Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ QUỲNH VĂN, HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN (THÍ ĐIỂM TẠI THÔN 16)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 72 trang )

l

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

HỒ THỊ THU

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỚI SỰ THAM GIA CỦA
CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ QUỲNH VĂN,
HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN

(THÍ ĐIỂM TẠI THÔN 16)

HÀ NỘI, 2017
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

HỒ THỊ THU

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỚI SỰ THAM GIA CỦA
CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ QUỲNH VĂN,
HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN


(THÍ ĐIỂM TẠI THÔN 16)

Ngành: Quản lý Tài nguyên và môi trường
Mã ngành: 52850101
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Th.S NGUYỄN THỊ LINH GIANG

HÀ NỘI, 2017

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Đồ án này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ
sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức đã được chọn lọc. Các tài liệu được tham khảo
hoàn toàn là tài liệu chính thống đã được công bố. Đồ án dựa trên sự hướng dẫn của
ThS. Nguyễn Thị Linh Giang – Giảng viên Khoa Môi trường – Trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội
Tôi xin cam đoan mọi thông tin thu thập hoàn toàn đúng sự thật và chính
xác.
Tôi xin cam đoàn rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiên đồ án tốt nghiệp
đều đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đồ án đều được chỉ rõ nguồn
gốc.
Hà Nội, tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Hồ Thị Thu

3



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo trong
khoa Môi trường - trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, các bác, các
cô chú, các anh chị tại UBND xã Quỳnh Văn và thôn 16 cùng bố mẹ và bạn bè.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các thầy cô
giáo Khoa Môi trường và đặc biệt là cô giáo Th.S Nguyễn Thị Linh Giang – Giáo
viên hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện
đồ án tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo và cán bộ môi trường tại Ủy
ban nhân dân xã Quỳnh Văn cùng Bác trưởng thôn 16, các bác tổ trưởng tổ dân cư
và các cô trong hội phụ nữ thôn 16 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã ủng hộ, động viên
và quan tâm trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện, do điều kiện về thời gian, tài chính và trình độ
nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên khi thực hiện đề tài khó tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy
cô giáo và các bạn để Đồ án tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Hồ Thị Thu

4


MỤC LỤC


5


DANH MỤC CÁC TỪ, KÝ TỰ VIẾT TẮT
BVMT:
CP:
CT:

Bảo vệ môi trường
Chính Phủ
Chỉ thị

CTR:
GPMB:
MTTQ:
NĐ:
NQ:
QL:
TT:
TTLT:
TW:
UBND:

Chất thải rắn
Giải phóng mặt bằng
Mặt trận tổ quốc
Nghị định
Nghị quyết
Quốc lộ

Thông tư
Thông tư liên tịch
Trung ương
Ủy ban nhân dân

DANH MỤC BẢNG BIỂU

6


DANH MỤC HÌNH ẢNH

7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Xã hội càng ngày càng phát triển, cùng theo đó là hàng loạt các vấn đề cần
giải quyết. Hiện nay vấn đề làm sao để bảo vệ môi trường được xem như là những
thách thức, bài toán khó cho các nhà quản lý không chỉ ở nước ta mà còn gây khó
khăn cho toàn thế giới.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì vấn đề môi trường ngày càng
nghiêm trọng. Hiện tượng ô nhiễm môi trường không chỉ diễn ra ở các nước phát
triển mà ở cả các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Hiện nay, ô nhiễm
môi trường đang ngày càng trầm trọng hơn không chỉ ô nhiễm về không khí mà còn
ô nhiễm về đất, nước và hậu quả mà chúng mang lại là ảnh hưởng rất nhiều về mọi
mặt đối với cuộc sống của con người. Các hiện tượng thời tiết đã và đang không
ngừng đe dọa nhân loại đó là “Biến đổi khí hậu”, là “Sóng thần”, “El nino”…
Vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành một trong những vấn đề

nóng bỏng gây nhiều bức xúc cho dư luận xã hội. Ô nhiễm môi trường luôn đi kèm
với những tác hại khó lường đến sự phát triển kinh tế-xã hội, làm ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe, sự sống của con người và các sinh vật. Trước kia, ô nhiễm môi trường
chỉ được nhắc đến ở các vùng đô thị, những nơi có sự phát triển mạnh mẽ của nền
công nghiệp hiện đại. Nhưng hiện nay, vùng nông thôn đang trong quá trình chuyển
đổi và phát triển. Theo đó, phát sinh không ít vấn đề về môi trường, làm suy thoái
hệ sinh thái trong lành vốn có. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm
môi trường ở nông thôn, nhưng điều đáng nói là ý thức của mọi người dân còn kém
và giải pháp từ các nhà quản lý còn chưa triệt để.
Nhận biết được vấn đề này, các nhà quản lý môi trường, các ban ngành liên
quan luôn phải tìm ra những giải pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường
ở vùng nông thôn, nhằm hướng đến sự phát triển bền vững.
Vì vậy, việc bảo vệ môi trường nông thôn vừa là mục tiêu, vừa là một trong
những nội dung cơ bản của sự phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế- xã hội của từng ngành và
từng địa phương. Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi
8


gia đình và của mỗi người dân, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh. Hơn nữa,
con người cần thực hiện việc bảo vệ môi trường theo phương châm lấy phòng ngừa
và hạn chế tác động xấu với môi trường là chính, kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc
phục suy thoái, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên.
Một trong những hoạt động bảo vệ môi trường cần thiết và có hiệu quả đó là
truyền thông bảo vệ môi trường. Trong đó kế hoạch xây dựng hương ước, quy ước
bảo vệ môi trường gắn liền với cộng đồng dân cư được đánh giá là khá tích cực và
hiệu quả. Hương ước bảo vệ môi trường có tác dụng nâng cao trách nhiệm, tính tự
lực của từng người dân đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại địa phương, làm cho
môi trường ngày càng sạch đẹp, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng
đồng.

Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề và xuất phát từ yêu cầu thực tế cùng
với sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Thị Linh Giang, tôi thực hiện đề tài: “Xây
dựng Hương ước, quy ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng tại
xã Quỳnh Văn,huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An ( Thí điểm tại thôn 16)”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng được hương ước, quy ước về bảo vệ môi trường với sự tham gia
của cộng đồng tại thôn 16, xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
3. Nội dung nghiên cứu

• Đánh giá hiện trạng môi trường trên địa bàn thôn 16, xã Quỳnh Văn, huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
• Đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại thôn 16, xã
Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
• Xây dựng Hương ước, quy ước bảo vệ môi trường gắn liền với người dân
tại thôn 16, xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

9


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.
Tổng quan các vấn đề về hương ước, quy ước
1.1.1. Cơ sở pháp lý xây dựng hương ước, quy ước về bảo vệ môi trường với sự tham

gia của cộng đồng
Khi nói đến Hương ước, Quy ước là đề cập đến một thành tố quan trọng
trong xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, quản lý xã hội ở nông thôn và là một
công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho luật pháp có hiệu quả cao khi thực hiện. Việc xây dựng
Hương ước, Quy ước đã được xây dựng trên nền tảng các cơ sở pháp lý như:

Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã nêu cần xác định rõ trách nhiệm
BVMT của Nhà nước, cá nhân, tổ chức và cộng đồng, đặc biệt đề cao trách nhiệm
của các cơ sở sản xuất dịch vụ. Tạo cơ sở pháp lý và cơ chế, chính sách khuyến
khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia công tác BVMT. Hình thành các loại
hình tổ chức đánh giá, tư vấn, giám định, công nhận, chứng nhận về BVMT.
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ thu gom, tái sử dụng,
vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác về BVMT. Xây dựng các
Quy ước, Hương ước, cam kết về BVMT, các mô hình tự quản về môi trường của
cộng đồng dân cư. Phát triển các phong trào quần chúng tham gia BVMT, khen
thưởng các điển hình tiên tiến về BVMT.
Chỉ thị 29- CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW
ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa được đưa ra nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ,
Đảng viên và các tầng lớp nhân dân về bảo vệ môi trường, yêu cầu các cấp uỷ
Đảng, chính quyền tiếp tục đẩy mạnh thực hiện triệt để các quan điểm, mục tiêu,
nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết số 41.
Ngoài ra còn có các thông tư liên tịch và chỉ thị sau đã được Đảng và Nhà
nước đưa ra làm nền tảng cở sở để việc xây dựng Hương ước, Quy ước được diễn ra
rõ ràng, có khuôn khổ, các bước, nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan chỉ đạo thực
hiện:
+ Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 19 tháng 6 năm 1998 quy định việc xây dựng
và thực hiện Hương ước, Quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư;
10


+ Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN
ngày 31/3/2000 của Bộ Tư Pháp, Bộ Văn hoá Thông tin và Ban Thường trực Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp hướng dẫn việc xây dựng và
thực hiện Hương ước, Quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.

+ Thông tư liên tịch 04/2001/TTLT sửa đổi, bổ sung thông tư liên tịch số 03.
1.1.2. Khái niệm, vai trò, nội dung và hình thức của hương ước, quy ước
a. Khái niệm hương ước, quy ước

Khái niệm hương ước, quy ước được gọi chung là hương ước và được hướng
dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT như sau: “Hương ước là văn bản quy
phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng
thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân
nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn
hóa trên địa bàn làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc
quản lý nhà nước bằng pháp luật”. [1]
Hương ước là thuật ngữ gốc Hán, khi du nhập vào Việt Nam nó vẫn giữ
nguyên nghĩa. Hương ước xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ XV, là bản pháp lí đầu
tiên, ghi nhận các quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc đối với các thành viên
trong làng xã, nhằm góp phần điều hòa các mối quan hệ xã hội cộng đồng vốn phức
tạp. Các điều lệ này được hình thành trong lịch sử, được bổ sung điều chỉnh mỗi khi
cần thiết. Hương ước là văn bản pháp lý của mỗi làng, trong đó bao gồm các điều
ước về dân sự, hình sự các điều ước về giữ gìn đạo lý, phong tục tập quán…Hương
ước là hệ thống luật tục tồn tại song song với pháp luật mà cơ bản không đối lập với
pháp luật. Hương ước do các vị chức sắc của làng soạn thảo trên cơ sở thống nhất
với dân làng. [4]
b. Vai trò của hương ước, quy ước
Hương ước, quy ước có vai trò quan trọng trong đời sống và sinh hoạt cộng
đồng dân cư, giúp người dân trên địa bàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã
hội, bảo đảm và phát huy quyền tự do, dân chủ của nhân dân; động viên và tạo điều
kiện để nhân dân thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ công dân;
Ngoài ra Hương ước, quy ước còn bảo đảm giữ gìn và phát huy thuần
phong, mỹ tục, thực hiện nếp sống văn minh trong ứng xử, giao tiếp, ăn, ở, đi lại,
xoá bỏ hủ tục, phát triển các hoạt động văn hoá lành mạnh, xây dựng và phát huy
tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong

11


cộng đồng dân cư; thực hiện tốt các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước; Góp
phần xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, xây dựng làng, bản, thôn, ấp,
cụm dân cư văn hoá, hình thành các quy tắc đạo đức mới trong gia đình và cộng
đồng; khuyến khích mọi người đùm bọc, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn,
ốm đau; Xây dựng tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng, vận động
các thành viên trong gia đình, họ tộc, xóm làng đoàn kết nhau để xoá đói giảm
nghèo, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, khuyến học, khuyến nghề ở địa
phương; vận động các thành viên trong cộng đồng thạm gia tổ hợp tác, hợp tác xã
nhằm phát triển sản xuất.
Cùng với pháp luật, Hương ước, quy ước giúp duy trì và bảo vệ trật tự, trị an
trên địa bàn góp phần phòng chống các tệ nạn xã hội như ma tuý, cờ bạc, rượu chè
bê tha, trộm cắp, mại dâm và các hành vi khác vi phạm pháp luật nhằm xây dựng
địa bàn trong sạch. Phát động trong nhân dân ý thức phòng gian, bảo mật, chấp
hành nghiêm chỉnh pháp luật về tạm trú, tạm vắng; tham gia quản lý, giáo dục, giúp
đỡ những người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư. Đề ra các biện pháp cần thiết hỗ trợ
cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật trên địa bàn; bảo đảm
triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức tự quản ở cơ sở như tổ
chức, hoạt động của Tổ hoà giải, Ban an ninh, Tổ bảo vệ sản xuất, Ban kiến thiết và
các tổ chức tự quản khác; [1]
c. Nội dung của hương ước
Đề ra các biện pháp thích hợp giúp người dân trên địa bàn tham gia vào quản
lý nhà nước, duy trì nét đẹp truyền thống, phong tục tập quán của địa phương.
Đề ra các biện pháp thưởng, phạt phù hợp để đảm bảo thực hiện hương ước.
Hương ước quy định các hình thức và biện pháp thưởng đối với cá nhân, hộ gia
đình có thành tích trong việc xây dựng và thực hiện hương ước như: lập sổ vàng
truyền thống nêu gương người tốt, việc tốt, ghi nhận công lao, thành tích của tập
thể, cá nhân; bình xét, công nhận gia đình văn hoá và các hình thức khen thưởng

khác do cộng đồng tự thoả thuận hoặc đề nghị các cấp chính quyền khen thưởng
theo quy định chung của Nhà nước.
Ngoài ra Hương ước có thể đề ra các biện pháp nhằm góp phần giáo dục
những người có hành vi vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
12


phường, thị trấn; giáo dục, cảm hoá, giúp đỡ người phạm tội sau khi ra tù trở thành
những người lương thiện, có ích cho xã hội…. [1]
d. Hình thức thể hiện
Hương ước có thể có lời nói đầu ghi nhận truyền thống, văn hóa của từng
làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư và mục đích của việc xây dựng hương ước. Nội
dung của hương ước được chia thành các chương, mục, điều, khoản, điểm. Các quy
định cụ thể của hương ước cần xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các thành viên
trong cộng đồng. Các biện pháp thưởng, phạt có thể quy định ngay tại các điều
khoản cụ thể.
Tên gọi có thể gọi chung là Hương ước hoặc quy ước (làng, thôn, ấp, cụm
dân cư, phường, xã, …). Các quy định của Hương ước cần ngắn gọn, cụ thể, thiết
thực, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hiện.
1.1.3. Quy trình xây dựng hương ước, quy ước
a. Đối tượng của việc xây dựng hương ước, quy ước
Đối tượng của việc xây dựng hương ước, quy ước là cộng đồng dân cư sinh
sống trên địa bàn (làng, xã, thôn, ấp, phường, …)
b. Thủ tục soạn thảo, thông qua, phê duyệt, tổ chức thực hiện và sửa đổi bổ sung
b.1. Hương ước phải được xây dựng một cách thực sự dân chủ, công khai,
phù hợp với các quy định của pháp luật, được chia theo các bước cơ bản như sau:
Bước 1. Thành lập Nhóm soạn thảo và tổ chức soạn thảo hương ước
Trưởng thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư (sau đây gọi chung là Trưởng thôn)
chủ trì cùng Bí thư chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận thống nhất các nội dung
cơ bản cần soạn thảo, đồng thời chỉ định các thành viên Nhóm soạn thảo. Thành

viên Nhóm soạn thảo là những người có uy tín và kinh nghiệm sống, có trình độ
văn hoá, hiểu biết về pháp luật và phong tục, tập quán ở địa phương, có phẩm chất
đạo đức tốt. Nhóm soạn thảo cần có sự tham gia của đại diện một số cơ quan, tổ
chức và đại diện của các thành phần trong cộng đồng dân cư như: cán bộ hưu trí,
cựu chiến binh, các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, trưởng tộc và những
người khác có uy tín, trình độ trong cộng đồng.
Trưởng thôn chủ trì, phối hợp với Ban công tác Mặt trận, dưới sự lãnh đạo
của chi bộ Đảng ở cơ sở chỉ đạo Nhóm soạn thảo xây dựng hương ước.
Việc dự thảo hương ước cần tập trung vào các vấn đề được nêu tại điểm 1
Phần I của Thông tư liên tích số 03/2000/TTLT-BTP. Đồng thời, cần tham khảo
nội dung các hương ước cũ (nếu có) cũng như nội dung của các hương ước của địa
phương khác để lựa chọn, kế thừa được những nội dung tích cực, phù hợp đã trở
thành phong tục, tập quán tốt đẹp. Ở những nơi phong tục, tập quán của đồng bào
dân tộc thiểu số được thể hiện bằng Luật tục thì chọn lọc đưa vào hương ước
những quy định của Luật tục phù hợp với pháp luật và thuần phong mỹ tục.
13


Bước 2. Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức và nhân dân vào Dự thảo
hương ước:
Dự thảo hương ước được gửi đến cơ quan chính quyền, cấp uỷ, lãnh đạo các tổ
chức chính trị - xã hội ở cấp xã; nếu điều kiện cho phép thì gửi đến từng hộ gia
đình để lấy ý kiến đóng góp.
Việc thảo luận đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo hương ước có thể được
tổ chức bằng các hình thức thích hợp như họp thảo luận ở tổ, đội sản xuất, tổ dân
phố, ngõ xóm, nhóm các hộ gia đình, họp thảo luận ở các tổ chức đoàn thể ở thôn,
làng, ấp, bản, cụm dân cư; niêm yết, phát trên đài truyền thanh, mở hộp thư để thu
thập ý kiến đóng góp.
Dự thảo hương ước có thể được Hội đồng nhân dân hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã
thảo luận, tham gia ý kiến nhưng không thông qua như một nghị qiyết của Hội

Bước 3. Thảo luận
thông
quađịnh
hương
ước:
đồngvà
hoặc
quyết
của Uỷ
ban nhân dân cấp xã.
Trên cơ sở những ý kiến đóng góp trên, Nhóm soạn thảo chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo
và gửi các thành viên sẽ được dự kiến mời tham gia Hội nghị để thảo luận và thông
qua hương ước.
Dự thảo hương ước phải được thảo luận kỹ, thực sự dân chủ và thông qua tại Hội
nghị cử tri hoặc Hội nghị đại biểu hộ gia đình ở làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư. Đại
biểu hộ gia đình là chủ hộ hoặc người có năng lực hành vi dân sự được chủ hộ uỷ
quyền. Hội nghị này chỉ tiến hành khi có ít nhất là hai phần ba tổng số thành phần cử
tri hoặc đại biểu hộ gia đình tham dự. Hương ước được thông qua khi có ít nhất quá
nửa số4.người
dự họp
tán thành.
Bước
Phê duyệt
hương
ước: Trưởng thôn phối hợp với Ban công tác Mặt trận chủ
trì Hội
biểuban
quyết
quaxã
hương

Sau
khi nghị.
hươngHội
ướcnghị
đượcquyết
thôngđịnh
qua,hình
Chủthức
tịch Uỷ
nhânthông
dân cấp
cùng ước
Chủ bằng
tịch
cách
giơ
tay
biểu
quyết
trực
tiếp
hoặc
bỏ
phiếu.
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã xem xét nội dung của hương ước bảo đảm phù hợp
với pháp luật, thuần phong, mỹ tục và trao đổi thống nhất với Chủ tịch Hội đồng
nhân dân cấp xã về nội dung của hương ước trước khi trình Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân cấp huyện phê duyệt.
Hương ước chính thức trình phê duyệt cần có chữ ký của Trưởng thôn, Bí thư chi
bộ, Trưởng ban công tác Mặt trận và làng (nếu có) kèm theo Biên bản thông qua tại

Hội nghị.
Hương ước gửi lên Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phải có Công văn đề nghị
của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, phê duyệt hương ước trong thời hạn
30 ngày, kể từ ngày nhận được bản hương ước và Công văn đề nghị phê duyệt.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định phê duyệt hương ước. Hương
ước đã được duyệt phải có dấu giáp lai.
Trong trường hợp hương ước không được phê duyệt thì Phòng Tư pháp chủ trì phối
hợp với Phòng Văn hoá - Thông tin hướng dẫn để cơ sở chỉnh lý, hoàn thiện các
hương ước đó để trình lại.
14


b.2. Tổ chức thực hiện và sửa đổi, bổ sung hương ước.
Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chuyển hương ước đã được phê
duyệt để Trưởng thôn niêm yết, tuyên truyền, phổ biến đến từng thành viên trong
cộng đồng dân cư và tổ chức thực hiện hương ước.
Uỷ ban nhân dân cấp xã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức xã hội ở cơ sở chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện nghiêm chỉnh các
nội dung của hương ước; kiểm tra, phát hiện và kịp thời chấn chỉnh những sai trái,
lệch lạc, tiêu cực trong việc thực hiện hương ước, định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân
cấp trên và Hội đồng nhân dân cùng cấp việc thực hiện hương ước ở địa phương.
Hàng năm, cần tổ chức kiểm điểm việc thực hiện hương ước. Trong trường
hợp cần sửa đổi, bổ sung thì do Hội nghị cử tri hoặc Hội nghị đại biểu hộ gia đình
thảo luận. Việc sửa đổi, bổ sung hương ước cũng phải tuân theo trình tự, thủ tục như
khi soạn thảo hương ước mới. Không được tuỳ tiện sửa đổi, bổ sung hương ước sau
khi đã được phê duyệt. [1]
c. Các bước triển khai xây dựng Hương ước, Quy ước bảo vệ môi trường
Từ những quy định hướng dẫn theo Thông tư liên tịch


số

03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN ngày 31/3/2000 của Bộ Tư
Pháp, Bộ Văn hoá Thông tin và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam về việc hướng dẫn xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của
làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư. Đồng thời, rút ra được những kiến thức, góp ý được
truyền tải từ các cán bộ môi trường tại UBND xã Quỳnh Văn, tôi đề xuất các bước
để triển khai xây dựng nên một bản hương ước, quy ước bảo vệ môi trường hoàn
thiện:

15


Bước 1: Tổ chức họp với các cán bộ quản lý cấp xã, thôn
Cuộc họp này thật sự cấp thiết trong quá trình xây dựng bản hương ước,
quy ước về bảo vệ môi trường được thí điểm tại thôn 16, xã Quỳnh Văn.
Cuộc họp có sự tham gia của cán bộ quản lý xã, gồm Chủ Tịch xã, Phó
chủ tịch xã, cán bộ Địa chính-Nông nghiệp-Xây dựng-Môi trường, Trưởng
thôn 16,… Nội dung cuộc họp là: Giới thiệu mục tiêu và các bước thực hiện,
thảo. luận về việc triển khai đề tài để đảm bảo tính thống nhất với mục đích và
các bước đã đề xuất. Giải thích lợi ích của cộng đồng và những kết quả mong
muốn đạt được.
Ngoài ra, từ cuộc họp này, các cán bộ quản lý có thể đóng góp ý kiến,
đưa ra những hướng dẫn để thực hiện tốt đề tài, gợi ý và đề xuất một số quy
định của Bản hương ước
Bước 2: Tổ chức tập huấn cho lãnh đạo xã, thôn về bảo vệ môi trường
địa phương.
Nội dung buổi tập huấn:
Trình bày các vấn đề môi trường của địa phương hiện nay (Nguồn nước
mặt, nước thải, rác thải, môi trường không khí, đất,…)

Trình bày một số bản hương ước mẫu của địa phương khác để nói rõ hơn
về vai trò, tác dụng trong thực tiễn.
Đề xuất các phương pháp và công cụ sử dụng để có sự tham gia của cộng
đồng trong bảo vệ môi trường.
Bước 3: Thu thập thông tin, tài liệu
Phương pháp để thu thập thông tin đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả là
thu thập ý kiến cộng đồng thông qua phiếu điều tra. Phiếu điều tra sẽ có 02 mẫu,
01 mẫu dành cho cán bộ quản lý và 01 mẫu dành cho cộng đồng dân cư.
Quá trình điều tra, tham vấn cần thực hiện nghiêm túc để đạt hiểu quả tốt
nhất.
Nội dung phiếu điều tra xoay quanh các vấn đề về môi trường của địa bàn
Thôn: Môi trường không khí (Bụi,…), môi trường nước, nước thải, rác thải, các
khoản chi phí liên quan,…
Bước 4: Tổ chức họp dân
Sau khi tiến hành điều tra, thu thập đầy đủ các thông tin và soạn thảo bản
dự thảo Hương ước, quy ước về bảo vệ môi trường, tiến hành cuộc họp toàn dân
trong thôn 16 với sự có mặt của chính quyền địa phương.
Tại cuộc họp này, đưa ra các thông tin rõ ràng về các vấn đề môi trường
hiện nay mà thôn 16 đang đối mặt, các mặt đạt được và tồn tại. Đưa ra bản dự
thảo hương ước để lấy ý kiến sửa đổi bổ sung, sau đó đi đến thống nhất về bản
hương ước, quy ước về bảo vệ môi trường thông qua biểu quyết nhất trí.
16


Bước 5: Phê duyệt hương ước
Bản hương ước được sửa đổi theo những ý kiến đóng góp từ buổi họp dân,
sau đó trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (UBND xã Quỳnh Văn). Cơ
quan xem xét và ban hành quyết định phê duyệt phù hợp với những quy định của
pháp luật Việt Nam.
Bước 6: Ký cam kết

Ngay khi bản hương ước được chính thức thông qua, cần tổ chức buổi lễ
ký cam kết tại tổ/cụm dân cư trên địa bàn thôn. Đây là điều quan trọng và cần
thiết khi các hộ gia đình chính thức phê duyệt và cam kết thực hiện hương ước.
Để thể hiện sự cam kết chính thức, mỗi hộ gia đình sẽ nhận và ký cam kết
vào bản sao hương ước. Và mỗi bản sẽ được cấp và treo trong nhà từng hộ gia
đình.

Bước 7: Giám sát, đánh giá và nâng cao nhận thức
Tại thôn sẽ đề xuất ra các ban giám sát chia theo các tổ/cụm dân cư để dễ
dàng giám sát việc thực hiện hương ước đã đề ra. Ban giám sát có nhiệm vụ báo
cáo việc triển khai hương ước theo từng quý, chịu trách nhiệm về khiếu nại và
xử phạt các hành vi vi phạm hương ước. Thành lập quỹ môi trường thôn và sử
dụng quỹ đúng mục đích như: trồng cây xanh, mua các thùng rác công cộng,...
Thường xuyên tổ chức các hoạt động, chương trình nhằm nâng cao nhận
thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
1.2.
Các vấn đề về xây dựng hương ước, quy ước ở Việt Nam
1.2.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng và thực hiện hương ước, quy

ước
Hương ước, quy ước được coi là một công cụ quan trọng góp phần quản lý
xã hội trong phạm vi thôn, làng Việt Nam từ nhiều thế kỷ qua. Xét về mặt lịch sử ra
đời, hương ước, quy ước ở Việt Nam xuất hiện từ thế kỷ XV, được củng cố qua các
thế kỷ XVI, XVII, XVIII và đầu thế kỷ XX. Trong chế độ phong kiến, hương ước,
quy ước tồn tại song song với pháp luật của nhà nước phong kiến Việt Nam, góp
phần giữ gìn bản sắc và sự phát triển của dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, hương
17


ước tiếp tục phát huy được các vai trò của nó đối với sự phát triển của làng xã Việt

Nam. Việc xây dựng bản hương ước về bảo vệ môi trường còn giúp cộng đồng tăng
cường vai trò và nhận thức trong việc thực hiện, tuân thủ các quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường tại địa phương. Những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã có
nhiều sự quan tâm, phổ biến nhiều chủ trường và chính sách trong việc xây dựng và
thực hiện hương ước, quy ước về bảo vệ môi trường cho cộng đồng.
Khi nói đến hương ước, quy ước là đề cập đến một thành tố quan trọng trong
thể chế quản lý nông thôn, đề cao tính tự quản, tự trị của thôn, làng, ấp, bản, là một
nét văn hóa quản lý truyền thống có tính phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, trong đó
có Việt Nam.
Thực tế xây dựng và phát triển nông thôn ở nước ta trong những năm qua đã
chứng mỉnh rằng, nếu chỉ sử dụng thuần túy pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã
hội – dân sự ở nông thôn thô chưa đầy đủ và không đạt hiệu quả. Việc xóa bỏ hương
ước, quy ước, xóa bỏ vai trò của nó với tư cách là một công cụ quan trọng góp phần
quản lý xã hội ở nông thôn là đã bỏ qua một nét văn hóa truyền thống, hạn chế sự
phát triển thuần phong mỹ tục, để lại những khoảng trống mà pháp luật cho dù có
hoàn thiện đến mấy cũng không thể nào bao quát hết được.
Từ nghị quyết số 05-NQ/HNTW Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa VII ngày 10 tháng 6 năm 1993 về tiếp tục đổi mới và phát triển
kinh tế - xã hội ở nông thôn, hương ước, quy ước được thừa nhận trở lại. Chứng tỏ
sự tồn tại bất diệt của nó và đang trở thành một công cụ hữu hiệu trong thể chế quản
lý ở nông thôn. Chủ trương “khuyến khích xây dựng và thực hiện các hương ước,
các quy chế về nếp sống văn minh ở các thôn, xóm” mà Hội nghị lần này đặt ra đã
trở thành nền móng vững chắc cho việc xây dựng hệ thống thể chế về hương ước,
quy ước và phong trào xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước ở nhiều địa phương
trong cả nước. Cũng tại Hội nghị, trong bài phát biểu nhan đề “Tiếp tục đổi mới và
phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội nông thôn” của Tổng bí thư Đỗ Mười có đoạn :
“Nhà nước cần sớm nghiên cứu đề ra quy chế thích hợp với chức năng, vai trò của
xã, thôn, xóm, làng, bản trong tình hình mới, trong khuôn khổ pháp luật và dựa vào
những quy định này có thể xây dựng hương ước”
Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã nếu: “thực hiện

tốt các cơ chế làm chủ của nhân dân, làm chủ thông qua đại diện là các cơ quan dân
cử và các đoàn thể, làm chủ trực tiếp bằng các hình thức nhân dân tự quản, bằng các
hương ước tại cơ sở phù hợp với pháp luật nhà nước”.
18


Về phía Nhà nước đã có một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về
hương ước, quy ước như: Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chỉ thị số 24/CT-TTg
ngày 19 tháng 6 năm 1998 quy định về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước
của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, Thông tư liên tích số 03/2000/TTLT-BTPBVHTT-BTTUBTƯMTTQVN, Thông tư liên tịch số 04/2001/TTLT-BTP-BVHTTBTTUBTƯMTTQVN,….
Hương ước, quy ước được coi như một công cụ hỗ trợ cho pháp luật để duy
trì, phát triển thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo lý và đạo đức truyền
thống trong sinh hoạt cộng đồng thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư. Hương ước, quy
ước ra đời nhằm đề cao tính tự quản, tự trị của các thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư.
1.2.2. Tình hình xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước tại địa phương trong
thời gian qua
Hương ước, quy ước đã được xây dựng tại tất cả các tỉnh/thành trong phạm
vi cả nước và khoảng 70% đến 80% các quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh.
Cho đến nay, nhìn chung việc xây dựng và thực hiện hương ước đã từng bước phát
triển mạnh cả về số lượng và chất lượng ở nhiều tỉnh.
Việc xây dựng hương ước đã được triển khai đồng bộ, đồng đều ở tất cả các
huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đã có khoảng hơn 90% số làng, bản, thôn, ấp,
cụm dân cư ban hành hương ước, 60% đến 80% trong số đó đã được Chủ tịch Ủy
ban nhân dân huyện xem xét, phê duyệt. Tại xã Quỳnh Văn, việc xây dựng và ban
hành hương ước, quy ước đã được triển khai trên diện rộng, có kế hoạch , được chỉ
đạo chặt chẽ, có sự hỗ trợ đắc lực của các cơ quan có thẩm quyền cấp huyện, cấp
xã. Các làng, bản trên địa bàn đã và đang triển khai xây dựng hương ước, quy ước
với nội dung duy trì an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống các tệ nạn xã
hội, phát triển sản xuất, khuyến khích học hành, khuyến khích phát triển những
ngành nghề truyền thống, giải quyết các tranh chấp, vi phạm nhỏ trong nhân dân.

Đồng thời, đã bước đầu nghiên cứu đưa được nhiều nội dung tốt đẹp, tiến bộ của
phong tục, tập quán vào hương ước, quy ước, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát
huy tinh thần đoàn kết, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tầng lớp nhân dân
trong việc xây dựng cuộc sống mới tại địa bàn này.
Tuy nhiên, nội dung của hương ước, quy ước ở nhiều thôn còn sơ sài, rập
khuôn, sao chụp, hình thức còn thể hiện nhiều hạn chế về kỹ thuật soạn thảo, câu
chữ; thủ tục xây dựng, soạn thảo, thông qua hương ước, quy ước ở một số nơi còn
1.3.

chưa theo đúng quy định, chưa đảm bảo tính dân chủ, còn mang tính áp đặt.
Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại thôn 16 xã Quỳnh Văn
19


1.3.1.
-

Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:
Thôn 16 là một thôn trọng điểm của xã Quỳnh Văn, một phần kéo dài theo
đường QL1A và một phần thôn ở sâu hẳn phía trên mặt đường. Thôn 16 nằm về
phía Bắc của xã. Địa giới hành chính:
+ Phía Bắc giáp thôn 17
+ Phía Nam giáp thôn 6
+ Phía Đông giáp thôn 18 và thôn 20
+ Phía Tây giáp thôn 8 và thôn 15.
Thôn 16 nằm ở vị trí gần như là trung tâm của xã Quỳnh Văn và có ưu thế về
mặt phát triển kinh tế, dịch vụ, giao thông thuận lợi.

Hình 1.1 Bản đồ vị trí địa lý thôn 16

Tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính là 15,289 ha. Tổng số hộ
dân toàn thôn là 230 hộ với 1150 nhân khẩu, gồm 1 làng và 4 tổ.
-

Địa hình:
Địa hình thôn 16 tương đối bằng phẳng, mang đặc trưng của địa hình xã
Quỳnh Văn. Thôn 16 chủ yếu là đồng bằng và đồi núi có xu hướng nằm về phía Tây
Bắc của thôn.
Do đặc điểm về đia hình tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tổng thể các

-

ngành kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp, dịch vụ.
Khí hậu:
Nằm trong địa bàn xã Quỳnh Văn nên thôn 16 mang đầy đủ đặc điểm khí
hậu của xã Quỳnh Văn. Theo số liệu của trạm khí tượng Cầu Giát, kết quả quan trắc
nhiều năm cho thấy, nhiệt độ trung bình nhiều năm là 23,8 0C. Nhiệt độ trung bình
20


tháng cao nhất là 30,20C. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 16,4 0C (tháng
giêng). Một năm có 2 mùa rõ rệt.
Mùa nóng: Từ tháng 5 đến tháng 10. Nóng nhất là vào tháng 6, tháng 7.
Nhiệt độ cao nhất trong những tháng này có thể lên đến 35-360C.
Mùa lạnh: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lạnh nhất là vào tháng 1, nhiệt
độ thấp nhất là 15-160C.
+ Chế độ mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.716 mm, số ngày mưa
trong năm là 139 ngày. Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 đến tháng 12, lượng
mưa chiếm khoảng 84,5%. Lượng mưa ngày lớn nhất đo được tại khu vực là 291
mm (ngày 24/10/1986).

+ Độ ẩm – nắng
* Độ ẩm :
Độ ẩm không khí trung bình là 83%, tháng có độ ẩm tương đối trung bình
cao nhất là tháng 2, 3 ( độ ẩm là 89%), tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất là tháng
9, độ ẩm là 77 %.
* Nắng:
Tổng số giờ nắng trung bình trong giai đoạn 2005 đến 2015 là 1.677
giờ/năm.
Số giờ nắng cao nhất ghi nhận được trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến
tháng 7
Số giờ nắng thấp nhất ghi nhận được khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 2.
+ Thủy văn:
Chảy qua thôn 16 có 1 con kênh, cung cấp nước cho hệ thống thủy lợi của
thôn. Ngoài ra, đây là nguồn nước để người dân trên địa bàn sử dụng với nhiều mục
đích khác nhau: Rửa cỏ cho gia súc, trâu bò đằm tắm, tưới rau,... Bên cạnh đó,
1.3.2.
-

những xưởng mộc còn sử dụng kênh làm nơi để ngâm gỗ.
Điều kiện kinh tế - xã hội
Đất đai:
Tổng diện tích đất tự nhiên theo địa giới hành chính là: 15,289 ha. Trong đó,
đất nông nghiệp là 6,47 ha (chiếm 42,32%); đất phi nông nghiệp là: 8,819 (chiếm
57,68%). Địa bàn thôn vòng theo hình cánh cung, bao trọn đất nông nghiệp vào
phía trong. Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do người dân
bỏ nghề trồng lúa khá nhiều, thay vào đó là sự phát triển về xây dựng cơ sở hạ tầng
phục vụ cho nền kinh tế của thôn, xã. Trên địa bàn thôn hiện nay, đặc biệt là dọc
tuyến QL1A mọc lên khá nhiều tòa nhà cao tầng với mục đích kinh doanh dịch vụ.
21



-

Kinh tế:
Thôn 16 có vị trí tương đối thuận lợi khi có trục đường QL1A đi qua, Chính
đoạn đường này đã tạo bước đà cho nền kinh tế của thôn phát triển mạnh mẽ. Song
song với sự phát triển của xã Quỳnh Văn, thôn 16 cũng có những chuyển biến rõ
rệt. Cùng với sự quan tâm của chính quyền xã, thôn 16 cũng được đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp thu hẹp, hoạt động kinh tế, dịch vụ, hàng
tiêu dùng, xây dựng phát triển mạnh.
Hình 1.2 Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất các ngành tại thôn 16, năm 2016
* Ngành nông nghiệp:
Diện tích đất nông nghiệp hiện nay khoảng 6,47 ha chiếm 42,32 % tổng diện
tích đất đai của thôn. Đất nông nghiệp ở đây chủ yếu là trồng lúa và hoa màu, có 2
vụ lúa mỗi năm, còn lại là trồng khoai và ngô hoặc các loại rau ngắn ngày như mùi,
xà lách, cà chua, đậu, … Tuy nhiên, hiện nay do sự phát triển của công nghiệp, dịch
vụ và một phần do sự biến đổi khí hậu mà số lượng đất nông nghiệp bị bỏ hoang,
thu hẹp ngày càng nhiều. Người dân bỏ nghề làm ruộng chuyển sang kinh doanh
hoặc đi làm thuê ở nơi khác. Còn các hộ dân ở sâu trong làng vẫn duy trì nghề nông.
* Ngành công nghiệp:
Công nghiệp đang manh nha thay thế nền nông nghiệp tại thôn 16, sự phát
triển này đã phần nào thay đổi được chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa
bàn. Các cơ sở công nghiệp chủ yếu phát triển trên quy mô nhỏ và thuộc thành phần
kinh tế tập thể, tư nhân.
Ngành sản xuất sò táp lô chiếm phần lớn với 6 cơ sở nằm rải rác trên tuyến
quốc lộ 1A, do vậy rất thuận lợi trong việc mua bán và vận chuyển sò táp lô đi các
xã, huyện lân cận.
Ngành sản xuất gỗ cũng như buôn bán đồ gỗ mỹ nghệ cũng là một lợi thế
của thôn 16 với 4 xưởng gỗ và 2 cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ có quy mô lớn.
* Ngành thương mại dịch vụ:

Hiện nay, trên địa bàn thôn nhất là dọc theo QL1A, ngành thương mại dịch
vụ đã trở thành thế mạnh của thôn 16 so với toàn xã Quỳnh Văn. Các hộ kinh doanh
các mặt hàng như hàng tiêu dùng, hàng tạp hóa, may mặc, đồ nội thất mỹ nghệ…
Ngoài ra còn có các hộ kinh doanh nhà hàng như khách sạn, quán ăn, quán café,
quán karaoke…các hộ kinh doanh dịch vụ sinh hoạt và sữa chữa. Tính tới thời điểm
hiện tại, trên địa bàn thôn có 1 khách sạn, 3 quán café, karaoke lớn, 3 đại lý lớn
22


hàng tiêu dùng, hàng tạp hóa, 2 đại lý đồ nội thất, 1 công ty chuyên cung cấp vật
liệu xây dựng, cơ khí: Công ty TNHH thương mại Sơn Thanh…. Sự phát triển này
đã đưa nền kinh tế của Thôn 16 nói riêng và toàn xã Quỳnh Văn nói chung ngày
-

càng lớn mạnh.
Giao thông vận tải:
Địa bàn thôn 16 có trục đường chính là đường QL1A dài hơn 3km, ngoài ra
có các tuyến đường liên xã, thôn. Thực hiện theo chỉ đạo của Chính Phủ về việc xây
dựng nông thôn mới, xã Quỳnh Văn đã cho xây dựng mới các tuyến đường liên
thôn. Tại thôn 16, các trục chính dẫn từ QL1A vào sâu trong thôn đều được bê tông
hóa, mở rộng bề mặt đường thoáng mát.
Riêng đoạn QL1A, năm 2015 đã tiến hành GPMB 2 bên đường, mở rộng và
nâng cấp tuyến đường giúp cho các phương tiện giao thông di chuyển thuận lợi hơn,
giảm thiểu được tai nạn giao thông.
Qua địa bàn thôn 16 là các phương tiện giao thông lưu thông từ Bắc vào
Nam, các tuyến bus như Đông Bắc, Sự Chuyên, … Đặc biệt là các loại xe Tải
thường xuyên lưu thông trên các tuyến đường liên thôn từ QL1A lên khu vực khai
thác đá và ngược lại. Điều này làm suy giảm chất lượng đường liên thôn tại địa bàn.

Hình 1.3 Tuyến đường QL1A


23


Hình 1.4. Tuyến đường liên thôn
-

Văn hóa – xã hội:

Trên địa bàn thôn 16 có một trạm y tế thuộc xã Quỳnh Văn và hai cơ sở bán
thuốc chữa bệnh. Tại trung tâm y tế xã thường xuyên có các chương trình y tế hỗ trợ
người dân thăm khám, như Xổ giun cho trẻ em, tiêm phòng bệnh viêm gan B, uốn
ván cho trẻ, tư vấn và thăm khám cho phụ nữ mang thai trên toàn xã, …
Thôn 16 cách trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường THPT
Quỳnh Lưu II chỉ có khoảng 300m. Thuận tiện cho con em của các hộ dân sinh
hoạt, học tập.
Các hộ nghèo ngày càng giảm, đời sống của các hộ dân ngày một nâng cao
hơn. tỷ lệ hộ nghèo chỉ đạt 10,2%. Các hộ đạt gia đình văn hóa tăng nhanh, đạt
89,7%. Theo thống kê thôn, có khoảng 15,67% hộ dân là Cán bộ công chức nhà
nước, 54,6% hộ dân làm kinh doanh, 29,73% làm nghề nông. Hơn nữa, 100% con
em đều được phổ cập hết THCS, 78,89% vào Đại Học. Điều này chứng tỏ người
dân sinh sống tại thôn 16 có nhận thức và hiểu biết.
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hiện trạng môi trường tại thôn 16, xã Quỳnh Văn.
- Người dân sống trên địa bàn thôn 16, xã Quỳnh Văn.
Từ đó nghiên cứu, xây dựng bản hương ước, quy ước về bảo vệ môi trường
tại thôn 16, xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

2.2. Phạm vi nghiên cứu
24


- Thời gian: Từ ngày 15/03/2017 đến ngày 15/05/2017
- Không gian: Thôn 16, xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu
Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu là một trong những phương pháp
tiền đề, cơ bản đối với bất cứ nghiên cứu nào. Các tài liệu cần thu thập gồm các đề
tài nghiên cứu và các thông tin, tài liệu liên quan tới khu vực nghiên cứu. Việc thu
thập đầy đủ các số liệu không chỉ là cơ sở lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh
giả thuyết cho việc tiến hành nghiên cứu được thuận lợi mà còn giúp người nghiên
cứu định hướng rõ ràng những nội dung cần làm rõ về đề tài. Công việc này được
tiến hành trong giai đoạn đầu tiên của luận văn và có thể được bổ sung trong suốt
quá trình nghiên cứu.
Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu là một công việc quan trọng trong
nghiên cứu khoa học. Mục đích của thu thập tài liệu (từ các tài liệu nghiên cứu khoa
học, có trước, từ quan sát và thực hiện thí nghiệm) là để làm cơ sở lý luận khoa học
hay luận cứ chứng minh giả thuyết hay tìm ra vấn đề cần nghiên cứu. Sau khi thực
hiện xong việc thu thập tài liệu, ta cần tổng hợp lại tài liệu và sử dụng tài liệu một

-

cách hợp lý.
Để thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành thu thập một số tài liệu liên quan như:
Các tài liệu liên quan đến đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội xã Quỳnh Văn và của

-


thôn 16;
Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh

-

Lưu, tỉnh Nghệ An.
Quy hoạch nông thôn mới xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Báo cáo công tác quản lý môi trường năm 2015, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường đang được thực hiện tại xã.
Từ các tài liệu trên, tôi đã tổng hợp, chọn lọc được các thông tin cần thiết
cho đề tài.
2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
Phương pháp này được thực hiện một cách thực tế sau khi đã xác định các
đối tượng, mục tiêu khảo sát thông qua nhiều hình thức khảo sát thực địa khác nhau.
Mục đích của phương pháp điều tra khảo sát thực địa nhằm quan sát và tìm hiểu,
thu thập được các thông tin một cách thực tế nhất. Trong đề tài này, tôi đã đi khảo
sát thực tế về hiện trạng môi trường hiện nay của thôn 16, xã Quỳnh Văn - huyện

25


×