Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam Chuyên đề tốt nghiệp TP.HCM Trường Đại Học Kinh Tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 42 trang )

TRNG I HC KINH T T.P H CHÍ MINH
KHOA KINH T PHÁT TRIN








LUN VN TT NGHIP:


MI QUAN H GIA U T CÔNG VÀ
TNG TRNG KINH T TI VIT NAM









SVTH : NGUYN TH THANH HNG
GVHD : Ths. NGUYN KHÁNH DUY







TP.H CHÍ MINH THÁNG 4 NM 2012

Mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

GVHD:Th.sNguyễn Khánh Duy
1

Mục Lục
Trang
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI_________________________________3
1.1. Lý do chọn đề tài _____________________________________3
1.2. Câu hỏi nghiên cứu.________________________________4
1.3. Phương pháp nghiên cứu____________________________ 4
1.4. Ý nghĩa của đề tài về mặt thực tiễn_________________________5
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ TRONG THỜI GIAN QUA______________________________________7
2.1.Thực trạng đầu tư công.__________________________________7
2.1.1. Quy mô đầu tư công_________________________________________7
2.1.2. Phân bổ vốn đầu tư công theo ngành, lĩnh vực và địa phương_______9
2.2. Tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng________________12
2.3.Đánh giá hiệu quả đầu tư công qua chỉ số ICOR______________13
CHƯƠNG III : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT_________________________19
3.1. Tổng quan lý thuyết__________________________________________21
CHƯƠNG IV: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU_________________________22
4.1. Phương pháp nghiên cứu_____________________________________23
4.2. Dữ liệu trong nghiên cứu ________________________________24
4.3. Phân tích kết quả mô hình ____________________________________24
4.4. Kiểm dịnh ràng buộc tuyến tính________________________________25
4.5. Kiểm định mô hình_______________________________________25


Mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

GVHD:Th.sNguyễn Khánh Duy
2

4.6. Nhận xét về vai trò của đầu tư công____________________________27
4.7. Hạn chế của mô hình_________________________________________29
CHƯƠNG V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ____________________________30
4.1. Kết luận từ mô hình___________________________________30
4.2. Kiến nghị từ mô hình________________________________________30
PHỤ LỤC_____________________________________________________34
TÀI LIỆU THAM KHẢO _________________________________________39



Mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

GVHD:Th.sNguyễn Khánh Duy
3

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài
Kinh tế Việt Nam đã trải qua năm 2011 với tốc độ tăng trưởng GDP 5.89%, là
mức tăng tương đối khá trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động. Tuy nhiên
để đạt được mức tăng trưởng như trên Việt Nam cũng phải trả một cái giá không nhỏ.
Bất ổn trong kinh tế vĩ mô, lạm phát trong năm 2011 tăng lên 18.6%, lãi suất tăng cao
gây khó khăn cho các doanh nghiệp…. Nhiều chuyên gia cho rằng : Mô hình tăng
trưởng theo chiều rộng mà Việt Nam đang theo đuổi đã trở nên lạc hậu và bộc lộ nhiều

khuyết điểm. Tỷ lệ đầu tư toàn xã hội quá lớn (hiện nay là 40-42% GDP). Tỷ lệ
vốn/GDP đã tăng từ 35,4% năm 2001 lên 41,9% năm 2010, bình quân cho cả giai đoạn
2001-2010 là xấp xỉ 41%, so với 30,7% trong giai đoạn 1991-2000, thuộc loại cao nhất
khu vực Đông và Đông Nam Á. Trong đó, tổng vốn đầu tư toàn xã hội được phân làm 3
nguồn: Vốn đầu tư nhà nước, vốn ngoài nhà nước và vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
Về đầu tư trong nước tăng trưởng mạnh nhất vẫn là khu vực nhà nước. Khu vực
tư nhân đặc biệt là khi Luật Doanh nghiệp được thi hành (01/01/2000) cũng phát triển
mạnh mẽ. Tuy nhiên, khu vực này vẫn còn nhiều hạn chế đặc biệt là thiếu bình đẳng trên
thị trường, phần nào đó làm giảm động lực đầu tư.
Theo các số liệu thống kê, hằng năm nguồn vốn nhà nước dành cho đầu tư ngày
càng tăng, chiếm tỉ trọng rất lớn trong Ngân sách Quốc gia. Xét theo cơ cấu vốn đầu tư:
Nguồn vốn nhà nước chiếm 36,5% trong 2001 và giảm dần qua các năm. Tuy nhiên với
tổng số vốn đầu tư tăng từ 28.535,6 tỷ đồng (2001) lên 173.493,8 (trong 2010) thì tính
theo giá trị tuyệt đối vốn đầu tư nhà nước qua mỗi năm là rất lớn. Theo số liệu từ Viện
Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), tính đến thời điểm hiện tại, các bộ,
ngành và địa phương đã gửi danh mục dự án đầu tư công trong năm 2012 về Bộ Kế
hoạch và Đầu tư với tổng số tiền lên tới 300 tỷ USD, gấp 3 lần quy mô của nền kinh tế
Mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

GVHD:Th.sNguyễn Khánh Duy
4

hiện nay.Tuy nhiên với nguồn vốn đầu tư rất lớn như trên, hiệu quả đạt được cả về đóng
góp cho GDP và tạo công ăn việc làm là chưa tương xứng.
Trong suốt thời gian qua, vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn lực công trở thành một
vấn đề gây bàn cãi trong công chúng cũng như trong các hội thảo. Bài nghiên cứu này
chủ yếu xây dựng và đánh giá mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế bên
cạnh đó còn đánh giá vai trò của đầu tư công so với các nhân tố tăng trưởng khác trong
giai đoạn 1985 -2010 ở Việt Nam.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu.

Nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế sẽ trả lời 2 câu hỏi quan
trọng.
� Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế như thế nào? Nếu tăng vốn đầu
tư công thì sẽ làm tăng trưởng kinh tế tăng lên hay giảm đi?
� Vai trò của vốn đầu tư công như thế nào so với các nhân tố tăng trưởng khác.
(Vốn đầu tư nhà nước bao gồm : Vốn ngân sách, tín dụng nhà nước và ODA)
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua hai bước chính:
� Nghiên cứu định tính : chủ yếu sử dụng hệ số ICOR để phân tích hiệu quả đầu tư
công.
� Nghiên cứu bằng phương pháp định lượng nhằm xác định rõ tầm ảnh hưởng của
đầu tư công lên tăng trưởng kinh tế, thông qua mô hình còn xác định vai trò của
đầu tư công so với các nhân tố tăng trưởng khác.
Nguồn dữ liệu được lấy từ sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. HCM, tổng cục thống kê,
Wold bank trong giai đoạn1985-2010.

Mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

GVHD:Th.sNguyễn Khánh Duy
5

1.4. Ý nghĩa của đề tài về mặt thực tiễn:
Vai trò của đầu tư công vốn rất quan trọng do đóng góp lớn vào tăng trưởng,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm; định vị và củng cố nền kinh tế của đất
nước trong mối quan hệ của khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế
toàn cầu thì đầu tư công càng nổi bật vai trò duy trì động lực tăng trưởng kinh tế và góp
phần bảo đảm việc làm và an sinh xã hội thông qua các gói kích cầu của Chính phủ.
Nhưng do đặc điểm tính chất nguồn vốn và mục tiêu đầu tư, nên đầu tư công có hiệu quả
kinh tế không cao hoặc khó xác định. Hơn nữa, ở Việt Nam, đầu tư công thường có mối
liên hệ trực tiếp với diễn biến của lạm phát cũng như tốc độ phát triển kinh tế. Trong

những năm gần đây số vốn đầu tư công của Việt Nam ngày càng tăng, do đó việc xác
định mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng. Nó không
những cho thấy mối tương quan giữa hai đại lượng này, mà còn có thể dựa vào đó để đề
ra những quyết định về chính sách.
Do tính chất phức tạp của việc nghiên cứu hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam và cơ sở dữ
liệu thống kê còn chưa đầy đủ nên hiện nay chỉ có một số nghiên cứu trong nước đánh
giá hiệu quả đầu tư công nhưng chủ yếu chỉ đánh giá định tính thông qua đánh giá thực
trạng. Bên cạnh đó cũng có một số nghiên cứu định lượng của tiến sĩ Tô Trung Thành,
Phó giáo sư-tiến sĩ Sử Đình Thành….
Bài viết này có kế thừa thành quả của các nghiên cứu khác, đồng thời phân tích mối quan
hệ giữa hai đại lượng này bằng cách sử dụng phương pháp hàm sản xuất Cobb-Douglas
với dữ liệu được sử dụng ở Việt Nam từ 1985-2010.
Cấu trúc của bài nghiên cứu gồm có 5 chương. Chương I giới thiệu chung về đề tài
nghiên cứu. Chương II tổng quan về đầu tư công và tăng trưởng kinh tế trong những năm
qua đồng thời sử dụng một số kiến thức định tính để đánh giá hiệu quả đầu tư công.
Chương III tổng quan các lý thuyết. Chương IV đưa ra phương pháp xây dựng mô hình
Mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

GVHD:Th.sNguyễn Khánh Duy
6

nghiên cứu, trình bày cách thu thập dữ liệu, phân tích mối quan hệ giữa chúng và những
hạn chế của mô hình. Chương V Kết luận và kiến nghị từ mô hình.



Mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

GVHD:Th.sNguyễn Khánh Duy
7



CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
TRONG NHỮNG NĂM QUA
2.1. Thực trạng đầu tư công.
2.1.1. Quy mô đầu tư công
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, trong những năm gần đây tổng vốn
đầu tư trong xã hội cũng đã liên tục tăng cao. Tính theo giá so sánh năm 1994, tổng số
vốn đầu tư đã tăng từ 115 nghìn tỷ đồng năm 2000 lên 371 nghìn tỷ đồng năm 2009, gấp
3.2 lần, bình quân mỗi năm tăng 13,9%.
Hình 2.1 : Tổng vốn đầu tư công theo giá so sánh 1994.

Nguồn : Tổng cục thống kê, niên giám thống kê 2000-2010
Xét về cơ cấu, khu vực kinh tế Nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng đầu
tư xã hội, mặc dù tỷ trọng của khu vực này đã giảm từ 59,1% vào năm 2000 xuống còn
Mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

GVHD:Th.sNguyễn Khánh Duy
8

33,9% năm 2008, thấp hơn tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, nhưng năm
2009 lại tăng trở lại mức 40,6%, trở về vị trí số một trong cơ cấu vốn đầu tư xã hội và vẫn
chiếm giữ vị trí này trong 2010.
So sánh tốc độ tăng GDP và tốc độ tăng vốn đầu tư tính bình quân hàng năm trong
thời kỳ 2000-2009 cho thấy: Tốc độ tăng vốn đầu tư ở cả nước và trong tất cả các khu
vực đều cao hơn (gấp khoảng hai lần) so với tốc độ tăng GDP; Khu vực có vốn FDI có
tốc độ tăng đầu tư cao nhất, bình quân mỗi năm 19,8%, khu vực kinh tế ngoài nhà nước
15%, còn khu vực Nhà nước 11%.
Hình 2.2 : Tốc độ tăng trưởng của tăng trưởng kinh tế và các khu vực đầu tư.


Nguồn số liệu : Tổng cục thống kê, niên giám thống kê 2000-2010
Do đầu tư công tăng nhanh nên vốn sản xuất và tài sản cố định có nguồn công tăng
lên nhanh chóng trong nền kinh tế, với tốc độ tăng bình quân hàng năm vào khoảng 15%,
mặc dù tỷ trọng tương đối đang có xu hướng giảm đi (từ mức 2/3 năm 2000, giảm xuống
còn khoảng 50% năm 2006) và tiếp tục giảm thấp hơn trong các năm gần đây.
Trong khi lao động trong khu vực Nhà nước không thay đổi bao nhiêu, thì trình độ trang
bị vốn của lao động khu vực Nhà nước đang tăng lên nhanh chóng. Tài sản cố định và
Mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

GVHD:Th.sNguyễn Khánh Duy
9

vốn đầu tư dài hạn của một lao động khu vực DNNN năm 2004 có 160 triệu đồng; năm
2005 là 239 triệu đồng, năm 2006 tăng lên đến 418 triệu đồng và năm 2007 đạt 511 triệu
đồng (trung ương 613 triệu đồng và địa phương 225 triệu đồng), tức là trong 4 năm mà
trang bị vốn đã tăng hơn 3 lần cho lao động của khu vực kinh tế Nhà nước.
2.1.2. Phân bổ vốn đầu tư công theo ngành, lĩnh vực và địa phương
Ở cấp độ lĩnh vực, đầu tư cho các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế chiếm tới 77,1% vốn đầu
tư của nhà nước vào năm 2000 và 2009 (năm cao nhất là 2002 chiếm 82,7%, năm thấp
nhất 2006 chiếm 73,9%). Đầu tư vào các ngành thuộc lĩnh vực xã hội, liên quan trực tiếp
tới phát triển con người (khoa học, giáo dục và đào tạo, y tế và cứu trợ xã hội, văn hóa,
thể thao, phục vụ cá nhân và cộng đồng) từ 17,6% năm 2000 giảm xuống còn 15,2% năm
2009 (năm cao nhất là 2003 chiếm 19,7%, năm thấp nhất 2002 chiếm 14,3%). Xu thế này
là biểu hiện rõ rệt chính sách tập trung đầu tư cho kinh tế và tiết chế đầu tư cho xã hội; đó
là xu thế không hợp quy luật, bởi vì một mặt cùng với sự tăng lên của mức sống, các nhu
cầu về phúc lợi cần phải được đảm bảo ở mức cao hơn, mặt khác sự phát triển của khoa
học – công nghệ và xu thế phát triển kinh tế tri thức đòi hỏi phải đầu tư ngày càng nhiều
hơn cho phát triển nguồn lực con người.
Ở cấp độ ngành, do số lượng vốn đầu tư của Nhà nước liên tục tăng với tốc độ

cao, gấp 2,54 lần trong thời gian từ năm 2000-2009, nên tương ứng với nó, số vốn phân
bổ cho các ngành cũng tăng lên. Các ngành có mức tăng đầu tư cao hơn mức bình quân
chung là công nghiệp chế biến 2,61 lần; điện, khí đốt, nước, vận tải, thông tin 2,85 lần; y
tế, cứu trợ xã hội 2,94 lần; thương nghiệp, dịch vụ, tài chính, tín dụng 3, 47 lần, quản lý
nhà nước, đảng và đoàn thể 3,75 lần; và cuối cùng là xây dựng 4,88 lần.




Mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

GVHD:Th.sNguyễn Khánh Duy
10

Hình 2.3: Vốn đầu tư nhà nước cho các ngành (nghìn tỷ đồng, giá so sánh 1994)

Nguồn: Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2005, 2007, 2009.
Về cơ cấu, trong 10 năm vừa qua, khoảng trên dưới 40% tổng số vốn đầu tư công dành
cho các ngành kết cấu hạ tầng: điện, nước, vận tải, thông tin. Công nghiệp khai thác mỏ
chiếm ổn định khoảng 7-9%. Công nghiệp chế biến tăng giảm thất thường trong khoảng
8-15%. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, mặc dù là lĩnh vực hoạt động của đại đa số
dân cư, nhưng không được Nhà nước chú trọng đầu tư; biểu hiện là tỷ trọng của lĩnh vực
này trong đầu tư công đã giảm từ 12,2% năm 2000 xuống còn 7-8% những năm 2003-
2008 còn 6,1% vào năm 2010.
Các ngành liên quan trực tiếp tới phát triển con người - khoa học, giáo dục và đào tạo, y
tế và cứu trợ xã hội, văn hóa, thể thao, phục vụ cá nhân và cộng đồng - không có sự thay
đổi đáng kể tỷ trọng trong đầu tư công: chiếm 17,6% năm 2000, khoảng trên dưới 19%
những năm 2003-2006 và từ năm 2007 giảm xuống 16,1%, chỉ còn 15,2% năm 2009;
Mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam


GVHD:Th.sNguyễn Khánh Duy
11

trong đó khoa học, giáo dục và đào tạo giảm tỷ trọng từ 8,5% năm 2000 xuống 4-5%
những năm 2002-2003, tăng lên 6-7% vào những năm 2004-2008, rồi lại sụt giảm xuống
còn 5,1% năm 2009; còn y tế và cứu trợ xã hội tăng từ 2,4% những năm 2000-2003 lên
3,2-3,9% những năm 2004-2008, và giảm còn 2,8% năm 2009.
Như vậy, xét cả về tốc độ tăng và tỷ trọng trong tổng đầu tư nhà nước, thì những
ngành có thế mạnh trong sự phát triển dài hạn của đất nước là nông, lâm nghiệp, thủy sản
và khoa học, giáo dục, đào tạo lại là những ngành chiếm vị thế yếu nhất trong chính sách
đầu tư của nhà nước. Việc không chú ý tới nông nghiệp trong chính sách phát triển trong
thời gian 10 năm qua đã gây nên nhiều vấn đề bất ổn trong nông nghiệp.
Bên cạnh đó, nền giáo dục chậm được cải cách và chưa được đầu tư thích đáng
cũng đang là điểm yếu trên con đường phát triển đất nước. Ngân sách giáo dục hiện được
phân bổ và quản lý một cách phân tán: các địa phương quản lý 74% NSNN chi cho giáo
dục hàng năm, các bộ, ngành khác 21%, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quản lý 5%. Cùng
với đó, việc sử dụng đầu tư công như là một công cụ thúc đẩy các ngành trọng điểm, then
chốt trong nền kinh tế đã được thực hiện ở một phạm vi và mức độ nhất định, song tác
động đối với hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu của toàn nền kinh tế còn hạn chế. Những
kết quả của việc nhà nước đầu tư cho các ngành công nghiệp tiên tiến, có công nghệ cao
và có tác dụng thúc đẩy, lan tỏa mạnh đối với sự phát triển chưa thấy rõ.
Đối với địa phương, vốn đầu tư được phân bổ theo hai cấp ngân sách là trung ương và
các tỉnh. Tỷ lệ đầu tư cho hai cấp vào khoảng 60%: 40% trong năm 2002, sau đó vốn cho
cấp trung ương giảm xuống tới mức 50% và không thay đổi bao nhiêu trong thời gian từ
năm 2002 cho đến nay.
Mặc dù trong chiến lược phát triển dài hạn có định hướng phát triển vùng và các vùng
kinh tế lớn đều có quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, nhưng trên thực tế đã
chưa sử dụng trực tiếp công cụ đầu tư công để thúc đẩy sự phát triển vùng theo những
Mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam


GVHD:Th.sNguyễn Khánh Duy
12

định hướng đã vạch ra. Thậm chí ngay cả việc thống kê vốn đầu tư đã thực hiện theo
vùng cũng không làm được vì các dự án không có số liệu tính theo địa giới vùng.
Chính vì vậy mà có sự đầu tư chồng chéo, trùng lặp ở một số vùng vốn có điều kiện phát
triển thuận lợi, trong khi ở một số vùng khác có điều kiện khó khăn thì lại ít được đầu tư.
Tình trạng tỉnh nào cũng cố gắng đầu tư để có khu công nghiệp, cảng biển, khu đô thị,
khu kinh tế mở diễn ra trong những năm gần đây phản ảnh, một mặt, tính tích cực chủ
động của địa phương trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng mặt khác, lại là biểu
hiện của việc thiếu chiến lược đầu tư hợp lý theo vùng và sự phát triển có tính cục bộ địa
phương.
2.2. Tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng
Khi đánh giá kết quả của đầu tư công, ở nước ta thường dẫn ra những bằng chứng về số
lượng các công trình đã xây dựng, năng lực sản xuất và dịch vụ đã được tăng lên. Điều dễ
thấy là đầu tư công trong những năm qua đã làm thay đổi đáng kể kết cấu hạ tầng kỹ
thuật, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, đánh giá hiệu quả của
đầu tư công đòi hỏi không chỉ đo đếm số lượng những kết quả đạt được mà còn phải xem
xét mối tương quan về lượng giữa số vốn đã bỏ ra và kết quả đạt được.
Theo các chuyên gia đánh giá, tính chung trong 20 năm qua, vốn là nhân tố chủ đạo của
sự tăng trưởng, đóng góp tới 46% mức độ tăng trưởng, nhân tố lao động khá ổn định, chỉ
chiếm tỷ lệ 20%, nhân tố tiến bộ công nghệ và quản lý chiếm 34%, nhưng đã ngày càng
đi xuống, mặc dù khi phân tích sâu thì việc ứng dụng tiến bộ công nghệ, như công nghệ
thông tin, viễn thông, năng lượng, xây dựng, sinh học đã được nâng lên. Trong 10 năm
gần đây, tác động của nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu chỉ còn 20%, gần giống như
nhân tố lao động 21%, trong khi nhân tố vốn đã tăng lên 59%.


Mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam


GVHD:Th.sNguyễn Khánh Duy
18

2. 
Thước đo hiệu quả vốn đầu tư thường được dùng phổ biến hiện nay là hệ số suất
đầu tư (Incremental Capital Output Ratio - ICOR), hay còn gọi là hệ số sử dụng vốn, hệ
số đầu tư tăng trưởng, hay tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm. Hệ số này phản ảnh cần
bao nhiêu đồng vốn tăng thêm để tạo ra một đơn vị tăng lên của GDP. Hệ số ICOR càng
cao thì hiệu quả đầu tư càng thấp và ngược lại. Về mặt ý nghĩa kinh tế, hệ số ICOR tính
cho một giai đoạn sẽ phản ánh chính xác hơn việc tính ICOR cho hàng năm, vì trong một
thời gian ngắn (1 năm) có một lượng đầu tư chưa phát huy tác dụng và cũng không phản
ánh được nếu đầu tư dàn trải.
Ở Việt Nam có hai chỉ tiêu phản ảnh về đầu tư, một là chỉ tiêu vốn đầu tư, hai là
tích lũy tài sản (gross capital formation). Vốn đầu tư là lượng tiền các thành phần sở hữu
bỏ ra nhằm mục đích đầu tư và tích lũy tài sản là lượng tiền đầu tư đến được với sản xuất.
Vì vậy, tích lũy tài sản luôn nhỏ hơn vốn đầu tư. Qua tính toán từ số liệu của Tổng cục
Thống kê công bố đến năm 2010 ta có:
Bảng 2.1 . Hệ số ICOR từ vốn đầu tư và tích lũy tài sản
Từ vốn đầu tư Từ tích lũy tài sản
ICOR(2000-2005) 4.89 3.04
ICOR(2006-2010) 7.43 4.4
Nguồn: Sài gòn đầu tư và xây dựng số 5/ 2008
Từ bảng (1) cho thấy:
� Hiệu quả đầu tư giai đoạn 2006-2010 giảm sút rõ rệt so với giai đoạn 2000-2005.
� Lượng tiền bỏ ra nhằm mục đích đầu tư ngày càng ít tham gia vào quá trình sản
xuất. Nếu giai đoạn 2000-2005 bỏ ra gần 5 đồng có thể tạo ra 1 đồng tăng thêm
Mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

GVHD:Th.sNguyễn Khánh Duy
19


của GDP, đến giai đoạn 2006-2010 phải bỏ ra 7,4 đồng mới tạo ra 1 đồng tăng
thêm của GDP (xem bảng 1).
Trong khi đó, ở nhiều nước đang phát triển và khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á chỉ số
chỉ số ICOR chỉ ở 3.5-4%, cá biệt như ở Đài Loan giai đoạn 1960-1970 (có mức thu nhập
như Việt Nam hiện nay họ đạt chỉ số ICOR là 2.4 trong khi đó tăng trưởng kinh tế đạt
11%). Từ kết quả đầu tư ở Việt Nam đạt thấp, Giáo sư David Dapice (Đại học Harvard)
trong hội thảo 20 năm đổi mới của Việt Nam tại Hà Nội đã chỉ rõ, Việt Nam với tốc độ
đầu tư cao như báo cáo thì tỉ lệ tăng trưởng phải đạt mức 9-10% thâm chí giáo sư này ước
tính Việt Nam để thất thoát, lãng phí đầu tư mỗi năm đến 1 tỷ USD. Ông Thomas
Vellely, Giám đốc Chương trình Việt Nam thuộc trung tâm kinh doanh và quản lý trường
đại học quản lí Kennedy, Đại học tổng hợp Harvard nhận xét: Tốc độ tăng trưởng cao của
Việt Nam vừa qua là dựa trên mức đầu tư cao, chiếm 30-33% GDP trong đó dựa vào
nguồn xuất khẩu dầu khí, viện trợ phát triển chính thức ODA và tiền gửi của người Việt
Nam ở nước ngoài. Hiện tượng này giống như các nước Đông Bắc Á thập niên 1950-
1960, Đông Nam Á thập niên 1970-1980, Trung Quốc trong những năm 90 nhưng tốc độ
phát triển của Việt Nam không cao bằng và nếu hiệu quả đầu tư không được cải thiện và
các nguồn tiền “ dễ dàng” không có nữa thì tăng trưởng của Việt Nam sẽ chậm lại. Còn
theo ngân hàng thế giới đánh giá, hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước của Việt
Nam như các công ty Hàng hải, Thủy sản, Đường sắt , Dệt may, Cao su, mía đường, …
mặc dù đầu tư lớn nhưng hoạt động kém hiệu quả.
Theo tổng cục thống kê, từ năm 2001-2009 tỷ lệ vốn đầu tư, tỷ lệ đóng góp cho GDP và
tỷ lệ lao động của kinh tế nhà nước như sau:



Mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

GVHD:Th.sNguyễn Khánh Duy
14


Hình 2.4 kết quả hoạt động của 3 khu vực kinh tế.


Nguồn: tổng cục thống kê
Có thể thấy tỷ lệ vốn đầu tư của kinh tế nhà nước trong tổng đầu tư xã hội có xu hướng
giảm dần nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao. Đóng góp cho GDP của nhà nước vẫn quan
trọng nhưng không tương xứng với số vốn đầu tư. Xét ở hai tiêu chí đóng góp cho GDP
và tạo việc làm thì khu vực tư nhân chiếm vị trí áp đảo.
Lâu nay hầu hết các nhà kinh tế đều nói đến thành phần kinh tế nhà nước hiệu quả kém
nhất, nhưng qua tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê cập nhật mới nhất (2010) cho
thấy khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mới là khu vực hiệu quả kém nhất.



Mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

GVHD:Th.sNguyễn Khánh Duy
10

Bảng 2.2. ICOR theo khu vực sở hữu
Tính toán từ vốn đầu tư Tính toán từ tích lũy tài sản
Tổng
Nhà
nước
Ngoài
nhà
nước
FDI Tổng
Nhà

nước
Ngoài
nhà
nước
FDI
ICOR(2000-
2005)
4.89 6.94 2.93 5.2 3.04 4.37 1.81 3.11
ICOR(2006-
2010)
7.43 8.68 4.01 12.3 4.4 5.13 2.54 8.7
Nguồn: Sài gòn đầu tư và xây dựng số 5 /2008
Như vậy có thể nhận xét, vốn đầu tư của toàn nền kinh tế kém hiệu quả là do suất đầu tư
của khu vực của nhà nước quá cao và của khu vực đầu tư nước ngoài thuộc loại cao,
trong khi khu vực kinh tế ngoài nhà nước lại có hiệu quả đồng vốn hợp lý. Nếu so sánh
xét hiệu quả đầu tư theo tổng tích luỹ tài sản, thì ICOR của toàn nền kinh tế Việt Nam
thuộc loại cao, song không vượt quá nhiều so với một số nước Đông Nam Á.
So với ICOR tính theo tổng vốn đầu tư thì điều này cho thấy có một số lượng vốn đáng
kể được bỏ ra nhưng đã không trở thành tài sản. Nói một cách khác là hiệu quả đồng vốn
bỏ ra kém là bởi vì đã phải chi cho nhiều khâu không trực tiếp liên quan tới sản xuất. Ở
khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, lượng tiền đầu tư đi vào được trong quá trình
sản xuất nhiều nhất (bỏ ra một đồng thì xấp xỉ 83% đi vào được quá trình sản xuất), tiếp
đến là khu vực kinh tế tư nhân (bỏ ra 1 đồng có 68% đi vào sản xuất) trong khi đó khu
vực kinh tế Nhà nước bỏ ra 1 đồng nhằm mục đích đầu tư chỉ có 63% là đến được với
quá trình sản xuất.


Mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

GVHD:Th.sNguyễn Khánh Duy

17

Hình 2.5: hệ số ICOR của toàn nền kinh tế và các khu vực giai đoạn 2000-2010

Nguồn: Sài gòn đầu tư và xây dựng số 5 /2008
Tuy nhiên, hệ số ICOR của khu vực nhà nước cũng rất cao lên tới 8.68 cao gấp đôi so với
khu vực tư nhân (4.01) trong giai đoạn 2006-2010. Những yếu kém khiến hiệu quả đầu tư
công chưa cao như đầu tư phân tán, kéo dài, dàn trải, thiếu đồng bộ khiến có công trình
hoàn thành mà không đưa vào sử dụng, thậm chí là không hoàn thành được. Hay việc đầu
tư thiếu quy hoạch; quản lý, giám sát đầu tư còn yếu kém làm thất thoát vốn đầu tư; cơ
chế khuyến khích, ưu đãi đầu tư chưa hợp lý hay khuyến khích và ưu đãi đầu tư còn dàn
trải cũng là những “lực cản” với hiệu quả đầu tư Đặc biệt, việc được bao cấp, quản trị
yếu kém, dựa nhiều vào vốn tín dụng và tài nguyên thiên nhiên khiến đầu tư của nhiều
doanh nghiệp nhà nước yếu kém.
Đầu tư của khu vực Nhà nước không đạt hiệu quả kinh tế cao một phần là do
không giống như khu vực tư nhân, trong rất nhiều trường hợp mục đích của đầu tư công
không phải nhằm vào lợi nhuận và hiệu quả kinh tế. Ngay cả phần lớn DNNN, tuy có
mục tiêu chính là sản xuất kinh doanh nhằm đạt lợi nhuận càng nhiều càng tốt, nhưng vẫn
Mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

GVHD:Th.sNguyễn Khánh Duy
18

còn phải thực hiện một số mục tiêu "phi lợi nhuận" như tạo điều kiện phát triển cho các
vùng nghèo, có điều kiện khó khăn, sản xuất và cung ứng các hàng hóa công cộng, các
sản phẩm và dịch vụ ít lãi, thậm chí lỗ vốn Tuy nhiên, cũng không phải vì thế mà có thể
biện minh cho việc đầu tư kém hiệu quả của khu vực Nhà nước do những nguyên nhân
chủ quan như chiến lược kinh doanh và đầu tư sai lầm, quản lý kém, thiếu trách nhiệm,
lãng phí, tham nhũng
Các DNNN được nhà nước hỗ trợ thông qua các chính sách ưu đãi, được ưu tiên tiếp cận

vốn tín dụng, NSNN có một khoản đầu tư hỗ trợ các DNNN với số tiền tăng lên hàng
năm, Chính phủ đứng ra bảo lãnh cho DNNN lớn đi vay nợ với lý do để thực hiện nhiệm
vụ do Nhà nước đặt hàng. Với sự ưu đãi như vậy, một số DNNN lớn đã trở thành lực
lượng mạnh chi phối các ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam.
Song Chính phủ chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ đối với hoạt động của các DNNN, nhất
là đối với việc đầu tư. Vốn đầu tư của các DN nhà nước được coi là "tự chủ" của DN, nên
quá trình kiểm tra, kiểm soát chưa cao. Các bộ cũng không thể can thiệp vào quá trình
sản xuất kinh doanh của các DNNN. Nhiều DNNN vay nợ lớn để mở rộng quy mô, đầu
tư dàn trải vào nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, phát triển các hoạt động ngoài ngành
nghề chính, độc quyền và có khả năng lũng đoạn thị trường, quản lý kém gây thất thoát
vốn, kinh doanh thua lỗ. Tình trạng sử dụng chưa hiệu quả vốn đầu tư ở các DNNN đã
trở thành phổ biến và đáng báo động.


Mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

GVHD:Th.sNguyễn Khánh Duy
19

CHƯƠNG III
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
 Tổng quan lý thuyết
Vấn đề tìm hiểu mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế được sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Theo các nghiên cứu trước đó việc tìm
hiểu mối quan hệ trên gặp nhiều khó khăn là do tính dừng của dữ liệu (Sturm và de Haan
1995). Kết quả của DF test thường là có nghiệm đơn vị giữa các biến số.Vấn đề này
thường xuất hiện khi cỡ mẫu nhỏ hoặc không đủ dữ liệu. Để giải quyết vấn đề này trong
các nghiên cứu gần đây người ta thường sử dụng dữ liệu của nhiều quốc gia để nghiên
cứu (phương pháp SUR –seemingly Unrelated Regression).
Khi phân tích mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế, việc xét hiệu quả đầu

tư công còn phụ thuộc vào nguồn ngân sách đầu tư được lấy từ đâu. Nếu nguồn đầu tư
này được lấy trên cơ sở tăng thuế thì kết quả cuối cùng nền kinh tế nhận được có thể là sự
sụt giảm trong GDP. Bởi tác động của thuế thường là tác động tiêu cực trên diện rộng và
làm triệt tiêu tác động tốt của nguồn vốn chính phủ. Tuy nhiên nếu tác động của nguồn
vốn đầu tư của chính phủ vượt trội hơn tác động của tăng thuế có thể dẫn đến sự tăng lên
của GDP. Nếu chính phủ tăng nguồn vốn đầu tư công bằng cách cắt giảm bớt chi tiêu
thường xuyên cũng không có sự đảm bảo rằng sẽ làm tăng trưởng kinh tế tăng lên
(Hulten 1996).
Kiểm định nhân quả Granger có thể được dùng để nghiên cứu mối quan hệ ngắn hạn giữa
đầu tư công và các biến vĩ mô khác. Một số tác giả như Aschauer (1990) và Munnell
(1992) cho rằng sản lượng cao sẽ dẫn đến việc đầu tư của chính phủ tăng lên cao hơn là
việc đầu tư của chính phủ làm tăng sản lượng.
Theo các nhà kinh tế: Krugman (1991), Holtz-Eakin và Lovely (1996), Venables (1996)
Fujita (1999). Cho rằng chi phí vận chuyển là yếu tố quan trọng xác định độ hoạt động
của nền kinh tế. Do đó, cơ sở hạ tầng đóng một vai trò rất quan trọng tác động vào kích
Mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

GVHD:Th.sNguyễn Khánh Duy
40

cỡ thị trường. Hay việc đầu tư của chính phủ vào cơ sở hạ tầng sẽ góp phần tạo lập thị
trường. Các nhà sản xuất có thể tập trung lại ở khu vực trung tâm, nơi có hệ thống hạ tầng
tốt. Từ đó tạo lập kích cỡ thị trường.
Fernal (1999) đã sử dụng phương pháp hàm sản xuất để tìm hiểu mối quan hệ giữa đầu
tư của chính phủ vào cơ sở hạ tầng và sản lượng. Sử dụng dữ liệu của 29 khu vực trong
nền kinh tế Mỹ từ 1953-1989, ông phát hiện ra rằng sự thay đổi trong cơ sở hạ tầng theo
hướng giao thông thuận lợi hơn sẽ làm tăng trưởng sản lượng và làm tăng lượng xe cộ.
Theo như Fernal, kết quả này cho thấy rằng những con đường lớn ở US trong thời kỳ
195-1960 sẽ dẫn đến việc bùng nổ trong sản lượng quốc gia.
Một số nghiên cứu khác cũng sử dụng hàm sản xuất như: Canning và Pedroni(1999),

nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư của khu vực ngoài nhà nước. Kết quả
nghiên cứu cho thấy mối quan hệ này khác nhau tùy thuộc vào đặc tính dữ liệu của mỗi
quốc gia.
Nhiều nhà nghiên cứu lại tập trung vào mối quan hệ giữa đầu tư công vả đầu tư tư nhân.
Về vấn đề này, có hai giả thuyết được đưa ra;
� Đầu tư công gia tăng sẽ khiến đầu tư khu vực tư nhân bị thu hẹp lại. Lý do là nhu
cầu của chính phủ về hàng hóa dịch vụ có thể khiến lãi suất gia tăng, nguồn vốn
trở nên đắt đỏ hơn, theo đó, tác động tiêu cực đến khu vực tư nhân. Ngoài ra, việc
tài trợ cho chi tiêu đầu tư từ ngân sách nhà nước, thường được thực hiện bởi tăng
thuế hay vay nợ, đã cạnh tranh một cách trực tiếp với khu vực tư nhân trong
việc tiếp cận các nguồn lực tài chính khan hiếm của nền kinh tế. Với quan điểm
được đồng thuận là đầu tư công thường có hiệu quả thấp hơn đầu tư tư nhân, thì
giả thiết “lấn át” đưa ra khuyến nghị cắt giảm đầu tư công để hỗ trợ tăng trưởng.
� Bacha (1990), Taylor (1994) và Agenor (2000) đã nghiên cứu giả thuyết đầu tư
công gia tăng sẽ thúc đẩy khu vực đầu tư tư nhân. Đầu tư công có thể đem đến một
số ngoại ứng có thể kể đến như :
Mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

GVHD:Th.sNguyễn Khánh Duy
41

i) Việc cung cấp các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như giao thông, viễn
thông, giáo dục…từ đầu tư công tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn
cũng như giảm được chi phí sản xuất cho khu vực tư nhân để tăng cường đầu tư.
ii) Nhu cầu hàng hóa dịch vụ từ chính phủ khiến cầu về sản phẩm của khu
vực tư nhân gia tăng, khuyến khích khu vực này đầu tư nhiều hơn do kỳ vọng về
doanh thu và lợi nhuận tốt hơn.
Nếu giả thuyết này được kiểm định đúng, không nhất thiết phải giảm đầu tư công, bởi
những ngoại ứng tích cực là cần thiết cho khu vực tư nhân, và theo đó là cho tăng trưởng.
Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm ở các nước, sử dụng các phương pháp và những bộ

số liệu khác nhau. Một số nghiên cứu sử dụng mẫu số liệu tổng hợp (pooled) từ các nước
đang phát triển và nhóm một số nước phát triển như Easterly và Rebelo (1993),
Odedokun (1997), Ahmed và Miller (2000), Everhart và Sumlinski (2000) khẳng
định giả thuyết lấn át đầu tư tư nhân của đầu tư công nói chung. Tuy nhiên, một số khác,
cũng sử dụng số liệu tổng hợp các nước đang phát triển lại cho rằng đầu tư công hỗ trợ bổ
sung cho đầu tư tư nhân, như Greene và Villanueva (1991), Hadjimichael và Ghura
(1995) và Ghura và Goodwin (2000). Các công trình khác nghiên cứu các nước đơn lẻ
cũng đưa ra những kết quả trái ngược nhau. Trong khi nghiên cứu của Mallik (2001) và
Ramirez (1998) cho thấy đầu tư công lấn át đầu tư tư nhân ở Ấn Độ và Mexico; thì kết
luận ngược lại được tìm thấy ở Sundarajuan và Thakur (1980) cho Ấn Độ và Hàn
Quốc, hay Belloc và Vertova (2004) cho Malawi.Aschauer (1985) lại nhận thấy rằng
tại Mỹ vốn đầu tư công vượt quá đầu tư khu vực tư nhân.
Tại Việt Nam, có khá nhiều nghiên cứu về đầu tư công và hiệu quả của đầu tư công
như nghiên cứu của tiến sĩ Tô Trung Thành (2011) đã sử dụng sử dụng mô hình
VECM (Vector Autoregressive Error Correction Model) để ước lượng các hàm
phản ứng (impulse response functions) với ba biến số. Kết quả cho thấy: ở Việt Nam,
đầu tư công lấn áp đầu tư tư nhân.
Mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

GVHD:Th.sNguyễn Khánh Duy
44


CHƯƠNG IV
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Để xem xét tác động của vốn đầu tư công vào tăng trưởng, hàm sản xuất thường được để
ở dạng Cobb-Douglas như sau:
Y
t

= A
t
L
t

α
K
t

β
G
t
δ
F
φ
(1)
trong đó:Y = sản lượng ; L = số lượng lao động input; K = lượng vốn tư nhân;G= lượng
vốn đầu tư của chính phủ; A = năng suất toàn bộ nhân tố; α , β ,δ và φ là các hệ số co dãn
theo sản lượng lần lượt của lao động và vốn : vốn đầu tư tư nhân, vốn đầu tư chính phủ
và vốn đầu tư FDI;
Phương trình có thể viết lại dưới dạng tuyến tính như sau:
Ln Y
t
= LnA
t
+ αLnLD
t
+ βLnK
t
+ δLnG

t
+ φLnFDI
t
+ u
t
(2)
Hay:
LnA
t
= Ln Y
t
- αLnLD
t
+ βLnK
t
+ δLnG
t
+ φLnFDI
t
+ u
t
(3)
Bên vế trái của phương trình (3) được gọi là “phần dư” hay “TFP” bao gồm yếu tố công
nghệ, yếu tố thể chế kinh tế và một số yếu tố khác ngoài sự đề cập của mô hình (3). Hiện
nay, yếu tố TFP được xem là đại diện cho yếu tố công nghệ và được đánh giá như là yếu
tố chất lượng tăng trưởng kinh tế. Do đó, phương trình (3) đề cập rằng tăng trưởng trong
sản lượng thực có sự đóng góp từ hai nguồn chính : nhân tố tăng trưởng và TFP.
Mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

GVHD:Th.sNguyễn Khánh Duy

28

Theo như phương trình (2): A là những yếu tố chưa được đề cập đến trong mô hình.
α,β,δ và φ lần lượt là hệ số co dãn từng phần của GDP theo lao động, vốn đầu tư tư
nhân, vốn đầu tư công và vốn FDI.
Phương trình (2) được viết lại như sau:
y
t
= c
t
+αLD
t
+βK
t
+δG
t
+ φFDI
t
+u
t
(4)
Trong đó:
c
t
: là hệ số độc lập với các biến khác trong mô hình.
Y
t
, L
t
, K

t
, G
t

, FDI
t

: là lograrit tự nhiên của GDP và các nhân tố đầu vào:lao động, vốn
đầu tư tư nhân, vốn đầu tư nhà nước và vốn FDI.
u
t
: sai số của tất cả các nhân tố không giải thích được.
4.2. Dữ liệu trong nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu hằng năm trong giai đoạn 1985 -2010.Nguồn số liệu
được lấy từ cục thống kê TP. HCM, IMF và World Bank. Số liệu về GDP, vốn đầu tư
khu vực công và khu vực tư nhân, FDI được lấy theo giá so sánh 1994. Theo các bài
nghiên cứu khác thường sử dụng số giờ lao động để tính toán nhân tố đầu vào này. Tuy
nhiên, do không nhận thấy khác biệt nhiều trong sử dụng dữ liệu giờ làm việc hay số lao
động đang làm việc; hơn nữa, để thuận tiện cho việc thu thập dữ liệu, bài nghiên cứu này
sử dụng số liệu số lượng lao động hằng năm. Các số liệu này sau khi được thu thập sẽ
được xử lý bằng cách lấy logarithms tự nhiên.





Mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

GVHD:Th.sNguyễn Khánh Duy
29


4.3. Phân tích kết quả của mô hình
Kết quả của phương trình (4) như sau:
Ŷ = -0.9257+ 0.0903 G + 0.1704K + 0.9592LD + 0.062FDI (*)
(0.6558) (0.0150 (0.0006) (0.0011) (0.0072)
R
2
= 0.997
với con số trong ngặc là thống kê t.
Phương trình trên cho thấy, cả đầu tư tư nhân và đầu tư công đều có tác động tích cực đến
mức sản lượng và đều có ý nghĩa ở mức 5%. Cụ thể là với giả định các yếu tố khác không
đổi thì khi tăng 1% vốn đầu tư công sẽ dẫn đến tổng sản lượng tăng 0.09%. Đối với đầu
tư tư nhân khi tăng 1% vốn sẽ dẫn đến tăng 0.17% trong tổng sản lượng với giả định các
yếu tố còn lại không đổi. Cũng theo mô hình, đóng góp của vốn FDI vào tổng sản lượng
là ít nhất trong các nhân tố vốn, chỉ có (0.06%). Điều này cũng phù hợp với việc phân
tích hệ số ICOR ở trên. R
2
=0.997 có nghĩa 99.7% sự thay đổi của tổng sản lượng quốc
gia được giải thích bởi các nhân tố trong mô hình. Điều này là khá nhất quán với các
nghiên cứu khác về Việt Nam, theo đó, tăng trưởng kinh tế đạt được chủ yếu từ việc
tăng đầu tư, bao gồm cả đầu tư tư nhân,FDI và đầu tư nhà nước.
Xét về hiệu quả đóng góp của nhân tố vốn và lao động vào tổng sản lượng, thì có thể thấy
nhân tố lao động đóng góp hiệu quả hơn vào tổng sản lượng. Theo phương trình (*), nếu
1% tăng lên của lao động có thể làm tăng 0.96 % tổng sản lượng với mức ý nghĩa 1%.
4.4. Kiểm định ràng buộc tuyến tính
Sử dụng Wald test để kiểm định các giả thuyết về các mối quan hệ của các hệ số trong
mô hình. Các giả thuyết trong kiểm định này được viết như sau:
H
0
: α+β+δ +φ = 1

H
1
: α+β+δ +φ ≠1

×