Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghiên cứu một số chỉ số về sinh lý sinh dục sinh sản ở nữ sinh và phụ nữ trên địa bàn thị trấn phố ràng huyện bảo yên tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.08 KB, 61 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh

mở đầu
1. Lý do chọn đề tài

Thế giới đã bước vào thế kỷ XXI với nhiều ước vọng tươi đẹp. Nhưng
không được quên mối lo âu về dân số ngày một gia tăng nhanh chóng Sự
bùng nổ dân số. Sự gia tăng dân số đã kéo theo hàng loạt các yếu tố như:
lương thực, thực phẩm, nhà ở, trường học, bệnh viện, giao thông Đặc biệt là
nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Mọi tiêu
cực và tệ nạn xã hội ngày càng tăng. Đây là mối quan tâm hàng đầu của các
quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt
Nam.
Đứng trước thực trạng đó, Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII
tháng 1/1993, ra nghị quyết về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
Đảng ta đã đề ra mục tiêu cụ thể: Mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con để tới
năm 2015 bình quân toàn xã hội mỗi cặp vợ chồng chỉ có 2 con, tiến tới ổn
định quy mô dân số từ giữa thế kỷ XXI. [13]
Với sự nỗ lực của cả quốc gia, trong những năm qua mức sinh đẻ đã
giảm xuống, nhưng dân số nước ta vẫn còn tăng với tốc độ nhanh. Đặc biệt ở
các tỉnh miền núi, nơi có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, do nhận
thức của người dân còn nhiều hạn chế, đời sống thiếu thốn Nên việc thực
hiện các biện pháp dân số kế hoạch hoá gia đình gặp nhiều khó khăn, chưa
thực hiện được một cách triệt để, vì thế tỷ lệ gia tăng dân số còn cao.
Phố Ràng là một thị trấn miền núi thuộc huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai,
vấn đề dân số tăng nhanh cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Năm 2006
trung bình số con/ mẹ là 3,12. Bên cạnh đó có khoảng 21% số gia đình chưa
thực hiện các biện pháp dân số kế hoạch hoá gia đình, nên việc quản lý triệt
để, làm giảm tỷ lệ sinh đẻ còn nhiều khó khăn.



Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh

Sự hiểu biết một cách có hệ thống về sinh lý sinh dục - sinh sản ở phụ
nữ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thực hiện một cách có hiệu quả các
biện pháp kế hoạch hoá gia đình. ở Việt Nam trong hai thập kỷ qua, đối tượng
sử dụng các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình chủ yếu là phụ nữ, do vậy nghiên
cứu các chỉ số về sinh lý sinh dục - sinh sản ở nữ giới là rất cần thiết. [9]
Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu "Một số chỉ
số về sinh lý sinh dục - sinh sản ở nữ sinh và phụ nữ trên địa bàn thị trấn Phố
Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai".
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Nghiên cứu tuổi dậy thì ở các nữ sinh một số trường phổ thông ở
thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
- Nghiên cứu chiều cao đứng và cân nặng, chỉ số vòng ngực, vòng mông
của nữ sinh thị trấn Phố Ràng (10 - 17 tuổi).
- So sánh chiều cao đứng và cân nặng, chỉ số vòng ngực, vòng mông
của nữ sinh đã có kinh và nữ sinh chưa có kinh, của nữ sinh thị trấn Phố Ràng
với giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX.
- Nghiên cứu tuổi có kinh lần đầu theo từng thập kỷ ở phụ nữ thị trấn
Phố Ràng.
2.3. Nghiên cứu chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ thị trấn Phố Ràng
- Độ dài vòng kinh.
- Số ngày hành kinh.

2.4. Nghiên cứu tuổi mãn kinh ở phụ nữ thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo
Yên, tỉnh Lào Cai

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh

Nội dung
chương 1
Tổng quan tài liệu
1.1. Các vấn đề chung về sinh lý sinh dục - sinh sản
1.1.1. Chu kỳ kinh nguyệt
Sự hoạt động của cơ quan sinh dục nữ có tính chất chu kỳ mà biểu hiện
điển hình là chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt ở nữ trung bình khoảng
28 ngày, chia thành 2 giai đoạn, hay còn gọi là 2 pha. [1] [2]
- Đầu tiên là giai đoạn tăng sinh. ở giai đoạn này, tuyến yên tăng tiết
FSH và LH. Dưới tác dụng của tuyến yên, nang trứng phát triển và tăng tiết
estrogen. Hàm lượng 3 loại hoócmôn này tăng dần và đạt trị số cao nhất trước
khi rụng trứng 1, 2 ngày. Lớp niêm mạc tử cung tăng sinh và có nhiều mạch
máu để chuẩn bị cho trứng đã thụ tinh làm tổ và phát triển. Đồng thời tế bào
trứng phát triển, chín và rụng vào ngày thứ 14 tính từ ngày hành kinh đầu tiên
của chu kỳ kinh nguyệt lần sau. [1] [8]
- Giai đoạn thứ hai là giai đoạn hoàng thể tố. Sau khi trứng rụng, trong
nang trứng hình thành thể vàng và bắt đầu giai đoạn hoàng thể tố. Tuyến yên
và bao noãn tiếp tục tiết ra các hoócmôn nói trên, nhưng hàm lượng giảm dần.
Thể vàng tiết ra hoócmôn progesteron. Nếu trứng không được thụ tinh thì thể
vàng sẽ thoái hoá, lượng hoócmôn progesteron dần giảm xuống, lớp tế bào

mới của niêm mạc tử cung sẽ hỏng, bong ra gây chảy máu (hành kinh). Thời
gian hành kinh xảy ra vào khoảng ngày thứ 12 - 14 sau khi trứng rụng. Mỗi
lần hành kinh kéo dài khoảng 3 - 5 ngày và mất từ 40 - 200ml máu. Nếu trứng
được thụ tinh thì thể vàng tiếp tục được duy trì. [1] [8]
Chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể dài hơn hoặc ngắn hơn 28 ngày. Sự
thay đổi độ dài của chu kỳ kinh nguyệt ít ảnh hưởng đến độ dài của nửa sau

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh

chu kỳ mà chủ yếu là thay đổi độ dài của nửa trước chu kỳ. Chẳng hạn chu kỳ
kinh nguyệt 28 ngày thì trứng rụng vào ngày thứ 14, còn chu kỳ kinh nguyệt
30 ngày thì trứng rụng vào ngày thứ 16 kể từ ngày bắt đầu hành kinh của chu
kỳ đó. Nói cách khác chu kỳ kinh nguyệt dài hay ngắn thì trứng cũng rụng vào
ngày thứ 14 trước ngày có kinh đầu của chu kỳ kinh nguyệt lần sau. [8]
1.1.2. Những biến đổi chủ yếu của nam, nữ ở tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì là mốc đánh dấu sự trưởng thành về mặt sinh học của cơ
thể. Dậy thì là một quá trình, thường kéo dài khoảng 3 - 4 năm và được chia
thành 2 giai đoạn: giai đoạn tiền dậy thì và giai đoạn dậy thì hoàn toàn. Tuổi
bắt đầu dậy thì được đánh dấu bằng biểu hiện thể tích tinh hoàn tăng trên 4
cm3 ở nam và tuyến vú bắt đầu phát triển ở nữ. Tuổi dậy thì hoàn toàn được
đánh dấu bằng lần xuất tinh đầu tiên ở nam và lần có kinh đầu tiên ở nữ. Tuổi
dậy thì hoàn toàn của các em gái ở nước ta khoảng 13 - 14 tuổi. ở tuổi dậy thì,
dưới tác dụng sinh lý của tuyến yên và tuyến sinh dục, cơ thể trẻ diễn ra hàng
loạt những biến đổi về hình thể, về sinh lý và tâm lý. [8]
- ở tuổi dậy thì, kích thước cơ thể tăng nhanh, trung bình mỗi năm

chiều cao tăng từ 4 - 8 cm, khối lượng cơ thể tăng thêm 3 - 7 kg. Sự tăng chiều
cao ở lứa tuổi này chủ yếu là do xương ống dài ra nhanh làm cho tay chân dài
nhanh. Trong khi đó các xương sườn phát triển chậm hơn làm cho lồng ngực
lép. Hệ cơ tuy cũng phát triển nhưng tốc độ còn chậm hơn so với hệ xương
nên trẻ em thường gầy, cao.
- Da thay đổi, hệ mao mạch dưới da phát triển mạnh làm cho da trở nên
hồng hào hơn, nhất là ở các em nữ, tuyến mồ hôi và tuyến nhờn cũng phát
triển. Có khi tuyến nhờn cũng không thải ra ngoài kịp, ứ đặc lại tạo thành
trứng cá.
- Ngoài một số đặc điểm chung kể trên ở cả nam và nữ, ở lứa tuổi dậy
thì còn xuất hiện một số đặc điểm riêng theo giới tính như:

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh

+ Đối với nữ, các dấu hiệu giới tính được thể hiện ở những đặc điểm
sau:
* Sự phát triển nhanh của cơ quan sinh dục ngoài, tuyến vú phát triển.
Lông mọc ở mu và nách.
* Khung xương chậu phát triển theo chiều rộng. Mô mỡ dưới da phát
triển và dày hơn ở nam.
* Thanh quản phát triển ở nữ giới tạo nên giọng thanh và cao.
+ Đối với nam, các dấu hiệu giới tính bên ngoài được thể hiện ở các đặc
điểm sau:
* Sự phát triển các cơ quan sinh dục ngoài. Lông mọc ở mu và nách.
* Cơ phát triển mạnh hơn ở nữ.

* Vai rộng, chậu hông hẹp và cao. Thanh quản nở rộng theo kiểu nam
giới làm cho giọng nói vang trầm.
Đối với nữ ở giai đoạn này, biến đổi căn bản là sự phát triển của hai
buồng trứng và tử cung. Lần kinh nguyệt đầu tiên thường xảy ra một cách bất
ngờ làm cho các em gái lúng túng và có em còn sợ hãi. Trong thời gian đầu,
chu kỳ kinh nguyệt thường không đều, biểu hiện ở:
+ Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt không đều, khi thì ngắn, khi thì dài.
+ Số ngày hành kinh không đều, khi thì nhiều, khi thì ít.
+ Lượng máu hành kinh không đều, khi thì nhiều, khi thì ít.
Hiện tượng không đều trong chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài khoảng
1 năm. Tuổi dậy thì của trẻ em hiện nay có xu hướng ngày càng sớm hơn từ 1
đến 2 năm và tuổi mãn kinh của phụ nữ ngày càng muộn hơn từ 3 đến 5 năm.
Kết quả là làm tăng khoảng thời gian sinh đẻ của phụ nữ. [8]
1.1.3. Mãn kinh
- ph n trong tui khong t 40 n 50, bung trng bt u ỏp
ng kộm vi cỏc hoúcmụn sinh dc ca thựy trc tuyn yờn lm nng

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh

progesterone v estrogen gim. Do ú cỏc nang trng khụng tri qua c quỏ
trỡnh phỏt trin bỡnh thng dn n giai an món kinh. [10]
- Nhng thay i trong vic gii phúng GnRH v s gim ỏp ng vi
GnRH ca cỏc t bo thựy trc tuyn yờn trong vic bi tit LH cng gúp
phn gây biến đổi vo thi k món kinh.
- Mt vi ph n cú cm giỏc phng mt, ra nhiu m hụi, nhc u,

rng túc, au c, khụ õm o, mt ng, suy nhc, lờn cõn, tớnh khớ tht
thng.
- Sau khi món kinh, bung trng, vũi trng, t cung, õm o, c quan
sinh dc ngoi v vỳ nh li. S st gim nng estrogen trong thi k ny
cng kộo theo tỡnh trng loóng xng. Tuy nhiờn s ham mun tỡnh dc
ngi n khụng gim theo nhng bin i ny do chu nh hng ca
androgen ca tuyn thng thn.
- Hot ng sinh sn ca ngi n ch din ra trong mt khong thi
gian nht nh t khi bt u hnh kinh cho n khi món kinh. Kh nng th
tinh cng gim dn theo tui, cú l l theo thi gian s rng trng khụng cũn
din ra u n, kh nng phc v ca vũi trng, t cung cho s phỏt trin ca
phụi non cng gim. [14]
1.1.4. Sức khoẻ sinh sản
1.1.4.1. Định nghĩa sức khoẻ sinh sản
Tại Hội nghị Quốc tế về Dân số và phát triển ở Cairo - Ai cập tháng
9/1994 đã tán thành và chấp nhận định nghĩa về sức khỏe sinh sản như sau:
Sức khoẻ sinh sản là một trạng thái khoẻ mạnh hoàn toàn về thể chất, tinh
thần và xã hội trong tất cả mọi thứ liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức
năng và quá trình của nó chứ không chỉ là bệnh tật hay ốm đau.... [7]
Như vậy, sức khoẻ sinh sản có nghĩa mọi người có thể có một cuộc
sống tình dục an toàn, hài lòng với họ và họ có khả năng sinh sản và được tự

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh

do quyết định có sinh con hay không sinh con, sinh khi nào và sinh bao nhiêu.

Ngầm hiểu trong điều cuối là quyền của người đàn ông và người đàn bà có
được thông tin, tư vấn và khả năng tiếp cận với những biện pháp kế hoạch hoá
gia đình an toàn, có hiệu quả, có khả năng chi trả, có thể chấp nhận được và
có quyền được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ giúp cho người phụ nữ
mang thai cũng như sinh đẻ an toàn. Đồng thời giúp cho các cặp vợ chồng có
được khả năng tốt nhất sinh con khoẻ mạnh. [7]
1.1.4.2. Nội dung của sức khoẻ sinh sản
- Sức khoẻ sinh sản nữ giới.
- Sức khoẻ sinh sản nam giới.
- Quyền sinh sản.
- Trách nhiệm xã hội đối với sức khoẻ sinh sản.
- Trách nhiệm vợ chồng đối với sức khoẻ sinh sản.
Có thể tóm tắt nội hàm của sức khỏe sinh sản ở 4 điểm chính như sau:
- Thai nghén và sinh đẻ an toàn. Con khoẻ và lành mạnh, có điều kiện
nuôi con bằng sữa mẹ.
- Đời sống tình dục an toàn và thoả mãn.
- Được quyền quyết định liên quan đến thai nghén và sinh đẻ. Nạo thai
an toàn và hợp pháp.
- Được chữa các bệnh về tình dục và vô sinh để được hưởng quyền làm
bố mẹ.
Với những nội dung nói trên, khái niệm sức khoẻ sinh sản có ý nghĩa xã
hội, y học và nhân văn sâu sắc vì đã nâng cao những yêu cầu bảo vệ chức năng
đặc thù của phụ nữ là chức năng sinh sản. Và sinh sản, xét về mặt đạo lý và
giá trị cần nhìn nhận như là chức năng xã hội.
1.1.5. ý nghĩa của sự hiểu biết về sinh lý sinh dục - sinh sản đối với
kế hoạch hoá gia đình

Trường ĐHSP Hà Nội 2



Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh

Kế hoạch hoá gia đình thường bao hàm các hành động tránh thai sinh
con ngoài ý muốn, nhưng cũng bao hàm cả những cố gắng của các cặp vợ
chồng vô sinh để có thể có con. Theo quan điểm toàn diện, kế hoạch hoá gia
đình phải là sự chủ động sinh đẻ về số lượng con, cũng như khoảng cách giữa
2 lần đẻ, sao cho thích hợp với điều kiện sống của từng gia đình và yêu cầu
chung của xã hội.
Do vậy trong điều kiện nước ta hiện nay, trọng tâm của kế hoạch hoá
gia đình là vận động phụ nữ đẻ thưa và đẻ ít (từ 1 đến 2 con) để hạ thấp tốc độ
sinh đẻ hàng năm, nhằm hạn chế sự gia tăng dân số quá nhanh.
Nhờ hiểu biết các khâu trong quá trình sinh sản, nắm được quy luật và
cơ chế của nó như sự sản sinh tinh trùng, sản sinh noãn và phóng noãn, sự thụ
tinh, sự di chuyển của trứng trong vòi trứng và tử cung, phát triển của trứng
trong quá trình di chuyển, làm tổ và phát triển của phôi trong những ngày
đầuCó thể áp dụng những biện pháp khác nhau để cản trở sự thụ tinh và làm
tổ (trong trường hợp muốn tránh thai), hoặc giúp cho nó diễn ra được dễ dàng
(trong trường hợp chữa vô sinh).
Các phương pháp sử dụng trong kế hoạch hoá gia đình được dựa trên cơ
sở sinh lý sinh sản, có thể chia ra làm 4 nhóm như sau:
- ức chế sinh sản ra noãn (chín trứng) hay ức chế phóng noãn (rụng
trứng) đối với nữ và ức chế sản sinh tinh trùng đối với nam.
- Ngăn cản sự thụ tinh, cũng có nghĩa là tránh thai ngoài ý muốn hay
ngoài kế hoạch.
- Ngăn cản quá trình di chuyển trong vòi trứng và quá trình làm tổ trong
tử cung của trứng đã thụ tinh.
- Phá thai sau khi trứng thụ tinh đã làm tổ trong tử cung.
Hiện nay có một số hướng nghiên cứu về vấn đề này như làm ngưng kết

hay kết tủa tinh trùng trong âm đạo, làm cho ống sinh tinh tạm thời không sản

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh

sinh tinh trùng trong chất nhày của dạ con, ức chế phóng noãn bằng các thuốc
không có tác dụng nội tiết, cản trở phát triển phôi trong những ngày đầu. [9]

1.2. Lược sử nghiên cứu các chỉ tiêu về sinh lý sinh dục
- sinh sản
1.2.1. Lược sử nghiên cứu các chỉ tiêu về sinh lý sinh dục - sinh sản
trên thế giới
Trong hơn nửa thế kỷ qua, các nghiên cứu về sinh lý sinh dục - sinh sản
ngày càng được mở rộng, nhất là từ khi vấn đề hạn chế sinh đẻ được đề ra một
cách khẩn trương trên thế giới. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu về
các hiện tượng sinh học xảy ra trong quá trình sinh sản như sản sinh noãn và
tinh trùng, thụ tinh, làm tổ của trứng đã thụ tinh. Những hiểu biết về sinh lý
học sinh sản nhờ đó mà ngày càng đạt mức độ sâu hơn.
Từ năm 1927 nhóm nghiên cứu của Aschheim và Zondek (Đức) và
nhóm nghiên cứu của Smith và Engel (Mỹ) tuy độc lập nghiên cứu, nhưng đã
cùng đồng thời tìm thấy trong nước tiểu có 2 chất tác dụng đến hoạt động của
tuyến sinh dục, gọi là prolan A và prolan B, về sau được gọi là kích nang tố
(FSH) và kích hoàng thể tố (LH). Ngay sau đó, các nhà khoa học lại tìm
thấy 2 chất này ở tuyến yên. Năm 1930, Moore và Price đã xác định được vai
trò của tuyến yên trong việc chế tiết 2 chất nói trên. Những kết quả nghiên cứu
đó đã góp phần khẳng định và giải thích cơ chế điều hoà của tuyến yên đối với

chức năng sinh dục.
Năm 1932, Junkmann chứng minh thêm rằng hệ thần kinh trung ương
(đặc biệt là vùng dưới đồi - hypothalamus) có vai trò quan trọng trong sự điều
hoà chức năng sinh sản, ông là người đầu tiên đưa ra khái niệm điều hoà
ngược đối với hệ thống nội tiết.

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh

Sau đó nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của hypothalamus đối với
chức năng sinh dục. Người ta tìm thấy trong hypothalamus có những chất tiếp
nhận đặc hiệu đối với hoócmôn sinh dục. Lúc đầu người ta chỉ thấy sự gắn đặc
hiệu đối với hoócmôn sinh dục tại hypothalamus và tuyến yên. Từ năm 1953
trở lại đây, người ta đã biết thêm được chức năng sinh dục của hệ limbic.
Trước năm 1970, các nhà khoa học chỉ nói tới vai trò của các chất nội
tiết trong điều hoà chức năng sinh sản. Từ năm 1970 trở lại đây, người ta biết
rõ trong điều hoà chức năng sinh sản gồm có cơ chế thần kinh và nội tiết.
Theo cơ chế điều hoà thần kinh - nội tiết có thể phân biệt 2 vòng điều hoà
trong cơ chế này, đó là vòng điều hoà kín (vòng điều hoà thần kinh - nội
tiết) và vòng điều hoà mở (vòng điều hoà thần kinh bằng phản xạ).
Trong hệ thống điều hoà chức năng sinh dục - sinh sản tuyến yên đóng
vai trò của bộ phận khuếch đại hay phát động, hypothalamus đóng vai trò
điều khiển, còn tuyến sinh dục là yếu tố bị điều khiển hay cơ quan đích.
Trong vòng điều hoà ngược, hypothalamus trở thành yếu tố bị điều
khiển, còn tuyến sinh dục trở thành yếu tố điều khiển.
Như trên đã nói, hai kích dục tố của tuyến yên là FSH (Follicular

stimulating Hormone) và LH có vai trò trong việc phát triển trứng, sinh tinh
trùng và kích thích việc sản xuất các hoócmôn steroid của tuyến sinh dục. Bản
chất và tác dụng của các hoócmôn tuyến sinh dục nam và nữ cũng đã được nói
đến trong nhiều công trình nghiên cứu. [9]
1.2.2. Lược sử nghiên cứu các chỉ tiêu về sinh lý sinh dục - sinh sản
ở Việt Nam
ở Việt Nam nghiên cứu về các chỉ tiêu sinh lý sinh dục - sinh sản được
tiến hành sau thế giới một thời gian dài. Tuy nhiên từ những năm 60 của thế
kỷ XX cho đến nay, nhiều tác giả Việt Nam đã nghiên cứu về tuổi có kinh lần
đầu, chu kỳ kinh nguyệt của công nhân, nông dân, học sinh nông thôn và
thành thị. Những kết quả nghiên cứu này đã được tập hợp trong cuốn Hằng

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh

số học sinh người Việt Nam xuất bản năm 1975 và cuốn Các giá trị sinh học
người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX xuất bản năm 2003. [4]
[11]

1.2.2.1. Các công trình nghiên cứu về tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì không phải là một thời điểm mà là một khoảng thời gian,
kể cả từ khi bắt đầu cho đến dậy thì hoàn toàn. Khoảng thời gian này thường
kéo dài từ 3 - 4 năm. Tuổi bắt đầu dậy thì được đánh dấu bằng biểu hiện thể
tích tinh hoàn tăng trên 4 cm3 ở nam và tuyến vú bắt đầu phát triển ở nữ. Tuổi
này dao động trong khoảng 9 - 12 tuổi ở cả nam và nữ. [8]
Tuổi dậy thì hoàn toàn được đánh dấu bằng lần xuất tinh đầu tiên ở nam

và lần có kinh đầu tiên ở nữ. Tuổi dậy thì hoàn toàn của các em gái ở nước ta
khoảng 13 - 14 tuổi. [7]
Từ năm 1976 đến 1980, Đinh Kỷ và Lương Bích Hồng, Cao Quốc Việt
và cộng sự nghiên cứu những biến đổi cơ thể ở lứa tuổi dậy thì trên 2780 học
sinh nam nữ tuổi từ 8 đến 18 ở Hà Nội, các vùng nông thôn Thái Bình và ở
Thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp quan sát lâm sàng kết hợp với
điều tra bằng phiếu.
Từ năm 1982 đến 1988, Nguyễn Thu Nhạn, Cao Quốc Việt và cộng sự
đã nghiên cứu tuổi dậy thì theo phương pháp cắt dọc, theo dõi từng em trong
suốt 7 năm bằng phỏng vấn và khám lâm sàng trên 84 trẻ gái và 72 trẻ trai tại
2 trường PTCS Trung Tự (Hà Nội) và Bắc Lý (Hà Nam Ninh). [11]
Nghiên cứu sự biến động tuổi dậy thì ở các em gái Việt Nam qua các
thập kỷ, có công trình nghiên cứu của Phạm Thị Minh Đức, Lê Thu Liên và
cộng sự. Các tác giả tiến hành nghiên cứu từ năm 1994 đến 1995 ở 3787 đối
tượng là nữ sinh và phụ nữ, tuổi từ 9 đến 60 ở xã Liên Ninh (ngoại thành Hà
Nội) và Thượng Đình (nội thành Hà Nội) theo phương pháp phỏng vấn trực

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh

tiếp. Tất cả các nhóm tác giả nói trên đều nhận định rằng các dấu hiệu về tuổi
dậy thì ở nữ phát triển theo trình tự sau:
- Phát triển tuyến vú -> mọc lông mu -> mọc lông nách -> xuất hiện
kinh nguyệt lần đầu.
- Trẻ nông thôn thường bắt đầu tuổi dậy thì chậm hơn ở thành thị từ 1
đến 2 năm. Các em ở Hà Nội thường có tuổi bắt đầu dậy thì sớm hơn ở các

vùng khác.
- ở các thập kỷ gần đây tuổi bắt đầu dậy thì của trẻ sớm hơn so với ở
các thập kỷ trước. [11]
Công trình thuộc dự án điều tra cơ bản nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh
học người Việt Nam trong thập kỷ 90, nghiên cứu về các chỉ tiêu hình thái trẻ
em lứa tuổi 6 - 18 của Lê Nam Trà, Trần Đình Long và cộng sự (1976 - 1995)
cũng có nói đến tuổi dậy thì ở các em nam và nữ. Theo các giả trên thì từ 11
đến 13 tuổi nữ phát triển nhanh hơn nam, thời kỳ tiền dậy thì ở nữ xuất hiện
sớm hơn so với nam. [9]
1.2.2.2. Các công trình nghiên cứu về chu kỳ kinh nguyệt
Về độ dài chu kỳ kinh nguyệt
Từ 1984 đến 1987 Lê Kim Cúc đã nghiên cứu trên 140 phụ nữ đang lao
động ở Bungari tuổi từ 19 đến 40 để tìm hiểu sự khác biệt về độ dài vòng kinh
ở họ trong thời gian ở trong nước và khi sống ở nước ngoài. Phạm Thị Minh
Đức, Lê Thu Liên và cộng sự năm 1986 cũng đã nghiên cứu 180 vòng kinh
của phụ nữ ở Hà Nội tuổi từ 20 đến 40, không dùng dụng cụ tử cung. Năm
1994 các tác giả đã tiếp tục nghiên cứu trên một số lượng lớn gồm 1525 phụ
nữ tuổi từ 16 đến 60 ở xã Liên Ninh và Thượng Đình (Hà Nội). Kết quả cho
thấy độ dài vòng kinh trung bình ở các phụ nữ được nghiên cứu là 30,0 2,54
ngày. [9] [11]
Về lượng máu kinh nguyệt

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh

Nguyễn Thị Hảo (1984 - 1985) đã nghiên cứu lượng máu kinh nguyệt

trên 28 phụ nữ ở Hà Nội, tuổi từ 18 đến 25, có từ 2 con trở lên. Phạm Thị
Minh Đức và cộng sự nghiên cứu 810 phụ nữ tuổi từ 16 đến 60 ở Liên Ninh và
Thượng Đình.
Các tác giả trên cho biết lượng máu kinh nguyệt rất khác nhau giữa các
cá thể. Lượng máu kinh nguyệt của phụ nữ thành phố ít hơn so với phụ nữ
nông thôn và có xu hướng ít dần nếu so giữa các thập kỷ trước với thập kỷ 90.
[9] [11]
1.2.2.3. Các nghiên cứu về tuổi mãn kinh
Tuổi mãn kinh ở phụ nữ Việt Nam đã được ghi trong quyển Hằng số
sinh học người Việt Nam xuất bản năm 1975 và cuốn Các giá trị sinh học
người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX xuất bản năm 2003.
Gần đây đề cập đến vấn đề này có Phạm Thị Minh Đức và cộng sự. Công việc
nghiên cứu của các tác giả này được tiến hành trên 280 phụ nữ ở 2 khu vực nội
và ngoại thành Hà Nội là xã Liên Ninh và Thượng Đình. Kết quả cho thấy tuổi
mãn kinh trung bình là 47,29 đến 47,90 năm. Các tác giả nhận định rằng
không có sự khác biệt về tuổi mãn kinh ở các đối tượng được nghiên cứu vào
thời điểm này so với kết quả nghiên cứu năm 1975 và cuốn Các giá trị sinh
học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX xuất bản năm 2003.
[4] [9]

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh

Chương 2
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên 255 nữ sinh và 90 phụ nữ, tuổi từ
10 đến 60 đang học tập và lao động bình thường. Các đối tượng nghiên cứu
được chọn ngẫu nhiên từ các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ
thông và các vùng dân cư đại diện cho thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh
Lào Cai theo phương pháp nghiên cứu tổng thể kết hợp với chọn ngẫu nhiên.
Thành phần các đối tượng bao gồm: nữ học sinh, cán bộ công chức và
các thành phần khác trong xã hội.
2.2. Thời gian - địa điểm và phạm vi nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu được tiến hành liên tục trong vòng 8 tháng, từ
14/9/2007 đến 25/4/2008 tại thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
- Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên các đối tượng nữ ở các địa
điểm sau:
+ Trường tiểu học số 1 thị trấn Phố Ràng: 32 học sinh nữ , lớp 5:
Lớp 5A: 15 học sinh
Lớp 5B: 17 học sinh
+ Trường trung học cơ sở số 1, số 2 thị trấn Phố Ràng: 131 học sinh nữ,
từ lớp 6 đến lớp 9:
Lớp 6: 28 học sinh
Lớp 7: 37 học sinh
Lớp 8: 35 học sinh
Lớp 9: 32 học sinh
+ Trường trung học phổ thông số 1 Bảo Yên: 92 học sinh nữ, từ lớp 10
đến lớp 12.

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh

Lớp 10: 33 học sinh
Lớp 11: 29 học sinh
Lớp 12: 29 học sinh

+ Phụ nữ trên địa bàn thị trấn Phố Ràng: 90 người.
2.3. Phương pháp và các chỉ số nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu chiều cao đứng
Sử dụng thước đo điện tử (chính xác đến 0,1 cm). Đo ở tư thế đứng
thẳng trên nền phẳng, 2 gót chân sát nhau, gót chân, mông và xương bả vai
chạm mặt phẳng đứng phía sau. Chiều cao được tính theo đơn vị centimet
(cm).
2.3.2. Nghiên cứu cân nặng
Sử dụng cân điện tử, điều chỉnh trước khi cân, cân chính xác đến 0,1 kg.
Cân được chỉnh liên tục hay thay thế trong thời gian thực hiện nghiên cứu theo
số lần sử dụng/ đơn vị dụng cụ. Đơn vị tính cân nặng là kilogram (kg). Tiến
hành cân vào buổi sáng.

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh

ảnh 2.1. Phương pháp đo chỉ số chiều cao đứng và cân nặng
2.3.3. Nghiên cứu chỉ số vòng ngực bình thường
Dùng thước dây dài 150 cm, không co giãn của Trung Quốc, chính xác
đến 0,1 cm.
Đo ở tư thế thẳng đứng, vòng thước dây quanh ngực vuông góc với cột
sống đi qua xương bả vai ở phía sau và mũi ức ở phía trước. Đo ở trạng thái

bình thường. Đơn vị đo chỉ số vòng ngực là (cm).

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh

2.3.4. Nghiên cứu chỉ số vòng mông
Dùng thước dây dài 150 cm, không co giãn của Trung Quốc, chính xác
đến 0,1 cm.
Đo ở tư thế thẳng đứng, vòng thước dây quanh mông vuông góc với cột
sống đi qua phần mông to nhất. Đo ở trạng thái bình thường. Đơn vị đo chỉ số
vòng mông là (cm).

ảnh 2.2. Phương pháp đo chỉ số vòng ngực bình thường

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh

2.3.5. Tuổi có kinh lần đầu
Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, sau đó ghi vào phiếu điều
tra.
Các đối tượng nghiên cứu được phân thành nhóm tính theo tuổi có kinh
lần đầu thuộc các thập kỷ từ 60 đến 90 của thế kỷ XX đến thập kỷ thứ nhất

của thế kỷ XXI (tính theo thời điểm có kinh lần đầu rơi vào thập kỷ nào). So
sánh theo chiều dọc thời gian để có nhận định về tuổi có kinh lần đầu của nữ ở
các thập kỷ khác nhau.
2.3.6. Chu kỳ kinh nguyệt
Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, sau đó ghi vào phiếu điều tra
để nghiên cứu về độ dài vòng kinh và số ngày chảy máu trong một chu kỳ
kinh nguyệt. Những đối tượng nghiên cứu là những người không sử dụng dụng
cụ tử cung. Các đối tượng này cũng được phân nhóm dựa vào tuổi có kinh lần
đầu.
2.3.7. Tuổi mãn kinh
Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, sau đó ghi vào phiếu điều
tra. Các đối tượng nghiên cứu được phân thành nhóm, tính theo tuổi mãn kinh
thuộc các thập kỷ từ 80 đến 90 - thế kỷ XX đến thập kỷ thứ nhất - thế kỷ XXI

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh

ảnh 2.3. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp, ghi vào phiếu điều tra

2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý trên máy tính theo chương trình định sẵn để tính ra
những đặc trưng thống kê như:
- Trung bình cộng: X
n

X=


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Xi
i 1

n


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh

Trong đó: Xi : Giá trị bất kỳ của đại lượng.
N : Số cá thể trong mẫu nghiên cứu.
- Độ lệch chuẩn: (SD)
n

( Xi X )
SD =

i 1

Với n > 30

n
n

( Xi X )
SD =

Trong đó:

2

i 1

Với n < 30

n 1

n : Số cá thể trong mẫu nghiên cứu
(Xi - X ) : Độ lệch của từng giá trị so với giá trị trung bình

- Sai số chuẩn: (SE)
SE =
Trong đó:

SD
n

n : Số lần lặp lại
SD : Độ lệch chuẩn

- Hệ số biến thiên (CV):
CV =

SD
100%
X


Trong đó: CV: Hệ số biến thiên (%)
SD: Độ lệch chuẩn

X : Giá trị trung bình
CV càng lớn thì độ chính xác càng thấp

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh

Chương 3
Kết quả nghiên cứu và biện luận
3.1. Tuổi dậy thì của các đối tượng nữ ở thị trấn Phố Ràng

3.1.1. Kết quả nghiên cứu chiều cao đứng và cân nặng của nữ sinh ở
thị trấn Phố Ràng (10 - 17 tuổi)
3.1.1.1. Kết quả nghiên cứu về chỉ số chiều cao đứng (cm) của nữ
sinh ở thị trấn Phố Ràng (10 - 17 tuổi)
Bảng 3.1. Kết quả nghiên cứu về chỉ số chiều cao đứng trung bình của
nữ sinh thị trấn Phố Ràng ở các lứa tuổi khác nhau
Đơn vị: cm
Mức tăng
Tuổi

n

X SD


SE

CV

chiều cao
trung
bình/năm

10

32

129,68 6,03

1,07

4,65

-

11

28

136,32 5,61

1,06

4,12


6,64

12

37

141,35 6,12

1,01

4,33

5,03

13

35

146,20 5,69

0,96

3,89

4,85

14

32


150,16 4,97

0,88

3,31

3,96

15

33

153,01 5,45

0,95

3,56

2,85

16

29

154,41 5,21

0,97

3,37


1,40

17

29

155,69 5,12

0,95

3,29

1,28

Tổng

255

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh

Cm
160
155
150

145
140

Nữ sinh Phố Ràng

135

GTSH TK 90 - Thế kỉ XX

130
125
120
10

11

12

13

14

15

16

17

Tuổi


Hình 3.1. Đồ thị so sánh chỉ số chiều cao đứng của nữ sinh Thị trấn Phố
Ràng với GTSH người VN TK 90 - thế kỷ XX

Bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy:
Chiều cao đứng của nữ sinh thị trấn Phố Ràng tăng dần theo lứa tuổi,
chiều cao tăng nhanh từ lứa tuổi 10 - 12 (tăng hàng năm từ 5,03 đến 6,64 cm),
tăng mạnh nhất ở lứa tuổi 11 (mức tăng trung bình là 6,64cm). Chiều cao tiếp
tục tăng nhưng với mức độ chậm hơn ở lứa tuổi 13 - 14 (tăng hàng năm từ
3,96 cm - 4,85 cm). Đến lứa tuổi 16, 17 chiều cao tăng chậm dần (tăng hàng
năm từ 1,40 đến 1,28 cm). Nguyên nhân có sự tăng nhanh chiều cao ở độ tuổi
từ 11 - 15 là do các em nữ bước vào giai đoạn dậy thì nên cơ thể phát triển
mạnh.

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh

Bảng 3.2. So sánh chỉ số chiều cao đứng của nữ sinh Thị trấn Phố Ràng
với GTSH người VN bình thường TK 90 - thế kỷ XX
Đơn vị: cm
Nữ sinh thị trấn Phố Ràng
Tuổi

GTSH người VN bình thường
TK 90 - thế kỷ XX

Mức tăng

trung

X SD

Mức tăng

X SD

bình/năm

Chênh lệch

trung
bình/năm

10

129,68 6,03

-

126,67 5,35

-

3,01

11

136,32 5,61


6,64

132,17 6,12

5,50

4,15

12

141,35 6,12

5,03

137,78 6,73

5,61

3,57

13

146,20 5,69

4,85

143,11 6,26

5,33


3,09

14

150,16 4,97

3,96

147,67 5,56

4,56

2,49

15

153,01 5,45

2,85

151,01 4,79

3,34

2,00

16

154,41 5,21


1,40

152,45 4,42

1,44

1,96

17

155,69 5,12

1,28

152,87 4,52

0,42

2,82

Qua bảng 3.2 và hình 3.1 thấy rằng:
So sánh chiều cao cơ thể nữ sinh thị trấn Phố Ràng với nữ sinh cùng độ
tuổi trong TK 90 - thế kỷ XX thấy rằng các em nữ đều có chiều cao tăng dần
theo lứa tuổi từ 10 - 17 tuổi. Chiều cao của nữ sinh thị trấn Phố Ràng tăng
mạnh ở giai đoạn từ 10 - 12 tuổi (tăng hàng năm từ 5,03 đến 6,64 cm), tăng
mạnh nhất ở lứa tuổi 11 (6,64cm), trong khi đó các em nữ TK90 - thế kỷ XX
có chiều cao tăng mạnh ở giai đoạn từ 10 - 13 tuổi (tăng hàng năm từ 5,33 đến
5,61 cm), tăng mạnh nhất ở lứa tuổi 12 (5,61cm).
Các em nữ sinh thị trấn Phố Ràng trong TK thứ nhất - thế kỷ XXI có

chiều cao tăng lên đáng kể so với các em nữ trong TK90 - thế kỷ XX, tăng từ
1,96 đến 4,15cm. Nguyên nhân có sự tăng lên đáng kể này là khi điều kiện
kinh tế xã hội ngày càng ổn định, chế độ dinh dưỡng của các em được đảm

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh

bảo đầy đủ, các em nhận được sự quan tâm chăm sóc chu đáo về mọi mặt từ
gia đình và xã hội.
Bảng 3.3. So sánh chỉ số chiều cao đứng của nữ sinh thị trấn Phố Ràng
đã có kinh nguyệt với nữ sinh chưa có kinh nguyệt (11 - 15 tuổi)
Đơn vị: cm
Chưa có kinh nguyệt
Tuổi

Đã có kinh nguyệt

Chênh

n

X SD

SE

n


X SD

SE

lệch

11

18

134,74 5,12

0,97

10

139,16 5,14

1,63

4,42

12

17

138,26 5,72

1,39


20

143,98 6,17

1,38

5,72

13

11

142,21 4,96

1,49

24

148,03 5,03

1,03

5,82

14

4

145,96 6,12


3,06

28

150,76 5,34

1,01

4,80

15

1

148,85 4,72

4,72

32

153,14 4,93

0,87

4,21

Tổng

51


114

cm
155
150
145

Chưa có kinh
Có kinh

140
135
130
125
11

12

13

14

15

Tuổi

Hình 3.2. Đồ thị so sánh chiều cao đứng của nữ sinh đã có kinh và nữ
sinh chưa có kinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh

Qua bảng 3.3 và hình 3.2 cho thấy:
Chiều cao của nữ sinh đã có kinh nguyệt và nữ sinh chưa có kinh
nguyệt ở thị trấn Phố Ràng có sự khác biệt rõ rệt giữa 2 nhóm đối tượng có
cùng lứa tuổi từ 11 đến 15 tuổi. ở các lứa tuổi khác chúng tôi không so sánh
vì từ 9 - 10 tuổi, chỉ có rất ít số đối tượng đã có kinh lần đầu và ở lứa tuổi 16 17, hầu hết các em đã có kinh nguyệt. Nhóm nữ sinh đã có kinh có chiều cao
vượt trội hơn hẳn các em chưa có kinh trong từng nhóm tuổi, chênh lệch từ
4,21 đến 5,82cm.
Sự chênh lệch này giảm dần ở lứa tuổi 14 và 15 do số lượng các em
chưa có kinh lần đầu ở các lứa tuổi này còn lại rất ít (04 em ở lứa tuổi 14 và 01
ở lứa tuổi 15).
Nhóm có kinh nguyệt có chiều cao hơn hẳn nhóm chưa có kinh, chứng
tỏ những nữ sinh đã dậy thì, dưới tác dụng của hoócmôn sinh dục, cơ thể đã
phát triển mạnh về chiều cao.
3.1.1.2. Kết quả nghiên cứu về chỉ số cân nặng của nữ sinh thị trấn
Phố Ràng
Bảng 3.4. Kết quả nghiên cứu về chỉ số cân nặng trung bình của nữ
sinh thị trấn Phố Ràng ở các lứa tuổi
Đơn vị: kg
Tuổi

n

10

11
12
13
14
15
16
17
Tổng

32
28
37
35
32
33
29
29
255

X SD
23,71
29,65
33,66
37,24
41,18
43,64
44,79
46,02

Trường ĐHSP Hà Nội 2











3,06
3,11
2,46
3,72
4,98
4,83
2,15
5,53

SE

CV

0,54
0,59
0,40
0,63
0,88
0,84
0,58

0,47

12,91
10,49
7,31
9,99
12,09
11,07
7,03
5,50

Mức tăng
cân nặng
trung
bình/năm
5,94
4,01
4,08
3,94
2,46
1,15
1,23


×