Tải bản đầy đủ (.pdf) (301 trang)

Nghiên cứu bài tập phát triển lực và tốc độ đánh bóng ở một số kỹ thuật cơ bản cho nam vận động viên quần vợt trẻ lứa tuổi 14 16

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 301 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
**********************

NGÔ HẢI HƯNG

NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN LỰC VÀ TỐC ĐỘ
ĐÁNH BÓNG Ở MỘT SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN CHO
NAM VẬN ĐỘNG VIÊN QUẦN VỢT TRẺ LỨA TUỔI 14-16

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
**********************

NGÔ HẢI HƯNG

NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN LỰC VÀ TỐC ĐỘ
ĐÁNH BÓNG Ở MỘT SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN CHO
NAM VẬN ĐỘNG VIÊN QUẦN VỢT TRẺ LỨA TUỔI 14-16
Chuyên ngành: Huấn luyện thể thao


Mã số: 62. 14. 01. 04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Cán bộ hướng dẫn khoa học
1. GS.TS Nguyễn Đại Dương
2. GS.TS Lưu Quang Hiệp

HÀ NỘI – 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận án

Ngô Hải Hưng


MỤC LỤC

Trang
Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án.
Danh mục đơn vị đo lường trong luận án

Danh mục các biểu bảng, biểu đồ trong luận án.
PHẦN MỞ ĐẦU

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm môn Quần vợt
1.1.1. Đặc điểm kỹ chiến thuật Quần vợt
1.1.2. Các yếu tố cấu thành thành tích thể thao trong Quần vợt
1.1.3. Vai trò của các tố chất thể lực đối với thành tích môn Quần
vợt
1.1.4. Xu hướng huấn luyện vận động viên Quần vợt hiện đại
1.2. Những vấn đề chung về huấn luyện thể lực trong huấn luyện thể
thao
1.2.1. Cơ sở lý luận về huấn luyện thể lực trong huấn luyện thể
thao
1.2.2. Đặc điểm của các bài tập thể lực và lượng vận động trong
bài tập thể lực
1.2.3. Vấn đề huấn luyện lực và tốc độ trong môn Quần vợt
1.3. Đặc điểm quá trình huấn luyện nhiều năm cho VĐV Quần vợt
1.3.1. Khái quát về hệ thống đào tạo vận động viên
1.3.2. Đặc điểm và sự phân chia giai đoạn của quy trình đào tạo
vận động viên nhiều năm
1.4. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 14-16
1.4.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 14-16
1.4.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 14-16
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu

1
6
6

6
9
10
11
13
13
16
20
26
26
27
30
30
34
39
39


2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu tham khảo
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn (an ket)
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm
2.2.4. Phương pháp quan trắc video graphic (trong đó có phân
tích 3D, đo gia tốc bằng máy bắn bóng…)
2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm
2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
2.2.7. Phương pháp toán học thống kê
2.3. Tổ chức nghiên cứu
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Nghiên cứu xác định các yếu tố quyết định đến lực và tốc độ đánh

bóng ở một số kỹ thuật cơ bản trong Quần vợt

39
39
40
41
41
46
47
48
49
51
51

3.1.1. Xác định các kỹ thuật đánh bóng cơ bản thường được sử
dụng trong Quần vợt
3.1.2. Định khu các cơ tham gia khi thực hiện một số kỹ thuật
Quần vợt
3.1.3. Xác định các phương pháp đo, các chỉ số đặc trưng về lực
và tốc độ đánh bóng trong Quần vợt
3.1.4. Xác định các yếu tố quyết định đến lực và tốc độ đánh bóng
3.1.5. Thực trạng kết quả kiểm tra lực và tốc độ đánh bóng của
nam VĐV Quần vợt lứa tuổi 14-16
3.2. Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phát triển lực và tốc độ đánh
bóng cho nam vận động viên Quần vợt lứa tuổi 14-16

51

3.2.1. Thực trạng chương trình huấn luyện cho nam vận động
viên Quần vợt lứa tuổi 14-16

3.2.2. Thực trạng sử dụng bài tập phát triển lực và tốc độ đánh
bóng cho nam VĐV Quần vợt lứa tuổi 14-16
3.2.3. Lựa chọn bài tập phát triển lực và tốc độ đánh bóng cho
nam VĐV Quần vợt lứa tuổi 14-16
3.3. Ứng dụng và xác định hiệu quả các bài tập lựa chọn nhằm phát triển
lực và tốc độ đánh bóng cho nam VĐV Quần vợt lứa tuổi 14-16

84

3.3.1. Xây dựng chương trình và kế hoạch thực nghiệm

55
62
72
76
84

86
87
95
95


3.3.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập lựa
chọn trên đối tượng nghiên cứu

99

Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Bàn luận về kết quả nghiên cứu mục tiêu 1


110
110
4.1.1. Về mức độ sử dụng và hiệu quả sử dụng các kỹ thuật đánh 110
bóng cơ bản trong Quần vợt
4.1.2. Về định khu các nhóm cơ tham gia khi thực hiện các kỹ 113

thuật lựa chọn
4.1.3. Về các phương pháp đo và các chỉ số đặc trưng đánh giá
lực và tốc độ đánh bóng trong Quần vợt
4.1.4. Bàn luận về các yếu tố quyết định đến lực và tốc độ đánh
bóng và ảnh hưởng của lực và tốc độ đánh bóng tới hiệu
quả thi đấu môn Quần vợt
4.1.5. Bàn luận về thực trạng kết quả kiểm tra lực và tốc độ đánh
bóng của nam VĐV Quần vợt lứa tuổi 14-16
4.2. Bàn luận về kết quả nghiên cứu mục tiêu 2

116
123

127

145
4.2.1. Bàn luận về thực trạng sử dụng bài tập phát triển lực và 145
tốc độ đánh bóng cho nam VĐV Quần vợt lứa tuổi 14-16
4.2.2. Bàn luận về việc lựa chọn bài tập phát triển lực và tốc độ 146

đánh bóng cho nam VĐV Quần vợt lứa tuổi 14-16
4.3. Bàn luận về kết quả nghiên cứu mục tiêu 3


151
151
4.3.1. Bàn luận về chương trình và kế hoạch thực nghiệm
154
4.3.2. Bàn luận về kết quả thực nghiệm
Kết luận và kiến nghị
156
Kết luận
156
Kiến nghị
157
Danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến luận án 159
Danh mục tài liệu tham khảo
160
Phụ Lục


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng
1.1
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5

3.6
3.7


3.8

3.9
3.10
3.11

3.12

3.13

3.14

3.15

Nội dung
Phân chia giai đoạn theo quy trình đào tạo vận động viên
Kết quả quan sát thực trạng sử dụng các kỹ thuật trong thi đấu
của nam vận động viên Quần vợt lứa tuổi 14-16 (n=12 trận)
Kết quả phỏng vấn mức độ sử dụng các kỹ thuật cơ bản môn
Quần vợt (n=65)
Kết quả phỏng vấn lựa chọn phương pháp đánh giá lực và tốc
độ đánh bóng trong Quần vợt (n=32)
Kết quả phỏng vấn lựa chọn các thông số đánh giá lực và tốc
độ đánh bóng qua quan trắc Video graphic (n=30)
Kết quả phỏng vấn lựa chọn nội dung đánh giá lực và tốc độ
một số kỹ thuật cơ bản cho nam vận động viên Quần vợt lứa
tuổi 14-16 (n=49)
Kết quả kiểm tra các test đánh lực và tốc độ một số kỹ thuật
cơ bản cho nam vận động viên Quần vợt lứa tuổi 14-16
Mối tương quan giữa các test đánh giá lực và tốc độ với thành

tích thi đấu của vận động viên Quần vợt nam trẻ lứa tuổi 1416
Mối tương quan giữa hai lần lập test của các test đánh giá lực
và tốc độ một số kỹ thuật cơ bản cho nam vận động viên Quần
vợt lứa tuổi 14-16
Các yếu tố ảnh hưởng tới lực và tốc độ đánh bóng trong
Quần vợt (n=49)
Sự khác biệt về kết quả lập test đánh giá lực và tốc độ đánh
bóng cho nam vận động viên Quần vợt lứa tuổi 14-16
Tiêu chuẩn phân loại các chỉ tiêu đánh giá lực và tốc độ ở một
số kỹ thuật cơ bản cho nam vận động viên Quần vợt lứa tuổi
14 (n=16)
Tiêu chuẩn phân loại các chỉ tiêu đánh giá lực và tốc độ ở một
số kỹ thuật cơ bản cho nam vận động viên Quần vợt lứa tuổi
15 (n=16)
Tiêu chuẩn phân loại các chỉ tiêu đánh giá lực và tốc độ ở một
số kỹ thuật cơ bản cho nam vận động viên Quần vợt lứa tuổi
16 (n=16)
Bảng điểm các chỉ tiêu đánh giá lực và tốc độ ở một số kỹ
thuật cơ bản cho nam vận động viên Quần vợt lứa tuổi 14
(n=16)
Bảng điểm các chỉ tiêu đánh giá lực và tốc độ ở một số kỹ
thuật cơ bản cho nam vận động viên Quần vợt lứa tuổi 15
(n=15)

Trang
29
Sau tr.
51
54
63

65
Sau tr.
68
Sau tr.
70
Trước
tr. 71
Sau tr.
71
75
Sau tr.
76
Sau tr.
77
Sau tr.
77
Trước
tr. 78
Sau tr.
78
Sau tr.
78


3.16

3.17
3.18
3.19
3.20

3.21
3.22

3.23

3.24
3.25

3.26

3.27

3.28
3.29

3.30

3.31

Bảng điểm các chỉ tiêu đánh giá lực và tốc độ ở một số kỹ
thuật cơ bản cho nam vận động viên Quần vợt lứa tuổi 16
(n=16)
Bảng điểm tổng hợp đánh giá lực và tốc độ một số kỹ thuật cơ
bản của nam vận động viên Quần vợt lứa tuổi 14-16
Thực trạng kết quả kiểm tra lực và tốc độ đánh bóng của nam
vận động viên Quần vợt lứa tuổi 14-16 (n=68)
Thực trạng lực và tốc độ đánh bóng của nam VĐV Quần vợt
lứa tuổi 14-16 thông qua quan trắc Video Graphic (n=12)
Phân bổ thời gian tập luyện của nam vận động viên Quần vợt
lứa tuổi 14-16 trong 1 năm

Thực trạng phân phối thời gian huấn luyện các tố chất thể lực
cho nam vận động viên Quần vợt lứa tuổi 14-16
Thực trạng sử dụng bài tập phát triển lực và tốc độ cho nam
vận động viên Quần vợt lứa tuổi 14-16 tại một số đơn vị huấn
luyện Quần vợt (n=12)
Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển lực và tốc độ
đánh bóng cho nam vận động viên Quần vợt lứa tuổi 14-16
(n=38)
So sánh kết quả kiểm tra lực và tốc độ đánh bóng của nhóm
thực nghiệm và đối chứng - thời điểm trước thực nghiệm
Kết quả kiểm tra lực và tốc độ đánh bóng của nam vận động
viên Quần vợt lứa tuổi 14-16 thông qua quan trắc Video
Graphic thời điểm trước thực nghiệm (nĐC=7 ; nTN=8)
So sánh kết quả kiểm tra lực và tốc độ đánh bóng của nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng - thời điểm sau 06 tháng thực
nghiệm
Nhịp tăng trưởng thành tích kiểm tra lực và tốc độ đánh bóng
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau 06 tháng thực
nghiệm
So sánh kết quả kiểm tra lực và tốc độ đánh bóng của nhóm
thực nghiệm và đối chứng - sau 12 tháng thực nghiệm
Nhịp tăng trưởng thành tích kiểm tra lực và tốc độ đánh bóng
của nhóm đối chứng và thực nghiệm thời điểm sau 06 tháng
và sau 12 tháng thực nghiệm
Kết quả kiểm tra lực và tốc độ đánh bóng của nam vận động
viên Quần vợt lứa tuổi 14-16 thông qua quan trắc Video
Graphic thời điểm sau 12 tháng thực nghiệm (nĐC=7 ; nTN=8)
Nhịp tăng trưởng thành tích kiểm tra lực và tốc độ đánh bóng
của nhóm thực nghiệm và đối chứng thông qua quan trắc
Video Graphic thời điểm sau 12 tháng thực nghiệm


Trước
tr. 79
79
Sau tr.
80
Sau tr.
81
84
85
Phụ
lục
9
Phụ
lục
10
Sau tr.
100
Trước
tr.
101
Sau tr.
101
Trước
tr. 102
Sau tr.
102
Sau tr.
103
Sau tr.

105
106


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH

Thể loại

TT
1.1

Sơ đồ

1.2
1.3
3.1
3.2

3.3

3.4
Biểu đồ
3.5

3.6

3.7

2.1
2.2

3.1

Hình

3.2
3.3
3.4
3.5

Nội dung

Trang

Các yếu tố cấu thành thành tích thể thao trong Quần Sau
vợt
trang 9
Sự cấu thành tố chất vận động và huấn luyện các tố Sau
chất
trang 10
Sơ đồ cơ cấu hệ thống đào tạo vận động viên
Sau
trang 26
Tỷ lệ thành phần đối tượng phỏng vấn mức độ sử
53
dụng các kỹ thuật cơ bản môn Quần vợt
Tỷ lệ % đối tượng phỏng vấn lựa chọn test đánh giá
69
lực và tốc độ cho vận động viên Quần vợt nam lứa
tuổi 14-16
Nhịp tăng trưởng thành kết quả kiểm tra lực và tốc 102

độ đánh bóng của nhóm thực nghiệm và đối chứng
sau 06 tháng thực nghiệm
Nhịp tăng trưởng thành kết quả kiểm tra lực và tốc 104
độ đánh bóng của nhóm thực nghiệm và đối chứng
sau 12 tháng thực nghiệm
Nhịp tăng trưởng thông số lực tác động của vợt vào 107
bóng của nhóm thực nghiệm và đối chứng sau 12
tháng thực nghiệm
Nhịp tăng trưởng thông số vận tốc bóng của nhóm 107
thực nghiệm và đối chứng sau 12 tháng thực
nghiệm
Nhịp tăng trưởng thông số vận tốc cổ tay thời điểm 108
đạt tốc độ cao nhất của nhóm thực nghiệm và đối
chứng sau 12 tháng thực nghiệm
Vật chuẩn 3D
43
Hệ thống tọa độ 3D trên máy vi tính
44
Phân tích hình ảnh 3D kỹ thuật giao bóng (phát
56
bóng)
Phân tích hình ảnh 3D kỹ thuật đập bóng
57
Phân tích hình ảnh 3D kỹ thuật đánh bóng xoáy lên
59
thuận tay
Phân tích hình ảnh 3D kỹ thuật đánh bóng xoáy lên
60
bên trái 1 tay
Phân tích hình ảnh 3D kỹ thuật đánh bóng xoáy lên

61
bên trái 2 tay


DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

1. Các chữ viết tắt:
BT
BTTL
CLB
ĐC
GDTC
HLTL
HLTT
HLV
LVĐ
NK
NK TDTT
Nxb
SMTĐ
TCTT
TLCM
TN
TT
Tr.
VĐV

:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Bài tập
Bài tập thể lực
Câu lạc bộ
Đối chứng
Giáo dục thể chất
Huấn luyện thể lực
Huấn luyện thể thao
Huấn luyện viên
Lượng vận động
Năng khiếu
Năng khiếu thể dục thể thao
Nhà xuất bản
Sức mạnh tốc độ

Tố chất thể thao
Thể lực chuyên môn
Thực nghiệm
Thể thao
Trang
Vận động viên

2. Đơn vị đo lường viết tắt:
dặm/h
0

g
hình/s
kg
KG
km/h
l
m
m2
ms
m/s
m/s2
s
%

:
:
:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Dặm/giờ
Độ
Gam
Hình/giây
Kilôgam (trọng lượng)
Kilôgam lực
Kilômét/giờ (đơn vị đo vận tốc)
Lần
Mét
Mét vuông
miligiây
Mét/giây (đơn vị đo vận tốc)
Mét/giây bình phương (đơn vị đo gia tốc)
Giây
Phần trăm


1


MỞ ĐẦU

Quần vợt là môn thể thao được phát triển từ rất sớm ở các nước Châu
Âu, Châu Mỹ. Do đặc điểm phong phú đa dạng và tính hấp dẫn, Quần vợt
nhanh chóng được phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước trên Thế giới và trở
thành một trong những môn thể thao nằm trong chương trình thi đấu ở các kỳ
Đại hội Olympic.
Đầu thế kỷ 20 cùng với sự xâm lược và đô hộ của thực dân Pháp, Quần
vợt và một số môn thể thao hiện đại khác cũng được du nhập vào Việt Nam
và phát triển ở một số thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn.
Đặc biệt ở Nam bộ vào những năm 1920 - 1930, tuy nhiên do điều kiện đất
nước còn khó khăn nên chưa có điều kiện để phát triển môn thể thao này. Sau
khi miền Nam được giải phóng, đất nước hoàn toàn thống nhất đã mở ra một
thời kỳ mới cho sự nghiệp TDTT nói chung và môn Quần vợt nói riêng. Nếu
như trước đây Quần vợt chỉ xuất hiện ở một số thành thị lớn thì ngày nay nó
đã được lan rộng tới các tỉnh miền núi như Hà Giang, Lạng Sơn, Đắc Lắc, hay
tới các tỉnh địa đầu Tổ Quốc như Quảng Ninh, Cà Mau... Hàng năm Liên
đoàn Quần vợt Việt Nam cùng với cơ quan thể thao các cấp tổ chức nhiều giải
Quần vợt khác nhau từ địa phương tới Trung Ương như: Giải Quần vợt của
Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Các giải trong hệ thống hàng
năm như: Giải Quần vợt thanh thiếu niên toàn quốc, giải vô địch Quần vợt
toàn quốc, giải cây vợt xuất sắc toàn quốc, giải cúp đồng đội... Với mục đích
thông qua việc tổ chức các giải đấu này nhằm kiểm tra đánh giá phong trào
tập luyện môn Quần vợt trong cả nước đồng thời để học hỏi, nâng cao trình
độ và làm cơ sở để lựa chọn đội ngũ VĐV trẻ có năng lực, trình độ kỹ, chiến
thuật, thể lực và tâm lý để từng bước trở thành lực lượng VĐV kế cận cho đội
tuyển quốc gia. Để nâng cao chất lượng và tạo điều kiện cho các VĐV có dịp
va chạm cọ sát với VĐV trong khu vực và thế giới. Những năm gần đây Liên



2

đoàn Quần vợt Việt Nam cùng với liên đoàn Quần vợt châu Á và thế giới đã
phối hợp đăng cai tổ chức một số giải lớn mang tầm cỡ Quốc tế như: Giải
Chalenger, giải MenFuntre, giải U18 khu vực... Ngoài các giải thi đấu trong
nước và quốc tế tại Việt Nam, các VĐV Việt Nam cũng đã có mặt trên các
đấu trường của khu vực và thế giới, VĐV Việt Nam cũng bước đầu giành
được những thành tích nhất định. Đó là huy chương đồng đôi nam - nữ của
Ôn Tấn Lực và Nguyễn Thị Kim Trang tại Seagames 18 ở Chieng Mai (Thái
Lan) và huy chương bạc đôi nam - nữ, huy chương đồng đôi nam tại Seagames

19 Jakata (Indonesia). Huy chương vàng đôi nam của Huỳnh Chí Khương và
Đỗ Minh Quân tại giải Quần vợt U18 khu vực...Tuy nhiên so với trình độ các
VĐV Quần vợt nhà nghề trên thế giới hiện nay, thì thành tích của VĐV Việt
Nam vẫn còn ở mức rất khiêm tốn, nhưng hy vọng trong một thời gian không
xa các VĐV Quần vợt Việt Nam sẽ giành được thành tích cao hơn trong các
cuộc thi đấu khu vực và thế giới.
Trong Quần vợt bao gồm rất nhiều các kỹ thuật khác nhau, song tập
chung lại có thể chia riêng làm các kỹ thuật di chuyển của chân và các kỹ
thuật đánh bóng của tay. Nét nổi bật của Quần vợt hiện nay là tính linh hoạt
và tốc độ, sự nắm vững kỹ chiến thuật, khả năng phối hợp ở mọi vị trí, năng
lực phản ứng kịp thời với các tình huống cùng với sự tập trung chú ý cao và
ổn định về tâm lý. Với tư tưởng chỉ đạo chiến thuật là "tích cực, chủ động, tấn
công toàn diện và kết thúc nhanh chóng", muốn đạt được thành tích cao trong
môn Quần vợt thì VĐV phải biết kết hợp nhuần nhuyễn nhiều yếu tố. Song
chúng ta phải thừa nhận rằng: Yếu tố lực và tốc độ là vô cùng quan trọng nó
góp phần không nhỏ mang lại hiệu quả thi đấu và có vai trò quyết định đối với
thành tích đỉnh cao của VĐV. Chính vì lẽ đó trong quá trình giảng dạy và
huấn luyện cho VĐV thì ngoài việc phát triển các tố chất chuyên môn đặc thù
như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo... trong đó lực và tốc độ (SMTĐ)



3

là yếu tố có ý nghĩa rất lớn đến hiệu quả thực hiện động tác và thành tích thi
đấu của VĐV.
Sức mạnh tốc độ biểu hiện trong Quần vợt là khả năng xử lý các tình
huống bất ngờ trong khoảng thời gian ngắn nhất, khả năng phối hợp vận động
di chuyển để thực hiện các động tác, như: Đập bóng, giao bóng... VĐV cần
phải có sức mạnh bột phát, nghĩa là phải có sức mạnh Tốc độ co cơ ở mức
cao. Điều đó chứng tỏ huấn luyện SMTĐ trong Quần vợt là rất cần thiết và
quan trọng trong việc nâng cao thành tích của môn thể thao này, nhưng mức
độ ảnh hưởng và vai trò của nó tới hiệu quả thi đấu của các VĐV nước ta vẫn
còn là vấn đề đang được nghiên cứu.
Qua quan sát một số trận đấu ở giải quốc gia, khu vực và một số giải
quốc tế, chúng tôi đã trao đổi mạn đàm với các chuyên gia, huấn luyện viên
nhiều kinh nghiệm trên toàn quốc để có những thông tin chính xác về những
nguyên nhân dẫn đến thành tích thi đấu của các VĐV nước ta. Các chuyên gia
huấn luyện viên đều cho rằng bên cạnh những mặt mạnh mà VĐV Việt Nam
đã đạt được như: Tinh thần, kỹ, chiến thuật ... thì còn một nhược điểm rất lớn
cần phải khắc phục đó là: Trình độ thể lực, đặc biệt là lực và tốc độ trong
những động tác đánh bóng, điều này được bộc lộ qua các đường bóng chậm,
thiếu uy lực, không gây khó khăn cho đối phương dẫn đến tạo cơ hội cho đối
phương giành thế chủ động tấn công giành điểm. Chính vì vậy một trong
những nhiệm vụ hàng đầu của công tác huấn luyện VĐV Quần vợt đỉnh cao
trong những năm tới phải đòi hỏi có một chương trình huấn luyện đảm bảo
tính hệ thống, khoa học, cần nghiêm túc đánh giá và đưa ra các giải pháp cụ
thể trên cơ sở xây dựng các bài tập phát triển thể lực chuyên môn phù hợp.
Để phát triển lực và tốc độ đánh bóng trong Quần vợt, trước tiên, cần
hiểu rõ đặc điểm môn thể thao, đặc điểm kỹ thuật động tác cũng như định khu

các cơ tham gia vào quá trình thực hiện động tác, từ đó, lựa chọn bài tập và


4

phương pháp tác động trực tiếp vào các nhóm cơ tham gia hoạt động vận
động. Song song với đó, cần quan tâm đặc điểm tố chất thể lực và xu hướng
huấn luyện lực và tốc độ hiện đại cho từng lứa tuổi cũng như đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính.
Xuất phát từ thực tế trên thì việc nghiên cứu lựa chọn các bài tập khoa
học, hợp lý, ứng dụng vào công tác huấn luyện lực và tốc độ đánh bóng cho
nam VĐV Quần vợt nước ta là điều rất cần thiết, trong khi hiện tại, chưa có
tác giả nào tại Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Ở nước ngoài, đã có một số
nghiên cứu đề cập đến quá trình phát triển SMTĐ ở lứa tuổi thiếu niên nhi
đồng như: Tác giả Lupandin N.A., Gontrarôva N.N., Philin V.P., Nomeco
V.Ph., Philatop C.I., Denhixuka N., các tác giả đã đưa ra các luận điểm về
huấn luyện SMTĐ cho VĐV Tennis trẻ. Theo các tác giả thì ở lứa tuổi 16 - 18
thì SMTĐ của VĐV đạt mức tối đa và phương tiện phát triển SMTĐ thường
được sử dụng là những bài tập thể lực chuyên môn có sử dụng các phương
tiện máy móc hiện đại. Tuy nhiên trong các công trình nghiên cứu của các tác
giả nước ngoài chúng tôi nhận thấy trong lĩnh vực huấn luyện lực và tốc độ
cho VĐV Tennis chủ yếu mới chỉ tập chung ở lứa tuổi từ 7 - 13, còn ở lứa
tuổi 14-16 chưa được quan tâm nghiên cứu sâu. Chính vì vậy chúng tôi đi vào
nghiên cứu luận án:
Nghiên cứu bài tập phát triển lực và tốc độ đánh bóng ở một số kỹ
thuật cơ bản cho nam vận động viên Quần vợt trẻ lứa tuổi 14-16
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu xác định đặc tính sinh cơ
học một số kỹ thuật đánh bóng cơ bản, xác định và phân tích hành động vận
động của kỹ thuật trên cơ sở định khu các cơ tham gia trực tiếp trong quá
trình thực hiện kỹ thuật, từ đó luận án tiến hành lựa chọn những bài tập khoa
học, hợp lý, có tác dụng phát triển lực và tốc độ đánh bóng cho nam VĐV

Quần vợt. Đồng thời tiến hành kiểm nghiệm và xác định hiệu quả hệ thống


5

các bài tập đã lựa chọn. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là cơ sở góp phần
cung cấp thêm những kiến thức chuyên môn cho các chuyên gia, huấn luyện
viên trên toàn quốc, giúp nâng cao chất lượng đào tạo huấn luyện VĐV Quần
vợt, cải thiện thành tích thể thao của các VĐV Quần vợt trên đấu trường khu
vực và thế giới.
Giả thiết khoa học:
Giả thiết của luận án nếu lựa chọn được hệ thống bài tập phát triển lực
và tốc độ đánh bóng có căn cứ khoa học, phù hợp với lứa tuổi và đặc trưng
môn thể thao chuyên sâu, thì có thể nâng cao được hiệu quả phát triển lực và
tốc độ đánh bóng cho nam vận động viên Quần vợt trẻ lứa tuổi 14-16.
Mục tiêu nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án giải quyết các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Nghiên cứu xác định các yếu tố quyết định đến lực và tốc
độ đánh bóng ở một số kỹ thuật cơ bản trong Quần vợt.
Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phát triển lực và tốc
độ đánh bóng cho nam VĐV Quần vợt trẻ lứa tuổi 14-16.
Mục tiêu 3: Ứng dụng và xác định hiệu quả các bài tập lựa chọn nhằm
phát triển sức mạnh tốc độ đánh bóng cho nam VĐV Quần vợt trẻ lứa tuổi 1416.


6

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm môn Quần vợt

Quần vợt là môn thể thao được phát triển rất sớm ở các nước châu Âu,
châu Mỹ. Do đặc điểm phong phú, đa dạng, hấp dẫn, Quần vợt nhanh chóng
phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước trên thế giới và trở thành một trong
những môn nằm trong chương trình thi đấu ở Đại hội Olimpic.
Ở Việt Nam, môn Quần vợt đã được du nhập vào từ đầu thế kỷ XX,
nhưng chỉ được phát triển mạnh từ sau ngày đất nước thống nhất. Trong
những năm gần đây, ngoài những giải thi đấu trong nước và quốc tế tại Việt
Nam, các vận động viên Việt Nam đã có mặt trên các đấu trường của khu vực
và thế giới.
Khi xem xét đặc điểm cơ bản của môn Quần vợt, cần quan tâm tới các
đặc điểm sau:
1.1.1. Đặc điểm kỹ chiến thuật Quần vợt
1.1.1.1. Đặc điểm kỹ thuật
Kỹ thuật Quần vợt là tổng hợp những hoạt động vận động phối hợp,
mỗi hoạt động bao gồm hệ thống hợp lý các động tác. Kỹ thuật là phương tiện
chủ yếu để thi đấu trực tiếp với đối phương [9], [29], [68], [73].
Trong đánh giá đặc điểm kỹ thuật Quần vợt cần chú ý đặc biệt tới đặc
điểm kỹ thuật đánh bóng và đặc điểm kỹ thuật di chuyển [9], [29], [68], [73].
Đặc điểm kỹ thuật đánh bóng
Trong Quần vợt, hiệu quả của bất kỳ kỹ thuật nào cũng được xác định
bằng tốc độ bay của bóng, sự chuẩn xác và ổn định của bóng khi rơi vào các
vị trí đã chọn trên sân. Nói cách khác, nó được xác định bằng các quá trình
điều khiển các hoạt động đánh bóng và truyền lực bay cho bóng. Các quá


7

trình này diễn ra trong khoảng thời gian của tất cả 5 giai đoạn của hoạt động
đánh bóng. Mỗi giai đoạn đều phải giải quyết những nhiệm vụ riêng, đảm bảo
một mục đích nhất định [27], [28], [29], [68],[74], [75]. Cụ thể:

Giai đoạn 1: Giai đoạn tạo đà (Chuyển động vợt về phía sau để vung
đà): Từ vị trí ban đầu, đấu thủ đưa tay cầm vợt về phía sau, co tay ở khớp
khuỷu. Giai đoạn này kết thúc ở thời điểm khi góc ở khớp nhỏ nhất và vợt ở
vị trí xa hơn so với lưới.
Giai đoạn 2: Giai đoạn tăng tốc độ vợt (Chuyển động vợt về trước cùng
với sự tăng tốc độ): Giai đoạn này bắt đầu trước thời điểm bóng chạm mặt
vợt. Phần thứ nhất của giai đoạn này bắt đầu từ thời điểm duỗi thẳng tay ở
khớp khuỷu và kết thúc khi góc đó đạt tới tối đa.
Giai đoạn 3: Giai đoạn tiếp xúc bóng (Sự tác động của vợt với bóng):
Giai đoạn này bắt đầu thời điểm bóng chạm mặt vợt. Trong quá trình giai
đoạn này, năng lượng do vợt thu nhận được truyền vào bóng. Giai đoạn này
được kết thúc khi bóng rời mặt vợt.
Giai đoạn 4: Giai đoạn giảm tốc (Chuyển động chậm vợt về phía
trước). Trong thời gian giai đoạn này, góc khớp khuỷu vẫn không đổi hoặc có
giảm chút ít. Giai đoạn này được kết thúc khi đấu thủ bắt đầu co tay ở khớp
khuỷu. Tốc độ chuyển động của vợt về hướng đánh giảm dần tới số không.
Giai đoạn 5: Đưa vợt trở về vị trí ban đầu. Giai đoạn này tiếp tục cho
tới khi góc ở khớp khuỷu sẽ không còn nhỏ nhất. Thời điểm đó là kết thúc
hoạt động đánh bóng của đấu thủ [68], [74], [75].
Tuy nhiên, việc xác định hướng đi của vợt phụ thuộc chủ yếu vào mục
đích đánh bóng và các điều kiện để thực hiện quả đánh đó. Nói cách khác,
trong mỗi kỹ thuật khác nhau thì việc điều chỉnh bóng phụ thuộc vào khả
năng điều khiển vợt của tay (cẳng tay và cổ tay) khi tiếp xúc bóng.
Đặc điểm kỹ thuật di chuyển


8

Di chuyển trong Quần vợt rất đa dạng và bao gồm nhiều kỹ thuật di
chuyển khác nhau. Nếu căn cứ vào phương hướng di chuyển có thể chia ra là:

Di chuyển ngang, di chuyển chéo và di chuyển lên xuống; còn nếu căn cứ vào
phương pháp bước chân lại có thể phân biệt là di chuyển bước đôi hoặc bước
chéo, trong đó di chuyển bước chéo là kỹ thuật được sử dụng thường xuyên
hơn cả. Tuy nhiên ở bất cứ loại hình di chuyển nào trong quá trình thực hiện
đều phải trải qua các giai đoạn sau:Tư thế chuẩn bị ban đầu  Xuất phát 
Các bước di chuyển đến vị trí đánh bóng  Bước cuối cùng trước khi thực
hiện động tác đánh bóng  Trở về vị trí chuẩn bị.
Tóm lại, kỹ thuật di chuyển trong Quần vợt rất đa dạng và phong phú.
Vận động viên phải nắm vững tất cả các kỹ thuật di chuyển để ứng dụng trong
từng trường hợp cụ thể trong trận đấu [3], [9], [29], [68].
1.1.1.2. Đặc điểm chiến thuật
Chiến thuật là nghệ thuật tiến hành thi đấu nhằm giải quyết các nhiệm
vụ hiện tại của cuộc thi trong quá trình giành điểm trực tiếp.
Chiến thuật trong Quần vợt là những phương án chơi và sự sắp xếp vị
trí trong trận đấu mà đấu thủ sử dụng nhằm đảm bảo đạt được một mục tiêu một phần của kế hoạch chiến lược đã định sẵn.
Chiến thuật trong thi đấu Quần vợt rất đa dạng và linh hoạt. Trong thực
tế, chiến thuật có tầm quan trọng không kém gì kỹ thuật, là bộ phận không thể
thiếu để nâng cao trình độ toàn diện của Quần vợt. Những loại hình chiến
thuật Quần vợt đã được hình thành cho đến nay gồm:
Chiến thuật đánh bóng ở cuối sân (Tấn công và phòng thủ chủ yếu ở
đường cuối sân).
Chiến thuật giao bóng lên lưới và đánh vôlê (tấn công chủ yếu ở lưới).
Chiến thuật phối hợp trên toàn sân (phối hợp tấn công ở lưới và phản
công ở đường cuối sân. [9], [29], [68], [73].


9

Chiến thuật trong Quần vợt thường được chia ra: Chiến thuật đánh đơn
và Chiến thuật đánh đôi, trong đó, mỗi chiến thuật lại được chia nhỏ theo đặc

điểm kỹ thuật của VĐV.
Tóm lại, nắm vững chiến thuật Quần vợt sẽ tạo điều kiện cho người
chơi nắm vững các hoạt động để sử dụng tối đa trình độ phát triển đồng thời
kiểm định lại kỹ thuật của vận động viên, những phẩm chất về năng lực riêng
biệt, khả năng về tâm lý và kiến thức lý luận của VĐV trong thi đấu. Nắm
vững chiến thuật Quần vợt cũng giúp cho vận động viên lựa chọn được những
quyết định có hiệu quả trong các tình huống thi đấu hoặc duy trì thế chủ động,
giành thắng lợi những pha bóng quan trọng có ý nghĩa quyết định ảnh hưởng
tới kết quả trận đấu.
1.1.2. Các yếu tố cấu thành thành tích thể thao trong Quần vợt
Thành tích thể thao nói chung và thành tích Quần vợt nói riêng chịu sự
tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau. Để đào tạo được vận động viên có
thành tích thể thao cao, đáp ứng được xu thế phát triển của Quần vợt hiện đại
thì công tác huấn luyện phải quán triệt tốt về lý luận cũng như thực tiễn các
mặt cấu thành thành tích thể thao [9], [29], [68], [73]. Cụ thể gồm:
Các yếu tố mang tính di truyền (hình thái cơ thể, chức năng…)
Các yếu tố do quá trình huấn luyện tạo thành (được kết hợp chặt chẽ
với các yếu tố di truyền của từng cá thể để hình thành các năng lực về kỹ
chiến thuật, thể lực, tâm lý, trí lực …)
Động cơ tư tưởng và các yếu tố do môi trường xã hội tạo nên.
Các mặt trên phải được huấn luyện một cách hệ thống, khoa học, có
chủ đích và có mối quan hệ hữu cơ giữa chúng.
Có thể xem xét sơ đồ:


10

Cần chú ý rằng: nếu các yếu tố hình thái, chức năng cơ thể mang tính
tĩnh thì các yếu tố kỹ, chiến thuật, thể lực, tâm lý, trí tuệ, động cơ tư tưởng lại
mang tính động, biến đổi dưới tác động của huấn luyện và đời sống.

Trong huấn luyện Quần vợt hiện đại, tất cả các yếu tố cấu thành thành
tích thể thao trong Quần vợt đều được quan tâm, tuy nhiên, mức độ của từng
thành phần còn phụ thuộc vào tầm quan trọng của bản thân thành phần đó tới
thành tích thực tế môn Quần vợt [9], [29], [49], [68], [73].
1.1.3. Vai trò của các tố chất thể lực đối với thành tích môn Quần vợt
Quá trình huấn luyện thể lực cho vận động viên là một quá trình đào
tạo chuyên môn, chủ yếu bằng hệ thống bài tập nhằm hoàn thiện các năng lực
thể chất, đảm bảo vận động viên đạt thành tích cao nhất.
Việc nghiên cứu quan hệ mang tính đặc trưng của tố chất thể lực trong
các môn thể thao được nhiều tác giả nghiên cứu như Pharphen.V.X [43],
Daxưorơxky.V.M [16], Novicốp và Mátvêép [40], Lê Bửu, Nguyễn Thế
Truyền [7], Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn [56], [57]… Quan hệ giữa các tố
chất thể lực mang tính đặc trưng cho từng môn thể thao đã được Pharphen
biểu diễn bằng hình vẽ vào năm 1962 và gần đây được một nhóm tác giả của
Trung Quốc biểu diễn bằng hình không gian. Những năm gần đây, khi nghiên
cứu sâu hơn về tố chất thể lực theo 3 dạng cơ bản sức nhanh, sức mạnh và sức
bền, phát hiện có những môn thể thao nằm giữa 3 loại trên, tức là những môn
mang đặc trưng của 1 loại tố chất chủ đạo nhưng liên quan đến tố chất khác.
Ta quan sát sơ đồ:


11

Trong công tác huấn luyện Quần vợt, các nhà chuyên môn cho rằng: tố
chất thể lực của vận động viên Quần vợt phải được phát triển một cách toàn
diện và lâu dài trong suốt quá trình tập luyện. Tuy nhiên với đặc thù của Quần
vợt, các tố chất thể lực phải phát triển theo đặc điểm riêng, từng tố chất thể
lực phát triển dựa theo tuổi sinh học, thời kỳ nhạy cảm, từng giai đoạn huấn
luyện… Nhiều môn thể thao tố chất đặc trưng được xác định dễ dàng như tố
chất sức nhanh của VĐV chạy cự ly ngắn, tố chất sức mạnh của vận động

viên Cử tạ… Nhưng với môn thể thao đối kháng gián tiếp như Quần vợt, việc
xác định tố chất đặc trưng là rất khó do: Động tác kỹ thuật phức tạp; Chiến
thuật biến hoá; Tính đối kháng cao và Thành tích phụ thuộc nhiều yếu tố
Cũng như các môn thể thao khác, trình độ thể lực rất quan trọng để vận
động viên Quần vợt có thể thi đấu đạt thành tích cao nhất. Trình độ thể lực
của vận động viên Quần vợt được xác định chủ yếu ở các tố chất như sức
mạnh để tăng lực của các quả đánh, sức nhanh để tăng tốc độ bóng, sức bền
để duy trì lực và tốc độ trong suốt thời gian thi đấu, khả năng phối hợp động
tác để có thể đánh trúng bóng, di chuyển hợp lý tới điểm tiếp xúc bóng, mềm
dẻo để tăng biên độ động tác đánh bóng tức là tăng khoảng cách tạo đà trước
khi tiếp xúc bóng ở bất kỳ quả đánh nào [9], [29], [68], [73].
Tóm lại, khi phát triển thể lực cho vận động viên Quần vợt cần phát
triển đồng thời tất cả các tố chất thể lực. Tuy nhiên, ưu tiên phát triển sức
mạnh để tăng lực đánh bóng và sức nhanh để tăng tốc độ đánh bóng cũng như
khả năng di chuyển tới điểm đón bóng.
1.1.4. Xu hướng huấn luyện vận động viên Quần vợt hiện đại
Xu hướng phát triển Quần vợt hiện đại thiên về lối đánh nhanh, mạnh,
chính xác và biến hóa điểm rơi. Quần vợt hiện đại đòi hỏi VĐV phải có kỹ
thuật toàn diện, kết hợp giữa tốc độ, sức mạnh và điểm rơi một cách hợp lý


12

cùng với tư tưởng chỉ đạo của chiến thuật là tích cực chủ động, tấn công toàn
diện và nhanh chóng dứt điểm.
Trong các kỹ thuật phòng thủ của môn Quần vợt, sức mạnh tốc độ cũng
là tố chất chủ đạo cần thiết để có thể phản công lại các đường bóng có uy lực
và có tốc độ cao. Vận động viên không chỉ cần có sức nhanh để phán đoán
đường bóng tới và di chuyển tới vị trí đón bóng mà còn cần có sức mạnh để
đánh trả các đường bóng có tốc độ cao và lực mạnh. Nếu không đủ sức mạnh,

với những pha bóng có lực lớn, VĐV thường bị “bung vợt” hoặc đánh trả
không chính xác đường bóng đến [9], [29], [68], [73].
Vấn đề huấn luyện các tố chất thể lực cho VĐV Quần vợt là vô cùng
quan trọng, nhất là cho các VĐV trẻ, ngoài phát triển một cách toàn diện thì
“quỹ thời gian huấn luyện thể lực chung và thể lực chuyên môn trong chu kỳ
huấn luyện năm là 50% tổng số giờ huấn luyện” (S.Piacentini - P. Missaglia
(2002) [45]. Theo Charies Applewhaite (2005) [9], khi huấn luyện thể lực cho
vận động viên Quần vợt, cần phát triển toàn diện các tố chất thể lực thành
phần, ưu tiên phát triển sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ, sức mạnh bền …)
Các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu về môn Quần vợt đã nêu nên
những yếu tố quan trọng về huấn luyện tố chất thể lực trong Quần vợt như:
Trần Văn Vinh, Đào Chí Thành, Lê Thanh Sang (2002) [68] cho rằng: Sức
mạnh tốc độ, sức bền tốc độ, mềm dẻo, khéo léo là cơ sở vận động của môn
thể thao…. Nguyễn Ngọc Cừ (1997) [14] cho rằng: Phát triển sức nhanh,
mềm dẻo khéo léo và khẳ năng vận động là cơ bản, sức mạnh tốc độ, sức bền
tốc độ được nâng dần theo lứa tuổi…. Chỉ khi nào xác định rõ các tố chất thể
lực cần thiết cho VĐV theo từng lứa tuổi, giới tính, giai đoạn huấn luyện thì
việc lựa chọn nội dung huấn luyện, phương pháp huấn luyện và biện pháp
huấn luyện mới đạt được hiệu quả tối đa.


13

Ngày nay Quần vợt thế giới đang phát triển rất đa dạng và phong phú.
Mỗi khu vực, mỗi nước đều có lối đánh khác nhau. Hầu hết các VĐV trên thế
giới đều đã có những tiến bộ lớn về kỹ, chiến thuật cũng như phong cách lối
đánh, điều này càng đặt ra những đòi hỏi cao hơn đối với VĐV và huấn luyện
viên môn Quần vợt ở Việt Nam.
1.2. Những vấn đề chung về huấn luyện lực và tốc độ trong Quần vợt
1.2.1. Cơ sở lý luận về huấn luyện thể lực trong huấn luyện thể thao

1.2.1.1. Khái niệm về tố chất thể lực
Tố chất thể lực là trạng thái và năng lực cơ bản của toàn bộ cơ thể con
người biểu hiện trong vận động như: sức mạnh, tốc độ (sức nhanh), sức bền,
… là trạng thái công năng tổng hợp của con người liên quan tới vận động,
đồng thời bao hàm năng lực vận động chuyên biệt của VĐV trong một môn
thể thao [1], [8], [16].
Tố chất thể lực là yếu tố của năng lực thể thao, được xác định trước hết
thông qua các quá trình năng lượng và các tiền đề thành tích phù hợp với nó.
Tố chất thể lực được xác định thông qua trình độ năng lực sức bền, sức mạnh,
sức nhanh và các phẩm chất tâm lý phù hợp với từng loại năng lực.
Sự biểu hiện và đánh giá tố chất thể lực rất đa dạng, phân thành hai loại
lớn: Tố chất thể lực chung và tố chất thể lực chuyên môn.
Thể lực chung là các tố chất thể lực cũng như khả năng chức phận khác
nhau, không đặc trưng cho một hoạt động riêng biệt nào đó, tạo điều kiện cần
thiết để nâng cao thể lực chuyện môn [1], [8], [16].
Thể lực chuyên môn chỉ năng lực cơ bản của con người gồm sức mạnh,
tốc độ (sức nhanh), sức bền, linh hoạt và mềm dẻo. Tố chất TLCM là tố chất
cơ bản của VĐV liên quan đến vận động và kỹ thuật đặc thù của một môn thể
thao [19], [35], [44].
1.2.1.2. Các quan điểm về huấn luyện thể lực trong huấn luyện thể thao


14

Theo Harre. D (1996), Macximenco G (1980), Novicốp Mátvêép L.P
(1990), V.P Philin (1996) cho rằng: “Dù bất kỳ giai đoạn nào của quá trình
đào tạo VĐV, công tác huấn luyện thể lực chung được coi là then chốt, bởi
thể lực chung cùng với TLCM được coi là nền tảng của việc đạt thành tích
cao” [19], [35], [40], [44].
Theo Nabatnhicova (1985), Ozolin (1980) thì: “…Tuỳ thuộc vào mục

đích của từng giai đoạn huấn luyện mà tỷ trọng giữa huấn luyện thể lực chung
và TLCM được xác định cho phù hợp” [39], [42].
Khi đề cập đến thể lực chung cũng như giáo dục các tố chất TLCM
trong hoạt động chung của con người thì hoạt động cơ bắp là đặc trưng và
mang tính trọng tâm. Hoạt động cơ bắp được thể hiện ở 3 phương diện:
Sự co cơ (phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ cấu trúc sợi cơ, số lượng sợi cơ
và thiết diện cơ);
Sự trao đổi chất (tức là các quá trình sản sinh năng lượng);
Sự dẫn truyền kích thích (hoạt động thần kinh cơ) [20], [50].
Theo Ozolin (1980), Philin (1996), phát triển ba phương diện trên đây
luôn có tương quan với khả năng hoạt động của tố chất thể lực [42], [44]. Tuy
nhiên, các tố chất vận động trên luôn hiện diện trong mối tương tác lẫn nhau
(không có biểu thị riêng tuyệt đối). Ví dụ: Động tác phát bóng hoặc đập bóng
trong môn Quần vợt được coi là động tác của sức mạnh tốc độ là chủ đạo, tuy
nhiên, khi thực hiện động tác này ngoài sức nhanh, sức mạnh còn cần có khả
năng phối hợp động tác và mềm dẻo tốt. Hơn nữa, trong hoạt động thi đấu
Quần vợt, sức bền mạnh và sức bền tốc độ là 02 yếu tố không thể thiếu khi
thực hiện 02 kỹ thuật này.
Quá trình chuẩn bị thể lực cho VĐV gồm: Chuẩn bị thể lực chung và
chuẩn bị TLCM [2], [17], [18], trong đó chuẩn bị thể lực chung là nền tảng
cho việc nâng cao TLCM. Chuẩn bị TLCM phải chia làm 2 phần:


15

Chuẩn bị TLCM cơ sở hướng đến việc xây dựng các nền tảng cơ bản
phù hợp với đặc thù chuyên môn của môn thể thao nhất định.
Chuẩn bị TLCM cơ bản mà mục đích của nó là việc phát triển một cách
rộng rãi các tố chất vận động thoả mãn những đòi hỏi của môn thể thao.
Qua nghiên cứu tổng hợp nhiều quan điểm khác nhau và huấn luyện thể

lực cho VĐV, về nguyên tắc trong chu kỳ huấn luyện lớn đầu tiên phải tiến
hành việc huấn luyện thể lực chung để trên cơ sở đó tiến hành huấn luyện
TLCM cơ sở [2], [17], [18].
Như vậy, việc phát triển các tố chất thể lực chung càng chặt chẽ bao
nhiêu thì càng có điều kiện phát triển TLCM cao hơn, chất lượng hơn. Sự
phát triển tố chất TLCM phải phù hợp đặc thù mỗi môn thể thao. Song, mức
độ phát triển thể lực chung và chuyên môn là một quá trình liên tục và được
duy trì ổn định. Nó chỉ thay đổi, phát triển ở mức mới do những yêu cầu của
nhiệm vụ huấn luyện mà giai đoạn đề ra. Mặt khác, trong một chu kỳ huấn
luyện cần thiết phải đảm bảo sự hợp lý giữa huấn luyện thể lực chung và huấn
luyện TLCM [2], [17], [18].
Một quan điểm khác theo xu hướng y sinh học của các nhà khoa học
Việt Nam như: Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí [6], Nguyễn Ngọc Cừ [13], [14],
Lưu Quang Hiệp, Trịnh Hùng Thanh, Lê Nguyệt Nga..., thì: “Nói đến huấn
luyện thể lực chung và chuyên môn trong huấn luyện thể thao là nói tới những
biến đổi thích nghi và dự báo về mặt sinh học (cấu trúc và chức năng) diễn ra
trong cơ thể VĐV dưới tác động của tập luyện được biểu hiện ở năng lực hoạt
động cao hay thấp” [20], [21], [22], [70]...
Theo quan điểm tâm lý học của một số chuyên gia Việt Nam đề cập
vấn đề này như: Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem [67] cho rằng: “Quá trình
chuẩn bị thể lực chung và chuyên môn cho VĐV là quá trình giải quyết những


×