Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tổn thất điện năng cho công ty điện lực cầu giấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 92 trang )

Mẫu 1a
MẪU BÌA LUẬN VĂN CÓ IN CHỮ NHŨ VÀNG Khổ 210 x 297 mm

NGUYỄN KIM NGỌC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

Nguyễn Kim Ngọc

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG
QUẢN TRỊ KINH
DOANH

CHO CÔNG TY ĐIỆN LỰC CẦU GIẤY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHOÁ 2009

Hà Nội – Năm 2012


MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ............................................................................................... 5
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... 6
LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................................... 8


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG........................................... 10
1.1.

Các đặc điểm của kinh doanh bán điện...................................................................... 10

1.1.1.

Đặc điểm của điện năng .................................................................................... 11

1.1.2.

Tổ chức đảm bảo điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội............................ 14

1.1.3

Tổn thất điện năng.............................................................................................. 15

1.2

Phương pháp đánh giá chung kết định lượng tình hình tổn thất điện năng............ 19

1.2.1.

Mức độ tổn thất điện năng .................................................................................. 19

1.2.2.

Mức độ thiệt hại do tổn thất điện năng ............................................................ 22

1.2.3.


Các chuẩn so sánh đánh giá tình hình tổn thất điện năng ............................... 22

1.3

Các nhân tố quản lý và hướng giải pháp giảm thiểu tổn thất điện năng ................ 23

1.3.1

Nhân tố chất lượng quản lý cơ sở kỹ thuật - vận hành .................................... 23

1.3.2.

Nhân tố chất lượng quản lý quá trình bán điện ................................................ 26

1.3.3.

Nhân tố chất lượng quản lý khách hàng............................................................ 26

Chương 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN
LỰC CẦU GIẤY ................................................................................................................... 29
2.1.

Đặc điểm sản phẩm, khách hàng, đặc điểm công nghệ và tình hình hiệu qủa hoạt

động của Công ty điện lực Cầu Giấy .................................................................................... 29
2.1.1.

Đặc điểm sản phẩm của Công ty Điện lực Cầu Giấy...................................... 33


2.1.2.

Đặc điểm khách hàng của Công ty Điện lực Cầu Giấy................................... 34

2.1.3.

Đặc điểm công nghệ hoạt động của Công ty Điện Cầu Giấy ......................... 37

2.1.4.

Tình hình hiệu quả hoạt động của Công ty Điện lực Cầu Giấy...................... 40


2.2.

Đánh giá chung kết định lượng tình hình tổn thất điện năng của Công ty Điện lực

Cầu Giấy ................................................................................................................................. 44
2.3.

Các nguyên nhân quản lý của tình hình tổn thất điện năng của Công ty điện lực Cầu

Giấy

…………………………………………………………………………………….58

2.3.1.

Nguyên nhân quan trọng đầu tiên của tổn thất điện năng là yếu kém về quản lý


cơ sở kỹ thuật - vận hành................................................................................................... 58
2.3.2.

Nguyên nhân quan trọng tiếp theo của tổn thất điện năng là yếu kém về quản lý

quá trình bán điện............................................................................................................... 65
2.3.3.

Nguyên nhân nữa của tổn thất điện năng là yếu kém về quản lý khách hàng 66

2.3.4.

Nguyên nhân xâu xa của tổn thất điện năng là nhận thức của lãnh đạo ......... 66

Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHẰM GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN
NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC CẦU GIẤY. ……………………………………….68
3.1.

Giải pháp 1: Giam tổn thất điện năng bằng cách tăng cường quản lý kỹ thuật – vận

hành của công ty điện lực Cầu Giấy đến năm 2015............................................................. 68
3.2.

Giải pháp 2: Giảm tổn thất điện năng bằng cách tăng cường quản lý quá trình bán
điện của Công ty Điện lực Cầu Giấy đến năm 2015…………………...……...….84

3.3

Giải pháp 3 : Giam tổn thất điện năng bằng cách tăng cường quản lý khách hàng của


Công ty Điện lực Cầu Giấy đến năm 2015………………………………………..……...85
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 90
DANH MỤC PHỤ LỤC........................................................................................................ 91

-2-


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng khách hàng theo hợp đồng mua bán điện ............................................ 35
Bảng 2.2: Cơ cấu thành phần phụ tải năm 2010................................................................... 36
Bảng 2.3: Kết cấu đường dây điện của lưới điện Quận Cầu Giấy ...................................... 40
Bảng 2.4: Xác định giá vốn hàng bán có tính chi phí mua điện của CTĐL Cầu Giấy ...... 41
Bảng 2.5: Đánh giá hiệu qủa hoạt động kinh doanh CTĐL Cầu Giấy ............................... 42
Bảng 2.6: Tổng hợp kết qủa kinh doanh điện năng của CTĐL Cầu Giấy các năm ........... 43
Bảng 2.7: Tình hình TTĐN của CTĐL Cầu Giấy các năm 2008-2010.............................. 45
Bảng 2.8: Thành phần TTĐN của CTĐL Cầu Giấy các năm 2008-2010 .......................... 47
Bảng 2.9: Tình hình tổn thất điện năng các tháng trong năm 2010 .................................... 48
Bảng 2.10: Tình hình tổn thất điện năng của các lộ đường dây năm 2010 ........................ 49
Bảng 2.11: Các trạm biến áp có tổn thất cao của lộ 675 E1.9............................................. 52
Bảng 2.12: Một số trạm biến áp có tổn thất cao của lộ 676 E1.9........................................ 52
Bảng 2.13: Một số TBA có tổn thất cao của lộ 977 E1.9 .................................................... 53
Bảng 2.14: Cơ cấu sản lượng điện của các CTĐL tương đồng năm 2010 ......................... 55
Bảng 2.15: Đánh giá chung kết định lượng tình hình tổn thất điện năng ........................... 56
Bảng 2.16: Tác động của tổn thất điện năng đến hoạt động kinh doanh ............................ 57
Bảng 2.17: Tình hình sửa chữa và thay công tơ các năm 2009-2010 ................................. 63
Bảng 3.1: Tổng hợp kết qủa tính toán hiệu qủa tài chính .................................................... 74
Bảng 3.2: Thành phần công tơ của một số trạm biến áp...................................................... 76
Bảng 3.3: Chi tiết biện pháp giảm tổn thất điện năng cho lộ 675 E1.9 ............................. 76
Bảng 3.4: Thành phần công tơ các trạm biến áp có tổn thẩt cao lộ 676 E1.9 .................... 78

-3-


Bảng 3.5: Chi tiết giảm thiểu tổn thất điện năng cho lộ 676 E1.9………………………. 78
Bảng 3.6: Thành phần công tơ các TBA có tỷ lệ tổn thất cao lộ 977 E1.9 ...................... ..80
Bảng 3.7: Chi tiết giảm tổn thất điện năng cho lộ 977 E1.9............................................... 80
Bảng 3.8: Tổng ĐNLL từ thực hiện giảm TTĐN cho các lộ có tổn thất cao ..................... 81

-4-


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Qúa trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng ......................... 12
Hình 1.2: Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.......... 15
Hình 1.3: Phân loại tổn thất điện năng theo các nhân tố...................................................... 16
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty Điện lực Cầu Giấy.................... 30
Hình 2.2: Biểu đồ số lượng khách hàng theo hợp đồng mua bán điện ............................... 35
Hình 2.3: Cơ cấu thành phần phụ tải Công ty điện lực Cầu Giấy năm 2010 ..................... 36
Hình 2.4: Mô phỏng việc truyền dẫn điện năng trong hệ thống điện.................................. 37
Hình 2.5: Tỷ lệ TTĐN của CTĐL Cầu Giấy các năm 2008-2010 ...................................... 46
Hình 2.6: Các thành phần TTĐN trong các năm 2008-2010............................................... 47
Hình 2.7: Biểu đồ tỷ lệ tổn thất điện năng CTĐL Cầu Giấy các tháng 1-12 năm 2010 .... 48
Hình 2.8: Tình hình TTĐN của một số Công ty Điện lực các năm 2008-2010 ................. 54

-5-


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
AC


: Dây nhôm lõi thép

ABC

: Dây cáp vặn xoắn

AAAC

: Cáp hợp kim nhôm

AOTT

: Điện không tính tổn thất

CDMA

: Code Division Multiple Access – Đa truy cập phân chia theo mã số

CFAT

: Cash Flow After Tax - Dòng tiền sau thuế

CFBT

: Cash Flow Before Tax – Dòng tiền trước thuế

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên


CNVC

: Công nhân viên chức

CTĐL

: Công ty Điện lực

CMIS

: Client Management Information System - Hệ thống quản lý thông tin
khách hàng

D

: Depreciation - Khấu hao

ĐDK

: Đường dây trên không

ĐNTP

Điện năng thương phẩm

ĐNLL

: Điện năng làm lợi

EIRR


: Economic Internal Rate of Return – Tỷ suất hoàn vốn nội tại về kinh tế

FIRR

: Financial Internal Rate of Return - Tỷ suất hoàn vồn nội tại về tài chính

GS. TS

: Giáo sư, Tiến sỹ

HHC

: Thiết bị đọc tự động HHC

MBA

: Máy biến áp

GSM

: Global System for Mobile Communications - Hệ thống thông tin di
động toàn cầu

OCF

: Operating Cash Flows – Dòng tiền tác nghiệp

PLC


: Power Line Communication - Truyền thông tin trên đường dây tải điện

PGĐ

: Phó giám đốc

PMT

: Payment - Niên khoản, mỗi khoản tiền bằng nhau trong một niên kim

PVIFi,n

: Hệ số chiết khấu để tính giá trị hiện tại của một dòng tiền đơn

PVIFAi,n

: Hệ số chiết khấu để tính giá trị hiện tại của một niên kim gồm n kỳ

-6-


QTDN

: Quản trị doanh nghiệp

NPV

: Net Present Value - Giá trị hiện tại thuần

SXKD


: Sản xuất kinh doanh

ROA

: Return on Assets - Tỷ suất sinh lời của tài sản

TBA

: Trạm biến áp

TCT

: Tổng công ty

TSCĐ

: Tài sản cố định

TTPT

: Tăng trưởng phụ tải

TTS

: Tổng tài sản

TTĐN

: Tổn thất điện năng


TTKT

: Tổn thất kỹ thuật

TTTM

: Tổn thất thương mại

TS.

: Tiến sỹ

TSCĐ

: Tài sản cố định

TU

: Biến áp TU

TI

: Biến dòng TI

Tpck

: Thời gian hoàn vốn có chiết khấu

XPLE


: Cross-Linked Polyethylene – Cáp bọc cách điện XPLE

[a,b]

: Tài liệu số a (Mục lục tham khảo), trang b

KTQS

: Kỹ thuật quân sự

SCL

: Sửa chữa lớn

-7-


LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam đang trên con đường phát triển và hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế
quốc tế. Chúng ta đang từng bước gỡ bỏ hàng rào về hành chính, thuế quan… Các
doanh nghiệp của Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh bình đẳng với các tập đoàn
kinh tế đa quốc gia hùng mạnh trên thế giới đặc biệt là sau khi chúng ta gia nhập tổ
chức thương mại quốc tế WTO. Tập đoàn Điện lực Việt Nam với mục tiêu hoạt động:
kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và
vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác; giữ vai trò trung tâm để phát triển
một Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi
phối; tối đa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
Do yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo tính kinh tế, các nhà máy điện thường được xây
dựng ở những nơi gần các nguồn năng lượng sơ cấp như nguồn nước, than đá, dầu mỏ,

khí đốt,…vì vậy xuất hiện vấn đề truyền tải và phân phối điện đến nơi tiêu thụ. Trong
qúa trình truyền tải và phân phối điện năng, tổn thất điện năng xuất hiện là một bộ phận
cấu thành nên chi phí sản xuất kinh doanh của ngành điện. Tổn thất điện năng là không
thể tránh khỏi, song nếu tổn thất điện năng cao sẽ ảnh hưởng đến hiệu qủa sản xuất
kinh doanh, gây lãng phí các nguồn lực xã hội. Trong bối cảnh nhu cầu về năng lượng
ở nước ta hiện nay là rất lớn, việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm điện trong qúa trình truyền
tải và phân phối điện năng là một yêu cầu tất yếu và cấp bách. Đối với ngành điện,
giảm tổn thất điện năng luôn là một nhiệm vụ hàng đầu có ý nghĩa sống còn trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của ngành.
Trong những năm gần đây, cùng với Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội
trong việc đẩy mạnh các chương trình giảm tổn thất điện năng, Công ty Điện lực Cầu
Giấy đã có những nỗ lực đáng kể nhằm giảm tổn thất điện năng, kết qủa là Công ty là
một trong những đơn vị dẫn đầu của Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội trong
việc giảm tổn thất điện năng. Tuy nhiên, do tình hình phát triển kinh tế xã hội Quận
Cầu Giấy ngày một nhanh, hiện trạng lưới điện Cầu Giấy chưa đảm bảo và chất lượng
quản lý chưa cao đã khiến tỷ lệ tổn thất điện năng của Công ty tăng nhanh trở lại.

-8-


Nhận thấy tầm quan trọng và tính thực tiễn của vấn đề giảm tổn thất điện năng
đối với Công ty Điện lực Cầu Giấy và ngành điện nói chung, em đã chọn đề tài: Một số
giải pháp nhằm giảm thiểu tổn thất điện năng cho Công ty Điện lực Cầu Giấy làm
đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và các phụ lục, nội dung của đồ án tốt nghiệp gồm ba phần như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổn thất điện năng.
Chương 2: Phân tích tình hình tổn thất điện năng của Công ty Điện lực Cầu Giấy.
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường quản lý nhằm giảm thiểu tổn thất điện
năng cho Công ty Điện lực Cầu Giấy.
Do kiến thức còn hạn chế và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên mặc dù đã rất

cố gắng tìm hiểu và thực hiện đề tài, song luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất
mong nhận được sự đóng góp và phê bình của các thầy cô để đề tài được hoàn thiện và
có tính thực tiễn nhiều hơn.
Em xin được chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trường Đại
học Bách Khoa Hà Nội nói chung, các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Quản lý nói riêng
đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm qúy báu
trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
Em xin được chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo GS. TS Kinh tế
Đỗ Văn Phức - Giảng viên khoa Kinh tế và Quản lý, trường Đại học Bách Khoa Hà
Nội đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ dạy trong suốt thời gian em thực tập và làm
đồ án tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn Cán bộ CNV Công ty Điện lực Cầu Giấy đã
nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những thông tin quan trọng về tổn thất điện năng.
Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã động
viên, đóng góp ý kiến và giúp đỡ trong suốt qúa trình học tập và làm luận văn tốt
nghiệp.

-9-


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG
1.1. Các đặc điểm của kinh doanh bán điện
Điện năng là loại năng lượng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong qúa trình
phát triển kinh tế xã hội. Điện năng được sử dụng rộng rãi nhất trong tất cả lĩnh vực
hoạt động kinh tế và đời sống của con người. Trong qúa trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, nhận thức được vai trò quan trọng của năng lượng nói chung và điện
năng nói riêng, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã hết sức quan tâm, đầu tư và tập trung
vào phát triển các ngành sản xuất năng lượng trong đó có ngành điện. Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 đã chỉ rõ “ Phát triển năng lượng phải gắn
liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đảm bảo đi trước một

bước với tốc độ cao, bền vững, đồng bộ đi đôi với đa dạng hóa các nguồn năng lượng
và công nghệ tiết kiệm năng lượng là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ [4, 2], để góp phần thực hiện thắng
lợi các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, mục tiêu tổng
quát của Chiến lược phát triển điện năng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2050 là: bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, góp phần đảm bảo giữ vững an ninh
quốc phòng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ của đât nước; cung cấp đầy đủ
năng lượng với chất lượng cao cho phát triển kinh tế xã hội; khai thác và sử dụng hợp
lý, có hiệu qủa nguồn tài nguyên năng lượng trong nước; đa dạng hóa phương thức đầu
tư và kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng, hình thành và phát triển thị trường năng
lượng cạnh tranh lành mạnh; đẩy mạnh và phát triển nguồn năng lượng mới và tái tạo,
năng lượng sinh học, điện hạt nhân để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, nhất là
vùng sâu, vung xa, biên giới, hải đảo; phát triển nhanh, hiệu qủa, bền vững ngành năng
lượng đi đôi với bảo vệ môi trường.
Điện năng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống bởi nó là dạng năng
lượng có nhiều ưu điểm như: dễ dàng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác (cơ
năng, nhiệt năng, hóa năng, quang năng,…), dễ dàng truyền tải đi xa, hiệu xuất truyền

- 10 -


tải cao, nhanh chóng. Đây được xem là yếu tố rất quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân bởi nó giải quyết được vấn đề sử dụng tài nguyên tại chỗ để biến thành năng lượng
điện đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng của nhiều đối tượng trên khắp mọi miền đất
nước.
Điện năng có ảnh hưởng quan trọng và liên quan chặt chẽ đến hầu hết các ngành
kinh tế như luyện kim, khai thác mỏ, cơ khí, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, điện
tử, thông tin, công nhiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng,…chỉ cần một sự thay đổi
nhỏ trong việc cung cấp điện hay giá bán điện sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến sản xuất

và giá thành sản phẩm của tất cả các ngành kinh tế này.
Phương hướng của sự phát triển kỹ thuật là điện khí hóa trong nền kinh tế quốc
dân, tự động hóa và cơ khí hóa nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao
động xã hội. Điện năng ngày nay là yếu tố không thể thiếu cho qúa trình sản xuất. Đối
với các ngành dịch vụ, văn hóa xã hội, điện năng góp phần quan trọng trong việc thúc
đẩy sự phát triển và tạo ra giá trị gia tăng cho những ngành này.
Điện năng có vai trò và tác dụng to lớn đối với con người. Điện năng giúp giải
phóng con người khỏi lao động nặng nhọc. Trong cuộc sống của con người trong xã
hội hiện đại, điện năng được sử dụng hết sức phổ biến. Trong các gia đình, có rất nhiều
các thiết bị sử dụng điện năng.
Ở một góc nhìn nhất định, mức độ điện khí hóa quốc gia cũng là một thước đo
để đánh giá trình độ phát triển kinh tế và trình độ văn minh mà quốc gia đó đạt được.
1.1.1. Đặc điểm chung của điện năng
Điện năng là dạng sản phẩm đặc biệt: vô hình và không lưu kho được. Qúa trình
sản xuất và tiêu thụ điện năng là qúa trình diễn ra đồng thời, điện năng không thể dự
trữ lúc thừa giành cho lúc thiếu. Tại mỗi thời điểm, cung và cầu cho điện năng luôn
bằng nhau. Nếu cầu cao hơn cung thì dẫn tới hệ thống điện bị qúa tải và khi cung cao
hơn cầu sẽ gây ra sự lãng phí nguồn điện cung cấp.
Điện năng có tính hệ thống cao: sản xuất, truyền tải và phân phối hợp thành một
hệ thống. Phương thức quản lý của ngành điện chủ yếu là tập trung thống nhất, độc
quyền có sự điều tiết của Nhà nước. Điện năng trong qúa trình sản xuất, truyền tải,
phân phối và tiêu thụ có một số đặc điểm chủ yếu sau đây:
- 11 -


Một là, điện năng sản xuất ra nói chung không tích trữ được (trừ một vài trường
hợp cá biệt với công suất nhỏ như pin, ắc quy). Tại mọi thời điểm luôn luôn phải đảm
bảo cân bằng giữa lượng điện sản xuất và lượng điện tiêu thụ, kể cả tổn thất do truyền
tải.
Hai là, các qúa trình về điện xảy ra rất nhanh, chẳng hạn như sóng điện từ lan

truyền trên đường dây với tốc độ rất lớn xấp xỉ tốc độ ánh sáng 300.000 km/s; sóng sét
lan truyền trên đường dây, sự đóng cắt của các thiết bị điện, tác động của các bảo
vệ,…đều xảy ra trong khoảng thời gian rất ngắn.
Ba là, công nghiệp điện lực có liên quan chặt chẽ đến nhiều ngành kinh tế quốc
dân như luyện kim, hóa chất, khai thác mỏ, cơ khí, công nghiệp nhẹ, dân dụng,…Nó
góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và là động lực tăng năng suất lao động xã hội.
Bốn là, việc sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng luôn luôn được
thực hiện thống nhất trong khuôn khổ hệ thống điện. Hệ thống điện bao gồm các khâu:
phát điện, truyền tải, phân phối, cung cấp điện tới hộ tiêu thụ và sử dụng điện, chúng
được thực hiện bởi các nhà máy điện, trạm phát điện, mạng lưới điện và các thiết bị
dùng điện khác nhau. Qúa trình truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng có thể minh
họa qua hình 1.1 dưới đây.
Nhà máy

Máy biến áp

Máy biến áp

Hộ tiêu

phát điện

tăng áp

hạ áp

thụ điện

Đường dây cao thế


Đ.dây hạ thế

Hình 1.1: Qúa trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng
Đây là một qúa trình liên tục, thống nhất và có tính đồng bộ cao, nếu có một bộ
phận bị trục trặc, sự cố thì qúa trình cung cấp điện sẽ bị gián đoạn hoặc ngưng trệ. Qúa
trình này phải đảm bảo và đáp ứng ba yêu cầu cơ bản sau:

- 12 -


+ Đảm bảo tính ổn định cung cấp điện. Điện năng cung cấp cho các hộ tiêu thụ
phải ổn định hay nói cách khác là phải đảm bảo chất lượng. Điều đó có nghĩa là đảm
bảo cho điện áp và tần số của dòng điện luôn ổn định và nằm trong phạm vi cho phép.
Điện áp không được dao động qúa ± 5% điện áp định mức (Uđm = 220V hoặc 380V đối
với lưới điện sinh hoạt) và tần số không được dao động qúa ± 0,2 Hz với tần số định
mức là 50 Hz.
+ Đảm bảo tính an toàn cho người và thiết bị trong qúa trình sản xuất, truyền tải,
phân phối điện năng đến hộ tiêu thụ.
+ Đảm bảo tính liên tục cung cấp điện phù hợp với từng loại hộ phụ tải. Đây là
một chỉ tiêu quan trọng của hệ thống điện. Việc gián đoạn cung cấp điện trong nhiều
trường hợp sẽ gây ảnh hưởng đến các thiết bị sản xuất, làm ngưng trệ các qúa trình sản
xuất, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế quốc dân.
Trong qúa trình truyền tải điện từ nơi sản xuất đến hộ tiêu thụ thì hiện tượng tổn
thất điện năng xảy ra trên các phần tử của hệ thống điện: đường dây, máy biến áp, cầu
dao, công tơ,…là việc không thể tránh khỏi. Lượng tổn thất điện năng cao hay thấp thể
hiện trình độ quản lý và mức độ hiện đại, đồng bộ, hợp lý của hệ thống sản xuất, truyền
tải và phân phối điện năng. Đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu qủa sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện năng.
Năm là, khác với các hàng hóa thông thường, điện năng được khách hàng tiêu
dùng trước, trả tiền sau. Lượng điện năng tiêu thụ của mỗi khách hàng dùng điện chỉ có

thể được ghi nhận và thống kê chính xác vào cuối tháng, sau khi đã tiêu dùng trước
trong cả tháng. Cuối tháng, căn cứ số liệu ghi nhận được trên công tơ điện để lập hóa
đơn và thu tiền sử dụng điện của khách hàng. Như vậy, ngành điện luôn có một lượng
vốn kinh doanh bị khách hàng chiếm dụng và phải thu về sau mỗi kỳ sản xuất kinh
doanh.
Sáu là, đối với các hàng hóa thông thường, người bán và người mua sử dụng các
phương tiện đo lường chung của xã hội như cân, thước đo,…để đo lường khối lượng,
số lượng hàng hóa mua bán giữa hai bên. Đối với điện năng, việc đo lường được thực
hiện thông qua một thiết bị đo chuyên dụng là công tơ đo điện, mỗi khách hàng phải sử
dụng một công tơ đo điện riêng. Do vây, số lượng các thiết bị đo lường là rất lớn, việc

- 13 -


quản lý và đảm bảo chất lượng, độ chính xác tin cậy của hệ thống các thiết bị đo lường
là một việc làm tốn nhiều công sức.
Bảy là, đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện, giá bán sản phẩm
không phải được quyết định bởi thị trường như những hàng hóa thông thường khác, mà
do Nhà nước quy định giá và thống nhất quản lý giá. Giá bán điện có ảnh hưởng quan
trọng đến giá cả của hầu hết các hàng hóa khác trên thị trường và ảnh hưởng đến đời
sống của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Việc Nhà nước định giá bán điện vừa là
một thuận lợi nhưng đồng thời cũng là khó khăn và thách thức đối với ngành điện. Nó
đòi hỏi ngành điện phải tự mình hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm và cắt giảm các chi phí
không cần thiết, tổ chức quản lý khoa học để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh
có lãi.
Tám là, khách hàng của ngành điện hết sức đa dạng, từ khách hàng cá nhân đến
các doanh nghiệp, các công ty sản xuất, các tổ chức đoàn thể,…
Những đặc điểm chung của ngành điện cho thấy các doanh nghiệp sản xuất và
kinh doanh điện năng muốn quản lý tốt và kinh doanh có hiệu qủa cần xuất phát từ
những đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành, từ đó đưa ra được

những quyết định đúng đắn.
1.1.2. Tổ chức đảm bảo điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội
Hiện nay, toàn bộ các hoạt động sản xuất, truyền tải, phân phối, kinh doanh điện
năng trên lãnh thổ Việt Nam được Nhà nước giao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(EVN) thống nhất quản lý. Riêng trong lĩnh vực đầu tư và quản lý nguồn điện (các nhà
máy phát điện), để huy động mọi nguồn lực, đa dạng hóa các hình thức đầu tư và thực
hiện cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, Nhà nước cho phép mọi thành
phần kinh tế đầu tư xây dựng và quản lý vận hành những nhà máy điện có công suất từ
100.000 kW trở xuống và thực hiện bán điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trên cơ
sở có sự thoả thuận với Tập đoàn về điểm đấu vào lưới điện quốc gia và giá bán điện.
Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện nay
có thể được đơn giản hóa như trong hình 1.2 dưới đây.

- 14 -


Tập đoàn Điện lực Việt
Nam ( EVN)

Khối phụ trợ

Các nhà máy

Các công ty

Các TCT Điện lực

phát điện

truyền tải điện


và CT Điện lực

Khách hàng

Hình 1.2: Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
-

Các nhà máy phát điện: làm nhiệm vụ sản xuất ra điện từ các dạng năng lượng

sơ cấp như than, dầu, sức nước, sức gió…
-

Các công ty truyền tải điện: nhận điện từ thanh cái của các nhà máy điện, tăng

điện áp lên cấp 110KV, 220KV hoặc 500KV và truyền tải đến các khu vực trong cả
nước, giảm điện áp xuống cấp 110 kV và giao cho các Tổng công ty điện lực và các
Công ty điện lực khu vực quản lý.
-

Các Tổng công ty điện lực và Công ty điện lực: nhận điện 110 KV từ các công

ty truyền tải điện, tiếp tục truyền tải và phân phối điện đến khách hàng sử dụng điện
trên địa bàn mình quản lý ở các cấp 110 kV, 35 kV, 22 kV, 10 kV, 6 kV, và 0,4kV.
1.1.3 Tổn thất điện năng
Điện năng sau khi được sản xuất tại các nhà máy điện được đưa đến các đối
tượng sử dụng điện thông qua một hệ thống đường dây truyển tải điện và các trạm biến
áp. Theo TS. Nguyễn Văn Đạm [6, 100], phần năng lượng bị mất đi trong qúa trình
truyền tải gọi là tổn thất điện năng. Như vậy, có thể định nghĩa tổn thất điện năng là sự


- 15 -


tiêu hao và thất thoát điện năng trong qúa trình đưa điện từ nơi sản xuất đến hộ tiêu
thụ.
Tùy theo phương pháp và mục đích phân loại mà tổn thất điện năng được phân loại
theo nhiều cách khác nhau, điều này được minh họa qua hình 1.3 dưới đây.

Tổn thất điện năng

Căn cứ theo giai đoạn phát sinh tổn

Căn cứ theo tính chất của tổn

thất điện năng

thất điện năng

Tổn thất

Tổn thất

Tổn thất

Tồn

Tổn

điện năng


điện năng

điện năng

thất

thất

trong quá

trong quá

trong quá

điện

điện

năng

năng

trình sản

trình

trình tiêu
kỹ

thương


thuật

mại

xuất

truyền tải,

thụ

phân phối

Hình 1.3: Phân loại tổn thất điện năng theo các nhân tố
Căn cứ theo giai đoạn phát sinh tổn thất, tổn thất điện năng được chia thành ba
loại sau:
-

Tổn thất điện năng trong quá trình sản xuất: Đây là lượng điện năng tiêu hao

ngay tại nhà máy điện, nó được xác định bởi lượng chênh lệch giữa điện năng phát ra
tại đầu cực máy phát điện với điện năng đưa lên lưới truyền tải và điện năng phục vụ
qúa trình sản xuất điện. Loại tổn thất điện năng này phát sinh là do qúa trình truyền dẫn
điện trong nhà máy phát điện và do việc điều độ hệ thống điện không đồng bộ…

- 16 -


-


Tổn thất điện năng trong qúa trình truyền tải, phân phối: Đây là lượng điện

năng tiêu hao và thất thoát trong qúa trình đưa điện năng từ nhà máy điện đến hộ dùng
điện. Loại tổn thất này do các nguyên nhân khách quan (các yếu tố tự nhiên, môi
trường, kỹ thuật, công nghệ) và các nguyên nhân chủ quan (trình độ quản lý) gây nên.
Tổn thất điện năng trong qúa trình truyền tải, phân phối có thể được chia thành hai loại
nhỏ sau:
+ Tổn thất điện năng trong qúa trình truyền tải là tổn thất điện năng xảy ra ở
lưới điện có điện áp từ 110 kV – 500 kV.
+ Tổn thất điện năng trong qúa trình phân phối là tổn thất điện năng xảy ra ở
lưới điện có điện áp < 110 kV.
-

Tổn thất điện năng ở khấu tiêu thụ: Đây là lượng điện năng tiêu hao và thất

thoát trong qúa trình sử dụng các thiết bị điện của khách hàng. Điều này ảnh hưởng bởi
mức độ hiện đại, tiên tiến và công nghệ của các thiết bị điện, cũng như trình độ vận
hành, sử dụng các trang thiết bị điện của khách hàng.
Căn cứ vào tính chất của tổn thất, tổn thất điện năng được chia thành hai loại
sau:
-

Tổn thất điện năng kỹ thuật: là tổn thất điện năng do các nguyên nhân về mặt kỹ

thuật, công nghệ gây ra trong qúa trình truyền tải, phân phối điện năng từ nơi sản xuất
đến nơi tiêu thụ.
Tổn thất kỹ thuật trong các mạng điện là yếu tố quan trọng bởi vì nó dẫn đến
tăng vốn đầu tư để sản xuất và truyền tải điện năng cũng như chi phí giá thành sản xuất
điện. Tổn thất kỹ thuật được xác định theo các thông số chế độ và thông số của các
phần tử trong mạng điện.

Tổn thất kỹ thuật bao gồm:
+ Tổn thất điện năng do đốt nóng các dây dẫn trong mạng điện. Theo PGS. Trần
Bách [1, 69], tổn thất công suất tác dụng gây ra tổn thất điện năng trên điện trở R của
lưới điện, lượng tổn thất điện năng này có thể được tính toán một cách tương đối chính
xác thông qua công thức sau:

- 17 -


∆ Add =

3.I2.R.

S m2  .l
. . .10 3 (kWh)
.10 =
2
U
s
-3

(1)

Trong đó:
Là tổn thất điện năng do đốt nóng các dây dẫn trong mạng điện (

∆Add
I=

kWh)


Sm
3.U

Là dòng điện chạy trên đường dây khi phụ tải là cực đại (A)

Sm

Là công suất cực đại truyền tải trên đường dây (kVA)

U

Là điện áp định mức của mạng điện (kV)

R =  .l

Là điện trở của đường dây ( )

s

Là điện trở suất của đường dây (Ωmm2/km)
l

Là chiều dài của đường dây (Km)

s

Là tiết diện của đường dây (mm2)
Là thời gian chịu tổn thất công suất lớn nhất
+ Tổn thất điện năng trong các máy biến áp: Theo PGS. Trần Bách [1, 74],


lượng tổn thất điện năng trong các máy biến áp (MBA) được xác định như sau:
∆AMBA =∆P0.t + ∆Pn (

S ptm ax
S dm

)2 .

( kWh)

(2)

Trong đó:
∆AMBA

Là tổn thất điện năng trong các máy biến áp ( kWh)

∆P 0

Là tổn thất công suất khi không tải của máy biến áp ( kW)

∆P n

Là tổn thất công suất khi ngắn mạch của máy biến áp ( kW)

Sptmax

Là công suất cực đại của phụ tải ( kVA)


Sdm

Là công suất định mức của máy biến áp ( kVA)

t

Là thời gian tính tổn thất điện năng (h), hay thời gian vận hành trong
năm của MBA, khoảng 8500 – 8760 h

- 18 -


Là thời gian chịu tổn thất công suất lớn nhất (h)
+ Tổn thất điện năng khác ( do tiếp xúc, dò điện,…): ký hiệu là ∆Akh
Tổn thất kỹ thuật là một tất yếu khách quan, chúng ta chỉ có thể giảm thiểu tổn
thất kỹ thuật chứ không thể loại bỏ được hoàn toàn tổn thất kỹ thuật. Tổn thất kỹ thuật
cao hay thấp do mức độ hiện đại, đồng bộ, hợp lý của hệ thống sản xuất, truyền tải,
phân phối điện năng và trình độ quản lý, vận hành hệ thống này quyết định.
-

Tổn thất thương mại: là tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải, phân phối

điện năng do sự không hoàn thiện của hệ thống đo đếm điện năng, sai số của các thiết
bị dùng để tính điện năng, do công tác quản lý còn sơ hở dẫn đến thất thu tiền điện và
do khách hàng gian lận, vi phạm quy chế sử dụng điện.
Như vậy, điện năng là loại hàng hóa đặc thù, có vai trò quan trọng; tổn thất điện
năng gây thiệt hại cho nhân dân, thiệt hại cho ngành kinh doanh điện năng. Ở từng giai
đoạn phát triển tổn thất điện năng bao gồm phần đương nhiên và phần không được
nhiên (có thể giảm). Cần xác định được các phần đó và xây dựng được biện pháp giảm
dần phần có thể giảm (trả lời câu hỏi giảm từ đâu đến đâu và bằng cách nào). Trước

hết, về mặt kinh tế cần đánh giá được tình hình tổn thất điện năng một cách toàn diện,
định lượng. Sau đây là phương pháp đánh giá tình hình tổn thất điện năng toàn diện,
định lượng hơn.

1.2 Phương pháp đánh giá chung kết định lượng tình hình tổn thất điện năng
Từ góc độ quản lý kinh doanh bán điện tình hình tổn thất điện năng được phản
ánh bởi các chỉ số sau:
1) Mức độ tổn thất điện năng
2) Mức độ thiệt hại do tổn thất điện năng
1.2.1 Mức độ tổn thất điện năng
Lượng điện tổn thất là chỉ tiêu xác định mức độ tổn thất điện năng dưới dạng số
tuyệt đối. Lượng điện tổn thất được xác định bằng số kWh điện chênh lệch giữa tổng
sản lượng điện nhận có tổn thất và tổng lượng điện thương phẩm có tổn thất, bán cho
các khách hàng dùng điện trong cùng một khoảng thời gian nhất định ( tháng, quý,
năm).

- 19 -


Công thức:
∆Att = ∆Ađn - ∆Atp ( kWh)

(3)

Trong đó:
∆Att

Là lượng điện tổn thất ( kWh)

∆Ađn


Là tổng sản lượng điện nhận có tổn thất ( kWh), còn gọi là sản lượng
điện nhận khu vực. Đây là sản lượng điện do các nhà máy điện sản
xuất ra cung cấp cho lưới điện ( sau khi đã trừ đi sản lượng điện bán
thẳng) và được xác định trên công tơ đầu nguồn của các Công ty
truyền tải điện hay các Công ty Điện lực.

∆Atp

Là tổng sản lượng điện thương phẩm có tổn thất bán ra cho các khách
hàng dùng điện (kWh), còn được gọi là sản lượng điện thương phẩm
khu vực. Sản lượng này được xác định trên công tơ của khách hàng
dùng điện.
Lượng điện tổn thất cũng bao gồm hai loại: Lượng tổn thất điện năng kỹ thuật

(∆Attkt) và lượng tổn thất điện năng thương mại (∆Atttm).
Công thức xác định:
∆Att = ∆Attkt + ∆Atttm (kWh)
Trong đó:
∆Attkt = ∆Add + ∆AMBA +∆Akh
Cách xác định các thành phần của lượng tổn thất điện năng kỹ thuật như đã nêu
ở phần trên. Như vậy, có thể xác định lượng tổn thất điện năng thương mại như sau:
∆Atttm = Ađn - Atp - ∆Attkt

(KWh)

Lượng điện tổn thất cho chúng ta thấy được quy mô của tổn thất điện năng và là
cơ sở để xác định giá trị tổn thất điện năng.
Giá trị tổn thất điện năng được xác định bằng lượng điện tổn thất nhân với giá
mua 1 kWh điện đầu nguồn trong khoảng thời gian tính tổn thất đó.

Công thức tính:
V = ∆Att x P (đồng)

- 20 -


Trong đó:
V

Là giá trị tổn thất điện năng (đồng )

∆Att

Là lượng điện năng tổn thất ( kWh)

P

Là giá mua 1 kWh điện đầu nguồn (đồng/kWh)
Tỷ lệ tổn thất điện năng là chỉ tiêu xác định mức độ tổn thất điện năng dưới

dạng số tương đối. Nó được xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa lượng điện tổn thất và
tổng sản lượng điện nhận có tổn thất trong cùng một khoảng thời gian nhất định (tháng,
quý, năm).
Công thức tính:
∆Att % =

Att
Adn  Atp
. 100 (%) =
. 100

Adn
Adn

(%)

Trong đó:
∆Att %

Là tỷ lệ tổn thất điện năng (%)

∆Att

Là lượng điện tổn thất (kWh)

Ađn

Là tổng sản lượng điện nhận có tổn thất (kWh). Đây là sản lượng
điện do các nhà máy điện cung sản xuất ra cung cấp cho lưới điện
(sau khi đã trừ đi sản lượng điện bán thẳng) và được xác định trên
công tơ đầu nguồn của các công ty truyền tải điện hay các công ty
điện lực.

Atp

Là tổng sản lượng điện thương phẩm có tổn thất bán ra cho các
khách hàng dùng điện (kWh), còn được gọi là sản lượng điện thương
phẩm khu vực. Sản lượng này được xác định trên công tơ điện của
các khách hàng dùng điện.

Ta cũng có thể xác định tỷ lệ tổn thất điện năng kỹ thuật (∆Attkt %) và tỷ lệ tổn thất

điện năng thương mại (∆Atttm %) theo các công thức sau:
∆Attkt % =

∆Atttm % =

Attkt
. 100 (%)
Adn
 A tttm
. 100 (%)
 Ad n

- 21 -


Tỷ lệ tổn thất điện năng phản ánh mức độ tiêu hao, thất thoát điện năng trong
qúa trình truyền tải và phân phối so với sản lượng điện đầu nguồn nhận vào lưới điện.
Tỷ lệ này cho biết với 1 kWh điện đầu nguồn mua vào thì trong qúa trình truyền tải và
phân phối sẽ bị tiêu hao bao nhiêu và bán ra cho khách hàng bao nhiêu kWh.
Tỷ lệ tổn thất điện năng là một chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đặc biệt quan trọng
phản ánh trình độ (chất lượng) hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh bán điện.
1.2.2 Mức độ thiệt hại do tổn thất điện
- Các loại thiệt hại do tổn thất điện năng: thiệt hại về doanh thu bán điện; thiệt hại về
tài sản vật tư, thiết bị; …
- Mức độ thiệt hại do tổn thất điện = Toàn bộ các loại thiệt hại/Doanh thu bán điện
1.2.3 Các chuẩn so sánh đánh giá tình hình tổn thất điện năng
Để đánh giá được tình hình tổ thất điện năng cần phải so sánh từng chỉ số với
mốc chuẩn.
Trên thực tế, có nhiều mốc chuẩn so sánh để đánh giá từng chỉ số phản ánh tình
hình tổn thất điện năng.

Trong thời kỳ bao cấp – kế hoạch hóa tập trung, doanh nghiệp kinh doanh bán
điện so sánh chỉ số tổn thất thực hiện với mức được giao trong kỳ kế hoạch hoặc với
mức tổn thất điện năng của các kỳ trước.
Khi có cạnh tranh từ đáng kể trở lên trong kinh doanh bán điện cần so sánh tỷ lệ
tổn thất điện năng với mức độ, tình hình tổn thất điện năng của doanh nnghiệp cùng
loại thành đạt.
Khi sử dụng các chuẩn so sánh khác nhau chúng ta thu được các kết luận đánh
giá sẽ khác nhau. Đánh giá tình hình tổn thất điện năng chỉ bằng các chỉ số rời rạc
không kết luận được toàn bộ tình hình tổn thất điện năng. Chúng tôi đề xuất phương
pháp đánh giá chung kết định lượng tình hình tổn thất điện năng của doanh nghiệp kinh
doanh bán điện như ở bảng sau:
Các chỉ số phản ánh tình hình tổn thất điện năng

Điểm tối đa

1. Mức độ tổn thất điện năng

30

2. Mức độ thiệt hại do tổn thất điện năng

70

- 22 -


Sau khi cho điểm các tiêu chí, cộng lại nếu:
-

Đạt từ 75 đến 100 điểm: xếp loại A


-

Đạt từ 50 đến 74 điểm: xếp loại B

-

Đạt dưới 50 điểm: xếp loại C

1.3 Các nhân tố quản lý và hướng giải pháp giảm thiểu tổn thất
điện năng
Có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu tìm, chỉ ra các nhân tố của tổn thất điện năng.
Cách tiếp cận thích dụng chuyên ngành QTKD là tiếp cận từ góc độ chất lượng quản lý
các mặt chính yếu của quá trình kinh doanh bán điện, nơi tiềm ẩn lý do tổn thất điện
năng. Đó là
- Chất lượng quản lý cơ sở kỹ thuật - vận hành
- Chất lượng quản lý quá trình bán điện
- Chất lượng quản lý khách hàng
1.3.1 Nhân tố chất lượng quản lý cơ sở kỹ thuật – vận hành
Ngành điện là một trong những ngành chịu ảnh hưởng tương đối rõ nét của các
yếu tố về tự nhiên như địa lý, khí hậu, thời tiết,...Tổn thất điện năng trong ngành
điện cũng chịu ảnh hưởng một phần từ những nguyên nhân này. Do các yêu cầu kỹ
thuật và để đảm bảo tính kinh tế nên các nhà máy điện thường được xây dựng ở
những nơi gần các nguồn năng lượng sơ cấp như: nguồn nước, than đá, dầu mỏ, khí
đốt,…Điện năng truyền tải từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ phải thông qua một hệ
thống đường dây tải điện và các trạm biến áp trải dài. Hệ thống đường dây tải điện
và các trạm biến áp này thường đặt ngoài trời và chịu tác động rất lớn từ các yếu tố
tự nhiên như thời tiết, khí hậu,... Các yếu tố này tác động đến tổn thất điện năng
như sau:
-


Do điện trở suất của kim loại và rất nhiều hợp kim tăng theo nhiệt độ nên khi

nhiệt độ môi trường thay đổi sẽ làm cho điện trở của dây dẫn điện bằng kim loại (đồng
hoặc nhôm) thay đổi theo. Mức độ thay đổi này nhiều hay ít tuỳ thuộc mức độ chênh
lệch của nhiệt độ mội trường so với nhiệt độ chuẩn (quy ước là 20oC), mặt khác tổn
thất điện năng (tổn thất kỹ thuật) trong qúa trình truyền tải và phân phối phần lớn là do

- 23 -


chính điện trở của dây dẫn điện gây ra và tỷ lệ thuận với điện trở của dây dẫn điện.
Như vậy, khi nhiệt độ của môi trường tăng lên thì tổn thất điện năng cũng tăng lên và
ngược lại.
-

Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, hiện

tượng giông sét xuất hiện nhiều trong năm làm ảnh hưởng không nhỏ đến tổn thất điện
năng, điều đó thể hiện ở:
+ Mưa nhiều, độ ẩm cao, bụi bẩn, hơi nước,…làm tăng nhanh qúa trình oxi hóa
các dây dẫn điện bằng kim loại và làm tăng điện trở tiếp xúc các mối nối, từ đó làm
giảm tính dẫn điện, tăng điện trở của đường dây và làm tổn thất điện năng tăng lên.
+ Giông, sét, bão, lũ, mưa, gió,…gây ra các sự cố ở các mức độ khác nhau đối với
lưới điện như: đổ cột điện, đứt dây, ngắn mạch, chạm đất,…Các sự cố này không
những làm gián đoạn qúa trình cung cấp điện mà còn làm tăng tổn thất do một phần
điện năng đã bị truyền xuống đất.
+ Do hiện tượng phân mùa khí hậu trong năm và do nhu cầu sử dụng điện khác
nhau giữa các mùa có thể dẫn đến tình trạng máy biến áp, công tơ điện và các thiết bị
đo lường nhiều khi phải hoạt động trong các điều kiện không đúng với công suất và

dòng điện định mức (theo thiết kế, lắp đặt) và do đó có thể làm tồn thất điện áp.
Tổn thất điện năng trong qúa trình truyền tải và phân phối điện năng bao gồm
hai loại là: tổn thất kỹ thuật và tồn thất thương mại. Trong đó, tổn thất kỹ thuật chịu
ảnh hưởng quyết định bởi nhân tố quản lý kỹ thuật và trình độ công nghệ.
Tổn thất kỹ thuật chính là lượng điện năng tiêu tốn để phục vụ cho truyền tải và
phân phối điện năng. Do đó, trình độ quản lý kỹ thuật, tính đồng bộ, hợp lý của hệ
thống truyền tải, phân phối điện năng càng cao thì tổn thất kỹ thuật càng thấp và ngược
lại. Điều này giải thích tại sao ở những nước tư bản phát triển tỷ lệ tổn thất điện điện
năng thấp hơn rất nhiều so với các nước đang phát triển. Sự ảnh hưởng của các yếu tố
về quản lý kỹ thuật đối với tổn thất điện năng được thể hiện ở chỗ:
-

Trong qúa trình truyền tải và phân phối điện năng có một nguyên lý là tổn thất

điện năng phụ thuộc vào điện áp truyền tải, chiều dài và tiết diện dây dẫn.
+ Điện áp truyền tải càng cao thì tổn thất điện năng càng nhỏ. Hiện nay, ngành
điện nước ta đã chuyển điện áp từ cấp 110 kV thành cấp điện áp 220 kV và 500 kV đối

- 24 -


×