Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Giáo án môn tự chọn lớp 6 Mô hình trường học mới THCS (VNEN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.44 KB, 54 trang )

Tuần 3
Tiết 1,2,3

Ngày soạn: 10/8/2015
Ngày dạy: 01/9/2015
BÀI : SINH HOẠT TẬP THỂ

Mục tiêu
- Giúp cho học sinh được thư giản sau những giờ học căng thẳng mệt mỏi.
- Giúp cho các em rèn luyện các kĩ năng giao tiếp trong tập thể, sự tự tin mạnh dạn
trước đám đông, phát huy được tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong tập thể.
- Giúp cho học sinh rèn luyện trí nhớ tốt, sự nhạy bén.
- Giúp các em tiếp thu được các bài học đạo đức, nhân văn, lí luận một cách tự nhiên
thoải mái thông qua việc cải biến những bài học đó trong các bài ca, điệu múa, vở
kịch hay trò chơi.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Thế nào là sinh hoạt tập thể?
2. Có những hoạt động gì diễn ra trong khi sinh hoạt?
3. Bạn có thích sinh hoạt tập thể không? Vì sao?
4. Bạn có được tham gia nhiều buổi sinh hoạt tập thể không? Ở đâu?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. Các hình thức sinh hoạt tập thể:
- Trò chơi lớn
- Trò chơi nhỏ
1


- Trò chơi vận động
- Trò chơi tư duy


- Cải biến trò chơi
- Múa hát tập thể…

II. Khi tham gia sinh hoạt tập thể cần phải:
- Quản trò biết cách tổ chức trò chơi thì cuộc vui chơi tập thể sẽ hấp dẫn và
thành công.
+ Biết cách sử dụng trò chơi đúng đối tượng và hợp với trò chơi.
+ Bắt đầu cuộc chơi một cách dí dỏm, hài hước, hấp dẫn.
+ Biết điều hành trò chơi một cách linh họat, thông minh.
+ Biết cách luyện tập tác phong phù hợp trong khi điều khiển trò chơi.
+ Biết tích lũy kiến thức và kinh nghiệm, thực sự cầu thị.
- Người chơi tích cực, hăng hái, nhiệt tình trong các cuộc chơi
- Mạnh dạn, tự tin, khiêm tốn.
III. Những điều nên tránh khi sinh hoạt tập thể:
- Đưa ra trò chơi không phù hợp với tâm trạng mọi người, người chơi chưa
nắm vững luật chơi, chưa có sự chuẩn bị chu đáo.
- Những trò chơi xúc phạm đến nhân cách của người chơi, những trò chơi thiếu văn
hóa, thiếu tính giáo dục.
- Dùng hình phạt thô bạo hay kéo dài thời gian phạt đối với người phạm luật hay
người thua, dễ gây nhàm chán.
- Dáng vẻ quá đạo mạo, nghiêm nghị khi điều hành như là trọng tài của cuộc thi đấu
thể thao.
- Thiên vị hoặc quá dễ dãi bỏ qua hình phạt đối với người phạm luật, người thua.
- Kéo dài những động tác thừa làm cho người chơi cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
2


- Tự ái nóng nảy bỏ dở cuộc chơi khi bị xúc phạm hay bị người chơi chê trách.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH


Tổ chức thi sưu tầm và điều khiển trò chơi phục vụ cho từng chủ đề nhất
định. Sau đó chọn lọc biên tập lại, nếu có điều kiện thì tổ chức chơi mà mỗi trò chơi
đều được người sưu tầm đứng ra làm quản trò.
D, E. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG, BỔ SUNG

Tổ chức thi sáng tác trò chơi: Bằng phương pháp đã nêu trên có thể tổ chức
cuộc thi sáng tác trò chơi trong cán bộ, đoàn viên, hội viên theo các hướng sau:
- Sáng tác trò chơi phục vụ cho từng đối tượng.
- Sáng tác trò chơi theo chủ đề gắn với các ngày lễ lớn trong năm.
- Sáng tác trò chơi phục vụ cho từng loại hình sinh hoạt như: Cắm trại, dã ngoại, CLB
ngoại ngữ, CLB toán, CLB thơ,..

3


Tuần 4
Tiết 4,5,6

Ngày soạn: 03/9/2015
Ngày dạy: 08/9/2015
BÀI : NGHI THỨC ĐỘI, DÂN CA, DÂN VŨ

Mục tiêu
- Giúp học sinh hiểu hơn về nghi thức đội.
- Tăng sự hiểu biết và niềm yêu thích tham gia vào các bài múa dân ca, dân vũ.
- Hứng thú tham gia vào các hoạt động tập thể trong nhà trường và ở địa phương,
nhất là các hoạt động của đội tổ chức.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Thế nào là dân ca, dân vũ?

2. Bạn đã nắm được hết các nghi thức của đội chưa?
3. Bạn có thích múa dân ca, dân vũ không? Vì sao?

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. Các nội dung nghi thức đội và loại hình múa dân ca, dân vũ:
1. Các nội dung nghi thức đội:
- Yêu cầu đối với đội viên
- Đội hình , đội ngũ đơn vị
- Nghi lễ của Đội
4


- Nghi thức dành cho phụ trách
* Tên và khẩu lệnh thực hiện yêu cầu đối với đội viên
* Cách thực hiện yêu cầu đối với đội viên :
- Thuộc và hát đúng Quốc ca, Đội ca và một số bài hát truyền thống
- Thắt khăn, tháo khăn quàng đỏ
2. Loại hình múa dân ca, dân vũ:
Dân vũ Việt Nam và quốc tế là những vũ điệu đơn giản, tươi vui, mô tả những
hoạt động sinh hoạt gần gũi hàng ngày, hay phản ánh không khí tươi vui của người
dân. Những động tác trong các điệu nhảy này rất dễ thuộc trên một nền nhạc khi hào
hùng, sôi động, khi nhịp nhàng, điệu đà, dễ thương.
Có ba loại hình dân vũ: Dân vũ lễ hội; Dân vũ trong đời sống; Dân vũ sử thi.
II. Những điều cần biết về nghi thức đội:
- Đội hình hàng dọc, hàng ngang, chữ U, vòng tròn.
- Chào cờ, diễu hành, duyệt Đội, kết nạp đội viên, công nhận chi đội, trưởng thành
Đội, đại hội Đội.
- Thuộc và hát đúng Quốc ca, Đội ca và một số bài hát truyền thống
- Thắt khăn, tháo khăn quàng đỏ

- Chào kiểu đội viên Thiếu niên tiền phong
- Cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ
- Hô đáp khẩu hiệu Đội
- Các động tác cá nhân tại chỗ và di động
- Đánh trống
III. Những điều cần biết vì sao dân vũ thu hút các bạn trẻ:
- Thứ nhất, dân vũ là hình thức tập hợp thanh niên thế hệ mới, bật nhạc là cùng nhảy,
khi dừng nhạc mọi người gọi thêm bạn bè đến nhảy nên sẽ kết nối bạn bè rất nhanh.
5


- Thứ hai, học dân vũ không chỉ để nhảy giải trí, rèn luyện sức khỏe mà còn học giá
trị văn hóa trong đó. Nếu vừa học nhảy vừa tìm hiểu thêm về nội dung và ý nghĩa
động tác sẽ có thêm nhiều kiến thức.
- Thứ ba, dân vũ giúp phát triển bán cầu não phải. Giúp các bạn tránh sự hiếu động và
tập trung hơn trong công việc và việc học.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

-

Tập luyện một số động tác cở bản về đội hình – đội ngũ.
Tập luyện tháo và thắt khăn quàng đỏ
Chào kiểu đội viên.
Tập lại các bài hát Quốc ca và Đội ca.
D, E. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG, BỔ SUNG

Tìm hiểu thêm về các hình thức múa hát dân ca, dân vũ. Các bài nhạc được
sử dụng để múa dân ca, dân vũ.

6



Tuần 5
Tiết 7,8,9

Ngày soạn: 10/9/2015
Ngày dạy: 15/9/2015

BÀI : KỸ NĂNG TỰ NHẬN BIẾT BẢN THÂN: BẠN LÀ AI?
Mục tiêu:
- Có hiểu biết về cơ thể, giới tính của bản thân cả về thể chất lẫn tinh thần.
- Biết xác định các mối quan hệ của em theo phong tục, tập quán địa phương/
dân tộc.
- Biết tự đánh giá những ưu điểm của bản thân, và tích cực phát huy những ưu
điểm đó.
- Biết tự xác định những hạn chế cơ bản của mình và định hướng khắc phục.
- Thực hành một số luyện tập để khắc phục nhược điểm.
- Tự tin, tự trọng và cách rèn luyện.
- Nhận thức được giá trị cuộc sống, ý nghĩa và mục đích của cuộc sống.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Bạn là nam hay nữ?
2. Bạn là dân tộc gì?
3. Sức học của bạn như thế nào? Bạn học môn nào giỏi nhất?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu về sự phát triển của lứa tuổi thanh thiếu niên:
-

Giai đoạn phát triển của thanh thiếu niên bắt đầu từ 13 – 19 tuổi.
Trong cơ thể của TTN có sự thay đổi về nhiều mặt.
Lứa tuổi thanh thiếu niên bắt đầu thành lập các mối quan hệ của trẻ

với các bạn cùng độ tuổi để tìm ra những người bạn phù hợp với

chúng.
- Nhu cầu riêng tư của lứa tuổi này cao. Sự riêng tư sẽ giúp trẻ có nhận thức mới về
quyền hành và khả năng tự quản.
II. Giáo dục giới tính trong mối quan hệ với giáo dục đạo đức và giáo dục
pháp luật
- Giới tính có vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động của
con người.
- Giới tính tạo nên những cảm xúc đặc biệt khi có sự giao tiếp
trực tiếp giữa hai người khác giới.
7


- Giới tính có mối quan hệ mật thiết với đạo đức và phong tục, tập quán xã hội. Giáo dục giới tính là một bộ phận quan trọng của việc giáo dục nhân cách con
người phát triển toàn diện
- Giáo dục giới tính là một bộ phận của giáo dục nói chung, của giáo dục đạo đức
nói riêng
- Giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông là giáo dục các yếu tố liên quan đến
giáo dục giới tính: tình yêu, quan hệ nam nữ, tảo hôn…
III. Vai trò của nhà trường và gia đình trong việc giáo dục giới tính cho TTN:
-

Cung cấp kiến thức về giới tính, đạo đức và pháp luật cho học sinh,
đặc biệt nối kết được mối liên hệ này để tăng tính hiệu quả giáo dục.

Cùng có mục tiêu giáo dục học sinh trở thành những người có đủ các
phẩm chất tốt đẹp, có bản lĩnh trước các tác động của cuộc sống hiện đại.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH


Nêu một số nét tâm lý đặc trưng của lứa tuổi thanh thiếu niên?
D, E. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG, BỔ SUNG

Tìm hiểu và giúp đỡ các bạn thanh thiếu niên bị vi phạm nội quy
nhà trường?

8


Tuần: 15
Tiết : 37

Ngày soạn:15/11/2015
Ngày kiểm tra: 25/11/2015

KIỂM TRA MỘT TIẾT LẦN II
MÔN TỰ CHỌN (KỸ NĂNG SỐNG) LỚP 6 (Thời gian 45 phút)
I. Mục đích của đề kiểm tra:
- Đối với giáo viên: Kiểm tra năng lực truyền đạt kiến thức KNS của giáo viên.
- Đối với học sinh: Kiểm tra mức độ nhận thức các kiến thức KNS của học
sinh.
II. Hình thức kiểm tra: Tự luận.
III. Đề bài:
Câu1: (3 điểm) Như thế nào là kiên trì nhẫn nại? Cách rèn luyện tính kiên trì nhẫn
nại?
Câu 2: (3 điểm) Em hãy nêu các đường lây bệnh truyền nhiễm và cách phòng chống
bệnh dịch truyền nhiễm?
Câu 3: (4 điểm) Môi trường là gì? Phải làm gì để bảo vệ môi trường?
IV. Hướng dẫn chấm:
Câu 1: Thế nào là kiên trì nhẫn nại?

Kiên trì, nhẫn lại là thực hiện kế hoạch, công việc, mục tiêu một cách bình tĩnh
không nóng vội, không hấp tấp, không mong có kết quả ngay.
Thái độ bình tĩnh, tự tin, không bao giờ sốt sắng, sốt ruột, có ý chí lớn, cố gắng thực
hiện đến cùng vì tin rằng sẽ đạt kết quả tốt, luôn chờ đợi, không mong thành công đến
sớm, không bị nản chí khi chưa đạt được mục tiêu và thành công, luôn luôn giữ vững
niềm tin và hy vọng, luôn luôn lạc quan trước mọi việc xảy ra khi kết quả không như
ý...
Cách rèn luyện tính kiên trì nhẫn nại:
- Luôn chú tâm để nhận biết: "hiện mình đang kiên nhẫn hay thờ ơ" trước mỗi vấn đề.
- Nỗ lực quyết tâm thực hiện ý định không sợ hãi buông xuôi nỗ lực tập trung với
mục tiêu đã định..
- Không chán nản, thất vọng. Dứt khoát, không bỏ lỡ cơ hội không chịu khuất phục,
bỏ cuộc ngay khi vừa mới gặp khó khăn dù trở ngại đó là lớn hay nhỏ.
- Không đổ thừa cho người khác, cho hoàn cảnh với những lý do tại vì, bởi vì…
Câu 2: Những đường lây bệnh dịch:
9


- Lây qua đường hô hấp.
- Lây qua đường tiêu hóa.
- Lây qua đường tình dục, tiêm chích, truyền máu.
- Lây qua vết cắn của động vật, vết đốt của côn trùng.
- Lây truyền từ mẹ sang con.
Phòng chống bệnh dịch truyền nhiễm:
- Tiêm vaccine và uống thuốc dự phòng bằng kháng sinh theo hướng dẫn của cơ quan
y tế.
- Giữ vệ sinh cá nhân,
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn thức ăn đã nấu chín, uống nước đã đun sôi,
nước đã được lọc hoặc xử lý vô khuẩn.
- Vệ sinh môi trường, thu gom và xử lý rác thải hợp vệ sinh.

- Diệt côn trùng.
- Quan hệ tình dục an toàn.
- Phòng chống dịch bệnh.
Câu 3: Môi trường là gì?
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và thiên nhiên."
Môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta bao gồm môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội, cho ta cơ sở để sống và phát triển.
Phải làm gì để bảo vệ môi trường: Ðể bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ môi trường
của Việt Nam nghiêm cấm các hành vi sau đây:
- Ðốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm
mất cân bằng sinh thái;
- Thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí; phát phóng xạ, bức xạ
quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh;
- Thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải,
xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn
nước;
- Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép;
- Khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy
định của Chính phủ;
10


- Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, nhập khẩu,
xuất khẩu chất thải;
- Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trong khai thác,
đánh bắt các nguồn động vật, thực vật.

11



Tuần: 15
Tiết : 38,39

Ngày soạn:14/11/2015
Ngày giảng: 27/11/15)
XÂY DỰNG KỊCH BẢN

I. MỤC TIÊU:
Giúp HS hiểu kịch bản là gì.
Cách xây dựng một kịch bản, biết đóng vai, đóng kịch.
Có ý thức tham gia hoạt động tập thể.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Tài liệu, laptop.
HS: Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Bài dạy: .
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ
NỘI DUNG
TRÒ
A. HĐ Khởi động:
I.Kịch bản là gì?
- Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn
Kịch bản là một văn bản phác thảo những
chơi trò chơi khởi động tiết học.
yếu tố về âm thanh, hành động, hình ảnh,
- GV giới thiệu bài học, tiết học .
ngôn ngữ cần thiết để kể một câu chuyện.

B. HĐ Hình thành kiến thức:
Nội dung kịch bản khẳng định cái mới, cái
tốt đẹp và tích cực ngày càng nảy sinh trong
xã hội chúng ta. Nó có tình chất hường dẫn
- Tìm hiểu kịch bản là gì?
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn dư luận, quần chúng như tán thành, ca ngợi
hoặc phê phán những hiện tượng, những vấn
tìm hiểu.
đề đang xảy ra trong xã hội
Mục đích của kịch bản sinh hoạt là làm cho
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến thanh thiếu niên có thái độ dứt khoát: làm
theo hay không làm theo. Trên đây là những
của nhóm
đặc điểm chủ yếu của kịch bản sinh hoạt.
- Thống nhất ý kiến thảo luận.
Đối với người cán bộ Đoàn – Hội – Đội,
- GV nhận xét kết luận.
việc nắm vững các đặc điểm trên là rất cần
thiết. Vì nó giúp chúng ta dễ dàng hơn khi
- Tìm hiểu cách xây dựng kịch bản. xây dựng một kịch bản sinh hoạt trong hoạt
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn động thanh thiếu niên.
tìm hiểu.

12


- Đại diện nhóm trình bày ý kiến
II.Cách xây dựng kịch bản:
của nhóm
- Thống nhất ý kiến thảo luận.

Kịch bản sinh hoạt thường được xây dựng
- GV nhận xét kết luận.
theo ba cấp độ sau:
- Kịch bản đề cương.
- Kịch bản minh họa.
- Kịch bản sân khấu hóa.
C. HĐ Thực hành:
Sân khấu hóa là loại hình nghệ thuật được
phát triển dựa trên bộ môn nghệ thuật sân
- Viết kịch bản đơn giản về ứng xử. khấu. Sân khấu hóa là những hoạt động đại
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn chúng (chính trị, văn hóa, giáo dục…) được
tiến hành theo đạc trưng của nghệ thuật sân
Viết kịch bản.
khấu.
Với tổ chức Đoàn – Hội – Đội, sân khấu
- Đại diện nhóm trình bày kịch bản hóa các hoạt động như phút truyền thống,
thông tin tuyên truyền, sinh hoạt văn hóa…
của nhóm
được chuyển tải liên tục , chặt chẽ bằng
- Thảo luận.
nghệ thuật dàn cảnh và biểu diễn.
- GV nhận xét kết luận.
D. HĐ Vận dụng:
- Tìm hiểu thêm cách viết kịch bản.
E. HĐ Tìm tòi mở rộng:
- Tìm hiểu về giới tính.
- Viết một kịch bản về giới tính.
3.Củng cố bài: Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
4.Hướng dẫn học ở nhà :
Rút kinh nghiệm:


Tuần: 16,17

Ngày soạn:28/11/2015
13


Tiết : 40,41,42,43,44

Ngày giảng: 02/12, 09/12/15
XÂY DỰNG KỊCH BẢN

I. MỤC TIÊU:
Giúp HS hiểu kịch bản là gì.
Cách xây dựng một kịch bản, biết đóng vai, đóng kịch.
Có ý thức tham gia hoạt động tập thể.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Tài liệu, laptop.
HS: Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Bài dạy: .
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
A. HĐ Khởi động:
1. Viết kịch bản:
+ Sau khi đã tìm chọn được đầy đủ
các tài liệu chính luận và nghệ thuật
có cùng chủ đề với kịch bản, công
việc chính của việc xây dựng kịch bản

là trình bày cách xử lí kết hợp, sắp
xếp các tài liệu đó trong kịch bản sao
cho hợp lí, gây được cảm xúc, nêu bật
- Tìm hiểu viết kịch bản?
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn tìm được chủ đề… đó là viết kịch bản.
+ Viết đề cương:
hiểu.
Công việc đầu tiên của viết kịch bản là
xây dựng đề cương dàn ý, bố cục cho
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của kịch bản.
nhóm.
Để đạt hiệu quả cao nhất. Nêu ra
- Thống nhất ý kiến thảo luận.
những vấn đề cần được giải quyết
- GV nhận xét kết luận.
từng phần của kịch bản và ước tính
thời gian cần thiết cho kịch bản, thời
gian cho từng phần.
- Tìm hiểu cách trình bày kịch bản?
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn tìm
2. Kịch bản văn học:
hiểu.
Trên cơ sở đề cương người viết kịch
bản viết thành kịch bản văn học. Quá
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của trình viết kịch bản văn học là quá
trình hoàn chỉnh về nội dung và hình
nhóm.
thức của đề cương, là quá trình sáng
- Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn chơi
trò chơi khởi động tiết học.

- GV giới thiệu bài học, tiết học .
B. HĐ Hình thành kiến thức:

14


- Thống nhất ý kiến thảo luận.
- GV nhận xét kết luận.
C. HĐ Thực hành:
-Viết kịch bản theo nhóm.
Chủ đề 1: Kịch bản về giới tính.
Chủ đề 2: Kịch bản tuyên truyền về sức
khỏe.

- Đại diện nhóm trình bày kịch bản của
nhóm.
- Thảo luận.
- GV nhận xét kết luận.
- Phân vai, đóng kịch theo kịch bản của
nhóm đã xây dựng.
- Nhóm trưởng điều khiển các thành viên
trong nhóm phân vai đóng kịch.

- Thảo luận.
- GV nhận xét góp ý.
D. HĐ Vận dụng:
- Tìm hiểu một số kịch bản hay.
E. HĐ Tìm tòi mở rộng:

tạo nâng cao chất lượng, nâng cao tính

nghệ thuật.
Bằng ngôn ngữ văn học phong phú,
trong sáng,… kịch bản văn học thể
hiện sinh động toàn bộ nội dung buổi
sinh hoạt quần chúng, từ các tiết mục
nghệ thuật đến ngôn ngữ từ của các
nhân vật, các tài liệu chính luận và các
tài liệu nghệ thuật, bố cục chặt chẽ và
viết thành văn.
Lời văn của kịch bản văn học, một
mặt phải phù hợp với nội dung kịch
bản, mặt khác phải thích hợp với đối
tượng tham gia sinh hoạt.
3.Trình bày kịch bản:
Kịch bản thường được trình bày theo
một trình tự sauLời nói đầu.
Mục đích yêu cầu của kịch bản.
Ý đồ và nội dung giáo dục.
Tên kịch bản.
Cấp độ kịch bản.
Loại kịch bản sử dụng (thường kì hay
bất thường).
Sử dụng cho đối tượng nào.
Thời gian tiến hành kịch bản
Địa điểm.
Trang trí trong và ngoài hội trường.
Phương tiện và công việc cần chuẩn bị
cho buổi sinh hoạt.
Nội dung kịch bản.
Trong sinh hoạt thanh thiếu niên,

chúng ta thường gặp hai dạng kịch
bản sau đây:

- Viết kịch bản chủ đề về học đường.
3.Củng cố bài: Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
4.Hướng dẫn học ở nhà :
Tuần: 18,19

Ngày soạn:12/12/2015
15


Tiết :45,46,47,48,49

Ngày giảng:16,23/12/15
ÔN TẬP HỌC KỲ I

I. MỤC TIÊU:
Giúp HS hệ thống lại các kỹ năng sống đã học.
Có ý thức tư duy, tổng hợp, phân tích và vận dụng vào thực tiễn.
Chuẩn bị cho thi HKI.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Tài liệu, laptop.
HS: Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Bài dạy: .
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
A. HĐ Khởi động:


- Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn chơi
trò chơi khởi động tiết học.
- GV giới thiệu bài học, tiết học .
B. HĐ Hình thành kiến thức:
1. Kỹ năng tự nhận biết bản thân:
- Ôn tập kỹ năng tự nhận biết bản thân.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn ôn tập.

- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của
nhóm.
- Thống nhất ý kiến thảo luận.
- GV nhận xét kết luận.
2. Kỹ năng giao tiếp ứng xử:
- Ôn tập kỹ năng giao tiếp.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn ôn tập.

- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của
nhóm.
- Thống nhất ý kiến thảo luận.
- GV nhận xét kết luận.
3. Rèn luyện bản thân:
16


- Ôn tập kỹ năng rèn luyện bản thân.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn ôn tập.

- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của
nhóm.

- Thống nhất ý kiến thảo luận.
- GV nhận xét kết luận.

4. Phòng tránh bệnh truyền nhiễm,
HIV-AIDS.

- Ôn tậpcác bệnh truyền nhiễm..
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn ôn tập.

- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của
nhóm.
- Thống nhất ý kiến thảo luận.
5. Tác hại của rượu,bia, thuốc lá,
- GV nhận xét kết luận.
nghiện GAME.
- Ôn tập các tác hại của rượu, bia, thuốc
lá, nghiện GAME.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn ôn tập.

- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của
nhóm.
- Thống nhất ý kiến thảo luận.
- GV nhận xét kết luận.
C. HĐ Thực hành:
- Phân vai đóng kịch.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân
vai đóng kịch.

- Đại diện nhóm trình bày .
- Thảo luận.

- GV nhận xét kết luận.
D. HĐ Vận dụng:
17


- Tự ôn tập các kỹ năng đã học.
E. HĐ Tìm tòi mở rộng:
- Tìm tòi thêm các kỹ năng sống.
3.Củng cố bài: Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
4.Hướng dẫn học ở nhà :
Rút kinh nghiệm:

18


Tuần: 19
Tiết : 50

Ngày soạn:05 /12/2015
Ngày kiểm tra: 25/12/2015
KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN KỸ NĂNG SỐNG LỚP 6 (Thời gian 45 phút)
I. Mục đích của đề kiểm tra:
- Đối với giáo viên: Kiểm tra năng lực truyền đạt kiến thức KNS của giáo viên.
Cơ sở đánh giá năng lực của học sinh trong HKI.
- Đối với học sinh: Kiểm tra mức độ nhận thức các kiến thức KNS của học
sinh.
II. Hình thức kiểm tra: Tự luận.
III. Đề bài:
Câu 1. (3 điểm):

Em hãy trình bày các kỹ năng giao tiếp, ứng xử của học sinh THCS?
Câu 2. (3 điểm):
Em hãy nêu các tác hại của nghiện chơi game? Từ đó đề ra cho mình biện pháp
phòng tránh?
Câu 3. (4 điểm):
Thế nào là trung thực? Em đã rèn luyện và thể hiện đức tính trung thực trong
học tập và cuộc sống thường ngày như thế nào?

------------------Hết-----------------

19


HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯƠNG HKI
LỚP 6(THM) . MÔN KNS (Thời gian 45 phút)
*Các kỹ năng giao tiếp ứng xử của học sinh THCS:
(3 điểm)

Câu 1:
- Chào hỏi
- Xưng hô
- Phát biểu
- Làm quen
- Nhận xét, góp ý
- Nhận ra điểm tốt của người khác.
- Từ chối
- Thương lượng
- Độ lượng.
- Ứng xử trong tình huống căng thẳng
- Ứng xử trong cộng đồng đa văn hóa

- Xử lý xung đột
- Phòng chống bị xâm hại : Khủng bố tinh thần, xâm hại thân thể, đánh đập, xâm hại
tình dục, băt làm việc nặng nhọc…
(2 điểm)
Câu 2: * Tác hại của nghiện chơi game:
Mất thời gian và tiền của. Bỏ bê các công việc khác, che dấu các cảm giác và tình
huống khó chịu. Nói dối cảm xúc không ổn định. Mất hứng thú và sở thích, mất ngủ,
chán ăn, ăn ít. Rối loạn tâm thần vận động, giảm sút năng lượng, cảm giác vô dụng
hoặc tội lỗi, khó suy nghĩ, ý nghĩ bi quan. Gây ảo giác, không kiểm soát dược bản
thân…
*Học sinh rút ra biện pháp phòng tránh cho bản thân trong học tập và cuộc sống.
(1 điểm)
Câu 3: * Đức tính trung thực là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng.
Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự
thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Nói cách khác,
Trung thực là một phẩm chất đạo đức thể hiện được sự thống nhất giữa tư tưởng và
hành động, nhận thức và việc làm; giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi
người. Trung thực là thành thực với người và cả với chính mình, luôn tuân thủ chuẩn
mực đạo đức chân thật trong từng lời nói và hành động.
(2 điểm)
* Học sinh liên hệ bản thân trong học tập và cuộc sống.
Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ, nó đòi hỏi sự dũng cảm và nghiêm khắc
với bản thân. Muốn người khác trung thực với mình thì trước tiên mình phải là người
trung thực. Người có nhân cách không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung
thực.
Liên hệ bản thân:
(2 điểm)
Rút kinh nghiệm:
20



Tuần: 19
Tiết : 51

Ngày soạn: 17/12/2015
Ngày giảng: 26/12/2015
CHỮA BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I

I. MỤC TIÊU:
Giúp HS đánh giá bản thân qua bài kiểm tra HKI về các kỹ năng sống đã học.
Có ý thức tư duy, tổng hợp, phân tích và vận dụng vào thực tiễn.
Chuẩn bị cho HKII.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Tài liệu, laptop.
HS: Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Bài dạy: .
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
A. HĐ Khởi động:

- Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn chơi
trò chơi khởi động tiết học.
- GV giao bài cho CTHĐTQ.
B. HĐ Hình thành kiến thức:
1. Phát bài kiểm tra HKI, lấy điểm vào sổ:
- Nhận bài kiểm tra HKI từ HĐTQ.
- Trao đổi thảo luận bài làm của các
thành viên trong nhóm.

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn rút
kinh nghiệm.

- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của
nhóm.
2. Rút kinh nghiệm:
- Thống nhất ý kiến thảo luận.
- GV nhận xét kết luận. Vào sổ điểm.
C. HĐ Thực hành:
- Phân vai đóng kịch.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân
vai đóng kịch.
21


3. Thực hành - Vận dụng:
- Đại diện nhóm trình bày .
- Thảo luận.
- GV nhận xét kết luận.
D. HĐ Vận dụng:
- Tự ôn tập các kỹ năng đã học.
E. HĐ Tìm tòi mở rộng:
- Tìm tòi thêm các kỹ năng sống.
3.Củng cố bài: Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ. Chuẩn bị HKII.
4.Hướng dẫn học ở nhà :
Rút kinh nghiệm:

22



Tuần 20
Tiết 52

Ngày soạn: 31/12/2015
Ngày dạy: 06/01/2016

BÀI

: KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH THƯỜNG
GẶP, THOÁT HIỂM, SƠ CỨU VÀ CẤP CỨU AN TOÀN.
Mục tiêu:
- Giúp trẻ có những hiểu biết để phòng tránh tai nạn thương tích thường gặp, thoát
hiểm, sơ cứu và cấp cứu àn toàn.
- Tăng khả năng nhận thức của trẻ về cách sơ cứu và cấp cứu thông thường.
- Bổ sung cho trẻ vốn hiểu biết, cần làm gì để sơ cứu và cấp cứu thông thường.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Sơ cứu và cấp cứu thông thường là gì?
2. Khi bị tại nạn gì thì sẽ sơ cứu và cấp cứu thông thường?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu về sơ cứu và cấp cứu thông thường:
-

Là sự hỗ trợ và can thiệp ban đầu của người cấp cứu với người bị
nạn, bị thương tích, bị bệnh cấp tính

II. Mục đích và tầm quan trọng sơ cấp cứu:
1. Mục đích:
- Cứu sống nạn nhân.
- Ngăn không cho tình trạng xấu đi

- Thúc đẩy quá trình hồi phục.
2. Tầm quan trọng của sơ cấp cứu:
- Quyết định sự sống chết người bị nạn
- Phục hối chức năng hay tàn tật vĩnh viễn
- Thời gian là tối quan trọng trong sơ cấp cứu.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

23


Nêu lên một số cách sơ cứu và cấp cứu thông thường?
D, E. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG, BỔ SUNG

Tìm hiểu thêm về các nguyên tắc sơ cứu và cấp cứu thông thường.

24


Tuần 20
Tiết 53,54

Ngày soạn: 07/01 /2016
Ngày dạy: 08/01/2016

BÀI : KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH THƯỜNG
GẶP, THOÁT HIỂM, SƠ CỨU VÀ CẤP CỨU AN TOÀN (Tiếp theo)
Mục tiêu:
- Giúp trẻ có những hiểu biết để phòng tránh tai nạn thương tích thường gặp, thoát
hiểm, sơ cứu và cấp cứu àn toàn.
- Tăng khả năng nhận thức của trẻ về cách sơ cứu và cấp cứu thông thường.

- Bổ sung cho trẻ vốn hiểu biết, cần làm gì để sơ cứu và cấp cứu thông thường.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Các kỹ năng khi sơ cứu và cấp cứu thông thường là gì?
2. Khi gặp tai nạn bạn sẽ làm gì để sơ cứu và cấp cứu thông thường?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu các kỹ năng sơ cứu và cấp cứu thông thường:
-

Hô hấp nhân tạo, sơ cứu người bị chết đuối.
Sơ cứu người bị đau tim, bỏng, chảy máu nhiều
Tắc thở vì dị vật.
- Cách di chuyển nạn
II. Khi sơ cứu và cấp cứu thông thường cần phải đảm bảo:
Nguyên tắc quan trọng nhất trước khi bạn học cách cứu người là phải gọi điện
cho bệnh viện hoặc các đơn vị có khả năng cấp cứu ngay lập tức.
Sau đó, trong thời gian chờ đợi, hãy xem xem bạn có thể giúp đỡ nạn nhân theo
cách nào. Ngoài ra, hãy lưu ý tới sự an toàn của chính bản thân mình.
Trong nhiều trường hợp, nếu bạn tự làm cho mình bị thương, bạn sẽ không
giúp đỡ được cho bất kì ai cả.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

25


×