồi, 23 ha rừng vầu thuộc sở
hữu của người dân.
Rừng trước kia có độ che phủ cao nên có nhiều động vật sinh sống như:
hổ, báo, hươu, nai, gấu, khỉ, lợn rừng, sơn dương…; các loại chim quý như
hoạ mi, trĩ và các loại lâm thổ sản như: sa nhân, mộc nhĩ, nấm hương, măng
trúc, măng mai… đó là những tiềm năng kinh tế của huyện, góp phần phục vụ
lâu dài đời sống nhân dân.
Huyện Trà Lĩnh có nguồn khoáng sản trữ lượng lớn là Măng gan, ước
tính khoảng 3 triệu tấn là tài nguyên quý giá cho sự phát triển ngành công
nghiệp khai khoáng của huyện.
Diện tích đất canh tác của huyện có khoảng trên 4064 ha. Đất ruộng
chiếm ½ diện tích ước tính trên 2000 ha gồm các cánh đồng nhỏ hẹp chạy dài
dọc sông Bắc Vọng như cánh đồng Nà Giộc, Nà Đán, Nà Hán, Bản Soa, Pác
Soa (xã Tri Phương), Sác Nưa, Sác Tẩư (xã Quang Trung) và các cánh đồng
chạy dọc sông Trà Lĩnh như cánh đồng Tổng Moòng, Nà Quan, Pò Rẩy, Nà
Thấu (thuộc xã Hùng Quốc), Nà Ý, Bản Líp, Đoỏng Giài, Bản Pát (xã Cao
Chương)… Ngoài ra còn có thêm một số cánh đồng nhỏ hẹp của xã Cô Mười
và xã Quang Hán.



15

2.3.2. Tình hình kinh tế- xã hội của huyện
2.3.2.1. Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cư
* Dân số
- Trên địa bàn toàn huyện Trà Lĩnh có 07 dân tộc sinh sống kết quả điều
tra dân tộc có:
Dân tộc Tày, Nùng chiếm 47,0 %
Dân tộc Dao chiếm 18,7 %
Dân tộc Mông chiếm 25,6 %
Dân tộc Kinh chiếm 8,6 %
Và các dân tộc khác chiếm tỷ lệ rất ít 0,1%
Tổng dân số toàn huyện là 21.558 người. Mật độ dân số bình quân
chung của huyện là 36 người/km2. Dân cư của huyện phân bố không đồng
đều giữa các xã. Nơi có mật độ đông dân nhất là Thị trấn Hùng Quốc
5.023 người/km2.Nơi có mật độ thấp nhất là xã tri phương 18 người/km2.
* Lao động, việc làm và đời sống dân cƣ
Lao động trên địa bàn huyện chủ yếu là theo mùa vụ, do vậy hướng giải
quyết việc làm là khắc phục tình trạng bán thất nghiệp bằng các hình thức đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi. Đầu tư thâm canh tăng vụ, nâng
cao giá trị sản xuất của ruộng đất, phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề,
phát triển kinh tế dịch vụ. Tạo điều kiện cho nhân dân được vay vốn lãi suất ưu
đãi, đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm nhằm trang bị cho nông dân
kiến thức thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
2.3.2.2. Các hoạt động kinh tế trong khu vực
Trong giai đoạn 2010-2015, thực hiện việc cơ cấu lại tỷ trọng các
ngành kinh tế của huyện theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông, lâm
nghiệp của huyện đã giảm từ 72% xuống còn 60%; tỷ trọng các ngành công
nghiệp, xây dựng tăng từ 12% lên 15% các ngành thương mại và dịch vụ tăng



×