Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.76 KB, 4 trang )

§ 1: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN HẾT
THẾ KỶ XX
1) Những đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến
1975?
- Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn
bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
- Nền văn học hướng về đại chúng.
- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng
lãng mạn.

2) Tại sao nói : Văn học 1945-1975 chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và
cảm hứng lãng mạn?
- Khuynh hướng sử thi:
+ Đề tài: những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc.
+ Nhân vật chính: những con người đại diện cho tinh hoa, khí
phách, phẩm chất, ý chí toàn dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng dân tộc hơn
là khát vọng cá nhân. Văn học khám phá con người ở khía cạnh trách
nhiệm, bổn phận, lẽ sống lớn, tình cảm lớn.
- Cảm hứng lãng mạn:
+ Là cảm hứng khẳng định cái tôi dạt dào tình cảm hướng tới cách
mạng.
+ Biểu hiện: ca ngợi vẻ đẹp của con người mới, cuộc sống mới, chủ
nghĩa anh hùng cách mạng, tin tưởng vào tương lai đất nước. Cảm hứng

1


nâng đỡ con người vượt lên những chặng đường chiến tranh gian khổ,
máu lửa, hi sinh.

 Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn kết hợp tạo tinh thần lạc


quan thấm nhuần cả nền văn học 1945 – 1975 và tạo nên đặc điểm cơ bản
của văn học 1945- 1975.

3) Nêu quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học giai
đọan 1945-1975:
a. Chặng đường văn học từ năm 1945 - 1954:
- Văn học phát triển trong hoàn cảnh 9 năm kháng chiến chống
Pháp vô cùng gian khổ nhưng thắng lơị vẻ vang.
- Văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp của nhân dân ta.
- Thành tựu tiêu biểu: Truyện ngắn và kí.
Từ 1950 trở đi xuất hiện một số truyện, kí khá dày dặn.
b. Chặng đường từ 1955 - 1964:
- Văn học phát triển trong hoàn cảnh Miền Bắc được hoà bình,
miền Nam bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Văn xuôi mở rộng đề tài. Thơ ca phát triển mạnh mẽ. Kịch nói
cũng có một số thành tựu đáng kể.
c. Chặng đường từ 1965-1975:
- Kháng chiến chống Mỹ ở vaò thời điểm quyết liệt ở cả hai miền Nam
Bắc.

2


- Chủ đề bao trùm là đề cao tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh
hùng cách mạng.
+ Văn xuôi tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động,
khắc hoạ thành công hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên
cường, bất khuất. (Tiêu biểu là thể loại Truyện - kí cả ở miền Bắc và
miền Nam).

+ Thơ đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, thực sự là một bước tiến
mới của thơ ca VN hiện đại.
+ Kịch cũng có những thành tựu đáng ghi nhận.

4) Nêu những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của văn học sau
1975?
- Về thơ: Không tạo được sự lôi cuốn và hấp dẫn như ở giai đoạn
trước.
+ Hiện tượng nở rộ trường ca sau 1975 là một trong những thành
tựu nổi bật của thơ ca giai đoạn này.
+ Những cây bút thơ thuộc thế hệ sau 1975 xuất hiện nhiều và
đang từng bước tự khẳng định
- Văn xuôi: Có nhiều khởi sắc hơn thơ ca.
+ Nhiều cây bút đã bộc lộ ý thức muốn đổi mới cách viết về chiến
tranh và cách tiếp cận hiện thực đời sống.
+ Từ 1986, văn xuôi thực sự khởi sắc với nhiều tập truyện ngắn có
giá trị ra đời (gắn bó, cập nhật và đề cập - phản ánh tới nhiều vấn đề bức xúc
của đời sống)

3


- Kịch: phát triển mạnh mẽ và khẳng định được chỗ đứng trong văn
học

5) Đặc điểm của văn học sau 1975?
- Từ sau 1975, văn học vận động theo hướng dân chủ hoá, mang
tính nhân bản và nhân văn sâu sắc.
- Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề ; phong phú,
mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật ; cá tính sáng tạo của nhà văn được

phát huy.
- Cái mới của văn học ở giai đoạn này là tính chất hướng nội (đi
vào hành trình tìm kiếm bên trong, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá
nhân trong những hoàn cảnh phức tạp)

4



×