Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI THEO QUYẾT ĐỊNH 1980 TẠI XÃ XUÂN NỘN, HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐINH THỊ HÒA

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI
TRƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC
GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI THEO QUYẾT
ĐỊNH 1980 TẠI XÃ XUÂN NỘN, HUYỆN ĐÔNG ANH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1


HÀ NỘI, 2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐINH THỊ HÒA

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI
TRƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC
GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI THEO QUYẾT
ĐỊNH 1980 TẠI XÃ XUÂN NỘN, HUYỆN ĐÔNG ANH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành

: Quản lý Tài nguyên và Môi trường



Mã ngành

: 52 85 01 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN BÍCH NGỌC

2


HÀ NỘI, 2017

3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Đánh giá việc thực hiện tiêu chí môi trường trong
chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại xã Xuân Nộn, huyện
Đông Anh, thành phố Hà Nội” là đồ án hoàn toàn mới, không sao chép theo bất cứ đồ
án tương tự nào, do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Th.s. Nguyễn Bích Ngọc.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đồ án tốt nghiệp đều đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đồ án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Mọi
sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế của nhà trường, tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.
Hà Nội, tháng…….năm 2017
Sinh viên
Đinh Thị Hòa

4



LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành tốt và đúng tiến độ đồ án tốt nghiệp do nhà trường quy
định, đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Môi trường, Trường
Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội đã tận tình dạy dỗ và tạo điều kiện giúp
tôi trong suốt quá trình học tập tại trường, giúp tôi được trang bị đầy đủ kiến thức để
có thể thực hiện đồ án tốt nghiệp này.
Đặc biệt, tôi xin gừi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo ThS.
Nguyễn Bích Ngọc đã trực tiếp hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức cần thiết
giúp tôi thu thập tài liệu và vận dụng các phương pháp để hoàn thành đồ án một cách
tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, các cán bộ công tác tại UBND xã Xuân
Nộn, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp những
thông tin, tài liệu cần thiết để tôi nghiên cứu đồ án này.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm, vốn kiến thức còn hạn chế, đồ án
tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự chỉ
bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức,
kinh nghiệm cho bản thân phục vụ cho công tác thực tế sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng......năm 2017
Sinh viên
Đinh Thị Hòa

5


MỤC LỤC

6



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tiêu chí môi trường trong bộ tiêu chí quôc gia về nông thôn mới
Bảng 3.1. Kết quả điều tra các hộ kinh doanh tại xã Xuân Nộn
Bảng 3.2. Mô hình SWOT tại xã Xuân Nộn

7


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí xã Xuân Nộn
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện nguồn nước sử dụng của người dân
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng với nguồn nước hiện tại của người dân địa
phương
Hình 3.3. Biều đồ thể hiện mức độ tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm của người
dân địa phương
Hình 3.4. Biều đồ thể hiện đánh giá của người dân về cảnh quan môi trường hiện tại
của địa phương
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện hình thức mai táng của người dân
Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của người dân với việc quy hoạch nghĩa
trang của địa phương
Hình 3.7. Biểu đồ nhận xét về tần suất thu gom rác thải của người dân xã Xuân Nộn,
huyện Đông Anh
Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện hình thức xử lý rơm rạ sau thu hoạch
Hình 3.9. Biểu đồ thể hiện hình thức xử lý bao bì thuốc trừ sâu,
thuốc bảo vệ thực vật
Hình 3.10. Biểu đồ thể hiện hình thức xử lý nước thải
Hình 3.11. Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của các nhà quản lý
Hình 3.12. Biểu đồ thể hiện mức độ hiểu biết của người dân địa phương với các hoạt
động bảo vệ môi trường


8


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

9

Từ viết tắt

Giải nghĩa

BHYT

Bảo hiểm y tế

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NTM

Nông thôn mới

THCS


Trung học cơ sở

TMDV

Thương mại dịch vụ

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

VSMT

Vệ sinh môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vai trò vô cùng quan trọng trong sự
nghiệp phát triển chung của đất nước. Qua các giai đoạn cách mạng, nông dân luôn là
lực lượng hùng hậu, trung thành đi theo Đảng, góp phần làm nên những trang sử vẻ
vang của dân tộc, vì vậy, chăm lo đến đời sống nhân dân là nhiệm vụ quan trọng của
Đảng và Nhà nước ta. Đã có rất nhiều chỉ thị, nghị quyết về phát triển nông nghiệp,
xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống của người nông dân Việt Nam được Đảng
và Nhà nước ban hành, tuy nhiên, trực tiếp và toàn diện nhất là Nghị quyết số 26NQ/TW, Hội nghị Trung ương 7, khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong
đó có nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng

nông thôn mới đã trở thành một phong trào rộng lớn, tạo sự chuyển biến tích cực về
nhận thức trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Với sự vào cuộc quyết liệt của
nhiều cấp ủy, chính quyền các cấp, sự hưởng ứng và tham gia tích cực của người dân,
chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã đạt được kết quả bước
đầu khả quan.
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010
-2020 đã đề ra mục tiêu phấn đấu số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2015 là 20%
và đến năm 2020 là 50%. Theo quy định, để được công nhận là xã nông thôn mới phải
đạt 19 tiêu chí, trong đó, tiêu chí về môi trường là một trong những tiêu chí được đánh
giá là khó thực hiện, đòi hỏi sự nỗ lực, phối hợp tích cực của toàn thể cán bộ và nhân
dân trong xã. Môi trường nông thôn hiện này đang phải chịu những áp lực rất lớn từ
chính hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân, đồng thời nó còn chịu những tác
động tiêu cực từ hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp lân cận. Vì vậy, ô nhiễm môi
trường tại nông thôn đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội.
Nằm cách trung tâm huyện Đông Anh 7 km về phía bắc, xã Xuân Nộn có hoạt
động sản xuất chính là nông nghiệp, đời sống nhân dân trên địa bàn còn gặp nhiều khó
khăn. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của cán bộ và nhân dân toàn xã, năm 2014
Xuân Nộn đã vinh dự được thành phố trao tặng bằng khen về đích xã nông thôn mới.
Trong chương trình nông thôn mới, tiêu chí môi trường là tiêu chí được cán bộ xã
Xuân Nộn chú trọng thực hiện và bước đầu đạt nhiều thành tựu. Tuy nhiên, sự thiếu
hiệu quả trong việc phối hợp quản lý giữa các ban ngành của xã với thôn, ý thức tự
10


giác bảo vệ môi trường của người dân còn thấp đã gây ra nhiều khó khăn trong việc
thực hiện tiêu chí môi trường, làm cho vấn đề môi trường trên địa bàn xã vẫn còn
nhiều bức xúc.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài:” Đánh giá việc thực hiện tiêu chí môi trường
trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo quyết định
1980 tại xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội” được thực hiện nhằm

đánh giá việc thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới của các nhà quản lý và cộng đồng dân cư địa phương, từ đó
đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện tiêu chí về môi trường, góp phần bảo vệ và phát triển
bền vững môi trường nông thôn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được hiệu quả việc thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình mục

tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo quyết định 1980 tại xã Xuân Nộn,
-

huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện và nầng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi
trường.

3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở pháp lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Xuân Nộn.
- Đánh giá việc thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình mục tiêu quốc gia về

xây dựng nông thôn mới của các nhà quản lý và cộng đồng dân cư theo quyết định
-

1980 tại xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường
tại xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

11


Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.


Tổng quan về chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
1.1.1. Khái niệm và nguyên tắc trong xây dựng nông thôn mới
Khái niệm nông thôn
Theo Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị
các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân
dân xã".
Khái niệm nông thôn mới
Nông thôn mới là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của
người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành
thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị
vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.
NTM có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng
đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công
nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi
trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm
bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Xây dựng NTM là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở
nông thôn đồng lòng xây dựng nông thôn phát triển sản xuất toàn diện(cả về nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ); có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông
thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng
cao. Xây dựng NTM là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị.
Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế, chính trị
tổng hợp. Xây NTM mới giúp cho nông dân có niềm tin, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ
nhau xây dựng nông thôn Việt Nam phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.
Các nguyên tắc trong xây dựng nông thôn mới
Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng NTM phải hướng tới mục
tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí tỉnh đã ban hành
Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước

đóng vai trò định hướng, ban hành các chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và
12


hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở xóm, xã
bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
Kế thừa và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có
mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn.
Thực hiện Chương trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các quy hoạch xây
dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường phân cấp,
trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án của Chương
trình xây dựng NTM; phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng, thực hiện
dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá.
Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy
đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề
án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội
vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng NTM.

1.1.2. Tầm quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới
Nông thôn Việt Nam là khu vực rộng lớn và đông dân nhất, đa dạng về thành
phần tộc người, về văn hóa, là nơi bảo tồn, lưu giữ các phong tục, tập quán của cộng
đồng, là nơi sản xuất quan trọng, làm ra các sản phẩm cần thiết cho cuộc sống con
người. Trong xu thế phát triển hiện nay, không thể có một nước công nghiệp nếu nông
nghiệp, nông thôn còn lạc hậu và đời sống nông dân còn thấp. Vì vậy, xây dựng nông
thôn mới được Đảng và Nhà nước Việt Nam cho là một trong những nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong bối cảnh nền nông nghiệp nước ta còn rất nhiều hạn chế như:
Nông thôn phát triển tự phát, thiếu quy hoạch cụ thể, hoặc có quy hoạch nhưng

thiếu đồng bộ, tầm nhìn ngắn, chất lượng chưa cao. Xây dựng kiến trúc cảnh quan làng
quê bị pha tạp, lộn xộn.
Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn lạc hậu, không đáp ứng được mục tiêu phát triển
lâu dài. Thủy lợi đã phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông
nghiệp của người dân. Giao thông tại các làng quê chất lượng thấp, hệ thống các trường
học vẫn còn tình trạng thiếu thốn trang thiết bị, hầu hết các làng chưa có khu thể thao.
Kinh tế khu vực nông thôn chủ yếu phát triển ở quy mô nhỏ, đời sống người dân
vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, chênh lệch giữa thành thị và
13


nông thôn tương đối lớn.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo, lao động có tay nghề còn thấp gây sức ép về vấn đề
tạo công ăn việc làm. Tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng, môi trường nông thôn bị ô
nhiễm trong khi ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao.
Hệ thống chính trị cấp xã còn yếu về trình độ và năng lực.
Việc xây dựng mô hình nông thôn mới, mô hình phát triển cả nông nghiệp và
nông thôn giúp đi sâu giải quyết nhiều lĩnh vực, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần
cho người dân nông thôn. Xây dựng nông thôn mới vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu
của phát triển bền vững.
1.1.3.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình
tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng do chính phủ
Việt Nam xây dựng và triển khai trên phạm vi nông thôn toàn quốc, căn cứ tinh thần
của Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương
Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 được Thủ tướng Chính Phủ Việt
Nam phê duyệt ngày 4/6/2010, theo đó đến năm 2015 sẽ có 20% số xã đạt tiêu chuẩn

nông thôn mới và đến năm 2020 sẽ có 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo
Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2011-2015( Ban hành kèm theo
quyết định 1980/QĐ-TTg, ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm 19 tiêu
chí được chia thành 5 nhóm:
Nhóm 1 Quy hoạch: Gồm tiêu chí quy hoạch.

-

Nhóm 2 Hạ tầng kinh tế - xã hội: Gồm các tiêu chí giao thông; thủy lợi; điện; trường
học; cơ sở vật chất, văn hóa; cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; thông tin và truyền

-

thông; nhà ở dân cư.
Nhóm 3 Kinh tế và tổ chức sản xuất: Gồm các tiêu chí thu nhập; hộ nghèo; lao đông
có việc làm; tổ chức sản xuất.
Nhóm 4 Văn hóa - xã hội - môi trường: Gồm các tiêu chí giáo dục và đào tạo; y tế; văn
hóa; môi trường và an toàn thực phẩm.
Nhóm 5 Hệ thống chính trị: Gồm các tiêu chí hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật;
quốc phòng và an ninh.
Bảng 1.1. Tiêu chí môi trường trong bộ tiêu chí quôc gia về nông thôn mới
Nội dung tiêu chí
14

Chỉ

Chỉ tiêu theo vùng



Duyên
Đồng
ĐB
TDM
Bắc
hải
Đông
tiêu
bằng
Tây
sông
N phía
Trung Nam
Nam
chung
sông
nguyên
Cửu
Bắc
bộ
trung
bộ
Hồng
long
bộ
17.1. Tỷ lệ hộ được sử
dụng nước sạch hợp vệ
sinh và nước sạch theo
quy định


≥95%
(≥60
%
nước
sạch)

≥90%
(≥50%
nước
sạch)

≥98
%

≥98
%

≥95
%

≥98%

≥95%

≥95%

(≥65 (≥60%
%
nước
nước sạch)

sạch)

(≥60%
nước
sạch)

(≥50%
nước
sạch)

(≥65
%
nước
sạch)

(≥65
%
nước
sạch)

17.2. Tỷ lệ cơ sở sản
xuất – kinh doanh, nuôi
trồng thủy hải sản, làng
nghề đảm bảo quy định
vệ sinh môi trường

Đạt

Đạt


Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

17.3. Xây dựng cảnh
quan môi trường xanh –
sạch – đẹp, an toàn

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt


Đạt

17.4. Mai táng được phù
hợp với quy định và
theo quy hoạch

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

17.5. Chất thải rắn trên
địa bàn và nước thải khu
dân cư tập trung, cơ sở
sản xuất – kinh doanh
được thu gom, xử lý
theo quy định

Đạt


Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

( Nguồn: Quyết định 1980/QĐ- TTg, ngày 17/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ)
1.1.4. Tình hình thực hiện nông thôn mới ở Việt Nam
Chương trình xây dựng nông thôn mới là một chương trình trọng tâm, xuyên
suốt của Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thực hiện
đường lối của Đảng, trong những năm qua, phong trào xây dựng NTM đã diễn ra sôi
nổi ở khắp các địa phương trên cả nước, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát
huy được sức mạnh của cả xã hội. Có thể nói, quá trình xây dựng nông thôn mới đã đạt
được thành tựu khá toàn diện. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đảm bảo, tạo sự
15


thuận lợi trong giao lưu, buôn bán và phát triển sản xuất; kinh tế nông thôn chuyển
dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề. Đã xuất hiện nhiều
mô hình kinh tế có hiệu quả gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập và
đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, hệ thống chính trị ở nông thôn được củng

cố và tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
được giữ vững; vị thế của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao. Những thành
tựu đó đã góp phần thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, tạo cơ sở vững chắc tiếp tục
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Các địa phương đã quan tâm hơn và tập trung chỉ đạo thực hiện những nội dung
trọng điểm, bức xúc trên địa bàn và có nhiều cơ chế, chính sách linh hoạt để huy động
nguồn lực thực hiện chương trình. Nhờ đó, tốc độ đạt tiêu chí của các xã tăng lên rõ
rệt. Kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống người dân được các địa
phương quan tâm xây dựng, nâng cấp; bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, thu nhập
của cư dân nông thôn tăng nhanh hơn. Theo thống kê đến hết tháng 4/2016, cả nước đã
có 1.834 xã đạt chuẩn NTM( chiếm khoảng 20,5% tổng số xã trên toàn quốc) và 23
huyện được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định công nhận đạt chuẩn nông
thôn mới, trong đó có 42,38% số xã đạt tiêu chí về môi trường [4].
Mục tiêu cụ thể được xác định trong giai đoạn 2016-2020 là phấn đấu 50% số xã
trên cả nước đạt chuẩn NTM; mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất
một huyện đạt chuẩn NTM; không còn xã dưới 5 tiêu chí. Để cụ thể hóa được mục tiêu
trên, nhiều nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra, trong đó có việc tiếp tục đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn, nâng cao chất
lượng các phong trào thi đua xây dựng NTM; cơ bản hoàn thành hệ thống cơ sở hạ
tầng thiết yếu trên địa bàn; phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn.
Cùng với đó là tạo chuyển biến rõ nét về vệ sinh, môi trường, cảnh quan nông
thôn theo hướng xanh - sạch - đẹp; tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các tiêu chí
NTM đối với các xã, huyện đã được công nhận đạt chuẩn; huy động đa dạng và sử
dụng hiệu quả các nguồn lực cho chương trình; đẩy mạnh phong trào thi đua “Cả nước
chung sức xây dựng NTM”, khen thưởng kịp thời và xứng đáng cho các tập thể làm
tốt, các cá nhân, tổ chức có đóng góp tích cực, hiệu quả cho chương trình… Có thể
16



khẳng định, phong trào xây dựng NTM thời gian qua thực sự là một phong trào cách
mạng sâu rộng, huy động được sự tham gia của toàn dân và thành công, kết quả đạt
được cũng vì mục tiêu cuối cùng là xây dựng đời sống mới, chăm lo lợi ích thiết thực,
nhiều mặt cho người nông dân.
1.1.5. Cơ sở pháp lý
-

Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 Hội
nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông

-

thôn.
Quyết định số 800/TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương

-

trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.
Thông tư liên tịch số 26/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 hướng dẫn
một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng chính
phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn

-

2010 – 2020.
Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban

-


hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 8/2/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo

-

bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Thông tư liên bộ số 13/2011/TTLB-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của
Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường,

-

quy định về việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát

-

triển nông thôn hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Thông tư 55/2014/TT-BNNPTNT ngày 31/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hướng dẫn triển khai một số hoạt động bảo vệ môi trường trong chương

1.2.

trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Nằm cách trung tâm huyện Đông Anh 7km về phía Bắc, xã Xuân Nộn bao gồm 7
thôn: Lương Quy, Đường Yên, Chợ Kim, Xuân Nộn, Đình Trung, Đường Nhạn và
Kim Tiên.

17


Vị trí tiếp giáp:
Phía Đông giáp xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh;
Phía Bắc giáp xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn;
Phía Nam giáp xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh;
Phía Tây giáp xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh.

Hình 1.1. Vị trí xã Xuân Nộn
Xã Xuân Nộn có diện tích đất tự nhiên 1.075,72 ha trong đó đất sản xuất nông
nghiệp, lâm, nghiệp, thủy sản là 647,17 ha( chiếm 60,16% diện tích đất toàn xã); đất
phi nông nghiệp chiếm 403,48 ha( chiếm 37,51% diện tích đất toàn xã) và 25,07 ha đất
chưa sử dụng( chiếm 2,33% diện tích đất toàn xã) [7].
Địa hình
Huyện Đông Anh có địa hình tương đối bằng phằng, có hướng thoải dần từ Tây
Bắc xuống Đông Nam. Nằm ở phía Bắc huyện Đông Anh, xã Xuân Nộn có địa hình
tương đối cao, phần lớn diện tích đất là đất vàn và vàn cao.
Đặc điểm địa hình là yếu tố quyết định đến cơ cấu cây trồng, vật nuôi và quy
hoạch vùng chuyên canh sản xuất. Địa hình xã Xuân Nộn phù hợp để trồng các loại
cây ăn quả, lúa nước và hoa màu. Nhìn chung đây là nơi có địa hình tương đối ổn định.
Khí hậu
Xuân Nộn có cùng chung chế độ khí hậu của huyện Đông Anh và Thành phố Hà
Nội, đó là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Có 4 mùa rõ rệt trong 1 năm: xuân, hạ, thu,
đông. Mùa đông kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, thời kỳ đầu khô
thời tiết lạnh nhưng cuối mùa lại mưa phùn ẩm ướt. Mùa hạ kéo dài từ tháng 5 đến
tháng 10, thời tiết giai đoạn này phổ biến là ẩm ướt, mưa nhiều. Giao giữa 2 mùa đông
và hạ là thời kỳ chuyển tiếp làm cho Đông Anh có 4 mùa rõ rệt.

18



Nhiệt độ trung bình năm của Đông Anh là 25oC, hai tháng nóng nhất là tháng 6
và tháng 7, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất thường xảy ra vào tháng 7 là 37,5 oC.
Hai tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2 với nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là
13oC. Độ ẩm không khí trung bình là 84%.
Số ngày mưa trong năm khoảng 144 ngày, lượng mưa trung bình hằng năm là
1600 – 1800 mm. Mùa mưa( từ tháng 5 đến tháng 10) tập trung đến 85% lượng mưa cả
năm. Mưa lớn nhất vào tháng 8 với lượng mưa trung bình đạt 300 – 350 mm. Những
tháng đầu đông ít mưa, nửa cuối mùa đông thời tiết thường mưa phùn ẩm ướt. Vào
mùa đông, huyện còn phải hứng chịu tác động của gió mùa đông bắc.
Nhìn chung thời tiết khu vực tương đối thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp của người dân, đặc biệt là các loại rau hoa màu, cây ăn quả, lúa nước.
Sông ngòi
Xã Xuân Nộn có sông Cà Lồ chảy qua 3 thôn: Xuân Nộn, Đường Nhạn và Kim
Tiên vói độ dài khoảng 3km. Sông có lưu lượng nước không lớn nhưng ổn định, đây là
nguồn cung cấp nước tưới tiêu cho tất cả các thôn trong xã.
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Kinh tế
Xã Xuân Nộn có tổng số 3.390 hộ dân với 14.054 nhân khẩu nằm ở 7 thôn trên
địa bàn xã.
Năm 2016, tổng diện tích đất gieo trồng trên địa bàn xã đạt 1.290 ha, năng suất
lúa đạt 52 tạ/ha. Sản xuất nông nghiệp cho giá trị ước đạt 72,2 tỷ đồng đạt 102% kế
hoạch năm. Nhiều mô hình chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao, giá trị chăn nuôi ước
đạt 110,5 tỷ đồng đạt 101% kế hoạch năm. Số lượng vật nuôi trên địa bàn hiện có: lợn
là 6.475 con; trâu, bò là 745 con; gia cầm là 352.450 con, trong đó chim cút là 212.500
con.
Công nghiệp, TTCN-TMDV tiếp tục phát triển. Giá trị sản xuất TTCN-TMDV
trên địa bàn năm 2016 ước đạt 263.6 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch năm.

Hạ tầng, giao thông
100% các đường trục xã, liên xã, trục thôn, liên thôn và trục các xóm đã được
cứng hóa, không có tình trạng lầy lội vào mùa mưa. Trong năm 2016, xã đã tổ chức
đầu tư cải tạo, nâng cấp 24 tuyến đường đã bị xuống cấp, hư hỏng với tổng chiều dài là
20,5 km. Cũng trong năm 2016, xã đã hỗ trợ xây dựng kè chống lún trường mầm non
Xuân Nộn trị giá 500 triệu đồng, tiếp tục đầu tư tuyến đường phía tây thôn Lương Quy
còn lại những năm về trước.
19


Giáo dục, y tế
Toàn xã đã có 3 trường được đầu tư các trang thiết bị phục vụ dạy và học đều đạt
chuẩn quốc gia, chất lượng giáo dục được nâng lên, được huyện đánh giá cao với các
tiêu chí xếp loại tốt. Ngoài ra, xã còn tổ chức trao quỹ khuyến học cho 157 em là học
sinh giỏi tiêu biểu và các em đỗ vào các trường đại học chính quy.
Công tác y tế được duy trì đảm bảo, xã đã tổ chức khám và chữa bệnh cho hơn
3000 lượt người, đặc biệt là các đối tượng nghèo có hoàn cảnh khó khăn.
An ninh quốc phòng
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã tương đối ổn
định, luôn duy trì tốt chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, nâng cao cảnh giác, chủ động đối
phó với mọi tình huống xảy ra như: thiên tai, lũ lụt…
Thực hiện tốt công tác giao ban theo định kỳ, tổ chức tham gia huấn luyện dân
quân tự vệ đạt kết quả tốt cho 78 đồng chí. Công tác tuyển quân thường xuyên được
chú trọng, năm 2016 đã nhập ngũ 14 thanh niên đạt 100% chỉ tiêu huyện giao và sơ
tuyển, tuyển chọn 77 nam thanh niên khám nghĩa vụ quân sự 2017.
1.3.

Tình hình thực hiện đề án xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Xuân Nộn
Năm 2011, Xuân Nộn là xã được chỉ đạo làm điểm về xây dựng NTM của huyện
Đông Anh. Mặc dù được chỉ đạo xây dựng làm điểm về NTM nhưng thực trạng khảo

sát ban đầu của xã Xuân Nộn tương đối thấp. Tình hình thực trạng khảo sát ban đầu so
với bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới xã Xuân Nộn chỉ có 2/19 tiêu chí đạt đó là:
hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; an ninh trật tự xã hội được giữ vững.
6/19 tiêu chí cơ bản đạt là: bưu điện, y tế, giáo dục, nhà ở dân cư, các hình thức tổ
chức sản xuất, hệ thống điện. 11/19 tiêu chí chưa đạt cần được thực hiện đó là: quy
hoạch, giao thông, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập bình quân
đầu người, tỷ lệ hộ nghèo, cơ cấu lao động, văn hóa, môi trường và chợ nông thôn.
Bắt tay vào xây dựng nông thôn mới với xuất phát điểm thấp đã đặt ra nhiều khó
khăn, thách thức với chính quyền địa phương. Trong đó thách thức lớn nhất là Xuân
Nộn là một xã vùng quê thuần nông, dân trí còn chưa cao trong khi một bộ phận cán
bộ xã, thôn vẫn còn trì trệ, quen làm việc theo cách truyền thống, lạc hậu. Vượt qua tất
cả các khó khăn, tại quyết định số 2173/QĐ-UBND, ngày 22/4/2014 của Chủ tịch
UBND Thành phố Hà Nội về việc công nhận “Xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2013,
giai đoạn 2011-2015” cho 38 xã thuộc 14 huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội, xã
Xuân Nộn đã vinh dự được thành phố trao tăng bằng khen về đích xã đạt chuẩn nông
20


thôn mới. Từ năm 2014 đến nay, cán bộ và nhân dân xã Xuân Nộn tích cực thực hiện
các chính sách nhằm giữ gìn và nâng cao các tiêu chí đã đạt được và đạt được thành
tựu nhất định:
Nhóm tiêu chí quy hoạch: Ngay sau khi được UBND Thành phố Hà Nội có
quyết định số 6.314/QĐ-UBND ngày 22/12/2010 của UBND Thành phố Hà Nội về
việc phê duyệt đề án xây dựng mô hình điểm nông thôn mới tại xã Xuân Nộn, huyện
Đông Anh Đảng ủy, UBND xã Xuân Nộn đã xác định rõ chương trình xây dựng nông
thôn mới là sự quan tâm lớn của Đảng và nhà nước, có tác động toàn diện trên các lĩnh
vực kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. UBND xã đã thuê đơn vị tư vấn giúp triển khai xây dựng đồ án quy hoạch, đến
nay quy hoạch Nông thôn mới đã được UBND huyện phê duyệt.
Nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội: Hệ thống giao thông trên địa bàn được

đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp với tổng kinh phí đầu tư là 47,5 tỷ đồng, bao gồm: 6
tuyến đường trục thôn và liên thôn, 5 tuyến đường làng ngõ xóm, 13 tuyến đường
đồng nội và 4 tuyến đường thoát nước. Đảng ủy, UBND xã Xuân Nộn đã cho thi công
được 11 trạm bơm tưới tiêu với tổng giá trị 8,6 tỷ đồng và đưa vào phục vụ sản xuất
nông nghiệp; đề xuất xây dựng mới 01 trạm bơm tiêu khu dồn điền đổi thửa Kim Tiên,
đầu tư mới 8km mương với tổng kinh phí đầu tư 28,5 tỷ đồng. Lưới điện toàn xã có 56
km đường dây gồm 10km đường dây cao thế, 46 km đường dây hạ thế. Toàn xã có 11
trạm biến áp với tổng dung lượng 2.750 KVA. Đã tiến hành đưa từ điện áp 6KV thành
22KV và nâng công suất cho 7 trạm, đầu tư xây mới 3 trạm với công suất mỗi trạm
400KVA, toàn xã hiện có 100% hộ dân sử dụng điện thường xuyên, trực tiếp từ lưới
điện quốc gia. Tính đến năm 2016, cả 3 trường THCS, Tiểu học và Mầm non trên địa
bàn xã đều đã đạt chuẩn Quốc gia. 7/7 thôn trên địa bàn xã đã có nhà văn hóa và khu
thể dục thể thao, xã có 01 khu thể thao hoàn thành trong năm 2013. Trên địa bàn xã có
01 chợ rộng khoảng 8 ha, trong đó có 8 cầu chợ và có nơi để họp chợ ngoài trời. Xã có
điểm phục vụ bưu chính viễn thông hoạt động tốt và được bưu điện Đông Anh hoàn
thiện hệ thống đường truyền Internet đến 7 thôn trên toàn xã. Toàn xã đã vận động
nhân dân xây dựng cải tạo nâng cấp nhà ở trên 400 hộ, với tổng giá trị nhân dân đầu tư
khoảng 47 tỷ đồng với nguồn vốn nhân dân tự có. Phối hợp tổ chức xây dựng 04 nhà
tình nghĩa cho các hộ chính sách và 5 nhà đại đoàn kết.

21


Nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất: Thu nhập bình quân đầu người tính
đến thời điểm hiện tại đạt 23,1 triệu đồng/người/năm. Xã Xuân Nộn đã quy vùng
chuyển đổi cây trồng lúa nếp cái hoa vàng, đậu tương và khoai tây hỗ trợ hỗ trợ cho
nông dân trị giá 360 triệu đồng. Tổ chức 10 lớp tập huấn với hơn 1000 người tham dự,
kinh phí tổ chức là 371 triệu đồng, 11 lớp tập huấn( kỹ thuật trồng lúa nếp, vệ sinh môi
trường nông thôn, kinh tế tập thể và chính sách vay vốn, kỹ năng làm công tác xây
dựng nông thôn mới). Mở 02 lớp dậy nghề trồng hoa, cây cảnh, nấu ăn với tổng đầu tư

120 triệu. Tổ chức 08 chuyến đi thực tế cho nhân dân đi thăm quan mô hình phát triển
kinh tế và công tác dồn điền đổi thửa tại Mê Linh và Quốc Oai, Tân Hưng Sóc Sơn,
Viện nghiên cứu rau hoa quả Việt Nam... Vận động nhân dân tích cực đầu tư mua máy
cày, máy gặt liên hoàn phục vụ sản xuất, nhằm đưa cơ giới hóa vào nông nghiệp. Số
dân trong độ tuổi lao động là 8.043 người, chiếm 58,3% dân số. Lực lượng lao động
đang tham gia các hoạt động kinh tế có 7.773 người trong đó lĩnh vực nông nghiệp
chiếm 1.934 người( chiếm 24,8%), còn lại là lao động làm ngành công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, thương mại dịch vụ ...
Nhóm tiêu chí văn hóa – xã hội – môi trường: Đã hoàn thành phổ cập giáo dục
trung học. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học phổ thông
đạt 99.5%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Tiểu học được tiếp tục học THCS đạt 100%. Tỷ lệ
lao động qua đào tạo đạt 41%. Tổng số dân thường trú tham gia các loại BHYT là
9.582 người, chiếm 69,5%. Trên địa bàn xã Xuân Nộn hiện có 6/7 thôn đạt chuẩn làng
văn hóa( chiếm 85,7%), 90% các hộ gia đình được công nhận là gia đình văn hóa,
thường xuyên có 32% trở lên người tham gia hoạt động thể dục thể thao, 25% người
tham gia hoạt động văn nghệ quần chúng.
Tiêu chí môi trường
Tiêu chí 17.1 Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh: Tỷ lệ hộ dân sử dụng
nước sạch do công ty nước sạch cung cấp chiềm 15%, 85% còn lại sử dụng nguồn
nước máy từ giếng khoan qua bể lọc hợp vệ sinh.
Tiêu chí 17.2 Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường: Các
cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã chủ yếu là quy mô hộ gia đình, các chủ cơ sở
đã có ý thức bảo vệ môi trường.
Tiểu chí 17.3 Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động
phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp: Thứ 7 hàng tuần nhân dân đều tham gia vệ sinh

22


đường làng ngõ xóm thành nề nếp, phong trào. Không có các hành vi gây ô nhiễm,

hủy hoại môi trường.
Tiêu chí 17.4 Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch: Tất cả các nghĩa trang
trên địa bàn xã đều được quy hoạch thành 2 khu là khu khô và khu ướt, các nghĩa trang
đều đã có cây xanh.
Tiêu chí 17.5 Chất thải, nước thải được thu gom, xử lý theo quy định: Toàn xã đã
thành lập 07 tổ thu gom rác thải gồm 28 người, hoạt động 3 ngày/tuần. Số lượng rác
thải được vận chuyển đi bãi rác Lam Sơn đạt 90%. Đã đầu tư xây dựng xong 7 điểm
thu gom rác thải trên 7 thôn. Xã đã vận động các hộ nông dân xây bể biogas là 132 hộ
với tổng giá trị 2,6 tỷ đồng. Các xí nghiệp, nhà máy trên địa bàn xã khi thải nước thải
đều đã qua xử lý.
Nhóm tiêu chí hệ thống chính trị: Đảng bộ cơ sở có 12 chi bộ trực thuộc với 344
Đảng viên, trong đó có 07 thôn, 02 chi bộ cơ quan và 03 chi bộ trường học. Biên chế
cán bộ công chức xã có đủ số lượng biên chế quy định về trình độ chuyên môn: 16
đồng chí đại học, 08 đồng chí trung cấp, cao đẳng. Lý luận chính trị 16 đồng chí tốt
nghiệp trung cấp, 100% cán bộ xã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tình hình an
ninh trật tự xã hội luôn được giữ vững và ổn định, không có vụ việc phức tạp hay
trọng án sảy ra trên địa bàn; không có tụ điểm ma túy, mại dâm, cờ bạc. Ban công an
xã đã nhiều năm liền đạt đơn vị quyết thắng [8].

23


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-

2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Việc thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới của các hộ gia đình và nhà quản lý trên địa bàn

-


xã Xuân Nộn.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Vấn đề thực hiện: Đánh giá việc thực hiện tiêu chí môi trường trong chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo quyết định 1980/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 17/10/2016.
+ Về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn xã Xuân Nộn, huyện Đông
Anh, thành phố Hà Nội.

3.3.

+ Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 27/2/2017 đến ngày 15/5/2017.
Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu và nghiên cứu thực địa
Thu thập tài liệu và nghiên cứu thực địa là phương pháp cơ bản và quan trọng đối
với tất cả các đề tài nghiên cứu. Phương pháp này giúp thu thập và chọn lọc những
thông tin tổng quan nhất liên quan đến vấn đề và khu vực nghiên cứu.
Thông tin được thu thập bao gồm: tài liệu về điều kiện tự nhiên xã Xuân Nộn,
hiện trạng môi trường đất, nước, chất thải rắn, Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế - xã
hội, báo cáo đề án xây dựng nông thôn mới tại xã Xuân Nộn.
Thông tin thu thập được nhờ vào việc kế thừa số liệu từ các đề tài nghiên cứu
trước đó và sự cung cấp của UBND xã Xuân Nộn.
2.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp điều tra xã hội học là phương pháp là phương pháp sử dung phiếu
điều tra lấy ý kiến các nhà quản lý và cộng đồng dân cư về các nội dung liên quan đến
vấn đề nghiên cứu nhằm thu thập các thông tin thực tế về hiện trạng môi trường và
công tác quản lý môi trường của địa phương.
Với n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể, e là sai số tiêu chuẩn, ta có công thức
tính cỡ mẫu:
Để thực hiện điều tra phục vụ cho đồ án tốt nghiệp, tôi đã tiến hành xây dựng 02

mẫu phiếu:
01 mẫu phiếu điều tra dành cho đối tượng nhà quản lý( số lượng 20 phiếu) với nội
dung liên quan đến hiện trạng công tác quản lý, những chính sách hỗ trợ người dân trong
24


việc xây dựng nông thôn mới địa phương đã thực hiện. Tiến hành điều tra với đối tượng là
các cán bộ làm việc tại UBND xã: lãnh đạo xã, trưởng các ban ngành đoàn thanh niên,
phụ nữ...; các cán bộ tại phòng hành chính; trưởng thôn, bí thư chi bộ thôn.
01 mẫu phiếu điều tra dành cho đối tượng người dân( số lượng 50 phiếu) với nội
dung liên quan đến hiểu biết của người dân về vấn đề môi trường và nông thôn mới,
vấn đề sử dụng nước sạch, tình hình thu gom rác thải, vấn đề quy hoạch nghĩa trang và
mong muốn của họ về môi trường địa phương. Tiến hành điều tra người dân tại 7 thôn
của xã: Xuân Nộn, Lương Quy, Đường Yên, Chợ Kim, Đình Trung, Đường Nhạn và
Kim Tiên, với số phiếu mỗi thôn là 7 phiếu, riêng thôn Xuân Nộn điều tra 8 phiếu do
có diện tích lớn.
2.2.4. Phương pháp SWOT
SWOT là phương pháp được sử dụng nhằm giúp người xem hiểu rõ được điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với đề tài nghiên cứu.
Cách thực hiện của phương pháp này là từ các số liệu thu thập được về hiện trạng
môi trường địa phương thông qua thu thập số liệu và điều tra xã hội học, sử dụng
phương pháp SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong
công tác quản lý của địa phương từ đó để xuất giải pháp theo mô hình:

2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả những số liệu được tổng hợp, chọn lọc và xử lý bằng phần mềm Word,
Excel.

25



×