Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu xây dựng mô hình cấu trúc bệnh án điện tử đa phương tiện ứng dụng trong mô hình bệnh viện điện tử và PACS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 111 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong su t qu tr nh h
s h

ng

n gi p

t p v ho n th nh lu n v n n

qu

u

ng nghi p V i l ng k nh tr ng v

th

t i

nh n

nh h v

i t ns us

n

t i in

t l i



m n h n th nh t i
Vi n

i n t Vi n th ng Vi n

ot os u

B h Kho H Nội B nh vi n H u Ngh

ih

gi p

– Tr

ng

ih

t i trong qu tr nh h

t p v ho n th nh lu n v n
Ti n s

Du H i ng

i th

k nh m n


h t l ng gi p

h

n v t o m i i u ki n thu n l i ho t i trong su t qu tr nh h

ng

t pv

ho n th nh lu n v n t t nghi p
KS Lê Xuân Thành – Ph ng V t t Thi t
nhi t t nh gi p

t i trong vi

- B nh vi n H u Ngh

p ụng m h nh v o thi t

th

t

ểt i

ho n th nh nghiên ứu n
in h n th nh
ho t i nh ng


m n

ng g p qu

th

trong hội

ng h m lu n v n

u ể ho n h nh lu n v n n
H nội th ng 09 n m 2014
Học viên

Nguyễn Ngọc Xuân

1


LỜI CAM ĐOAN
Ngoài sự giúp đỡ và hướng dẫn của TS. Vũ Duy Hải, tác giả còn nhận được
hướng dẫn của KS Lê Xuân Thành – Phòng Vật tư Thiết bị - Bệnh viện Hữu Nghị
Luận văn này là sản phẩm của quá trình tìm tòi, nghiên cứu của tác giả về
các vấn đề được đặt ra trong luận văn. Mọi số liệu, quan điểm, phân tích, đánh giá,
kết luận của các tài liệu và các nhà nghiên cứu khác được trích dẫn theo đúng quy
định. Vì vậy, tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
H nội th ng 09 n m 2014
Học viên


Nguyễn Ngọc Xuân

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 1
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 2
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ..................................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... 7
GIẢI TÍCH TỪ NGỮ, CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................... 8
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 10
CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN ................................................................................... 14
1.1. Hiện trạng ứng dụng CNTT trong y tế: ........................................................... 14
1.2. Các hệ thống ứng dụng CNTT trong bệnh viện: ............................................. 15
1.3. Vấn đề trao đổi dữ liệu Bệnh án điện tử .......................................................... 17
CHƢƠNG 2 – ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ ĐA PHƢƠNG
TIỆN I-EMR TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ BỆNH VIỆN .... 30
2.1. Kiến trúc tổng thể của hệ thống thông tin quản lý bệnh viện kết hợp I-EMR 30
2.2. Đề xuất các chức năng chính của I-EMR ........................................................ 33
2.3. Các module chính của I-EMR ......................................................................... 34
2.4. Chức năng của HL7 CORE SYSTEM tại Bệnh viện ...................................... 35
2.5. Chức năng của HL7 GATEWAY SYSTEM tại Sở Y tế ................................. 40
2.6. Chức năng và mô hình HL7 Interface Engine (HL7 IE) ................................. 45
2.7. Mô hình hệ thống lưu trữ và truyền thông hình ảnh y tế PACS ..................... 52
2.8. Mô hình Hệ thống thông tin quản lý phòng xét nghiệm .................................. 54
CHƢƠNG 3 – MÔ PHỎNG KẾT NỐI THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
SỬ DỤNG CHUẨN KẾT NỐI DICOM VỚI HỆ THỐNG I-EMR ..................... 54
3.1. Giới thiệu chuẩn DICOM ................................................................................ 54
3.2. Định nghĩa thông tin và dịch vụ trong DICOM ............................................... 55

3.3. Mã hóa và cấu trúc dữ liệu DICOM ................................................................ 59
3.4. Trao đổi bản tin DICOM ................................................................................. 60
3.5. Truyền tin DICOM .......................................................................................... 62
3.6. Mô hình lưu trữ trung gian DICOM ................................................................ 70

3


3.7. Các Dịch vụ File DICOM ................................................................................ 74
3.8. Thu nhận và truyền thông dữ liệu ảnh DICOM ............................................... 81
3.9. Xử lý dữ liệu ảnh DICOM ............................................................................... 93
3.10. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm ................................................................... 105
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 111

4


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Mô hình hệ thống thông tin quản lý bệnh viện kết hợp với EMR và kết nối
toàn hệ thống .............................................................................................................30
Hình 2.2 Kiến trúc tổng thể hệ thống EMR ..............................................................32
Hình 2.3 Mô hình trao đổi thông tin giữa các HL7 Core tại bệnh viện ....................35
Hình 2.4 Mô hình trao đổi thông tin giữa HL7 CORE và HL7 Gateway .................40

Hình 3. 1 Mô hình SOP .............................................................................................55
Hình 3. 2 Cấu trúc thành phần dữ liệu và Bộ Dữ liệu ...............................................60
Hình 3. 3 Cổng RJ-45................................................................................................61
Hình 3. 4: Mô hình truyền tin tổng quát ...................................................................62
Hình 3. 5: DICOM và mô hình OSI ..........................................................................63

Hình 3. 6: Cấu trúc tầng ứng dụng DICOM..............................................................64
Hình 3. 7: Cấu trúc Bản tin DICOM .........................................................................65
Hình 3. 8: Dịch vụ nguyên thuỷ của DIMSE ............................................................67
Hình 3. 9: Dòng thông báo và thao tác .....................................................................68
Hình 3. 10: Mô hình lưu trữ trung gian DICOM ......................................................71
Hình 3. 11: Khuôn dạng File DICOM ......................................................................73
Hình 3. 12: Sơ đồ đặt tên bộ file ...............................................................................77
Hình 3. 13: Minh hoạ gửi ảnh ...................................................................................82
Hình 3. 14: Cơ sở dữ liệu DICOM ............................................................................86
Hình 3. 15: Chất vấn, truy vấn ảnh ...........................................................................88
Hình 3. 16: Minh họa dữ liệu điểm ảnh ....................................................................94
Hình 3. 17: Một Lớp hình ảnh...................................................................................95
Hình 3. 18: Mã hóa dữ liệu Overlay .........................................................................96
Hình 3. 19: Hiển thị ảnh và thông tin ảnh DICOM...................................................97
Hình 3. 20: Minh họa hình ảnh hiển thị ..................................................................100
Hình 3. 21: Chèn thông tin chẩn đoán ....................................................................100
Hình 3. 22: Các bước cân bằng mức xám đồ ..........................................................102

5


Hình 3. 23: Thay đổi độ sáng tối, tương phản gián tiếp..........................................103
Hình 3. 24: Đo các thông sô trên ảnh DICOM .......................................................105
Hình 3. 25: Mô tả giao diện chương trình chẩn đoán hình ảnh DICOM từ xa .......105
Hình 3. 26: Hình ảnh hiển thị dữ liệu ảnh bệnh nhân chụp mạch não trên máy cộng
hưởng từ hãng GE ...................................................................................................106
Hình 3. 27: Hình ảnh hiển thị dữ liệu ảnh bệnh nhân chụp sọ não trên máy cộng
hưởng từ hãng GE ...................................................................................................107
Hình 3. 28: Hình ảnh hiển thị dữ liệu ảnh bệnh nhân chụp cắt lớp ổ bụng trên máy
CT của hãng GE ......................................................................................................107

Hình 3. 29: Hình ảnh hiển thị dữ liệu ảnh bệnh nhân đang đặt Stend mạch vành từ
máy chụp mạch của hãng Phillip ............................................................................108
Hình 3. 30: Hình ảnh hiển thị dữ liệu ảnh bệnh nhân siêu âm tim từ máy siêu âm
Doppler màu của hãng eSaote .................................................................................108
Hình 3. 31: Hình ảnh hiển thị dữ liệu ảnh bệnh nhân siêu âm ổ bụng từ máy siêu âm
Doppler màu của hãng Philips ................................................................................109
Hình 3. 32: Hình ảnh hiển thị dữ liệu hình ảnh bệnh nhân chụp X quang phổi từ số
hoá CR của hãng AGFA .........................................................................................109

6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1: Các chức năng chính của I-EMR ....................................................................... 33
Bảng 2. 2: Các chức năng của hệ thống HL7 CORE ........................................................... 37
Bảng 2. 3: Các chức năng của HL7 Gateway tại Sở Y tế .................................................... 43
Bảng 2. 4: Các chức năng của hệ thống HL7 Interface Engine ........................................... 49
Bảng 2. 5: Các chức năng chính của PACS ......................................................................... 53
Bảng 2. 6: Các chức năng chính của LIS ............................................................................. 54

Bảng 3. 1: Bảng định nghĩa thông tin đối tượng (IOD) ....................................................... 56
Bảng 3. 2: Các chân RJ-45................................................................................................... 61
Bảng 3. 3: Dòng thông báo và thao tác ................................................................................ 69
Bảng 3. 4: Thao tác Trung gian ........................................................................................... 76
Bảng 3. 5: Sơ đồ bộ file DICOM ......................................................................................... 78
Bảng 3. 6: Bảng trạng thái đáp ứng của C-STORE reponse ................................................ 82
Bảng 3. 7: Bảng thông tin ảnh hiển thị ............................................................................... 86
Bảng 3. 8: Thông tin hiển thị ............................................................................................... 99

7



GIẢI TÍCH TỪ NGỮ, CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Telemedicine: là việc sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin để truyền tải thông
tin dưới dạng âm thanh, dữ liệu, hình ảnh và video clip (các đoạn phim ngắn được
quay lại hay trích xuất ra từ một bộ phim) nhằm mục đích cung cấp, trao đổi thông
tin phục vụ cho tư vấn, chẩn đoán y tế, điều trị, chăm sóc người bệnh, ngăn ngừa
bệnh dịch và đào tạo y tế từ xa.
2. Chuẩn qu

t HL7 (Health Level 7): HL7 cung cấp giao thức chuẩn về

quản lý, trao đổi và tích hợp các dữ liệu y tế giữa các hệ thống thông tin y tế nhằm
hỗ trợ các hoạt động y tế.
3. HL7 CDA (Health Level 7 Clinical Document Architecture): là một tài liệu
tiêu chuẩn quy định cấu trúc và ngữ nghĩa các dữ liệu lâm sàng phục vụ mục tiêu
trao đổi dữ liệu giữa các bên liên quan.
4. Chuẩn h nh nh s trong tru n th ng

t DICOM (Digital Imaging

Communications in Medicine): là chuẩn quốc tế xác định giao thức trao đổi, lưu trữ,
xử lý và chia sẻ dữ liệu hình ảnh giữa các thiết bị y tế và các hệ thống thông tin y tế.
5. H th ng th ng tin l u tr

l v tru n h nh nh PACS (Picture

Archiving and Communication System): lưu trữ, xử lý, khai thác cơ sở dữ liệu, âm
thanh, hình ảnh, truyền hình ảnh động và các dữ liệu khác từ những thiết bị chẩn
đoán hình ảnh như siêu âm, Xquang, CT scanner, cộng hưởng từ hạt nhân... Các

lĩnh vực ứng dụng nhiều nhất của PACS là chẩn đoán hình ảnh từ xa
(Teleradiology), chẩn đoán giải phẫu bệnh từ xa (Telepathology) .
6.

n thu

i nt

là phiên bản số của đơn thuốc bằng giấy được tạo ra và

xác thực bằng chữ ký số bởi bác sỹ kê đơn. Đơn thuốc điện tử được sử dụng xuyên
suốt trong các quá trình từ kê đơn, cấp phát thuốc.
7. B nh n i n t EMR (Ele troni Me i l Record): là phiên bản số hóa
của bệnh án bằng giấy được tạo ra bởi các bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên y tế
trong một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Hệ thống bệnh án điện tử là một hệ thống

8


độc lập cho phép lưu trữ, thu thập, sửa đổi và bổ sung các thông tin chăm sóc sức
khỏe.
8. B nh n i n t

ph

ng ti n I-EMR (Electronic Medical Record): là

phiên bản nâng cấp của EMR, bổ sung các tính năng lưu trữ, khai thác, truyền tải dự
liệu về quá trình khám và điều trị của bệnh nhân như: các hình ảnh chụp X-Quang,
CT Scanner, MRI, Siêu âm, điện tim..,

9. H s

t : là hồ sơ ghi lại thông tin tóm tắt của một hoặc nhiều quá trình

khám bệnh, chữa bệnh và sử dụng dịch vụ y tế của một người bệnh tại nhiều cơ sở
khám chữa bệnh khác nhau?.
10. H s

t

i n t EHR (Ele troni He lth Re or ): là phiên bản số của

hồ sơ y tế bao gồm thông tin nhân khẩu học, tiêm chủng, dị ứng và nhóm máu;
Thông tin tóm tắt quá trình điều trị, các triệu chứng và bệnh, , dấu hiệu sinh tồn, kết
quả cận lâm sàng, điều trị bằng thuốc….
11 H

th ng th ng tin qu n l

ph ng

ét nghi m LIS (L

or tor

Information System) là hệ thống có chức năng nhận các kết quả xét nghiệm số hóa
một cách tự động bằng việc tạo kết nối với các thiết bị y tế khác nhau và truyền đưa
các thông tin hoàn toàn tự động.
12. CNTT: Công nghệ thông tin
13. CSDL (Data Base): Cơ sở dữ liệu

14 Module: Module / thành phần

9


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Công nghệ thông tin có tầm ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã
hội. Đối với hoạt động của ngành y tế, CNTT ngày càng đóng vai trò quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, góp phần trong việc cải cách
hành chính, quản lý, điều hành, triển khai và ứng dụng các kỹ thuật cao trong công
tác khám chữa bệnh, giảng dạy, đào tạo, giám sát dịch bệnh, nghiên cứu khoa học,
chỉ đạo tuyến…
Hiện nay, hầu hết các bệnh viện đều đã ứng dụng CNTT trong quản lý với
nhiều cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, ứng dụng CNTT trong ngành y tế Hà Nội còn
mạng tính tự phát, chưa tuân thủ theo các chuẩn chung, chưa có quy hoạch và định
hướng tổng thể.
Trước những thách thức, khó khăn về ứng dụng CNTT, tôi mong muốn đóng
góp một phần kiến thức của mình vào sự phát triển CNTT trong ngành y tế, do vậy
tôi đã xin phép thầy hướng dẫn được chọn đề tài “Nghiên cứu xâ dựng mô hình
cấu trúc bệnh án điện tử đa phương tiện ứng dụng trong mô hình bệnh viện điện
tử và PACS” để có cơ sở tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo ngành Y tế ban hành các
quy định, định hướng chuyên môn ứng dụng CNTT trong lĩnh vực y tế.
2. Quá trình nghiên cứu:
Từ tháng 4 năm 2013, tôi đã báo cáo, xin ý kiến với thầy hướng dẫn là TS.
Vũ Duy Hải về việc lựa chọn đề tài và người hướng dẫn. Đồng thời, tôi cũng đã kết
hợp việc xây dựng đồ án với công việc chuyên môn thực tế. Cụ thể, tôi đã khảo sát
hiện trạng ứng dụng CNTT của một số bệnh viện tại Hà Nội, nghiên cứu cấu trúc
bệnh án điện tử do các đồng nghiệp đề xuất để làm căn cứ để nghiên cứu, xây dựng
các nội dung đề tài.

Từ tháng 8 năm 2013, sau khi nhận được quyết định giao đề tài luận văn thạc
sĩ của Hiệu trưởng nhà trường, tôi đã phối hợp chặt chẽ với TS. Vũ Duy Hải để

10


nghiên cứu, đề xuất mô hình kỹ thuật cấu trúc bệnh án điện tử đa phương tiện để
ứng dụng trong mô hình bệnh viện điện tử và PACS.
Đến nay, sau hơn 1 năm nghiên cứu, xây dựng, được sự giúp đỡ của người
hướng dẫn là TS. Vũ Duy Hải, KS Lê Xuân Thành – Phòng Vật tư Thiết bị - Bệnh
viện Hữu Nghị và các đồng nghiệp trong ngành y tế, tôi đã hoàn thành nội dung đồ
án để báo cáo hội đồng chấm luận văn.
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn.
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện nay ngoài việc sử dụng hệ thống thông tin
quản lý bệnh viện (HIS), các bệnh viện vẫn đang tiếp tục phải sử dụng hơn 24 mẫu
bệnh án bằng giấy. Nhu cầu chuyển đổi từ việc sử dụng các bệnh án trên giấy bằng
các bệnh án điện tử thông thường (EMR) và bệnh án điện tử đa phương tiện (IEMR) trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. I-EMR sẽ hỗ trợ cải thiện hiệu quả tiến
trình công việc, tra cứu thông tin bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân tài khám.
Bên cạnh hệ thống HIS tiêu chuẩn, hệ thống PACS và I-EMR sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho việc tự động hóa tất cả các quy trình khám chữa bệnh, loại bỏ những thông
tin trùng lặp và đảm bảo tra cứu thông tin chính xác, tức thời, giảm thiểu chi phí và
thời gian chờ đợi, góp phần chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe người dân.
Nghiên cứu, đề xuất mô hình I-EMR và PACS để đề xuất áp dụng cho các
bệnh viện:
+ Khi mô hình được triển khai sẽ giảm thiểu không gian lưu trữ rất lớn bằng
hồ sơ y tế giấy hiện tại thành file điện tử vào các thiết bị lưu trữ điện tử, đĩa quang
hay ổ cứng, vì thế việc tìm kiếm và nhập liệu được thực hiện một cách nhanh
chóng. Người sử dụng có thể sử dụng nhiều phương pháp để nhập dữ liệu vào hệ
thống cũng như kết xuất dữ liệu. Việc trao đổi và chuyển đổi của các hồ sơ điện tử

giữa các bệnh viện trở nên dễ dàng.

11


+ Tra cứu hình ảnh đã chụp trong quá khứ ứng với bệnh nhân đang kiểm tra;
tổ chức các danh sách làm việc và thư mục để chia dữ liệu thu thập được trong một
PACS thành các dạng dễ dàng truy cập và sử dụng, giao thức hiển thị mặc định,
trong đó các hình ảnh tự động hiển thị theo trật tự có tính logic, phù hợp trong môi
trường y khoa cũng như các mẫu báo cáo hỗ trợ cho bác sĩ.
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
-

Quy trình khám bệnh, chữa bệnh tại các bệnh viện;

-

Hệ thống thông tin Quản lý bệnh viện (HIS);

-

Hệ thống thông tin lưu trữ, xử lý và truyền hình ảnh PACS

-

Mô hình Bệnh án điện tử đa phương tiện (I-EMR)

3.3 Phạm vi nghiên cứu
Quy trình khám chữa bệnh và Hệ thống thông tin Quản lý bệnh viện của một
số bệnh viện tại Hà Nội;

3.4. Tóm tắt cô đọng các luận điểm cơ b n:
Hiện nay, một số mô hình tương tự bệnh án điện tử (EMR) đang áp dụng
thường được lưu trữ dưới dạng text (thông tin hành chính cá nhân, tiền sử khám
chữa bệnh, sử dụng thuốc, kết quả xét nghiệm, chỉ định điều trị,…) và được lồng
ghép trong hệ thống thông tin bệnh viện. Việc lữu trữ toàn bộ dữ liệu về về bệnh
nhân bao gồm các hình ảnh y tế như X-Quang, CT Scanner, MRI.. còn hạn chế.
Mô hình Bệnh án điện tử đa phương tiện (I-EMR) là sự kết hợp bệnh án điện
tử với hệ thống truyền nhận dữ liệu hình ảnh (PACS) chuyển tất cả những thông tin
như đơn thuốc điện tử, kết quả xét nghiệm, ảnh chụp CT scanner, X- quang số, cộng
hưởng từ MRI, kết quả nội soi, kết quả chẩn đoán và liệu trình điều trị, … thành dữ
liệu có cấu trúc để lưu trữ và phục vụ tra cứu.
Dữ liệu I-EMR được lưu trữ tập trung để phục vụ tra cứu theo phân quyền. IEMR có thể được sử dụng trong chẩn đoán hình ảnh từ xa, phục vụ cho việc hội
chẩn qua internet và tiến tới việc trao đổi dữ liệu giữa các bệnh viện.

12


3.5. Phương pháp nghiên cứu:
- Khảo sát hiện trạng ứng dụng CNTT của các bệnh viện;
- Đề xuất lựa chọn mô hình I-EMR;
- Viết báo cáo và xây dựng phần mềm mô phỏng.
Với kỳ vọng tăng cường khả năng trao đổi bệnh án điện tử giữa các bệnh
viện cũng như việc trao đổi dữ liệu giữa Sở Y tế, Bộ Y tế và các bệnh viện nằm
trong hệ thống khám chữa bệnh, cấu trúc bệnh án điện tử là một nhu cầu cấp thiết,
để các đơn vị xây dựng phần mềm quản lý bệnh viện nghiên cứu thiết kế hệ thống
của mình theo hướng dùng chung được trong toàn ngành y tế

13



CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN
1.1. Hiện trạng ứng dụng CNTT trong y tế:
Được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ và lãnh đạo ngành y tế, trong
những năm gần đây, ứng dụng CNTT trong y tế đã có nhiều khởi sắc. Ứng dụng
CNTT trong y tế nói chung và trong quản lý bệnh viện nói riêng đã làm thay đổi
cách phục vụ nhân dân theo hướng nhanh, gọn, tiết kiệm thời gian và tiền bạc của
bệnh nhân. Người đến khám, chữa bệnh chỉ cần khai báo thông tin hành chính một
lần. Khi đến những khoa, phòng khác nhau, bệnh nhân không cần phải khai báo lại
vì các thông tin của bệnh nhân đã được lưu trữ trên hệ thống, quản lý thông suốt
giữa các khoa phòng. Việc thanh toán viện phí cũng nhanh và chính xác hơn. Các
chi phí của bệnh nhân khi phát sinh sẽ được cập nhật ngay vào hệ thống, có thể biết
chính xác chi tiết số tiền bệnh nhân đã sử dụng ở bất kỳ thời điểm nào. Khi bệnh
nhân xuất viện mọi chi phí sẽ được hiển thị ngay trên bảng kê thanh toán ra viện.
Ứng dụng CNTT trong quy trình khám, chữa bệnh làm giảm thời gian chờ đợi của
bệnh nhân, đây là thành quả lớn trong việc nâng cao chất lượng phục vụ. Đó là chưa
nói đến hiệu quả chuyên môn cũng được cải thiện, các bác sĩ có nhiều thời gian để
tư vấn cho người bệnh, có thể hội chẩn trực tiếp trên mạng và đưa ra kết quả, hướng
điều trị nhanh nhất. Một hệ thống công nghệ thông tin trong bệnh viện đáp ứng các
yêu cầu nêu trên bao gồm các thành phần cơ bản sau:
- Hệ thống thông tin bệnh viện (Hospital Information System - HIS);
- Hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh (Radiology Information System - RIS);
- Hệ thống lưu trữ và truyền ảnh (Picture Archiving and Communication
System - PACS);
- Hệ thống thông tin quản lý phòng xét nghiệm (Laboratory Information
System – LIS)
Có thể thấy ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện đã đem lại hiệu quả rõ
rệt, rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, từ đây đã dần hình

14



thành nguồn cơ sở dữ liệu y tế của bệnh nhân đặt nền móng cho hệ thống bệnh án
điện tử.
Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện mới chỉ dừng lại ở
quy mô riêng lẻ mỗi bệnh viện, để xây dựng được hệ thống bệnh án điện tử dùng
chung giữa các bệnh viện còn rất nhiều khó khăn. Việc lưu trữ, tra cứu, khai thác
hình ảnh y tế (X-Quang, MRI, CT-Scanner…) cũng là một bài toán khó giải, đòi hỏi
không gian bộ nhớ rất lỡn và thiết kế cơ sở dữ liệu phức tạp, do vậy phần lớn các
bệnh viện hiện nay chưa ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh (PACS) mà
vẫn duy trì lưu trữ hình ảnh y tế bằng phương pháp truyền thống (ảnh chụp, phim
âm bản…)
Năm 2006, Bộ Y tế đã ban hành bộ tiêu chí khung phần mềm quản lý bệnh
viện, bước đầu ngành y tế đã định hình một bộ khung phần mềm theo các module,
nhưng quy định này vẫn chưa đưa ra được chuẩn thiết kế xây dựng hệ thống cơ sở
dữ liệu.
Chính vì vậy, việc cơ quan quản lý sớm ban hành một chuẩn chung về phần
mềm quản lý bệnh viện, cấu trúc bệnh án điện tử là một nhu cầu cấp thiết, để các
đơn vị xây dựng phần mềm quản lý bệnh viện nghiên cứu thiết kế hệ thống của
mình theo hướng dùng chung được trong toàn ngành y tế.
1.2. Các hệ thống ứng dụng CNTT trong bệnh viện:
1.2.1. Hệ thống thông tin qu n lý bệnh viện (Hospital Information S stem-HIS)
HIS có thể quản lý thông tin về: nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất, nhưng
quan trọng hơn cả là HIS quản lý thông tin về bệnh nhân, lấy bệnh nhân làm trung
tâm, các thông tin hành chính của người bệnh, quá trình điều trị, các y lệnh, các kết
quả lâm sang, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh…. Tất cả những thông tin này sẽ
được chứa đựng trong HIS. Khi cơ sở dữ liệu của HIS tuân thủ đúng chuẩn chung
thì có thể dùng HIS để trao đổi thông tin hai chiều giữa các khoa/phòng trong bệnh
viện và giữa các bệnh viện với nhau.

15



Cho đến nay, HIS chỉ cho phép quản lý các thông tin y tế dạng text nhưng
HIS đã phát huy hiệu quả rất tốt, đặc biệt đối với đặc điểm ngành y tế Việt Nam, do
vậy hầu hết các bệnh viện quy mô vừa và lớn đã triển khai hệ thống này.
1.2.2. Hệ thống thông tin chẩn đoán hình nh (RIS):
RIS hỗ trợ các công việc quản trị dữ liệu kết quả lâm sàng trong chẩn đoán
hình ảnh, chia sẻ thông tin phục vụ chẩn đoán và điều trị. Dữ liệu chẩn đoán hình
ảnh vừa nhiều lại vừa có tính đặc thù cao (mỗi thiết bị chẩn đoán hình ảnh lại có
chuẩn lưu trữ khác nhau), nên RIS ra đời để hỗ trợ công tác quản lý dữ liệu bệnh
viện trong tin chẩn đoán hình ảnh.
RIS quản lý cả dữ liệu về hình ảnh và văn bản chứ không đơn thuần là quản
lý văn bản dạng text như trong HIS. Dữ liệu ảnh thu nhận được từ các thiết bị như
X-quang, CT-Scan, MRI, siêu âm,… sẽ được lưu giữ lại dưới dạng tập các ảnh số
hóa. Đây chính là tập cơ sở dữ liệu mà RIS quản lý.
Nhiệm vụ chính của RIS là:
- Tạo định dạng và lưu trữ kết quả chẩn đoán hình ảnh theo ID bệnh nhân;
- Thao tác với các bản ghi tương ứng với ID bệnh nhân;
- Hồi cứu các kết quả chẩn đoán hình ảnh của bệnh nhân;
- Hỗ trợ chẩn đoán và điều trị.
1.2.3. Hệ thống lưu trữ và truyền nh (PACS):
Việc tra cứu, khai thác kết quả chẩn đoán hình ảnh trong quy mô nội bộ bệnh
viện thì RIS cơ bản đáp ứng được. Tuy nhiên, khi phát sinh nhu cầu lớn hơn về lưu
trữ, phân phối và truyền hình ảnh thì RIS trở nên khó đáp ứng được. Do vậy cần
phải có Hệ thống lưu trữ và truyền ảnh (Picture archiving and Communication
System - PACS) để đáp ứng yêu cầu lưu trữ, xử lý, truyền tải thông tin một cách có
hệ thống, nhanh chóng, chính xác, nâng cao chất lượng chẩn đoán và truyền hình
ảnh để chẩn đoán hình ảnh từ xa.

16



1.2.4 Hệ thống thông tin qu n lý phòng xét nghiệm (Laboratory Information
System – LIS)
LIS nhận các kết quả xét nghiệm số hóa một cách tự động bằng việc tạo kết
nối với các thiết bị y tế khác nhau và truyền đưa các thông tin hoàn toàn tự động.
Khi bác sĩ đưa ra yêu cầu kiểm tra, bệnh học lâm sàng hướng dẫn các kiểm
tra y tế theo các yêu cầu của bác sĩ và sau đó sẽ chuyển các kết quả kiểm tra lại cho
bác sĩ bằng cách nhập dữ liệu vào hồ sơ bệnh án. Bởi vì các kết quả xét nghiệm
được kiểm tra bằng mắt thường và sau đó được ghi chép lại trong hồ sơ kết quả
bằng phương pháp thủ công, vì thế tỷ lệ sai sót thường là rất cao. Bên cạnh đó, các
kết quả xét nghiệm thường được chuyển liên tục đến bộ phận điều trị và điều dưỡng
cho nên mất rất nhiều thời gian.
Khi LIS được đưa vào sử dụng, các kết quả xét nghiệm từ mạng của phòng
xét nghiệm tự động gửi dữ liệu và lưu vào mục xét nghiệm trong hệ thống đăng ký
bệnh nhân. Trong khoảng thời gian này, bác sĩ có thể kiểm tra ngay lập tức kết quả
xét nghiệm thông qua các thiết bị đầu cuối. Trong hầu hết các bệnh viện, các mục
cần xét nghiệm sẽ được đưa ra theo yêu cầu của bác sĩ, các khoa không trực tiếp
điều trị cho bệnh nhân như bệnh học lâm sàng và phân tích X-Quang sẽ không biết
được các vấn đề của bệnh nhân.
Như vậy, cứ mỗi phòng xét nghiệm, các bác sĩ có thể đọc hồ sơ bệnh nhân
thông qua thiết bị kết nối đầu cuối và xem xét các yêu cầu của kết quả để chẩn đoán.
1.3. Vấn đề trao đổi dữ liệu Bệnh án điện tử
Dễ nhận thấy, việc trao đổi thông tin bệnh án giữa các cơ sở khám, chữa
bệnh giúp nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh bởi lẽ, thông tin về sức khỏe,
lịch sử điều trị và các thông tin trong quá trình khám, chữa bệnh của bệnh nhân
được chia sẻ, trợ giúp tích cực cho bác sỹ điều trị có thể chẩn đoán chính xác, kịp
thời và từ đó tăng khả năng điều trị khỏi bệnh cho bệnh nhân.
Dưới giác độ hệ thống, để có thể trao đổi được các dữ liệu này, tất cả các
bệnh nhân cần có một định danh duy nhất, từ đó, các bệnh viện và các cơ sở khám


17


chữa bệnh có thể xác định chính xác các thông tin về người bệnh. Đi kèm với hệ
thống định danh dùng chung cho tất cả người bệnh, hệ thống các danh mục tham
chiếu dùng chung, như ICD-10, NDC,… trợ giúp cho việc diễn giải các EMR một
cách thuận tiện cũng góp phần vào việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.
Tuy nhiên, hiện nay việc trao đổi thông tin hồ sơ bệnh án điện tử chưa thực
hiện được do các nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Vấn đề pháp lý: luật khám, chữa bệnh không cho phép các bệnh viện, cơ sở
khám, chữa bệnh cung cấp toàn bộ thông tin về sức khỏe của mình cho bên thứ ba.
+ Việc sử dụng hệ thống ID dùng chung trên toàn quốc hiện không thể thực
hiện do chưa được tổ chức một cách thống nhất.
+ Vấn đề chuẩn hóa trong việc sử dụng các danh mục tham chiếu dùng
chung tại các bệnh viện và các cơ sở khám, chữa bệnh hiện chưa có. Các đơn vị vẫn
tổ chức, sử dụng hệ thống mã hóa cho các danh mục tham chiếu một cách tự phát.
+ Các cơ sở khám chữa bệnh không muốn “mở cửa” hệ thống do lo ngại về
an ninh và các yếu tố về quyền bí mật các thông tin cá nhân. Để thực hiện việc trao
đổi thông tin hồ sơ bệnh án, theo kinh nghiệm của các nước phát triển trong các hệ
thống thông tin y tế, khi có yêu cầu của bệnh nhân, các đơn vị có thể cung cấp hồ sơ
bệnh án giấy hoặc điện tử để bệnh nhân tự bảo quản và cung cấp cho bên thứ ba khi
có nhu cầu. Dĩ nhiên, cách tiếp cận này không linh hoạt, kịp thời, và thường thì
bệnh nhân không muốn luôn luôn mang theo hồ sơ bệnh án bên người.
Như vậy, việc bảo quản hồ sơ bệnh án, theo luật định, vẫn do các cơ sở
khám, chữa bệnh thực hiện. Khi đó, để có thể thực hiện trao đổi hồ sơ bệnh án, các
vấn đề chính cần giải quyết như sau:
+ Cần có bộ dữ liệu y tế tiêu chuẩn (hồ sơ bệnh án) xây dựng dựa trên HL7,
DICOM dùng trong trao đổi dữ liệu
+ Các bệnh viện cần cam kết tham gia và hỗ trợ tích cực trong quá trình xây

dựng hệ thống.

18


+ Chuẩn hóa hệ thống các danh mục tham chiếu dùng chung, sử dụng thống
nhất tại các bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh tham gia hệ thống
+ Xây dựng cơ chế và tiến tới áp dụng trong việc xây dựng hệ thống ID bệnh
nhân dùng chung toàn quốc, sử dụng công nghệ smartcard hoặc tương đương.
(trong thời điểm hiện tại, khi chưa có hệ thống ID dùng chung, hệ thống khi xây
dựng cần tính toán để hỗ trợ sau này)
1.3.1 Các chuẩn quốc t đang sử dụng trong t :
1.3 1 1 Chuẩn HL7:
Health Level Seven (HL7) là một tổ chức các tình nguyện viên, không lợi
nhuận được công nhận bởi một tổ chức phát triển và xây dựng tiêu chuẩn. "HL7"
cũng được sử dụng như là một cái tên gọi chung cho một số các tiêu chuẩn cụ thể
được tạo ra bởi tổ chức này (tức là HL7 v2.x, v3.0, HL7 RIM, v.v). HL7 và các
thành viên cung cấp một khung tiêu chuẩn thông dụng nhất thế giới (và liên quan
đến tiêu chuẩn) cho việc trao đổi, chia sẻ, hội nhập và tìm kiếm các thông tin y tế
điện tử. Các tiêu chuẩn có hỗ trợ thực hành lâm sàng và quản lý, phân phối, và đánh
giá các dịch vụ y tế, là thông dụng nhất trên thế giới. HL7 phát triển khái niệm tiêu
chuẩn (tức là HL7 RIM), tài liệu tiêu chuẩn (tức là HL7 CDA), ứng dụng tiêu chuẩn
(tức là HL7 CCOW) và bản tin tiêu chuẩn (tức là HL7 v2.x và v3.0). Bản tin tiêu
chuẩn được đặc biệt quan trọng bởi vì chúng xác định cách thức các thông tin được
đóng gói và truyền đi từ nơi này sang nơi khác. Tiêu chuẩn như thiết lập các ngôn
ngữ, cấu trúc và các loại dữ liệu cần thiết cho việc tích hợp liền mạch từ một hệ
thống này sang hệ thống khác. HL7 phiên bản 2.x đã cho phép cho khả năng tương
tác tự động giữa hệ thống Quản lý bệnh nhân điện tử (PAS), hệ thống Quản Lý
Thực Hành (EPM) điện tử, hệ thống thông tin phòng thí nghiệm (LIS), chế độ dinh
dưỡng, Dược phẩm và các hệ thống thanh toán cũng như hệ thống EMR hoặc EHR.

Hiện nay, chuẩn bản tin HL7 phiên bản 2.x được hỗ trợ bởi mỗi nhà cung cấp hệ
thống thông tin y tế lớn tại Hoa Kỳ.
HL7 là một trong những chuẩn dữ liệu được sử dụng cho các ứng dụng trong

19


ngành lĩnh vực CNTT y tế. HL7 bao gồm các tập định nghĩa các định dạng logic
nhằm để đóng gói các thông tin y tế dưới dạng 1 bản tin và truyền đi hay chia sẻ
giữa các hệ thống thông tin.
Bệnh viện và các tổ chức y tế thường có những hệ thống máy tính khác nhau
được sử dụng cho tất cả mọi thứ từ các hồ sơ thanh toán để theo dõi bệnh nhân. Tất
cả các hệ thống này nên liên lạc và chia sẻ thông tin với nhau bất cứ khi nào nhận
được thông tin mới. HL7 quy định cụ thể một số tiêu chuẩn linh hoạt, các hướng
dẫn, và các phương pháp mà theo đó hệ thống y tế khác nhau có thể giao tiếp với
nhau. Theo những tài liệu hướng dẫn thực thi giao thức chuẩn HL7, dữ liệu tiêu
chuẩn là một tập hợp các quy tắc cho phép thông tin được chia sẻ và xử lý một cách
thống nhất và nhất quán (về mặt ngữ pháp lẫn ngữ nghĩa). Những tiêu chuẩn dữ liệu
này tạo điều kiện thuận lợi cho phép các tổ chức y tế dễ dàng chia sẻ thông tin lâm
sàng. Xây dựng và phát triển các mô hình khái niệm thông tin HL7 (ví dụ, HL7
RIM), tài liệu tiêu chuẩn (ví dụ, HL7 CDA), và các tiêu chuẩn tin nhắn (ví dụ, HL7
v2.x và v3.0). Nhắn tin tiêu chuẩn rất quan trọng bởi vì việc xác định cách các
thông tin được đóng gói và truyền đạt nội dung giữa các bên liên quan. HL7 phiên
bản 2.x định nghĩa một loạt các thư điện tử để hỗ trợ các quy trình hành chính, hậu
cần, tài chính cũng như lâm sàng. Kể từ năm 1987, chuẩn HL7 đã được cập nhật
thường xuyên, bao gồm phiên bản 2.1, 2.2, 2.3, 2.3.1, 2.4, 2.5, 2.5.1 và 2.6. Các tiêu
chuẩn v2.x đều có khả năng tương thích ngược (tức là ứng dụng có hỗ trợ phiên bản
2.6 thì có thể xử lý được các phiên bản trước đó như 2.1, 2.2, …). HL7 v2.x chủ yếu
là sử dụng cú pháp mã hóa văn bản dựa trên các dấu phân cách.
HL7 phiên bản 2.x tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng tương tác giữa Hệ

thống Quản lý bệnh nhân (PAS), hệ thống thông tin phòng thí nghiệm (LIS), hệ
thống theo dõi chế độ ăn uống, Dược phẩm và các hệ thống Thanh toán điện tử
cũng như hệ thống bệnh án điện tử (EMR) hoặc hệ thống y bạ điện tử (EHR). Hiện
nay, tiêu chuẩn của HL7 v2.x tin nhắn được hỗ trợ bởi mỗi nhà cung cấp hệ thống
thông tin y tế lớn tại nhiều quốc gia trên thế giới.

20


Các bản tin HL7 ADT là các bản tin chứa đựng thông tin của bệnh nhân
tương ứng với các sự kiện xuất hiện như: A01 – bệnh nhân đến bệnh viện khám
bệnh, A02 - bệnh nhân chuyển viện, A03 – bệnh nhân xuất viện, … Những sự kiện
này chính là nguyên nhân thúc đẩy các tiến trình trao đổi và chia sẻ thông tin trên
các hệ thống thông tin trong bệnh viện.
Cũng giống như bất kỳ những đề xuất khác, đề xuất sử dụng chuẩn HL7
trong hệ thống thông tin y tế sẽ mang lại những lợi ích trực tiếp và gián tiếp không
những cho bệnh nhân mà còn cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách trong
các tổ chức hay cơ quan cung cấp dịch vụ y tế:
- Tăng cường khả năng truy cập vào dữ liệu bệnh nhân (có nghĩa là truy xuất
thông tin nhanh hơn và đầy đủ hơn giúp nâng cao hiệu quả trong việc chăm sóc sức
khỏe bệnh nhân)
- Thông tin chính xác, ở đúng nơi, đúng lúc, giúp hỗ trợ trong việc ra quyết
định nhằm cải thiện an toàn bệnh nhân
- Tăng cường khả năng bảo mật và độ an toàn thông tin, nâng cao độ tin cậy
của thông tin trong quá trình trao đổi thông tin điện tử.
- Cải thiện chất lượng thông tin bởi vì thông tin được truyền đi một lúc, đúng
nơi đúng lúc, và giảm thiểu các sai sót không đáng có
- Cải thiện hiệu quả công việc thông qua sắp xếp hợp lý các quy trình và
cung cấp thông tin nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực nhân lực trong
việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

- Giảm thiểu chi phí tùy chỉnh các cổng kết nối dữ liệu trong các ứng dụng
- Tăng cường khả năng liên lạc và chia sẻ thông tin giữa các ứng dụng máy
tính khác nhau bất kể chúng được xây dựng hay phát triển bởi nhà sản xuất phần
mềm thương mại nào.
- Giúp quản lý hiệu quả hơn thông qua việc có đầy đủ thông tin đúng lúc,
đúng nơi.

21


Giao thức ứng dụng tin nhắn chuẩn HL7 đã được xác định cho lĩnh vực
truyền thông y tế, đặc biệt là giữa các hệ thống lâm sàng. HL7 hỗ trợ truyền thông
tin nhắn trong các loại sau:
- Quản lý bệnh nhân (nhập viện, xuất viện, chuyển viện)
- Nhập các chỉ thị, chỉ định (chỉ định dinh dưỡng, chỉ định thuốc, chỉ định xét
nghiệm lâm sàng)
- Quản lý tài chính (chẩn đoán, thủ thuật, người bảo đảm, bảo hiểm y tế)
- Báo cáo theo dõi lâm sàng (báo cáo tường thuật, báo cáo điện tim, điện não)
- Tập hồ sơ chính chia sẻ từ điển (cập nhật thư mục xét nghiệm lâm sàng, cập
nhật công thức thuốc)
- Hồ sơ bệnh án / quản lý thông tin (theo dõi tài liệu hoặc dữ liệu đầu vào đã
và sẽ được sao chép)
- Lịch hẹn (tạo các cuộc hẹn, và yêu cầu về hoạt động dự kiến)
- Chuyển bệnh nhân (xác định giới thiệu và chuyển bệnh nhân từ một tổ chức
y tế này sang tổ chức y tế khác)
- Chăm sóc bệnh nhân (theo dõi các vấn đề y tế hoặc các mục tiêu liên quan,
vai trò, đường lối lâm sàng và phương sai cấp tính hoặc mãn tính)
1.3.1.2. Chuẩn h nh
Medicine)


nh DICOM (the Digit l Im ge

n

Communi tion in

Nhiều phương pháp tạo ảnh y tế sử dụng ngày nay chủ yếu dựa vào các tiến
trình xử lý trên máy tính. Máy tính được sử dụng không chỉ để lưu trữ hoặc hiển thị
hình ảnh mà còn có thể tạo dựng các mô hình 3D từ một tập các dữ liệu đầu vào. Dữ
liệu thu được từ các thiết bị hình ảnh có sử dụng các phương pháp phức tạp, ví dụ:
CT, MRI, SPECT, PET. Bởi vì có quá nhiều hướng phát triển của các thiết bị hình
ảnh y tế, do đó một vấn đề rất quan trọng là phải có một tiêu chuẩn cho các kết nối
và trao đổi thông tin giữa các thiết bị y tế. Và cũng vì có nhiều nhà sản xuất trên thị
trường cung cấp các thiết bị hình ảnh y tế với phương pháp tiếp cận và công nghệ

22


khác nhau, nên nhu cầu cấp thiết là phải có một tiêu chuẩn nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho việc trao đổi của các hình ảnh và dữ liệu y tế dễ dàng hơn. DICOM (Digital
Imaging and Communiation in Medicine) là một tiêu chuẩn xác định giao thức trao
đổi dữ liệu hình ảnh không những giữa các thiết bị y tế mà còn hỗ trợ cho những hệ
thống thông tin y tế trong việc lưu trữ, xử lý, và chia sẻ hình ảnh.
DICOM được phát triển nhằm tiêu chuẩn hóa dữ liệu hình ảnh y tế và các
thông tin liên quan khiến cho việc trao đổi thông tin dễ dàng hơn. Bên cạnh đó,
DICOM còn được xác định theo định hướng dịch vụ mạng hoặc phương tiện truyền
thông để truyền hoặc in những hình ảnh y tế. DICOM cũng qui định các định dạng
trao đổi dữ liệu, cách thức quản lý dòng chảy công việc, tính nhất quán và chất
lượng khi xem hình ảnh cũng như yêu cầu về sự phù hợp của thiết bị và chương
trình ứng dụng khi áp dụng DICOM.

Tiêu chuẩn DICOM gắn liền với lĩnh vực thông tin hình ảnh y tế. Trong lĩnh
vực đó, nó chỉ trao đổi thông tin kỹ thuật số giữa các thiết bị hình ảnh y tế và các hệ
thống thông tin khác.
1.3.1.3 Chuẩn CDA (Clini l Do ument Ar hite ture)
Clinical Document Architecture (CDA) khởi đầu từ kiến trúc hồ sơ bệnh
nhân (Patient Record Architecture - PRA); hồ sơ được tạo ra để cung cấp một mô
hình trao đổi các thông tin lâm sàng như: tóm lược xuất viện, chuyển bệnh nhân và
ghi chú bệnh trình; nhằm cung cấp đầy đủ thông tin chăm sóc sức khỏe, và hướng
tới đạt được hồ sơ bệnh án điện tử.
CDA là một tiêu chuẩn HL7 qui định cho các tài liệu lâm sàng như bản tóm
tắt và ghi chú, tham vấn sử dụng kiến trúc XML. Mỗi tài liệu XML sẽ có một kiến
trúc gồm ba phần: (1) tiêu đề, (2) một cấu trúc DTD của tài liệu, (3) nội dung XML.
Tiêu đề bao gồm các thông tin về loại tài liệu, chi tiết xác thực, những vấn đề
gặp phải, bệnh nhân, và người thực hiện. DTD quy định cấu trúc riêng biệt cho mỗi
chuyên ngành / lĩnh vực / hồ sơ. CDA chú trọng đến nội dung hơn là cách thức trình
bày dữ liệu trên các thiết bị (ví dụ, màn hình máy tính, màn hình máy PDA, hoặc

23


điện thoại). Các mô hình tham chiếu thông tin HL7 (Reference Information Model RIM) là mô hình tham chiếu thông tin cho lĩnh vực y tế. Tất cả các đặc tính kỹ thuật
của bản tin HL7 và tài liệu trong tương lai sẽ được lấy từ đây.
Khi sử dụng CDA để trao đổi, chuyển thông tin, nội dung của một tài liệu
lâm sàng sẽ được ghi lại và sau đó được gửi theo khuôn dạng HL7 đến một tổ chức
chăm sóc sức khỏe (Dolin et al. 2001) có trách nhiệm điều trị cho bệnh nhân. Dữ
liệu trong các tài liệu CDA được xác định dựa trên RIM, và dựa trên các tiêu chuẩn
khác (ví dụ, LOINC, mã số cho các quan sát trong phòng thí nghiệm lâm sàng),
hoặc dựa trên các tiêu chuẩn địa phương.
1.3.1.4 Chuẩn CCD (Continuit of C re Do ument)
HL7 CCD là kết quả của nỗ lực hợp tác giữa tổ chức HL7 và ASTM nhằm

hòa hợp các định dạng dữ liệu và kiến trúc hồ sơ giữa ASTM Continuity of Care
Record (CCR) và HL7 Clinical Document Architecture (CDA). Hồ sơ CCD sẽ cho
phép khả năng tương tác cao hơn, hoặc tích hợp dữ liệu lâm sàng y tế và cho phép
các bác sĩ gửi thông tin y tế điện tử cho các bác sĩ hay các tổ chức y tế khác mà vẫn
giữ nguyên ý nghĩa và thông tin y tế. CCD đã trở thành một trong những tiêu chuẩn
quốc tế đáng giá để ứng dụng vào trong các hệ thống tích hợp EMR/EHR.
CCR chính là một tập dữ liệu chính (core data set) bao gồm các sự kiện
thông tin liên quan đến hành chính, nhân khẩu học, và lâm sàng về chăm sóc sức
khỏe của bệnh nhân, bao gồm một hoặc nhiều sự kiện gặp phải trong y tế. CCR
cung cấp một phương tiện cho điều dưỡng viên, nhà quản trị hệ thống, hoặc thiết
lập các tập hợp tất cả các dữ liệu cần thiết về bệnh nhân và chuyển tiếp nó đến một
hệ thống khác, và do đó, thông tin trong
CCR hỗ trợ việc chăm sóc sức khỏe liên tục cho bệnh nhân. Trường hợp sử
dụng chính của CCR là cung cấp một bản sao có chứa các dữ liệu như lâm sàng,
nhân khẩu học, và hành chính của một bệnh nhân cụ thể trong khoảng thời gian
thích hợp cho các đối tác yêu cầu.

24


1.3.1.5 Chuẩn SDM -HD
Chuẩn SDMX-HD (Statistical Data and Metadata Exchange – Health
Domain) là một chuẩn quốc tế hỗ trợ trao đổi các dữ liệu/thông tin thống kê và siêu
dữ liệu giữa các hệ thống thông tin y tế. SDMX mô tả siêu dữ liệu thống kê thông
qua việc định nghĩa các cấu trúc dữ liệu; bao gồm các khái niệm, khía cạnh, thuộc
tính, danh mục mã hóa …
Chuẩn SDMX-HD thường được sử dụng trong các phần mềm y tế nhằm kết
xuất ra các bảng báo cáo tổng hợp. Chuẩn còn cho phép tạo ra các bảng ánh xạ giữa
các chỉ số và các lĩnh vực liên quan hỗ trợ cho phần DataSetDefinition trong
SDMX-HD. Bên cạnh đó, SDMX-HD còn cho phép người dùng xác định mô hình

thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trình bày dữ liệu. Để đạt được mục
đích trên, người dùng cần có những thành phần cơ bản sau:
- Mô tả khái niệm: nhằm hiểu được ý nghĩa dữ liệu thống kê, chúng ta cần
phải biết các khái niệm liên quan đến nó (ví dụ, chỉ riêng con số 1,2953 là vô nghĩa,
nhưng nếu chúng ta biết rằng đây là một tỷ giá hối đoái cho đồng đô la Mỹ so với
euro, các yếu tố bổ trợ làm cho chỉ số bắt đầu có ý nghĩa).
- Cấu trúc nhóm dữ liệu: Dữ liệu thống kê có thể được nhóm lại với nhau.
Các mức được định nghĩa sau đây:
Mức độ quan sát (đo lường của hiện tượng một số)
Các cấp độ (đo theo thời gian của hiện tượng một số người, thường là sau
một khoảng thời thường xuyên)
Cấp độ nhóm (nhóm của loạt bài Một ví dụ nổi tiếng là nhóm anh chị em,
trong đó có một tập của loạt bài này là giống nhau ngoại trừ việc họ được đo với
tần số khác nhau)
Thiết lập các bộ/tập dữ liệu hoặc phân cấp dòng dữ liệu (tạo thành nhiều
nhóm, ví dụ để trang trải một tên miền cụ thể thống kê). Các khái niệm mô tả nêu
tại điểm 1 có thể được gắn ở các cấp độ khác nhau trong hệ thống phân cấp này.

25


×