Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Quan hệ xã hội và kết quả IPO các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN QUỐC ĐẠT

QUAN HỆ XÃ HỘI VÀ KẾT QUẢ IPO
CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HÓA
TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành
Mã số chuyên ngành

: Tài chính – Ngân hàng
: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học:

TS. VÕ HỒNG ĐỨC

TP.Hồ Chí Minh, Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng, luận văn “Quan hệ xã hội và kết quả IPO các doanh
nghiệp Nhà nước cổ phần hóa tại Việt Nam” này là bài nghiên cứu của chính tôi.

Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.


Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

TP.Hồ Chí Minh, Năm 2016

NGUYỄN QUỐC ĐẠT

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn ngọt ngào nhất đến người vợ yêu quý của tôi.
Người đã luôn sát cánh bên tôi, luôn động viên, an ủi tôi trong những lúc bài nghiên cứu
rơi vào bế tắc. Người đã âm thầm san sẻ hầu như toàn bộ các công việc nhà để tôi có thể
toàn tâm toàn lực hoàn thành khóa học cũng như hoàn thành bài nghiên cứu này một cách
tốt nhất.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Võ Hồng Đức. Từ lúc gặp thầy
và vinh dự khi được thầy nhận hướng dẫn, tôi đã học hỏi rất nhiều từ thầy không chỉ là
những tri thức mà còn là những kỹ năng cần thiết trong công tác nghiên cứu khoa học.
Trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu, thầy lúc nào cũng theo dõi rất sát, luôn khuyến
khích, động viên và thúc đẩy tôi để hoàn thành bài nghiên cứu đúng tiến độ. Song song
đó, thầy luôn tạo ra những tình huống để tôi có thể mở rộng thêm các hướng tiếp cận mới
cho bài nghiên cứu. Thêm vào đó, thầy còn là một người rất cẩn trọng, tỉ mỉ trong từng
câu chữ nên tôi đã học hỏi thêm được từ thầy kỹ năng viết mạch lạc và có hệ thống. Chính
những yếu tố đó đã giúp tôi hoàn thành bài nghiên cứu này với chất lượng tốt nhất và cũng
như đáp ứng đúng kỳ hạn mà nhà trường quy định.
Tôi gửi lời cảm ơn đến các anh, các em là những cựu học viên cao học đã tận tình

giúp đỡ tôi giải quyết các vấn đề khúc mắc; chia sẻ cho tôi thêm nhiều kiến thức về kinh
tế lượng cũng như kinh nghiệm thực tế bổ ích trong việc nghiên cứu khoa học.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Lê Thị Thanh Thu (Trưởng khoa
Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Mở Tp.HCM) và cô Trần Thị Việt Hà (Chủ nhiệm
lớp MFB7) đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Sau cùng, tôi cảm ơn tất cả các giảng viên của Khoa Sau Đại học đã tận tình truyền
đạt những kiến thức thiết thực, chia sẻ những kỹ năng cần thiết giúp tôi ngày càng tự tin
hơn trong công việc sau này. Cảm ơn các bạn MFB7 đã cùng tôi đồng hành trong suốt
chặng đường đi tìm tri thức.

ii


TÓM TẮT
Trong những năm vừa qua, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước hiện là một chủ
trương lớn, là biện pháp cơ bản và rất quan trọng trong quá trình cải cách doanh nghiệp
Nhà nước của Chính phủ Việt Nam. Điều này dẫn đến việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra
công chúng (IPO) tại Việt Nam đã diễn ra nhiều; tuy nhiên kết quả chưa đạt được như
mong đợi. Các công ty có uy tín hoặc có mối quan hệ xã hội tốt được các nhà đầu tư chào
đón khi IPO. Vì vậy, một câu hỏi được đặt ra là liệu thực sự kết quả IPO của các doanh
nghiệp cổ phần hóa trong giai đoạn vừa qua có chịu sự tác động bởi mối quan hệ xã hội
của các doanh nghiệp này hay không. Kết quả IPO vừa qua thể hiện rằng, một số doanh
nghiệp đạt kết quả tốt và một số doanh nghiệp khác chưa đạt được kết quả tốt như kỳ
vọng. Việc xem xét tác động của các nhân tố đến kết quả IPO tại các công ty cổ phần tiền
thân thuộc 100% sở hữu Nhà nước thu hút nhiều người quan tâm về mặt xã hội. Tuy nhiên,
chưa có nhiều các nghiên cứu định lượng có liên quan đề cập trực tiếp đến vấn đề này.
Hơn nữa, đây cũng là một vấn đề thú vị mà không phải các quốc gia trên thế giới đều có. Cổ
phần hóa doanh nghiệp nhà nước mang hình ảnh rất Việt Nam.
Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích lượng hóa quan hệ xã hội và sự tác
động của quan hệ xã hội đến kết quả IPO của các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần tại Việt

Nam trong năm 2015. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tìm hiểu và đánh giá mức độ tác
động của các yếu tố khác trong quá trình IPO các doanh nghiệp nhà nước. Nghiên cứu
này lựa chọn hướng tiếp cận lượng hóa quan hệ xã hội giữa công ty và các bên liên
quan với công ty thông qua: các thông tin, số liệu, chỉ tiêu làm nhân tố đại diện được trình
bày trong các báo cáo tài chính, cũng như trong các bản công bố thông tin.
Tồn tại nhận định cho rằng bên trong quá trình công ty kết hợp các yếu tố đầu vào
để tạo ra yếu tố đầu ra để thu lợi nhuận là các quan hệ kinh tế giữa công ty với các bên
liên quan. Mạng lưới quan hệ xã hội của một công ty trong nghiên cứu này được xây dựng
thông qua sáu nhân tố chính (i) Chính quyền, (ii) Đối thủ cạnh tranh, (iii) Đặc tính của
Hội đồng quản trị, (iv) Nhà cung cấp, (v) Đối tác, và (vi) Khách hàng.
Để xem xét cách thức các cá nhân hay các tổ chức cư xử như thế nào thông qua các
mạng lưới quan hệ, nghiên cứu này cũng đã dựa theo ý tưởng cũng như cách lượng hóa xu
iii


hướng đứng trung tâm (centrality) từ các nghiên cứu trước (mức độ- degree; trạng thái
trung gian- betweenness; mức độ gần gũi- closeness; hướng di chuyển- eigenvector; và hệ
số cụm- clustering coefficient). Trước tiên, nghiên cứu sẽ sử dụng mức độ gần gũi
(closeness centrality) để lượng hóa mức độ gần gũi của từng yếu tố đại diện có trong từng
nhân tố chính của mạng lưới. Tiếp theo, mức độ gần gũi của từng nhân tố chính được
lượng hóa bằng trung bình cộng mức độ gần gũi của từng yếu tố đại diện có trong từng
nhân tố chính đó. Cuối cùng, nghiên cứu này sử dụng yếu tố mức độ trung tâm (degree
centrality) để lượng hóa mức độ trung tâm giữa các nhân tố chính với công ty trong mạng
lưới.
Nghiên cứu này đã xây dựng mô hình nhằm tìm hiểu tác động của các nhân tố đến
kết quả IPO của công ty. Trong đó, kết quả IPO là biến phụ thuộc được đo lường bằng tỷ
lệ số cổ phần chào bán thành công trên tổng số cổ phần chào bán. Biến độc lập chính đo
lường mức độ quan hệ của các thành phần liên quan đến kết quả IPO của doanh nghiệp bao
gồm: Socialtie (Quan hệ xã hội của công ty); ROE (Suất sinh lời vốn chủ sở hữu);
ΔVNIndex (Thay đổi của VNIndex trước ngày IPO); P.Offerprice (Giá khởi điểm);

P.Volissued (Khối lượng chào bán); Underwriter (Đơn vị tư vấn IPO); Priceannoun (Số
ngày công bố giá khởi điểm). Các biến độc lập khác đóng vai trò là biến kiểm soát bao
gồm: tốc độ tăng trưởng, kích cỡ công ty, tổ chức họp báo, địa điểm thực hiện IPO, IPO
được thực hiện vào ngày đầu tuần hay cuối tuần, cấp độ cơ quan chủ quản, tuổi đời cổ
phần hóa, đòn bẩy tài chính,và ngành nghề kinh doanh.
Kết quả hồi quy cho thấy Quan hệ xã hội có tác động tích cực đến kết quả IPO của
các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa tại Việt Nam với mức ý nghĩa 5%. Ngoài ra, Tỷ
suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE); và Đòn bẩy tài chính cũng có tác động tích cực đến
kết quả IPO. Trong khi đó, Kích cỡ công ty có tác động ngược chiều đến kết quả IPO.
Nghiên cứu chưa tìm thấy được mức độ tác động mang ý nghĩa thống kê của các nhân tố
còn lại được sử dụng trong mô hình nghiên cứu đến kết quả IPO.

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ....................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ .................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... ix
CHƯƠNG 1 .........................................................................................................................
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 4
1.5. Kết cấu nghiên cứu ...................................................................................................... 4

CHƯƠNG 2 .........................................................................................................................
CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................................................... 6
2.1. Các khái niệm .............................................................................................................. 6
2.1.1. Khái niệm về mối quan hệ .................................................................................. 6
2.1.2. Khái niệm về quan hệ xã hội .............................................................................. 6
2.1.3. Khái niệm về mạng lưới xã hội .......................................................................... 7
2.1.4. Khái niệm về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước............................................ 8
2.1.5. Khái niệm về chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) .......................... 9
2.2. Giới thiệu các lý thuyết chủ đạo trong nghiên cứu về quan hệ xã hội ...................... 10
2.2.1. Lý thuyết đại diện ............................................................................................. 10
2.2.2. Lý thuyết cương vị quản lý............................................................................... 11
2.2.3. Lý thuyết nguồn lực phụ thuộc ......................................................................... 12
2.2.4. Lý thuyết bên hữu quan .................................................................................... 13
2.2.5. Lý thuyết mối liên kết....................................................................................... 14
2.2.6. Lý thuyết vốn xã hội ..........................................................................................15
2.2.7. Lý thuyết lời nguyền của người thắng cuộc .................................................... 16
2.3. Một số nghiên cứu thực nghiệm................................................................................ 17
v


2.3.1. Nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ xã hội .............................................. 17
2.3.2. Nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến kết quả IPO................. 19
2.4. Các nhân tố trong mạng lưới quan hệ ...................................................................... 20
2.4.1. Chính quyền...................................................................................................... 22
2.4.2. Đối thủ cạnh tranh ............................................................................................ 25
2.4.3. Đặc tính của Chủ tịch Hội đồng Quản trị ......................................................... 27
2.4.4. Nhà cung cấp .................................................................................................... 28
2.4.5. Đối tác .............................................................................................................. 29
2.4.6. Khách hàng ....................................................................................................... 31
2.5. Đo lường quan hệ xã hội.......................................................................................... 32

2.6. Tác động của quan hệ xã hội ................................................................................... 36
CHƯƠNG 3 .........................................................................................................................
DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 37
3.1.

Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................. 37

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 39

3.3.

Mô hình nghiên cứu ................................................................................................ 40

3.4.

Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................. 42

CHƯƠNG 4 .........................................................................................................................
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 43
4.1.

Thống kê mô tả dữ liệu ............................................................................................ 43

4.2.

Ma trận tương quan ................................................................................................. 46

4.3.


Kiểm định phương sai của sai số thay đổi ............................................................... 48

4.4.

Kết quả hồi quy ........................................................................................................ 49

CHƯƠNG 5 .........................................................................................................................
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................. 52
5.1. Kết luận .................................................................................................................... 52
5.2. Khuyến nghị ............................................................................................................ 55
5.3. Những đóng góp và hạn chế của đề tài ................................................................... 57
5.4. Hướng nghiên cứu cho các bài nghiên cứu tiếp theo ............................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 59
PHỤ LỤC: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP THỂ HIỆN QUA CHỈ SỐ MỨC ĐỘ TRUNG TÂM ......... 77
vi


DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Cấu trúc các nhân tố trong mạng lưới quan hệ của công ty ............................. 21
Hình 2.2. Bốn góc độ của xu hướng trung tâm................................................................. 32

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Bảng mô tả các nhân tố chính được sử dụng trong nghiên cứu trước đây ....... 22
Bảng 2.2 Bảng mô tả lượng hóa các nhân tố trong mạng lưới quan hệ ........................... 34
Bảng 2.3 Bảng lượng hóa quan hệ xã hội của công ty ..................................................... 35

Bảng 3.1 Bảng mô tả các biến đo lường được sử dụng trong nghiên cứu ....................... 41
Bảng 4.1 Thống kê các doanh nghiệp IPO phân theo ngành nghề kinh doanh ............... 43
Bảng 4.2 Bảng thống kê một số chỉ tiêu về các doanh nghiệp IPO .................................. 44
Bảng 4.3 Bảng thống kê tình hình IPO của các doanh nghiệp ......................................... 45
Bảng 4.4 Bảng thống kê mô tả các biến quan sát ............................................................ 46
Bảng 4.5 Ma trận tương quan giữa các biến .................................................................... 47
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định phương sai của sai số không đổi ........................................ 48
Bảng 4.7 Bảng thống kê chỉ số mối quan hệ xã hội ......................................................... 49
Bảng 4.8 Chỉ số mức độ trung tâm phân theo lĩnh vực kinh doanh ................................ 49
Bảng 4.9 Kết quả hồi qui theo phương pháp FGLS ......................................................... 50

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BoardEx

Bộ dữ liệu về Ban giám đốc và quản lý cấp cao

CRSP

Trung tâm nghiên cứu giá chứng khoán

DPO

Kỳ chuyển đổi các khoản phải trả

FGLS

Phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi


GEMC

Thị trường các doanh nghiệp mới nổi tại Trung Quốc

HNX

Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội

HSX

Sàn giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh

IFMSTs

Mối quan hệ xã hội cấp quản lý giữa các công ty

IPO

Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng

KLCI

Chỉ số chứng khoán Malaysia

NAICS

Hệ thống phân loại ngành nghề Bắc Mỹ

NYSE


Sở giao dịch chứng khoán New York

OLS

Phương pháp bình phương bé nhất

ROA

Tỷ suất sinh lời trên tài sản

ROE

Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu

ROS

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu

S&P400

Chỉ số chứng khoán S&P 400

S&P500

Chỉ số chứng khoán S&P 500

S&P600

Chỉ số chứng khoán S&P 600


SNA

Phân tích mạng lưới xã hội

Upcom

Sàn giao dịch chứng khoán chưa niêm yết

VIF

Hệ số phóng đại phương sai

VNIndex

Chỉ số chứng khoán VN- Index


Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.

Đặt vấn đề nghiên cứu
Theodore Roosevelt, Tổng thống thứ 26 của Mỹ, phát biểu: “Yếu tố duy nhất quan

trọng nhất trong công thức thành công là biết cách giao thiệp với mọi người” (Dương Tố
Dung, 2012). Một câu ngạn ngữ cổ hàm ý rằng “Vấn đề là không phải bạn biết những gì
mà là bạn quen những ai”. Những ý tưởng này dường như đã chứng thực cho việc vận

dụng một cách phổ biến các mối quan hệ xã hội trong việc tìm kiếm các lợi ích kinh tế
(Wang, 2008). Vấn đề trên có thể chỉ đúng một phần đối với các nước phương Tây,
nhưng nó hoàn toàn là “kim chỉ nam” của các nước ở châu Á, đặc biệt là tại Trung Quốc.
Trong đó, “Guanxi”, tức “Mối quan hệ”, đã ăn sâu vào tiềm thức của người Trung Quốc
bởi nền văn hóa truyền thống hàng ngàn năm nay (Zhou và ctg., 2007). Mối quan hệ là
một khái niệm hết sức quan trọng (Gellerstam và ctg., 2010); một nhân tố cần thiết đối
với sự thành công của doanh nghiệp khi thực hiện công việc làm ăn tại Trung Quốc
(Cheng và ctg., 2012).
Nền văn minh - văn hóa lúa nước của các nước Đông Nam Á đã có những đóng
góp quan trọng trong việc hình thành nên các nền văn minh cổ Trung Quốc và Ấn Độ.
Đến những thế kỷ trước và sau công nguyên, hai nền văn minh của nhân loại này đã có
những ảnh hưởng to lớn và để lại những dấu ấn không phai mờ trên diện mạo và quá
trình phát triển của các quốc gia cổ đại Đông Nam Á. Trong tiến trình phát triển của lịch
sử những mối quan hệ đầu tiên ấy đã trở thành quan hệ mang tính truyền thống (Phạm
Đức Dương, 1993). Lin (2013) cũng cho rằng, hầu hết các quốc gia trong khu vực Đông
Á đều bị ảnh hưởng bởi văn hóa truyền thống của Trung Quốc. Sự ảnh hưởng của văn
hóa Trung Quốc đối với văn hóa Việt Nam đã được thảo luận rất lâu và cũng đã có nhiều
các bài viết, công trình khoa học đề cập đến (Trần Thị Hoài Phương, 2013). Thực tế hiện
nay, công việc kinh doanh ở Việt Nam vẫn còn đang phụ thuộc rất nhiều vào các mối
quan hệ (Trương Thị Nam Thắng và ctg., 2011). Việc tạo dựng các mối quan hệ mất
Trang 1


Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
nhiều thời gian và công sức, cũng như cần phải có một mạng lưới liên lạc được phát triển
một cách tốt nhất (Gellerstam và ctg., 2010).
Vấn đề quan trọng được đặt ra ở đây, theo Nông Bằng Nguyên (2009), làm sao
xác định được hoặc so sánh các mối quan hệ giữa các bên là chặt chẽ hay không?
Walther (2015) cho rằng, phân tích mạng lưới xã hội là một trong những ứng dụng rõ
ràng nhất có thể trả lời cho câu hỏi đó. Việc phân tích mạng lưới xã hội cho phép các nhà

nghiên cứu nhận biết một cách chính xác các nhân tố, sơ đồ hóa, phân tích vị trí cấu trúc,
cũng như tầm quan trọng của từng nhân tố đó đối với sự tương tác lẫn nhau trong mạng
lưới (Walther, 2015). Nhờ sự đóng góp quan trọng về mặt lý thuyết từ ngành nhân học,
nơi đã xây dựng lên nền tảng cơ bản cho các nghiên cứu mạng lưới xã hội từ năm 1940
đến những năm 1970; và ngành xã hội học, nơi phát triển các nghiên cứu mạng lưới xã
hội thành chủ đề thịnh hành trong giới khoa học xã hội sau khi ngành nhân học ít đề cập
đến, việc nghiên cứu mạng lưới xã hội (social network) có xu hướng phổ biến hơn trong
kinh tế học (Nông Bằng Nguyên, 2009).
Theo các nhà nghiên cứu về lý thuyết cấu trúc chức năng, con người có thể có một
hoặc nhiều vị trí trong những mối quan hệ xã hội. Thông qua các tương tác xã hội, vị trí
sẽ xác định vai trò của người đó gắn liền với hành vi mà cá nhân đó thực hiện (Nông
Bằng Nguyên, 2009). Quá trình thực hiện những nghiên cứu về phân công lao động trong
xã hội, kết quả cho thấy rằng, hành động của con người là một loại hành vi có tính đến
những hành vi của người khác. Tất cả các hành vi của con người đều nhằm vào việc làm
thế nào để nâng cao các lợi ích kinh tế trước hết cho bản thân họ. Do đó, khi xem xét đến
một hiện tượng, sự kiện, hành động kinh tế nào cũng phải tìm ra được cơ sở xã hội của nó
(Lê Thị Mai, 2008).
Tác động của quan hệ xã hội đến hiệu quả hoạt động của các công ty đã được
chứng minh thông qua rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới. Trong đó, cũng
có một số nghiên cứu về tác động của mối quan hệ xã hội đến kết quả IPO. Tuy nhiên, các
nghiên cứu này thực hiện thông qua hệ thống mạng lưới giao tiếp xã hội (Social networks)
nên chỉ tập trung vào một số yếu tố trong mối quan hệ xã hội: (i) sự chồng chéo trong công
Trang 2


Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
việc trước đây và/hoặc tốt nghiệp cùng trường giữa giám đốc điều hành của hai công ty
(Madureira và ctg., 2015); (ii) phỏng vấn chuyên sâu một số giám đốc về mối quan hệ với
nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, quan chức nhà nước (Sheng và ctg., 2011).
Một ý tưởng nghiên cứu khơi gợi ra một vấn đề là liệu rằng dựa vào các thông tin, số liệu

công ty công bố trong các báo cáo tài chính có thể lượng hóa và đánh giá được mối quan hệ
xã hội của công ty với các bên liên quan hay không? Với cách tiếp cận này, nghiên cứu
cũng góp phần tạo ra một hướng tiếp cận mới trong việc làm sáng tỏ thêm vấn đề còn
nhiều thách thức đối với nhiều nhà nghiên cứu mạng lưới xã hội: “có thực sự tồn tại một
lý thuyết mạng lưới nhằm giải thích tất cả những vấn đề liên quan đến kết nối (tức mối
quan hệ) xã hội?”, hay như “mạng lưới xã hội chỉ mang ý nghĩa ẩn dụ cho các hành động
xã hội?” (Nông Bằng Nguyên, 2009).
Bên cạnh đó, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiện đang là một chủ trương lớn
của Chính phủ Việt Nam. Quá trình này đã cung cấp những biện pháp cơ bản, quan trọng
trong quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước. Được triển khai từ năm 1992, trải qua
các giai đoạn từ thí điểm, mở rộng đến đẩy mạnh cổ phần hóa nhằm tái cơ cấu doanh
nghiệp Nhà nước đến nay đã có hơn 4,300 doanh nghiệp được cổ phần hóa (Nguyễn Thị
Luyến, 2015). Do đó, Ngân hàng Thế giới (2014) cho rằng số lượng các công ty niêm yết
thông qua việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Việt Nam sẽ tăng
nhanh chóng. Vấn đề IPO tại các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa hiện cũng đang
được nhiều người quan tâm.
Thực tế cho thấy, các công ty nổi tiếng hoặc có mối quan hệ xã hội tốt thì được
các nhà đầu tư chào đón khi IPO. Vì vậy, thực sự kết quả IPO của các công ty này có bị
tác động bởi mối quan hệ xã hội của nó không? Việc nghiên cứu tác động của quan hệ xã
hội và kết quả IPO tại các công ty cổ phần tiền thân trước đây thuộc 100% sở hữu Nhà nước
là một điều thú vị mà không phải các nước trên thế giới đều có. Tại Việt Nam, hiện chưa có
nhiều các nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này. Nghiên cứu này sẽ lựa chọn hướng
tiếp cận lượng hóa tác động quan hệ xã hội đến kết quả IPO của các doanh nghiệp
Nhà nước cổ phần hóa. Mục đích của cách tiếp cận này nhằm đánh giá rằng mạng lưới xã
Trang 3


Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giữa công ty và các bên liên quan với nó thông
qua: các thông tin, số liệu, chỉ tiêu làm nhân tố đại diện được trình bày trong các báo cáo

tài chính, cũng như trong các bản công bố thông tin có ảnh hưởng tới kết quả IPO hay
không? Từ kết quả thực nghiệm có được, nghiên cứu sẽ đưa ra những khuyến nghị cần
thiết cho các doanh nghiệp chuẩn bị IPO và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài được xác định như sau:


Lượng hóa quan hệ xã hội của các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần thực hiện
IPO tại Việt Nam; và



Lượng hóa sự tác động của quan hệ xã hội cũng như của các yếu tố khác đến
kết quả IPO của các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần tại Việt Nam trong năm
2015.

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, nghiên cứu này cần trả lời câu hỏi nghiên cứu sau:


Quan hệ xã hội của các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam, được thể hiện
thông qua Chỉ số mức độ trung tâm của các nhân tố chính, bao gồm: (1) Chính
quyền, (2) Đối thủ cạnh tranh, (3) Đặc tính của Hội đồng quản trị, (4) Nhà
cung cấp, (5) Đối tác, và (6) Khách hàng đang ở mức độ nào?




Quan hệ xã hội tác động như thế nào tới kết quả IPO của các doanh nghiệp
Nhà nước cổ phần tại Việt Nam?

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quan hệ xã hội tác động đến kết quả IPO trong phạm vi

các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa thực hiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán Việt Nam thông qua hình thức chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng
(IPO) trong năm 2015.
Trang 4


Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

1.5.

Kết cấu của nghiên cứu
Ngoài phần Mở đầu, Phụ lục, Danh mục và Tài liệu tham khảo, nghiên cứu này

được chia thành năm chương với nội dung được tóm tắt như sau:
 Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Trong chương này, tác giả sẽ giới
thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Các ý tưởng khơi gợi lên vấn đề nghiên
cứu này, mục tiêu nghiên cứu này, cũng như nghiên cứu này sẽ đóng góp gì
cho xã hội.
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Cơ sở lý thuyết liên quan đến nghiên cứu. Lược
khảo các khái niệm, các lý thuyết nền tảng cũng như khái quát các nghiên cứu

trước về vấn đề này. Cấu trúc, cách thức đo lường cũng như tác động của quan
hệ xã hội cũng sẽ được trình bày cụ thể trong chương này.
 Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Chương này sẽ trình bày về
cách thức thu thập dữ liệu, phương pháp thực hiện nghiên cứu, cách xây dựng
mô hình và các giả thuyết kỳ vọng sẽ đạt được.
 Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Trình bày kết quả nghiên cứu và so sánh kết
quả này với các giả thuyết đã được đưa ra. Xem xét, đánh giá kết quả tác động
của quan hệ xã hội cũng như các yếu tố then chốt nào sẽ tác động đến kết quả
IPO của các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần tại Việt Nam.

 Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Phần sau cùng này tác giả sẽ đưa ra các
kết luận từ kết quả thực nghiệm ở chương 4 và những khuyến nghị dành cho
các nhà làm chính sách, cũng như các doanh nghiệp Nhà nước chuẩn bị IPO
trong các giai đoạn sắp tới.

Trang 5


Chương 2: Cơ sở lý thuyết

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.

Các khái niệm

2.1.1 Khái niệm về mối quan hệ
Theo triết học duy vật biện chứng, mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ các
mối ràng buộc tương hỗ, quy định, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một
đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau. Có thể dùng khái niệm “quan hệ” thay thế

“liên hệ” và khái niệm này sẽ rộng hơn so với “liên hệ” (Nguyễn Văn Tài và ctg., 2014).
Từ điển Oxford ấn bản lần 4 (2008) định nghĩa, mối quan hệ (relationship) là cách thức
mà hai hay nhiều người, hoặc những thứ được kết nối; hoặc tình trạng bị kết nối”. Thuật
ngữ “Mối quan hệ” là một thuật ngữ phức tạp, có thể có nhiều hàm ý khác nhau tùy thuộc
vào ngữ cảnh (Gellerstam và ctg., 2010) và những điều kiện nhất định (Nguyễn Văn Tài
và ctg., 2014) dùng để diễn tả sự kết nối giữa các cá nhân với nhau trong xã hội (Cheng và
ctg., 2012). Các nhà nghiên cứu Trung Quốc (Alston, 1989; Chen và ctg., 2004; Luo,
1997) thường sử dụng thuật ngữ “Guanxi” (quan hệ) để thể hiện mối quan hệ đặc biệt
và/hoặc sự kết nối giữa hai người. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn dùng các từ ngữ khác
để diễn tả các thuộc tính của “Guanxi” như: “quý mến”, “tương tác”, “qua lại”. Sự khác
nhau này xuất phát từ cách thức tiếp cận về “mối quan hệ” (Cheng và ctg., 2012). Bất kỳ
đối tượng nào cũng có mối quan hệ với các đối tượng khác, không có đối tượng nào nằm
ngoài mối quan hệ và mối quan hệ có ở tất cả các lĩnh vực từ tự nhiên, xã hội đến tư duy
(Nguyễn Văn Tài và ctg., 2014). Trong nghiên cứu này, “mối quan hệ” sẽ được định nghĩa
là sự tương tác qua lại giữa các bên nhằm đạt được các lợi ích.
2.1.2. Khái niệm về quan hệ xã hội
Huỳnh Công Bá (2012) cho rằng, bất kỳ một sự vật, hiện tượng trong xã hội đều có
mối liên hệ với nhau, nhưng không phải mối liên hệ nào cũng là quan hệ xã hội. Quan hệ
xã hội phải được hình thành trên cơ sở tương tác xã hội có hoạch định, có mục đích, có xu
hướng lặp đi lặp lại một cách ổn định và tạo ra các mô hình tương tác. Cụ thể hơn, quan
Trang 6


Chương 2: Cơ sở lý thuyết
hệ xã hội là mối quan hệ cơ bản giữa người và người trong xã hội, nảy sinh trên cơ sở của
những tương tác xã hội ổn định, bền vững và được lặp đi lặp lại. Theo Viện Từ điển học
và Bách khoa thư Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, quan hệ xã
hội là những quan hệ giữa người với người được hình thành trong quá trình hoạt động
kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, tư tưởng, đạo đức, và văn hóa. Džunić (2010) nhận
thấy, quan hệ xã hội có các biểu hiện và hình thức diễn đạt khác nhau mà có thể gây ra

nhiều kết quả khác nhau. Inkpen và ctg (2005) cũng nhận thấy rằng, quan hệ xã hội giữa
các chủ thể có thể có nhiều hình thức khác nhau, từ việc có nhiều liên minh chính thức
như: các hiệp hội thương mại, sự liên kết thành viên Hội đồng quản trị đến các mối liên
kết giáo dục để có nhiều mối liên lạc tình bạn thân mật hơn (Inkpen và ctg., 2005; trích
bởi Bringmann và ctg., 2015).
2.1.3. Khái niệm về mạng lưới xã hội
Mỗi cá nhân trong xã hội có thể thuộc về nhiều nhóm, tổ chức xã hội khác nhau.
Họ thường dành phần lớn thời gian và duy trì cái mà các nhà xã hội học gọi là mạng lưới
xã hội. Mạng lưới xã hội, bao gồm tất cả các mạng lưới về những quan hệ của một cá nhân
đối với những thành viên khác trong các nhóm xã hội mà người đó tham gia. Mục đích
của việc tạo ra và duy trì các mạng lưới xã hội là nhằm nhận được sự trợ giúp về mặt xã
hội (thông tin, kiến thức và nguồn lực) cũng như thúc đẩy các lợi ích, nhu cầu của nhau
(Huỳnh Công Bá, 2012).
Một mạng lưới được thiết lập khi các chủ thể (node) đều được kết nối với nhau
thông qua mối liên hệ (edges) trực tiếp hoặc gián tiếp (Bringmann và ctg., 2015). Mạng
lưới xã hội là một cấu trúc xã hội được cấu thành từ các nút và các cung. Các nút được
liên kết với nhau bởi một hoặc nhiều cung thể hiện mối quan hệ cụ thể (Chen, 2010). Mỗi
nút (tác nhân) đại diện cho một đối tượng trong xã hội (có thể là một người, một nhóm,
một tổ chức, một quốc gia, một tài liệu). Mối liên hệ giữa các nút đó được đại diện bằng
một liên kết, liên kết có thể là mối quan hệ bạn bè, người thân, đồng nghiệp, các giao dịch,
trao đổi, giá trị, nội dung, kết nối vật lý (Chen, 2010). Shahgholian và ctg (2015) nhận xét
rằng, mạng lưới xã hội và các phương pháp để phân tích đã thu hút được sự quan tâm
Trang 7


Chương 2: Cơ sở lý thuyết
đáng kể trong rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau như: xã hội học (Wasserman &
Faust, 1994; Bonacich, 1987), thông tin liên lạc email (Tyler và ctg., 2005), kinh tế
(Boginski và ctg., 2006) và tài chính (Fracassi & Tate, 2012).
Phân tích mạng lưới xã hội (Social network analysis - SNA) là một tập hợp các lý

thuyết, công cụ, và các quá trình để hiểu rõ các mối quan hệ và cấu trúc của một mạng
lưới quan hệ. Các "nút" (nodes) của một mạng lưới là những con người và "liên kết"
(links) là các mối quan hệ giữa con người với con người. Ngoài ra, các “nút” cũng được
sử dụng để đại diện cho các sự kiện, ý tưởng, đối tượng, hoặc những thứ khác (Hoppe và
ctg., 2010). Phân tích mạng lưới xã hội hay “sociometry” được thiết lập cách tiếp cận khoa
học xã hội và thiết lập các kỹ thuật được sử dụng để nghiên cứu các mối quan hệ và khai
thông nguồn lực giữa con người, các nhóm, các tổ chức, máy tính hoặc các thể chế xử lý
thông tin khác (Whelan, 2010). Phân tích mạng lưới xã hội xem các mối quan hệ xã hội
như là các nút (nodes) và các mối quan hệ (ties) cái được minh họa một cách trực quan và
toán học. Cách tiếp cận phân tích mạng lưới này khác với cách phân tích khác ở chỗ nó có
liên quan tới cấu trúc, hình thái của các mối quan hệ cũng như việc tìm kiếm nhằm xác
định cả nguyên nhân và hậu quả của nó (Whelan, 2010).
2.1.4. Khái niệm về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Vũ Văn Viên (2005) cho rằng, vấn đề sở hữu luôn là tâm điểm trong mỗi xã hội
qua mọi thời đại. Đây là kết quả của quá trình phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời vấn đề
sở hữu cũng có sự tác động trở lại sự phát triển của kinh tế và xã hội. Do đó, sở hữu luôn
được các nhà triết học, chính khách, các nhà kinh tế cũng như các nhà hoạt động xã hội
đặc biệt quan tâm. Ngày nay, một nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải thực hiện chế độ đa
dạng hóa các hình thức sở hữu. Đa dạng hóa các hình thức sở hữu là một yêu cầu khách
quan, một quy luật tất yếu và là một quyết sách có hiệu quả để phát triển lực lượng sản
xuất. Có nhiều cách thức khác nhau để thực hiện sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu và
với mỗi quốc gia, mỗi loại hình kinh tế sẽ có những biện pháp khác nhau. Trong đó, cổ
phần hóa là một trong những phương tiện cơ bản để thực hiện vấn đề này.
Theo Thư viện học liệu mở Việt Nam (VOER), cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi
Trang 8


Chương 2: Cơ sở lý thuyết
hình thức sở hữu từ sở hữu đơn nhất sang sở hữu chung thông qua việc chuyển nhượng
một phần quyền sở hữu tài sản cho người khác. Hay nói khác hơn, cổ phần hóa là việc

biến đổi doanh nghiệp một ông chủ thành doanh nghiệp nhiều ông chủ.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là cách gọi vắn tắt cho việc chuyển đổi các
doanh nghiệp do nhà nước sở hữu thành các công ty cổ phần tại Việt Nam. Đây là quá
trình chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp 100% vốn điều lệ do Nhà nước sở hữu
sang hình thức doanh nghiệp có nhiều người sở hữu và hoạt động theo hình thức công ty
cổ phần (Hoàng Tuân, 2016). Tổng quát hơn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là quá
trình chuyển các doanh nghiệp thuộc nhà nước sở hữu sang hình thức các công ty cổ phần
thông qua việc chuyển nhượng cổ phiếu cho các cổ đông bên ngoài (Dương Thị Vân Anh,
2015).
Theo Webster & Amin (1998), tại Việt Nam cổ phần hóa là một bộ phận của quá
trình đổi mới các doanh nghiệp nhà nước. Quá trình này được bắt đầu với một chương
trình thử nghiệm vào năm 1992 trên cơ sở quy định việc chuyển đổi tự nguyện một số các
doanh nghiệp nhà nước có quy mô trung bình không mang tính chiến lược. Chính phủ
Việt Nam (2011) xác định rằng, mục tiêu của việc cổ phần hóa là nhằm: (1) chuyển đổi
các doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn điều lệ; (2) huy động nguồn
vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công
nghệ cũng như phương thức quản lý.
2.1.6. Khái niệm về chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO)
Chào bán lần đầu ra công chúng (Initial Public Offering- IPO) đề cập đến việc một
công ty lần đầu tiên chào mời và bán cổ phiếu của nó ra công chúng. Mỗi quốc gia có
những quy định riêng cho việc phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng. Thông
thường, công ty chọn một hay một nhóm các đơn vị bảo lãnh phát hành để thực hiện việc
chào bán cổ phiếu ra công chúng. Đơn vị bảo lãnh phát hành mua cổ phiếu của công ty ở
mức giá chiết khấu thấp hơn mức giá cổ phiếu đang được chào bán ra công chúng. Mức
chiết khấu này được gọi là chiết khấu bảo lãnh (Baird, 2009). Việc chào bán cổ phiếu lần
đầu ra công chúng là để huy động vốn cho công ty phát hành; để công ty này trở thành
Trang 9


Chương 2: Cơ sở lý thuyết

công ty đại chúng thông qua thay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng vốn điều lệ của
công ty phát hành. Ngoài ra, việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng cũng nhằm
mục đích thành lập công ty thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng, lĩnh vực công nghệ cao hoặc
thành lập tổ chức tín dụng cổ phần (Chính phủ Việt Nam, 2012). IPO cho phép công ty
bán cổ phần cho các nhà đầu tư. Quyết định này mang đến cho công ty khả năng tiếp cận
các nguồn lực tài chính đáng kể nhằm sử dụng tài trợ cho sự tăng trưởng hoặc điều tiết các
nghĩa vụ hiện tại (Brau và ctg., 2006; Pagano và ctg.,1998; trích bởi Certo và ctg., 2009).
IPO đánh dấu cho việc một công ty tư nhân lần đầu tiên chào bán cổ phần của mình ra
công chúng. Khi công ty phát hành IPO, đôi khi được gọi là “phát hành mới”, các công ty
này sẽ trở thành một công ty niêm yết công khai trên thị trường chứng khoán (Barclays,
2014).

2.2.

Các lý thuyết chủ đạo trong nghiên cứu về quan hệ xã hội

2.2.1. Lý thuyết đại diện (Agency Theory)
Lý thuyết này xuất phát từ lý thuyết kinh tế, được phát triển bởi Alchian &
Demsetz vào năm 1972, sau đó được Michael C. Jensen & William H. Meckling phát triển
tiếp (Nhâm Phong Tuân và ctg., 2013). Lý thuyết này được công bố trên Tạp chí Kinh tế
Tài chính (Journal of Financial Economics) vào tháng 10 năm 1976.
Mối quan hệ đại diện (agency relationship) giữa nhà quản lý công ty và các cổ
đông được xem như là quan hệ hợp đồng mà theo đó một hay nhiều người (người chủprincipal(s)) thuê người khác (người đại diện) thay mặt họ để thực hiện một số công việc
mà trong đó bao gồm cả việc trao thẩm quyền cho người đại diện để ra quyết định (Jensen
& Meckling, 1976). Lý thuyết còn chỉ ra rằng, nếu cả hai bên trong mối quan hệ này đều
tối đa hóa lợi ích, thì có cơ sở để tin rằng người đại diện sẽ không luôn luôn hành động vì
lợi ích tốt nhất cho người chủ. Điều này ngầm ý rằng sự tách biệt giữa chức năng kiểm
soát của người đại diện và quyền sở hữu của người chủ trong công ty luôn luôn tiềm ẩn
những mâu thuẫn về lợi ích. Tuy nhiên theo Eisenhardt (1989), mối quan hệ giữa người
chủ và người đại diện phát sinh từ ba giả định chủ yếu về con người, bộ máy tổ chức và

thông tin.
Trang 10


Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Vì lẽ đó, mối quan hệ giữa người chủ và người đại diện được giả định rằng (i) cả
chủ sở hữu và người quản lý đều là những cá nhân cơ hội, sáng suốt và ngại rủi ro; (ii)
những mục tiêu của các thành viên trong cùng một tổ chức thì không tương ứng và có sự
tồn tại của thông tin bất cân xứng; và (iii) thông tin được xem như một mặt hàng có thể
mua được (Eisenhardt, 1989).
Jensen & Meckling (1976) cũng chỉ ra rằng, các nhà quản lý có xu hướng lạm dụng
các nguồn lực của công ty để theo đuổi các lợi ích cá nhân của riêng mình. Do vậy, Lý
thuyết đại diện gợi ý các công ty nên thiết lập một cấu trúc quản trị thích hợp nhằm giám
sát các hành vi của nhà quản lý nhằm ngăn chặn sự lạm dụng đó và cũng chính là giảm
thiểu các vấn đề về người đại diện. Trần Việt Lâm (2013) đánh giá rằng, nghiên cứu thực
chứng của Lý thuyết đại diện tập trung vào việc tìm hiểu cấu trúc hoạt động của công ty,
đặc biệt là tại các công ty cổ phần từ đó có thể nhận biết những tình huống mà người ủy
quyền và người đại diện có thể có các mục tiêu mâu thuẫn nhau và mô tả những cơ chế
quản lý nhằm hạn chế mức thấp nhất những hành vi trục lợi của người đại diện. Trong các
nghiên cứu gần đây, Võ Hồng Đức & Phan Bùi Gia Thủy (2014) cũng đưa ra nhận xét
rằng, mặc dù Lý thuyết đại diện được xem là lý thuyết kinh điển trong việc kiểm soát hành
vi người đại diện, gia tăng lợi ích cho cổ đông, nhưng lý thuyết này vẫn còn bộc lộ những
hạn chế và tính tiêu cực vốn có của nó. Một khi mức độ kiểm soát của người chủ quá cao
sẽ đưa đến các hoạt động điều hành trong công ty trở nên cứng nhắc, thiếu linh hoạt và
dẫn đến tác động ngược cho kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2.2. Lý thuyết Cương vị quản lý (Stewardship Theory)
Lý thuyết được phát triển bởi Lex Donaldson & James H. Davis vào những năm
1991. Lý thuyết cương vị quản lý là một đối trọng của lý thuyết đại diện giúp hiểu rõ được
các mối quan hệ hiện có giữa quyền sở hữu và quyền quản lý công ty (Pastoriza và ctg.,
2008). Lý thuyết này cho rằng, không có xung đột lợi ích giữa các nhà quản lý và chủ sở

hữu. Mục tiêu của quản trị chính xác là nhằm tìm ra cơ chế và cấu trúc cái mà sẽ tạo thuận
lợi cho sự phối hợp hiệu quả nhất giữa hai bên (Pastorizavà ctg., 2008). Điều này ngụ ý,
nhà quản lý sẽ không bị tác động bởi những động cơ cá nhân, mà họ luôn có những động
Trang 11


Chương 2: Cơ sở lý thuyết
lực đồng hành cùng với các mục tiêu của chủ sở hữu. Nhà quản lý có thể vận hành một
cách hiệu quả không chỉ vì họ có năng lực mà còn vì họ có chung mục tiêu với các bên
liên quan (Donaldson và ctg., 1991, 1998, trích bởi Lý Hồng Mỹ, 2013). Các học giả ủng
hộ lý thuyết này còn đưa ra khái niệm về “đồng nhất mục tiêu” giữa nhà quản lý và tổ
chức. Khi đó, nhà quản lý quan niệm rằng sự thành công của công ty cũng chính là sự
thành công của bản thân (Lý Hồng Mỹ, 2013). Điều này khuyến khích họ sử dụng năng
lực bản thân thực thi quyền hạn và trách nhiệm, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh
một cách tốt nhất để thúc đẩy thành công cho công ty. Qua đó góp phần gia tăng sự công
nhận từ đồng nghiệp, ban quản lý cấp cao (Võ Hồng Đức & Phan Bùi Gia Thủy, 2014)
cũng như giúp nhà quản lý xây dựng hình ảnh cá nhân (Lý Hồng Mỹ, 2013). Một khi nhà
quản lý “đồng nhất mục tiêu” với công ty, nhà quản lý sẽ thường xuyên thể hiện các hành
vi hợp tác, tự giác (Smith và ctg., 1983; O’Reilly & Chatman(1986); trích bởi Lý Hồng
Mỹ, 2013), làm việc vì lợi ích chung và vượt qua được mọi rào cản để hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ được ủy thác (Lý Hồng Mỹ, 2013). Tuy nhiên, Võ Hồng Đức & Phan Bùi Gia
Thủy (2014) nhận xét rằng, lý thuyết này chủ yếu tập trung vào mối quan hệ giữa các cá
nhân điều hành bên trong công ty với nhau chứ chưa thật sự đề cập đến mối quan hệ giữa
các cá nhân điều hành với các bên có liên quan bên ngoài công ty. Các mối quan hệ với
bên ngoài này không những tạo ra tính đa dạng trong quản trị công ty mà còn giúp tăng
cường sự hỗ trợ cho các cấp quản lý.
2.2.3. Lý thuyết Nguồn lực phụ thuộc (Resource Dependency Theory)
Lý thuyết nguồn lực phụ thuộc phát sinh từ các nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế
học và xã hội học (Võ Hồng Đức & Phan Bùi Gia Thủy, 2014). Lý thuyết này được phát
triển bởi nhà lý thuyết kinh doanh Jeffrey Pfeffer và nhà lý thuyết tổ chức Gerald R.

Salancik vào những năm 1978 với mục đích hướng dẫn cách thiết kế và quản lý các tổ
chức bị ép buộc theo bên ngoài (Pfeffer và ctg., 1978; Delke, 2015). Nội dung của lý
thuyết này cho rằng, Hội đồng quản trị được xem như một phương tiện quản lý sự phụ
thuộc bên ngoài (Pfeffer và ctg., 1978; Aduda và ctg., 2013). Hội đồng quản trị là một cơ
chế tạo nên các liên kết với môi trường bên ngoài nhằm hỗ trợ quản lý trong việc đạt được
Trang 12


Chương 2: Cơ sở lý thuyết
các mục tiêu của công ty và các quy mô khác nhau của sự đa dạng hóa về giới tính, kinh
nghiệm, trình độ chuyên môn của Hội đồng quản trị rõ ràng trở thành một vấn đề quan
trọng (Peters và ctg., 2014). Ngoài ra, Hội đồng quản trị còn được xem là một cơ chế bình
bầu để định hình mối liên kết với các môi trường bên ngoài công ty, đồng thời tiếp nhận
các nguồn lực có sức ảnh hưởng, có vai trò quan trọng để hỗ trợ cho công ty trong việc
đương đầu với các tình huống thay đổi bất lợi trong môi trường kinh doanh (Võ Hồng Đức
& Phan Bùi Gia Thủy, 2014). Peters và ctg (2014) đánh giá rằng, Lý thuyết nguồn lực phụ
thuộc là một thành phần quan trọng trong việc cung cấp các nguồn lực cần thiết cho công
ty trong khi Lý thuyết bên hữu quan tập trung vào các mối quan hệ với nhiều nhóm vì lợi
ích cá nhân. Như vậy, quan điểm về nguồn lực phụ thuộc là một trong những nền tảng căn
bản để đánh giá tính hiệu quả của Hội đồng quản trị như thế nào trong việc thực thi vai trò
chiến lược của mình (Thao Thi Ho, 2014).
2.2.4. Lý thuyết Các bên hữu quan (Stakeholder Theory)
Lý thuyết bên hữu quan là một lý thuyết mở rộng quan điểm của lý thuyết đại diện
(Võ Hồng Đức và Phan Bùi Gia Thủy, 2014) do R. Edward Freeman phát triển vào năm
1984. Theo Freeman (2001), mọi công ty đều có các bên liên quan, đó là những nhóm và
những cá nhân có lợi ích hoặc bị thiệt hại bởi các hoạt động của công ty. Bên hữu quan
chia thành hai nhóm (i) “nhóm hẹp bao gồm những nhóm người rất quan trọng cho sự tồn
tại và thành công của công ty”; (ii) “nhóm rộng bao gồm bất kỳ những cá nhân hay nhóm
người nào có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi công ty” (Freeman, 2001). Như vậy,
trong khuôn khổ lý thuyết bên hữu quan, các vấn đề của thuyết đại diện đã được mở rộng

ra để bao gồm thêm nhiều chủ sở hữu hơn (Peters và ctg., 2014). Quan điểm cho rằng Hội
đồng quản trị phải đảm bảo lợi ích cho các cổ đông dần được thay thế bằng quan điểm Hội
đồng quản trị phải hướng đến lợi ích của các nhóm liên quan khác (Võ Hồng Đức và Phan
Bùi Gia Thủy, 2014). Peters và ctg (2014) nhận xét rằng, lý thuyết này đã lắp đầy khe hở
quan sát được tạo ra bởi các thiếu sót thường thấy trong lý thuyết đại diện khi cho rằng cổ
đông là các nhóm lợi ích duy nhất của một công ty. Có ba cách tiếp cận chủ yếu về lý
thuyết này: (1) cách tiếp cận mang tính mô tả “cái gì đang xảy ra”; (2) cách tiếp cận mang
Trang 13


Chương 2: Cơ sở lý thuyết
tính công cụ, phác thảo vấn đề “cái gì sẽ xảy ra nếu”; (3) cách tiếp cận mang tính quy
chuẩn, khuyến nghị “cái gì nên xảy ra” (Võ Hồng Đức & Phan Bùi Gia Thủy, 2014). Khi
công ty quan tâm đến các bên liên quan sẽ làm gia tăng mức độ tin tưởng, hợp tác lẫn
nhau, giảm thiểu được chủ nghĩa cơ hội của các nhà quản lý từ đó sẽ dẫn đến gia tăng lợi
thế cạnh tranh cho công ty (Võ Hồng Đức & Phan Bùi Gia Thủy, 2014). Từ quan điểm đó,
các bên liên quan có thể được nhận dạng thông qua một hoặc hai hoặc cả ba hình thức: (i)
công ty bị ảnh hưởng bởi sức mạnh của các bên liên quan, (ii) các mối quan hệ hợp pháp
của các bên liên quan với công ty, (iii) những yêu sách mà bên liên quan áp đặt lên công
ty. Cả ba hình thức này buộc các nhà quản lý phải quan tâm cũng như phải có trách nhiệm
với các bên liên quan (Võ Hồng Đức & Phan Bùi Gia Thủy, 2014).
2.2.5. Lý thuyết Mối liên kết (Embeddedness Theory)
Lý thuyết mối liên kết được phát triển bởi Granovetter (1985) nhằm nhấn mạnh
tầm quan trọng của các mối quan hệ xã hội trong việc phân tích các hoạt động kinh tế
trong xã hội công nghiệp hiện đại (He và ctg., 2014). Granovetter (1985) đã khẳng định
rằng, mong muốn xã hội và kết quả kinh tế thường đạt được thông qua mối liên kết dựa
trên sự tương tác giữa các điều kiện xã hội, kinh tế, vật lý và môi trường. Khái niệm “liên
kết” biểu thị cho một mối quan hệ kinh doanh, nhưng nó cũng bao hàm một mối quan hệ
về mặt cá nhân. Niềm tin giữa các tác nhân với nhau trong liên kết được cảm nhận một
cách mạnh mẽ (Kalm, 2012). Ở phạm vi rộng hơn, mối liên kết phản ánh sự đồng hóa hay

sự hợp nhất của sự vật vào môi trường xung quanh nó (Grewal & Slotegraaf, 2007). Mối
liên kết còn được hiểu như là bản chất, độ sâu, độ rộng lớn mối quan hệ của một tác nhân
với môi trường xung quanh và đã được quan niệm như là một yếu tố cấu hình của quá
trình kinh doanh nói chung (Dacin và ctg., 1999; Jack & Anderson, 2002; Uzzi, 1997;
Whittington, 1992; Nijkamp và ctg., 2009). Những quan niệm về mối liên kết thường đề
cập đến bản chất ngẫu nhiên của hành động và việc ra quyết định liên quan đến cấu trúc
xã hội, văn hóa của tổ chức cũng như sự cạnh tranh các nguồn lực (Dacin và ctg., 1999;
Grewal & Slotegraaf, 2007). Các công ty được cho là đã được gắn kết trong các mạng lưới
xã hội khi các mối quan hệ giữa các công ty với nhau bao hàm sự tín nhiệm, sự trao đổi
Trang 14


Chương 2: Cơ sở lý thuyết
thông tin tinh tế về sự hiểu biết ngầm và độc quyền. Sự gắn kết này như là một phương
sách phối trí thúc đẩy chuyển giao tri thức, giải quyết các vấn đề thủ tục rất khó hệ thống
hóa mà không làm mất đi thông tin (Uzzi, 1997).
2.2.6. Lý thuyết Vốn xã hội (Social Capital Theory)
Khái niệm vốn xã hội được Hanifan đưa ra đầu tiên vào năm 1916 nhằm để chỉ tình
thân hữu, sự cảm thông, cũng như sự tương tác giữa các cá nhân hoặc gia đình trong xã
hội (Nguyễn Tuấn Anh, 2011). Đến những năm 1980, khái niệm vốn xã hội được đưa vào
từ điển khoa học xã hội (Fukuyama, 2002; Nguyễn Tuấn Anh, 2011). Khi tác phẩm “Các
hình thức của vốn” của Bourdieu được công bố thì khi đó khái niệm vốn xã hội đã thực sự
trở thành lý thuyết quan trọng trong các nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn (Portes,
1998; Smith và ctg., 2002; Nguyễn Tuấn Anh, 2011). Đến nay có rất nhiều cách khái niệm
và giải thích khác nhau về vốn xã hội (Nguyễn Tuấn Anh, 2011).
Vốn xã hội được xem như một loại vốn bên cạnh các loại vốn kinh tế, vốn văn hóa
cũng như vốn con người (Nguyễn Tuấn Anh, 2011). Vốn xã hội là một nguồn lực bao gồm
các quan hệ xã hội, các quy tắc, giá trị đi liền. Vốn xã hội không phải lúc nào cũng có sẵn
mà phải được thiết lập thông qua các tương tác xã hội (Nguyễn Vũ Hoàng, 2008) và cũng
có thể được sử dụng như một nguồn tin cậy cho những lợi ích khác (Portes, 1998; Nguyễn

Vũ Hoàng, 2008). Các mạng lưới xã hội được hình thành là do vốn xã hội cho phép các cá
nhân liên kết với nhau nhằm bảo vệ các mục tiêu của mình (Fukuyama, 2002; Nguyễn Vũ
Hoàng, 2008) và từ đó những điều gì đem lại lợi ích cho thành viên đều nằm ngay trong
chính những mạng lưới đó (Nguyễn Vũ Hoàng, 2008). Các cá nhân sẽ có được khả năng
tiếp cận và sử dụng nguồn tài nguyên tiềm tàng ngay trong mạng lưới xã hội (Coleman,
1998; Lin, 1999; Nguyễn Vũ Hoàng, 2008). Nguyễn Tuấn Anh (2011) cho rằng, hiện nay
khái niệm vốn xã hội mang tính thời thượng không những tại Việt Nam mà còn trên phạm
vi toàn cầu. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rất nhiều ý nghĩa về khả năng và quy mô tác
động của nó đối với sự phát triển của con người và xã hội. Bên cạnh mặt tích cực, bản
thân vốn xã hội lại mang trong nó ít nhất bốn hậu quả tiêu cực: (1) “vốn xã hội mang lại
cố kết bên trong nhóm điều này làm ngăn cản sự tham gia của những người bên ngoài”;
Trang 15


×