Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

ĐÁNH GIÁ “ĐIỂM NÓNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG” LƯU VỰC SÔNG BẮC HƯNG HẢI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.93 MB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÙI NGỌC TRÂM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ “ĐIỂM NÓNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG”
LƯU VỰC SÔNG BẮC HƯNG HẢI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

HÀ NỘI, 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÙI NGỌC TRÂM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ “ĐIỂM NÓNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG”
LƯU VỰC SÔNG BẮC HƯNG HẢI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

Ngành
: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã ngành : 52 85 01 01
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. TĂNG THẾ CƯỜNG

HÀ NỘI, 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Đồ án tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu và học hỏi
của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Tăng Thế Cường – Chánh văn phòng Bộ Tài
nguyên và môi trường và ThS. Vũ Văn Doanh – Trưởng Bộ môn Quản Lý Môi
trường - Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội,
không sao chép ở bất cứ tài liệu nào.
Các số liệu được sử dụng trong đồ án là số liệu do bản thân tự thu thập và
điều tra thực tế, các số liệu kế thừa đã được ghi rõ nguồn, để thực hiện cho việc
phân tích, đánh giá, nhận xét trong khóa luận. Ngoài ra, tôi có sử dụng một số
nhận xét, nhận định của các tác giả từ các đề tài có liên quan, đã được liệt kê
trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu như phát hiện có sự gian lận, vi phạm quy chế của nhà trường, tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng cũng như kết quả đồ án của mình.
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Bùi Ngọc Trâm


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp, ngoài sự phấn đấu, nỗ lực
của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình từ phía Quý Thầy Cô, các
cô chú, anh chị trong và ngoài trường. Với tấm lòng kính trọng sâu sắc và biết ơn
chân thành nhất, em xin được trân trọng bày tỏ lời cảm ơn tới:
TS. Tăng Thế Cường, Chánh Văn Phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
người Thầy đã chỉ dạy, định hướng và động viên em hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Th.S Vũ Văn Doanh, Trưởng Bộ môn Quản lý môi trường, Trường Đại
học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, người Thầy đáng kính đã hết lòng giúp
đỡ, dành thời gian công sức hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình thực
hiện đồ án.

Các thầy cô giảng dạy tại Khoa Môi trường, Trường đại học Tài nguyên
và Môi trường Hà Nội đã cung cấp cho em những kiến thức quý giá và đã tạo
mọi điều kiện, giúp đỡ hết sức nhiệt tình để giúp em hoàn thành tốt báo cáo này.
Các anh chị cán bộ và chuyên viên Phòng Bảo vệ môi trường lưu vực sông và
vùng ven biển – Cục Quản lý Chất thải và Cải thiện môi trường, Tổng cục Môi trường
đã tận tình chỉ bảo, tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành đồ án của mình.
Các chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá hiện trạng và bảo vệ môi trường
nước lưu vực sông tại Tổng cục Môi trường, các chuyên viên tại Trung tâm
nghiên cứu biến đổi toàn cầu (CẢRGC) cũng như những người dân đã dành thời
gian đưa ra những ý kiến hết sức quý báu, hỗ trợ trả lời câu hỏi tham vấn.
Và em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em.
Tuy nhiên, do trình độ hiểu biết của bản thân còn hạn chế, trong đồ án tốt
nghiệp sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự
chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy, cô cùng các anh, chị và các bạn để báo cáo
của mình có thể trở nên hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Bùi Ngọc Trâm


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................
DANH MỤC BẢNG............................................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................
............................................................................................................................
MỞ ĐẦU..............................................................................................................
1. Lí do lựa chọn đề tài................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN...............................................................................
1.1. Một số khái niệm về ô nhiễm và điểm nóng ô nhiễm môi trường.........3
1.2. Các cơ sở pháp lý liên quan đến tiêu chí xác định điểm nóng ô nhiễm
môi trường....................................................................................................4
1.3. Hiện trạng các nghiên cứu về điểm nóng ô nhiễm môi trường..............5
1.3.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường lưu vực sông...............................
1.3.2. Hiện trạng các công trình nghiên cứu về điểm nóng ô
nhiễm môi trường...................................................................................
1.3.3. Tổng quan về phương pháp tham vấn ý kiến chuyên
gia theo vòng lặp Delphi và cách thức sử dụng phương pháp
Delphi trong việc xây dựng bộ tiêu chí xác định điểm nóng ô
nhiễm môi trường...................................................................................
1.4. Khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội lưu vực sông Bắc
Hưng Hải....................................................................................................10
1.4.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên.............................................................
1.4.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội.......................................................
1.4.3. Tổng quan về hiện trạng chât lượng nước của sông
Bắc Hưng Hải.......................................................................................
Hình 1.2. Diễn biến DO trên sông Bắc Hưng Hải năm 2014...............................15
Hình 1.3. Diễn biến COD trên sông Bắc Hưng Hải năm 2014............................15
Hình 1.4. Diễn biến BOD5 trên sông Bắc Hưng Hải năm 2014..........................16
Hình 1.5. Diễn biến Tổng chất rắn lơ lửng trên sông Bắc Hưng Hải...................17
Hình 1.6. Diễn biến Coliform trên sông Bắc Hưng Hải năm 2014......................17
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
............................................................................................................................
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................18
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................18



2.2.1. Phương pháp thu thập, thống kê và tổng hợp tài liệu..................
2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa.....................................
2.2.3. Phương pháp chuyên gia – Delphi..............................................
2.2.4. Phương pháp ma trận..................................................................
2.2.5. Phương pháp tham vấn cộng đồng..............................................
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................
3.1. Áp dụng phương pháp Delphi phỏng vấn chuyên gia để xây dựng bộ
tiêu chí cơ bản xác định “điểm nóng ô nhiễm môi trường” lưu vực sông.. .25
3.2. Áp dụng xác định “điểm nóng ô nhiễm môi trường” lưu vực sông Bắc
Hưng Hải....................................................................................................38
3.2.1. Danh sách các điểm ô nhiễm nghi ngờ là “điểm nóng ô
nhiễm môi trường”...............................................................................
3.2.2. Áp dụng bộ tiêu chí tính toán đối với từng điểm nghi
ngờ là “điểm nóng ô nhiễm môi trường” lưu vực sông........................
3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý........................59
3.3.1. Đối với điểm nóng ô nhiễm sông Cầu Bây (Hà Nội)..................
3.3.2. Đối với điểm nóng ô nhiễm đoạn sông Bắc Hưng Hải
chảy qua làng nghề đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh)................................
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ................................................................................
1. Kết luận.................................................................................................61
2. Kiến nghị...............................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bộ tiêu chí cụ thể xác định và đánh giá điểm nóng ô
nhiễm môi trường nước liên vùng trên lưu vực hệ thống sông
Đồng Nai........................................................... Error: Reference source not found
Bảng 2.1. Danh sách chuyên gia tham gia trả lời phỏng vấn lần 1

........................................................................... Error: Reference source not found
Bảng 2.2. Danh sách chuyên gia tham gia trả lời phỏng vấn lần 2
........................................................................... Error: Reference source not found
Bảng 2.3. Danh sách chuyên gia tham gia trả lời phỏng vấn lần 3
........................................................................... Error: Reference source not found
Bảng 2.4. Bảng phân bố số phiếu điều tra người dân................................
Reference source not found
Bảng 3.1. Bộ tiêu chí cụ thể (đề xuất) xác định và đánh giá “điểm
nóng ô nhiễm môi trường” nước liên vùng trên lưu vực hệ thống
sông Bắc Hưng Hải.......................................... Error: Reference source not found
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả tham vấn chuyên gia về nhóm tiêu chí
– lần 1............................................................... Error: Reference source not found
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả tham vấn chuyên gia về các tiêu chí
trong nhóm – lần 1........................................... Error: Reference source not found
Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả tham vấn chuyên gia về nhóm tiêu chí
– lần 2............................................................... Error: Reference source not found
Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả tham vấn chuyên gia về các tiêu chí
trong nhóm – lần 2........................................... Error: Reference source not found
Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả tham vấn chuyên gia về bộ các tiêu
chí cơ bản để xác định ““điểm nóng ô nhiễm môi trường” lưu vực
sông”................................................................. Error: Reference source not found
Bảng 3.7. Kết quả đánh giá các tiêu chí của các tiêu chí về nồng độ
các thông số ô nhiễm nước mặt.......................Error: Reference source not found
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá các tiêu chí của nhóm tiêu chí xác định
ô nhiễm môi trường nước (Đối với Các tiêu chí đánh giá nhanh)
........................................................................... Error: Reference source not found
Bảng 3.9. Kết quả đánh giá các tiêu chí của nhóm tiêu chí về thông
tin báo chí và dư luận...................................... Error: Reference source not found
Bảng 3.10. Kết quả đánh giá các tiêu chí của nhóm tiêu chí về sự
xác nhận của cơ quan quản lý môi trường địa phương............................

Reference source not found


Bảng 3.11. Bộ tiêu chí cụ thể xác định và đánh giá “điểm nóng ô
nhiễm môi trường” lưu vực sông....................Error: Reference source not found
Bảng 3.12. Danh mục các điểm ô nhiễm nghi ngờ là “điểm nóng ô
nhiễm môi trường” trên lưu vực sông Bắc Hưng Hải...............................
Reference source not found
Bảng 3.13. Áp dụng tính toán đối với điểm nghi ngờ là điểm nóng:
Sông Cửu An.................................................... Error: Reference source not found
Bảng 3.14. Áp dụng tính toán đối với điểm nghi ngờ là điểm nóng:
Sông Cầu Bây................................................... Error: Reference source not found
Bảng 3.15. Áp dụng tính toán đối với điểm nghi ngờ là điểm nóng:
Sông Bắc Hưng Hải đoạn chảy qua làng nghề đúc đồng Đại Bái
........................................................................... Error: Reference source not found
Bảng 3.16. Áp dụng tính toán đối với điểm nghi ngờ là điểm nóng:
Sông Bắc Hưng Hải đoạn chảy qua phía tây huyện Văn Lâm.................
Reference source not found
Bảng 3.17. Áp dụng tính toán đối với điểm nghi ngờ là điểm nóng:
Cống Bình Lâu thuộc nhánh sông Kim Sơn..................Error: Reference source
not found


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ vị trí sông Bắc Hưng Hải....................Error: Reference source
not found
Hình 1.2. Diễn biến DO trên sông Bắc Hưng Hải năm 2014........Error: Reference
source not found
Hình 1.3. Diễn biến COD trên sông Bắc Hưng Hải năm 2014......Error: Reference
source not found

Hình 1.4. Diễn biến BOD5 trên sông Bắc Hưng Hải năm 2014.....Error: Reference
source not found
Hình 1.5. Diễn biến Tổng chất rắn lơ lửng trên sông Bắc Hưng Hải.............Error:
Reference source not found
Hình 1.6. Diễn biến Coliform trên sông Bắc Hưng Hải năm 2014................Error:
Reference source not found
Hình 3.1. Bản đồ vị trí nghi ngờ là “điểm nóng ô nhiễm môi
trường” trên lưu vực sông Bắc Hưng Hải......................Error: Reference source
not found
Hình 3.2. Kết quả tham vấn người dân về tần suất xuất hiện mùi
hôi thối kéo dài tại sông Cửu An....................Error: Reference source not found
Hình 3.3. Kết quả tham vấn người dân về tần suất xuất hiện hiện
tượng cá chết hàng loạt tại sông Cửu An.................Error: Reference source not
found
Hình 3.4. Kết quả tham vấn người dân về tần suất xuất hiện hiện
tượng nước đổi màu kéo dài tại sông Cửu An...........................Error: Reference
source not found
Hình 3.5. Kết quả tham vấn người dân về tần suất xuất hiện mùi
hôi thối kéo dài tại sông Cầu Bây...................Error: Reference source not found
Hình 3.6. Kết quả tham vấn người dân về tần suất xuất hiện hiện
tượng cá chết hàng loạt tại sông Cầu Bây......................Error: Reference source
not found
Hình 3.7. Kết quả tham vấn người dân về tần suất xuất hiện hiện
tượng nước đổi màu kéo dài tại sông Cầu Bây.........................Error: Reference
source not found
Hình 3.8. Kết quả tham vấn người dân khu vực sông Cầu Bây về
tần suất gửi đơn thư khiếu nại đến cơ quan địa phương và báo chí
........................................................................... Error: Reference source not found



Hình 3.9. Kết quả tham vấn người dân về tần suất xuất hiện mùi
hôi thối kéo dài tại sông BHH đoạn qua làng nghề Đại Bái......................
Reference source not found
Hình 3.10. Kết quả tham vấn người dân về tần suất xuất hiện hiện
tượng cá chết hàng loạt tại sông BHH đoạn qua làng nghề Đại Bái
........................................................................... Error: Reference source not found
Hình 3.11. Kết quả tham vấn người dân về tần suất xuất hiện hiện
tượng nước đổi màu kéo dài tại sông BHH đoạn qua làng nghề
Đại Bái.............................................................. Error: Reference source not found
Hình 3.12. Kết quả tham vấn người dân khu vực làng nghề Đại
Bái về tần suất gửi đơn thư khiếu nại đến cơ quan địa phương và
báo chí.............................................................. Error: Reference source not found
Hình 3.13. Kết quả tham vấn người dân về tần suất xuất hiện mùi
hôi thối kéo dài tại sông BHH đoạn qua phía tây huyện Văn Lâm
........................................................................... Error: Reference source not found
Hình 3.14. Kết quả tham vấn người dân về tần suất xuất hiện hiện
tượng cá chết hàng loạt tại sông BHH đoạn qua phía tây huyện
Văn Lâm........................................................... Error: Reference source not found
Hình 3.15. Kết quả tham vấn người dân về tần suất xuất hiện hiện
tượng nước đổi màu kéo dài tại sông BHH đoạn qua phía tây
huyện Văn Lâm............................................... Error: Reference source not found
Hình 3.16. Kết quả tham vấn người dân khu vực phía tây huyện
Văn Lâm về tần suất gửi đơn thư khiếu nại tới cơ quan địa
phương, báo chí............................................... Error: Reference source not found
Hình 3.17. Kết quả tham vấn người dân về tần suất xuất hiện mùi
hôi thối kéo dài tại khu vực cống Bình Lâu - sông Kim Sơn....................
Reference source not found
Hình 3.18. Kết quả tham vấn người dân về tần suất xuất hiện hiện
tượng cá chết hàng loạt tại khu vực cống Bình Lâu - sông Kim
Sơn.................................................................... Error: Reference source not found

Hình 3.19. Kết quả tham vấn người dân về tần suất xuất hiện hiện
tượng nước đổi màu kéo dài tại khu vực cống Bình Lâu - sông
Kim Sơn............................................................ Error: Reference source not found
Hình 3.20. Kết quả tham vấn người dân tại khu vực cống Bình
Lâu - sông Kim Sơn về tần suất gửi đơn thư khiếu nại tới cơ quan
địa phương, báo chí......................................... Error: Reference source not found


Hình 3.21. Bản đồ “điểm nóng ô nhiễm môi trường” lưu vực sông
Bắc Hưng Hải................................................... Error: Reference source not found


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BHH
BTNMT
BVMT
CCN
CP
CTNH
ĐTM
KCN
LVS
MT


QCVN
QLMT
SX
TCMT

TN&MT
UBND

Từ hoàn chỉnh
Bắc Hưng Hải
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bảo vệ môi trường
Cụm công nghiệp
Chính phủ
Chất thải nguy hại
Đánh giá tác động môi trường
Khu công nghiệp
Lưu vực sông
Môi trường
Nghị định
Quyết định
Quy chuẩn Việt Nam
Quản lý môi trường
Sản xuất
Tổng cục Môi trường
Tài nguyên và Môi trường
Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường tại các lưu vực sông liên
tỉnh, quản lý nguồn nước ổn định và bền vững nói riêng đã và đang trở thành vấn đề
quan trọng đối với nước ta. Những năm vừa qua, quá trình phát triển kinh tế - xã hội
tại các lưu vực sông liên tỉnh diễn ra đặc biệt sôi động, nhất là tại các vùng kinh tế

trọng điểm nằm ở khu vực hạ lưu các sông liên tỉnh lớn hoặc cửa sông ven biển.
Thiếu đi tính cân bằng giữa đầu tư cho phát triển kinh tế và cho bảo vệ môi trường,
thế nên chất lượng môi trường nước tại các sông liên tỉnh đang bị suy thoái ở nhiều
nơi, đặc biệt ở các đoạn sông chảy qua các khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng
nghề. Tình trạng ô nhiễm, suy thoái chất lượng nước các sông, suối, kênh, rạch đã
được phản ánh nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Mặc dù Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương trên các sông liên tỉnh đã
triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng ô nhiễm nhưng đây vẫn là vấn
đề môi trường rất “nóng”, trong đó tiêu biểu là lưu vực sông liên tỉnh Bắc Hưng
Hải. Đây là hệ thống sông đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp,
cũng như vùng đất màu mỡ bên sông đã từ lâu trở thành nơi an cư lạc nghiệp cho
hàng trăm ngàn cư dân. Hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải bao gồm các kênh
mương nội đồng được xây dựng dọc theo sông chính, sông nằm trên địa phận 4 tỉnh
thành đó là: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh và Hải Dương. Công trình đại thủy nông
này được xây dựng từ năm 1958 có nhiệm vụ tạo nguồn cung cấp nước cho khoảng
110.000 ha lúa và cây công nghiệp; cấp nước phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm,
nuôi trồng thủy sản diện tích khoảng 21.000 ha; tạo nguồn cấp nước cho hơn 3 triệu
dân, và các khu công nghiệp tập trung và cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp
khoảng 4.300 ha; tiêu úng cho 192.045 ha diện tích trong đê bảo vệ sản xuất nông
nghiệp, các cơ sở kinh tế và dân sinh; duy trì dòng chảy giảm thiểu ô nhiễm, cạn
kiệt nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái.
Đóng một vai trò hết sức quan trọng như vậy, tuy nhiên hiện trạng sông Bắc
Hưng Hải lại đang trở nên ô nhiễm một cách đáng báo động. Mâu thuẫn này thể
hiện rất rõ ràng trên những kết quả quan trắc, đánh giá, những báo cáo môi trường
định kì của cơ quan quản lí môi trường địa phương, cũng như sự phản ánh đầy bức
1


xúc của người dân sinh sống quanh lưu vực sông và những bài báo, phóng sự trên
các phương tiện thông tin đại chúng. Nước thải làng nghề, kết hợp với nước thải

công nghiệp và nước thải, rác thải sinh hoạt, tạo ra những điểm ô nhiễm nặng nề
vẫn thường được gọi bằng cái tên “điểm nóng ô nhiễm môi trường”..
Chính vì vậy, để hiện thực hóa mục tiêu phân tích, đánh giá hiện trạng ô nhiễm
nước, từng bước khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường nước lưu vực sông Bắc
Hưng Hải, việc xác định cũng như đánh giá các điểm nóng ô nhiễm môi trường liên
tỉnh, để từ đó đề xuất giải pháp quản lý phù hợp cho từng địa phương trở nên vô
cùng cấp thiết. Xuất phát từ thực tế này, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Đánh
giá điểm nóng ô nhiễm môi trường lưu vực sông Bắc Hưng Hải và đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý” làm đề tài cho đồ án tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng các tiêu chí chính nhằm xác định “điểm nóng ô nhiễm môi trường”
lưu vực sông liên tỉnh.
- Xác định và đánh giá các “điểm nóng ô nhiễm môi trường” trên lưu vực sông
Bắc Hưng Hải
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý lưu vực sông Bắc
Hưng Hải.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu xây dựng tiêu chí nhằm xác định “điểm nóng ô nhiễm môi
trường” lưu vực sông liên tỉnh và xác định trọng số cho các tiêu chí. (Gồm 3 tiêu chí
chính: Hiện trạng chất lượng nước, Xác nhận của Cơ quan Quản lý môi trường địa
phương (có thể thể hiện qua các báo cáo), Dư luận xã hội: gồm đơn thư khiếu kiện
và phản ánh của các phương tiện truyền thông),
- Áp dụng các tiêu chí để xác định các “điểm nóng ô nhiễm môi trường” ở lưu
vực sông Bắc Hưng Hải.
- Nghiên cứu đánh giá các “điểm nóng ô nhiễm môi trường” trên lưu vực sông
Bắc Hưng Hải.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phù hợp với từng địa phương nơi có điểm
nóng và có tính khả thi cao.

2



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm về ô nhiễm và điểm nóng ô nhiễm môi
trường
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người,
đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô
nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải
rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt
độ, bức xạ.
Theo khái niệm của các nước châu Âu thể hiện trong “Hiến chương châu Âu
về nước”:
− Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng
nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông
nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã;
− Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa
vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết
của chúng;
− Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ
yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông vào môi trường nước.
Hiện nay trên thế giới đã có các nghiên cứu về vấn đề điểm nóng môi trường,
UNDP đã định nghĩa các khái niệm “Điểm nóng môi trường” và “Khu vực nhạy
cảm” như sau:
Điểm nóng môi trường: Về mặt địa lý được xác định là vùng phân nước, khu
vực đới bờ và các khu vực khác của biển mang tính quan trọng cấp quốc gia, vùng
và/hoặc toàn cầu, nơi mà các điều kiện đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
con người, đe dọa chức năng hệ sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học và/hoặc làm
tổn thương các nguồn lực và tiện nghi mang tầm quan trọng về kinh tế khiến việc

quan tâm về ưu tiên quản lý phải được đảm bảo. Một khu vực bị suy thoái được cho
là thể hiện sự suy thoái môi trường nghiêm trọng và có thể đo được.

3


Khu vực nhạy cảm: Về mặt địa lý được xác định là khu vực mang tầm quan
trọng cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu, là những nơi mà mặc dù không bị suy
thoái ở thời điểm hiện tại, nhưng có nguy cơ suy thoái trong tương lai do tính chất
nhạy cảm của đối tượng tiếp nhận hoặc do mức độ hoạt động của con người cao gây
ra nguy cơ đối với khu vực đó.
Các điểm nóng ô nhiễm môi trường có thể phân loại thành:
− Điểm nóng thường xuyên: Là điểm nóng xuất hiện một cách ổn định và
thường xuyên, do các nguồn ô nhiễm liên tục xả thải ra;
− Điểm nóng không thường xuyên: Là điểm nóng xuất hiện bất thường, không
xác định trước, có nguồn gốc từ các nguồn không thường xuyên như sự cố, rủi ro
môi trường.
1.2. Các cơ sở pháp lý liên quan đến tiêu chí xác định điểm
nóng ô nhiễm môi trường.
- Theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam số 55/2014/QH13: "Ô nhiễm
môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy
chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con
người và sinh vật".
- Theo Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13:
+ Lưu vực sông là vùng đất mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất
chảy tự nhiên vào sông và thoát ra một cửa chung hoặc thoát ra biển;
+ Lưu vực sông liên tỉnh là lưu vực sông nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương trở lên;
+ Lưu vực sông nội tỉnh là lưu vực sông nằm trên địa bàn một tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương;

+ Nguồn nước liên tỉnh là nguồn nước phân bố trên địa bàn từ hai tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương trở lên;
+ Nguồn nước nội tỉnh là nguồn nước phân bố trên địa bàn một tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương;
+ Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và
thành phần sinh học của nước không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây
ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật;
4


- Ngoài ra còn có các văn bản pháp luật sau đã ít nhiều đề cập đến những vấn
đề liên quan đến xác định “điểm nóng ô nhiễm môi trường” lưu vực sông:
+ Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng.
+ Nghị quyết số 35/ NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về
một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
+ Quyết định 1788/2013/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2013 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng đến năm 2020.
+ Thông tư 04/2012/TT-BTNMT ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
+ Quyết định 174/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ Quyết định phê duyệt đề án tổng thể bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan
lưu vực sông Cầu.
+ Quyết định 187/2007/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ Quyết định phê duyệt “Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông
Đồng Nai đến năm 2020”.
+ Quyết định 57/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng

Chính phủ Quyết định phê duyệt “Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông
Đáy đến năm 2020”.
1.3. Hiện trạng các nghiên cứu về điểm nóng ô nhiễm môi
trường.
1.3.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường lưu vực sông.
Hệ thống nước mặt Việt Nam có hơn 2.360 con sông, suối dài hơn 10km và
hàng nghìn hồ, ao. Nguồn nước này là nơi cư trú và nguồn sống của các loài động,
thực vật và hàng triệu người. Tuy nhiên, những nguồn nước này đang bị suy thoái
và phá hủy nghiêm trọng do khai thác quá mức và bị ô nhiễm với mức độ khác
nhau. Thậm chí nhiều con sông, đoạn sông, ao, hồ đang “chết”.

5


Chất lượng nước tại các con sông đang diễn biến phức tạp, bị suy thoái nhiều
nơi, nhất là tại các đoạn sông chảy qua đô thị, khu công nghiệp, làng nghề. 3 lưu
vực sông có vấn đề nổi cộm nhất về tình trạng ô nhiễm môi trường nước gồm Sông
Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy, sông Đồng Nai, nếu không có biện pháp xử lý ô nhiễm
kịp thời thì trong tương lai, nguồn nước các con sông này không thể sử dụng trong
sản xuất và sinh hoạt. Trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 9.000 người tử
vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Gần 200.000 trường hợp mắc bệnh
ung thư mới phát hiện, mà một trong những nguyên nhân chính là sử dụng nguồn
nước ô nhiễm.
Hiện trạng môi trường nước mặt lục địa nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Miền Bắc tập trung đông dân cư (đặc biệt là Đồng bằng sông Hồng) lượng nước
thải đô thị lớn hầu hết của các thành phố đều chưa được xử lý và xả trực tiếp vào
các kênh mương và chảy thẳng ra sông. Ngoài ra, một lượng lớn nước thải công
nghiệp, làng nghề cũng là áp lực lớn đối với môi trường nước. Chất lượng một số
sông ở vùng núi Đông Bắc như sông Kỳ Cùng và các sông nhánh trong những năm
gần đây giảm sút xuống loại A2. Sông Hiến, sông Bằng Giang còn ở mức B1. Sông

Hồng qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc hầu hết các thông số vượt QCVN 08MT:2015/BTNMT – cột A1, một số địa điểm gần các nhà máy thậm chí xấp xỉ B1,
các thông số vượt ngưỡng B1 nhiều lần.
Sông Cầu thời gian qua nhiều đoạn đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là các
đoạn sông chảy qua các đô thị, khu công nghiệp và các làng nghề thuộc tỉnh Thái
Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh.
Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy nhiều đoạn bị ô nhiễm tới mức báo động, vào
mùa khô giá trị các thông số BOD5, COD, TSS… tại các điểm đo vượt QCVN 08MT:2015/BTNMT loại A1 nhiều lần. Sông Nhuệ bị ô nhiễm nặng sau khi tiếp nhận
nước từ sông Tô Lịch…
Khu vực Đông Nam Bộ là nguồn ô nhiễm nước mặt chủ yếu do nước thải
công nghiệp và sinh hoạt. Sông Đồng Nai hượng lưu chất lượng nước tương đối
tốt nhưng khu vực hạ lưu đoạn qua TP Biên Hòa nước sông đã ô nhiễm.
Hệ thống sông ở Đồng bằng sông Cửu Long nước thải nông nghiệp lớn nhất
nước (70% lượng phân bón được cây và đất hấp thụ, 30% đi vào môi trường nước).

6


Vì vậy chất lượng nước sông Tiền và sông Hậu đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ
(mức độ ô nhiễm sông Tiền cao hơn sông Hậu). Sông Vàm Cỏ bị ô nhiễm bởi nhiều
yếu tố: hoạt động sản xuất từ nhà máy, khu dân cư tập trung. Sông Vàm Cỏ Đông có
mức độ ô nhiễm cao hơn sông Vàm Cỏ Tây.
Chất lượng nước bị ô nhiễm đến mức báo động do hàm lượng dinh dưỡng,
chất hữu cơ, cặn lơ lửng vượt chuẩn cho phép như các sông: Cầu, Thị Vải, Nhuệ Đáy, Đồng Nai… Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp luật về công tác BVMT
nói chung và môi trường nước trên các lưu vực sông nói riêng. Tuy nhiên, các nội
dung quy định về bảo vệ lưu vực sông đặc biệt là BVMT lưu vực sông được đề cập
chung chung, nội dung quy hoạch lưu vực sông chưa rõ, chưa làm rõ quan hệ giữa
quy hoạch lưu vực sông với các quy hoạch khác như quy hoạch sử dụng đất, quy
hoạch sử dụng nước, quy hoạch BVMT…
Để thực hiện tốt công tác quản lý BVMT nước lưu vực sông các chuyên gia
cho rằng cần hoàn thiện, bổ sung văn bản pháp luật, củng cố tổ chức quản lý, quy

hoạch lưu vực sông. Việc đánh giá hiện trạng quản lý BVMT nước lưu vực sông sẽ
cung cấp cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước điều chỉnh các văn bản chính sách,
pháp luật, quy định và hoàn thiện cơ chế, thể chế trong quản lý nhà nước về BVMT
nước lưu vực sông nhằm giải quyết các vấn đề môi trường trên lưu vực một cách
tổng thể, đáp ứng phát triển bền vững.
1.3.2. Hiện trạng các công trình nghiên cứu về điểm nóng ô nhiễm môi trường.
Tại Việt Nam, khái niệm “điểm nóng môi trường” còn khá mới và ít có tài liệu
nghiên cứu đề cập cũng như chưa xây dựng được các tiêu chí rõ ràng để xác định cụ
thể. Tuy nhiên, thuật ngữ ““điểm nóng ô nhiễm môi trường”” xuất hiện khá thường
xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Một số tài liệu, nghiên cứu có đề
cập đến khái niệm “điểm nóng ô nhiễm môi trường” có thể kể đến như: Năm 2015,
tác giả Văn Hữu Tập đã đề cập đến trong Quản lý chất thải, bảo vệ môi trường lưu
vực sông, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường. Trên
Tạp chí Môi trường, số Chuyên đề kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam – cơ hội và
thách thức, Ông Phạm Văn Khánh – Phó Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội đã có bài viết Giải pháp của Hà Nội trong công tác kiểm soát ô nhiễm môi
trường nước lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy.

7


Đề tài đã đề cập đến khái niệm “điểm nóng ô nhiễm môi trường” một cách cụ
thể nhất đó chính là Báo cáo tổng kết nhiệm vụ Khảo sát, đánh giá điểm nóng ô
nhiễm môi trường trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, trong đó đưa ra Bộ tiêu chí
xác định điểm nóng ô nhiễm môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai bao gồm
7 nhóm tiêu chí, 30 tiêu chí được trình bày trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Bộ tiêu chí cụ thể xác định và đánh giá điểm nóng ô nhiễm môi trường
nước liên vùng trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai
Stt
I

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
II
11
12
13
III
14
15
16
17
IV
18
19
20

Nhóm tiêu chí
Nhóm các tiêu chí về ô nhiễm môi trường nước
Tiêu chí về tần suất xuất hiện mùi hôi thối kéo dài
Tiêu chí về tần suất xuất hiện hiện tượng cá chết đồng loạt
Tiêu chí về tần suất xuất hiện nước đổi màu kéo dài
Tiêu chí về tần suất xuất hiện hiện tượng bất thường khác

Tiêu chí về nồng độ các thông số ô nhiễm nước mặt theo QCVN
08:2008/BTNMT
Tiêu chí về nồng độ các thông số ô nhiễm trầm tích theo QCVN
43:2012/BTNMT
Tiêu chí về nồng độ các thông số ô nhiễm nước ngầm theo
QCVN 09:2009/BTNMT
Tiêu chí về nồng độ các thông số ô nhiễm nước thải theo QCVN
40:2011/BTNMT
Tiêu chí về số lượng các nguồn thải trên lưu vực
Tiêu chí tỷ lệ lưu lượng nguồn thải đổ vào môi trường tiếp nhận
Qthải /Qsông (kiệt)
Nhóm các tiêu chí về tác động liên vùng
Tiêu chí về số tỉnh/thành phố bị ảnh hưởng
Tiêu chí về số lượng các cuộc họp, hội nghị, văn bản và quy chế
thống nhất giữa các tỉnh/thành phố có tranh chấp
Tiêu chí về số địa phương xả thải vào điểm nóng liên vùng
Nhóm các tiêu chí về thông tin báo chí và dư luận
Tiêu chí về dư luận cộng đồng, sự phản ánh của dân cư thông
qua điều tra thực tế
Tiêu chí về các bài báo trên các phương tiện báo chí
Tiêu chí về số bài phóng sự trên các phương tiện truyền thanh,
truyền hình
Tiêu chí về thời gian kéo dài dư luận, truyền thông
Nhóm các tiêu chí về quy mô, phạm vi điểm nóng
Tiêu chí về diện tích các khu vực nhạy cảm bị tác động
Tiêu chí về diện tích khu vực bị tác động ô nhiễm
Tiêu chí về chiều dài đoạn sông, suối, kênh rạch bị ô nhiễm
8

Ghi chú



Stt
Nhóm tiêu chí
V Nhóm các tiêu chí về độ độc hại và ảnh hưởng sức khỏe
người dân
21 Tiêu chí về độ độc hại của nhóm kim loại nặng
22 Tiêu chí về độ độc hại của nhóm hợp chất vô cơ, hữu cơ
(Xyanua, Phenol, PCB, HCBVTV,…)
23 Tiêu chí về các loại bệnh tật xuất hiện (bệnh nan y, hô hấp, tiêu
hóa, da liễu, mắt…)
VI Nhóm tiêu chí về thiệt hại kinh tế
24 Tiêu chí về thiệt hại về nông nghiệp, thủy sản
25 Tiêu chí về thiệt hại về công nghiệp
26 Tiêu chí về thiệt hại về du lịch, dịch vụ
VII Nhóm tiêu chí vễ xã hội học, chính sách đáp ứng
27 Tiêu chí về các chính sách đáp ứng xử lý ô nhiễm điểm nóng ô
nhiễm
28 Tiêu chí về sự gia tăng dân số (gia tăng nước thải sinh hoạt) tại
khu vực điềm nóng ô nhiễm
29 Tiêu chí về sự gia tăng sản xuất (gia tăng nước thải sản xuất) tại
khu vực điềm nóng ô nhiễm
30 Tiêu chí về tỷ lệ nước thải đổ vào khu vực điểm nóng ô nhiễm
được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn

Ghi chú

1.3.3. Tổng quan về phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia theo vòng lặp
Delphi và cách thức sử dụng phương pháp Delphi trong việc xây dựng bộ tiêu
chí xác định điểm nóng ô nhiễm môi trường.

Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia theo vòng lặp Delphi là kỹ thuật
thông tin liên lạc có cấu trúc, có nguồn gốc từ phương pháp dự đoán đối xứng và dự
báo tương tác trên bảng trả lời câu hỏi của các chuyên gia.
Trong phiên bản chuẩn, các chuyên gia tạo thành nhóm và trả lời bảng câu
hỏi trong hai hoặc nhiều vòng hơn. Sau mỗi vòng, người hỗ trợ cung cấp một bản
tóm tắt bất kì các dự đoán của các chuyên gia từ vòng trước cũng như lí do tại sao
họ đưa ra để hỗ trợ cho lựa chọn của mình. Vì vậy, các chuyên gia được khuyến
khích xem lại câu hỏi và cân nhắc phản hồi của thành vien khác trong bảng trả lời
của mình. Người ta tin rằng thông qua quy trình này, vùng câu trả lời sẽ giảm xuống
và nhóm chuyên gia sẽ tiệm cận đến câu trả lời đúng. Cuối cùng, quy trình kết thúc
sau khi một tham số được định nghĩa trước dừng lại (ví dụ như số vòng, tính ổn
định của kết quả, đạt được đồng thuận) và điểm trung bình ở vòng cuối cùng xác
định kết quả.

9


Trong đồ án này, cách thức thực hiện phương pháp chuyên gia Delphi sẽ
được trình bày ở phần 2.2.3.
1.4. Khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội lưu vực sông
Bắc Hưng Hải.
1.4.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên

Hình 1.1. Bản đồ vị trí sông Bắc Hưng Hải
Sông Bắc Hưng Hải được giới hạn trong khu vực địa lý bao quanh bởi các
sông lớn như sông Hồng ở phía Tây, sông Đuống ở phía Bắc, sông Thái Bình ở phía
Đông, sông Luộc ở phía Nam. Đây là khu vực có nhiều dòng chảy đan xen nhau
giữa các dòng sông vì vậy không xác định được giới hạn lưu vực. Tuy nhiên, căn cứ
dòng chảy của sông Bắc Hưng Hải có thể xác định các khu vực thuộc sông Bắc
Hưng Hải bao gồm: địa phận quận Long Biên và huyện Gia Lâm (Hà Nội); tới Bắc

Ninh sông chảy qua địa bàn 03 huyện (Thuận Thành, Gia Bình và Lương Tài); tại
tỉnh Hưng Yên sông chảy qua cầu Lực Điền, cầu Kênh (thuộc huyện Yên Mỹ), cầu
Chùa, cống Xuân Quan (thuộc huyện Văn Giang) và thôn Ngọc Lịch (thuộc huyện
Văn Lâm) với các phụ lưu chính là sông Kim Sơn, sông Điện Biên và sông Kẻ Sặt;
tại tỉnh Hải Dương, các sông thuộc sông Bắc Hưng Hải có hai trục chính ở phía Bắc
là sông Sặt từ Xuân Quan qua Báo Đáp, Kênh Cầu, Lực Điền đến cống Tranh
10


xuống Bá Thủy ra Âu Thuyền thuộc thành phố Hải Dương, chiều dài cả trục sông
này là 60 km và phía Nam là sông Cửu An từ Nghi Xuân qua Bằng Ngang, Văn
Khê, Neo, Cầu Ràm đến Cự Lộc dài 50 km. Trong các sông này vai trò quan trọng
nhất là sông Tây Kẻ Sặt dài 19 km và sông Đình Đào dài 42 km. Tổng diện tích
toàn lưu vực là 2.002,3 km2 với tổng chiều dài là 200 km. Sông Bắc Hưng Hải được
giới hạn từ 20030 đến 21007 vĩ độ Bắc và từ 105050 đến 106036 kinh độ Đông.
Sông Bắc Hưng Hải nằm trên 01 quận và 14 huyện, bao gồm: 01 quận và 01
huyện thuộc Hà Nội (Quận Long Biên và Huyện Gia Lâm); 10 huyện thuộc Hưng
Yên (Ân Thi, Khoái Châu, Kim Động, Mỹ Hào, Phù Cừ, Tiên Lữ, Văn Giang, Văn
Lâm, Yên Mỹ, Thành phố Hưng Yên); 7 huyện và thành phố thuộc tỉnh Hải Dương
(Bình Giang, Cẩm Giàng, Gia Lộc, Thanh Miện, Ninh Giang, Tứ Kỳ, thành phố Hải
Dương), 03 huyện thuộc Bắc Ninh (Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài).
a. Đặc điểm khí hậu
- Đặc điểm mưa
Lượng mưa bình quân trên lưu vực biến đổi từ 1200 mm/năm đến 1800
mm/năm. Trong năm có 2 mùa mưa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Lượng mưa mùa
mưa chiếm từ 65 - 70% tổng lượng mưa năm, tổng lượng mưa mùa khô chỉ chiếm
từ 30 - 35% tổng lượng mưa năm.
- Chế độ gió
Chế độ gió trên sông Bắc Hưng Hải phụ thuộc vào quy luật hoạt động của hoàn
lưu khí quyển. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, tốc độ gió trung bình 2- 3 m/s, xuất

hiện từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Mùa hè có gió mùa Đông Nam. Tốc độ gió
bình quân 2,5 - 2 m/s. Loại gió này có từ tháng V, kết thúc vào tháng X hàng năm.
b. Các sông thuộc sông Bắc Hưng Hải
- Sông Cầu Bây
Sông Cầu Bây dài khoảng 12 km, bắt đầu từ phường Ngọc Thụy thuộc quận
Long Biên, chảy qua một số xã (Kiêu Kỵ, Đông Dư, Đa Tốn), thị trấn Trâu Quỳ
thuộc huyện Gia Lâm rồi đổ ra sông Bắc Hưng Hải. Sông có vai trò cung cấp nước
tưới cho hàng ngàn hecta cây trồng của huyện Gia Lâm.
- Sông Sặt

11


Sông Sặt dài khoảng 60 km, lấy nước tự chảy từ cống Xuân Quan (Hưng Yên),
đoạn chảy qua Hải Dương dài khoảng 30 km, bắt đầu từ Cống Tranh, xã Thúc
Kháng (Bình Giang) qua các huyện Bình Giang, Cẩm Giàng, Gia Lộc, cắt ngang TP
Hải Dương trước khi đổ ra sông Thái Bình qua Âu Thuyền thuộc địa phận phường
Ngọc Châu. Sông Sặt rộng trung bình từ 30 - 50 m, chỗ rộng nhất lên tới 500 m với
độ sâu từ 3 - 5 m. Sông Sặt là con sông có vai trò quan trọng nhất trong hệ thống đại
thủy nông Bắc - Hưng - Hải, làm nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho các huyện Bình
Giang, Cẩm Giàng, Gia Lộc, Tứ Kỳ và thành phố Hải Dương. Hiện tại, nguồn nước
sông Sặt được sử dụng làm nước sinh hoạt cho địa phương và các khu công nghiệp
Đại An, Phúc Điền, Tân Trường. Sông còn có nhiệm vụ tiêu thoát úng. Ngoài ra,
đây cũng là con sông giàu tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái làng quê.
- Sông Cửu An
Sông Cửu An là một con sông nhỏ thuộc địa phận tỉnh Hải Dương, một phần
chảy theo ranh giới giữa Hải Dương và vùng phía Đông tỉnh Hưng Yên. Sông chảy
từ Nghi Xuân qua Bằng Ngang, Văn Khê, Neo, Cầu Ràm đến Cự Lộc với tổng
chiều dài 23,5 km. Đây là một nhánh chính của sông Bắc Hưng Hải có vai trò quan
trọng đối với sản xuất nông nghiệp tại những vùng sông chảy qua.

- Sông Kim Sơn
Bắt nguồn từ sông Hồng, do bồi lấp, hiện nay gồm 2 đoạn cách xa nhau. Đoạn
đầu bắt nguồn từ Gia Lâm chảy qua địa phận Văn Giang, Xuân Cầu, Đồng Tỉnh rồi
đổ vào sông Hoan Ái. Đoạn này khi xây dựng công trình thuỷ nông Bắc Hưng Hải
được đào rộng, gọi là sông Kim Sơn, có tác dụng tiêu nước và cung cấp nước cho
huyện Văn Giang và cả tỉnh.
- Sông Điện Biên
Chảy từ dòng sông Hoan Ái (từ Lực Điền) theo chiều dọc của tỉnh Hưng Yên
qua Đồng Tiến, Hồng Tiến (Khoái Châu), sang địa phận huyện Kim Động, nối vào
sông Cửu An, sau đó chảy xuống Cửa Càn (thị xã Hưng Yên). Toàn bộ sông dài trên
20 km. Sông có tác dụng tiêu và cung cấp nước cho một phần huyện Khoái Châu và
huyện Kim Động.

12


1.4.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
a. Điều kiện kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2014 của toàn lưu vực đạt khoảng
12%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông nghiệp giảm dần tỷ
trọng, Công nghiệp xây dựng và Thương mại dịch vụ tăng nhanh. Cơ cấu kinh tế là:
Nông nghiệp 11,38%, Công nghiệp 53,79%, Dịch vụ 34,83%. Diện tích đất nông
nghiệp, đất canh tác nhiều, trong đó diện tích đất trồng lúa chiếm 60%. Sản lượng
lúa hàng năm cao. Sản lượng chăn nuôi chiếm 30% tổng GDP trong nông nghiệp.
Thuỷ sản phát triển nhanh, chủ yếu là nuôi trồng ở ven biển và đánh bắt trên sông.
Công nghiệp phát triển nhanh, chủ yếu là sản xuất thép, nhựa, cơ khí, vật liệu xây
dựng,… Du lịch và thương mại tăng trưởng nhanh (5).
Theo thống kê trong 5 năm gần đây cơ cấu kinh tế trên lưu vực chủ đạo là kinh
tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Theo tài liệu thống kê năm 2014 cơ cấu
kinh tế trên sông Bắc Hưng Hải theo địa bàn hành chính như sau:

Bảng 1.2. Cơ cấu kinh tế trên sông Bắc Hưng Hải năm 2014

Đơn vị hành chính

Nông – Lâm nghiệp -

Công nghiệp –

Thuỷ sản (%)
5,36

Xây dựng (%)
41,56

6,0

74,5

19,5

17,1
17,05
11,38

50,9
48,21
53,79

32,0
34,74

34,83

Hà Nội
Bắc Ninh
Hải Dương
Hưng Yên
Toàn lưu vực

Dịch vụ (%)
53,08

(Nguồn: Tổng cục Thống kê 2014)
Cơ cấu kinh tế trên phản ánh một điều nền kinh tế trên sông Bắc Hưng Hải
chủ đạo là nền kinh tế công nghiệp. Công nghiệp – Xây dựng và Dịch vụ đang có
xu hướng phát triển mạnh, Nông - Lâm - Ngư nghiệp đang giảm dần tỷ trọng. Nhìn
chung, cơ cấu kinh tế trên lưu vực đang chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp
hoá và phát triển dịch vụ.
Trên sông Bắc Hưng Hải, công nghiệp phát triển mạnh ở tất cả các tỉnh với
đầy đủ loại hình công nghiệp: công nghiệp trung ương, công nghiệp địa phương. Có
các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến gia công và công nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng. Ở đây đang tồn tại và phát triển các ngành công nghiệp sau:
13


×