Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường khu Công nghiệp Thụy Vân tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.48 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chuyên đề:

Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường khu
Công nghiệp Thụy Vân tỉnh Phú Thọ
Địa điểm thực tập:Chi cục Bảo vệ môi trường Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ
Người hướng dẫn : Đào Minh Hải
Sinh viên thực hiện : Tạ Ngọc Nam
Lớp
: DH3QM3
Chuyên ngành
: Quản lý môi trường

PHÚ THỌ, THÁNG 03 NĂM 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chuyên đề:

Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường khu
Công nghiệp Thụy Vân tỉnh Phú Thọ
Địa điểm thực tập:Chi cục Bảo vệ môi trường Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ


Người hướng dẫn
(Ký, ghi rõ họ tên)

Sinh viên thực hiện
(Ký, ghi rõ họ tên)

PHÚ THỌ, THÁNG ...... NĂM ......


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho phép em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh
đạo của chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện thuận lợi
cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập, đặc biệt là các
anh chị công tác tại Phòng kiểm soát môi trường đã giúp đỡ, cung cấp những
số liệu thực tế để em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Để hoàn thành tốt khóa luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
anh Đào Minh Hải, người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong việc hoàn
thành tốt chuyên đề báo cáo thực tập.
Do thời gian thực tập không dài, vốn kiến thức của bản thân còn hạn
chế, đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn chưa
nhiều, trong quá trình thực tập và hoàn thiện chuyên đề này khó tránh khỏi
những sai sót, kính mong nhận được những đóng góp từ thầy cô và các anh
chị trong cơ quan để em có thêm được nhiều kinh nghiệm, hoàn thiện bài
khóa luận hơn nữa.
Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị công tác tại
chi cục bảo về môi trường tỉnh Phú Thọ luôn dồi dào sức khỏe, đạt được
nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.
Sinh viên thực hiện


Tạ Ngọc Nam


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1. Giới thiệu về Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Phú Thọ
Tên đơn vị : Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Phú Thọ
Trụ sở

: Đường Nguyễn Tất Thành - Phường Tân Dân Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ

Điện thoại : 0210.3847.911
Fax

: 0210.3847.911

Email

:

Webside

: và tnmtphutho.vn

1.1.1. Lịch sử hình thành
Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Phú Thọ được thành lập căn cứ vào Quyết định
số 3903/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 của UBND tỉnh Phú Thọ.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Chi cục Trưởng

Phó Chi cục Trưởng


Phòng Tổng hợp
Phòng Thẩm định và đánh giá tác động môi trường
Phòng Kiểm soát ô nhiễm

4


 Ban lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường bao gồm:
Chi cục trưởng: Nguyễn Bá Thọ
Phó Chi cục trưởng: Bùi Quang Tùng
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn của các phòng thuộc Chi cục bảo vệ môi
trường:
1.1.3.1: Phòng Tổng hợp:
a) Chức năng
Tham mưu giúp Chi cục trưởng công tác hành chính, tổng hợp thuộc phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn được giao
b) Nhiệm vụ, quyền hạn
- Quản lí việc sử dụng con dấu, tài chính, tài sản, quản lí hồ sơ cán bộ ,công
chức, viên chức và lao động hợp đồng
- Xây dựng, triển khai việc thực hiện các chương trình , kế hoạch hàng tháng,
quý, năm về công tác bảo vệ môi trường:
- Tổng hợp, cân đối nhu cầu kinh phí, thẩm định kế hoạch và dự toán ngân sách
từ nguồn sự nghiệp môi trường hàng năm của các Sở, ban, ngành
- Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ văn bản và hồ sơ hành chính, công tác cải
cách thủ tục hành chính theo quy định
- Cấp, điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định
1.1.3.2. Phòng Thẩm định và đánh giá tác động môi trường
a) Chức năng
Tham mưu giúp Chi cục trưởng công tác thẩm định thuộc phạm vi, quyền hạn

được giao
b) Nhiệm vụ, quyền hạn
- Thẩm định các chỉ tiêu môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, đề án, dự
án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh
- Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo
đánh giá tác động môi trường, các đề án bảo vệ môi trường
- Kiểm tra xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai
đoạn vận hành của các dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường,
kiểm tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết, xác nhận hoàn thành phương
5


án cải tạo,phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản đối với dự án
thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh
- Thực hiện việc đăng ký, công nhận, cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng
nhận, giấy xác nhận về môi trường theo quy định của pháp luật
1.1.3.3. Phòng Kiểm soát ô nhiễm môi trường:
a) Chức năng
Tham mưu,giúp Chi cục trưởng công tác kiểm soát môi trường thuộc phạm vi
nhiệm vụ và quyền hạn được giao
b) Nhiệm vụ, quyền hạn
- Thực hiện thu thập và thẩm định dữ liệu , chứng cứ để xác định thiệt hại đối
với môi trường, yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái
gây ra trên địa bàn từ hai huyện, thị xã, thành phố trở lên, xây dựng và tổ chức thực
hiện Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, chủ trì xây dựng năng lực và
huy động lực lượng khắc phục ô nhiễm môi trường do các sự cố gây ra, tổ chức thực
hiện việc chi trả dịch vụ môi trường liên quan đến bồi thường và phục vụ môi trường.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phòng
ngừa, bảo vệ, khắc phục, cải tạo môi trường, xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường
cấp tỉnh

- Xây dựng, quản lí hệ thống quan trắc môi trường của địa phương, tổ chức thực
hiện kiểm soát hoạt động quan trắc, quản lý số liệu quan trắc môi trường theo thẩm
quyền.
1.2. Các chương trình, dự án môi trường
- Điều tra, đánh giá hiện trạng, đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng bền vững tài
nguyên nước sông lô trên địa bàn tỉnh
- Quan trắc tài nguyên nước dưới đất khu vực phía nam huyện Lâm Thao tỉnh
Phú Thọ giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016
- Tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi
trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Dự án thu gom, vận chuyển, xử lí rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh giai đoạn
2016-2020
- Dự án thực hiện lưới quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường hàng năm trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2016-2020

6


CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đối tượng, phạm vi thực hiện chuyên đề thực tập

- Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về công tác quản lý môi trường tại khu công nghiệp Thụy Vân

- Phạm vi thực hiện
KCN Thụy Vân, ban quản lý khu công nghiệp Thụy Vân, các chính sách về môi
trường KCN Thụy Vân phải chấp hành.
Mục tiêu và nội dung chuyên đề
- Mục tiêu chuyên đề
Đánh giá hiện trạng, công tác quản lý khu công nghiệp Thụy Vân từ đó đưa ra

các giải pháp quy hoạch và quản lý, đề xuất các hướng cải thiện môi trường cho khu
công nghiệp Thụy Vân.

- Nội dung chuyên đề
Tìm hiểu hiện trạng quản lý môi trường khu công nghiệp Thụy Vân, phân tích
các mặt đạt và chưa đạt trong quản lý môi trường từ đó đưa ra các hướng khắc phuc.
Bao gồm:





Tìm hiểu về hiện trạng quy hoạch KCN Thụy Vân.
Thu thập hiện trạng môi trường tại KCN Thụy Vân.
Khảo sát thu thập các thông tin về hiện trạng công tác quản lý môi trường tại KCN



Thụy Vân.
Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường KCN Thụy Vân.
Phương pháp thực hiện chuyên đề
- Thu thập tài liệu, khảo sát thực địa tại KCN Thụy Vân về phương thức hoạt
động , công nghệ sản xuất, hiện trạng môi trường, các giải pháp kiểm soát chất thải từ
đó xem xét đánh giá chung về hiện trạng môi trường.
- Phương pháp phân tích hệ thống quản lý môi trường trong KCN về các ưu
điểm, nhược điểm của hệ thống quản lý đang áp dụng.
- Vận dụng các nguyên lý của các công cụ quản lý môi trường để tổng hợp và đề
xuất các giải pháp quản lý môi trường
Kết quả chuyên đề


7


Chuyên đề:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU
CÔNG NGHIỆP THỤY VÂN TỈNH PHÚ THỌ

8


MỤC LỤC

9


DANH MỤC BẢNG

10


DANH MỤC HÌNH ẢNH

11


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQL

Ban quản lý


TN&MT

Tài nguyên và môi trường

CTR

Chất thải răn

KCX

Khu chế xuất

KCN

Khu công nghiệp

BVMT

Bảo vệ môi trường

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

Ủy Ban nhân dân

ĐTM


Đánh giá tác động môi trường

12



PHẦN MỞ ĐẦU
Thực tiễn phát triển của các nước trên thế giới những năm qua đã chứng tỏ rằng
việc thành lập các KCN, khu chế xuất là một trong những giải pháp quan trọng đối với
việc đẩy mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa và phát triển Kinh tế - Xã hội. Cùng với
sự phát triển của thế giới, khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, nước
ta đã bước vào giai đoạn Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa thứ 2 theo kế hoạch 10 năm
với nhịp độ nhanh chóng và quy mô mạnh mẽ nhằm thực hiện thành công mục tiêu
chiến lược của Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII là “Đưa nước ta trở thành một
nước công nghiệp vào năm 2020” hàng loạt các KCN, khu chế xuât, khu công nghệ
cao tập trung đã được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động theo chiến lược nền kinh tế
quy mô lớn. Cùng với đó là các chính sách hỗ trợ, giảm thuế để thu hút các doanh
nghiệp, công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Mỗi KCN ra đời không chỉ thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, nó còn
tạo động lực lớn cho quá trình tiếp thu công nghệ, dich chuyển cơ cấu kinh tế, tạo công
ăn việc làm cho người dân… Tuy nhiên bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình
phát triển KCN đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về an ninh trật tự và nhất là
ô nhiễm môi trường do chất thải, nước thải, khí thải công nghiệp những thách thức này
nếu không được giải quyết tốt có thể gây ra những thảm họa về môi trường và biến đổi
khí hậu, tác động nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe người dân hiện tại và tương
lai, ảnh hưởng tới lợi ích Xã hội và sự phát triển kinh tế. Vì vậy, xây dựng hệ thống
quản lý môi trường trong các KCN là một phần quan trọng trong phát triển KCN.
Trước kia để khắc phục tình trạng ô nhiễm trong các KCN người ta thường chỉ
đưa ra các biện pháp để xử lý chất thải ở giai đoạn cuối nên hiệu quả khắc phục ô

nhiễm không cao. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, sự nghiên cứu và
hiểu biết sâu rộng hơn của con người, thì việc khắc phục và cải thiện ô nhiễm đã có
những sự thay đổi lớn, chúng ta không chỉ xử lý ở cuối đường ống mà tập trung từ
khâu sản xuất và nhất là khâu quản lý để giảm số lượng và nâng cao chất lượng nước
thải phát sinh.
Cùng với sự phát triển của đất nước, Phú Thọ là tỉnh công nghiệp đầu tiên của
nước ta, là cửa ngõ của các tỉnh miền núi phía bắc, với nhiều chính sách ưu đãi hấp
dẫn mời gọi những nhà đầu tư, cùng với lợi thế về nguồn nguyên liệu tại chỗ, có khả
năng thu hồi vốn nhanh và đạt hiệu quả cao. Phú Thọ có rất nhiều KCN, khu chế xuất,
cụm công nghiệp trong đó KCN Thụy Vân tập trung nhiều ngành công nghiệp chính
của tỉnh, có tầm quan trọng đối với việc thay đổi bộ mặt của tỉnh, đóng góp một phần
quan trọng vào sự thay đổi GDP của tỉnh. KCN này năm trong thành phố Việt Trì nên


các vấn đề môi trường càng cần được quan tâm trú trọng hơn. Công tác quản lý môi
trường tại khu công nghiệp đã và đang được tiến hành, tuy nhiên một số doanh nghiệp
vẫn chưa có được một định hướng cụ thể hay cách giải quyết cho từng vấn đề riêng
cho doanh nghiệp của mình. Để giảm những tác động môi trường do hoạt động sản
xuất của KCN này trong tương lai em chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng quản lý môi
trường khu Công nghiệp Thụy Vân tỉnh Phú Thọ”
2.1 Tổng quan chung về tỉnh Phú Thọ
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên
Quang và Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông Nam giáp thành phố Hà
Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình.
Thành phố Việt Trì là trung tâm hành chính của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 80 km
và sân bay quốc tế Nội Bài 50 km về phía Tây Bắc.
2.1.1.2 Đặc điểm khí hậu, khí tượng, thủy văn
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh. Nhiệt

độ trung bình năm khoảng 23 0C, lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.600 đến
1.800 mm. Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn, khoảng 85 – 87%. Nhìn chung
khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng.
Bảng 2.1. Giá trị trung bình năm của một số thông số khí tượng
Trạm
Tuyên
Quang

Trạm
Việt Trì

Trạm
Tam Đảo

C

23,0 – 25,0

23,2 – 24,3

18,2 – 19,5

mm

1054 - 1775

1232 - 1923

1522 - 2538


%

80 - 85

80 - 85

87 – 90

Tốc độ gió

m/s

1,3

1,1

1,3

Tổng lượng bốc hơi

mm

600

650

600

Tổng số giờ nắng


Giờ

1.400 – 1.523

1.324 – 1.472

1.018 – 1.406

Bức xạ trung bình

Kcal/m2

200

220

200

Thông số
Nhiệt độ
Lượng mưa
Độ ẩm

Đơn vị
o

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia


Bảng 2.2. Nhiệt độ không khí trung bình(Đơn vị: oC)

Tháng

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tháng 1

16,5

14,7

15,4

18,0

12,2

Tháng 2

21,9

13,8


22,2

20,8

17,3

Tháng 3

21,0

21,1

20,8

21,8

-

Tháng 4

23,2

24,3

24,4

23,3

23,7


Tháng 5

27,0

27,0

26,8

28,1

26,9

Tháng 6

29,7

26,5

29,5

29,8

29,0

Tháng 7

29,9

28,7


29,2

30,0

29,8

Tháng 8

28,7

28,5

29,7

28,1

28,8

Tháng 9

27,1

28,0

28,6

28,2

27,4


Tháng 10

25,7

26,4

26,2

25,4

24,3

Tháng 11

20,6

20,8

21,3

21,2

-

Tháng 12

19,8

17,6


19,7

18,7

-

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Khí tượng – Khí hậu - Viện Khoa học khí tượng,
thủy văn và môi trường, 2015
Nhận xét:
Năm 2014 có tháng nóng nhất (tháng 7, nhiệt độ trung bình lên tới 30,0 oC) và
năm 2015 có tháng lạnh nhất (tháng 1, nhiệt độ trung bình chỉ còn 12,2 oC). Số liệu
cũng cho thấy, nhiệt độ trung bình các tháng trong có dấu hiệu không tuân theo chu kỳ
nhiều năm.


b) Lượng mưa trung bình
Lượng mưa trung bình các tháng của khu vực được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.3. Lượng mưa trung bình các tháng từ năm 2011 – 2015 (Đơn vị: mm)
Tháng

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015


Tháng 1

2

12

11

83

4

Tháng 2

39

18

14

6

11

Tháng 3

86

74


33

50

-

Tháng 4

136

130

138

120

30

Tháng 5

160

121

569

207

226


Tháng 6

238

239

319

211

238

Tháng 7

317

523

248

367

144

Tháng 8

121

396


188

328

268

Tháng 9

273

207

221

167

285

Tháng 10

46

154

66

9

104


Tháng 11

10

200

1

3

-

Tháng 12

24

5

3

42

-

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Khí tượng – Khí hậu, Viện Khoa học khí tượng,
thủy văn và môi trường, 2015
Nhận xét:
Lượng mưa trung bình các tháng trong năm có sự biến đổi mạnh: mùa mưa năm
2012 có lượng mưa cao hơn hẳn so với năm 2011; mùa mưa năm 2013 đến sớm hơn so
với năm 2012 khoảng 2 tháng; lượng mưa trong các năm 2014 và 2015 có xu hướng

giảm rõ rệt.
Ngoài ra, năm 2013 có chênh lệch về lượng mưa giữa tháng cao nhất và tháng
thấp nhất rất rộng: tháng cao nhất là tháng 5 với lượng mưa lên tới 569mm, cao hơn tất
cả các tháng khác trong năm, cao nhất trong thời gian từ tháng 01/2011 đến tháng
10/2015; nhưng tháng 11/2013 lại hầu như không có mưa, lượng mưa đo được chỉ còn
1mm, thấp nhất trong khoảng thời gian xem xét (01/2011 – 10/2015).
Điều này cho thấy, thời tiết có nhiều dấu hiệu không thuận lợi, biểu hiện từng
bước rõ ràng hơn ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu tới thời tiết khu vực.
c) Hướng gió và tốc độ gió
Tần suất hướng gió trong các năm gần đây được thể hiện trên hình 2.1. Tốc độ
gió trung bình trong năm là 2,1 m/s. Tốc độ gió mạnh nhất trong năm là 28 m/s.


Hình 2.1. Biểu thị biểu đồ tần suất gió
Chú thích: E: Đông; S: nam; W: Tây; N: bắc; SE: Đông Nam; SW: tây nam;
NW: Tây Bắc; NE: Đông Bắc.
d) Số giờ nắng trung bình
Số giờ nắng trung bình các tháng của khu vực được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.4. Số giờ nắng trung bình các tháng từ năm 2011 – 2015 (Đơn vị: giờ)
Tháng

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015


Tháng 1

50

54

95

33

10

Tháng 2

51

27

48

88

32

Tháng 3

12

70


41

36

-

Tháng 4

68

50

93

51

49

Tháng 5

160

126

142

106

136


Tháng 6

192

105

163

135

132

Tháng 7

205

152

158

178

182

Tháng 8

151

146


219

147

183

Tháng 9

132

148

169

166

143

Tháng 10

108

103

120

142

92


Tháng 11

184

157

134

117

-

Tháng 12

33

89

58

81

-

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Khí tượng – Khí hậu, Viện Khoa học khí tượng,
thủy văn và môi trường, 2015
Nhận xét:
Mặc dù số giờ nắng trung bình các tháng của năm không có sự thay đổi rõ rệt
nhưng từ năm 2013 đến năm 2015, số giờ nắng từ tháng 12 năm trước đến tháng 4

năm sau có xu hướng tăng lên. Tháng 8/2013 có số giờ nắng cao nhất là 219 giờ và
tháng 01/2015 có số giờ nắng thấp nhất là 10 giờ.


2.1.1.3. Điều kiện về thuỷ văn
Thành phố Việt Trì là nơi hợp lưu của 2 dòng sông chính là sông Hồng và sông
Lô, có các đặc điểm chủ yếu như sau:
a) Sông Hồng
Sông Hồng có lưu vực khoảng 51.800km2, phần chảy qua tỉnh Phú Thọ theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam từ xã Hậu Bổng huyện Hạ Hòa đến phường Bến Gót
thành phố Việt Trì có chiều dài 109,5km. Sau khi gặp sông Đà ở xã Hồng Đà thuộc
huyện Tam Nông (Phú Thọ), sông Hồng tiếp tục chảy và gặp sông Lô ở phường Bến
Gót thuộc thành phố Việt Trì.
b) Sông Lô
Sông Lô có lưu vực đến Việt trì khoảng 39.040km 2, chảy qua Phú Thọ từ xã Chí
Đám huyện Đoan Hùng đến phường Bến Gót thành phố Việt trì là 73,5km, chảy theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam gần như song song với sông Hồng, tiếp nhận nguồn nước
từ các sông suối nhỏ gồm: Ngòi Rượm, Ngòi Dầu, Ngòi Tiên Du, Ngòi Chanh và sông
Chảy.
Thành phố Việt Trì là nơi hợp lưu của 2 dòng sông chính là sông Hồng và sông
Lô, có các đặc điểm chủ yếu như sau:
Bảng 2.5. Mực nước trung bình trên sông Hồng các tháng từ năm 2011 – 2015
(Đơn vị: cm)
2011

2012

2013

2014


2015

Tháng 1

842

837

761

719

669

Tháng 2

628

635

632

705

668

Tháng 3

653


673

685

743

747

Tháng 4

667

711

777

701

704

Tháng 5

669

865

911

852


956

Tháng 6

915

1023

1096

1058

1020

Tháng 7

1114

1211

1231

1260

1125

Tháng 8

1181


1802

1211

1208

1436

Tháng 9

1041

976

1026

930

1012

Tháng 10

846

830

796

851


818

Tháng 11

772

878

823

868

-

Tháng 12

636

724

652

739

-


Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Khí tượng – Khí hậu, Viện Khoa học khí tượng,
thủy văn và môi trường, 2015

Nguồn nước ngầm
Theo những tài liệu khảo sát sơ bộ về trữ lượng nước ngầm ở địa bàn Phú Thọ
khá phong phú, trữ lượng động nước dưới đất của tỉnh Phú Thọ khoảng 1,500 ngàn
m3/ngày.
Tại khu vực Khu công nghiệp nằm trong vùng có mức nước ngầm cao. Tại đây
qua khảo sát cho thấy nước ngầm ở đây tập trung trong tầng chứa nước trầm tích
Hologen. Lớp đất số 7 ( cát hạt nhỏ, hạt trung) và số 8 ( sỏi , cuội sỏi lẫn cát sạn ) là có
chứa nước, các lớp đất còn lại đều kém chứa nước.
Động thái mực nước của tầng chứa nước biến đổi theo mùa, nhưng biên độ dao
động không lớn. Mùa mưa, mực nước lên gần sát mặt đất, mùa khô xuống cách mặt
đất khoảng 3m-4m.
Ở các giếng đào của dân, mực nước ngầm trung bình từ 2-5m. Chất lượng nước
trung bình, tuy vậy hầu hết các giếng đều là giếng đào có độ sâu nhỏ và để hở nên dễ
bị nhiễm coliform, được dân dùng cho mục đích sinh hoạt.
2.1.1.4 Địa hình, địa chất
Tổng diện tích tự nhiên của Phú Thọ là 3.519,56 km 2, theo kết quả điều tra thổ
nhưỡng gần đây, đất đai của Phú Thọ được chia theo các nhóm sau:
- Đất feralít đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, diện tích 116.266,27 ha
chiếm tới 66,79% (diện tích điều tra). Đất thường có độ cao trên 100 m, độ dốc lớn,
tầng đất khá dày, thành phần cơ giới nặng, mùn khá. Loại đất này thường sử dụng
trồng rừng, một số nơi độ dốc dưới 250 có thể sử dụng trồng cây công nghiệp.
- Hiện nay, Phú Thọ mới sử dụng được khoảng 54,8% tiềm năng đất nông –
lâm nghiệp; đất chưa sử dụng còn 81,2 nghìn ha, trong đó đồi núi có 57,86 nghìn ha.
Đánh giá các loại đất của Phú Thọ thấy rằng, đất đai ở đây có thể trồng cây
nguyên liệu phục vụ cho một số ngành công nghiệp chế biến, nếu có vốn đầu tư và tổ
chức sản xuất có thể tăng năng suất ở nhiều nơi; đưa hệ số sử dụng đất lên đến 2,5 lần
(hiện nay hệ số sử dụng đất mới đạt khoảng 2,2), đồng thời bảo vệ và làm giàu thêm
vốn tài nguyên này; cho phép phát triển công nghiệp và đô thị.



2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2015 toàn tỉnh tăng 6,02% so với cùng kỳ. Cụ
thể ở các ngành
Ngành công nghiệp khai khoáng, chỉ số tăng 6,4% so với năm 2014, trong đó:
ngành khai thác quặng sắt giảm 45,1%, ngành khai thác đá, cát sỏi, đất sét và cao lanh
tăng 16,11%. Nguyên nhân, trong những tháng đầu năm các đơn vị gặp khó khăn trong
khâu tiêu thụ sản phẩm, việc thực hiện cắt giảm đầu tư công đã ảnh hưởng không nhỏ
đến sản xuất chung
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ số tăng 5,8%. Một số ngành có chỉ số
giảm lớn gồm: ngành chế biến thực phẩm giảm 4,8%; ngành sản xuất sản phẩm từ
kim loai đúc sẵn giảm 9,2%. Tuy nhiên, một số ngành có mức tăng trưởng khá so với
cùng kỳ gồm: ngành dệt tăng 16,5%; ngành sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng
9,3%; ngành sản xuất các sản phẩm từ plastic tăng 8,5%; ngành sản xuất trang phục
tăng 6,9%; ngành sản xuất phân bón và hợp chất Nitơ tương đương mức sản xuất năm
2014. Ngành truyền tải và phân phối điện tăng 11,6% và ngành công nghiệp cung cấp
nước, thu gom, xử lý rác thải tăng 8,9%.
2.1.2.2 Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
a. Nông nghiệp
Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 466,4 ngàn tấn, bằng 100,27% kế
hoạch năm, tăng 2,59% so năm trước, trong đó: sản lượng lúa ước đạt 382 ngàn tấn,
bằng 100,17% kế hoạch, tăng 1,72% so cùng kỳ; sản lượng ngô đạt 84,4 nghìn tấn,
bằng 100,75% kế hoạch và tăng 6,72% so với cả năm 2014. Sản lượng cây hàng năm
khác nhìn chung giữ được ổn định và có xu hướng tăng so với cùng kỳ. Sản lượng chè
búp tươi toàn tỉnh ước tính cả năm đạt 134,3 nghìn tấn, tăng 5,01% so với năm trước.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm giữ được ổn định, công tác phòng, chống dịch bệnh
trong năm được tăng cường và có hiệu quả đã kịp thời khống chế, dập dịch khi phát
sinh, đảm bảo số lượng và sản lượng sản phẩm phục vụ tiêu dùng trên địa bàn. Tổng
đàn trâu toàn tỉnh thời điểm 01/10/2015 là 70,9 nghìn con, bằng 94,58% kế hoạch và
giảm 3,47% so cùng kỳ; tổng đàn bò 91,1 nghìn con, bằng 92,8% kế hoạch và giảm

0,82% so cùng kỳ; tổng đàn lợn là 756 nghìn con, vượt 2,86% kế hoạch và tăng 2,87%
so cùng kỳ; tổng đàn gia cầm 11.294 nghìn con, bằng 103,71% kế hoạch và tăng
9,89% so cùng kỳ
b. Lâm nghiệp


Công tác quản lý, bảo vệ rừng tiếp tục được chú trọng. Diện tích rừng trồng mới
trong năm ước đạt 6,6 ngàn ha, vượt 20% kế hoạch và tăng 4% so với cùng kỳ năm
trước. Tổng sản lượng gỗ khai thác các loại ước đạt 346,8 ngàn m 3, tăng 4,59%, trong
đó gỗ nguyên liệu giấy khai thác ước đạt 314,8 ngàn m 3 chiếm 90,8%; củi khai thác
ước đạt 1.362,2 ngàn ste; tre, vầu, luồng ước đạt 4.085 ngàn cây.
c. Thủy sản
Sản xuất nuôi trồng thuỷ sản giữ ổn định về quy mô và đang có xu hướng phát
triển. Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh đạt 9,8 ngàn ha, bằng
99,46% kế hoạch năm, tăng 1,03% so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng thuỷ sản
(nuôi trồng, khai thác) trong năm ước đạt 25,8 ngàn tấn, tăng 12,6% so với cùng kỳ
năm trước. Sản lượng thủy sản tăng do ngày càng có nhiều hộ gia đình đầu tư vào sản
xuất thuỷ sản quy mô lớn, đưa một số giống cá có năng suất cao vào nuôi trồng đem
lại hiệu quả kinh tế.
2.1.2.3 Cơ sở hạ tầng
Đường bộ: Phú Thọ là tỉnh nằm trong hệ thống giao thông đầu mối đường bộ,
đường sắt, đường thuỷ quốc gia. Có các tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông quan
trọng chạy dọc trên địa bàn tỉnh, từ bắc xuống nam, tạo điều kiện thuận lợi cho Phú
Thọ phát triển kinh tế. Cụ thể là:
- Quốc lộ số 2 nối liền Vân Nam (Trung Quốc) với Hà Giang, qua Tuyên Quang,
Phú Thọ đến sân bay quốc tế Nội Bài về Hà Nội, rồi nối với quốc lộ 5 đi Hải Phòng và
với quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân - Quảng Ninh.
- Quốc lộ 1 xuyên dọc chiều dài đất nước.
- Quốc lộ 32A từ Hà Nội qua Phú thọ đi Hoà Bình.
- Quốc lộ 32C từ Hà Nội đi Yên Bái- Lai Châu sang Lào; Ðường xuyên Á và

đường Hồ Chí Minh cũng chạy qua tỉnh Phú Thọ.v.v...
Đường sắt: Tuyến đường sắt xuyên Á: từ Vân Nam (Trung Quốc) sang Lào Cai
chạy qua tỉnh Phú Thọ về Hà Nội và nối với các tuyến đường sắt Hà Nội- Hải Phòng,
Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh. Tuyến đường sắt chạy qua Khu Công nghiệp góp
phần làm tăng tốc độ lưu thông hàng hoá mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuyến đường
sắt xuyên á chạy qua Phú thọ.
Ðường thuỷ: Việt trì là điểm hợp lưu của ba con sông lớn ở miền Bắc, vận tải
đường sông có sự góp mặt của các sông với tổng chiều dài là 235 km chạy từ Trung


Quốc qua các tỉnh phía tây vùng đông bắc đều quy tụ về Phú thọ rồi mới toả đi Hà
Nội, Hải Phòng và các nơi khác.
Cảng Sông Việt trì là một trong 3 cảng sông lớn ở miền bắc có công xuất 1 triệu
tấn/năm.
- Hệ thống điện: Hiện nay hệ thống điện ở Phú Thọ rất ổn định và điện lưới quốc
gia đã được đưa tới 100% xã trong tỉnh bảo đảm đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt.
- Hệ thống cấp thoát nước: 70% dân số đã được dùng nước sạch đủ tiêu chuẩn vệ
sinh. Thành phố, thị xã, thị trấn đã có nhà máy cung cấp nước sạch, tổng công suất trên
108.000m3/ngày đêm, thoả mãn nhu cầu cấp nước cho sản xuất và tiêu dùng.
- Hệ thống bưu chính viễn thông: Tất cả các dịch vụ bưu chính viễn thông với chất
lượng cao đã được hoà mạng bưu chính viễn thông quốc gia, bảo đảm liên lạc thông
suốt trên toàn quốc và quốc tế.
- Hệ thống khu công nghiệp (KCN): Phú Thọ có 3 KCN là: KCN Trung Hà diện
tích 126,59 ha; KCN Tam Nông diện tích 120 ha; KCN Thụy Vân diện tích 323 ha.
2.1.2.4 Dân số - lao động
Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2015 ước tính 1.488,049 nghìn người, tăng
0,76% so với năm trước, trong đó: nữ là 749,343 nghìn người, chiếm 50,35%; dân số
thành thị là 268,254 chiếm 18,03%. Công tác lao động việc làm, đào tạo nghề, tạo việc
làm có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được kết quả khá; cơ sở vật chất các trung
tâm dạy nghề được quan tâm đầu tư; việc triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho lao

động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg được chú trọng. Năm 2015, giải quyết
việc làm 22,1 nghìn người, tăng 4,2%; tạo việc làm mới 14 nghìn người, tăng 3,7% so
cùng kỳ.
Công tác giải quyết việc làm từ nguồn vốn vay của Quỹ quốc gia về việc làm,
đào tạo nghề cho lao động nông thôn được triển khai có hiệu quả, số tiền cho vay ước
đạt 27 tỷ đồng, tạo việc làm cho 1,3 nghìn lao động; các địa phương đã chủ động lồng
ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội
để phát triển, tạo thêm việc làm mới; đặc biệt là cho các nhóm đối tượng yếu thế
(người tàn tật, lao động là người dân tộc, lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng
đất nông nghiệp). Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề chưa thực sự gắn kết với nhu cầu
của doanh nghiệp, các dự án lớn trên địa bàn; cơ cấu đào tạo nghề chưa hợp lý; chất
lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn thấp; công tác tuyên truyền tư vấn


chọn nghề, giải quyết việc làm chưa sâu rộng; kỹ năng hành nghề của lao động sau đào
tạo còn nhiều hạn chế.
2.1.2.5 Giáo dục
Chất lượng các cấp học được giữ vững cả về chất lượng giáo dục đại trà và giáo
dục mũi nhọn; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT đạt 98,39%, bổ túc THPT đạt
94,02%; kết quả thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2013 đạt 46 giải. Công tác quản
lý giáo dục được chú trọng; giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu
học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS; tích cực triển khai phổ cập giáo dục mầm
non cho trẻ em 5 tuổi. Phong trào khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập
được đẩy mạnh; Hội khuyến học tỉnh đã kịp thời khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên
giỏi và học sinh nghèo vượt khó. Tuy nhiên, một số địa phương chưa chủ động quan
tâm đến công tác xã hội hóa giáo dục, còn trông chờ vào nguồn đầu tư của cấp trên;
chất lượng giáo dục giữa các vùng, miền, các loại hình đào tạo còn khoảng cách khá
xa; công tác quản lý dạy thêm, học thêm, thu chi trong trường học chưa chặt chẽ.
2.1.2.6 Y tế
Công tác y tế và chăm sóc sức giảm được số ca chuyển bệnh nhân lên tuyến

trên.khỏe nhân dân được quan tâm; tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh có tiến bộ;
chất lượng khám chữa bệnh được củng cố, nâng cao; nhiều kỹ thuật mới về lâm sàng,
cận lâm sàng được áp dụng thành công ở Bệnh viện đa khoa tỉnh. Công tác phòng
chống dịch bệnh nguy hiểm (dịch cúm A H1N1, dịch Tay - Chân - Miệng) được giám
sát chặt chẽ, hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế, không có trường hợp tử vong; công
tác phòng chống HIV/AIDS được duy trì, hoạt động tư vấn và xét nghiệm tại cơ sở y
tế được đẩy mạnh. Hệ thống y tế tiếp tục được củng cố và phát triển, các bệnh viện đa
khoa tuyến huyện và liên huyện được từng bước đầu tư trang thiết bị hiện đại. Tăng
cường triển khai công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hiệu quả nhờ sự phối
hợp liên ngành trong giám sát, kiểm tra, thanh tra về ATVSTP
2.2 Hiện trạng quy hoạch khu công nghiệp Thụy Vân
2.2.1 Vị trí khu công nghiệp Thụy Vân
KCN Thụy Vân nằm ở phía Bắc thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ, cách ga Phủ
Ðức - tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai 0,5 km, cách quốc lộ số 02 khoảng 01km,
cách đường xuyên Á gần 02km, cách Cảng sông Việt Trì 7km và cách sân bay Quốc tế
Nội Bài 50 km. Tổng diện tích quy hoạch là 153,33 ha, có vị trí địa lý thuận lợi như
sau:


• Phía Bắc giáp đường sắt Hà Nội - Lào Cai.
• Phía Nam giáp xã Thuỵ Vân thành phố Việt Trì.
• Phía Tây giáp xã Thanh Đình, thành phố Việt trì.

Hình 2: Bản đồ quy hoạch KCN Thụy Vân

2.2.2 Các ngành sản xuất trong KCN Thụy Vân
Khu công nghiệp Thụy Vân có diện tích quy hoạch 369ha. Diện tích đất công
nghiệp đã cho thuê: 242/267 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 94,5 %, vốn đầu đăng ký 220 triệu
USD; các dự án tập trung vào các nhóm ngành dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng,
điện tử, cơ khí, bao bì nhựa.v.v. Diện tích thuê đất còn lại 11,0 ha. Dịch vụ công

cộng: Khu nhà ở công nhân nhà máy xi măng Hùng Vương đã xây dựng, đáp ứng
2.500 chỗ ở. Khu nhà ở- dịch vụ và khu nhà ở công nhân đã được phê duyệt quy hoạch
chi tiết tỷ lệ 1/500, diện tích 20,16 ha; quy mô 6.000 chỗ ở, có quy hoạch khu vui
chơi giải trí, nhà trẻ trường học, trung tâm y tế. Chuẩn bị triển khai thực hiện đầu
tư khu nhà thi đấu đa năng, sân thể thao cho công nhân khu công nghiệp.

- Bồi thường giải phóng mặt bằng: Đã thực hiện hoàn thành năm 2003.
- Hệ thống cấp điện:
Đường dây 22KV lộ kép: 2.36km


×