Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN: MỘT số BIỆN PHÁP để tổ CHỨC tốt TRÒ CHƠI dân GIAN CHO TRẺ mẫu GIÁO 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.44 KB, 19 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ em chính là hoạt động vui
chơi. Phương châm “ Học mà chơi, chơi mà học ” luôn được quán triệt trong
công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non .... Bản thân tôi
thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm hết sức cần
thiết và rất có ý nghĩa. Các trò chơi dân gian không chỉ nhiều về số lượng mà
còn phong phú về thể loại, việc kết hợp trò chơi dân gian trong các hoạt động
học có chủ đích tại trường mầm non mang ý nghĩa to lớn trong việc rèn luyện
thể lực, sự khéo léo, nhịp nhàng, rèn luyện trí tuệ, óc phán đoán, gợi xúc cảm
thẩm mỹ, khả năng hoạt động nhóm, tập thể, sự gắn kết của tình bạn.
Ở Trường Mầm non ... mà tôi đang công tác đa số trẻ còn yếu về các trò chơi
dân gian, mặc dù đã được giáo viên nhiệt tình giúp đỡ nhưng kết quả vẫn chưa
cao. Thực tế tại các lớp, giáo viên cũng đã đưa ra một số trò chơi dân gian song
số lượng vẫn còn ít và thường sử dụng một số trò chơi quen thuộc, vì vậy trẻ
nhàm chán, không hứng thú khi chơi. Đa số các em thích chơi tự do hơn những
trò chơi dân gian. Ở đây là vùng dân tộc thiểu số vì vậy mà chưa phát triển ngôn
ngữ và trí tuệ của các cháu còn hạn chế. Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn
kém, trẻ dễ dàng tham gia vào trò chơi nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc,
không hứng thú chơi. Vậy phải làm thế nào để tổ chức được các trò chơi dân
gian thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ ?
Là một giáo viên mầm non, tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để tổ chức
các trò chơi dân gian một cách có hiệu quả nhất. Sau đây tôi xin trình bày sáng
kiến kinh nghiệm của mình với đề tài: " Một số biện pháp để tổ chức tốt trò chơi
dân gian cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại trường Mầm non ... – Xã ... ".
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.


* Mục đích:
Từ thực tế đề tài này hướng cho trẻ chơi tốt trò chơi dân gian.
* Nhiệm vụ:


Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
Nghiên cứu một số biện pháp để tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ mẫu
giáo giúp giáo viên thực hiện các nội dung một cách linh hoạt, sáng tạo, nhạy
bén, không trùng lặp, không quá tải và bằng các hình thức, các biện pháp giáo
viên có thể tổ chức các trò chơi dân gian một cách có hiệu quả nhất.
Nghiên cứu để giúp cho giáo viên có những kinh nghiệm trong việc tổ
chức cho trẻ chơi tốt trò chơi dân gian và giúp trẻ hình thành và phát triển toàn
diện về mọi mặt: Đức – Trí – Thể - Mỹ.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu Một số biện pháp để tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ mẫu
giáo 5- 6 tuổi tại Trường Mầm non ... – Xã ... .
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
Được tiến hành thực hiện đề tài này là trẻ Mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi ,
Trường MN ... – Xã ... nơi tôi đang công tác.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu ( phân tích, tổng hợp tài liệu trên internet, sách
báo có liên quan đến đề tài).
- Phương pháp quan sát, điều tra, khảo sát.
- Phương pháp thực hành, theo dõi

2


- Phương pháp điều tra thực trạng học sinh.
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
a. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi tiến hành thực hiện đề tài này là trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại Trường
MN ... - Xã ... nơi tôi công tác .
b. Kế hoạch nghiên cứu:
Nghiên cứu từng dạng tài liệu bổ trợ để thực hiện đề tài.

+Từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2016 nghiên cứu tài liệu.
+Từ tháng 1 đến tháng 02 năm 2017 thu thập dữ liệu .
+Viết ban thảo vào đầu tháng 3 - 4 năm 2017 hoàn thành đề tài.
NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lí luận:
Trò chơi dân gian là vốn quý của dân tộc đã gắn liền với đời sống lao
động và các cuộc hội hè ,đình đám của nhân dân. Đặc biệt đối với trẻ em, trò
chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ
thơ nhiều điều thú vị bổ ích. Ngày nay, Ở thành thị các em được sống ở một xã
hội công nghiệp hóa – hiện đại hóa, chỉ quen với máy móc, công nghệ thông tin
và không có khoảng thời gian chơi cũng là thiệt thòi. Thế nhưng nơi mà tôi công
tác lại khác , nơi đây cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn, khác xa với thành thị
phồn hoa, trẻ ở đây thiếu thốn về mọi mặt, không có thông tin đại chúng, không
có máy móc công nghệ thông tin và hơn nữa không có thời gian cho chúng chơi
mà chúng phải đi làm nương, làm rẫy. Vì vậy việc tổ chức các trò chơi dân gian
cho trẻ ở đây là một điều rất cần thiết, bằng những thời gian hiếm hoi ở trường
tôi muốn cho các cháu được chơi hết mình, được cùng với các bạn hòa mình vào
3


các trò chơi dân gian mà nếu ở nhà chắc sẽ không được chơi. Hướng đến mục
tiêu “ Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” đưa trò chơi dân
gian vào nhà trường là điều hết sức cần thiết.
Đối với trường mầm non ... cũng như bản thân là một giáo viên trực tiếp
đứng lớp tôi nhận thấy việc đưa những làn điệu dân ca và những trò chơi dân
gian đến với trẻ là rất quan trọng nhưng trong thực tế việc tổ chức các trò chơi
dân gian và dạy hát các làn điệu dân ca địa phương ở trường mầm non còn nhiều
hạn chế chưa có những hình thức hấp dẫn thu hút trẻ, chưa có các chuyên đề đi
sâu nghiên cứu việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo như thế nào. Với
những suy nghĩ trên tôi đã quyết định nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp tổ

chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại trường Mầm non ....
Chương 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Trường Mầm non ... thuộc xã ... có 7 điểm trường trong đó 6 điểm trường
lẽ, thuộc khu vực khó khăn. Năm học này tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo
Lớn 5- 6 tuổi tại Trường Mầm non ... gồm: 13 cháu trong đó tất cả đều là học
sinh thiểu số ở tại thôn bản, với đặc thù như vậy cũng có một số thuận lợi và khó
khăn như sau:
2.1: Thuận lợi:
Được sự hướng dẫn và chỉ đạo sát sao về chuyên môn và nhà trường của
phòng giáo dục, được chuyên môn tạo điều kiện tổ chức tham gia sinh hoạt
chuyên đề tại trường.
Giáo viên được cung cấp đủ về tài liệu tham khảo sách hướng dẫn tổ chức
trò chơi, trang bị đầy đủ về đồ dùng đồ chơi cho cô và trẻ.
Bản thân tôi đã có một tuổi thơ sống ở vùng nông thôn nghèo. Chính vì
vậy, những trò chơi dân gian của trẻ con đã gắn bó với tôi trong suốt một thời
gian dài.

4


Tôi rất thích các trò chơi dân gian Việt Nam và sưu tầm được rất nhiều trò
chơi dân gian thú vị và đặc sắc, phù hợp với trẻ mẫu giáo.
Được đào tạo chính quy và trải qua 2 năm kinh nghiệm thực tế ở trường
mầm non.
2.2: Khó khăn:
Vì là vùng dân tộc thiểu số nên khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ còn
nhiều hạn chế.
Trẻ còn hạn chế về quan sát, ghi nhớ và chú ý, chưa có tính kỷ luật trong
khi tham gia chơi; ngoài ra khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém. Trẻ dễ
dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó

không còn hứng thú nữa.
Thời gian tổ chức cho trẻ chơi rất hạn hẹp vì một trò chơi không thể diễn
ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà nó chủ yếu chỉ được lồng ghép và tích
hợp vào các hoạt động mà thôi.
Đa số trẻ kĩ năng về chơi trò chơi còn sơ sài, chậm, chưa tập trung. Nhiều
cháu còn chưa có thói quen nề nếp với lớp học , chưa tích cực trong khi cô tổ
chức hoạt động chơi trò chơi dân gian như: Các hoạt động còn vụng về. Vật liệu
còn hạn chế. Các buổi hoạt động ngoại khóa- dã ngoại quá ít. Đặc biệt là trẻ còn
hoạt động độc lập chưa biết giúp đỡ nhau.
Một số điểm trường lẽ như: Ba Lin- Kỳ Nơi, A Sau chưa có địa điểm sân
bãi rộng rãi, an toàn để tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ.
Giáo viên mới ra trường kinh nghiệm còn non trẻ nên khi tổ chức các hoạt
động cho trẻ chưa linh hoạt và sáng tạo.
Có những trò chơi vô cùng đơn giản nhưng cũng có những trò chơi phức
tạp, đòi hỏi người chơi phải tư duy trong quá trình chơi.

5


Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích
tham gia vào các hoạt động tập thể.
Các bậc cha mẹ chưa thường xuyên quan tâm đến việc cho con mình chơi
những trò chơi gì, nên chưa thường xuyên phối hợp với giáo viên trong việc
thực hiện tốt các nội dung giáo dục ở lớp cũng như ở nhà.
Mặc dù có rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ
nhưng với sự cố gắng kiên trì của bản thân và sự quan tâm của ban giám hiệu
Nhà trường đã giúp tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ và tìm ra
biện pháp, hình thức tổ chức sáng tạo mang lại những bài học kinh nghiệm tiến
bộ cho bản thân và cho đồng nghiệp cùng thực hiện. Từ đó tôi đã tìm ra giải
pháp để giúp giáo viên tổ chức tốt trò chơi dân gian một cách tốt hơn.

Chương 3. Các biện pháp và kết quả thực hiện
3.1: Các biện pháp tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo
lớn 5 – 6 tuổi tại trường mầm non ....
3.1.1 Với cách làm cũ:
Trước đây mặc dù đã có cố gắng tổ chức rất nhiều trò chơi dân gian để
phục vụ cho hoạt động học và chơi của trẻ nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng với
yêu cầu của chương trình. Trước kia ta hướng dẫn, tổ chức cho trẻ chơi các trò
chơi dân gian còn máy móc, cô làm mẫu, hướng dẫn cho trẻ bó hẹp theo khuôn
khổ, trẻ chơi chưa có sáng tạo, còn thụ động, chưa gây được hứng thú cho trẻ.
3.1.2 Với cách làm mới:
Với cách làm mới hiện nay thì chỉ với một trò chơi thôi đã có vô vàn các
hình thức, phương pháp sáng tạo khác nhau. Trẻ được phát triển nhanh, nâng cao
cả về kĩ năng chơi và kĩ năng hoạt động nhóm, hoạt động tập thể, mang tính
sáng tạo. Không những thế còn hình thành và phát triển được toàn diện cho trẻ.

6


Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, linh hoạt, khéo léo, hứng thú hơn trong các trò chơi.
Bắt nhịp cùng các phương pháp đổi mới này và từ những thuận lợi và khó khăn
trên, tôi đã đề ra một số giải pháp cụ thể như sau:
* Xây dựng kế hoạch giáo dục
Để thực hiện tốt việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ tại lớp mình việc
đầu tiên khi thực hiện đề tài tôi đã dựa trên tình hình thực tế của nhóm lớp khả
năng nhận thức của trẻ trong lớp để lồng ghép các trò chơi dân gian khi thực
hiện xây dựng kế hoạch bao gồm kế hoạch chuyên đề, kế hoach chủ nhiệm
nhóm lớp, kế hoach giáo dục hàng ngày. Vì ở đây toàn là trẻ dân tộc thiểu số,
khả năng phát triển tiếng việt nói chung và phát triển ngôn ngữ nói riêng còn
nhiều hạn hẹp vì vậy tôi lựa chọn những trò chơi đơn giản ; những bài đồng dao
ngắn gọn dễ thuộc, dễ nhớ cho trẻ chơi vào những chủ đề đầu năm học , những

trò chơi khó, bài đồng dao dài khó thuộc vào những chủ đề cuối năm.
Ví dụ: + Chủ đề Trường mầm non trò chơi: Oản tù tì, Tập tầm vông…
+ Chủ đề Bản thân trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ, lộn cầu vồng….
Đối với kế hoạch tháng giáo viên cần xây dựng kế hoạch ngắn gọn xác
định nhiệm vụ cần trợ giúp để trẻ chơi tốt các trò chơi dân gian, phát triển trò
chơi từ dễ đến khó, nội dung chơi kỹ năng chơi, khả năng phối hợp và phát triển
tính tự lực sáng tạo của trẻ khi chơi cùng cô và các bạn.
Ví dụ: Chủ đề thế giới động vật trò chơi: Dải rế, dung dăng dung dẻ…
Đối với kế hoạch tuần thiết kế việc tổ chức chơi hàng ngày cho trẻ xen kẽ
vào các hoạt động trong ngày, các buổi chơi tự do chơi chuyển tiết, chơi ở hoạt
động ngoài trời, trong giờ đón trả trẻ. Giáo viên cần lên kế hoạch cụ thể về tên
trò chơi cách chơi luật chơi, đồ dùng trong khi chơi để dễ dàng thực hiện trong
các hoạt động hàng ngày của trẻ.

7


Ví dụ: Trong giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ chơi : Bịt mắt bắt dê; ...
* Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Tôi luôn cân nhắc lựa chọn cho trẻ chơi các trò chơi có luật chơi và cách
chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu.
Bên cạnh đó, trong trường mầm non lại có sự phân chia trẻ theo nhiều độ
tuổi. Mỗi độ tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác
nhau. Chính vì thế, các trò chơi cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với
từng độ tuổi. Cụ thể như sau:
- Với trẻ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé ( từ 2 đến 4 tuổi ): khả năng chú
ý có chủ định còn kém, nhận thức còn đơn giản. Vì vậy trẻ chỉ có thể chơi được
các trò chơi đơn giản như: " Lộn cầu vồng"; " Chi chi chành chành", " Tập tầm
vông", " Nu na nu nống", " Dung dăng dung dẻ"...
- Với trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn ( từ 4 đến 6 tuổi ): khả năng chú ý có chủ

định và nhận thức của trẻ đã cao hơn rất nhiều so với lứa tuổi trước. Vì thế, trẻ
có thể chơi được các trò chơi dài hơn và khó hơn như: “ Bịt mắt bắt dê”; “ Cướp
cờ”, “ Rồng rắn lên mây”, ...
Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ Mẫu giáo lớn, tôi thực hiện theo các
tiêu chí sau:
+ Trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp.
+ Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm.
+ Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ.
+ Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ.
+ Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.
Từ những tiêu chí trên, tôi đã lựa chọn các trò chơi sau cho trẻ lớp Mấu giáo lớn:

8


" Thả đỉa ba ba", " Ô ăn quan", " Chuyền thẻ", " Hát chuyền sỏi", " Trốn tìm", "
Đếm sao", " Kéo co", " Rồng rắn lên mây", "Chồng đống chồng đe", ...
* Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ
tham gia vào các trò chơi dân gian.
- Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các trò chơi dân gian:
Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và mang
tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi.
Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng đồ chơi tương ứng mà
thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được.
Ví dụ như trò chơi: " Bịt mắt bắt dê" cũng không thể được tổ chức nếu
không có dải vải hoặc dải khăn bịt mắt...

Trò chơi: “ Bịt mắt bắt dê”
Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó,
giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay

không có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ
các yếu tố cần thiết cho trò chơi.

9


- Dạy trẻ đọc thuộc lời ca; lời đồng dao có trong trò chơi:
Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi trẻ thường vừa
chơi vừa hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó. Mặc dù không phải bài đồng dao nào
cũng có ý nghĩa, song bài nào cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ.
Ví dụ như: chơi " Chi chi chành chành", trẻ đọc :
" Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Tam vương ngũ đế...".
Bài đồng dao dường như chẳng có mạch ý nào rõ ràng, nhưng thiếu nó thì
trò chơi không thể tiến hành.
Hay như chơi " Rải ranh" trẻ hát : " Rải ranh
Bẻ cành
Hái ngọn
Chọn đôi".
Cùng với lời hát trong trẻo là bàn tay rải những viên sỏi một cách khéo
léo, tung viên cái lên, nhặt một hoặc hai viên con dưới đất, rồi lại giơ tay đỡ viên
cái vừa rơi xuống.
Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Chính vì
vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian
trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: hoạt
động chiều, hoạt động ngoài trời...Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho

10



trẻ chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú
và tích cực tham gia chơi.
- Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi:
Mỗi trò chơi dân gian có một cách chơi và luật chơi khác nhau. Có những
trò chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng người tham gia
chơi lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như: " Kéo co", " Rồng
rắn lên mây”…
Nhưng lại cũng có những trò chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo các nhóm nhỏ
như " Chi chi chành chành", " Tập tầm vông", "Rải ranh", " Chuyền thẻ", " Ô ăn
quan"...
Chính vì vậy, giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của
từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ
chơi.
* Tổ chức các trò chơi phù hợp với tính chất của hoạt động.
Giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù
hợp với tính chất của từng hoạt động.
- Với HĐ ngoài trời: tận dụng không gian rộng và thoáng, giáo viên nên tổ
chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể lực cho
trẻ như: "Rồng rắn lên mây", "Bịt mắt bắt dê", " Nhảy dây", "Nhảy lò cò", " Thả
đỉa ba ba"...
- Với hoạt động góc: nên tổ chức cho trẻ các trò chơi có thể chơi theo
nhóm nhỏ trong một không gian hẹp như: " Ô ăn quan", "Chơi chuyền",...
- Với hoạt động chung và hoạt động chiều ( chủ yếu diễn ra trong phòng
nhóm ) nên tổ chức cho trẻ các trò chơi tĩnh nhằm phát triển nhận thức cho trẻ
như: "Tập tầm vông", "Rải ranh", "Vấn đáp", "Đếm sao", " Đọc câu"...

11



Đặc biệt khi tích hợp trò chơi dân gian trong hoạt động chung, giáo viên
cần lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm của từng môn học.
Ví dụ:
- Với môn thể chất: nên lựa chọn các trò chơi vận động nhằm rèn luyện
thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ phải mạnh
mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Trẻ phải có sức khỏe mới có thể vui
chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và năng động.
Chẳng hạn:
Với trò chơi " Rồng rắn lên mây", khi trẻ hát xong câu cuối: " Xin khúc
đuôi - Tha hồ thầy đuổi", lập tức trẻ làm " đuôi" ( đứng sau cùng ) phải chạy thật
nhanh, nếu không sẽ bị " thầy" tóm lấy, sau đó có thể bị thay người khác hoặc lại
phải làm " thầy" để đi đuổi những trẻ khác.
Trò " Chi chi chành chành" lại buộc trẻ phải rất nhanh tay, nhanh miệng vì
nếu câu cuối bài là " ù à ù ập" được đọc xong mà trẻ không rút kịp tay ra, ngón
tay của nó sẽ bị giữ lại, như thế là thua.
* Kết hợp giữa trò chơi dân gian với các môn học khác
- Với môn MTXQ, toán, văn học khi lựa chọn các trò chơi cần đáp ứng
được các tiêu chí sau:
Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ.
Phát triển ngôn ngữ.
Cung cấp cho trẻ các kỹ năng như: kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ năng
sử dụng đồ dùng đồ chơi...
Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ.
Ví dụ: Lời đồng dao của trò chơi chuyền: " Con ruồi có cánh
12


Đòn gánh có mấu
Châu chấu có chân..." đã giúp

trẻ nhận biết được đặc điểm đặc trưng của một số con vật và đồ vật quen thuộc.
Những câu hát ngược có tính chất đánh lừa nhận thức, thử thách sự năng
động của trí tuệ, khiến trẻ muốn hiểu đúng sự vật thì phải chuyển ngược lại:
" Non cao đầy nước
Đáy biển đầy mây
Dưới đất lắm mây
Trên trời lắm cỏ
Người thì có mỏ
Chim thì có mồm..."
" Chuyền thẻ" là một trò chơi dân gian dạy trẻ làm toán cộng hay trừ. Đó
là bài tập đếm từ 1 đến 10 của trẻ. Trẻ nhóm các nhóm theo trật tự cao dần lên
và cộng lại trong phạm vi 10: bắt đầu từ bàn một "cái mốt, cái mai, cái trai, cái
hến..." sau đó là nhóm đôi và các nhóm cao hơn " đôi tôi, đôi chị...", "ba lá đa,
ba lá đề...", "tám quả trám, hai lên chín"...Bài tập đó có thể giúp trẻ đếm thành
thạo trong phạm vi 10.
- Với môn âm nhạc nên chọn các trò chơi có giai điệu và lời hát như các
trò chơi: " Tập tầm vông" , " Hát chuyền sỏi", "Đồng dao chăn trâu xứ Quảng"...
Ngoài ra khi lựa chọn các trò chơi dân gian trong hoạt động chung, một điều cần
đặc biệt lưu ý đó là: phải lựa chọ trò chơi phù hợp với đề tài và chủ điểm của bài
dạy.
Chẳng hạn như:

13


Chủ điểm " Thế giới động vật" có thể tổ chức các trò chơi: " Đồng dao hỏi
tuổi xứ Quảng", " Đồng dao chăn trâu xứ Quảng", " Bịt mắt bắt dê", " Phụ đồng
ếch", " Thi tìm những con vật có từ láy"...
Chủ điểm " Thế giới thực vật" có thể cho trẻ chơi các trò chơi: " Trồng nụ
trồng hoa", " Mít mật mít gai", " Làm nón mão bằng lá"...

Chủ điểm " Tết và mùa xuân" là thời điểm thích hợp để giới thiệu cho trẻ
các trò chơi truyền thống của dân tộc trong dịp lễ Tết như : " Ném còn", " Cướp
cờ", " Bịt mắt đập niêu", " Đẩy gậy", " Chơi đu"," Múa lân"...
* Động viên tất cả các trẻ tham gia vào trò chơi.
Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là ở chỗ nó có thể dung nạp tất cả
những ai muốn chơi. Không bao giờ trò chơi dân gian quy định số người chơi
nhất định. Vì vậy tôi luôn khuyến khích, động viên tất cả các trẻ tham gia chơi
càng đông càng vui. Nếu chơi " Bịt mắt bắt dê", mỗi khi có một người vào thêm,
vòng chỉ rộng ra một chút chứ trò chơi không thay đổi. Còn trò chơi " Rồng rắn
lên mây" thì thêm một người, " cái đuôi" sẽ dài ra một chút và tất cả mọi người
đều được chơi, được chạy như nhau. Những trò chơi " Thả đỉa ba ba", " Chi chi
chành chành", " Nhảy lò cò",... cũng tương tự như vậy. Trong khi chơi, mọi trẻ
đều bình đẳng như nhau. Qua đó tinh thần tập thể của các trẻ được nâng lên rất
nhiều.
3.2 Kết quả thực hiện:
Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm của bản thân vào việc tổ chức cho
trẻ lớp MG Lớn Tân đi 1- Trường Mầm non ... làm quen với các trò chơi dân
gian, tôi đã thu được nhiều kết quả tốt:
3.2.1.Đối với cô:

14


Giáo viên được cung cấp đủ về tài liệu tham khảo, sách hướng dẫn tổ
chức trò chơi, trang bị đầy đủ về đồ dùng đồ chơi cho cô và trẻ.
Giáo viên mạnh dạn, tự tin, tận tâm, nhiệt huyết, ham học hỏi, tìm tòi,
khám phá, chuyền đạt những kiến thức hay và bổ ích về cách tổ chức trò chơi
dân gian cho trẻ. Đã nắm vững đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức và
kỹ năng hoạt động của trẻ để lựa chọn phương pháp thích hợp.
3.2.2.Đối với trẻ:

Trẻ đã biết tự tổ chức chơi các trò chơi dân gian với các bạn trong lớp.
Qua việc thường xuyên được tham gia vào các trò chơi dân gian, nhận
thức và thể lực của các trẻ trong lớp tôi được nâng cao rõ rệt. Trẻ nhanh nhẹn,
năng động, tự tin trong giao tiếp với mọi người.
Trò chơi dân gian còn giúp các trẻ trong lớp tôi thêm gắn bó với nhau,
nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của trẻ.
3.2.3. Đối với các bậc cha mẹ học sinh:
- Các bậc phụ huynh đã thường xuyên quan tâm đến việc con mình chơi
những trò chơi gì và biết phối hợp với giáo viên trong việc thực hiện tốt các nội
dung giáo dục ở lớp cũng như ở nhà.
3.3 Kết quả nghiên cứu:
100% trẻ rất hứng thú và yêu thích các trò chơi dân gian.
100% trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về các trò
chơi dân gian, các phong tục truyền thống của dân tộc.
100% đội ngũ giáo viên đã rất tận tâm, nhiệt huyết, ham học hỏi, tìm tòi,
khám phá, về cách tổ chức tốt các trò chơi dân gian.

15


Đa số các bậc phụ huynh đã thường xuyên quan tâm đến con em và đã
biết phối hợp với giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua việc nghiên cứu đề tài trên, tôi đã rút ra được một số bài học kinh
nghiệm sau:
Trò chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ
nhỏ. Trò chơi dân gian vừa giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa góp phần
nâng cao nhận thức, phát triển các giác quan, tăng cường thể lực cho trẻ.
Cần phải tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian để phát triển ở trẻ tinh

thần tập thể, biết nhường nhịn bạn bè, biết giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của
mình với bạn khác.
Những trẻ chơi một cách hăng hái, hoạt động nổi bật trong khi chơi
thường cũng chính là những đứa trẻ thông minh, tháo vát và biết tổ chức trong
cuộc sống.
Khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ giáo viên cần tìm hiểu kỹ cách chơi,
luật chơi và chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết để tiến hành trò chơi.
Những kinh nghiệm của tôi rất đơn giản, giáo viên có thể dễ dàng thực
hiện.
Một số giáo viên và cả phụ huynh học sinh trong trường đã áp dụng kinh
nghiệm của tôi trong việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian và đạt được
kết quả tốt.
2. Kiến nghị

16


Để tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ tôi xin có một số kiến nghị, đề
xuất như sau:
Tổ chức các đợt hội thảo chuyên đề , các đợt tập huấn về việc tổ chức tốt
các trò chơi dân gian cho trẻ để tạo điều kiện giúp đỡ cho các giáo viên tham gia
học hỏi kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn.
Trang bị cho lớp một số đồ dùng- đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc tổ chức cho trẻ mẫu
giáo lớn chơi các trò chơi dân gian đã được thực hiện trong lớp, trong trường
mầm non ... – Xã ....
Rất mong nhận được sự góp ý kiến quý báu của các cấp lãnh đạo và các
đồng nghiệp để tôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác giảng dạy.

17



TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tham khảo qua Internet
- Phương pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi

18


PHỤ LỤC
Trang
MỞ ĐẦU…………………………………..……………………..……………...1
1. Lý do chọn đề tài……………………………...……………………………1
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu……………………….…..1
3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………2
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm…………………………………………..2
5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………..2
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu………………………………………......2
NỘI DUNG………………………………………………………………..........3
Chương 1. Cơ sở lí luận………………………………………………………3
Chương 2. Thực trạng và vấn đề nghiên cứu………………………………4
2.1 Thuận lợi…………………………………………………………………4
2.2 Khó khăn…………………………………………………………………4
Chương 3. Các biện pháp và kết quả thực hiện…………………………….6
3.1 Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ MGL 5- 6 tuổi tại
Trường Mầm non ...- Xã ...…………………………………………...6
3.2 Kết quả thực hiện………...……………………...……………………..15
3.3 Kết quả nghiên cứu………………………………...…………………..15
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………..…………….16
1. Kết luận………………………………………………………………......16

2. Kiến nghị………………………………………………………………....17
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….18

19



×