Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

nghiên cứu hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý mỏ than khánh hòa, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 117 trang )



i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN







Dƣơng Thị Bích Hồng


NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MỎ THAN
KHÁNH HÒA, TỈNH THÁI NGUYÊN



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC






Hà Nội - 2012



ii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



Dƣơng Thị Bích Hồng


NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MỎ THAN
KHÁNH HÒA, TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60 85 02


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Lưu Đức Hải





Hà Nội - 2012


iii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
MỞ ĐẦU 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
1.1. Công nghiệp khai thác than 2
1.1.1. Khai thác than ở Việt Nam 2
1.1.2. Khai thác than ở Thái Nguyên 7
1.2. Tổng quan về mỏ than Khánh Hòa 13
1.2.1. Điều kiện tự nhiên 13
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 15
1.2.3. Đặc điểm than khoáng sản tại mỏ than Khánh Hòa 19
1.2.4. Hiện trạng khai thác tại mỏ than Khánh Hòa 23
1.2.5. Kế hoạch phát triển mỏ 32
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
34
2.1. Đối tượng nghiên cứu 34
2.2. Phạm vi nghiên cứu 34
2.3. Nội dung nghiên cứu 34
2.4. Phương pháp nghiên cứu 35
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40
3.1. Hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng môi trường khu vực mỏ 40
3.1.1. Môi trường không khí 40
3.1.2. Môi trường nước 50
3.1.3. Môi trường đất 67
3.1.4. Đa dạng sinh học 70
3.1.5. Kinh tế xã hội, sức khỏe cộng đồng 72



iv
3.1.6. Rủi ro, sự cố môi trường 73
3.2. Đánh giá tổng quan hiện trạng công tác quản lý môi trường khu vực mỏ 74
3.2.1. Các giải pháp quản lý môi trường đang thực hiện 74
3.2.2. Đánh giá tổng thể và các vấn đề môi trường ưu tiên giải quyết 79
3.3. Đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường khu vực mỏ 85
3.3.1. Các giải pháp kĩ thuật 85
3.3.2. Các giải pháp quản lý 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
1. Kết luận 92
2. Kiến nghị 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 97



v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Trữ lượng các mỏ than Quảng Ninh (1000 tấn) 3
Bảng 1.2. Biến động độ che phủ rừng tự nhiên khu vực 6
Hòn Gai - Cẩm Phả (%) 6
Bảng 1.3. Diện tích khai trường, bãi thải và đất nông nghiệp bị lấp bởi bùn, đất đá
thải khu vực Cẩm Phả (Ha) 6
Bảng 1.4. Sản lượng khai thác than trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 8
(2006-2009) 8
Bảng 1.5. Trữ lượng, công suất các mỏ than tỉnh Thái Nguyên 8
Bảng 1.6. Lưu lượng nước thải một số mỏ than tỉnh Thái Nguyên 10
Bảng 1.7. Tọa độ các điểm ranh giới mỏ than Khánh Hòa 13
Bảng 1.8. Tình hình kinh tế khu vực mỏ 16

Bảng 1.9. Điều kiện xã hội khu vực 17
Bảng 1.10. Thông số thủy văn các suối khu vực mỏ than Khánh Hòa 20
Bảng 1.11. Tổng hợp các hạng mục công trình hiện có 25
Bảng 1.12. Các yếu tố của hệ thống khai thác bờ công tác theo lớp đứng 26
Bảng 1.13. Các thông số của bãi thải 29
Bảng 3.1. Nguồn phát sinh khí bụi do khai thác than mỏ Khánh Hòa 41
Bảng 3.2. Kết quả phân tích mẫu môi trường không khí khu vực mỏ than Khánh
Hòa 42
Bảng 3.3. Kết quả phân tích mẫu môi trường không khí khu vực xung quanh mỏ
than Khánh Hòa 45
Bảng 3.4. Ước tính lượng bụi sinh ra do hoạt động khai thác 49
Bảng 3.5. Dự báo tải lượng bụi phát sinh theo đơn vị diện tích, thời gian 50
Bảng 3.6. Nguồn phát sinh nước thải do hoạt động của mỏ 51
Bảng 3.7. Lưu lượng nước chảy vào moong theo tính toán của mỏ 52
Bảng 3.8. Kết quả phân tích mẫu nước thải moong 52
Bảng 3.9: Kết quả phân tích mẫu nước thải moong tại cửa xả 53
Bảng 3.10. Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ 54


vi
Bảng 3.11. Lưu lượng nước mưa chảy tràn tính theo từng khu vực mỏ 55
Bảng 3.12. Lượng cặn tích tụ trong nước mưa theo từng khu vực (kg) 55
Bảng 3.13. Kết quả phân tích mẫu tại cửa xả nước thải sinh hoạt 56
Bảng 3.14: Kết quả phân tích mẫu nước mặt đợt 1/2009 57
Bảng 3.15. Kết quả phân tích mẫu nước mặt đợt 1/2010 57
Bảng 3.16. Kết quả phân tích nước mặt đợt 1/2011 58
Bảng 3.17: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm (đợt 3/2009) 60
Bảng 3.18. Kết quả phân tích nước đợt 3/2010 61
Bảng 3.19. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm đợt 1/2011 62
Bảng 3.20. Dự báo lượng nước chảy vào moong theo công suất thiết kế mỏ 64

Bảng 3.21. Lượng nước ngầm chảy vào moong khai thác giai đoạn mở rộng 67
Bảng 3.22. Kết quả phân tích môi trường đất đợt 3/2010 68
Bảng 3.23. Kết quả phân tích môi trường đất đợt 1/2011 69
Bảng 3.24. Phương tiện, thiết bị phòng chống cháy nổ 78
Bảng 3.25. Đánh giá tổng hợp theo tiêu chí nhóm 1 80
Bảng 3.26. Kết quả đánh giá theo tiêu chí nhóm 2 81
Bảng 3.27. Kết quả đánh giá theo tiêu chí nhóm 3 82
Bảng 3.28. Kết quả đánh giá theo tiêu chí nhóm 4 83
Bảng 3.29. Kết quả đánh giá theo tiêu chí nhóm 5 84


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Diễn biến hàm lượng COD trung bình năm tại các phụ lưu của Sông Cầu
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ 2005 đến 2010 11
Hình 1.2. Diễn biến hàm lượng BOD trung bình năm tại các phụ lưu của Sông Cầu
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ 2005 đến 2010 11
Hình 1.3. Diễn biến hàm lượng As trên sông Đu từ 2005 đến 2010 12
Hình 1.4. Ô nhiễm bụi lơ lửng tại một số khu vực khai thác khoáng sản và sản xuất
vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ 2008 đến 2010 12
Hình 1.5. Sự suy giảm diện tích rừng tự nhiên hàng năm tại Thái Nguyên 13
Hình 1.6. Sơ đồ công nghệ khai thác than tại mỏ than Khánh Hòa 27
Hình 1.7. Sơ đồ công nghệ sàng tuyển than 32
Hình 3.1. Sơ đồ các vị trí quan trắc, lấy mẫu 40
Hình 3.2. Biểu đồ hàm lượng bụi tại một số vị trí trong khu vực mỏ than Khánh Hòa
45
Hình 3.3. Sơ đồ hệ thống xử lý bụi dự kiến 87
Hình 3.4. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải mỏ than Khánh Hòa theo
phương án đề xuất 88








viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT




Kí hiệu viết tắt
Tên kí hiệu
1
BOD (Biochemical Oxygen Demand)
Nhu cầu oxy sinh học
2
COD (Chemical Oxygen Demand)
Nhu cầu oxy hóa học
3
DO (Dissolve oxygen)
Oxy hòa tan
4
EPA (The US Environment Protection
Agency)
Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa
Kỳ
5
MPN (Most Probable Number)

Số vi khuẩn có thể lớn nhất
6
TSS (Total Suspended Solid)
Tổng chất rắn lơ lửng
7
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
8
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
9
TNHH MTV
Trách nhiệm hữu hạn một thành
viên
10
UBND
Ủy ban nhân dân


2
MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập và phát triển, các ngành công nghiệp nước ta được quan
tâm đầu tư và đẩy mạnh. Trong số đó phải kể đến các hoạt động của công nghiệp khai
thác và chế biến khoáng sản. Khai thác than là một hoạt động đã được quan tâm đầu tư
phát triển từ khá lâu. Sự tăng trưởng của các ngành kinh tế như điện, xi măng luôn tỉ
lệ thuận với nhu cầu sử dụng than.
Trên cơ sở nhu cầu than ngày càng tăng trên thị trường, các hoạt động khai thác
và chế biến than cũng liên tục gia tăng. Bên cạnh những lợi ích kinh tế mà ngành khai
thác than mang lại, thì hoạt động này cũng đã can thiệp khá mạnh mẽ đến môi trường,
gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường đòi hỏi các nhà đầu tư cần phải có các

giải pháp quản lý, giải pháp công nghệ và các giải pháp xử lý hợp lý nhằm giảm thiểu
những ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Thái Nguyên hiện là một trong những cái nôi của ngành khai thác và chế biến
khoáng sản của Việt Nam. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có khoảng 156 mỏ
và điểm khoáng sản đã và đang được đưa vào khai thác, chế biến. Than là khoáng sản
có tiềm năng của tỉnh Thái Nguyên. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện 7 mỏ
và điểm khoáng sản than, trong đó thăm dò, khai thác 6 mỏ; tổng trữ lượng đã đánh giá
cấp A + B + C
1
đạt trên 90 triệu tấn, có 2 loại than: antraxit và than mỡ. Các mỏ than
chủ yếu sử dụng công nghệ khai thác lộ thiên với các moong sâu hàng trăm mét, bãi
thải trở thành các núi thải khổng lồ như các mỏ Phấn Mễ, mỏ Khánh Hòa, Mỏ than Bá
Sơn [33].
Ngoài những lợi ích do ngành công nghiệp khai thác chế biến than mang lại cho
địa phương Thái Nguyên thì những tác động đến môi trường hiện nay cũng không nhỏ:
Vấn đề sạt lở bãi thải, hạ thấp mực nước ngầm, ô nhiễm môi trường không khí, làm
bẩn nguồn nước tưới tiêu đang ngày càng gây bức xúc trong nhân dân.
Trước thực tế trên, đề tài ”Nghiên cứu hiện trạng môi trường và đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên”
nhằm mục đích đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo các vấn đề môi trường phát
sinh trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường mỏ
than Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Công nghiệp khai thác than
1.1.1. Khai thác than ở Việt Nam


3
a. Đặc điểm các mỏ than nƣớc ta [17]
Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi là nước có nhiều nguồn khoáng sản trong đó

than đá chủ yếu tập trung tại các mỏ ở Hải Phòng, Quảng Ninh thuộc cuối hành lang
kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Lượng than tại đây chiếm 90% trên
cả nước.
Đặc điểm quan trọng nhất của các mỏ than ở Việt Nam thuộc khu vực hành lang
kinh tế là phần nhiều các mỏ than đều ở lộ thiên dễ khai thác. Tuy nhiên phần than ở
sâu trong lòng đất cũng khá dồi dào. Chỉ riêng ở Quảng Ninh trữ lượng than ở dưới
sâu -350 m đã có khoảng 6,5 - 7 tỷ tấn [19].
Than ở Việt Nam có 5 loại chính:
- Than antraxit
- Than mỡ
- Than bùn
- Than ngọn lửa dài
- Than nâu.
Than antraxit (than đá): Trữ lượng than đá được đánh giá là 3,5 tỷ tấn trong đó ở
vùng Quảng Ninh trên 3,3 tỷ tấn (tính đến độ sâu - 300m); còn lại gần 200 triệu tấn là
nằm rải rác ở các tỉnh: Thái nguyên, Hải Dương, Bắc Giang.
Bảng 1.1. Trữ lƣợng các mỏ than Quảng Ninh (1000 tấn)

Tổng trữ lượng
Trữ lượng khai
thác lộ thiên
Trữ lượng khai
thác lò bằng
Trữ lượng khai
thác giếng
đứng
Trữ lượng đã
thăm dò
3.523.640
215.476

470.356
2.837.808
Trữ lượng mỏ
đang khai thác
1.422.362
192.442
150.793
1.079.127
Trữ lượng các
mỏ chuẩn bị
khai thác
333.563
12.410
113.746
207.407
Than mỡ: Trữ lượng tiềm năng được đánh giá sơ bộ là 27 triệu tấn, trong đó trữ
lượng địa chất là 17,6 triệu tấn, chủ yếu tập trung ở 2 mỏ Làng Cẩm (Thái Nguyên) và
mỏ Khe Bố (Nghệ An).


4
Than bùn: Than bùn ở Việt Nam nằm rải rác từ Bắc đến Nam, nhưng chủ yếu tập
trung ở đồng bằng sông Cửu Long (với hai mỏ than lớn là U-Minh-Thượng và U-
Minh-Hạ).
Than ngọn lửa dài: Chủ yếu tập trung ở mỏ Na Dương (Lạng Sơn), với trữ lượng
địa chất trên 100 triệu tấn. Hiện nay khai thác được thực hiện bằng phương pháp lộ
thiên, than khai thác chủ yếu phục vụ sản xuất xi măng ở Hải Phòng và Bỉm Sơn với
sản lượng trên dưới 100 nghìn tấn/năm. Nhưng do nhà máy Xi măng Hải Phòng sẽ
ngừng hoạt động, nhà máy xi măng Bỉm Sơn được cải tạo với công nghệ mới, nên
không dùng than Na Dương từ 1999 trở đi. Than Na Dương là loại than có hàm lượng

lưu huỳnh cao, có tính tự cháy, nên việc khai thác, vận chuyển, chế biến sử dụng rất
khó khăn và hạn chế.
Than nâu: Tập trung chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, trữ lượng dự báo 100 tỷ tấn.
Theo đánh giá sơ bộ, than có chất lượng tốt, có thể sử dụng cho sản xuất điện, xi măng
và công nghiệp hoá học. Nhưng để có thể khai thác được, cần tiến hành thăm dò ở khu
vực Bình Minh - Khoái châu Hưng Yên, để đánh giá một cách chính xác trữ lượng,
chất lượng than, điều kiện kiến tạo của vỉa than, nghiên cứu công nghệ khai thác thiết
kế. Nói chung việc khai thác than này rất khó khăn về mặt địa hình, dân cư trong vùng
và về phương pháp khai thác v.v Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu địa chất
và khai thác, đối với than nâu ở đồng bằng sông Hồng thì có thể đưa vào đầu tư xây
dựng mỏ và khai thác từ 2015-2020 trở đi.
b. Công nghệ khai thác than nƣớc ta [17]
Những năm gần đây ngành than Việt Nam đã mạnh dạn cải tiến công tác quản lí
và áp dụng công nghệ tiên tiến vào khâu thăm dò, khai thác, sàng tuyển than làm thay
đổi hẳn diện mạo ngành khai thác than: công nghệ địa chấn, công nghệ khoan hiện đại
vừa lấy mẫu than, mẫu đá vừa phân tích được mẫu nước, mẫu khí. Trong các lò khai
thác thì sử dụng cột thủy lực đơn, đi cùng khoan nổ mìn hoặc máy khấu liên hợp trong
các vỉa than dày đến 2,5m; độ dốc đến 35
o

c. Hiện trạng môi trƣờng các khu vực khai thác than nƣớc ta
Về ô nhiễm môi trường không khí: Môi trường không khí các khu vực khai thác
khoáng sản và lân cận thường xuyên bị ô nhiễm do bụi, khí độc, khí nổ và tiếng ồn
phát sinh ở hầu hết các khâu sản xuất. Đặc biệt khu vực Cẩm Phả, Uông Bí, Mạo Khê
và các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Tu, Hà Phong - TP Hạ Long. Nhìn


5
chung, hàm lượng bụi tại các khu vực khai thác than, chế biến than đều vượt tiêu
chuẩn cho phép từ 1,2 - 5,2 lần (trung bình trong 24 giờ); hàm lượng bụi tại các khu

dân cư lân cận các khu vực sản xuất, chế biến than tại Quảng Ninh vượt tiêu chuẩn cho
phép 3,3 lần (trung bình 24 giờ) [29].
Về nước thải mỏ: Tại vùng than, theo số liệu kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải công nghiệp của các đơn vị thuộc ngành than thì tổng lượng nước
thải mỏ năm 2009 đã kê khai là 38.914.075 m
3
. Tuy nhiên, lượng nước thải này chưa
tính đến nước rửa trôi từ các bãi thải mỏ. Hai thông số điển hình tác động đến môi
trường là tính axit và cặn lơ lửng, bên cạnh đó là hàm lượng Fe và Mn. Độ pH của
nước thải mỏ dao động từ 3,1 - 6,5, hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng (TSS) vượt tiêu
chuẩn cho phép từ 1,7 - 2,4 lần, cá biệt có nơi vượt đến 8,09 lần. Nước thải mỏ gây
nhiều ảnh hưởng đến hệ thống sông, suối, hồ, vùng ven biển như gây bồi lấp, làm mất
nguồn sinh thủy, suy giảm chất lượng nước Do tác động lâu ngày, trong đó có tác
động của khai thác than trái phép trong một thời gian dài, một số hồ thủy lợi vùng
Đông Triều, Quảng Ninh đã bị chua hóa, làm ảnh hưởng đến chất lượng nước phục vụ
nông nghiệp [29].
Tác động đến địa hình, cảnh quan: Những biến đổi mạnh nhất diễn ra chủ yếu ở
những khu vực có khai thác than lộ thiên. Các bãi đổ thải tạo nên những quả đồi ở Cọc
Sáu cao 280 m, Nam Đèo Nai có độ cao 200 m, Đông Cao Sơn cao 250 m, Đông Bắc
Bàng Nâu cao 150 m và Núi Béo cao 240 m và nhiều bãi thải trên các sườn đồi. Bãi
thải thường có sườn dốc tới 35
0
. Nhiều moong khai thác lộ thiên tạo nên địa hình âm
có độ sâu từ - 50 m đến - 150 m dưới mực nước biển trung bình (các mỏ Cọc Sáu, Hà
Tu, Núi Béo ) [29].
Vấn đề chiếm dụng đất trồng trọt và cây xanh: Diện tích đất canh tác và thảm
thực vật mà các mỏ khai thác than lộ thiên chiếm dụng là khá lớn. Tính riêng khu vực
Hòn Gai - Cẩm Phả hiện nay có khoảng 30 mỏ than lớn nhỏ đang hoạt động sử dụng
gần 4500 ha (trong đó có 04 mỏ đèo Nai, Cao Sơn, Cọc Sáu và Hà Tu là 3200ha). Tại
khu vực Hòn Gai, Nam đường 18A (Cẩm Phả) trong giai đoạn 1970 -1997, các hoạt

động khai thác than đã làm mất khoảng 2900 ha (trung bình mỗi năm mất 100 - 110
ha) đất rừng các loại, trong đó khoảng 2000 ha bị mất do mở vỉa, đổ đất đá thải. Độ
che phủ rừng tự nhiên từ 33,7% (1970) giảm xuống còn 6,7% (1985) và 4,7% (1997)
[20].


6
Bảng 1.2. Biến động độ che phủ rừng tự nhiên khu vực
Hòn Gai - Cẩm Phả (%)
Năm
1970
1985
1997
Rừng tự nhiên
33,7
6,7
4,7
Rừng trồng+Rừng tự nhiên
40,6
14,5
14,4
Nguồn: [21]
Bãi thải cao cũng gây các nguy cơ sạt lở, vùi lấp diện tích đất nông nghiệp. Số
liệu tại khu vực Cẩm Phả diện tích đất nông nghiệp bị vùi lấp cụ thể như sau:
Bảng 1.3. Diện tích khai trƣờng, bãi thải và đất nông nghiệp bị lấp bởi bùn,
đất đá thải khu vực Cẩm Phả (Ha)
Năm
1970
1985
1997

1999
Diện tích khai trường và
bãi thải
1100
1400
1880
2000
Diện tích đổ thải ra biển
56
81
94
120
Diện tích đất nông nghiệp
bị lấp bởi bùn, đất thải
200
225
238
38
Nguồn: [21]
Ngoài những nguy cơ về ô nhiễm môi trường, biến đổi cảnh quan, suy giảm đa
dạng sinh học thì hoạt động khai thác than cũng để lại nhiều rủi ro về sạt lở, trượt lở
đe dọa tính mạng người dân do các "núi thải khổng lồ". Tại khu vực khai thác than lộ
thiên thuộc thị xã Cẩm Phả thường xuyên xảy ra các vụ sạt lở núi thải gây hậu quả rất
nghiêm trọng về người và tài sản. Nguyên nhân là do cao trình của các "núi thải"
không được xử lý cắt tầng, che chắn đúng quy trình kỹ thuật. Tại các vùng khai thác
theo công nghệ hầm lò, một vấn đề nan giải là các chủ dự án mới chỉ quan tâm mở mới
các đường lò mà chưa thực sự ý thức về phương án hoàn thổ sau khi lò hết khả năng
khai thác than. Theo đó, có thể hình dung dưới lòng đất là chằng chịt, xiên chéo những
đường lò mới, cũ đan xen nhau. Đây chính là nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn bất
ngờ như sập lò, bục túi nước, nổ khí metal mà thực tế đã và đang diễn ra. Hậu quả là

hàng chục thợ lò bị vùi lấp, chết cháy, chết ngạt [25].
Vấn đề công nghệ khai thác, đổ thải không đúng kĩ thuật, không đầu tư cho các
công trình bảo vệ môi trường ngay từ giai đoạn bắt đầu của dự án, công tác hoàn thổ
không được chú trọng là những nguyên nhân gây biến đổi môi trường, ô nhiễm nước,
thiệt hại về sức khỏe công nhân, nhân dân vùng than. Đây là một thực tế đang rất cần


7
sự quan tâm của các cấp, ngành, cơ quan quản lý và đặc biệt là nhận thức của các nhà
đầu tư, chủ dự án khai thác than.
1.1.2. Khai thác than ở Thái Nguyên
a. Đặc điểm các mỏ than ở Thái Nguyên [15][27]
Than là một trong những khoáng sản có tiềm năng của tỉnh Thái Nguyên. Trên
địa bàn tỉnh đã phát hiện 13 mỏ và điểm khoáng sản, trong đó thăm dò, khai thác 6 mỏ.
Gồm 02 loại than: than đá và than mỡ với tổng trữ lượng gần 100 triệu tấn (hiện còn lại
khoảng 63,8 triệu tấn), đứng thứ hai trong cả nước, chất lượng tương đối tốt. Các mỏ có
trữ lượng lớn là Khánh Hòa (59,3 triệu tấn), Núi Hồng (15,08 triệu tấn); hai mỏ Làng
Cẩm và Âm Hồn mỗi mỏ có trữ lượng trên 3,6 triệu tấn than mỡ. Thái Nguyên được
đánh giá là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước (riêng trữ lượng than mỡ
trong ngành luyện kim đứng đầu trong cả nước), đủ đáp ứng các nhu cầu về luyện kim,
sản xuất nhiệt điện và các nhu cầu khác không chỉ của bản thân tỉnh mà còn các tỉnh
khác trong cả nước.
Than Antraxit có 04 mỏ: Núi Hồng, Âm Hồn, Ba Sơn, Quan Triều trong đó mỏ
than Quan Triều được khai thác từ đầu thế kỷ 20 và được thăm dò đánh giá trữ lượng
1969. Trữ lượng mỏ than đã được đánh giá cấp B + C
1
là 46,2 triệu tấn.
Than mỡ có mỏ than Phấn Mễ (Bắc Làng Cẩm, Nam Làng Cẩm) được thăm dò
khai thác để luyện than Cốc cho Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên. Trữ lượng
(theo phân cấp cũ) A + B + C

1
tính đến 31/12/1967 là 3,6 triệu tấn.
b. Thực trạng hoạt động các mỏ than trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Các điểm khai thác than tập trung chủ yếu vùng Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên
trên địa bàn các huyện Đại Từ, Phú Lương. Các mỏ khai thác than lớn của Thái
Nguyên như mỏ than Khánh Hòa, mỏ than Phấn Mễ, mỏ than Núi Hồng, mỏ than Bá
Sơn
Nhìn chung hoạt động khai thác than trên địa bàn đã được bắt đầu từ khá lâu: mỏ
than Khánh Hòa bắt đầu hoạt động từ 1949; than Núi Hồng bắt đầu hoạt động từ 1980,
mỏ than Bá Sơn bắt đầu từ 1983, mỏ than Phấn Mễ bắt đầu hoạt động từ những năm
1966 [21]. Qua thời gian, bên cạnh những lợi ích về mặt kinh tế xã hội như tăng nguồn
thu ngân sách cho tỉnh, thì hoạt động khai thác than với công nghệ còn lạc hậu đã ảnh
hưởng không nhỏ đến môi trường, địa hình và cảnh quan tỉnh Thái Nguyên. Theo số


8
liệu Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh Thái Nguyên, tính đến 31/12/2009, sản lượng
khai thác than trên địa bàn tỉnh như sau:
Bảng 1.4. Sản lƣợng khai thác than trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
(2006-2009)
Loại khoáng
sản
Đơn vị
Sản lượng khai thác
2006
2007
2008
2009
Than
tấn

978.689
1.073.916
1.058.476
1.261.974
Nguồn: [27]
Như vậy so với năm 2006 thì sản lượng than khai thác trên địa bàn tỉnh 2009 tăng
28,94%. Các mỏ than ngày càng mở rộng về quy mô, công suất. Theo số liệu thực tế
trữ lượng, công suất và diện tích các mỏ than trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như sau:
Bảng 1.5. Trữ lƣợng, công suất các mỏ than tỉnh Thái Nguyên
TT
Tên mỏ và vị trí
Đơn vị khai thác
Trữ
lƣợng
mỏ
Công suất
khai thác hiện
tại (tấn/năm)
Diện tích
chiếm đất
(ha)
1
Mỏ than Núi Hồng, Yên
Lãng, Đại Từ
Công ty TNHH
MTV Công nghiệp
Mỏ Việt Bắc-TKV
15,075
tr tấn
350.000

278,1
2
Mỏ than Khánh Hòa, Xã
Phúc Hà - Thành phố
Thái Nguyên và xã An
Khánh - Đại Từ
Công ty TNHH
MTV Công nghiệp
Mỏ Việt Bắc-TKV
59,3 tr
tấn
400.000
328
3
Mỏ than Phấn Mễ, xã
Phục Linh, Hà Thượng
huyện Đại Từ (Bắc và
Nam Làng Cẩm)
Công ty cổ phần
Gang Thép Thái
Nguyên
3,6 tr
tấn
- Phân xưởng
lộ thiên:
100.000; phân
xưởng hầm lò:
30.000
66,3
4

Mỏ than Bá Sơn, xã Sơn
Cẩm và Cổ Lũng huyện
Phú Lương
Công ty cổ phần
Xây dựng và Khai
thác than Thái
Nguyên
1,5 tr
tấn
40.000-50.000
50
5
Mỏ than Gốc Thông xã
An Khánh huyện Đại Từ
và Cổ Lũng huyện Phú
Lương
Công ty cổ phần
Xây dựng và Khai
thác than Thái
Nguyên
0,4 tr
tấn
37.000
19,91
6
Mỏ than An Khánh - Cù
Công ty cổ phần
0,3 tr
30.000
14,5



9
Vân xã An Khánh và Cù
Vân huyện Đại Từ
khai khoáng miền
núi
tấn
7
Mỏ than Làng Bún, xã
Phấn Mễ huyện Phú
Lương
Công ty cổ phần
Gang thép Gia Sàng
0,15 tr
tấn
8000
5,0
8
Mỏ than Minh Tiến -
Phú Cường, xã Minh
Tiến và Phú Cường
huyện Đại Từ

Doanh nghiệp Anh
Thắng
0,12 tr
tấn
4500
4,9

9
Mỏ than Cát Nê xã Cát
Nê huyện Đại Từ và xã
Phúc Thuận huyện Phổ
Yên
Công ty liên doanh
kim loại màu Việt
Bắc
0,22 tr
tấn
15.000
41,8
Nguồn: [21]
Nhìn chung các mỏ than Thái Nguyên phân bố rải rác trên địa bàn tỉnh, tập trung
vùng Tây Bắc của tỉnh. Trữ lượng các mỏ than tương đối lớn, hoạt động khai thác than
diễn ra ngày càng nhiều, các mỏ than trong xu thế mở rộng và nâng cao công suất
đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của kinh tế tỉnh Thái Nguyên.
c. Thực trạng môi trƣờng do hoạt động của các mỏ than trên địa bàn tỉnh
Việc mở rộng và nâng cao công suất các mỏ than trong thời gian qua đã gây tác
động không nhỏ đến môi trường khu vực tỉnh.
Nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, giảm đa dạng sinh học: Theo số liệu
thống kê tại bảng 1.5 diện tích chiếm đất của các mỏ than là 808,51 ha, phần diện tích
này trước đây là đất rừng và đất nông nghiệp. Điều này cũng cho thấy sự thu hẹp của
diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp kèm theo là suy giảm về đa dạng sinh học,
biến đổi địa hình.
Nguy cơ hạ thấp mực nước ngầm: Việc để lại moong, các đường lò có độ sâu lớn
(moong Bá Sơn hiện tại đang ở mức -30m dự kiến khai thác đến -50m sẽ chuyển sang
khai thác hầm lò xuống mức -100m, moong lộ thiên mỏ than Phấn Mễ hiện đang khai
thác đến mức -192m dự kiến kết thúc mức -230m; các đường lò hiện xuống mức -
100m dự kiến kết thúc mức -200m; moong lộ thiên mỏ than Khánh Hòa hiện đã xuống



10
sâu tới mức -87m (moong D) và -120m (moong C)) tác động khá lớn đến mực nước
ngầm khu vực.
Nguy cơ về sạt lở, trượt lở: Các bãi thải có độ cao lớn (bãi thải mỏ Bá Sơn đang
đổ đến cos + 70m; bãi thải mỏ Phấn Mễ đang đổ đến cos + 155m dự kiến kết thúc ở
cos +190m ảnh hưởng không nhỏ đến sinh thái và các hoạt động kinh tế xã hội của dân
cư các xã Sơn Cẩm, Cổ Lũng (huyện Phú Lương), An Khánh, Cù Vân, Hà Thượng,
Phục Linh (Đại Từ), Phúc Hà (thành phố Thái Nguyên) - là những xã có các điểm khai
thác than điển hình trên địa bàn tỉnh. Qua thực tế khảo sát các bãi thải cho thấy, hầu
hết việc đổ thải chưa đảm bảo thiết kế an toàn, phân cắt tầng thải đúng thiết kế do đó
vẫn xảy ra hiện tượng trượt lở, sạt lở bãi thải gây bồi lắng các suối xung quanh đặc
biệt là ảnh hưởng đến ruộng lúa của nhân dân, gây khó khăn trong sản xuất nông
nghiệp.
Ô nhiễm nguồn nước: Hoạt động khai thác khoáng sản là một trong những loại
hình hoạt động phát sinh lượng nước thải lớn nhất trên địa bàn tỉnh, lưu lượng nước
thải phát sinh hàng năm trên 12,14 triệu m
3
, phần lớn nước thải tại các mỏ chỉ được xử
lý sơ bộ qua các hố lắng rồi xả ra nguồn nước mặt, thành phần ô nhiễm trong nước thải
là chất rắn lơ lửng, độ màu, một số kim loại nặng,
Bảng 1.6. Lƣu lƣợng nƣớc thải một số mỏ than tỉnh Thái Nguyên
TT
Tên mỏ
Vị trí
Lƣu lƣợng
nƣớc thải
(m
3

/năm)
1
Mỏ than Núi Hồng
Xã Yên Lãng, huyện Đại Từ
998400
2
Mỏ than Khánh Hòa
Xã Phúc Hà, TP Thái Nguyên
1000000
3
Mỏ than Bá Sơn
Xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương
564480
4
Mỏ than An Khánh -
Cù Vân
Xã An Khánh, xã Cù Vân, huyện Đại
Từ
72000
5
Mỏ than Phấn Mễ
Xã Phẫn Mễ, huyện Phú Lương
6498444
Nguồn: [21]
Lưu lượng xả lớn lại không được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra ngoài môi
trường đang là thực trạng tại các mỏ than.


11
Thành phần các chất ô nhiễm có trong nước thải mỏ than chủ yếu là chất rắn lơ

lửng (SS) gây ảnh hưởng đến chất lượng các nguồn nước mặt xung quanh như sông
Đu (nguồn tiếp nhận nước thải mỏ than Phấn Mễ), suối Phượng Hoàng, suối Tân Long
- nguồn tiếp nhận nước thải các mỏ than Bá Sơn, An Khánh - Cù Vân, Núi Hồng ),
các suối này đều là các phụ lưu của Sông Cầu, đây là một trong những nguyên nhân
gây ô nhiễm sông Cầu.
Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2005-2010: Tại các phụ
lưu chính của Sông Cầu, chất lượng nước đều không đáp ứng được QCVN 08:2008
đối với nguồn nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Hàm lượng BOD
5
,
COD vượt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 từ 1,3 đến 3 lần (hình 1.1 và 1.2), đặc biệt
tại Sông Đu mức độ ô nhiễm là lớn nhất do tiếp nhận nước thải từ hoạt động công
nghiệp, nông nghiệp của huyện Phú Lương và các hoạt động khai thác khoáng sản
trong khu vực, ngoài ô nhiễm hữu cơ còn ô nhiễm kim loại nặng asen (hình 1.3) [34].





Hình 1.1. Diễn biến hàm lƣợng COD trung bình năm tại các phụ lƣu của Sông
Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ 2005 đến 2010






Hình 1.2. Diễn biến hàm lƣợng BOD trung bình năm tại các phụ lƣu của Sông
Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ 2005 đến 2010





0
0.01
0.02
0.03
0.04
0.05
0.06
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
mg/l
As QCVN As A1 QCVN As A2 QCVN As B1
0
5
10
15
20
25
30
35
Ch? Chu Nghinh Tư?ng Sông Đu Linh Nham
(mg/l)
2005
2006
2007
2008
2009
2010
QCVN A2

QCVN B1
0
5
10
15
20
Ch? Chu Nghinh Tư?ng Sông Đu Linh Nham
(mg/l)
2005
2006
2007
2008
2009
2010
QCVN A2
QCVN B1


12
94000
96000
98000
100000
102000
104000
106000
108000
2005 2006 2007 2008 2009
ha





Hình 1.3. Diễn biến hàm lƣợng As trên sông Đu từ 2005 đến 2010
Ô nhiễm môi trường không khí: Các hoạt động khoan nổ mìn, vận chuyển, đổ thải
trong hoạt động khai thác than là những nguồn phát sinh khí bụi chủ yếu, vấn đề ô
nhiễm bụi tại các khu vực khai thác than nói riêng và khai thác khoáng sản nói chung
là vấn đề khá lớn. Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2005 - 2010,
hàm lượng bụi lơ lửng tại những khu vực này vượt tiêu chuẩn cho phép gần 05 lần
(hình 1.4) [34].







Hình 1.4. Ô nhiễm bụi lơ lửng tại một số khu vực khai thác khoáng sản và sản
xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ 2008 đến 2010
Vấn đề ô nhiễm và suy thoái đất đai: Hoạt động khai thác than cũng gây những
ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất đai khu vực xung quanh. Nước thải chứa nhiều kim
loại nặng, cặn lắng theo nước mưa chảy tràn đổ ra khu vực ruộng, ven suối tiếp nhận,
các hiện tượng trượt lở, xói mòn đất là những yếu tố chính làm suy thoái đất đai vùng
mỏ.
Suy giảm hệ thực động vật: Cùng với các hoạt động công nghiệp khác, khai thác
than là nguyên nhân làm suy giảm diện tích rừng tự nhiên hàng năm của tỉnh.
Hàng năm, diện tích rừng tự nhiên đều bị suy giảm do các hoạt động kinh tế - xã
hội [34].



0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
Xi măng Núi
Voi
M? s?t Tr?i
Cau
Xi măng
Quang Sơn
Xi măng La
Hiên
M? than Bá
Sơn
M? than
Ph?n M?
M? than
Khánh Hoà
(mg/m3)
2008 2009 2010 QCVN B?i


13



Hình 1.5. Sự suy giảm diện tích rừng tự nhiên hàng năm tại Thái Nguyên
Hiện nay diện tích rừng trồng theo các chương trình PAM, 327 tăng đáng kể. Tuy
nhiên hệ sinh thái rừng trồng có độ đa dạng sinh học thấp (chủ yếu là các loại keo,
bạch đàn, thông), sinh khối nhỏ và giá trị bảo vệ môi trường thấp hơn nhiều so với
rừng tự nhiên.
Mất rừng đồng nghĩa với việc mất điều kiện sống tự nhiên của các loài động vật
hoang dã. Sự suy giảm đa dạng sinh học thể hiện rõ ở sự tuyệt chủng một số loài, suy
giảm cá thể ở nhiều loài khác, trong đó có nhiều loài quý hiếm.
Đánh giá chung: Khai thác than trong những năm qua bên cạnh việc mang lại
những lợi ích kinh tế đáng kể cũng để lại nhiều vấn đề cần được quan tâm và giải
quyết: vấn đề thu hẹp diện tích đất đai, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm bụi, vấn đề
về sạt lở bãi thải, bồi lắng lòng suối Để có các giải pháp triệt để cho vấn đề này nhất
thiết phải có sự quan tâm đồng bộ từ các nhà đầu tư, cơ quan quản lý và chính quyền
địa phương.
1.2. Tổng quan về mỏ than Khánh Hòa
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý [7]
Mỏ than Khánh Hoà thuộc là một bộ phận thuộc khoáng sàng Ba Sơn – Quan
Triều, thuộc địa phận xã Phúc Hà – Thành phố Thái Nguyên, xã Sơn Cẩm, huyện Phú
Lương, xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Tọa độ các điểm mốc theo Quyết định số 1988/QĐ-HĐQT ngày 22/08/2008 của
Hội đồng Quản trị Tập đoàn TKV V/v giao thầu quản lý, bảo vệ ranh giới mỏ, tài
nguyên trữ lượng than và tổ chức khai thác than cho Công ty TNHH MTV Công
nghiệp mỏ Việt Bắc-TKV được trình bày trong bảng 1.7:
Bảng 1.7. Tọa độ các điểm ranh giới mỏ than Khánh Hòa
Ký hiệu
Toạ độ mốc mỏ (m)
(Hệ toạ độ HN 1972, kinh tuyến
trục 105).
Hệ toạ độ VN-2000, kinh tuyến

trục 105, múi chiếu 3
0

X
Y
X
Y
103-1
2393127
578441
2392937.695
578270.751


14
103-2
2393124
578669
2392934.695
578498.730
103-3
2392698
579258
2392508.734
579087.674
103-4
2391902
580235
2391712.808
580064.580

103-5
2391940
580776
2391750.804
580605.529
103-6
2391546
581582
2391356.840
581411.453
103-7
2390939
581850
2390749.897
581679.426
103-8
2390380
581769
2390190.951
581598.433
103-9
2390227
580608
2390037.968
580437.542
103-10
2390359
580220
2390169.956
580049.579

103-11
2390637
580044
2390447.930
579873.596
103-12
2390961
579948
2390771.899
579777.606
103-13
2391512
579240
2391322.848
579069.673
103-14
2392103
578673
2391913.792
578502.728
103-15
2392150
578700
2391960.788
578529.725
103-16
2392106
578879
2391916.792
578708.708

103-17
2391518
579688
2391328.846
579517.631
103-18
2391330
580491
2391140.862
580320.555
103-19
2392313
579446
2392123.771
579275.655
Nguồn: [7]
Diện tích toàn mỏ than Khánh Hòa là 3,28 km
2
.
Tiếp giáp các phía của mỏ như sau:
- Phía Đông giáp cánh đồng lúa xã Phúc Hà.
- Phía Tây giáp khu dân cư xã An Khánh.
- Phía Nam giáp khu dân cư và cánh đồng lúa xã An Khánh và Phúc Hà.
- Phía Bắc giáp khu dân cư xã An Khánh.
Mỏ nằm ở phía Đông và phía Bắc của xã Phúc Hà, phía Đông Nam của xã An
Khánh. Khu vực quanh mỏ đều có dân cư sinh sống với gần 100 hộ dân. Phía Đông
Nam của mỏ là trụ sở của UBND xã Phúc Hà, Trường tiểu học xã Phúc Hà.
Khu vực khai trường cách hộ dân gần nhất: 500m.
Khu vực bãi thải cách hộ dân gần nhất: 50m.
b. Đặc điểm địa hình [8]

Khu mỏ nằm trong một thung lũng kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam với
chiều dài khoảng 6 km, rộng 600 - 700m. Địa hình khu mỏ dốc dần từ phía Tây Bắc
(độ cao trung bình 32m) xuống Đông Nam (độ cao trung bình 28m). Phía Nam và


15
Đông Nam khu mỏ là các dải đồi thấp với độ cao từ 30 - 70m. Đôi nơi có những đỉnh
đồi cao trên dưới 130m. Phía Bắc khu mỏ là núi Sơn Cẩm có độ cao trên 200m.
c. Khí hậu thủy văn [8]
* Khu mỏ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa
và mùa khô. Mùa mưa vào tháng 5 đến tháng 10. Lưu lượng mưa trong mùa thay đổi
từ 1.800 - 2.000mm, chủ yếu tập trung vào các tháng 7, 8, 9, hướng gió Nam và Đông
Nam, nhiệt độ không khí cao nhất trong năm từ 37 - 38
o
C (vào tháng 7 và 8). Mùa khô
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, không khí khô ráo, lượng mưa nhỏ, hướng gió Bắc,
Đông Bắc. Nhiệt độ mùa này thấp, trung bình từ 10 - 15
o
C, có những ngày lạnh nhất
giảm xuống đến 3 - 4
o
C.
* Hệ thống sông suối
Khu vực Khánh Hòa có hai hệ thống suối chính: Hệ thống suối chảy theo phương
và hệ thống suối chảy vuông góc với đường phương các vỉa than. Hệ thống suối chảy
theo phương các vỉa than, đáng kể nhất là suối Huyền. Đây là con suối lớn chạy gần
như dọc theo trung tâm khu mỏ theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Hệ thống suối chảy
vuông góc với đường phương các vỉa than, phải kể đến suối Làng Ngò, đây là hợp lưu
của các suối: Suối Nước và suối Tràm Hồng. Suối Làng Ngò hợp với suối Huyền tạo
nên suối Nam Tiền, suối Nam Tiền đổ ra suối Tân Long ở phía Đông Bắc khu mỏ.

Đây chính là một nhánh của sông Cầu.
Suối Tân Long là nguồn tiếp nhận nước thải trực tiếp của mỏ than, nước suối hiện
nay được sử dụng phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp. Suối có lòng hẹp, độ
dốc thoải, chiều rộng của suối từ 2,5 - 3m, chiều sâu từ 0,5 - 1m, lưu lượng nước lớn
vào mùa mưa (19.967 l/s) và nhỏ nhất vào mùa khô (128 l/s).
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội [16]
a. Điều kiện kinh tế
Khu mỏ Khánh Hoà nằm trong vùng kinh tế khá phát triển, nằm gần thành phố
Thái Nguyên, một trong những trung tâm kinh tế lớn vùng Đông Bắc, gần khu gang
thép Thái Nguyên, khu công nghiệp Gò Đầm. Khu mỏ có điều kiện giao thông rất
thuận lợi. Từ mỏ có đường ô tô dài 2 km nối với Quốc lộ 3. Mỏ gần đường sắt Hà Nội
- Quán Triều và các đường Quốc lộ nối với các tỉnh và thành phố Hà Nội, Lạng Sơn,
Bắc Kạn, Cao Bằng. Trong vùng còn nhiều nhà máy xi măng, nhà máy giấy, nhà máy
cơ khí và nhiều cơ sở kinh tế, công nghiệp khác. Đặc biệt nhà máy nhiệt điện Cao


16
Ngạn đang mở rộng hoạt động. Đây là hộ tiêu thụ than chủ yếu của mỏ Khánh Hoà.
Tuy nhiên theo số liệu tổng hợp từ điều tra kinh tế xã hội 2012 tại địa bàn các xã An
Khánh (Đại Từ), Phúc Hà (thành phố Thái Nguyên), Sơn Cẩm (huyện Phú Lương), các
hộ dân khu vực mỏ sản xuất nông nghiệp là chủ đạo.
Bảng 1.8. Tình hình kinh tế khu vực mỏ
Nội dung
Xã An Khánh
Xã Phúc Hà
Xã Sơn Cẩm
1. Kinh
tế
- Trong tổng số 1.460 ha đất, có
636 ha là đất nông nghiệp; 40 ha

đất công nghiệp; còn lại là 784
ha sử dụng cho các mục đích
khác.
- Số hộ phi nông nghiệp là 26
hộ. Thu nhập bình quân là 1.476
nghìn đồng/tháng.người. Sản
lượng lương thực quy thóc
khoảng 4.030 tấn/ha.
- Thương mại – dịch vụ: Trong
năm 2008, giá cả thị trường thế
giới có nhiều biến động, lạm
phát tăng cao làm ảnh hưởng
không nhỏ tới các hộ kinh
doanh dịch vụ trên địa bàn. Tuy
nhiên, các hộ kinh doanh trên
điạ bàn vẫn duy trì được các
hoạt động kinh doanh, đa dạng
các mặt hàng, mở rộng ngành
nghề đảm bảo thu nhập và thực
hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ.
- Trong tổng số
648,4 ha đất.
Trong đó, có
346,72 ha là đất
nông nghiệp;
71,22 ha đất công
nghiệp; còn lại là
33,92 ha sử dụng
cho các mục đích
khác.

- Số hộ làm nông
nghiệp là 524 hộ,
phi nông nghiệp là
593 hộ. Thu nhập
bình quân là 550
nghìn
đồng/tháng.người.
Sản lượng lương
thực quy thóc
khoảng 10 tấn/ha.
- Trong tổng số
1.682,36 ha đất.
Trong đó, có
947,7 ha là đất
nông nghiệp;
734,66 ha sử dụng
cho các mục đích
khác.
- Thu nhập bình
quân là 850 nghìn
đồng/tháng.người.
Sản lượng lương
thực quy thóc
khoảng 5,1 tấn/ha.
2. Cơ sở hạ tầng
2.1. Công trình công cộng
Cơ quan
nhà nước
4
2

1
Trường
tiểu học
cơ sở
1
1
3
Trường
THCS
1
1
2
Trường
mẫu giáo
1
1
3
Trạm y tế
1
1
4
Nhà văn
hóa
16
10
1


17
Nghĩa

trang
1
5
19
Đình,
chùa, nhà
thờ
1
2
1
2.2. Giao thông

- Tất cả thôn , xóm co
́
đươ
̀
ng
giao thông đến ca
́
c U
̉
y ban
Nhân dân.
- 80% là đường đất.
- Tất cả thôn , xóm
có đường giao
thông đến ca
́
c U
̉

y
ban Nhân dân.
- 10% là đường
đất; 90% đường bê
tông.
- Tất cả thôn , xóm
có đường giao
thông đến ca
́
c U
̉
y
ban Nhân dân.
- 15% là đường
đất; 70% đường bê
tông; 15% đường
cấp phối
2.3. Điện, nƣớc

- Tỷ lệ số hộ có điện: 100%
- Chưa có hệ thống cấp nước
sạch, sử dụng nước giếng đào.
- Tỷ lệ số hộ có
điê
̣
n: 100%
- Tỷ lệ các hộ có
điê
̣
n: 3.539/5.539

hộ;
- Tỷ lệ các hộ
được cấp nước
sạch: 235/5.539
hộ;
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra kinh tế xã hội, sức khỏe cộng đồng khu vực)
b. Điều kiện xã hội
Tình hình phát triển dân cư, công tác văn hóa xã hội và các hoạt động y tế xã hội
tại khu vực tương đối phát triển. Các thống kê cụ thể như sau:
Bảng 1.9. Điều kiện xã hội khu vực
Xã An Khánh
Xã Phúc Hà
Xã Sơn Cẩm
1. Dân cƣ
- Xã An Khánh có 5.780
người với 1.500 hộ dân.
Trung bình 4 người/ hộ. Số
người trong độ tuổi lao
động là 3.150 người. Trong
đó, nam là 1.530 người; nữ
là 1.620 người.
- Tỷ lệ tăng dân số trung
bình: 0,02%.

- Xã Phúc Hà có 4.093
người với1.117 hộ dân.
Trung bình 3,7 người/
hộ. Số người trong độ
tuổi lao động là 2.915
người.Trong đó, nam là

1.451 người; nữ là 1.464
người.
- Tỷ lệ tăng dân số trung
bình: 84%.
- Xã Sơn Cẩm có 13.056
người với 5.539 hộ dân.
Trung bình 3,7 người/ hộ.
Trong đó, nam là 4.105
người; nữ là 3.610 người.
- Số người trong độ tuổi lao
động là 3.150 người.
- Tỷ lệ tăng dân số trung
bình: 0,3%.



18
2. Công tác văn hóa xã hội
- Các hoạt động văn hóa xã hội tại khu vực ngày càng được quan tâm và phát triển . Xã
có nhà văn hóa, đây là nơi tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước
cũng như tổ chức các hoạt động văn hoá xã hội theo nếp sống mới. Các tổ chức, đoàn
thể như hội Phụ nữ, hội Người cao tuổi, hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, hội Chữ
thập đỏ, y tế, Mặt trận tổ quốc hoạt động thường xuyên và hiệu quả. Công tác Đảng
phối hợp với các tổ chức xã hội khác thực sự đi vào đời sống của nhân dân, nhằm nâng
cao nhận thức của nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời kỳ mới.
- Các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao của xã cũng rất phát triển. Thường xuyên tổ
chức và tham gia đầy đủ các hoạt động như các hội thi văn nghệ, giải cầu lông, bóng đá
cấp huyện, cấp tỉnh.
3. Tình hình y tế
- Số y sỹ trong trạm xá: 02

người;
- Số y tá: 2 người;
- Số lượt bệnh nhân khám
chữa bệnh: 2.309 người.
Trong đó, số lượt bệnh
nhân ngoại trú là 2.048
người.
- Số người mắc bệnh
truyền nhiễm là: 38 người.
Người mắc bệnh mãn tính:
433; số người mắc bệnh xã
hội khác: 25 người.

- Số bác sĩ: 1 người;
- Số y sỹ trong trạm xá:
04 người;
- Số y tá: 1 người;
- Số lượt bệnh nhân
khám chữa bệnh: 3.560
người. Trong đó, số lượt
bệnh nhân nội trú là 40
người.
- Số người mắc bệnh
truyền nhiễm là: 3 người.
Người mắc bệnh mãn
tính: 433; số người mắc
bệnh xã hội khác: 44
người.

- Số bác sỹ trong trạm xá: 01

người;
- Số y sỹ trong trạm xá: 03
người;
- Số y tá: 2 người;
- Số giường bệnh: 03 giường;
- Số lượt bệnh nhân khám
chữa bệnh: 2.744 người.
Trong đó, số lượt bệnh nhân
ngoại trú là 2.700 người.
- Số người mắc bệnh truyền
nhiễm là: 7 người. Người mắc
bệnh mãn tính: 770; số người
mắc bệnh nghề nghiệp: 1.767
người; số người mắc bệnh xã
hội khác: 200 người.

4. Tình hình giáo dục
- Số học sinh trên toàn xã
là: 859 học sinh;
- Số giáo viên: 73 người;
- Trình độ dân trí được xếp
vào loại: thấp.

- Số học sinh trên toàn xã
là: 375 học sinh;
- Số giáo viên: 42 người;
- Trình độ dân trí được
xếp vào loại: thấp.

- Số học sinh trên toàn xã là:

1.825 học sinh;
- Số giáo viên: 191 người;

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra kinh tế xã hội, sức khỏe cộng đồng khu vực)

×