Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Thực trạng đào tạo nghề ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.85 KB, 21 trang )

MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1.1Tính cấp thiết
Trong thời kỳ hội nhập, Việt Nam được đánh giá là một nền kinh tế nhiều tiềm
năng với dân số trẻ đang là điểm thu hút các nhà đầu tư từ nhiều nước trên thế giới.
Có nhiều nhà đầu tư lớn vào các ngành công nghiệp như: khai thác, sản xuất, chế
biến,... Số lượng các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tăng lên không ngừng trên
khắp các tỉnh, yêu cầu thay đổi nhanh chóng về cơ cấu lao động trong xã hội: số
việc làm cho lực lượng lao động giản đơn giảm, việc làm cho lao động kỹ thuật tăng
nhanh. Hàng năm, các doanh nghiệp cần tuyển dụng trên 1 triệu lao động, trong khi
hệ thống trường nghề nước ta mới chỉ đáp ứng trên 35% lao động được học nghề.
Sự phát triển của nền kinh tế - xã hội hiện đại đã có tác động rất lớn đến toàn
bộ nền giáo dục, trong đó phát triển đào tạo nghề là vấn đề cấp thiết được sự quan
tâm đặc biệt không chỉ của Chính phủ mà còn được các trường dạy nghề và các
doanh nghiệp cũng như đông đảo người lao động hưởng ứng. Tuy nhiên đào tạo
nghề hiện nay chưa bắt kịp sự phát triển của khoa học–công nghệ cả về số lượng và
chất lượng, tay nghề của học sinh sinh viên sau khi tốt nghiệp nghề chưa đáp ứng
được yêu cầu của doanh nghiệp tuyển dụng, hầu hết phải đào tạo bổ sung và nâng
cao cho phù hợp với yêu cầu công nghệ của doanh nghiệp
Việc nghiên cứu tìm nhiều hướng, nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng đào
tạo đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp tuyển dụng là vấn đề hết sức cấp thiết đối với
nước ta. Vì lý do đó em chọn đề tài “ Thực trạng đào tạo nghề ở Việt Nam” cho bài
tiểu luận của mình. Đây là đề tài bài tiếu luận của em nhằm phục vụ cho lợi ích học
tập của sinh viên. Nghiên cứu về đề tài sẽ làm rõ thực trạng của vấn đề nhằm đưa ra
những giải pháp hợp lý hoàn thiện về việc thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao
động nông thôn tại nước ta.
1.1Mục tiêu nghiên cứu
1.1.1 Mục tiêu chung
Luận văn làm sang tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn, đề xuất một một số


giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề tại các cơ sở dạy
nghề
1.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ được thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Phân tích, rút ra được những ưu, nhược điểm của việc đào tạo nghề cho lao
động nông thôn
2


- Đưa ra một số giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.2Đối tượng nghiên cứu
- Lao động nông thôn
1.3Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi trên cả nước
1.4Phương pháp nghiên cứu
- Theo phương pháp thu thập thông tin

3


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ HIỆN NAY Ở NƯỚC TA
1.1Thực trạng đào tạo nghề hiện nay
1.1.1 Thực trạng đào tạo của các trường dạy nghề
Từ khi đất nước bước vào công cuộc Đổi mới, yêu cầu phát triển nguồn lao
động có kỹ năng tay nghề, làm chủ được các phương tiện, máy móc, công nghệ
càng trở nên cấp thiết. Thực tế, nhiều năm qua, chúng ta đã có sự đầu tư mạnh mẽ
cho lĩnh vực đào tạo nghề nhằm cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho tiến
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, nhiều cơ sở dạy nghề chưa
đáp ứng được đòi hỏi trên.

Hiện nay rất nhiều trường nghề đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao
chất lượng đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực có trình độ tay nghề theo nhu cầu của
DN trong và ngoài nước.
Hơn 30.000 tỷ đồng hỗ trợ dạy nghề
Có ý kiến cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” như
hiện nay là do chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở nước ta chưa chú
trọng vào khâu đào tạo nghề. Thực ra, lật lại các cơ chế chính sách, văn bản quy
phạm pháp luật như: Luật Dạy nghề (2006), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2011-2020, Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Quy
hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, đặc biệt là Chiến lược
phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành (tháng
5-2012) có thể thấy chủ trương phát triển đào tạo nghề không chỉ được chú trọng
mà còn nhận được sự hỗ trợ, đầu tư rất lớn của Nhà nước.
Trong những năm qua, do sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của
Chính phủ và sự cố gắng của các cấp, các ngành công tác dạy nghề đã từng bước
được đổi mới và phát triển đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực
tiếp phục vụ phát triển kinh tế- xã hội.
Hệ thống và mạng lưới dạy nghề đã bắt đầu được đổi mới và phát triển,
chuyển từ hệ thống dạy nghề trình độ thấp với hai cấp trình độ đào tạo sang hệ
thống dạy nghề với ba cấp trình độ đào tạo: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao
đẳng nghề. Các cơ sở dạy nghề được phát triển theo quy hoạch rộng khắp trên toàn
quốc, đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo. Đến nay trong cả nước có
2052 cơ sở dạy nghề (trong đó có 62 trường cao đẳng nghề, 235 trường trung cấp
nghề. Số lượng cơ sở dạy nghề tư thục tăng nhanh, đã có một số cơ sở dạy nghề có
vốn đầu tư nước ngoài. Hiện có 789 cơ sở dạy nghề ngoài công lập.

4


- Quy mô đào tạo nghề tăng nhanh, giai đoạn 2001-2006 dạy nghề cho 6,6

triệu người (tăng bình quân hàng năm 6,5%), trong đó dạy nghề dài hạn đạt 1,14
triệu người, dạy nghề ngắn hạn đạt 5,46 triệu người. Năm 2007 cả nước tuyển sinh
được 1.436.500 người, trong đó trung cấp nghề là 151.000 và cao đẳng nghề là
29.500 người. Quy mô dạy nghề trong những năm qua tăng nhanh đã nâng tỷ lệ lao
động qua đào tạo nghề từ 13,4% năm 2001 lên khoảng 24% năm 2007, góp phần
thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.
- Các cơ sở dạy nghề đã mở thêm nhiều nghề đào tạo mới mà thị trường lao
động có nhu cầu. Cùng với việc đào tạo các nghề phục vụ cho các doanh nghiệp,
khu công nghiệp, khu chế xuất các cơ sở dạy nghề đã tổ chức đào tạo các nghề phục
vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc
làm cho người lao động. Hàng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt trên 95%; trong đó
loại khá giỏi chiếm 29%; khoảng 70% học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc
làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số cơ sở dạy nghề tỷ lệ này đạt
trên 90%. Qua điều tra thị trường lao động của Tổng cục dạy nghề tại gần 3000
doanh nghiệp, đa số lao động qua đào tạo nghề đang làm việc trong các doanh
nghiệp đã được sử dụng có hiệu quả. Đa số lao động qua đào tạo nghề được các
doanh nghiệp sử dụng phù hợp hoặc rất phù hợp với trình độ được đào tạo của họ
(khoảng 85% so với số lao động qua đào tạo nghề đang làm việc tại doanh nghiệp,
nghĩa là chiếm khoảng 70% so với số học sinh học nghề tốt nghiệp). Theo đánh giá
của người sử dụng lao động về kỹ năng nghề của lao động qua đào tạo nghề: 30,4%
đạt loại khá và giỏi .
Dạy nghề đã từng bước đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật trực tiếp trong sản
xuất của thị trường lao động. Trong nhiều doanh nghiệp liên kết, liên doanh với
nước ngoài hoặc doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn công nghệ kỹ thuật tiên tiến,
hiện đại lao động Việt Nam đã đảm nhiệm được hầu hết những vị trí quan trọng
trong các ngành sản xuất, kể cả các ngành đòi hỏi kỹ thuật cao, công nghệ phức tạp,
góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa.

5



Việc dạy nghề được phát triển với các mô hình dạy nghề năng động, linh hoạt
gắn đào tạo với sử dụng lao động theo hướng cầu của thị trường lao động để đáp
ứng nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, từng địa
phương. Có nhiều mô hình dạy nghề đã được thực hiện như dạy nghề tại doanh
nghiệp, dạy nghề cho lao động nông thôn, dạy nghề cho thanh niên dân tộc nội trú,
dạy nghề cho xuất khẩu lao động, dạy nghề cho người tàn tật...
Riêng mô hình dạy nghề tại doanh nghiệp được triển khai một số năm qua
đã đạt được những kết quả bước đầu. Nếu như các cơ sở đào tạo chính quy tập trung
dạy nghề cho học sinh và người lao động chưa có nghề thì các doanh nghiệp ngoài
việc đào tạo nghề cho lao động mới tuyển, còn thực hiện đào tạo bổ túc và đào tạo
nâng cao nhằm nâng cao chất lượng và nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động
của doanh nghiệp, phù hợp với sự thay đổi sản phẩm và công nghệ của doanh
nghiệp.
Đến nay, cả nước có 143 cơ sở dạy nghề thuộc các doanh nghiệp; hầu hết các
tổng công ty, các tập đoàn kinh tế mạnh đều có trường dạy nghề để chủ động tạo
nguồn nhân lực và góp phần cung cấp cho xã hội. Các doanh nghiệp, nhất là doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn đã chủ động
tổ chức dạy nghề, bổ túc nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề, chuyển giao công nghệ cho
người lao động theo yêu cầu của doanh nghiệp. Đào tạo nghề trong các trường của
doanh nghiệp có thế mạnh là vừa tận dụng được đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm
đang trực tiếp tham gia sản xuất, đồng thời góp phần thực hiện chủ trương xã hội
hoá công tác đào tạo nghề.
Các cơ sở đào tạo của doanh nghiệp đã chủ động xây dựng chương trình đào
tạo, hình thức đào tạo phù hợp với đặc điểm sản xuất cũng như công nghệ của
6


doanh nghiệp, do vậy tiết kiệm được thời gian đào tạo của người lao động và tiết
kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo này cũng tham gia dạy

nghề cho người lao động ngoài xã hội, góp phần đáp ứng nhu cầu lao động qua đào
tạo nghề của địa phương. Trong thời gian gần đây các trường của các Tổng công ty
đã tham gia đào tạo nghề với số lượng ngày càng tăng lên. Nhiều doanh nghiệp đã
thực hiện đào tạo nghề tại chỗ khá tốt, không những đáp ứng nhu cầu về lao động
kỹ thuật phù hợp với cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, phù hợp với trình độ công nghệ của doanh nghiệp mà còn chia sẻ
trách nhiệm đối với nhà nước trong việc nâng cao chất lượng và tay nghề của đội
ngũ lao động nước ta.
Tuy nhiên đào tạo tại doanh nghiệp còn khá mới mẻ và không phải doanh
nghiệp/cơ sở sản xuất kinh doanh nào cũng có thể thực hiện được.
Hiện nay cả nước có gần 200 khu công nghiệp và khu chế xuất với hơn 1,4
triệu lao động đang làm việc (cả trực tiếp và xung quanh các KCN). Nhiều lao động
trong các KCN,KCX đã được đào tạo nghề tại các trường dạy nghề và có khả năng
sử dụng được những thiết bị hiện đại trong các KCN này. Tuy nhiên, còn khá nhiều
lao động, nhất là lao động được tuyển tại địa phương, chưa qua đào tạo nghề. Để
đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ nghề cho người lao động, một số doanh nghiệp
trong các khu công nghiệp đã thực hiện đào tạo nghề cho người lao động. Mặt khác,
không phải khi nào các trường dạy nghề cũng đào tạo phù hợp với công nghệ của
doanh nghiệp, nên các doanh nghiệp phải tiến hành đào tạo lại, hoặc bồi dưỡng tay
nghề cho người lao động. Một số khu công nghiệp đã hình thành trường dạy nghề
hoặc trung tâm dạy nghề của mình và đã bước đầu có kết quả ( như KCN Dung
quất, KCN Bình dương, KCN Hà nội....).
Ngoài nhu cầu tuyển dụng lao động, vi?c đào tạo nâng cao tay nghề cho lao
động sau khi tuyển dụng là một vấn đề cần thiết ở các doanh nghiệp. Qua khảo sát
gần 10.000 lao động trong các doanh nghiệp, có 36,6% số lao động được đào
tạo/đào tạo lại sau khi tuyển dụng để phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh
nghiệp. Điều này là do các doanh nghiệp đổi mới công nghệ rất nhanh, nên các
doanh nghiệp phải đào tạo lại cho phù hợp.
Việc doanh nghiệp tổ chức đào tạo - dạy nghề cho lao động dưới các hình
thức khác nhau đang ngày càng trở nên phổ biến và có tác dụng tích cực nâng cao

trình độ tay nghề và chất lượng lao động. Các doanh nghiệp tổ chức dạy nghề cho
lao động theo 3 hình thức chủ yếu sau: kèm cặp tại doanh nghiệp, đào tạo tập trung
tại doanh nghiệp và đào tạo tập trung ngoài doanh nghiệp, trong đó dạy nghề kèm
cặp là phổ biến hơn cả (chiếm 63,6% tổng số lao động được đào tạo). Rõ ràng hình
thức này phù hợp với khả năng, điều kiện của doanh nghiệp. Tuy nhiên ở một số
7


lĩnh vực, các doanh nghiệp vẫn gắn chặt với cơ sở dạy nghề. Nhiều doanh nghiệp
rất quan tâm đầu tư nâng cấp cho các cơ sở dạy nghề nhằm tạo điều kiện có đủ điều
kiện vật chất, trang thiết bị, công nghệ ngày càng cao cho các cơ sở dạy nghề nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động có chất lượng cho
doanh nghiệp.
Trong thời gian qua công tác đào tạo nghề đã bước đầu có sự gắn kết giữa nhà
trường và doanh nghiệp trong dạy nghề. Người học nghề được học những nghề phù
hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Các kiến thức và kỹ năng nghề mà người
học tiếp thu được đáp ứng được lợi ích của cả người học và người sử dụng lao
động. Người học nghề ngoài việc học lý thuyết nghề, được thực tập ngay trên các
máy móc, thiết bị đang sử dụng tại doanh nghiệp, do đó có thể vận dụng được
những kiến thức đã học, đồng thời nâng cao được kỹ năng nghề. Việc liên kết đào
tạo này đã làm tăng mối quan hệ hiểu biết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Cơ sở
đào tạo tiết kiệm được chi phí đầu tư cho việc mua sắm trang thiết bị dạy thực hành
và người học có thể tiếp thu bài học nhanh hơn. Về phía doanh nghiệp có thể sử
dụng được ngay lực lượng lao động này sau khi tốt nghiệp. Có nhiều hình thức hợp
tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Ví dụ trường LILAMA 2 đã có mạng lưới các
doanh nghiệp của các tập đoàn lớn như PetroViétnam. Vinashin, Vedan…để đưa học
sinh đến thực tập định kỳ và đào tạo , bồi dưỡng lại tay nghề cho lao động của các
doanh nghiệp này…Một số doanh nghiệp còn trực tiếp đầu tư trang thiết bị cho các
cơ sở đào tạo để có thể đào tạo được những nghề ở những trình độ doanh nghiệp
mong muốn, ví dụ như công ty Compal Việt nam đầu tư cho trường cao đẳng công

nghiệp Phúc yên…
1.1.2 Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã
hội và quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra nhanh, cơ cấu kinh tế có sự chuyển
dịch mạnh mẽ. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều hộ nông nghiệp bị mất đất sản xuất,
phải tìm cách chuyển đổi lao động sang lĩnh vực phi nông nghiệp nên rất cần được
hưởng chính sách ưu đãi về đào tạo nghề. Bên cạnh đó, chất lượng lao động ở nông
thôn nước ta còn quá thấp. Chất lượng lao động nông thôn thấp đã làm cho thu nhập
của người lao động không thể tăng nhanh; gây ra chênh lệch khoảng cách giàu
nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng. Chính vì vậy, đào tạo nghề cho
lao động nông thôn ở Việt Nam đang là một yêu cầu cấp bách.
Theo tính toán của Bộ NN&PTNT, hiện nay cả nước có khoảng hơn 25 triệu
lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm 55,7% tổng lao động của cả
nước, và mỗi năm có thêm khoảng 1 triệu người đến tuổi lao động. Như vậy, theo
8


mục tiêu, mỗi năm sẽ có khoảng 2 triệu lao động nông thôn cần được đào tạo nghề
để chuyển đổi sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Tuy nhiên, công tác đào tạo
nghề cho lao động nông thôn ở nước ta chưa được coi trọng đúng mức. Nhiều bộ,
ngành, địa phương, cán bộ và xã hội nhận thức chưa đầy đủ về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn, coi đào tạo nghề chỉ là cứu cánh, có tính thời điểm, không phải là
vấn đề quan tâm thường xuyên, liên tục và có hệ thống. Công tác đào tạo nghề cho
lao động nông thôn còn cầm chừng, chưa có sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo các
cấp, công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn
còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, nhiều nông dân chưa nhận thức đầy đủ về tầm
quan trọng của việc đào tạo nghề nên không mặn mà với các trung tâm dạy nghề.
Nhiều gia đình chỉ tính đến việc cho con em mình theo học nghề khi không đủ chỉ
tiêu để theo học bất kỳ hệ đào tạo nào khác. Thực tế cho thấy, công tác đào tạo nghề
mới chỉ thu hút được 25% số lao động trẻ ở nông thôn tham gia, và tỷ lệ này còn

thấp hơn ở nhóm lao động đã có tuổi (trên 35 tuổi

Một trong những khác biệt của đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề
án 1956 so với các chương trình, dự án trước đó về dạy nghề cho nông dân, là yêu
cầu cao về “đầu ra”. Theo mục tiêu của Đề án 1956, từ nay đến năm 2015, 70% số
lao động nông thôn sau khi được đào tạo nghề có việc làm phù hợp với nghề được
đào tạo và tỷ lệ này đạt được là 80% vào những năm sau đó.

9


Tuy mới triển khai thực hiện từ năm 2010, nhưng các ngành, các địa phương
đã có những hoạt động thiết thực, sáng tạo, đã đưa ra nhiều mô hình dạy nghề và
hình thức dạy nghề thích hợp. Một số mô hình đã bước đầu triển khai có hiệu quả,
như mô hình đào tạo nghề cho lao động ở các vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu
cho các cây công nghiệp như thuốc lá, chè… (có sự phối hợp giữa địa phương và
các doanh nghiệp); mô hình dạy nghề cho lao động trong các làng nghề (sự phối
hợp giữa địa phương, các cơ sở dạy nghề và các làng nghề); mô hình dạy nghề
ngắn hạn cho người nông dân ở cộng đồng (sự phối hợp giữa địa phương, tổ chức
xã hội - nghề nghiệp và các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư)…
Hoạt động dạy nghề cho nông dân và lao động nông thôn không chỉ huy động các
cơ sở chuyên dạy nghề mà còn thu hút được sự tham gia của các viện nghiên cứu,
các trường đại học; sự tham gia giảng dạy của những lao động kỹ thuật từ các doanh
nghiệp; những nghệ nhân, người có tay nghề cao trong các làng nghề… Bản thân
người nông dân và lao động nông thôn là những đối tượng được thụ hưởng chính
sách cũng đã tích cực, ủng hộ chủ trương của Chính phủ, từ việc xác định được nhu
cầu học nghề của mình phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương đến việc tham gia đầy đủ các khóa đào tạo. Qua thí điểm một số mô hình
đào tạo nghề cho lao động vùng chuyên canh ở một số địa phương (như Lạng Sơn,
Cao Bằng, Tây Ninh, Gia Lai…) cho thấy, kỹ năng nghề của người nông dân đã

được nâng lên, do đó năng suất lao động, chất lượng cây trồng và thu nhập đã tăng
lên rõ rệt. Đặc biệt, trong quá trình đào tạo, người nông dân còn được cung cấp
những kỹ năng về hội nhập kinh tế, về các tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh thực phẩm
của thế giới và Việt Nam; về cách ứng xử với môi trường (công nghệ sạch) và bước
đầu còn được trang bị những kiến thức về khởi sự doanh nghiệp. Những kết quả
bước đầu này đã tạo động lực để thu hút những lao động nông thôn khác trong thôn,
bản, làng, xã tham gia các khoá đào tạo nghề được tổ chức tại địa bàn. Các doanh
nghiệp, các cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề cho nông dân và lao động nông thôn,
không chỉ thuần túy dạy nghề mà còn tư vấn, hướng dẫn người nông dân cách thức
tổ chức sản xuất kinh doanh, bảo đảm “đầu ra” hoặc là sản phẩm hoặc là tiếp nhận
lao động sau khi được học nghề. Tại những địa bàn nghèo, các doanh nghiệp ngoài
việc hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề, còn hỗ trợ đầu tư các công trình xã hội, như
trường học, xây dựng đường liên thôn, liên bản…, góp phần xóa đói, giảm nghèo,
bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.
1.2Đánh giá thực trạng
1.2.1 Ưu điểm
Thứ nhất tuyển sinh đầu vào không đòi hỏi cao:
10


Theo quy chế tuyển sinh học nghề hiện hành, thì tuyển sinh trình độ trung cấp
nghề (TCN), cao đẳng nghề (CĐN) có thể thực hiện theo một trong hai hình thức là
thi tuyển và xét tuyển. Thực tế hiện nay trong cả nước có trên 465 Trường Cao đẳng
nghề và Trung cấp nghề đều tuyển sinh theo hình thức xét tuyển. Việc xét tuyển
không cần xét điểm thi đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) hoặc xét kết quả kỳ thi THPT
quốc gia mà chỉ xét hồ sơ đăng ký học nghề. HS dự tuyển vào TCN, CĐN không
đòi hỏi học lực khá, giỏi ở bậc phổ thông, HS tốt nghiệp THCS hoặc học dang dở
chương trình cấp III vẫn vào học TCN được, sau khi tốt nghiệp TCN, hoặc CĐN có
thể học liên thông ngay lên bậc ĐH (theo Thông tư số 08/2015/TT-BGDĐT “sửa
đổi, bổ sung một số điều của quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học

ban hành kèm theo Thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT
Thứ hai con đường lấy bằng Đại học ngắn nhất:
HS tốt nghiệp THCS vào học TCN thời gian 3 năm lấy bằng tốt nghiệp TCN,
sau khi tốt nghiệp TCN học liên thông thẳng lên trình độ ĐH từ 2 đến 3 năm để lấy
bằng ĐH; hoặc học liên thông 12 tháng lấy bằng CĐN; sau khi tốt nghiệp CĐN học
liên thông lên trình độ ĐH từ 1,5 đến 2 năm lấy bằng ĐH. Như vậy, sau khi tốt
nghiệp THCS chỉ cần 5,5 đến 6 năm HS là có thể lấy được bằng ĐH. HS tốt nghiệp
THPT, THPT hệ bổ túc văn hóa vào Trường CĐN học từ 2-3 năm lấy bằng CĐN;
ngay sau khi tốt nghiệp CĐN, SV có thể tiếp tục học liên thông từ 1,5 đến 2 năm để
lấy bằng ĐH
Thứ ba chi phí học tập ít tốn kém nhất:
Xuất phát từ chủ trương đẩy mạnh đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật lành nghề
phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và chủ trương phân
luồng HS tốt nghiệp THCS, THPT vào học nghề mà mức học phí các trường nghề
luôn thấp hơn các trường khác. Từ năm 2010 đến nay Nhà nước đã nhiều lần điều
chỉnh tăng mức học phí đối với HS trung cấp chuyên nghiệp và SV cao đẳng, đại
học, nhưng học phí đối với HS TCN, SV CĐN tăng lên không đáng kể, thậm chí có
giai đạn được giảm xuống. Cụ thể theo Nghị quyết số 16/2015/NQ-HĐND ngày
09/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh khóa VIII thì học phí học trung
cấp nghề và cao đẳng nghề áp dụng từ học kỳ II năm học 2015-2016 giảm trung
bình từ 20 đến 30% so với các năm học trước; so sánh cùng ngành nghề đào tạo,
cùng thời gian đào tạo thì học phí TCN, CĐN chỉ bằng 66-68% học phí của TCCN,
CĐ. Ngoài ra, theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP thì Trường CĐN Trà Vinh có trên
60% HSSV được hưởng chính sách miễn, giảm học phí. Theo Quyết định số
53/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng, thì ngoài học sinh tốt nghiệp các trường phổ
thông cấp II, III dân tộc nội trú còn rất nhiều đối tượng học sinh khác vào học TCN,
CĐN cũng được hưởng đầy đủ chính sách nội trú đối với học sinh trung cấp nghề,
11



sinh viên cao đẳng nghề. Ngoài ra, trong quá trình học tập HSSV không phải đóng
cho nhà trường thêm bất cứ khoảng chi phí nào; HSSV đạt học lực và rèn luyện từ
khá trở lên còn có cơ hội được nhận các nguồn học bổng của Nhà trường và các cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác.
Thứ tư cơ hội việc làm cao nhất:
Trong điều kiện nền kinh tế của đất nước nói chung, nhu cầu của nền kinh tế
đối với lao động kỹ thuật qua đào tạo rất lớn. Nhiều HSSV được các doanh nghiệp
ký hợp đồng lao động với mức thu nhập khá ngay trong thời gian thực tập tốt
nghiệp. Nhiều cơ quan, doanh nghiệp mong muốn được tuyển dụng ngày càng
nhiều HSSV học nghề vì các em được đào tạo kiến thức và kỹ năng nghề tốt, phát
huy rất tốt trong thực tế sản xuất; và giới thiệu việc làm cho 100% HSSV sau khi tốt
nghiệp. Đây là ưu điểm rất lớn
1.2.2 Nhược điểm
1.2.2.1 Nhược điểm của các trường đào tạo dạy nghề
Thứ nhất, hiệu quả công tác dạy nghề còn hạn chế. Hiệu quả công tác dạy
nghề thể hiện ở việc đầu tư của nhà nước rất lớn nhưng người học nghề ít. Việc đầu
tư vẫn còn mang tính giàn trải, phong trào chưa tạo ra được những mô hình hay
những điển hình tốt cũng như những đột phá về chất lượng dạy nghề. Không ít cơ
sở dạy nghề khang trang hiện đại nhưng trang thiết bị, đội ngũ giáo viên không
đồng bộ nên rất lãng phí. Có thể nói đầu tư cơ sở vật chất trong lĩnh vực dạy nghề
lãng phí mọi nơi, trang thiết bị mua về đắp chiếu hoặc để bụi bặm, mạng nhện bao
phủ do không khai thác sử dụng.

Thứ hai, dạy nghề thiếu hội nhập và phá vỡ tính hệ thống. Việc Luật dạy nghề
quy định 3 trình độ trong dạy nghề đã làm cho hệ thống các trình độ trở nên hết sức
rắc rối và thiếu tính hội nhập. Ngày nay, rất nhiều người ở trong nước không phân
biệt nổi giữa trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp, giữa cao đẳng nghề và cao
12



đẳng (không nghề). Điều này đã gây khó khăn cho công tác quy hoạch phát triển
nhân lực cũng như hội nhập về đào tạo và việc làm với thế giới. Tính hệ thống bị
phá vỡ do sự lộn xộn của các trình độ dạy nghề. Một bên là cao đẳng nghề do Bộ
LĐ quản lý, một bên là "Cao đẳng không nghề" do Bộ GD quản lý... đến ta cũng
không thể hiểu nổi chưa nói gì các doanh nghiệp nước ngoài.
Thứ ba, chất lượng dạy nghề thấp. Mỗi năm, nhà nước đầu tư hàng nghìn tỉ
đồng, nhưng chất lượng đào tạo nghề còn nhiều hạn chế, nguyên nhân chủ yếu do
thiếu đội ngũ giáo viên có năng lực và kinh nghiệm nghề nghiệp. Giáo trình dạy
nghề cũng khá nghèo nàn do thiếu các chuyên gia có kinh nghiệm và tâm huyết biên
soạn.
Thứ tư, xã hội hóa còn hạn chế. Việc huy động nguồn lực xã hội cho công tác
đào tạo nghề có thể xem là một định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước. Tuy
nhiên, tư duy bao cấp vẫn còn khá phổ biến, đào tạo nghề chưa theo sát với nhu cầu
nhân lực và bối cảnh dân số, việc làm trong xã hội. Đối với một số nghề, học sinh ra
trường có việc làm ngay (lĩnh vực kỹ thuật công nghệ) nhưng rất nhiều nghề rất khó
kiếm việc làm do năng lực thực hành, thái độ lao động của học sinh yếu. Việc đào
tạo kỹ năng cho người lao động trong doanh nghiệp thiếu cơ chế khuyến khích hiệu
quả. Tư nhân hóa công tác dạy nghề diễn ra còn chậm, doanh nghiệp dường như
đứng ngoài cuộc trong công tác đào tạo nghề

Thứ năm, hệ thống dạy nghề không có vai trò nhiều trong giáo dục hướng
nghiệp góp phần phân luồng học sinh sau THCS. Có thể xem hiện tượng học sinh
bỏ học ở cấp trung học cơ sở và không tiếp tục vào học trong các trường dạy nghề
sau khi tốt nghiệp THCS là một vấn đề lớn hiện nay đối với hệ thống giáo dục và
đào tạo quốc dân. Mỗi năm có chừng khoảng trên 200.000 em bỏ học ở cấp học
13


trung học cơ sở lại không được học nghề sẽ tạo ra sự lãng phí về con người cũng
như nguy cơ nảy sinh ra những vấn đề xã hội.

1.2.2.2 Nhược điểm của đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Dù đạt được một số kết quả nhất định, song công tác đào tạo nghề cho LĐNT
vẫn còn những tồn tại, bất cập, đó là việc triển khai đề án đào tạo nghề ở một số địa
phương còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội, quy hoạch nông thôn mới. Việc tổ chức dạy nghề ở một số nơi còn hình
thức, chạy theo số lượng, chất lượng chưa cao, chưa phù hợp với đặc điểm vùng,
miền và nhu cầu của người học nghề, người sử dụng lao động, dẫn đến khó duy trì
nghề lâu dài. Đơn cử như nghề mây tre đan, dễ học, dễ áp dụng nhưng phần lớn lao
động sau học nghề mới chỉ sản xuất được những mặt hàng đơn giản, chưa thể sản
xuất được những mặt hàng chất lượng cao, mẫu mã đa dạng phục vụ xuất khẩu. Bác
Nguyễn Thị Xuân, xã Thiệu Vũ (Thiệu Hóa), cho biết, trong 3 năm (2013-2015) xã
đã mở 4 lớp học nghề mây tre đan, thu hút được gần 100 lượt học viên tham gia.
Sau khi học xong, người lao động được phát dụng cụ, nguyên liệu để sản xuất nên
mọi người rất phấn khởi, hồ hởi, bản thân tôi cũng thường xuyên thức khuya, dậy
sớm để làm. Tuy nhiên, sau một thời gian “thực hành”, sản phẩm làm ra không phải
cái nào cũng đạt yêu cầu, lại tốn nhiều thời gian công sức nên nhiều người nản chí
và bỏ cuộc. Hiện trên địa bàn xã chỉ còn khoảng 20 hộ duy trì nghề, với thu nhập từ
500.000 đồng đến 3 triệu đồng/người/tháng.
Bên cạnh đó, việc khôi phục các nghề truyền thống quy mô còn hạn chế, nhiều
ngành nghề bị mai một do không còn phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Số lượng
doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề còn ít, cá biệt có doanh nghiệp chỉ chạy theo
xu thế hưởng lợi trong chính sách đào tạo, chưa thực sự quan tâm đến chất lượng,
hiệu quả đào tạo. Đối với các huyện miền núi, huyện nghèo 30a việc đào tạo nghề
cho LĐNT còn khó khăn hơn do trình độ dân trí không đồng đều, thời gian đào tạo
quá ngắn nên tay nghề của người lao động chưa cao, ngành nghề, lĩnh vực đào tạo ở
một số địa phương chưa thực sự phù hợp. Có học viên đi học cho có để nhận hỗ trợ,
chưa thực sự chú tâm vào nghề đã học. Có nơi cả làng đi học một nghề, một người
học 2 – 3 nghề nhưng lại không thể mưu sinh bằng nghề đã học. Đối với cơ sở dạy
nghề chưa chủ động trong việc đào tạo và liên kết đào tạo; điều kiện vật chất, trang
thiết bị tại các cơ sở dạy nghề còn nghèo nàn, chưa được đầu tư đúng mức; chưa có

chế độ khuyến khích để thu hút giáo viên dạy nghề...
CHƯƠNG II: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIÁP PHÁP
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG
1.1Đối với các trường dạy nghề

14


- Tăng cường đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp đáp ứng nhu cầu nhân lực
lao động có trình độ tay nghề cao, thí điểm đào tạo một số nghề trọng điểm cấp độ
quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế phục vụ các ngành kinh tế mũi nhọn, khu
công nghiệp, khu chế xuất, vùng kinh tế trọng điểm và xuất khẩu lao động.
- Tuyển sinh dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm từng bước trang bị kỹ năng nghề
nghiệp cho người lao động góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao thu nhập,
chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp, dịch vụ cung cấp
nhân lực cho các KCN.
- Thứ nhất, hình thành hệ thống cơ sở GDNN có sự phân tầng có trường chất
lượng cao, đào tạo những nghề mũi nhọn, đáp ứng nhân lực chất lượng cao cho các
KCN có công nghệ tiến tiến; đồng thời có những trường có những nghề phổ biên,
đào tạo nhân lực có tính đại trà cho các doanh nghiệp trong cả nước. Khuyến khích
hình thành các cơ sở GDNN, các trung tâm đào tạo tại KCN; xây dựng mô hình
“Trường trong doanh nghiệp”.
- Thứ hai, nâng cao chất lượng đào tạo trên cơ sở đổi mới, nâng cao chất lượng
các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo:
+ Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên: Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
hướng tới theo chuẩn quốc tế; đội ngũ giáo viên giảng dạy các bộ chương trình
chuyển giao phải đáp ứng tiêu chuẩn giáo viên của các nước chuyển giao chương
trình và được các nước chuyển giao công nhận; Tổ chức chuyển giao chương trình
bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm quốc tế của 45 trường chất
lượng cao.

+ Đổi mới chương trình đào tạo tiếp cận trình độ tiên tiến của các nước phát
triển trên thế giới: Xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra, tương
thích với chương trình của các nước trong khu vực và thế giới; Tiếp nhận chuyển
giao và công nhận 34 bộ chương trình, giáo trình, học liệu, phương pháp giảng dạy,
công nghệ đào tạo từ các nước phát triển trên thế giới để tổ chức đào tạo theo công
nghệ của nước chuyển giao.
+ Chuẩn hóa cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo: Đầu tư đồng bộ thiết bị đào tạo
hướng tới phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp và theo chuẩn quốc tế.
+ Tăng cường đào tạo tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp bảo
đảm cho người học nghề có khả năng giao tiếp trong quá trình làm việc; sinh viên
tốt nghiệp chương trình chất lượng cao có khả năng làm việc tại các doanh nghiệp
FDI, các nước trong khu vực ASEAN và thế giới.
15


+ Tập trung thí điểm đào tạo nghề chất lượng cao theo chuẩn quốc tế: Lựa
chọn các trường để tập trung đầu tư thành trường chất lượng cao. Triển khai kiểm
định, công nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo chuẩn của các nước
chuyển giao (chuẩn chương trình, chuẩn giáo viên, chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị;
chuẩn tiếng Anh của cả giáo viên và học sinh); Chuyển giao công nghệ đào tạo; tổ
chức đào tạo thí điểm theo chương trình chuyển giao; Đánh giá và cấp văn bằng
chứng chỉ của nước chuyển giao (sinh viên được cấp 2 văn bằng: Văn bằng Việt
Nam và bằng của nước chuyển giao); Thực hiện nhân rộng các bộ chương trình
chuyển giao từ sau 2018 trong các trường chất lượng cao.
- Thứ ba, có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa ba bên gồm cơ quan quản lý Nhà
nước vể GDNN với đại diện giới chủ (VCCI) và cơ sở GDNN để đảm bảo cho các
hoạt động của hệ thống GDNN hướng vào việc đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp
trong KCN nói riêng, cho thi trường lao động nói chung;
Doanh nghiệp chủ động tích cực tham gia vào hệ thống GDNN với vai trò là
nhà đầu tư và đồng thời cũng là đối tác khách hàng cho chính “sản phẩm” của mình.

Xây dựng mô hình “Trường trong doanh nghiệp” – mô hình được thực hiện từ lâu ở
nhiều nước công nghiệp cần được học tập. Theo đó mô hình “Trường trong doanh
nghiệp” nhấn mạnh vai trò “đào tạo” của doanh nghiệp với giáo viên chính là những
thợ bậc cao, những kỹ sư lành nghề trong doanh nghiệp kèm cặp hướng dẫn học
viên trên những thiết bị máy móc của doanh nghiệp. Học viên sẽ đảm trách những
công việc đơn giản đến trung bình. Chương trình học sẽ được phát triển bởi sự hợp
tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Tuy nhiên mô hình này sẽ gặp trở ngại nếu
doanh nghiệp chưa thấy được hiệu quả của quá trình đào tạo này
- Thứ tư, phát triển hệ thống thông tin TTLĐ để gắn kết đào tạo và sử dụng lao
động. Hệ thống thông tin TTLĐ được coi là công cụ quan trọng để điều tiết cungcầu trong thị trường lao động. Do đó hệ thống thông tin này cần được thiết lập cả ở
cấp trung ương và cấp địa phương, với những chỉ tiêu thống nhất. Trong lĩnh vực
giáo dục nghề nghiệp, thông tin về “cung” cần thống nhất các chỉ tiêu về tuyển sinh,
về ngành nghề đào tạo, về “ chuẩn đầu ra”đối với từng nghề ở từng cấp trình dộ…
Thông tin về “cầu” cần thống nhất được các chỉ tiêu về các tiêu chuẩn, kỹ năng
nghề nghiệp doanh nghiệp cần đối với một nghề…Bên cạnh đó, cần có các thông
tin chung về quy mô tuyển sinh, về cơ cấu ngành nghề đào tạo; về đị điểm nhà
trường… (về phía “cung”) và về vị trí việc làm, về mức lương có khả năng được
hưởng, về điều kiện làm việc…( về phía “cầu”). Các thông tin này cần được kết nối,
cần được chia sẻ.Chính vì vậy, cần thiết phải xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và
phát triển hạ tầng công nghệ thông tin.

16


- Thứ năm, hình thành và tăng cường chất lượng hoạt động của các trung tâm
quan hệ doanh nghiệp trong các cơ sở GDNN để làm tốt vai trò cầu nối giữa đào tạo
và sử dụng lao động. Trong thời gian vừa qua, một số cơ sở dạy nghề đã đầu tư và
phát triển các trung tâm/đơn vị quan hệ doanh nghiệp và thực tế đã chứng minh
rằng ở CSDN nào, có các trung tâm/dơn vị quan hệ doanh nghiệp hoạt động hiệu
quả, thì cơ sở đó có sự gắn kết tốt với doanh nghiệp và chất lượng đào tạo được

nâng lên. Vì vậy, trong thời gian tới cần đẩy mạnh phát triển các trung tâm/đơn vị
này ở tất cả các trường trung cấp, trường cao đẳng trong hệ thống GDNN. Các trung
tâm này phải có tính chuyên nghiệp cao, đội ngũ nhân viên phải được trang bị các
kiến thức chuyên ngành về quan hệ khách hàng, kiến thức về makerting xã hội và
có các điều kiện làm việc hợp lý
1.2 Đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Để các hoạt động đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn thực sự
hiệu quả, tạo được sự đồng thuận cao của người dân, cần thực hiện tốt một số vấn
đề sau:
Thứ nhất, phải có sự “vào cuộc” mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị ở địa
phương. Nhận thức đúng về đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn là cơ
hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương, nâng cao chất lượng,
năng suất lao động; góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp
Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thực tế thời gian vừa qua cho thấy, ở địa phương
nào có sự quan tâm của cấp uỷ đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền và sự
tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội… thì ở đó công tác dạy nghề cho
nông dân và lao động nông thôn đạt được kết quả mong muốn.
Thứ hai, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải sát với tình hình
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa phương, đáp ứng nhu cầu sản
xuất, kinh doanh và có hiệu quả thiết thực.
Thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã có những
chuyển biến tích cực, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng hiện có,
chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra và chưa gắn với nhu cầu sản xuất, kinh doanh,
nhiều trường hợp doanh nghiệp phải đào tạo lại mới có thể sử dụng được. Một số
địa phương, nhu cầu về công nhân kỹ thuật công nghiệp tại các huyện thị khá cao,
trong khi ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn của tỉnh lại thiên về kỹ thuật
nông nghiệp. Có tỉnh, hệ thống các khu công nghiệp phát triển nhanh, nhu cầu công
nhân lành nghề về công nghiệp nặng tăng nhưng tỉnh lại mở các lớp may công
nghiệp, trồng cây cảnh, hoặc nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, có tình trạng đúng

chuyên môn đào tạo nhưng chất lượng nguồn nhân lực thấp không đáp ứng được
17


nhu cầu lao động của doanh nghiệp. Thực trạng đó đã gây ra tình trạng vừa thừa,
vừa thiếu không đáp ứng được nhu cầu lao động thực tế của địa phương. Nhiều lao
động đã được đào tạo nghề nhưng khi làm việc tại các doanh nghiệp, khu công
nghiệp lại không đáp ứng đủ tiêu chuẩn. Do đó, thời gian tới công tác đào tạo nghề
cho lao động nông thôn cần phải bám sát với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước và từng địa phương, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh để có hiệu quả
thiết thực.
Thứ ba, do tính đa dạng vùng miền và tính đặc thù của người nông dân và lao
động nông thôn (trình độ học vấn không đồng đều, lao động theo mùa vụ, thói quen
canh tác…), nên việc tổ chức các khóa đào tạo phải rất linh hoạt về chương trình
đào tạo, hình thức đào tạo, phương thức đào tạo, phương pháp truyền đạt… Chương
trình đào tạo phải gắn với học liệu sinh động, đa dạng và thiết thực, phù hợp với
trình độ của người học.
Thứ tư, chú trọng phát triển các ngành nghề thủ công (tự đào tạo, bồi dưỡng
tại địa phương). Đào tạo nghề ở nông thôn không thể không chú trọng việc phát
triển các ngành nghề thủ công, nhất là việc thực hiện “mỗi làng, một nghề” đang
được triển khai. Trong nông thôn đang có một số nghề thủ công, mỹ nghệ truyền
thống cần được bảo tồn và có khả năng phát triển, cần được quan tâm và đưa vào
chương trình dạy nghề. Cụ thể như: chế biến gỗ, sơn mài, chạm, khảm; làm đồ gốm,
đồ đồng; nghề mây tre đan, nghề thêu ren, nghề dệt, lụa, thổ cẩm…
Thứ năm, để những người nông dân trở thành những lao động nông nghiệp
hiện đại, song song với việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cần trang bị
cho họ những kiến thức tiêu chuẩn an toàn sản phẩm, về thị trường, kiến thức kinh
doanh trong điều kiện hội nhập. Ngoài ra, còn phải đào tạo về tác phong làm việc
cho người lao động (tác phong công nghiệp…).
Thứ sáu, sau khi đào tạo nghề cho người nông dân thì chính quyền địa phương

cũng cần phải giải quyết vấn đề đầu ra sản xuất bởi nếu không giải quyết được đầu
ra của sản xuất thì hiệu quả đào tạo bằng không (ví dụ như: đào tạo cách trồng nấm,
nuôi thỏ… song sản xuất ra không tiêu thụ được nên những người được đào tạo lại
bỏ nghề).
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Lợi ích đối với CSDN: Sự hợp tác với các doanh nghiệp tạo cơ hội cho các
CSDN huy động nguồn lực từ doanh nghiệp để tăng quy mô và chất lượng đào tạo.
Bên cạnh đó, tăng cường gắn kết giữa: đào tạo và việc sử dụng lao động, tránh lãng
phí. Trong điều kiện nguồn kinh phí từ Ngân sách Nhà nước còn hạn chế, không
18


đáp ứng được yêu cầu phát triển dạy nghề thì hình thức hợp tác này ngày càng được
chú trọng.
Lợi ích đối với doanh nghiệp: Hợp tác chặt chẽ với CSDN sẽ giúp nắm bắt
được khả năng, đặc điểm đào tạo của nhà trường, từ đó phối hợp, tham gia cùng đào
tạo sinh viên đáp ứng yêu cầu của mình. Sản phẩm của “quá trình hợp tác giữa
doanh nghiệp và nhà trường” sẽ phù hợp với nhu cầu thị trường hơn (cả về số lượng
và chất lượng), tránh lãng phí do thừa hoặc thiếu. Đồng thời, với vai trò là người sử
dụng sản phẩm của quá trình hợp tác đào tạo đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí
đào tạo lại khi tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp từ các CSDN.
Lợi ích đối với người học: Thông qua sự hợp tác, người học nghề bên cạnh
tiếp thu được các kiến thức tại CSDN, được phát triển kỹ năng nghề nghiệp thông
qua thực tập tại doanh nghiệp. Qua đó, người học còn được làm quen với máy móc,
thiết bị và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, nên rút ngắn được giai đoạn thử
việc khi vào làm việc tại doanh nghiệp.
Giải quyết tốt lợi ích của các bên là cơ sở để phát triển các chương trình hợp
tác lâu dài và hiệu quả hơn. Kết quả khảo sát cho thấy: hợp tác mang lại lợi ích cho
tất cả các bên tham gia, và lợi ích chung của xã hội.


19


PHẦN KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên, ta có thể rút ra một số kết luận:
- Trông công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì công nghiệp hóa nông thôn
giữ một vai trò quan trọng và khó thực hiện nhất. Nhiệm vụ dạy nghề nông thôn
đóng vai trò quyết định cho sự thành công của công nghiệp hóa nông thôn. Phải coi
công tác dạy nghề nông thôn như là quốc sách hang đầu.
- Phải hoạch định, định hướng phát triển, kinh tế cụ thể cho từng địa phương,
từng vùng sao cho phù hợp với các đặc thù của địa phương đó, vùng đó. Từ đó xác
định được hướng đầu tư cụ thể cho từng trường dạy nghề ở từng địa phương, từng
khu vực. Việc đầu tư trang thiết bị cho từng trường dạy nghề khác nhau thì khác
nhau, sao cho phù hợp với nhu cầu đào tạo của từng địa phương.
- Phải có kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên dạy nghề giỏi về chuyên môn và
chuyên môn đó phù hợp với nhu cầu của đào tạo nghề của từng địa phương, từng
vùng. Đồng thời cũng cần có những chế độ ưu đãi đặc biệt đối với những giáo viên
dạy nghề ở nông thôn.
- Kết hợp giảng dạy ở trường phổ thông với việc học nghề tại cơ sở sản xuất để
tăng năng lực thích nghi của lao động (năng lực bảo đảm được tuyển dụng).
- Chính quyền địa phương cần quan tâm sát xao và tích cực hơn nữa đối với
công tác đào tạo nghề ở địa phương mình. Phải coi công tác dạy nghề như là chìa
khóa để phát triển kinh tế ở địa phương mình.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Thực trạng trường nghề
- Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển dạy nghề đáp ứng nhu cầu

nhân lực khu công nghiệp
- Vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Việt Nam hiện nay
- Bốn ưu điểm của học nghề
- Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

21



×