Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Ôn tập ngữ văn nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.32 KB, 25 trang )

Đề 1
Câu 1 (2 điểm): Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Lui
Aragông?
a. Cuộc đời: Lui Aragông (1897-1982) sinh tại Paris, thuở nhỏ sống với mẹ và bà ngoại mà
ông luôn lầm tưởng là chị nuôi và mẹ nuôi.
- Ông nhập ngũ năm 1917 khi đang học Đại học Y khoa. Đại chiến I kết thúc, ông giải ngũ
với tâm trạng chán chường, mệt mỏi.
- Năm 1939, Đại chiến II bùng nổ, ông tham gia để bảo vệ Tổ quốc.
- Hai cuộc chiến tranh để lại những day dứt trong tâm trạng và cả những trang viết của ông.
- Ông may mắn gặp được lý tưởng Cộng sản, trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Pháp và
từ đó cống hiến hết mình cho lý tưởng và văn học.
- Ông gặp Enxa - một phụ nữ gốc Do thái. Enxa trở thành người bạn đời, người đồng chí,
nguồn cảm hứng cho thi ca của ông.
- Aragông được đánh giá là một trong những cánh chim đại bàng của văn học thế kỉ XX.
- Aragông được trao giải thưởng Hòa bình quốc tế Lênin năm ông 60 tuổi.
b. Sự nghiệp văn học: Aragông có một sự nghiệp sáng tác phong phú với hai thể loại: Thơ
và tiểu thuyết.
* Thơ: Nát lòng (1941); Đôi mắt Enxa (1942), Anh chàng say đắm Enxa (1963)
* Tiểu thuyết: Những khu phố đẹp(1936), Những hành khách trên xe (1943), Tuần lễ
Thánh(1958).
Trong những sáng tác của ông, tình yêu và lý tưởng luôn hòa quyện để tạo nên sức hấp dẫn
độc đáo.
Câu 2 (3 điểm): Nhận xét ngắn gọn về tình huống độc đáo trong truyện Vợ nhặt của
Kim Lân.
a. Anh Tràng xấu xí, thô kệch, nghèo hèn dân xóm ngụ cư, trong một ngày đói thảm thiết
của năm 1945 đã "nhặt" được vợ. Đó là một tình huống trớ trêu nhưng giản dị gần với sự
thật đời thường. Tình huống trong Vợ nhặt được coi là giàu ý nghĩa, có tác dụng làm nổi
bật giá trị tư tưởng tác phẩm. Tình huống này được khai thác triệt để làm nổi rõ dụng ý
nghệ thuật mà vẫn tự nhiên không gượng ép
- Cuộc "rước dâu" (Tràng dẫn vợ về nhà) diễu qua trước mắt cả làng. Sự kết hợp của họ đã
đem lại sinh khí cho cái làng đầy tử khí này.


- Đêm tân hôn có tiếng cười rúc rích của đôi vợ chồng trẻ át đi tiếng khóc hờ của những
nhà có người chết. Ngọn đèn dầu thắp sáng vừa ấm cúng vừa rạng rỡ xua đi cái lạnh lẽo và
tăm tối ngoài trời.
- Ngôi nhà sạch sẽ, ang nước đầy ắp, tiếng chổi quét sân của người vợ mới... đem lại bao
nhiêu hi vọng cho ngần ấy người.
b/ Tình huống truyện đã góp phần không nhỏ cho tư tưởng nhân đạo tỏa sáng. Cuộc hôn
nhân của Tràng là sự thách thức quyết liệt, là khát vọng sống còn và khát vọng kiếm tìm
hạnh phúc của những con người nhỏ bé. Điều này có ý nghĩa lớn lao trong bối cảnh sự tê
liệt, tuyệt vọng và bức bối của hàng triệu người Việt Nam lúc bấy giờ.
Tình huống truyện cũng tạo cơ hội cho những con người tầm thường khốn khổ, tưởng như
vì đói khát mà mất hết nhân cách, bỗng nhiên được phát hiện những phẩm giá đáng trọng.
Họ sẵn sàng sẻ chia, yêu thương trân trọng nhau ngay bên bờ cái chết. Họ dìu nhau qua đói
khát, chết chóc để hướng về một ngày mai tươi sáng. Tình yêu và sự sống đã thôi thúc họ
đi tới tự cứu lấy mình.
Câu 3 (5 điểm): Phân tích cái hay, cái đẹp trong đoạn thơ sau:
Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son.
(Trích Việt Bắc - Tố Hữu, Văn học 12- tập một, tr.154-155, NXB Giáo dục Hà Nội, 2005)
1. Mở bài:
Việt Bắc là bài thơ lục bát gồm 150 câu, được Tố Hữu hoàn thành tháng 10-1954, vào
đúng dịp các cơ quan Trung ương về tiếp quản Thủ đô. Việt Bắc là khúc tâm tình của kẻ ở
người đi với bao lưu luyến và ít nhiều suy tư. Việt Bắc là bài thơ rất tiêu biểu cho phong
cách và hồn thơ Tố Hữu. Cái hay của 8 câu thơ có thể gói gọn trong 4 chữ: ý, tình, lời,
nhạc.

2. Thân bài:
a, Nét chung của Việt Bắc là nghĩa tình gắn bó thủy chung, là lòng biết ơn mảnh đất và
những con người đã 15 năm nuôi dưỡng, chở che cho những người chiến sỹ Cách mạng.
Hình ảnh Việt Bắc vừa cụ thể, vừa đặc trưng, hiện ra thật xúc động:
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Những câu thơ vừa dân dã vừa cổ điển, cô đúc, vừa dìu dặt, da diết vừa thân thương, ràng
buộc... Cái chung và cái riêng không còn ranh giới.
Nỗi nhớ được nhắc tới rất nhiều, nó có trong cả người ở lẫn người đi, trong lời đáp và
trong câu hỏi, nỗi nhớ cồn cào, da diết, nằm sâu trong tiềm thức bởi chưa xa đã nhớ.
b, Lời thơ (hay ngôn ngữ thơ) của Việt Bắc là thứ ngôn ngữ mang hơi thở ca dao, của
những lời giao duyên, đối đáp giữa trai và gái.
Ta - mình là hai nhưng đôi khi cũng chỉ là một. Sự chuyển hóa của 2 ngôi khiến người đọc
hiểu “mình” cũng là “ta” và ngược lại. Cuộc tâm tình giữa 2 người đôi khi biến thành cuộc
tự tình. Tâm trạng phân ly, nỗi băn khoăn giữa cái đã qua và cái sắp tới giữa phần “đi” và
phần “ở” trong mỗi con người được nhà thơ khai thác rất tài tình qua từ “mình”. Mình là
bản thân, là ta, nhưng cũng có thể là người khác, một người thân thiết ví như bạn đời chẳng
hạn.
Vậy đây là lời nhắn nhủ của người ở lại hay niềm trăn trở của kẻ ra đi? Có lẽ cả hai và vì
thế ý thơ không chỉ là phân ly, lưu luyến mà còn có cả những dự cảm về tương lai: sự hy
sinh, mất mát, những tháng ngày gian khổ của cuộc kháng chiến, của cha anh, liệu có còn ý
nghĩa với những thế hệ sau? Nhà thơ nhạy cảm và sâu sắc biết bao.
Trong 8 câu thơ có 2 từ "về, đi" được lặp lại, có gì đặc biệt trong 2 từ này? "Về, đi" đều chỉ
một hướng: về xuôi, về Hà Nội, nhưng cách dùng nó thật là tinh tế. Mình đi- nơi này là
gốc, là quê hương, Việt Bắc đã quê hương của ta rồi. Mình về- nơi ấy- Hà Nội- mới thật sự
là chỗ của ta, là cội nguồn của ta. Sự lẫn lộn trong lý trí, tình cảm: nơi ấy, nơi này đều thân
thuộc, đều có một phần đời của ta.
c. Cái làm nên chất thơ của Việt Bắc và của đoạn này chính là nhạc. Chính nhạc điệu làm
cho câu lục bát ngân nga, trầm bổng réo rắt, thấm sâu vào tâm tư. Ở đoạn này câu 8 nào

cũng cân xứng, có 2 vế đối nhau mà vừa nhấn mạnh ý vừa làm cho câu thơ nhịp nhàng, dìu
dặt như lời ru vậy.
Mưa nguồn suối lũ/ những mây cùng mù
Hắt hiu lau xám/ đậm đà lòng son.
Vế 1 nhờ vế 2 mà nổi bật. Những vế đối này khác với ca dao nhưng lại rất gần với lục bát
của Nguyễn Du.
3. Kết bài:
Với Tố Hữu, lý tưởng gần gũi, hòa quyện với tình yêu (nhân dân -đất nước -quê hương), tự
lúc nào đã biến thành tình nghĩa và Việt Bắc đã trở thành khúc ca ân tình thủy chung của
con người Việt Nam trong một thời điểm đáng nhớ.
Đề 2
Câu 1 (2 điểm):
Chỉ mẹ là niềm vui, ánh sáng diệu kỳ
Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước.
(Trích Thư gửi mẹ - Êxênin, Văn học 12 - tập hai tr.55, NXB Giáo dục, 2004).
Anh, chị hiểu hai câu thơ trên như thế nào?
Có thể hiểu 2 câu thơ này của Ê-xê-nin như sau:
a. Mẹ là người cứu giúp con trong hoạn nạn khổ đau. Mẹ đem lại niềm vui, niềm tin cho
con. Mẹ là nguồn ánh sáng soi đường chỉ lối đem lại nguồn sống cho con.
b. Từ cách biểu hiện ý nghĩa trực tiếp như trên về 2 câu thơ có thể suy ra những cách hiểu
khác, sâu và xa hơn.
- Mẹ vừa là người sinh ra mình, vừa có thể hiểu đó là nguồn cội, quê hương gia đình - Tổ
quốc. Tác giả đặt toàn bộ niềm tin yêu vào mẹ.
- Cách lặp lại từ "chỉ” 2 lần vừa khẳng định (mẹ) vừa phủ định (niềm tin tôn giáo - Chúa
trời hay có thể hiểu những gì xa vời không có thật) nhất là khi đọc 2 câu trên 2 câu thơ này:
Cũng đừng dạy con nguyện cầu vô ích.
Với cái cũ xưa, không quay lại làm chi
Chỉ mẹ là niềm vui, ánh sáng diệu kì
Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước
Câu 2 (3 điểm): Giải thích ý nghĩa nhan đề truyện Rừng xà nu của Nguyễn Trung

Thành.
a. Rừng xà nu được Nguyễn Trung Thành (bút danh của Nguyên Ngọc) viết năm 1965 khi
đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam. Dụng ý của tác giả là biểu dương cuộc chiến
tranh nhân dân vĩ đại của các dân tộc Tây Nguyên.
b. Rừng xà nu- cây xà nu 1 loại cây quen thuộc của Tây Nguyên được sử dụng xuyên suốt
tác phẩm vừa có ý nghĩa hiện thực vừa tượng trưng.
* Đó là loài cây khỏe, giàu sức sống, ham ánh nắng và khí trời, giống như người Xôman
yêu tự do, bất khuất luôn vươn lên giành sự sống.
* Cây xà nu có sức chịu đựng ghê gớm không thế lực nào hủy diệt được. Cũng như dân
làng Xôman, thế hệ này nối tiếp thế hệ trước, người này ngã xuống, người kia lại đứng lên.
Cây xà nu phát triển thành rừng, che chở cho làng, ngăn bước quân thù, cũng như người
làng Xôman đoàn kết nhau quyết tâm giữ gìn buôn làng.
* Rừng xà nu, cây xà nu có mặt trong tác phẩm như một chứng nhân lịch sử, một biểu
tượng nghệ thuật kì vĩ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Câu 3 (5 điểm): Phân tích vẻ đẹp người lái đò trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của
Nguyễn Tuân.
1. Mở bài:
Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn có phong cách độc đáo và ảnh hưởng sâu rộng
đối với văn nghệ sĩ Việt Nam. Ông thường đi nhiều, viết nhiều. Tùy bút sông Đà là kết quả
chuyến đi thực tế của ông lên Tây Bắc. Người lái đò sông Đà tôn vinh vẻ đẹp thuần hậu,
chất phác nhưng kiên cường dũng cảm và rất đỗi tài hoa của con người lao động giữa đời
thường.
2. Thân bài:
a, Người lái đò sông Đà mang vẻ đẹp chất phác, khỏe khoắn, thuần hậu của người lao
động.
- Ông lái đò đã 70 tuổi nhưng khỏe mạnh, rẳn rỏi "tay ông lêu nghêu như cái sào, giọng ào
ào như tiếng nước, nhỡn giới vòi vọi, cái đầu quắc thước, thân hình gọn quánh như chất
sừng, đôi cánh tay trẻ tráng..." Đó là con người được tôi luyện trong nắng gió sương sa.
- Bản tính ông cần cù chịu khó làm nghề hơn 10 năm, thuộc sông như thuộc lòng bàn tay,
ông say mê nghề nghiệp, "chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy cái

cuống lái tưởng tượng”.
b. Người lái đò sông Đà thực sự là người chiến sĩ trên mặt trận sông nước.
- Chiến trường ở đây không tiếng súng, không có kẻ thù cụ thể, chỉ có sóng, gió, đá ngầm
nhưng đó là một kẻ thù đáng sợ.
- Ông lái tỏ rõ là một chiến sĩ lão luyện đầy kinh nghiệm, kiểu kẻ thù. "Trên dòng sông Đà,
ông xuôi ngược hơn một trăm lần... nhớ tỉ mỉ như đinh đóng vào lòng tất cả những luồng
nước của tất cả các con thác hiểm trở”. "Sông Đà như một thiên anh hùng ca mà ông thuộc
đến cả cái chấm than, chấm câu và những đoạn xuống dòng!"
Ông lái còn là một chiến sĩ kiên cường, dũng cảm. Sức nước mạnh mẽ của sông Đà ngầm
chứa trong nó bao nguy hiểm cho con người "cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả
xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc.
Thuyền bè không cẩn thận, bị nó hút xuống mất tăm". Thạch trận hiểm trở: đá ở đây từ
ngàn năm mai phục lòng sông, có thuyền nào qua là nhổm dậy vồ lấy thuyền, đánh cho tan
xác.
- Ông lái điều khiển con thuyền vượt qua thạch trận với nhiều cửa sinh cửa tử. Ông chiến
đấu hàng trăm trận với nó, không chút sợ hãi, "cứ như không", ngoài lòng dũng cảm, người
chiến sĩ vượt thác còn cần phải mưu trí, biết dùng "binh pháp".
c. Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân còn là người nghệ sĩ tài hoa.
- Dòng sông Đà hung dữ luôn tạo ra những bất ngờ cho con người, mỗi lần vượt sông là
một lần sáng tạo để đối phó với mối nguy hiểm mới. Ông lái phải chuyện cho "tay lái ra
hoa" (chữ của Nguyễn Tuân).
- Cuộc vượt thác trở thành cuộc biểu diễn nghệ thuật hoàn hảo, chính xác đẹp mắt trong
từng cử chỉ, động tác.
- Ông lái đò biểu diễn cuộc vượt "thạch trận" bằng phong thái tự tin bình tĩnh, "ngày nào
cũng giành lấy cái sống từ những cái thác nên không còn gì là hồi hộp đáng nhớ", xong
một cái là "sóng nước xèo xèo tan trong trí nhớ".
d. Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân là con người vô danh, chẳng ai biết đến, nhưng
ông thực sự đáng tôn vinh, vì có những phẩm chất của con người chân chính. Có chút gì
giống nhau giữa nhân vật của Nguyễn Tuân với ông già đánh cá trong "Ông già và biển cả"
của Hêminguây.

3. Kết bài:
Vẻ đẹp của con người lao động, con người vô danh được coi là khám phá của Nguyễn
Tuân khi viết về cuộc sống mới, con người mới. Cảm hứng vô tận của văn chương chính là
con người và cuộc đời đang hiện hữu quanh ta.
Tác giả
Nguyễn Tuân (1910 – 1987) xuất thân trong một gia đình nhà nho ở Hà
Nội. Tác phẩm tiêu biểu nhất: “Vang bóng một thời” (1933), “Sông Đà”
(1960), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi…
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: tài hoa, độc đáo và uyên bác.
Cái đẹp, cái thiên lương trong cuộc đời được ông nói đến với tâm hồn nghệ
sĩ đích thực, với cái nhìn phát hiện và đầy sáng tạo. Văn của ông, chữ nghĩa
của ông giàu có, tài hoa. Chuyện xưa và nay, chuyện trên rừng dưới biển,
chuyện làm ăn, thú ăn chơi tao nhã… đến đặc sản, thổ ngơi, chuyện người,
chuyện cây cỏ… từ rượu đến hoa, từ giò chả đến phở… được ông nói đến
thật hay. Người đọc cảm thấy tâm hồn mình giàu có thêm lên qua từng trang
văn độc đáo của ông, để yêu hơn, tự hào hơn đất nước, con người và nền văn
hoá Việt Nam.
Ca ngợi sông Đ , núi rà ừng Tây Bắc vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, đồng b o à
Tây Bắc cần cù, dũng cảm, rất t i tà ử, t i hoa.à
Nội dung
1. Con sông Đà hùng vĩ, dài trên năm trăm cây số, hiểm trở với hàng
trăm thác ghềnh mang những cái tên cổ sơ, xa lạ (Hát Loóng, thác Giăng,
Hót Gió, Mó Tôm…). Ở ghềnh Hát Loóng “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô
gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè…!”. Âm thanh tiếng thác nghe ghê rợn
như tiếng rống của hàng ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu,
tre nứa bị cháy. Sông Đà có nhiều thạch trận, nhiều cửa tử ít cửa sinh, với
những thần sông, thần đá trấn giữ “nhổm cả dậy vồ lấy thuyền”, đánh hồi
lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chổ hiểm chực “đòi ăn chết cái
thuyền”. Luồng nước vô sở bất chí, dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh
trên sông đầy thác ghềnh, thạch trận. Những ông tướng đá mặt xanh lè đáng

sợ.
Nhịp điệu câu văn dồn dập. Từ tượng thanh, từ tượng hình, những ẩn dụ so
sánh, tiếng nói đời thường sông nước, ngôn từ nhà bình, thể thao thể dục,
điện ảnh… được ông vận dụng để miêu tả thác ghềnh, gây ấn tượng về sự dữ
dội, hiểm trở, hùng vĩ của sông Đà.
Sông Đà còn mang vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng “tuôn dài tuôn dài như một
áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc, ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở
hoa ban hoa gạo tháng hai”. “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích. Mùa thu nước
sông Đà lừ lừ chín đỏ”. Nguyễn Tuân gọi sông Đà là một cố nhân. Cảnh ven
sông ở thượng nguồn lặng tờ. Có bầy hươu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương.
Cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Có đoạn, có
khúc sông: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử - Bờ sông hồn nhiên như
một nỗi niềm cổ tích ngày xưa”.
Một về cố thi, một câu đồng dao, một câu thơ Đường, một vài câu thơ của
Tản Đà của Nguyễn Quang Bích được Nguyễn Tuân lựa chọn đưa vào, cho
thấy ông là một cây bút rất sành điệu, tài hoa dẫn dắt người đọc chiếm lĩnh
vẻ đẹp sông Đà với tình yêu sông núi, giang sơn.
2. Người lái đò sông Đà
- Làm ăn giỏi, hơn 10 năm cùng con thuyền xuôi ngược sông Đà. Thông thuộc thác
ghềnh, thuộc địa hình dòng sông như thuộc bàn tay mình.
- Chiến thắng thần sông, thần đá, chinh phục mọi cửa tử cửa sinh. Dũng cảm và tài ba
đưa con thuyền “vút qua cổng đá cánh mở, cánh khép”, như một mũi tên tre xuyên nhanh
qua hơi nước”… làm cho tên tướng đá “tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng…”. Có lúc bị
luồng nước đánh đòn ác hiểm. “hột sinh dục vụt muốn thọt lên cổ”, nhưng ông vẫn bình
tĩnh, tỉnh táo điều khiển con thuyền thoát hiểm.
- Rất tài tử. Sau một ngày dài đọ trí thi tài với thần sông thần đá, ông ung dung đốt lửa
trong hang đá, nước ống cơm lam, nói về cá anh vũ, những hầm cá hang cá mùa khô nổ
những tiếng to như mình bộc phá rồi cá túa ra đầy tràn ruộng. Lúc ngừng chéo, ông chẳng
hề bận tâm về chuyện vượt thác, chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ, quân
tợn vừa rồi.

- Một chân dung tuyệt đẹp: Tuổi đã 70 mà cánh tay còn “trẻ tráng”, tóc bạc, cái đầu quắc
thước, thân hình cao to, “gọn quánh như chất sừng, chất mun”. Tiếng nói âm vang át cả
sóng nước. Ngực, vai có những vết chai như những củ nâu mà Nguyễn Tuân gọi đó là thứ
“huân chương lao động siêu hạng”, với thái độ cảm phục ngợi ca.
Kết luận
Người lái đò sông Đà thể hiện phong cách nghệ thuật tài hoa tài tử, uyên bác, độc đáo
trong thể tuỳ bút của Nguyễn Tuân – con sông Đà là hình hài của Tổ quốc thân yêu. Người
lái đò là hình ảnh con người Tây Bắc rất dũng cảm, cần cù và tài ba. Ông đã đem tình yêu
sông núi, tự hào về nhân dân để viết nên một trang hoa, tờ hoa đích thực. Đọc Nguyễn
Tuân mà ta nhớ Tản Đà:
“Dải sông Đà bọt nước lênh bênh
Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình”
.Mở bài
Trước khi Sông Đà trở thành dòng sông ánh sáng, nguồn cảm hứng cho
thơ, nhạc, hoạ… thì con sông ấy đã tuôn chảy trên nhiều trang văn của
Nguyễn Tuân. Tài năng, phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễt Tuân đã
biến dòng sông ấy trở nên hấp dẫn, gợi cảm cho người đọc.
II. Thân bài :
1. Lai lịch sông Đà
Nguyễn Tuân là người rất mực tài hoa. Nhà văn đòi hỏi mỗi trang viết
phải thật sự nghệ thuật và độc đáo. Đến với sông Đà, dường như ngòi bút
Nguyễn Tuân đã gặp được điều tâm đắc, mảnh đất tốt để ngòi bút của ông
tung hoành bời con sông đó mang một cá tính độc đáo :
Chúng thuỷ giai đông tẩu
Đà giang độc bắc lưu
(Mọi con sông đều chảy theo hướng đông,
Chỉ có sông Đà theo hướng Bắc)
(Nguyễn Quang Bích)

Sông Đà dưới ngòi bút Nguyễn Tuân trở nên một nhân vật có diện mạo,

có tâm địa vừa hung bạo, vừa hết sức trữ tình.
2. Hình tượng con sông hung bạo
- Khi hung bạo, sông Đà là kẻ thù số một sẵn sàng cướp đi mạng sống
con người, có tâm địa độc ác như người dì ghẻ. Để khắc hoạ tính cách của
sông Đà, tác giả đã dựng lại khúc sông nguy hiểm :
+ Đó là đoạn cảnh đá bờ sông dựng đứng vách thành: chẹt lòng sông Đà
như một cái yết hầu. Đó là quãng Hát Loóng dài hàng cây số nước xô đá, đá
xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào
cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đây. Lại
một đoạn sông khác, sông Đà là cái hút nước xoáy tít. Có những thuyền đã
bị nó hút tụt xuống, thuyền trồng cây chuối ngược rồi vụt biến đi dến mười
phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới.
+ Nhưng dữ dội nhất là ở những thác đá. Nguyễn Tuân đã buộc sự dữ
dội, nham hiểm của sông Đà phải hiện lên thành hình và gào thét bằng trăm
ngàn âm thanh. Chưa thấy sông nhưng người ta đã bị đe doạ bởi tiếng thác
nước nghe như oán trách gì, rồi lại như van xin, rồi lại như khiêu khích,
giọng nghe gằn mà chế nhạo. Tác giả đã dựng lại cuộc thuỷ chiến giữa sông
Đà và người lái đò để lột tả cho được tính hung bạo của nó và tài nghệ của
người lái đò. Thác đá được xếp thành từng tuyến mà nhà văn gọi là thạch
trận, nhằm ăn chết cái thuyền đơn độc. Ở tuyến một, thác đá mở ra năm cửa
trận, bốn cửa tử, một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn. Ở tuyến hai,
tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại nằm bên
phía hữu ngạn. Ở tuyến ba, bên phải bên trái đều là luồng chết, luồng sống
nằm ở giữa. Người lái đò phải nhắm đúng luồng sinh để vượt qua.
- Một trong những nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là không
thích sự bằng phẳng, nhợt nhạt. Bởi thế, khi khắc hoạ sông Đà hung bạo,
Nguyễn Tuân đã dùng hết bút lực để dường như thi tài với tạo hoá. Ông
dùng những câu góc cạnh, giàu tính tạo hình, những câu nhiều động từ mạnh
nối tiếp nhau, dồn dập : Mặt trước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ
gãy cán chèo võ khí trước cánh tay mình. Nhà văn sử dụng lối nói ví von, ẩn

dụ, tượng trưng, liên tưởng đầy bất ngờ, chính xác, thú vị. Ông tả những hòn
đá trông nghiêng thì y như là đang hất hảm hỏi cái thuyền phải xưng tên
tuổi, một hòn đá khác thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào.
- Nhưng cũng chính trên những trang văn tả sông Đà hung bạo, người đọc
bắt gặp nhiều tự hào của tác giả về Tổ quốc hùng vĩ, giàu đẹp. Có thể nghe
thấy trong đoạn văn ấy âm hưởng của những khúc ca ca ngợi sức mạnh tự
nhiên thật hoang dại mà cũng hết sức tự do, hào phóng.
3. Hình tượng con sông trữ tình
Bên cạnh tính cách hung bạo, dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, con sông Đà
lại rất trữ tình, gợi bao cảm xúc làm mê say lòng người. Khi trữ tình, sông
Đà hiền hoà, mềm mại, huyền ảo như mái tóc của một phụ nữ kiều diễm :
con sông tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong
mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mây mù
khói núi Mèo nương xuân.
- Không chỉ đẹp ở hình dáng, sông Đà còn gợi cảm ở màu sắc, mà tác giả
đã bao lần dày công quan sát mới nói hết được vẻ độc đáo ấy: Mùa xuân
dòng sông xanh ngọc bích (nghĩa là một màu xanh trong và sáng); mùa thu
nước sông Đà lừ lừ chín đổ như mặt người bâm đi vì rượu bữa
- Đặc biệt là không khí hoang dại, tĩnh lặng : Bờ sông hoang dại như bờ
tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Đề lột tả
không khí đầy thơ ấy. Nguyễn Tuân đã tả đàn hươu ngẩng đầu ngơ ngác mơ
một tiếng còi sương, và cái nắng tháng ba Đường thi Yên hoa tam nguyệt há
Dương Châu, gợi tâm sự của người tình nhân chưa quen biết !
- Lúc này, không thấy đâu con sông Đà diện mạo và tâm địa độc ác, mà
chỉ thấy tình cảm của dòng sông đối với con người như một cố nhân, xa thì
thấy nhớ thương, gặp lại thì thấy mừng vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.
Còn con sông lại mang bao rung động yêu thương như nhớ những hòn đá xa
xôi để lại nơi thượng nguồn.
- Khi tả con sông Đà trữ tình, Nguyễn Tuân đã sử dụng những câu văn
nhẹ nhàng, êm ái. Câu ngắn, vị ngữ diến tả trạng thái bình lặng, để lại trong

lòng người âm hưởng mênh mang, thơ mộng.
III. Kết luận :
Dưới ngòi bút tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân, con sông Đà hiện
lên thật sinh động với hai tính cách hung bạo và trữ tình. Ẩn đằng sau những
câu chữ là niềm tự hào của nhà văn về đất nước giàu đẹp. Đây cũng là cách
tôn vinh con người, vì chính ở nơi đầu sóng ngọn gió ác liệt ấy, con người
đã chinh phục và chế ngự thiên nhiên để ngày nay sông Đà trở thành nguồn
tài nguyên cho Tổ quốc.
I. Mở bài
Trong tác phẩm Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã khắc hoạ con
sông Đà thơ mộng đầy sức sống, vừa dữ dội, mãnh liệt, vừa trữ tình, thơ
mộng. Và, trên dòng sông ấy, hiện lên sừng sững người lái đò hiên ngang,
vững chãi, tự do và đẹp như một huyền thoại. Hình tượng người lái đò đã
mang đậm phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân, nhà văn luôn
say mê cái đẹp và suốt đời đi tìm cái đẹp
II. Thân bài
1. Lai lịch và ngoại hình người lái đò sông Đà

×