Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Mối quan hệ giữa đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu một số nước ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 125 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, luận văn này “Mối quan hệ giữa đô thị hóa và tăng trưởng
kinh tế: nghiên cứu một số nước ASEAN” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có nghiên cứu, tài liệu nào của những người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016

Nguyễn Đăng Lê

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Nguyễn Đăng Lê


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Bộ Tài chính đã chấp thuận và
tạo điều kiện cho tôi tham gia chương trình Thạc sĩ Kinh tế học tại Trường Đại học
Mở Thành phố Hồ Chí Minh.
Xin cảm ơn các Thầy, Cô của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh cũng
như các giảng viên thỉnh giảng, những người đã truyền đạt, trang bị cho tôi những
kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi theo học tại Trường.


Và đặc biệt xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Minh Hà, người hướng dẫn
khoa học của luận văn. Thầy đã dành nhiều thời gian, nhiệt tình hướng dẫn, định
hướng, góp ý, chỉnh sửa từng đoạn văn, câu chữ để tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến vợ tôi, người đã trực tiếp hỗ trợ, động viên và tạo mọi
điều kiện cho tôi tham gia và hoàn thành tốt khóa học.
Và cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả người thân, bạn bè, đồng nghiệp
đã tận tình hỗ trợ, góp ý, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa, xin gửi lời tri ân đến toàn thể quý Thầy, Cô, đồng nghiệp, bạn bè và
gia đình.

NGUYỄN ĐĂNG LÊ

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Nguyễn Đăng Lê


iii

TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện để kiểm tra mối quan hệ giữa đô thị hóa và tăng
trưởng kinh tế, đồng thời đánh giá tác động của đô thị hóa đến tăng trưởng kinh tế tại
một số nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong giai đoạn từ
năm 1993 đến năm 2014. Bằng các kỹ thuật kinh tế lượng và dữ liệu bảng, các phương
pháp được dùng là kiểm tra quan hệ nhân quả Granger, các phương pháp ước lượng
hồi quy dữ liệu bảng tĩnh và động (OLS, FEM, REM, Driscoll và Kraay, D-GMM,
PMG). Với mẫu nghiên cứu bao gồm 7 quốc gia thuộc ASEAN là Brunei, Cambodia,
Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand và Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng giữa đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế tại các
nước ASEAN trong nghiên cứu có tồn tại ít nhất 1 mối quan hệ nhân quả. Cụ thể, tồn

tại mối quan hệ nhân quả 2 chiều giữa đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế tại Brunei,
Cambodia và Việt Nam. Tồn tại mối quan hệ nhân quả 1 chiều từ đô thị hóa đến tăng
trưởng kinh tế tại Philippines và Thailand. Tồn tại mối quan hệ nhân quả 1 chiều từ
tăng trưởng kinh tế đến đô thị hóa.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng đô thị hóa tác động tích cực đến tăng
trưởng kinh tế tại các nước ASEAN trong nghiên cứu. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa
đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế không đơn giản là tuyến tính. Mức độ đô thị hóa khi
đạt đến một mức ngưỡng có thể cản trở tăng trưởng kinh tế. Mức ngưỡng ước tính
được trong nghiên cứu này là khoảng 69.99% đối với mô hình tĩnh và khoảng 67.94%
đối với mô hình động.
Hàm ý chính sách từ nghiên cứu này là các nước có mức độ đô thị hóa còn thấp
có thể theo đuổi chính sách thúc đẩy đô thị hóa để góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy
nhiên, chính phủ cần hành động đúng để cho phép những lợi ích của sự tích tụ đô thị
đạt được tốt hơn và giảm thiểu tính phi kinh tế của nó. Để làm được điều này đòi hỏi
phải can thiệp có hiệu quả một cách cẩn trọng vào quá trình đô thị hóa. Quyết sách
về mô hình đô thị hóa cần phải được dựa trên những cân nhắc xã hội và môi trường
cũng như tính toán hiệu quả kinh tế dựa trên thị trường.

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Nguyễn Đăng Lê


iv

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii
TÓM TẮT ............................................................................................................. iii

MỤC LỤC ............................................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ..........................................................................vii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. ix
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU ....................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu .................................................................. 1

1.2.

Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................... 3

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3

1.5.


Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4

1.6.

Ý nghĩa của nghiên cứu .............................................................................. 4

1.7.

Kết cấu của luận văn .................................................................................. 5

CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................... 6
2.1.

Tăng trưởng và phát triển kinh tế ................................................................ 6

2.2.

Đo lường tăng trưởng kinh tế...................................................................... 7

2.3.

Một số mô hình lý thuyết tăng trưởng kinh tế ............................................. 7

2.3.1.

Mô hình tăng trưởng cơ bản ............................................................... 8

2.3.2.


Mô hình cổ điển ................................................................................. 8

2.3.3.

Mô hình tân cổ điển ......................................................................... 10

2.3.4.

Mô hình Solow ................................................................................ 11

2.3.5.

Mô hình tăng trưởng nội sinh ........................................................... 12

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Nguyễn Đăng Lê


v

2.4.

Lý thuyết đô thị hóa ................................................................................. 13

2.5.

Đo lường đô thị hóa .................................................................................. 17

2.6.


Quan hệ giữa đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế ........................................ 19

2.6.1.

Đô thị hóa tác động đến tăng trưởng kinh tế và ngược lại ................. 19

2.6.2.

Đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế không liên quan với nhau............. 25

2.7.

Các nghiên cứu trước ............................................................................... 26

2.8.

Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 30

2.9.

Mô hình lý thuyết đề xuất ......................................................................... 30

Tóm tắt chương 2 ............................................................................................... 32
CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ... 33
3.1.

Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 33

3.2.


Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 35

3.2.1.

Kiểm định tính dừng dữ liệu bảng .................................................... 35

3.2.2.

Kiểm định đồng kết hợp dữ liệu bảng............................................... 35

3.2.3.

Kiểm định nhân quả Granger ........................................................... 36

3.2.4.

Hồi quy dữ liệu bảng tĩnh: phương pháp ước lượng OLS ................. 36

3.2.5.

Hồi quy dữ liệu bảng tĩnh: phương pháp ước lượng FEM................. 37

3.2.6.

Hồi quy dữ liệu bảng tĩnh: phương pháp ước lượng REM ................ 38

3.2.7.

Các kiểm định sau ước lượng hồi quy dữ liệu bảng tĩnh ................... 39


3.2.8.

Hồi quy dữ liệu bảng động: phương pháp ước lượng GMM ............. 39

3.2.9.

Hồi quy dữ liệu bảng động: phương pháp ước lượng PMG .............. 40

3.3.

Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................... 41

3.4.

Mô hình nghiên cứu thực nghiệm ............................................................. 41

Tóm tắt chương 3 ............................................................................................... 46
CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................ 47
4.1.

Đô thị hóa tại các nước ASEAN giai đoạn 1993-2014 .............................. 47

4.2.

Tăng trưởng kinh tế tại các nước ASEAN giai đoạn 1993-2014 ............... 50

4.3.

Thống kê mô tả ........................................................................................ 54


Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Nguyễn Đăng Lê


vi

4.4.

Ma trận tương quan .................................................................................. 55

4.5.

Kiểm tra đa cộng tuyến............................................................................. 56

4.6.

Kiểm định mối quan hệ giữa đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế ................. 57

4.7.

Đánh giá tác động của đô thị hóa đến tăng trưởng kinh tế ......................... 61

4.8.

Phân tích kết quả nghiên cứu .................................................................... 67

4.8.1.


Kết quả kiểm định mối quan hệ ........................................................ 67

4.8.2.

Kết quả đánh giá tác động ................................................................ 68

Tóm tắt chương 4 ............................................................................................... 73
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 74
5.1.

Kết luận.................................................................................................... 74

5.2.

Kiến nghị chính sách ................................................................................ 75

5.3.

Những hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo..................... 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 79
PHỤ LỤC................................................................................................................ x
Phụ lục 1: Bảng mã quốc gia trong nghiên cứu ..................................................... x
Phụ lục 2: Chi tiết số liệu nghiên cứu .................................................................. xi
Phụ lục 3: Kiểm tra dữ liệu..............................................................................xviii
Phụ lục 4: Thống kê mô tả................................................................................ xxv
Phụ lục 5: Ma trận tương quan và đa cộng tuyến .............................................. xxv
Phụ lục 6: Kiểm định đồng kết hợp Westerlund............................................... xxvi
Phụ lục 7: Thử nghiệm mô hình với biến LnGCFpc ...................................... xxviii
Phụ lục 8: Hồi quy bảng tĩnh OLS, FE và RE ................................................. xxxii

Phụ lục 9: Kiểm định Hausman lựa chọn FE hoặc RE ................................... xxxiv
Phụ lục 10: Kiểm định sau hồi quy FE .......................................................... xxxiv
Phụ lục 11: Hồi quy sửa lỗi Driscoll-Kraay ................................................... xxxvi
Phụ lục 12: Hồi quy bảng động D-GMM ...................................................... xxxvii
Phụ lục 13: Hồi quy bảng động PMG .......................................................... xxxviii

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Nguyễn Đăng Lê


vii

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 2.1: Mô hình đề xuất kiểm định mối quan hệ 2 chiều ………………………. 30
Hình 2.2: Mô hình đề xuất đánh giá tác động của đô thị hóa đến tăng trưởng kinh tế
................................................................................................................................... 31
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu …………………………………………...... 34
Hình 4.1: Mức độ đô thị hóa tại 7 nước ASEAN (1993-2014) …………………… 49
Hình 4.2: Tốc độ tăng trưởng đô thị hóa tại 7 nước ASEAN (1993-2014) ………. 50
Hình 4.3: Tăng trưởng GDP tại 7 nước ASEAN (1993-2014) …………………… 52
Hình 4.4: Quy trình kiểm định mối quan hệ giữa đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế. 57
Hình 4.5: Mối quan hệ phi tuyến theo mô hình tĩnh ...……………………………. 70
Hình 4.6: Mối quan hệ phi tuyến theo mô hình động …………………………….. 71

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Nguyễn Đăng Lê



viii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả các nghiên cứu liên quan …………………………… 29
Bảng 3.1: Tóm tắt mô tả biến trong mô hình hồi quy ……………………………. 45
Bảng 4.1: Mức độ đô thị hóa tại 7 nước ASEAN (1993-2014) …………………... 48
Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng đô thị hóa tại 7 nước ASEAN (1993-2014) ………. 49
Bảng 4.3: Tăng trưởng GDP tại 7 nước ASEAN (1993-2014) …..……………...... 51
Bảng 4.4: GDP bình quân đầu người tại 7 nước ASEAN (1993-2014) …………... 53
Bảng 4.5: Thống kê mô tả các biến trong nghiên cứu ……………………………. 54
Bảng 4.6: Ma trận tương quan Spearman ………………………………………… 55
Bảng 4.7: Kiểm tra đa cộng tuyến …………………………………………………56
Bảng 4.8: Kiểm định tính dừng Fisher ……………………………………………. 58
Bảng 4.9: Kiểm định tính dừng Im-Pesaran-Shin ………………………………… 58
Bảng 4.10: Kiểm định đồng kết hợp Westerlund ………………………………... 59
Bảng 4.11: Kết quả kiểm tra quan hệ nhân quả Granger …………………………. 60
Bảng 4.12: Kết quả hồi quy mô hình tĩnh với phương pháp OLS, FE và RE ……. 61
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy mô hình tĩnh với phương pháp Driscoll và Kraay ….. 63
Bảng 4.14: Kết quả hồi quy mô hình động với phương pháp D-GMM ………….. 64
Bảng 4.15: Kết quả hồi quy mô hình động với phương pháp PMG ……………… 66
Bảng 4.16: Kết quả ước lượng hồi quy …………………………………………… 68

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Nguyễn Đăng Lê


ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AEC

: ASEAN Economic Community; Cộng đồng kinh tế ASEAN

ASEAN : Association of Southeast Asian Nations; Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á
FEM

: Fixed Effects Model; Mô hình các ảnh hưởng cố định

GCF

: Gross Capital Formation; Hình thành vốn gộp

GDP

: Gross Domestic Product; Tổng sản lượng quốc nội

GMM

: Generalized Method of Moments

GNI

: Gross National Income; Tổng thu nhập quốc dân

GNP

: Gross National Product; Tổng sản lượng quốc gia


LSDV

: Least-squares dummy variable; Biến giả bình phương tối thiểu

OLS

: Ordinary Least Squares; Bình phương nhỏ nhất

PMG

: Pooled Mean Group

REM

: Random Effects Model; Mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên

USD

: United States Dollar; Đồng đô la Mỹ

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Nguyễn Đăng Lê


1

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU

Trong chương này, trình bày giới thiệu tổng quan về nghiên cứu bao gồm: đặt
vấn đề và lý do nghiên cứu; các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra; mục tiêu nghiên cứu
cần đạt được; mô tả đối tượng nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; ý nghĩa của
nghiên cứu và kết cấu luận văn.

1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu
Trong suốt lịch sử loài người, đô thị hóa là một yếu tố quan trọng trong quá trình
phát triển (Bairoch, 1988, trích bởi Arouri và ctg., 2014). Có thể cho rằng, hai quá
trình này được liên kết chặt chẽ, phát triển không xảy ra khi mà không có đô thị hóa
và ngược lại, mặc dù quan hệ nhân quả giữa hai quá trình này không phải là rõ ràng
(Jacobs, 1969, trích bởi Bertinelli và Black, 2004). Đô thị hóa không chỉ là kết quả
mà còn là nguyên nhân của sự phát triển kinh tế (Gallup và ctg., 1999). Cùng với sự
phát triển kinh tế, tỷ lệ dân số đô thị trên thế giới tăng từ 30% năm 1950 lên khoảng
50% năm 2010 (United Nations, 2007).
Ngày nay trên toàn cầu, 54% dân số sống ở khu vực đô thị và xu hướng này dự
kiến sẽ tiếp tục. Theo World Bank (2015), đến năm 2045 dự kiến số lượng người
sống ở các thành phố sẽ tăng lên đến 6 tỷ, tăng thêm 2 tỷ cư dân đô thị. Với hơn 80%
của GDP toàn cầu sẽ được tạo ra ở các thành phố, đô thị hóa đóng góp vào sự tăng
trưởng bền vững nếu được quản lý tốt bằng cách tăng năng suất, cho phép đổi mới và
xuất hiện các ý tưởng mới.
Mối quan hệ giữa đô thị hóa và phát triển kinh tế giữa các nước khác nhau là đáng
chú ý. Khi các nền kinh tế và đô thị hóa phát triển, rất khó để giải thích những gì có
thể mong đợi từ sự tăng trưởng kinh tế hay đô thị hóa. Tăng trưởng kinh tế kích thích
đô thị hóa hoặc ngược lại, hoặc chúng không liên quan đến nhau là một câu hỏi nổi
bật. Dữ liệu lịch sử đã cung cấp một số hiểu biết về sự phát triển của đô thị hóa và
thu nhập bình quân đầu người theo thời gian. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ đô thị hóa và thu nhập
bình quân đầu người cùng tăng cho đến khoảng năm 1940, khi đô thị hóa đạt gần
60%, sau đó thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh hơn nhiều (US Census, 2005,

Luận văn tốt nghiệp


Học viên thực hiện: Nguyễn Đăng Lê


2

trích bởi Tamang, 2013). Theo báo cáo của World Development Indicators, trong thời
gian 1980-2006, Trung Quốc và Ấn Độ đã chứng kiến một sự suy giảm dân số nông
thôn là 26% và 8%, với sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người tương ứng 88% và
65%. Điều này chỉ ra rằng quan hệ giữa đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế là nổi bật ở
cả hai nước (Tamang, 2013). Trái ngược với các kết quả trên, Fay và Opal (2000) báo
cáo rằng Kenya đang trải qua quá trình đô thị hóa mà không có tăng trưởng. Mức độ
đô thị hóa ở Kenya vào năm 1960 là rất thấp, chỉ 7%. Đô thị hóa cũng nhanh chóng
gia tăng từ mức này, nhưng nó vẫn còn thấp, đến năm 2000 là khoảng 20%. Nghiên
cứu của Coolier (2006, trích bởi Tamang, 2013) cho thấy các nước đang trải qua quá
trình đô thị hóa mà không tăng trưởng là những nước nhỏ châu Phi, với các yếu tố
địa lý và ranh giới quốc gia đóng một vai trò quan trọng.
Tại Việt Nam hiện nay, mức độ đô thị hóa tương tự như các nước đang phát triển
khác. So với mức đô thị hóa trung bình của thế giới và các nước Đông Nam Á thì
Việt Nam có mức đô thị hóa thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, trong những năm gần đây,
tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của đô thị hóa tại Việt Nam cao hơn mức trung bình của
các nước đang phát triển khác cũng như các nước Đông Nam Á (ASEAN). Nếu như
vào năm 1986 tỷ lệ dân cư sống tại đô thị Việt Nam mới chiếm khoảng hơn 19%, thì
đến năm 2014 tỷ lệ này đạt gần 33%. Dự kiến đến 2020, tỷ lệ đô thị hóa tại Việt Nam
sẽ đạt 40%. Cùng với sự tăng trưởng về đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế Việt Nam
cũng khá nhanh trong thời gian gần đây. Góp phần nâng cao mức sống người dân,
thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam đã tăng từ 355 USD năm 1993 lên đến
1,078 USD năm 2014 (USD giá cố định 2005). Chính thức thoát khỏi tình trạng nước
nghèo, đạt mức độ là quốc gia có thu nhập trung bình thấp.
Trong quá trình phát triển chung của thế giới, việc tìm hiểu mối quan hệ giữa đô

thị hóa và phát triển là một mối quan tâm chính sách quan trọng, đặc biệt là ở các
quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề trên,
việc lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Mối quan hệ giữa đô thị hóa và tăng trưởng kinh
tế: nghiên cứu một số nước ASEAN” là cần thiết.

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Nguyễn Đăng Lê


3

1.2. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:
(i) Đô thị hóa có quan hệ với tăng trưởng kinh tế tại các nước ASEAN như thế
nào?
(ii) Tác động của đô thị hóa đến tăng trưởng kinh tế tại các nước ASEAN như
thế nào?

1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra như sau:
(i) Kiểm định mối quan hệ giữa đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế tại một số
nước ASEAN.
(ii) Đánh giá tác động của đô thị hóa đến tăng trưởng kinh tế tại một số nước
ASEAN.
(iii) Dựa trên những kết quả tìm được, đưa ra những kết luận và gợi ý chính sách
liên quan đến đô thị hóa nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các
nước ASEAN.

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu này là đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ
giữa đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế, và tác động của đô thị hóa đến tăng trưởng
kinh tế tại các nước khu vực ASEAN.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: nghiên cứu mong muốn thực hiện với số liệu của tất cả các nước
thuộc khu vực ASEAN. Tuy nhiên, một số nước thuộc khu vực không có đủ số liệu
thống kê để thực hiện nghiên cứu trong khoảng thời gian xác định. Do đó nghiên cứu
thực hiện dựa trên dữ liệu của 7 nước ASEAN có đủ số liệu bao gồm: Brunei,
Cambodia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand và Việt Nam. Trường hợp
Singapore cũng có đầy đủ số liệu tuy nhiên do Singapore đã có mức độ đô thị hóa đạt
tối đa (100%) từ rất lâu nên được loại ra không đưa vào nghiên cứu. Các nước khác

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Nguyễn Đăng Lê


4

còn lại trong khu vực không có đủ số liệu thống kê nên cũng không được đưa vào
nghiên cứu này.
Về thời gian: Dựa trên dữ liệu thu thập được từ nguồn đáng tin cậy như World
Bank, nghiên cứu xác định thực hiện trong giai đoạn từ năm 1993 đến 2014. Với
khoảng thời gian này, dữ liệu của các nước được chọn đều có đầy đủ, tạo thuận lợi
cho việc đánh giá, so sánh, xây dựng mô hình.

1.5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp sẽ dùng trong nghiên cứu này là tổng hợp, phân tích, thống kê

mô tả và kỹ thuật kinh tế lượng.
Để tìm hiểu mối quan hệ giữa đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu sẽ
dùng phương pháp nghiên cứu định lượng với kỹ thuật kinh tế lượng phù hợp để tìm
hiểu mối quan hệ nhân quả giữa hai quá trình đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế. Để
đánh giá tác động của đô thị hóa đến tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu sử dụng phương
pháp nghiên cứu định lượng với kỹ thuật kinh tế lượng hồi quy dữ liệu bảng.

1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu
Nghiên cứu mong muốn xác định được mối quan hệ (nếu có) giữa đô thị hóa và
tăng trưởng kinh tế. Sau đó dùng mô hình kinh tế lượng để ước lượng mức độ tác
động của đô thị hóa đến tăng trưởng kinh tế tại một số nước ASEAN.
Về lý luận, nghiên cứu đóng góp một tổng hợp kiến thức học thuật thu thập được
từ các nhà triết học, kinh tế học, xã hội học… và từ các nghiên cứu thực nghiệm của
các nhà kinh tế học trên thế giới giúp người đọc hiểu thêm về đô thị hóa, tăng trưởng
kinh tế và mối quan hệ giữa đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế tại một số nước ASEAN.
Về thực tiễn, nghiên cứu đóng góp một kết quả thực nghiệm dùng công cụ kinh
tế lượng để tìm hiểu mối quan hệ giữa đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế tại một số
nước ASEAN. Với các kết quả tìm được, hy vọng sẽ đưa ra được một số gợi ý cho
các nhà tạo lập chính sách trong việc quản lý quá trình đô thị hóa để góp phần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế tại các nước ASEAN.

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Nguyễn Đăng Lê


5

1.7. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương với các nội dung chủ yếu như sau:

Chương 1: Giới thiệu: Trình bày tóm lược vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu,
mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của
nghiên cứu và kết cấu luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết: Trình bày cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước
liên quan đến nghiên cứu. Trình bày giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình lý
thuyết.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu: Trình bày quy trình
nghiên cứu. Giới thiệu các phương pháp nghiên cứu. Đề xuất mô hình nghiên cứu và
mô tả dữ liệu nghiên cứu, nguồn dữ liệu được lấy để thực hiện nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu: Trình bày phân tích đánh giá đô thị hóa
và tăng trưởng kinh tế tại các nước ASEAN trong giai đoạn nghiên cứu. Trình bày
phân tích thống kê mô tả, kết quả phân tích của các mô hình kinh tế lượng.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Trình bày kết luận và gợi ý chính sách liên
quan. Nêu hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của nghiên cứu.

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Nguyễn Đăng Lê


6

CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong chương này, trình bày cơ sở lý thuyết kinh tế học liên quan đến tăng trưởng
kinh tế, đô thị hóa và mối quan hệ giữa đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời
trình bày về các nghiên cứu trước có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Từ cơ sở lý
thuyết và kế thừa các nghiên cứu trước, đưa ra các giả thuyết nghiên cứu và đề xuất
mô hình lý thuyết.


2.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế
Theo Perkins và ctg. (2006), thuật ngữ tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế
đôi lúc được dùng lẫn lộn với nhau, tuy nhiên về bản chất chúng khác biệt nhau. Tăng
trưởng kinh tế chỉ sự gia tăng thu nhập/sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu
nhập/sản phẩm quốc dân. Nếu sản xuất hàng hoá và dịch vụ trong một quốc gia tăng
lên, bằng bất cứ cách nào, và cùng với nó là thu nhập trung bình tăng lên, thì quốc
gia đó đạt được tăng trưởng kinh tế. Phát triển kinh tế có nội hàm rộng hơn, đặc biệt
nó đề cập đến những cải thiện trong lĩnh vực y tế, giáo dục và những khía cạnh khác
trong phúc lợi con người.
Khái niệm tăng trưởng kinh tế có thể hiểu là sự gia tăng về quy mô sản lượng
quốc gia hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người qua một thời
gian nhất định (Đinh Phi Hổ và Nguyễn Văn Phương, 2015).
Tăng trưởng kinh tế hiện đại là thuật ngữ được nhà kinh tế học từng được giải
Nobel Simon Kuznets sử dụng để phân biệt giai đoạn kinh tế hiện tại với những giai
đoạn trước đây. Giai đoạn tăng trưởng kinh tế hiện đại vẫn đang được định hình, do
đó các đặc điểm của nó còn chưa thể hiện rõ nét. Nhưng những nhân tố chủ chốt gồm
có việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào giải quyết những vấn đề của sản xuất kinh
tế, dẫn đến quá trình công nghiệp hoá, đô thị hóa. Cuối cùng, chúng ta cần ghi nhớ
rằng mặc dù phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế hiện đại không chỉ bao gồm việc
gia tăng thu nhập/sản phẩm bình quan đầu người nhưng không có sự phát triển nào
là bền vững nếu không có tăng trưởng kinh tế (Perkins và ctg., 2006).

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Nguyễn Đăng Lê


7

2.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế

Cốt lõi của việc nghiên cứu tăng trưởng kinh tế là những thay đổi trong thu nhập
quốc dân. Có hai thước đo cơ bản về thu nhập quốc dân được sử dụng phổ biến. Thứ
nhất, “Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)” là tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ cuối cùng
được một xã hội tạo ra trong thời gian một năm. GNP loại trừ hàng hoá trung gian
(hàng hoá được sử dụng để sản xuất ra những hàng hoá khác). GNP tính đến sản
lượng do công dân của một quốc gia tạo ra, bao gồm cả giá trị hàng hoá và dịch vụ
do công dân quốc gia đó sống ở nước ngoài tạo ra. GNP là một thuật ngữ khá thông
dụng được sử dụng trong hạch toán thu nhập quốc dân. Ngân hàng thế giới và các tổ
chức đa phương khác thường sử dụng một khái niệm tương tự là tổng thu nhập quốc
dân (GNI). Thứ hai, “Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)” cũng giống như GNP, chỉ
khác là nó tính đến tất cả sản lượng được tạo ra trong lãnh thổ một quốc gia, bao gồm
cả sản lượng do người nước ngoài cư trú tạo ra, không tính đến giá trị sản lượng do
công dân quốc gia đó sống ở nước ngoài tạo ra. GNP hay GDP chia cho tổng dân số
sẽ tạo ra một thước đo về “thu nhập bình quân đầu người” (Perkins và ctg., 2006).
Trong nghiên cứu này, giá trị GDP bình quân đầu người được dùng làm biến đại
diện cho tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.
Theo định nghĩa các chỉ số thống kê của World Bank, GDP bình quân đầu người
là tổng sản phẩm trong nước chia cho dân số giữa năm. GDP là tổng giá trị gia tăng
của tất cả các nhà sản xuất thường trú trong nền kinh tế cộng với mọi khoản thuế sản
phẩm và trừ đi các khoản trợ cấp không tính vào giá trị của sản phẩm. GDP được tính
toán mà không thực hiện trích khấu hao tài sản hoặc hạch toán tình trạng cạn kiệt và
suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Số liệu về GDP của các quốc gia được thu thập hàng
năm và cập nhật trên trang web của World Bank.

2.3. Một số mô hình lý thuyết tăng trưởng kinh tế
Trong phần này, trình bày tóm lược một số mô hình lý thuyết tăng trưởng kinh
tế.

Luận văn tốt nghiệp


Học viên thực hiện: Nguyễn Đăng Lê


8

2.3.1. Mô hình tăng trưởng cơ bản
Theo Perkins và ctg. (2006), các mô hình tăng trưởng cơ bản đều có trọng tâm là
hàm sản xuất. Ở cấp độ vi mô (doanh nghiệp), hàm sản xuất mô tả mối quan hệ giữa
số người lao động và máy móc với sản lượng của doanh nghiệp. Ở cấp độ vĩ mô (quốc
gia hay toàn bộ nền kinh tế), hàm sản xuất mô tả mối quan hệ giữa quy mô lực lượng
lao động của quốc gia và giá trị trữ lượng vốn với mức tổng sản lượng nội địa của
quốc gia đó. Mối quan hệ trong toàn nền kinh tế này được gọi là hàm tổng sản lượng.
Phương trình sau là một hàm tổng sản lượng:
Y = f(K,L)

(2-1)

Trong phương trình (2-1) trên: Y biểu thị tổng sản lượng; K là trữ lượng vốn và
L là lực lượng lao động. Phương trình trên cho thấy rằng tổng sản lượng là một hàm
số (ký hiệu f) của trữ lượng vốn và lực lượng lao động. Khi trữ lượng vốn và lực
lượng lao động tăng trưởng, sản lượng sẽ gia tăng. Tăng trưởng kinh tế xảy ra nhờ
gia tăng trữ lượng vốn, tăng quy mô lực lượng lao động, hoặc cả hai yếu tố.

2.3.2. Mô hình cổ điển
Theo Võ Văn Đức và ctg. (2005), đại diện cho trường phái cổ điển, có hai lý
thuyết tăng trưởng kinh tế của Adam Smith (1776) và David Ricardo (1817).
Adam Smith cho rằng: tăng trưởng kinh tế là tăng đầu ra tính theo bình quân đầu
người, hoặc tăng sản phẩm lao động (tăng thu nhập ròng của xã hội). Ông cho rằng,
nguồn gốc của sự tăng trưởng phát sinh từ năm yếu tố: (1) sức lao động, (2) tiền vốn
(tư bản), (3) đất đai, (4) tiến bộ kỹ thuật và (5) môi trường kinh tế xã hội. Có thể biểu

diễn hàm sản xuất tổng sản lượng theo tư tưởng của ông như sau:
Y = f(L,K,R,T,U)

(2-2)

Trong phương trình (2-2) trên: Y biểu thị sản lượng; L: là sức lao động; K: tiền
vốn; R: đất đai; T: tiến bộ kỹ thuật và U: môi trường kinh tế xã hội.
Trong năm yếu tố trên, ông coi lao động là yếu tố tăng trưởng quan trọng. Ông
viết: “Một người có hàng hoá do sức lao động của mình làm ra, nhưng không muốn
tiêu dùng mà muốn trao đổi để lấy những hàng hoá khác, thì giá trị của số hàng hoá
đó bằng lượng lao động mà anh ta có thể chiếm dụng hoặc mua được nhờ có số hàng

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Nguyễn Đăng Lê


9

hoá đó. Vì thế lao động là thước đo thực tế đối với giá trị trao đổi của mọi thứ hàng
hoá”, nhưng yếu tố đóng vai trò quan trọng hơn cả lao động là yếu tố tư bản. Ông
cho rằng muốn tăng của cải của dân tộc thì phải tăng số người lao động sản xuất và
nâng cao năng suất lao động, nhưng để tăng số người lao động mang tính sản xuất thì
trước hết phải tăng tư bản tích luỹ và muốn nâng cao năng suất lao động thì phải tăng
máy móc, công cụ hoặc cải tiến chúng cho lao động thuận tiện hơn. Từ căn cứ này
sau đó nhiều nhà khoa học kinh tế cho rằng Adam Smith đã đặt nền tảng cho học
thuyết tăng trưởng kinh tế dựa trên tích luỹ tư bản (Võ Văn Đức và ctg., 2005).
Ricardo cho rằng đất đai, lao động và vốn là các yếu tố cơ bản của tăng trưởng
kinh tế. Sự kết hợp giữa các yếu tố này, trong từng ngành, với một trình độ kỹ thuật
nhất định, là không đổi. Theo Ricardo, hao phí các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp

và công nghiệp có khác nhau. Cụ thể, trong nông nghiệp khi nhu cầu lương thực, thực
phẩm tăng thì cần phải tiến hành sản xuất trên những mảnh đất kém mầu mỡ do đó
chi phí sản xuất tăng lên, lợi nhuận giảm đi. Ngược lại, trong công nghiệp, khi sản
xuất gia tăng theo quy mô thì lợi nhuận cũng tăng theo. Trong ba yếu tố kể trên,
Ricardo cho rằng đất đai là quan trọng nhất. Bởi vì đất đai canh tác là hạn chế nên đất
đai chính là giới hạn của tăng trưởng. Khi sản xuất nông nghiệp gia tăng trên các
mảnh đất kém mầu mỡ thì giá lương thực, thực phẩm sẽ tăng lên. Mà lương thực,
thực phẩm là bộ phận quan trọng nhất để đảm bảo đời sống của gia đình công nhân.
Do đó, tiền lương danh nghĩa của công nhân cũng phải tăng lên tương ứng, lợi nhuận
của nhà tư bản có xu hướng giảm xuống. Trong khi đó, dân số tăng nhanh làm khan
hiếm tư liệu sản xuất dẫn đến nhu cầu canh tác trên các mảnh đất xấu. Nếu cứ tiếp
tục như vậy cho đến khi lợi nhuận hạ thấp không thể bù đắp mọi rủi ro trong kinh
doanh làm cho nền kinh tế trở nên bế tắc: địa tô ở mức cao, tiền công ở mức tối thiểu,
lợi nhuận ở gần mức không, tích luỹ tư bản ngừng lại, tăng trưởng bị giới hạn bởi đất
đai. Để giải quyết vấn đề này, Ricardo cho rằng cần đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá
công nghiệp để mua lương thực, thực phẩm rẻ hơn từ nước ngoài, hoặc phát triển
công nghiệp phục vụ nông nghiệp (Võ Văn Đức và ctg., 2005).

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Nguyễn Đăng Lê


10

Tóm lại, theo Ricardo, tăng trưởng là kết quả của tích luỹ, tích luỹ là hàm của lợi
nhuận, lợi nhuận phụ thuộc vào chi phí sản xuất lương thực, chi phí này phụ thuộc
vào đất đai. Do đó, đất đai là giới hạn của tăng trưởng. Trong mô hình tăng trưởng
kinh tế của Ricardo, tư bản là yếu tố quyết định khả năng tạo ra của cải của một quốc
gia, hay tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào tốc độ tích luỹ tư bản.

Tư bản được tích luỹ càng nhanh thì tăng trưởng kinh tế càng cao, và ngược lại.

2.3.3. Mô hình tân cổ điển
Nếu các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng trong từng ngành và phù hợp với một
trình độ kỹ thuật nhất định các yếu tố sản xuất kết hợp với nhau theo một tỷ lệ cố
định, không thay đổi thì các nhà kinh tế học tân cổ điển lại cho rằng sản xuất trong
một tình trạng nhất định, giữa các yếu tố sản xuất – vốn, lao động – có thể được kết
hợp với nhau theo nhiều cách. Các nhà kinh tế học tân cổ điển cho rằng tiến bộ kỹ
thuật là yếu tố cơ bản để thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Theo Võ Văn Đức và ctg. (2005), các nhà kinh tế học tân cổ điển cố gắng giải
thích nguồn gốc của sự tăng trưởng thông qua hàm sản xuất. Phương trình hàm sản
xuất ở dạng chung nhất của trường phái tân cổ điển nêu lên mối quan hệ giữa sự tăng
lên của đầu ra với sự tăng lên của các yếu tố đầu vào: vốn, lao động, tài nguyên và
khoa học công nghệ.
Phương trình hàm sản xuất của trường phái tân cổ điển được viết như sau:
Y = f(K,L,R,T)

(2-3)

Trong phương trình (2-3) trên: Y: biểu thị tổng sản phẩm đầu ra; K: là vốn; L: là
lao động; R: là nguồn tài nguyên thiên nhiên và T: là khoa học công nghệ.
Trong thời kỳ trường phái này phát triển mạnh, nhiều nhà kinh tế và toán học đã
đề xuất phương trình hàm sản xuất theo dạng trên, nổi tiếng nhất là phương trình
Cobb-Douglas:
Y = T.Kα.Lβ.Rγ

(2-4)

Trong phương trình (2-4) trên: α, β, γ là các số luỹ thừa phản ánh tỷ lệ cận biên
các yếu tố đầu vào (với giả định α+β+γ=1).


Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Nguyễn Đăng Lê


11

Phương trình trên được biến đổi bằng cách lấy logarit 2 vế ta được phương trình
mới như sau:
g = t + αk + βl + γr

(2-5)

Trong phương trình (2-5) trên: g: biểu thị tốc độ tăng trưởng GDP; k,l,r: tốc độ
tăng trưởng các yếu tố đầu vào; t: phần dư còn lại, phản ảnh tác động của khoa học
công nghệ theo thời gian.
Hàm sản xuất Cobb-Douglas cho biết có bốn yếu tố cơ bản tác động đến tăng
trưởng kinh tế và cách thức tác động của bốn yếu tố này là khác nhau. Họ cho rằng
khoa học công nghệ có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế.

2.3.4. Mô hình Solow
Dựa trên tư tưởng của lý thuyết tân cổ điển, năm 1956, Robert W. Solow1 đã xây
dựng mô hình tăng trưởng mang những ý tưởng mới, được gọi là mô hình tăng trưởng
Solow. Trong mô hình Solow, các tỷ số vốn-sản lượng và vốn-lao động không cố
định mà thay đổi tuỳ theo nguồn vốn và lao động tương đối trong nền kinh tế và quá
trình sản xuất (Perkins và ctg., 2006). Trong mô hình của mình, Solow khẳng định
tiến bộ kỹ thuật là yếu tố quyết định đến tăng trưởng, cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Trong mô hình gốc (đầu tiên) Solow phân tích mô hình cơ bản dựa vào hàm
Cobb-Douglas với hai yếu tố lao động và đầu tư, tiết kiệm, sau đó ông trình bày mô

hình tổng quát với yếu tố công nghệ tác động tới tăng trưởng (Võ Văn Đức và ctg.,
2005).
Cho đến ngày nay, dù có nhiều tranh luận về các hạn chế, tuy vậy, mô hình tăng
trưởng của Solow vẫn được đánh giá là một trong những mô hình có tác động lớn
trong hệ thống lý thuyết tăng trưởng và được sử dụng rộng rãi trong các giáo trình,
tài liệu và đánh giá thực nghiệm tăng trưởng của nhiều quốc gia.

1

Robert W. Solow là giáo sư khoa kinh tế Học viện công nghệ Massachusetts (MIT) Hoa Kỳ, năm
1987, ông được trao tặng giải thưởng Nobel kinh tế về những đóng góp xuất sắc trong lý thuyết tăng
trưởng và những nghiên cứu thực nghiệm về quá trình tăng trưởng.

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Nguyễn Đăng Lê


12

2.3.5. Mô hình tăng trưởng nội sinh
Theo Ngô Thắng Lợi (2013), một số nhược điểm còn tồn tại của mô hình Solow
đã thúc đẩy sự ra đời một cách tiếp cận mới với tăng trưởng kinh tế: tăng trưởng kinh
tế nội sinh (còn gọi là lý thuyết tăng trưởng mới) vào giữa những năm 80 của thế kỷ
XX. Đại diện cho nhóm những nhà kinh tế theo đuổi mô hình mới mẻ này là Robert
E. Lucas2. Có hai điểm mới trong phân tích, làm cơ sở cho những kết luận mới về vai
trò các yếu tố tăng trưởng đó là:
Thứ nhất, phân chia vốn thành 2 loại: (i) Vốn hữu hình bao gồm vốn vật chất K
và L. (ii) Vốn nhân lực còn gọi là vốn con người bao gồm khả năng, kỹ năng, kiến
thức, sự khéo léo, linh hoạt của mỗi con người. Vốn nhân lực hình thành trong quá

trình tích luỹ kiến thức của người lao động thông qua giáo dục và kinh nghiệm thực
tế. Chính sự tách biệt hai loại vốn này đã giúp các nhà kinh tế thoát ra khỏi quan niệm
về quy luật lợi tức biên giảm dần theo quy mô. Quy luật lợi tức biên giảm dần mà
Harrod-Domar và Solow quan niệm chỉ đúng khi đầu tư vào vốn hữu hình.
Thứ hai, khẳng định vai trò của chính phủ trong tăng trưởng dài hạn. Chính phủ
đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Việc mở rộng kinh tế thị trường
đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước không chỉ vì thị trường có những khuyết
tật mà còn vì xã hội thường đặt ra các mục tiêu mà thị trường không đáp ứng được.
Đại diện cho tư tưởng này là nhà kinh tế học Paul A. Samuelson3, ông cho rằng trong
nền kinh tế hỗn hợp hiện đại, chính phủ có bốn chức năng cơ bản: (i) thiết lập khuôn
khổ pháp luật, (ii) xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, (iii) tác động vào việc
phân bổ tài nguyên để cải thiện hiệu quả kinh tế và (iv) thiết lập các chương trình tác
động tới việc phân phối thu nhập.

2

Robert E. Lucas là giáo sư kinh tế Đại học Chicago, Hoa Kỳ. Năm 1995, ông được trao tặng giải
thưởng Nobel kinh tế vì đã phát triển và ứng dụng giả thuyết kỳ vọng hợp lý, và do đó đã chuyển đổi
phân tích kinh tế vĩ mô và đào sâu sự hiểu biết về chính sách kinh tế.
3

Paul A. Samuelson là giáo sư kinh tế Học viện công nghệ Massachusetts (MIT) Hoa Kỳ. Năm 1970,
ông được trao tặng giải thưởng Nobel kinh tế vì đã phát triển các lý luận kinh tế tĩnh và động, nâng
phân tích kinh tế lên một tầm cao mới.

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Nguyễn Đăng Lê



13

Với các điểm mới nêu trên, các lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh đã cố gắng
mô hình hoá yếu tố tiến bộ công nghệ bằng cách đưa nguồn vốn con người vào hàm
sản xuất và giải thích quá trình tích luỹ kiến thức (tiến bộ công nghệ) trực tiếp thông
qua tích luỹ vốn con người, hay gián tiếp thông qua nghiên cứu phát triển và vai trò
của chính phủ trong quá trình phát triển nguồn nhân lực và quản lý kinh tế (Ngô
Thắng Lợi, 2013).

2.4. Lý thuyết đô thị hóa
Từ góc độ nhân khẩu học và địa lý kinh tế, đô thị hóa được hiểu là sự di cư từ
nông thôn đến đô thị, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trong những vùng
lãnh thổ đô thị. Về mặt xã hội, đô thị hóa được hiểu là quá trình tổ chức lại môi trường
cư trú của con người. Đô thị hóa không chỉ thay đổi sự phân bố dân cư và các yếu tố
vật chất mà còn làm chuyển hoá những khuôn mẫu của đời sống kinh tế xã hội, có
tác động lan tỏa, phổ biến lối sống đô thị tới các vùng nông thôn và toàn bộ xã hội.
Như vậy, quá trình đô thị hóa không chỉ diễn ra về mặt số lượng như tăng trưởng dân
số, mở rộng lãnh thổ đô thị, tăng trưởng sản xuất, mà còn thể hiện cả về mặt chất
lượng, nâng cao mức sống, làm phong phú hơn các khuôn mẫu và nhu cầu văn hoá
(Tổng cục Thống kê, 2011).
Đô thị hóa đề cập đến sự phát triển vật lý, dân số và kinh tế của các thành phố.
Thuật ngữ này cũng bao hàm sự tập trung của người dân và các hoạt động xã hội vào
mô hình định cư đặc trưng bởi sự phát triển đất đai với mật độ dân số cao. Kết quả
của đô thị hóa một phần từ sự gia tăng dân số, với cả hai nguyên nhân tự nhiên và
nhập cư, cũng như những thay đổi về kinh tế, xã hội, và công nghệ đã thúc đẩy mọi
người di chuyển đến các khu vực đô thị có tăng trưởng việc làm cao và các cơ hội
rộng mở. Nói chung, các lực lượng thị trường và các chính sách của chính phủ thúc
đẩy quá trình đô thị hóa và các thay đổi liên quan trong sinh kế của người dân, sử
dụng đất đai, y tế, và quản lý tài nguyên thiên nhiên bao gồm nước, đất và rừng. Các
quyết định vị trí việc làm, chuyển đổi trong thành thị - nông thôn và các hệ thống sản

xuất, các chính sách phát triển và phân phối ngân sách của chính phủ thường xuyên

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Nguyễn Đăng Lê


14

tạo ra nhập cư đô thị và tập trung các hoạt động kinh tế xã hội ở các thành phố
(Gotham, 2012).
Nguồn gốc cơ bản nhất có thể dẫn đến sự nhầm lẫn trong việc nghiên cứu đô thị
hóa và phát triển thành phố là khái niệm và đo lường của chính bản thân “đô thị”.
Không có câu trả lời rõ ràng cho định nghĩa một khu vực đô thị là gì. Tại Hoa Kỳ,
chính phủ liên bang chịu trách nhiệm xác định thành phố, ranh giới thành phố, và xu
hướng đô thị hóa. Tại Việt Nam, chính phủ cũng là chủ thể quyết định trong việc xác
định thành phố, đô thị dựa trên ranh giới hành chính và xu hướng đô thị hóa.
Việc nghiên cứu thành phố và đô thị hóa có truyền thống phong phú trong nghệ
thuật, nhân văn, khoa học xã hội và tự nhiên. Theo Lewis Mumford (1961, trích bởi
Gotham, 2012), thành phố là "chủ yếu là nhà kho, người bảo vệ và người giữ của"
đối với văn hóa và sự sáng tạo của con người. Các phân nhóm khác nhau và các tổ
chức, cùng với một sự không đồng nhất của các thiết kế trừu tượng, các kịch bản, và
các dấu hiệu bằng lời nói đóng góp vào quan niệm về thành phố như là thùng chứa
văn hóa nhân loại và là nam châm để thu hút con người và ý tưởng.
Gotham (2012) cho biết, lý thuyết hiện đại về đô thị hóa nổi lên ở châu Âu trong
thế kỷ XVIII và XIX xuất phát từ cuộc cách mạng công nghiệp làm chuyển đổi việc
làm, định cư, và định hình lối sống khắp lục địa. Hàng trăm ngàn nông dân nông
nghiệp và nông nô bỏ quê để đổ xô đến làm việc tại các nhà máy ở khu vực đô thị.
Nhà xã hội học người Đức Ferdinand Tönnies mô tả các yếu tố tương phản của cuộc
sống đô thị và nông thôn. Tönnies có cái nhìn bi quan về thành phố như đặc trưng bởi

tình trạng chia rẽ, chủ nghĩa cá nhân và ích kỷ tràn lan. Những triết gia châu Âu khác
như Karl Marx, Friedrich Engels, Max Weber và Georg Simmel tập trung suy nghĩ
đến tầm quan trọng của thành phố, như một vị trí của nền kinh tế tư bản mới nổi, một
vị trí của quyền lực chính trị và kinh tế, và sức mạnh của thay đổi văn hóa ảnh hưởng
đến đời sống tinh thần. Marx và Engels là những người đầu tiên mô tả sự thái quá của
công nghiệp hoá và lối sống khủng khiếp của việc khai thác công nhân đô thị. Marx
và Engels mô tả các đô thị hiện đại như thể hiện một cách sống động nhất những đặc
thù của chủ nghĩa tư bản bao gồm: đối nghịch giữa tiền lương lao động và vốn tư bản,

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Nguyễn Đăng Lê


15

giữa tích tụ tư sản và bần cùng hoá dân chúng. Đối với Max Weber, các thành phố
thời trung cổ châu Âu và tổ chức của nó là liên kết quan trọng trong sự phát triển hợp
lý kinh tế và chủ nghĩa tư bản hiện đại. Các thành phố, như Weber ghi nhận, thể hiện
trong hình thức tập trung những đặc thù của tính hợp lý chính thức bao gồm sự nhấn
mạnh về tính toán, về hiệu quả, và trong việc thực hiện các hoạt động kinh tế và quan
hệ xã hội.
Cũng theo Gotham (2012), tại Hoa Kỳ, các nhà xã hội học đô thị tại trường
Chicago ban đầu tập trung sự chú ý bằng kinh nghiệm của họ về sự phân bố không
gian của người dân và các tổ chức, các nguyên nhân và hậu quả của các khu phố thừa
hưởng chủng tộc, sự thích ứng với dân tộc và nhóm chủng tộc cho môi trường đô thị.
Robert Park, Ernst Burgess và Lewis Wirth nhận xét về tác động của quy mô về kích
thước, mật độ, và sự đa dạng của các thành phố đến xã hội. Từ bài viết của họ nổi lên
một lý thuyết về đô thị hóa sau một loạt các giai đoạn dựa trên những thay đổi về dân
số, tổ chức, môi trường và công nghệ. Vào những năm 1930, các nhà khoa học xã hội

trên khắp nước Mỹ đã sử dụng những hiểu biết và các mô hình phát triển bởi trường
Chicago để kiểm tra đô thị hóa và xác định các quá trình sinh trưởng và phát triển đô
thị. Mô hình vòng đồng tâm phát triển bởi Burgess là mô hình đầu tiên của đô thị hóa
để giải thích sự phân bố của các nhóm xã hội trong phạm vi thành phố. Mô hình này
mô tả việc sử dụng đất đô thị trong vòng tròn đồng tâm: trung tâm thương mại (Central
Business District - CBD) ở giữa mô hình, và thành phố mở rộng trong vòng tròn với
các mục đích sử dụng đất khác nhau. Năm 1939, Homer Hoyt phát triển các mô hình
khu vực cho thấy khu vực mở rộng ra ngoài từ trung tâm thành phố dọc theo tuyến
đường sắt, đường cao tốc, và các động mạch giao thông vận tải khác. Vào năm 1945,
Chauncy Harris và Edward Ullman đưa ra các mô hình đa tâm thừa nhận rằng đô thị
hóa có thể xảy ra mà không có một khu vực trung tâm rõ ràng. Trong mô hình này,
số lượng và các loại trung tâm đặc trưng cho mô hình đô thị hóa của thành phố.
Trong những năm 1970, một số nhà khoa học xã hội theo trường phái Marx, bao
gồm Manuel Castells, David Harvey và Henri Lefebvre, phổ biến rộng rãi khái niệm
phát triển không đồng đều hướng sự chú ý về mặt lý thuyết và phân tích tác động của

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Nguyễn Đăng Lê


16

các nền kinh tế chính trị về các xu hướng đô thị hóa. Phát triển không đồng đều đề
cập đến sự phân bố không gian không công bằng của sự giàu có và tăng trưởng kinh
tế trong một thành phố hoặc khu vực đô thị. Thuật ngữ này cũng đề cập đến sự xuất
hiện đồng thời của việc mở rộng kinh tế và sự giàu có trong một khu vực kèm theo
giảm đầu tư và mở rộng nghèo nàn trong một khu vực khác (Gotham, 2012).
Vào cuối những năm 1970 và tiếp tục những năm 1980, một cách tiếp cận phê
phán mới trong nghiên cứu các thành phố và đô thị hóa đã phát triển ở châu Âu và

Hoa Kỳ. Thường được gọi là “chỉ trích kinh tế chính trị” hoặc “cách tiếp cận không
gian xã hội”, quan điểm này nhấn mạnh về kích thước lớn của các thành phố: (i) Tầm
quan trọng của tầng lớp và phân biệt chủng tộc thống trị (và gần đây hơn, giới tính)
trong việc định hình đô thị hóa; (ii) Vai trò chính của chủ thể kinh tế mạnh mẽ, đặc
biệt là những người trong ngành công nghiệp bất động sản, xây dựng và tái xây dựng
thành phố; (iii) Vai trò của các chính phủ hỗ trợ tăng trưởng trong phát triển đô thị;
(iv) Tầm quan trọng của biểu tượng, ý nghĩa, và văn hóa đến sự hình thành các thành
phố; (v) Bối cảnh toàn cầu của đô thị hóa (Gottdiener và Feagin, 1988).
Chịu ảnh hưởng của tư tưởng trên, John Logan và Harvey Molotch (1987, trích
bởi Gotham, 2012) đã phát triển lý thuyết “động cơ tăng trưởng” riêng của họ để giải
thích đô thị hóa. Cách tiếp cận động cơ tăng trưởng lập luận rằng một liên minh chính
trị mạnh mẽ tạo thành một liên kết giữa lợi ích của ngành bất động sản và ngân hàng
chi phối và kiểm soát quá trình phát triển đô thị. Mong muốn “tăng trưởng” tạo ra
một sự đồng thuận giữa một mảng rộng của các thành viên và các nhóm ưu tú, không
có gì có thể chia rẽ họ về một vấn đề cụ thể hoặc chính sách. Những người ủng hộ
cách tiếp cận động cơ tăng trưởng cho rằng liên minh tăng trưởng đang thịnh hành
trên toàn bộ chính quyền địa phương bởi vì (i) lãnh đạo các thành phố tìm cách thúc
đẩy tăng trưởng để duy trì các dịch vụ công và sức khỏe tài chính, và (ii) các doanh
nghiệp địa phương tham gia vào các chính sách của chính quyền địa phương để duy
trì và gia tăng lợi nhuận của họ bằng cách ảnh hưởng và định hình quy định sử dụng
đất, chính sách thuế và việc làm, và cung cấp các dịch vụ của thành phố. Sự hình
thành các liên minh trong việc theo đuổi tăng trưởng lan toả đến tất cả các khía cạnh

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Nguyễn Đăng Lê


×