Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Công đoạn nghiền xi măng công suất 1,8 triệu tấn xi
măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”
LỜI CẢM ƠN
Đồ án tốt nghiệp là bài tổng kết kiến thức toàn khóa học của sinh viên; là tâm
huyết, nỗ lực rèn luyện học tập của sinh viên; là hành trang mới bước ra trường của
sinh viên năm cuối. Đồ án tốt nghiệp phản ánh năng lực tư duy, vận dụng kiến thức
sách vở và kiến thức thực tiễn của mỗi sinh viễn. Việc hoàn thành tốt đề tài đồ án tốt
nghiệp được ví như thành công một nửa trong con đường học tập trên giảng đường Đại
học. Vì vậy, tôi đã cố gắng hoàn thành tốt nhất đề tài đồ án tốt nghiệp này!
Để hoàn thành đồ án này, ngoài những cố gắng tra cứu tài liệu, vận dụng kiến
thức của bản thân, tôi cũng nhận được rất nhiều những sự giúp đỡ tận tình từ những
người thầy, người cô trong Khoa Môi trường – trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội và những giúp đỡ quý báu từ các bạn, anh, chị sinh viên trong Khoa.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Khắc Thành đã tận tình
hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Mặc dù, đồ án tốt nghiệp đã được hoàn thành, song do hạn chế về mặt tài liệu
nghiên cứu, thời gian thực hiện và hạn chế về kinh nghiệm thực tế, nên đồ án khó
tránh khỏi thiếu xót. Tôi mong được sự góp ý của hội đồng, của các thầy cô và các bạn
trong Khoa để đồ án được hoàn thành tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đơn vị tư vấn: Trung tâm tư vấn Công nghệ và Môi trường
1
Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Công đoạn nghiền xi măng công suất 1,8 triệu tấn xi
măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 – Tọa độ mốc ranh giới mặt bằng nhà máy
Bảng 2.2. Các hạng mục công trình chính của dây chuyền số 2
Bảng 2.3. Nhiệt độ trung bình năm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2011 đến năm
2015 (0C)
Bảng 2.4. Độ ẩm trung bình năm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2011 đến năm
2015 (%)
Bảng 2.5. Lượng mưa các tháng trong từ năm 2011 đến năm 2015 (mm)
Bảng 2.6. Vị trí lấy mẫu đo đạc môi trường không khí
Bảng 2.7. Kết quả phân tích mẫu không khí khu vực sản xuất
Bảng 3.1. Mức ồn từ các thiết bị thi công và theo khoảng cách ảnh hưởng
Bảng 3.2. Lan truyền tiếng ồn do máy móc, thiết bị xây dựng
Bảng 3.3. Mức rung của các phương tiện thi công (dB)
Bảng 3.4. Mức rung theo khoảng cách của các phương tiện thi công
Bảng 3.5. Các thiết bị thi công dự kiến được sử dụng
Bảng 3.6. Lượng nhiên liệu tiêu thụ cho hoạt động của máy móc, thiết bị thi công
Bảng 3.7. Hệ số phát thải của các máy móc thiết bị thi công
Bảng 3.8. Tải lượng khí thải của các thiết bị, máy móc phục vụ thi công
Bảng 3.9. Quy định của Bộ Y tế về vi khí hậu bên trong nhà xưởng
Bảng 3.10. Số lượt xe vận chuyển hàng hóa ra vào nhà máy
Bảng 3.11. Tải lượng các chất ô nhiễm do phương tiện vận chuyển thải ra
Bảng 3.12. Nồng độ bụi và khí thải phát tán trên đường giao thông
Bảng 3.13. Tải lượng bụi từ các công đoạn sản xuất chính của Dự án trong trường hợp
không có hệ thống xử lý bụi
Bảng 3.14. Nhiên liệu sử dụng cho hoạt động của lò đốt là than cám 3cHG Quảng
Ninh
Bảng 3.15. Các đại lượng của quá trình cháy
Bảng 3.16. Tổng hợp nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải
Bảng 3.17. Nhiệt độ trung bình, vận tốc gió trung bình
Bảng 3.18 Thông số phát thải của nguồn thải chính
Bảng 3.19. Dải phân cấp cỡ hạt bụi đầu vào xyclon
Bảng 3.20. Các thông số đầu vào xyclon
Bảng 3.21. Phân cấp cỡ hạt của hạt bụi đầu ra xyclon
Bảng 3.22. Các thông số đầu vào lọc túi vải
Đơn vị tư vấn: Trung tâm tư vấn Công nghệ và Môi trường
2
Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Công đoạn nghiền xi măng công suất 1,8 triệu tấn xi
măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”
Bảng 3.23. Thông số thiết kế túi lọc vải
Bảng 3.24. Chương trình quản lý môi trường không khí
Bảng 3.25. Chương trình giám sát môi trường không khí giai đoạn vận hành của dự án
Đơn vị tư vấn: Trung tâm tư vấn Công nghệ và Môi trường
3
Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Công đoạn nghiền xi măng công suất 1,8 triệu tấn xi
măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng
Hình 2.2.1. Giao diện mô hình METI-LIS 2.03
Hình 3.1. Bản đồ khuếch tán khí NO2 trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 9
Hình 3.2. Bản đồ khuếch tán khí NO2 trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 3
Hình 3.3. Bản đồ khuếch tán khí SO2 trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 9
Hình 3.4. Bản đồ khuếch tán khí SO2 trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 3
Hình 3.5. Bản đồ khuếch tán bụi trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 9
Hình 3.6. Bản đồ khuếch tán bụi trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 3.
Hình 3.7. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý bụi
Hình 3.8. Sơ đồ cấu tạo lọc bụi túi vải
Đơn vị tư vấn: Trung tâm tư vấn Công nghệ và Môi trường
4
Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Công đoạn nghiền xi măng công suất 1,8 triệu tấn xi
măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, môi trường tự nhiên mà ta đang sống đã và đang có xu hướng bị ô
nhiễm hết sức nghiêm trọng. Môi trường đô thị và các khu công nghiệp, nhất là các
vùng kinh tế trọng điểm đã bị ô nhiễm do chất thải các loại không được thu gom và xử
lý kịp thời.
Chính vì vậy, phát triển kinh tế, xã hội gắn kết với bảo vệ môi trường bền vững là
vấn đề rất quan trọng trong thời đại hiện nay. Đó cũng là mối quan tâm sâu sắc không
những của cơ quan quản lý nhà nước mà còn là của từng công dân, từng nhà đầu tư
trong nước cũng như nước ngoài tại Việt Nam.
Nhằm hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ môi trường đã được
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua. Trong đó đánh giá tác
động môi trường được xem là công cụ để quản lý và kiểm soát môi trường đối với các
dự án đầu tư.
Dự án “Đầu tư xây dựng mở rộng nhà máy xi măng Đồng Lâm công suất
1.000.000 tấn xi măng/năm” với mục đích đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn sản lượng
xi măng lớn cho các nhà phân phối trong nước. Tuy nhiên quá trình thực hiện Dự án
này chắc chắn sẽ phát sinh những vấn đề ô nhiễm môi trường khu vực dự án, đặc biệt
là môi trường không khí do tải lượng bụi và khí thải phát sinh lớn. Do vậy việc dự báo,
đề xuất các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động ô nhiễm môi trường của dự
án là rất cần thiết.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường được xây dựng nhằm phục vụ công tác
quản lý bảo vệ môi trường, đề xuất các dự báo, các biện pháp tổng hợp để ngăn ngừa,
giảm thiểu các tác động tiêu cực của quá trình xây dựng và hoạt động của dự án đến
môi trường xung quanh.
Các vấn đề ở trên cùng với việc đang tham gia thực tập tại Trung tâm Tư Vấn
Công Nghệ và Môi Trường Hà Nội, nên tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài Đánh giá tác
động môi trường không khí dự án “Đầu tư xây dựng mở rộng nhà máy xi măng Đồng
Lâm công suất 1.000.000 tấn/năm”.
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
• Mục tiêu nghiên cứu
Đơn vị tư vấn: Trung tâm tư vấn Công nghệ và Môi trường
5
Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Công đoạn nghiền xi măng công suất 1,8 triệu tấn xi
măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”
-
Đánh giá tác động tới môi trường không khí trong giai đoạn vận hành của Dự án Đầu
tư xây dựng mở rộng nhà máy xi măng Đồng Lâm công suất 1.000.000 tấn xi
-
măng/năm tại xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Đề xuất biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường không khí trong
giai đoạn vận hành nhà máy.
• Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường không khí trong giai đoạn thi
-
công xây dựng và vận hành của dự án.
Giải pháp bảo vệ môi trường không khí trong giai đoạn vận hành của dự án
Đề xuất hệ thống xử lý bụi xi măng
Chương trình quản lý và giám sát môi trường
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng môi trường không khí của dự án Đầu tư xây dựng mở rộng nhà máy
xi măng Đồng Lâm công suất 1.000.000 tấn xi măng/năm.
• Phạm vi nghiên cứu
Môi trường không khí khu vực dự án Đầu tư xây dựng mở rộng nhà máy xi măng
Đồng Lâm công suất 1.000.000 tấn xi măng/năm.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm tư vấn Công nghệ và Môi trường
6
Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Công đoạn nghiền xi măng công suất 1,8 triệu tấn xi
măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái niệm cơ bản về đánh giá tác động môi trường
1.1.1 Khái niệm về ĐTM
Theo Luật Bảo vệ môi trường của Nước CHXHCN Việt Nam, đánh giá tác
động môi trường (ĐTM) là “Quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi
trường của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của các cơ sở sản xuất,
kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc
phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường”.
Như vậy đối với một dự án đầu tư xây dựng, ĐTM là quá trình nghiên cứu để nhìn
trước những ảnh hưởng và hậu quả mà nó mang lại đối với môi trường để từ đấy để
xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và vận hành dự án một cách bền vững và có
hỉệu quả.
1.1.2 Mục đích của ĐTM
ĐTM có thế đạt được nhiều mục đích bởi ý nghĩa thiết thực của nó. Theo Lan
Gilpin mục đích của ĐTM trong xã hội có 10 điểm chính sau:
-
-
-
ĐTM nhằm cung cấp một quy trình xem xét tất cả các tác động có hại đến môi trường
của các chính sách, chương trình và của các dự án. Nó góp phần loại trừ cách “đóng
cửa” ra quyết định như vẫn thường làm trước đây, không tính đến ảnh hưởng môi
trường trong các khu vực công cộng và tư nhân.
ĐTM tạo ra cơ hội để có thể trình bày với người ra quyết định về tính phù hợp của
chính sách, chương trình, hoạt động, dự án về mặt môi trường, nhằm ra quyết định có
tiếp tục thực hiện hay không.
Đối với các chương trình, chính sách, hoạt động, dự án được chấp nhận thực hiện thì
ĐTM tạo ra cơ hội trình bày sự phối kết hợp các điều kiện có thể giảm nhẹ tác động có
hại tới môi trường.
ĐTM tạo ra phương thức để cộng đồng có thể đóng góp cho quá trình ra quyết định,
thông qua các để nghị bằng văn bản hoặc ý kiến gửi tới người ra quyết định. Công
chúng có thể tham gia vào quá trình này trong các cuộc họp công khai hoặc trong việc
hòa giải giữa các bên (thường là bên gây tác động và bên chịu tác động).
Với ĐTM, toàn bộ quá trình phát triển được công khai để xem xét một cách đồng thời
lợi ích của tất cả các bên: bên đề xuất dự án, Chính phủ và cộng đồng. Điều đó góp
phần lựa chọn được dự án tốt hơn để thực hiện.
Những dự án mà vể cơ bản không đạt yêu cầu hoặc đặt sai vị trí thì có xu hướng tự
loại trừ. không phải thực hiện ĐTM và tất nhiên là không cần cả đến sự chất vấn của
công chúng.
Thông qua ĐTM nhiều dự án được chấp nhận nhưng phải thực hiện những điều kiện
nhất định, chảng hạn chủ dự án phải đảm bảo quá trình quan trắc, giám sát, lập báo cáo
hàng năm, phải có phân tích sau dự án và kiểm toán môi trường độc lập.
Trong ĐTM phải xét cả đến các khả năng thay thế, chẳng hạn như công nghệ, địa
điểm đặt dự án phải được xem xét hết sức cẩn thận.
ĐTM được coi là công cụ phục vụ phát triển, khuyến khích phát triển tốt hơn, trợ giúp
cho tăng trướng kinh tế.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm tư vấn Công nghệ và Môi trường
7
Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Công đoạn nghiền xi măng công suất 1,8 triệu tấn xi
măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”
-
Trong nhiều trường hợp, ĐTM chấp nhận sự phát thải, kể cả phát thải khí nhà kính
cũng như việc sử dụng không hợp lý tài nguyên ở mức độ nào đấy, nghĩa là chấp nhận
phát triển tăng trường kinh tế.
1.1.3 Ý nghĩa của ĐTM
ĐTM đạt được nhiều ý nghĩa, song có thể nêu bốn ý nghĩa cơ bản mà ĐTM mang
lại là:
a. ĐTM là công cụ quản lý môi trường quan trọng. Song nó không nhằm thủ tiêu,
loại trừ hoặc gây khó dễ cho phát triển kinh tế – xã hội như nhiều người lầm tưởng mà
hỗ trợ phát triển theo hướng đảm bảo hiệu quả kinh tế bảo vệ môi trường. Vì vậy nó
góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững. Điều đó thể hiện qua một số điểm cụ thể
sau:
• ĐTM khuyến khích công tác quản lý môi trường tốt hơn và giúp cho dự án hoạt động
hiệu quả hơn.
• ĐTM có thế tiết kiệm được thời gian và tiền của trong thời hạn phát triển lâu dài. Qua
các nhân tố môi trường tổng hợp, được xem xét đến trong quá trình ra quyết định ở
giai đoạn quy hoạch của các cơ sở, địa phương và Chính phủ sẽ tránh được những chi
phí không cần thiết, tránh được những hoạt động sai lầm mà hậu hoạ của nó phải khắc
phục một cách rất tốn kém trong tương lai.
• ĐTM giúp cho Nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ hơn. Các
đóng góp của cộng đồng trước khi dự án được đầu tư, đảm bảo hiệu quả đầu tư dược
nâng cao, góp phần cho sự phát triển thịnh vượng chung trong tương lai. Thông qua
các kiến nghị của ĐTM, việc sử dụng tài nguyên sẽ thận trọng hơn và giảm được sự đe
dọa của suy thoái môi trường đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.
b. ĐTM không xét các dự án một cách riêng lẻ mà đặt chúng trong xu thế phát
triển chung của khu vực, của quốc gia và rộng hơn là toàn Thế giới. Khi đánh giá một
dự án cụ thể, bao giờ cũng xét thêm các dự án, phương án thay thế, nghĩa là xét đến
các dự án có thể cho cùng đầu ra, nhưng có công nghệ sử dụng khác nhau hoặc đặt ở
vị trí khác. Hơn nữa ở mỗi một khu vực luôn có chất lượng môi trường “nền”, mà khi
đặt dự án vào, cần phải cân nhắc kỹ, tránh gây tác hại tích lũy ở mức độ cao cho một
khu vực.
c. ĐTM huy động được sự đóng góp của đông đảo tầng lớp trong xã hội. Nó góp
phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý, của chủ dự án đến việc bảo vệ
môi trường. Đồng thời ĐTM liên kết được các nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau,
nhằm giải quyết công việc chung là đánh giá mức độ tác động môi trường các dự án,
giúp cho người ra quyết định chọn được dự án phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi
trường. ĐTM cũng phát huy được tính công khai của việc lập, thực thi dự án và ý thức
của cộng đồng trong việc tham gia ĐTM nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung.
d. ĐTM còn giúp kết hợp các công tác bảo vệ môi trường trong thời gian dài.
Mọi tác động được tính đến không chí qua mức độ mà còn theo khả năng tích lũy, khả
năng kéo dài theo thời gian. Trong thực tế nhiều vấn đề được bỏ qua trong quá khứ đã
gây tác động có hại cho hiện tại và tương lai, nhiều hoạt động gây rủi ro lớn đã xảy ra
buộc chúng ta phải cân nhắc kỹ.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm tư vấn Công nghệ và Môi trường
8
Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Công đoạn nghiền xi măng công suất 1,8 triệu tấn xi
măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”
1.2 Tổng quan về phương pháp mô hình hóa trong ĐTM
1.2.1 Khái niệm mô hình hóa và các mô hình thông dụng.
Do ĐTM là môn khoa học đa ngành nên muốn dự báo và đánh giá đúng các tác
động chính của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội cần phải có các
phương pháp khoa học có tính tổng hợp. Dựa vào đặc điểm của dự án và đặc điểm môi
trường, các nhà khoa học đã sử dụng nhiều phương pháp dự báo với mức độ định tính
hoặc định lượng khác nhau. Mỗi phương pháp đều có điểm mạnh và điểm yếu. Việc
lựa chọn phương pháp cần dựa vào yêu cầu về mức độ chi tiết của ĐTM, kiến thức và
kinh nghiệm của người thực hiện ĐTM.
Phương pháp mô hình hóa là cách tiếp cận toán học mô phỏng diễn biến quá
trình chuyển hóa, biến đổi (phân tán hoặc pha loãng) trong thực tế về thành phần và
khối lượng của các chất ô nhiễm trong không gian và theo thời gian. Đây là một
phương pháp có mực độ định lượng và độ tin cậy cao cho việc mô phỏng các quá trình
vật lý, sinh học trong tự nhiên và dự báo tác động môi trường, kiểm soát các nguồn
gây ô nhiễm.
Các mô hình đang được áp dụng rộng rãi trong định lượng các tác động môi
trường gồm:
- Các mô hình chất lượng không khí: Dự báo phát tán bụi, SO2, NOx, CO từ ống
khói;
- Các mô hình chất lượng nước: Dự báo phát tán ô nhiễm hữu cơ (DO, BOD)
theo dòng sông và theo thời gian; Dự báo phát tán ô nhiễm dinh dưỡng (N,P) theo
dòng sông và theo thời gian; Dự báo phát tán các chất độc bền vững (kim loại nặng,
hydrocacbon đa vòng thơm) từ nguồn thải; Dự báo ô nhiễm hồ chứa (ô nhiễm hữu cơ,
phú dưỡng hóa,...); Dự báo xâm nhập mặn và phân tán chất ô nhiễm trong nước dưới
đất; Dự báo lan truyền ô nhiễm nhiệt trong sông, biển;
- Các mô hình dự báo lan truyền dầu; Các mô hình dự báo bồi lắng, xói lở bờ
sông, hồ, biển;
- Các mô hình dự báo lan truyền tiếng ồn;
- Các mô hình dự báo lan truyền chấn động;
- Các mô hình dụ báo địa chấn.
1.2.2 Mô hình lan truyền chất ô nhiễm trong không khí.
Quá trình phát thải các khí thải trong không khí là một quá trình phức tạp. Để
đánh giá chất lượng không khí, hai phương pháp thường được sử dụng là phương pháp
thực nghiệm và phương pháp mô hình hóa. Đối với phương pháp thực nghiệm do số
Đơn vị tư vấn: Trung tâm tư vấn Công nghệ và Môi trường
9
Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Công đoạn nghiền xi măng công suất 1,8 triệu tấn xi
măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”
điểm đo thực tế ít, số lần đo không nhiều, tần suất đo thấp nên đánh giá dựa vào giá trị
quan trắc chưa cho thấy bức tranh tổng quát về chất lượng không khí vùng nghiên cứu.
Do vậy phương pháp mô hình hóa có ưu thế hơn do có thể khắc phục được nhược
điểm này.
Trên thế giới có hơn 20 dạng mô hình tính toán và dự báo môi trường không
khí, có thể tập hợp thành các hướng chính sau đây:
Hướng 1: Mô hình thống kê kinh nghiệm dựa trên cơ sở lý thuyết của Gauss với
giả thiết rằng sự phân bố nồng độ ô nhiễm tuân theo quy luật phân bố chuẩn.
Hiện nay các nhà khoa học trên thế giới đang ứng dụng và hoàn thiện mô hình sao cho
phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia.
Hướng 2: Mô hình thống kê thủy động của Berliand là sử dụng lý thuyết khuếch
tán rối trong điều kiện khí quyển có phân tầng kết nhiệt. Mô hình này được Berliand
hoàn thiện và áp dụng thành công ở Nga.
Hướng 3: Mô hình trị số dựa trên việc giải hệ phương trình đầy đủ của nhiệt
động lực học khí quyển bằng phương pháp số. Hướng này còn gặp khó khăn trong lý
thuyết động lực học vùng vĩ độ thấp, vì vậy ứng dụng vào nước ta còn hạn chế.
Trong 3 hướng trên, mô hình phát thải Gauss được sử dụng rộng rãi nhất để mô
phỏng quá trình phát thải chất ô nhiễm trong môi trường không khí và dự báo các chất
ô nhiễm không khí thải ra từ các nguồn thải.
Hiện nay mô hình Gauss được áp dụng nhiều hơn ở Việt Nam vì số liệu đầu vào
phù hợp với điều kiện trong nước. Mô hình này được áp dụng cho các nguồn thải
điểm. Cơ sở mô hình này là biểu thức đối với phân bố chuẩn hay còn gọi là phân bố
Gauss các chất ô nhiễm trong khí quyển.
Mô hình Gauss yêu cầu các số liệu đầu vào như công suất phát thải của nguồn
thải, số liệu khí tượng của địa phương và tính chất của khí thải,...
Công thức tính nồng độ chất ô nhiễm như sau:
C(x,y,z) = .
Trong đó:
Q: là công suất phát thải (m3/s)
V: giới hạn theo phương dọc (m)
Us: là tốc độ gió trung bình tại độ cao phát thải (m3/s)
σy, σz: hệ số khuếch tán theo phương ngang và thẳng đứng
Đơn vị tư vấn: Trung tâm tư vấn Công nghệ và Môi trường
10
Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Công đoạn nghiền xi măng công suất 1,8 triệu tấn xi
măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”
Để tính toán theo mô hình Gauss, chúng ta có rất nhiều lựa chọn khác nhau
được cụ thể hóa bằng các phần mềm tính toán dựa trên mô hình Gauss như: ISC,
SUTTON, METI-LIS,..
Đơn vị tư vấn: Trung tâm tư vấn Công nghệ và Môi trường
11
Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Công đoạn nghiền xi măng công suất 1,8 triệu tấn xi
măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Dự án nghiên cứu
- Tên dự án: Đầu tư xây dựng mở rộng nhà máy xi măng Đồng Lâm công suất
1.000.000 tấn xi măng/năm.
- Chủ dự án: Công ty cổ phần xi măng Đồng Lâm.
2.1.2 Vị trí địa lý
Dây chuyền nghiền, đóng bao và xuất xi măng số 2 sẽ được xây dựng trên diện
tích đất hiện hữu trong mặt bằng Nhà máy xi măng Đồng Lâm với thiết kế tổng thể
nhà máy hiện hữu đã được tính đến mặt bằng cho giai đoạn 2.
Diện tích chiếm đất của dây chuyền số 2 khoảng 2,5ha, bao gồm:
-
Phần dây chuyền công nghệ và hạ tầng: dự kiến 2.1ha.
Phần kho bãi mở rộng: dự kiến 0,4ha.
Vị trí tiếp giáp tổng thể của toàn nhà máy
-
Phía Bắc giáp hồ Phụ Nữ
Phía Tây giáp mỏ sét Văn Hóa
Phía Đông giáp hồ Trít
Phía Nam giáp mỏ sét Văn Hóa
Bảng 2.1 – Tọa độ mốc ranh giới mặt bằng nhà máy
STT
1
2
3
4
Tên điểm
A
B
C
D
Tọa độ VN2000
E
106 16’42,1’’
106016’42,0’’
106016’46,2’’
106016’47,1’’
0
N
17 45’44,5’’
17045’48,9’’
17045’48,9’’
17045’44,5’’
0
2.1.3 Các công trình hạ tầng kỹ thuật
Căn cứ theo yêu cầu và mục đích sử dụng, quy mô các hạng mục công trình
chính của Nhà máy được xây dựng được thể hiện trong Bảng 2.2
Bảng 2.2. Các hạng mục công trình chính của dây chuyền số 2
Đơn vị tư vấn: Trung tâm tư vấn Công nghệ và Môi trường
12
Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Công đoạn nghiền xi măng công suất 1,8 triệu tấn xi
măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”
Kích thước (m)
TT
Hạng mục
Đặc điểm kết cấu
Dài
I
1.1
Rộng
Cao
49
28
Khu sản xuất chính.
Kho phụ gia
(phần mở rộng)
66
− Nền nhà bằng BT đá dăm B15
(M200) dày 200mm.
− Móng đơn BTCT có giằng móng,
đài móng, móng thiết bị BTCT
B22.5 (M300).
− Cốt thép móng sử dụng thép AI,
AIII, có Fy = 2350kg/cm2, Fy =
3900kg/cm2.
− Lót bê tông đá dăm B7.5 (M100).
− Tường chắn bê tông cao 3.0m và
1.650m
− Khung kho sử dụng kết cấu giàn
không gian. Mái lợp tôn kết hợp
nhựa màu lấy ánh sáng , xà gồ thép
− Bao che tôn kết hợp nhựa màu lấy
ánh sáng
1.2
Silô xi măng (2
cái)
Φ15.0
34
− Lót bê tông đá dăm B7,5 (M100).
− Móng đơn BTCT B22,5.
− Thân silô là kết cấu thép, hệ kết cấu
đỡ là dạng khung cột, dầm sàn
BTCT B22,5
− Mái bằng kết cấu thép SS400
− Cốt thép móng sử dụng nhóm thép
AI, AII có Fy = 2350kg/cm2, Fy =
3900kg/cm2.
−
Móng nông trên nền đá phong hóa
Đơn vị tư vấn: Trung tâm tư vấn Công nghệ và Môi trường
13
Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Công đoạn nghiền xi măng công suất 1,8 triệu tấn xi
măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”
Kích thước (m)
TT
1.3
Hạng mục
Nhà đóng bao
và xuất XM
bao.
Đặc điểm kết cấu
Dài
Rộng
Cao
40
42.5
32
− Nền nhà bằng BT đá dăm B15
(M200) dày 200mm.
− Lót bê tông đá dăm B7.5 (M100).
− Móng BTCT, bê tông đá dămB22,5
− Kết cấu móng, khung, dầm, sàn nhà
đóng bao là kết cấu bê tông cốt thép
B22,5.
− Kết cấu móng nhà xuất bao là móng
đơn BTCT, kết cấu phần thân là kết
cấu thép tiền chế
− Sàn ở các độ cao: +5.7m, +7.9m,
+11.0m, +15.3m, +21.83m
− Bao che gạch
− Nhà đóng bao mái bằng BTCT
− Nhà xuất bao mái tôn
1.4
Nhà nghiền và 66.72
lọc bụi
31.3
35.9
− Nền nhà bằng bêtông đá dăm
B15(M200) dày 200mm
− Lót bê tông đá dăm B7.5 (M100).
− Móng BTCT, bê tông đá dămB22,5
− Kết cấu móng, khung, dầm, sàn nhà
là kết cấu bê tông cốt thép B22,5.
− Mái bê tông cốt thép
− Lan can bao quanh bằng thép
1.5
Trạm điện
chính
30
20
6
−
Móng đơn BTCT B22,5
−
Bao che bằng gạch
Đơn vị tư vấn: Trung tâm tư vấn Công nghệ và Môi trường
14
Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Công đoạn nghiền xi măng công suất 1,8 triệu tấn xi
măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”
Kích thước (m)
TT
1.6
Hạng mục
Nhà chuyển
hướng
Đặc điểm kết cấu
Dài
Rộng
5
5
Cao
17
−
Móng đơn BTCT B22,5
−
Cột, dầm kết cấu thép hình, sàn
thép
1.7
Cầu băng tải
112
2,5m
21.2
−
Bao che bên và lợp mái tôn
−
Móng đơn BTCT B22,5. Hệ cột
giằng, dầm kết cấu thép hình nhịp
15m, sàn thép
- Lan can sắt
1.8
Hệ thống xuất
xi măng rời
16
7.35
21.8
−
Lót bê tông đá dăm B7.5
(M100).
−
Móng
dămB22,5
−
Kết cấu móng, khung, dầm, là
kết cấu bê tông cốt thép B22,5.
−
Sàn bê tông cốt thép B22.5
−
Bao che bằng gạch từ cốt
+5.8~+16.5
BTCT,
bê
tông
đá
Lan can sắt bảo vệ
−
2.1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành
Dây chuyền 2 Nhà máy xi măng Đồng Lâm lựa chọn thiết bị tiên tiến, hiện đại.
Toàn bộ dây chuyền, thiết bị công nghệ được trang bị đồng bộ cùng với hệ thống kiểm
tra, đo lường và điều khiển tự động tiên tiến trên thế giới, cho phép sử dụng một cách
tối ưu các nguyên, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao
và ổn định, đồng thời bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất, vệ sinh công nghiệp và
bảo vệ môi trường thiên nhiên. Sơ đồ dây chuyền công nghệ của dây chuyền 2 - Nhà
máy xi măng Đồng Lâm được thể hiện dưới Hình 2.1.
Thạch cao
Silo clinker
Puzzoland
Đá vôi
Máy đập
đá vôi
Đơn vị tư vấn: Trung tâm tư vấn Công nghệ và Môi trường
15
Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Công đoạn nghiền xi măng công suất 1,8 triệu tấn xi
măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”
Băng tải
Băng tải
Định lượng
nghiền xi măng
Băng tải
Bụi tiếng
ồn
Nghiền xi măng
Bụi, tiếng ồn
Silo xi măng
Đóng bao và xuất xi măng đường bộ
Hình 2.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng
a. Công đoạn tiếp nhận và gia công nguyên liệu
- Tiếp nhận, đập và chứa đá vôi:
+ Tiếp nhận và đập đá vôi:
Đá vôi được khai thác tại mỏ đá vôi lèn Đứt Chân, cách mặt bằng nhà máy
khoảng 1,5km về phía Tây Nam. Đá vôi khai thác có kích thước ≤ 1500 mm được vận
chuyển bằng xe tải tự đổ có trọng tải 36 tấn về phễu tiếp nhận của trạm đập. Trạm đập
đá vôi được đặt cách mặt bằng nhà máy khoảng 950m và cách mỏ đá vôi khoảng
600m. Đá vôi được đổ trực tiếp từ xe tải xuống phễu tiếp nhận. Từ phễu tiếp nhận, nhờ
cấp liệu tấm, đá vôi được cấp đều đặn cho máy đập búa, năng suất 750T/h. Máy đập
búa một cấp được lựa chọn để đập đá vôi từ kích thước ban đầu max 1500mm xuống
cỡ hạt 95% nhỏ hơn 70mm, phù hợp với kích thước hạt cho phép cấp vào máy nghiền
kiểu con lăn đứng được sử dụng để nghiền liệu. Sản phẩm sau đập được hệ thống băng
tải, năng suất 900T/h, vận chuyển về kho đá vôi đặt tại nhà máy. Một thiết bị cân con
lăn được trang bị cho phép giám sát lượng đá vôi được vận chuyển về kho đồng nhất
sơ bộ tại nhà máy.
+ Kho đồng nhất sơ bộ đá vôi và vận chuyển sau kho:
Kho đồng nhất sơ bộ đá vôi là loại kho dài có mái che. Kho đá vôi có kích
thước B53m×L172,5m, được trang bị một thiết bị rải liệu kiểu cần rải, đánh đống theo
phương pháp Chevron với năng suất 900T/h. Thiết bị rải liệu làm việc theo chương
Đơn vị tư vấn: Trung tâm tư vấn Công nghệ và Môi trường
16
Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Công đoạn nghiền xi măng công suất 1,8 triệu tấn xi
măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”
trình tự động, tiếp nhận đá vôi từ hệ thống băng tải và rải thành hai đống có sức chứa
2×20.000 tấn đủ cho 7,5 ngày sản xuất. Kho đá vôi kiểu kho dài có bao che được chọn
trên cơ sở yêu cầu về hệ số đồng nhất, dự phòng và thuận tiện cho nhu cầu mở rộng
sức chứa. Do điều kiện khí hậu khu vực dự án không thuận lợi đối với phương pháp
khai thác đá vôi, một bãi chứa đá vôi trung gian ngoài trời sẽ được bố trí tại khu vực
gần trạm đập nhằm đảm bảo sự ổn định cho sản xuất của nhà máy.
Đá vôi từ kho được thiết bị rút liệu kiểu cầu rút ngang đống và hệ thống băng
tải có năng suất đến 400T/h đưa lên két định lượng đá vôi tại trạm định lượng cấp liệu
cho máy nghiền liệu. Thiết bị rút kiệu cắt ngang đống khi kết hợp với thiết bị đánh
đống đã chọn bảo đảm yêu cầu về đồng nhất đến 8:1.
Công đoạn tiếp nhận và đập đất sét
+ Tiếp nhận và đập đất sét:
Đất sét khai thác từ mỏ với kích thước không quá 800mm được vận chuyển
bằng xe tải tự đổ trọng tải trên 20 tấn về trạm đập. Trạm đập đất sét được bố trí ngay
cạnh mặt bằng nhà máy. Đất sét được đổ trực tiếp từ ô tô vào phễu tiếp nhận. Từ phễu
tiếp nhận, đất sét được cho máy đập nhờ thiết bị cấp liệu tấm có tốc độ thay đổi được.
Máy đập 2 trục có năng suất 200T/h được lựa chọn để đập nguyên liệu sét từ kích
thước ban đầu đến cỡ hạt cho phép cấp cho máy nghiền liệu kiểu con lăn đứng. Giải
pháp sử dụng máy đập 2 trục có răng cho phép đập được cả sét dẻo độ ẩm cao, sét
cứng đến kích thước 95% nhỏ hơn 70mm. Sau khi đập, đất sét được hệ thống băng tải,
năng suất 250T/h, vận chuyển về kho đất sét tại mặt bằng nhà máy với cự ly vận
chuyển khoảng 250m. 01 thiết bị cân con lăn được trang bị cho phép giám sát lượng
đất sét được vận chuyển về kho đồng nhất sơ bộ tại nhà máy.
+ Kho đồng nhất sơ bộ đất sét và vận chuyển sau kho:
Kho đồng nhất sơ bộ sét là loại kho dài, có bao che. Kho đất sét có kích thước
B26,8m×L127,5m được trang bị thiết bị rải liệu kiểu cầu làm việc theo nguyên lý
Chevron với năng suất 250T/h. Thiết bị rải liệu làm việc theo chương trình tự động,
tiếp nhận đất sét từ hệ thống băng tải và rải thành hai đống có sức chứa 2×7.500 tấn đủ
cho 15 ngày sản xuất. Đất sét từ kho chứa được thiết bị rút kiểu cầu cào từ chân đống
(cào ngược) và hệ thống băng tải, năng suất 100T/h, vận chuyển lên két đất sét của
trạm định lượng cấp liệu cho máy nghiền nguyên liệu. Với thiết bị được chọn, kho
đồng nhất sét có hệ thống đồng nhất đến 8:1.
Công đoạn tiếp nhận, đập và chứa laterit, thạch cao, phụ gia, than
+ Tiếp nhận, đập và vận chuyển laterit, phụ gia điều chỉnh, thạch cao, phụ
gia xi măng:
Đơn vị tư vấn: Trung tâm tư vấn Công nghệ và Môi trường
17
Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Công đoạn nghiền xi măng công suất 1,8 triệu tấn xi
măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”
Letarit và phụ gia điều chỉnh (dự phòng) được cung cấp gần khu vực nhà máy,
vận chuyển bằng đường bộ về phễu tiếp nhận tại nhà máy. Do nhu cầu sử dụng phụ gia
này rất nhỏ nên dự kiến sẽ mua nguyên liệu này với kích thước ban đầu theo yêu cầu
cho phép của máy nghiền con lăn đứng.
Puzzoland Khe Mạ kích thước ≤ 200mm được vận chuyển về trạm tiếp nhận tại
mặt bằng nhà máy bằng đường bộ với cự ly vận chuyển khoảng 12km.
Bazan được mua tại mỏ Phường Rãnh (xã Quế Lộ - huyện Quế Sơn – Quảng
Nam) hoặc mỏ baazan núi Voi – núi Ngang (xã Tịnh Khê – huyện Sơn Tịnh – Quảng
Ngãi). Bazan được vận chuyển bằng đường biển và trung chuyển theo đường bộ từ
cảng Thuận An hoặc cảng Chân Mây về mặt bằng nhà máy.
Thạch cao Lào được vận chuyển bằng đường bộ từ Đông Hà (Quảng Trị) về
trạm tiếp nhận tại mặt bằng nhà máy với cự ly vận chuyển khoảng 40km. Thạch cao
được nhập khẩu từ Lào bởi công ty kinh doanh thạch cao có kích thước đến 350mm
Laterit, phụ gia điều chỉnh (dự phòng), puzzoland, bazan và thạch cao được đổ
trực tiếp vào phễu tiếp nhận. Thiết bị cấp liệu cho máy đập hàm là loại cấp liệu sang
rung (vibrating feeder). Các hạt liệu nhỏ đạt yêu cầu sẽ lọt qua khe sang đi xuống băng
tải thu hồi liệu sau máy đập. Các hạt vật liệu to hơn sẽ được thiết bị cấp liệu sàng rung
cấp đều đặn vào máy đập hàm, năng suất 250T/h. Sản phẩm sau đập với cỡ hạt 90%
nhỏ hơn 70mm được hệ thống băng tải, năng suất 250T/h vận chuyển lên kho hỗn hợp.
01 thiết bị cân con lăn được trang bị cho phép giám sát lượng vật liệu được vận chuyển
về kho chứa.
+ Tiếp nhận và vận chuyển than
Than cám Hòn gai (Quảng Ninh) được vận chuyển bằng đường biển về cảng
Thuận An( hoặc cảng Chân Mây) và được trung chuyển về nhà máy bằng đường bộ.
Than được đổ vào phễu tiếp nhận tại mặt bằng nhà máy và được hệ thống băng tải,
năng suất 200T/h vận chuyển lên kho hỗn hợp. 01 thiết bị cân con lăn được trang bị
cho phép giám sát lượng vật liệu được vận chuyển về kho chứa.
+ Kho hỗn hợp chứa letarit, phụ gia điều chỉnh, thạch cao, phụ gia xi
măng, than cám và vận chuyển sau kho:
Kho hỗn hợp là loại kho dài, được bao che kín với kích thước B52m×L150m.
Kho được ngăn đôi dọc theo chiều dài của kho. Một nửa kho dành để chứa than với hệ
thống thiết bị rải liệu và rút liệu dành riêng cho than. Một nửa kho còn lại được ngăn
thành các ngăn riêng biệt để chứa laterit, phụ gia điều chỉnh, thạch cao, puzzoland và
bazan, phần nửa kho này cũng được bố trí thiết bị rải liệu và rút liệu riêng. Hai hệ
thống thiết bị rải và rút liệu của mỗi nửa kho hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm tư vấn Công nghệ và Môi trường
18
Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Công đoạn nghiền xi măng công suất 1,8 triệu tấn xi
măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”
Các thiết bị rải liệu của kho hỗn hợp là loại cầu rải trên cao (kiểu trippe car) rải
vật liệu thành đống tại các ngăn chứa riêng biệt. Năng suất các thiết bị rải liệu lần lượt
là 200T/h cho riêng than cám và 250T/h cho các nguyên liệu còn lại. Các thiết bị rải
liệu làm việc theo chương trình tự động, rải liệu thành các đống có sức chứa như sau:
Than
: 2 × 9000 tấn đảm bảo 37,2 ngày sản xuất.
Thạch cao
: 2 × 3000 tấn đảm bảo 63,8 ngày sản xuất.
Puzzoland
: 2 × 5000 tấn đảm bảo 19,7 ngày sản xuất.
Laterit
: 1 × 4000 tấn đảm bảo 29,4 ngày sản xuất.
Phụ gia đ/chỉnh
: 1 × 2000 tấn.
Để rút vật liệu từ kho hỗn hợp, 02 thiết bị rút liệu kiểu rút kiểu bán cổng (semi
portal) được sử dụng để rút liệu riêng cho than và cho laterit, phụ gia điều chỉnh, thạch
cao và phụ gia xi măng. Năng suất mỗi thiết bị rút liệu là 150T/h (đã tính toán đến giai
đoạn mở rộng nâng công suất nhà máy). Trên tuyến băng tải vận chuyển than đến két
than thô có bố trí thiết bị tách và thiết bị phát hiện kim loại nhằm mục đích bảo vệ máy
nghiền than.
b. Công đoạn sản xuất bột liệu
Định lượng nguyên liệu:
Hệ thống định lượng máy nghiền gồm các két cân kết cấu thép có sức chứa như
sau:
-
Két cân chứa đá vôi
: 550 tấn
Kết cân chứa sét
: 180 tấn
Két cân chứa laterit
: 130 tấn
Két cân chứa phụ gia dự phòng : 130 tấn
Mỗi két cân được đỡ trên hệ thống các tế bào cân để điều khiển mức liệu trong
két và được trang bị thiết bị định lượng thích hợp. Nguyên liệu từ các két chứa trên
được rút và định lượng theo tỷ lệ đặt trực tuyến với mọi tỷ lệ cấp liệu máy nghiền. Các
cân bằng được lựa chọn có dải điều chỉnh:
-
Cấp liệu đá vôi
: 80 – 400 T/h
Cấp liệu đất sét
: 20 – 100 T/h
Cấp liệu Letarit
: 2 – 20 T/h
Cấp liệu phụ gia dự phòng : 2 - 20 T/h
Tỷ lệ phối liệu được điều khiển trực tuyến bằng cách sử dụng kết quả phân tích
của phổ kế tia X hàng giờ. Băng tải chung được sử dụng cấp liệu máy nghiền qua van
kín khí kiểu van quay nhằm mục đích ngăn ngừa gió lọt vào hệ thống nghiền. Hệ
Đơn vị tư vấn: Trung tâm tư vấn Công nghệ và Môi trường
19
Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Công đoạn nghiền xi măng công suất 1,8 triệu tấn xi
măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”
thống thiết bị tách từ và phát hiện kim loại được trang bị ở vị trí thích hợp nhằm mục
đích bảo vệ máy nghiền.
Công đoạn nghiền liệu và vận chuyển bột liệu
Máy nghiền liệu là thiết bị chính của công đoạn nghiền liệu. Nhà máy xi măng
Đồng Lâm dự kiến trang bị máy nghiền con lăn đứng nhờ có những ưu điểm như khả
năng bột liệu có độ ẩm cao, tiêu hao năng lượng điện nghiền thấp, được trang bị phân
ly hiệu suất cao. Máy nghiền liệu được chọn có năng suất 320T/h (với độ mịn ≤ 12%
trên sàng 90µ, độ ẩm không quá 1%) đảm bảo cho hoạt động liên tục của lò nung, có
đủ hệ số dự phòng năng suất cho phép những thay đổi trong vận hành thông thường
cũng như gián đoạn do yêu cầu bảo dưỡng.
Khí thải sau tháp trao đổi nhiệt được sử dụng làm nguồn khí nóng sấy liệu trong
máy nghiền. Buồng đốt sử dụng dầu DO được trang bị để cấp khí nóng cho máy
nghiền trong trường hợp khởi động lò quay hoăc phối liệu có độ ẩm cao hơn trong
mừa mưa, Ngoài ra, hệ thống tuần hoàn ngoài của máy nghiền liệu bao gồm xích cào
và van kín khí được trang bị cho hệ thống tuần hoàn ngoài, kết hợp với gầu nâng, đưa
các hạt liệu thô lọt qua vành phân phối khí trở lại máy nghiền qua băng tải chung cấp
liệu máy nghiền giúp giảm tổn thất áp suất qua máy nghiền nhờ đó giảm được tiêu hao
điện ở quạt nghiền.
Bột liệu có độ mịn yêu cầu được dòng khí nâng lên, được phân ly qua phân ly
hiệu suất cao, được thu hồi nhờ hệ thống xyclone. Mẫu đại diện trung bình bột liệu
được lấy liên tục từ dòng bột liệu vận chuyển lên silo đồng nhất nhờ thiết bị lấy mẫu
vít để phân tích và điều khiển cấp liệu nghiền. Kết quả phân tích được tự động sử dụng
để điểu khiển cấp liệu máy nghiền, theo đó mức cấp liệu từng cấu tử được điều khiển
trực tuyến.
Bột liệu thu được trong xyclone được vận chuyển lên đỉnh silo đồng nhất nhờ
hệ thống các máng khí động, gầu nâng và thiết bị phân phối bột liệu trên đỉnh silo.
Tính đến các điều kiện vận hành khác nhau, năng suất của hệ thống vận chuyển bột
liệu lên silo đống nhất có năng suất đến 400T/h
Một cầu trục với sức nâng phù hợp cũng được trang bị phục vụ công tác bảo
dưỡng máy nghiền liệu. Tời điện có sức nâng thích hợp cũng được trang bị phục vụ
công tác bảo dưỡng các hệ thống dẫn động trên cao, đỉnh gầu nâng.
Công đoạn đồng nhất và chứa bột liệu:
Bột liệu được cấp vào silo đồng nhất nhờ hệ thống phân phối bột liệu trên đỉnh
silo. Silo đồng nhất có kích thước Φ20m×H75m với sức chứa 15000 tấn hoạt động
Đơn vị tư vấn: Trung tâm tư vấn Công nghệ và Môi trường
20
Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Công đoạn nghiền xi măng công suất 1,8 triệu tấn xi
măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”
theo nguyên tắc Nạp – đồng nhất – tháo liên tục. Sức chứa silo được chọn tương ứng
với sức chứa khoảng 2,5 ngày hoạt động bình thường của hệ thống lò nung.
Hệ thống máng khí động dạng hở bố trí trên đáy silo và làm việc theo tuần tự
được lập trình đảm bảo quá trình đồng nhất và rút bột liệu. Hệ số đồng nhất của silo là
8:1. Khi kết hợp với hệ thống đồng nhất sơ bộ các nguyên liệu và định lượng chính
xác cấp liệu máy nghiền sẽ cho phép đảm bảo độ lệch tiêu chuẩn theo LSF không quá
1,5 (hoặc tính theo CaCO3 không quá 0,2).
Công đoạn hệ thống cấp liệu lò
Bột liệu được tháo qua các cửa tháo tại đáy silo xuống két cân có sức chứa 120
tấn được bố trí ngay dưới silo đồng nhất. Bột liệu được rút từ silo đồng nhất vào két
cân cấp liệu lò thông qua hệ thống máng khí động. Két cân kết cấu thấp thép đặt trên
các tế bào cân để điều khiển mức rút liệu khỏi silo đồng nhất chính xác. Một thiết bị
mẫu tự động cũng được trang bị để lấy mẫu bột liệu cấp lò để phân tích hàng giờ.
Các van khí kín cần thiết cũng được trang bị nhằm giảm tối đa lượng gió lọt vào
hệ thống. Khí nén cần thiết cho quá trình đồng nhất và rút bột liệu từ silo được cấp bởi
các quạt Root. Thiết bị định lượng bột liệu theo nguyên lý đo xung lực được sử dụng
để điều khiển mức cấp liệu cho lò quay. Bột liệu từ két cấp liệu lò, qua thiết bị định
lượng được hệ thống máng khí động và gầu nâng có dải năng suất đến 350T/h đưa lên
đỉnh tháp trao đổi nhiệt.
Mẫu đại diện trung bình bột liệu được lấy liên tục từ dòng bột liệu cấp cho lò
nung nhờ thiết bị lấy mẫu kiểu vít để phân tích và điều khiển hệ thống đồng nhất bột
liệu cũng như chế độ nung của lò.
2.1.5 Điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội.
a. Điều kiện tự nhiên và môi trường.
Quá trình lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm phụ thuộc rất nhiều vào
điều kiện khí tượng tại khu vực dự án. Các yếu tố đó là:
- Nhiệt độ và độ ẩm của không khí.
- Lượng mưa, nắng và bức xạ.
- Chế độ gió và đặc điểm về bão lũ lụt.
Theo tài liệu niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2015 cho thấy các đặc
trưng của yếu tố khí tượng xuất hiện như sau:
Nhiệt độ:
Đơn vị tư vấn: Trung tâm tư vấn Công nghệ và Môi trường
21
Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Công đoạn nghiền xi măng công suất 1,8 triệu tấn xi
măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”
-
-
-
Nhiệt độ trung bình năm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2011 đến năm 2015 dao
động từ 23,40C đến 25,30C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là 30,9 0C (tháng 6
năm 2011).
Năm 2012 nhiệt độ không khí trung bình tại Quảng Bình trong các tháng có xu hướng
giảm hơn so với năm 2011 từ 1-5 0C. Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm 2012 là
30,10C (tháng 6). Nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm là 15,20C (tháng 1).
Năm 2015, Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là 30,6 (tháng 6). Nhiệt độ trung
bình thấp nhất trong năm là 17,70C (tháng 1).
Nhiệt độ trung bình đo tại Quảng Bình từ năm 2011 đến năm 2015 được thể hiện trong
bảng dưới đây:
Bảng 2.3. Nhiệt độ trung bình năm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ
năm 2011 đến năm 2015 (0C)
Năm
2011
2012
2013
2014
2015
Bình quân năm
25,3
23,4
25,1
25,0
25,0
Tháng 1
19,9
15,2
17,8
18,5
17,7
Tháng 2
22,0
18,4
18,5
21,7
19,2
Tháng 3
22,0
17,5
21,4
23,9
21,7
Tháng 4
25,3
23,3
26,3
25,9
26,0
Tháng 5
29,7
27,0
29,2
29,5
30,0
Tháng 6
30,9
30,1
30,1
29,3
30,6
Tháng 7
30,2
29,5
29,7
28,9
29,7
Tháng 8
27,8
28,2
29,2
29,0
29,3
Tháng 9
28,2
26,7
26,8
27,0
27,9
Tháng
Đơn vị tư vấn: Trung tâm tư vấn Công nghệ và Môi trường
22
Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Công đoạn nghiền xi măng công suất 1,8 triệu tấn xi
măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”
Tháng 10
24,1
23,8
25,6
24,6
25,2
Tháng 11
22,2
23,3
24,8
23,0
23,9
Tháng 12
20,5
17,2
21,5
18,1
18,3
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Bình - Niên giám thống kê Quảng Bình
năm 2015)
Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình các năm của khu vực Quảng Bình dao động từ 8185%. Độ ẩm trung bình cả năm có xu hướng giảm, năm 2011 và 2013 ổn định ở mức
84%. Năm 2012 độ ẩm tăng 1% và ở mức 85% cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây,
tiếp sang năm 2013 độ ẩm giảmxuống còn 84%.Từ năm 2013 đến năm 2015, độ ẩm
tiếp tục giảm cho tới 81% vào năm 2015. Độ ẩm không khí trung bình các năm từ năm
2011 đến năm 2015 được thể hiện tại bảng dưới đây:
Bảng 2.4. Độ ẩm trung bình năm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm
2011 đến năm 2015 (%)
Năm
2011
2012
2013
2014
2015
Bình quân năm
84
85
84
83
81
Tháng 1
Tháng 2
90
89
90
90
93
90
86
89
84
91
Tháng 3
86
90
88
90
91
Tháng 4
87
89
82
87
85
Tháng 5
77
83
80
74
69
Tháng 6
72
71
73
71
69
Tháng 7
75
74
75
75
72
Tháng 8
85
82
76
76
76
Tháng 9
83
88
88
84
81
Tháng 10
90
91
87
89
83
Tháng 11
86
89
88
89
86
Tháng 12
87
88
89
86
85
Tháng
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Bình - Niên giám thống kê Quảng Bình
năm 2015)
Đơn vị tư vấn: Trung tâm tư vấn Công nghệ và Môi trường
23
Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Công đoạn nghiền xi măng công suất 1,8 triệu tấn xi
măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”
Thời kỳ độ ẩm cao nhất đúng vào thời kỳ mưa phùn từ tháng 2 đến tháng 4, độ
ẩm trung bình hàng tháng khoảng 85 - 91%. Thời kỳ độ ẩm cao thứ 2 đúng vào thời
mưa nhiều từ tháng 10 đến tháng 12, độ ẩm trung bình hàng tháng khoảng 83-86%. .
Cả 2 thời kỳ đều có độ ẩm trung bình hàng tháng khoảng 86 - 87%. Thời kỳ độ ẩm
thấp từ tháng 5 đến tháng 8, độ ẩm trung bình từ 69 -76% .
Lượng mưa
Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất lỏng. Lượng
mưa càng lớn thì mức độ ô nhiễm càng giảm. Vì vậy, mức độ ô nhiễm vào mùa mưa
giảm hơn mùa khô. Lượng mưa trên khu vực Quảng Bình được chia làm 2 thời kỳ:
- Từ tháng 4 đến tháng 10, rải rác sang tháng 11 (tùy từng năm) nhưng chủ yếu
tập trung vào các tháng 5,6,7,8,9.
- Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Trong mùa khô có những tháng hầu như
không mưa nhưng từ tháng 1 đến tháng 3 (mùa xuân) thời tiết lại có phần ẩm ướt.
Lượng mưa trung bình đo được ở Trạm khí tượng thủy văn Quảng Bình từ năm
2011 - 2015 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.5. Lượng mưa các tháng trong từ năm 2011 đến năm 2015 (mm)
Năm
Tháng
2011
2012
2013
2014
2015
Cả năm
2.908
2.662
1.744
2.407
1.490
Tháng 1
65,5
48,8
38,3
29,9
20,4
Tháng 2
9,4
27,1
11,0
28,3
21,0
Tháng 3
12,8
77,7
17,5
53,4
16,8
Tháng 4
70,2
28,3
82,2
31,9
42,0
Tháng 5
43,5
89,6
154,7
96,2
50,8
Tháng 6
99,1
33,6
82,6
94,8
105,5
Tháng 7
308,8
89,4
123,2
144,5
113,9
Đơn vị tư vấn: Trung tâm tư vấn Công nghệ và Môi trường
24
Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Công đoạn nghiền xi măng công suất 1,8 triệu tấn xi
măng/năm thuộc dự án nhà máy xi măng Quảng Phúc”
Tháng 8
470,8
125,2
145,2
77,9
130,2
Tháng 9
112,5
772,5
547,0
947,7
162,2
Tháng 10
1.578,5
930,5
281,9
688,9
509,0
Tháng 11
67,2
331,3
156,8
152,4
191,1
Tháng 12
69,8
107,6
103,7
61,4
127,3
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Bình - Niên giám thống kê Quảng Bình
năm 2015)
Gió và chế độ gió
Gió là yếu tố khí tượng cơ bản nhất có ảnh hưởng đến sự lan truyền chất ô nhiễm
trong không khí và xáo trộn chất ô nhiễm. Tốc độ gió càng cao thì chất ô nhiễm lan tỏa
càng xa nguồn ô nhiễm và nồng độ chất ô nhiễm càng được pha loãng bởi không khí
sạch.
Ngược lại tốc độ gió càng nhỏ hoặc không có gió thì chất ô nhiễm sẽ bao trùm
xuống mặt đất tại chân các nguồn thải làm cho nồng độ chất gây ô nhiễm trong không
khí xung quanh tại nguồn thải sẽ đạt giá trị lớn nhất. Hướng gió thay đổi làm cho mức
độ ô nhiễm và khu vực bị ô nhiễm cũng biến đổi theo.
Quảng Bình nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên có hai mùa gió chính là:
gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hè. Do địa hình chi phối nên hướng gió không
phản ánh đúng cơ chế của hoàn lưu. Tuy nhiên, hướng gió thịnh hành vẫn biến đổi
theo mùa rõ rệt.
Ở Quảng Bình các tháng 7 và tháng 8 chưa quan sát thấy gió mùa Đông Bắc xuất
hiện, tháng 6 và tháng 9 là những tháng ít quan sát thấy gió mùa Đông Bắc, còn lại các
tháng 1, 2, 3 và tháng 11, 12 là những tháng có số đợt gió mùa Đông Bắc nhiều nhất
(trung bình có khoảng 2,5 đợt) nhiều nhất là 5 đợt, ít nhất là 1 đợt.
Trung bình hàng năm Quảng Bình chịu ảnh hưởng khoảng 17 đến 18 đợt gió mùa
Đông Bắc. Như vậy, ở Quảng Bình chịu ảnh hưởng khoảng 70% số đợt gió mùa Đông
Bắc ảnh hưởng đến thời tiết nước ta.Tốc độ gió: Tốc độ gió trung bình năm tại đồng
bằng ven biển từ 2,5 - 3,0 m/s, tại vùng núi dưới 2,5 m/s, tốc độ gió trung bình giảm
Đơn vị tư vấn: Trung tâm tư vấn Công nghệ và Môi trường
25