Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 XÃ QUỲNH GIANG huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.65 KB, 80 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội. Được sự tận tình dạy bảo của các thầy cô trong trường nói chung và
các thầy cô trong khoa Quản Lý Đất Đai nói riêng đã trang bị cho em những kiến
thức cơ bản về chuyên môn cũng như trong cuộc sống, tạo cho em hành trang vững
chắc cho công tác sau này.
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng
biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Quản Lý Đất Đai –
Trường Đại Học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã cùng với tri thức và tâm
huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Đặc biệt để hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ
lực của bản thân, còn có sự quan tâm giúp trớ trực tiếp của cô giáo hướng dẫnThS. Hoàng Nguyệt Ánh, Và các thầy, cô trong khoa Quản Lý Đất Đai, UBND xã
Quỳnh Giang cùng các cán bộ địa chính của xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An và các phòng ban khác đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn
thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này theo đúng nội dung và kế hoạch được giao.
Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng
lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của
trường Đại Học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội., đặc biệt là các thầy cô khoa
Quản Lý Đất Đai của trường đã tạo điều kiện cho em để em có thể hoàn thành tốt
bài báo cáo thực tập này.
Và em cũng xin chân thành cảm ơn ThS. Hoàng Nguyệt Ánh đã nhiệt tình
hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa thực tập.


Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực
tập, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý
luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh


khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy, Cô để em học
thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô
giáo, các cán bộ của UBND xã Quỳnh Giang-Quỳnh Lưu-Nghệ An Kính chúc các
thầy, cô và toàn thể các cô chú tại UBND xã Quỳnh Giang luôn mạnh khỏe, hạnh
phúc, và đạt được nhiều thành công trong công tác cũng như trong cuộc sống.


DANH MỤC VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Chữ viết tắt
HĐND
UBND
XDCB
THCS - THPT
VH-TT-TDTT
GCNQSDĐ
KT-XH

CN - TTCN
SX - KD
GTSX
KH

Diễn giải
Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân
Xây dựng cơ bản
Trung học cơ sở - Trung học phổ thông
Văn hóa - thông tin- thể dục thể thao
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Kinh tế - Xã hội
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất - kinh doanh
Gía trị sản xuất
Kế hoạch


MỤC LỤC
3.8 KẾT QUẢ KỲ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2011-2015 XÃ QUỲNH GIANG...........42
Bảng 3.6 Thống kê kiểm kê đất nông nghiệp 2015..............................................................42
Đơn vị: ha............................................................................................................................42
..............................................................................................................................................46
Bảng 3.7: Thống kê kiểm kê đất nông nghiệp 2015.............................................................47
Đơn vị: ha............................................................................................................................47
Bảng 3.8: Thống kê, kiểm kê đất phi nông nghiệp 2015......................................................49
Đơn vị: ha............................................................................................................................49



DANH MỤC BẢNG
3.8 KẾT QUẢ KỲ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2011-2015 XÃ QUỲNH GIANG...........42
Bảng 3.6 Thống kê kiểm kê đất nông nghiệp 2015..............................................................42
Đơn vị: ha............................................................................................................................42
..............................................................................................................................................46
Bảng 3.7: Thống kê kiểm kê đất nông nghiệp 2015.............................................................47
Đơn vị: ha............................................................................................................................47
Bảng 3.8: Thống kê, kiểm kê đất phi nông nghiệp 2015......................................................49
Đơn vị: ha............................................................................................................................49


1

LỜI MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của quy hoạch sử dụng đất.
Xã hội hóa sử dụng đất đai là sản phẩm tất yếu và là yêu cầu khách quan của
sử phát triển xã hội nhu cầu sử dụng đất càng lớn nhưng việc sử dụng đất phải có kế
hoạch, hợp lý và tiết kiểm vi.
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là cơ sở không gian của mọi
công trình sản xuất là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thiếu được, là nguồn nội lực
nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
sống và cũng là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn
hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất đâi có những tính chất đặc trưng khiến nó
không giống bất kỳ một tư liệu sản xuất nào.
Đất đai là nguồn tài nguyên có giới hạn về số lượng, có vị trí cố định trong
không gian không thể di chuyển được theo ý muốn chủ quan của con người. Đất đai
là tư liệu sản xuất không gì thay thế được, đặc biệt đối với nông nghiệp.
Đât đai có ý nghĩa kinh tế, chính trị văn hóa, xã hội sâu sắc trong sự nghiệp
xây dựng bảo vệ Tổ Quốc. Cùng với thời gian và sự tác động của con người đất đai
có thể biến đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu.

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ
nước, biết bao nhiêu các thế hệ cha ông đi trước đã phải đánh đổi biết bao công sức
và xương máu để giữ lấy từng tấc đất của quê hương, của Tổ Quốc. Vì vậy, thế hệ
con cháu chúng ta ngày nay phải có trách nhiệm ra sức bảo vệ, giữ gìn nguồn tài
nguyên quý giá ấy.
Để bảo vêh đất đai, sử dụng đất đai hợp lý và mang lại hiểu quả kinh tế cao
nhất chúng ta phải quy hoạch sử dụng và quản lý đất đai cả bề mặt đất lẫn chiều
sâu. Tổ chức sử dụng hợp lý, hiệu quả là vấn đề cấp bách và đang được quan tâm
hàng đầu, xu thế phát triển của xã hội tất cả các ngành, các lĩnh vực đều cần được
mở rộng và phát triển, kềm theo đó là nhu cầu sử dụng đât. Đó là lý do vì sao phải
thực hiện quy hoạch sử dụng đất.


2

Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và
pháp chế cảu nhà nước về tổ chức sử dụng đầy đủ, hợp lý hiểu quả cao thông qua
việc phân bộ quỹ đất đai của cả nước. Tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất,
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất nước và môi
trường.
Quy hoạch sử dụng đất là 1 trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai
(Luật đất đai 2013). Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được thực hiện cả 4 cấp: Cả
nước, Tỉnh, Huyện, Xã với sự chuyển biến mạnh mẽ của cơ chế hội nhập dưới sự
tác động của cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước, nhu cầu sử dụng đất
của các ngành địa phương trong nền kinh tế quốc dân ngày càng được Đảng, nhà
nước chú trọng quan tâm. Trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một
trong những nội dung quan trọng của cong tác quản lý nhà nuowssc đối với đất đai.
Để thực hiện được điều đó công tác quy hoạch sử dụng đất có vai trò, chức
năng quan trọng, nó tạo ra điều kiện lãnh thổ cần thiết để tổ chức sử dụng đất có
hiệu quả cao. Quy hoạch sử dụng đất có nhiệm vụ bố trí, sắp xếp một cách khoa

học, hiệu quả nền sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, các công trình cấy dunnwgj
cơ bản, các khu dân cư và các công trình văn hóa, phúc lợi.
Nằm trong bối cảnh đó để quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả, tiết kiệm
cần phải có quy hoạch sử dụng đất. Xã Quỳnh Giang là xã đồng bằng nằm phía Nam
của huyện Quỳnh Lưu, có vị trí khá thuận lợi: cách thành phố Vinh 60km về phía bắc,
tiếp giáp với thị trấn Cầu Giát về phía Nam, nằm trên trục giao thông huyết mạch của
Quốc gia (Quốc lộ 1A). Xã có tổng diện tích tự nhiên là 726,09 ha với phần lớn diện
tích là đất sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây các lĩnh vực kinh tế, xã
hội, đời sống nhân dân tuy đã từng bước được cải thiện và phát triển cả về vật chất và
tinh thần nhưng chưa phát triển ngang tầm với tiềm năng hiện có của địa phương. Đó
là nổi trăn trở của Đảng bộ và nhân dân trong xã làm thế nào để nâng cao đời sông
của nhân dân trên mảnh đất này.
Cần phải quy hoạch sử dụng đất hợp lý chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi,
mạnh dạn đưa ra các giống cây con có năng suất cao vào sản xuất, áp dụng có hiệu


3

quả tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất đẩy mạnh phát triển ngành nghề góp phần
giải quyết lao động dư thừa, nâng cao thu nhập cho nhân dân.
II. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu.
1: Mục đích.
Quy hoạch sử dụng đất nhằm bảo vệ sử dụng đất và nâng cao hiệu quả sản
xuất xa hội, góp phần giải quyết các mâu thuẫn nội tại của rừng lợi ích kinh tế, xã
hội môi trường.
Đáp ứng yêu cầu của xã Quỳnh Giang về quản lý đất đai và bố trí hợp lý về
cơ cấu sử dụng đất. Sử dụng đúng mục đích và thực hiện các biện pháp cải tạo đất
là cơ sở cho việc giao đât, thu hồi đất. đáp ứng nhu cầu sử dụng đất đai tiết kiệm,
khoa học hợp lý và có hiểu quả cho hiện tại và tương lai.
2. Yêu cầu.

Quy hoạch sử dụng đất phải phù hợp với thực tiễn, thể hiện tính khoa học, dễ
làm và có tính xã hội hóa cao.
Quy hoạc phải đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện tránh chồng chéo để phát
huy tối đa nguồn lực của xã.
Quy hoạch phân bổ các loại đất trên cơ sở phù hợp với những đặc thù về điều
kiện tự nhiên kinh tế-xã hội và hướng phát triển của xã trong tương lai.
Tiết kiệm đất trong xây dựng cơ bản, hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp
sang sử dụng mục đích khác.
Khai thác tiềm năng sẵn có của địa phương sao cho đất đai được sử dụng phù
hợp, hợp lý và đạt hiểu quả cao nhất.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận.


4

1.1.1. Khái niệm đất đai.
Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa như sau: đất đai là
một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường
sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng
địa hình, mặt nước (sông suối hồ, đầm lầy,…) các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với
các mạch nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật,
trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và
hiện tại để lại.
1.1.2. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế - xã hội đặc thù. Đây là
một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý của một hệ thống
các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội được xử lý bằng các biện pháp phân tích tổng
hợp về sự phân bố địa lý của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Từ trước tới

nay có rất nhiều quan điểm về quy hoạch sử dụng đất. Có quan điểm cho rằng: quy
hoạch sử dụng đất chỉ tồn tại đơn thuần là biện pháp kỹ thuật, thông qua đó chúng
ta thực hiện nhiệm vụ đo đạc bản đồ, giao đất cho các ngành, các đơn vị sử dụng
đất. Hoặc cho rằng bản chất của quy hoạch đất đai dựa vào quyền phân bố của Nhà
nước, chỉ đi sâu vào tính pháp lý của quy hoạch sử dụng đất. Như vậy, nội dung của
quy hoạch sử dụng đất như nội dung đã nêu trên là chưa đầy đủ bởi vì đất đai là tư
liệu sản xuất đặc biệt, là đối tượng của các mối quan hệ xã hội trong sản xuất. Nếu
chỉ hiểu quy hoạch sử dụng đất đơn thuần là biện pháp kỹ thuật thì quy hoạch sẽ
không mang lại hiệu quả cao và không có tính khả thi, có khi nó còn thể hiện rõ hơn
mặt trái của vấn đề là kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Bản chất của quy hoạch sử dụng đất không thuộc hình thức kỹ thức pháp lý
chuyên biệt mà quy hoạch sử dụng đất là sự thống nhất giữa yêu cầu về mặt kỹ
thuật, tính hiệu quả về kinh tế và mang giá trị về pháp lý. Các yếu tố này có quan hệ
gắn kết với nhau tạo nên sự hoàn thiện của quy hoạch.
Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và
pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả cao
thông qua việc phân phối và phân phối lại quỹ đất trong cả nước. Tổ chức sử dụng


5

đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo
điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.
Quy hoạch sử dụng đất nói chung và quy hoạch sử dụng đất cấp xã nói riêng
phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, điền kiện kinh tế xã hội, căn cứ vào hiện trạng
sử dụng đất, tình hình biến động đất đai và mục tiêu phương hướng phát triển, tận
dụng các nguồn nhân lực của địa phương để đưa ra các biện pháp sử dụng đất đai
phù hợp, hiệu quả, khoa học và có tính khả thi cao.
1.1.3. đặc điểm quy hoạch sử dụng đất.
Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất được thể hiện cụ thể:

- Tính tổng hợp:
Là đối tượng nghiên cứu khai thác, sử dụng, cải tảo và bảo vệ toàn bộ đất đai
cho nhu cầu nền kinh tế quốc dân.
Quy hoạch sử dụng đất đề cập đến nhiều lĩnh vực như khoa học tự nhiên,
kinh tế-xã hội, dân số, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, môi trường sinh thái.
- Tính giới hạn:
Quy hoạch sử dụng đất nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội lâu
dài, xây dựng kế hoạch hằng năm, 5 năm, 10 năm.
Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô:
Đó là với đặc tính dài hạn, quy hoạch sử dụng đất dự báo trước các xu hướng
thay đổi, mục tiêu, cơ cấu và phân bổ sử dụng đất. vì vậy quy hoạch sử dụng đất là
quy hoạch mang tính chiến lược, tính chie đạo vĩ mô thể hiện như phương hướng
mục tiêu và trọng điểm của việc sử dụng đất trong vùng.
Cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất của các ngành.
Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và phân bổ trong vùng.
Phân định ranh giới và các hình thức quản lý.
Đề xuất chính sach và các biện pháp lớn để đạt được mục tiêu.
- Tính khả biến:
Do tác động của nhiều yếu tố khó đoán được, khi xã hội phát triển, khoa học
kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách, tình hình kinh tế thay đổi. các dự kiến quy
hoạch trỏe nên không phù hợp nữa cần phải chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện quy
hoạch
1.2. Cơ sở pháp lý.
1.2.1. Văn bản Trung Ương.


6

- Điều 4, Luật đất đai 2013 đã nêu rõ: “Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do
Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng

đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”.
- Điều 22, Luật đất đai 2013 xác định một trong 15 nội dung quản lý Nhà
nước về đất đai là: “Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất”.
- Điều 35, 36, 37, 42, 44, 45, Luật đất đai 2013 quy định: “Nguyên tắc, hệ
thống, phân kỳ, trách nhiệm, thẩm định, thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất”.
- Điều 38, 39, 40, 41, Luật đất đai 2013 quy định rõ: “ căn cứ, nội dung lập
quy hoạch kế hoạch sử dụng đất các cấp”.
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013
- Thông tư 02/2015/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 43/2014/NĐ-CP và
Nghị định 44/2014/NĐ-CP
- Thông tư 29/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày
02/06/2014 Quy định chi tết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tư 09/2015/TT-BTNMT ngày 23/3/2015 về Định mức kinh tế-kỹ
thuật lập, điều chỉnh quy hạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quyết định số 175/QĐ.UBND ngày 29 tháng 5 năm 2014 của UBND tỉnh
Nghệ An về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011 - 2015) huyện Quỳnh Lưu
1.2.2. Văn bản địa phương.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Quỳnh Giang nhiệm kỳ 2010-2015
- Căn cứ Luật băn hành văn bản Quy phạm pháp luật của HDND-UBND xã
Quỳnh Giang ngày 22/06/2015
- Căn cứ quyết định số 1315/QĐ-UBND ngày 30/06/2014 của UBNH huyện
Quỳnh Lưu về việc quy hoạch sử dụng đất xã Quỳnh Giang giai đoạn 2012-2020
1.3. Cơ sở thực tiễn.
1.3.1. Tình hình quy hoạch hiện nay ở Việt Nam hiện nay.
Ở Việt Nam hiện nay đang thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất hằng năm được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 17/2011/QH13.
Bộ TN&MT đã đôn đốc, tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành và địa phương và Bộ
trưởng đã ký thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ Báo cáo số 190/BC-CP ngày

15/5/2013 của Chính phủ gửi Quốc hội và Báo cáo số 193/BC- CP ngày 06/6/2014 của


7

Chính phủ trình Quốc hội về kết quả kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất theo Nghị quyết số 17/2011/QH13 của Quốc hội.
Cụ thể như sau:
- Đối với cấp tỉnh: Bộ đã trình Chính phủ xét duyệt quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) cho 63/63 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương.
- Đối với cấp huyện: có 352 đơn vị hành chính cấp huyện được Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 49,93%); có 330
đơn vị hành chính cấp huyện đang triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
(chiếm 46,81%); còn lại 23 đơn vị hành chính cấp huyện chưa triển khai lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 3,26%).
- Đối với cấp xã: có 6.516 đơn vị hành chính cấp xã được cấp có thẩm quyền
xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 58,41%); có 2.907 đơn vị hành
chính cấp xã đang triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 26,06%);
còn lại 1.733 đơn vị hành chính cấp xã chưa triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất (chiếm 15,53%).
1.3.2. Quy hoạch sử dụng đất ở xã Quỳnh Giang hiện nay.
Hiện nay xã Quỳnh Giang đang thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất hằng năm. Căn cứ quyết định số 1315/QĐ-UBND
ngày 30/06/2014 của UBNH huyện Quỳnh Lưu về việc quy hoạch sử dụng đất xã
Quỳnh Giang giai đoạn 2012-202


8


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đánh giá kế hoạch thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 phục vụ công tác xây dựng kế hoạch sử dụng đất hằng năm của xã Quỳnh
Giang, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
2.2. Phạm vi.
- Thời gian: Nghiên cứu, đánh giá phương án quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020
- Không gian: Nghiên cứu tình hình quy hoạch sử dụng đất xã Quỳnh Giang.
2.3. Nội dung.
- Cơ sở khoa học và căn cứ pháp lý của công tác quy hoạch sử dụng đất
- Đánh giá điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của xã Quỳnh Giang, huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Đánh giá tình hình quy hoạch sử dựng đất của xã Quỳnh Giang, huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Những mặt tích cực và tồn tại trong quy hoạch sử dựng đất của xã Quỳnh
Giang, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề khó khăn
trong việc quy hoạch sử dựng đất của xã.
- Một số biện pháp đề xuất giúp cho chính quyền và cơ quan chuyên môn
tăng cường công tác quy hoạch sử dựng đất của xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An.
2.4. Phương pháp nghiên cứu.
2.4.1. Phương pháp minh họa trên bản đồ.
Là phương pháp đặc thù của công tác quy hoạch sử dụng đất. Mọi thông tin
cần thiết được biểu diễn trên bản đồ có tỷ lệ thích hợp.


9


2.4.2. Phương pháp thống kê.
Phương pháp này đề cập đến các vấn đề:
- Nghiên cứu tình hình sử dụng đất, cơ cấu, các đặc tính về lượng và chất.
- Phân tích đánh giá về diện tích, khoảng cách và vị trí.
- Đánh giá các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật. Phương pháp này cố nhược điểm cơ bản là do số lượng nghiên cứu lớn nên
kết qur thu được đôi khi không phải ánh đúng bản chất và nguồn gốc của sự kiện và
hiện tượng.
2.4.3. Phương pháp chuyên gia.
Tranh thủ ý kiến của các chuyên gia, giới chuyên môn giàu kinh nghiệm để
lựa chọn ra phương án tối ưu.
2.4.4. Phương pháp tính toán theo định mức.
- Là phương pháp dự báo và tạo ra quy mô, cơ cấu các loại đất trên cơ sở các
định mức sử dụng ddaaast theo quy định của các văn bản pháp quy.
- Việc tính toán định mức cũng được áp dụng nhiều trong quy hoạch sử dụng
đất để dự đoán và tạo ra hình thức tổ chức lãnh thổ mới dựa vào các định mức tính
toán về thời gian, chi phí về vật chất, lao động.
- Xây dựng hệ thống định mức trên cơ sở khoa học vì nó ảnh hưởng quyết
định kết quả.
- Xây dựng các phương pháp sử dụng đất sơ bộ theo quy định mức phân tích,
so sánh, đánh giá, lựa chọn phương án hợp lý và kinh tế nhất theo các chỉ tiêu kinh
tế kỷ thuật.
2.4.5. Phương pháp thừa kế và chọn lọc tài liệu đã có.
- Đây là phương pháp rất thông dụng, nó giúp rút ngắn thời gian nghiên cứu,
cung cấp cho ta nhiều tài liệu cần thiết trong quá trình làm quy hoạch, mà những lần
trước đã có người đầu tư và nghiên cứu.
- Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số hạn chế đó là lúc thừa kế chọn
lọc các tài liệu phải cẩn thận, cần quan tâm đến nguồn lấy và căn cứ khoa học của
các tài liệu đó.

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


10

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG XÃ QUỲNH
GIANG.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.
3.1.1.1. Vị trí địa lý.
Xã Quỳnh Giang nằm ở phía Nam huyện Quỳnh Lưu, giáp với Thị trấn Cầu Giát là
trung tâm hành chính - chính trị của huyện. Xã Quỳnh Giang có vị trí địa lý cụ thể
như sau:
- Phía Bắc giáp thị trấn Cầu Giát, xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu.
- Phía Nam giáp xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu.
- Phía Đông giáp xã Quỳnh Diễn, huyện Quỳnh Lưu.
- Phía Tây giáp xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu.
Với tổng diện tích tự nhiên 781,90 ha, gồm 9.350 nhân khẩu với 2.192 hộ,
được chia thành 13 đơn vị xóm.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo.
Xã Quỳnh Giang có địa hình tương đối bằng phẳng chủ yếu là vàn và vàn thấp,
nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có diện tích đất rừng 86,00 ha ở Hòn Vin,
xóm Trại. Xã Quỳnh Giang là một trong những xã thuộc vùng nông giang của huyện
Quỳnh Lưu có địa hình phù hợp canh tác lúa nước.
3.1.1.3. Khí hậu.
Theo dữ liệu khí tượng thủy văn đã thu thập của trạm quan sát khí tượng Quỳnh
Lưu, xã Quỳnh Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Bắc Trung bộ, chịu
ảnh hưởng chung của đới khí hậu miền trung và có đặc điểm như sau:
* Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình hàng năm của xã 22 - 25 o C, nằm trong vùng khí hậu
chuyển tiếp giữa Bắc bộ và Bắc Trung bộ, có 2 mùa rõ rệt:

- Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao
nhất ghi nhận được là 40 oC.
- Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt
độ thấp nhất là 10 oC.


11

- Tổng tích ôn trên địa bàn xã đạt khoảng 8.400 - 8.600 oC (thuận lợi cho cây
trồng sinh trưởng và phát triển).
* Chế độ mưa:
- Lượng mưa trung bình hàng năm toàn xã khoảng 1.750 - 1.800 mm. Chế độ
mưa chia làm 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chiếm khoảng 80 - 85%
lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng 8, 9 có lượng mưa
trung bình 400 - 450 mm. Mùa này thường chung với mùa bão, áp thấp nhiệt đới dễ
gây ra lũ lụt, ngập úng cục bộ.
+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, ít mưa, lượng mưa
chiếm khoảng 15% - 20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1, 2,
lượng mưa chỉ đạt khoảng 20 - 60 mm.
* Chế độ gió:
- Chế độ gió ảnh hưởng tới chế độ nhiệt và có sự phân bố rõ theo mùa. Cụ thể:
+ Gió mùa Đông Bắc: Ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến xã từ tháng 11
đến tháng 2 năm sau, làm giảm nhiệt độ đột ngột từ 5 - 10 oC so với ngày thường và
gây ra các tác động xấu đến sản xuất và đời sống.
+ Gió Tây Nam khô nóng: Là loại hình thời tiết đặc trưng của vùng Bắc
Trung Bộ. Bình quân số ngày có gió mùa Tây Nam trên địa bàn xã là 30 - 40
ngày/năm, thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 9, cao điểm là tháng 6,
7. Gió Tây Nam có tốc độ lớn (20 m/s) lại khô nóng gây ảnh hưởng xấu đến sản
xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân xã.

3.1.1.4. Thuỷ văn.
Địa bàn có sông Thái và hai kênh chính làm nhiệm vụ cung cấp nước tưới và
tiêu úng mùa mưa là kênh tưới N13, kênh tiêu Tố Khê. Về mùa mưa bão, nước thủy
triều dâng lên và nước mưa ở các xã dồn về làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất,
có nhiều năm sản xuất vụ hè thu, vụ đông bị mất trắng.


12

Nguồn nước tưới chủ yếu được lấy từ kênh N13 – một nhánh của hệ thống
kênh tưới tiêu Đô Lương phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nguồn nước phục vụ sinh
hoạt hàng ngày trong nhân dân chủ yếu là nước mưa và nước ngầm.
3.1.2. Các nguồn tài nguyên.
3.1.2.1. Tài nguyên đất.
Theo kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Nghệ An tỷ lệ 1/100.000
đất đai của xã Quỳnh Giang gồm các loại đất như sau:
- Nhóm đất phù sa không được bồi, không chua, không Glây hoặc Glây yếu
chiếm diện tích đa số, theo chiều sâu của phẫu diện, trên cùng là tầng canh tác có độ
dày từ 10 cm đến 15 cm. Đất có màu xám đen, thành phần cơ giới là thịt trung bình
đến thịt nhẹ. Tiếp theo là tầng đế cày với độ dày 7 cm đến 10 cm. Tầng đất này có
dung trọng lớn, thành phần cơ giới thường là thịt nhẹ; có màu vàng, tiếp theo có độ
sâu là tầng vàng dày từ 30 cm đến 1m, đất có một màu vàng hoặc nâu, thành phần
cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng đất có phản ứng trung bình hoặc hơi chua. Loại
đất này phù hợp để trồng lúa và các loại hoa màu (khoai, đỗ). Diện tích loại đất này
chiếm khoảng 60 - 65% diện tích tự nhiên toàn xã.
- Nhóm đất phù sa không được bồi có Glây trung bình hoặc mạnh, phân bổ ở
những địa hình ngập nước thường xuyên, thiếu không khí, quá trình Glây mạnh đất
có màu xám xanh, thành phần cơ giới trung bình đến thịt nặng thích hợp cho việc
phát triển 2 vụ lúa và nuôi trồng thủy sản. Nhóm đất này chiếm khoảng 20 - 25%
diện tích tự nhiên của xã.

- Đất Feralit xói mòn, trơ sỏi đá chiếm diện tích ít (khoảng 10% diện tích tự
nhiên), phân bổ chủ yếu tại khu vực đồi núi phía Tây của xã. Loại đất này trải qua
quá trình phong hóa và xói mòn tự nhiên đã mất phần lớn chất dinh dưỡng, chỉ có
thể sử dụng để trồng rừng sản xuất (keo tràm, bạch đàn).
3.1.2.2. Tài nguyên nước.
- Nguồn nước tưới tiêu trên địa bàn xã được cung cấp bởi sông Thái và mạng lưới
kênh mương được xây dựng dựa trên các kênh chính: Kênh N13, kênh tiêu Tố Khê.
- Hiện nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn chủ yếu là nước ngầm và nước mưa.


13

3.1.2.3. Tài nguyên rừng.
Toàn xã hiện có 86,00 ha đất rừng trồng sản xuất, độ che phủ thấp và giá trị
sản xuất không cao. Trong tương lai, xã cần có các biện pháp cải tạo, nâng cao độ
che phủ của rừng.
3.1.3. Thực trạng môi trường.
- Hiện trạng về môi trường: 20% số hộ được thu gom rác thải định kỳ theo
quy định, 80% số hộ tự gom rác thải tại hộ gia đình để xử lý, chôn lấp.
- Các nghĩa địa hiện nay cũng nằm rải rác, quy mô nhỏ, phân khu vực hung
táng, cát táng chưa hợp lý gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, trong giai đoạn tới cần
có kế hoạch quy hoạch để xây dựng, mở rộng theo tiêu chí mới.
- Công tác xây dựng kênh mương hàng năm đều được nạo vét, tu bổ.
3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HÓA- XÃ HỘI, TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG XÃ QUỲNH GIANG.
3.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.
3.2.1.1. Khu vực kinh tế nông, lâm, thủy sản.
* Nông nghiệp:
Tổng GTSX ( giá SS 2010) đạt 70,887 tỷ đồng, bằng 97,31% KH, tăng 6,2%
so với 2015

- Ngành trồng trọt:
Tổng GTSX ( giá SS 2010) đạt 38,957 tỷ đồng, bằng 100,34% KH, tăng
4,32% so với năm 2015
Tổng diện tích gieo trồng của xã là: 963,0 ha tăng 4,3% so với 2015.
Trong đó: - Đất trồng lúa: 760 ha, giảm 0,8% so với 2015
- Đất trồng ngô: 37,4 ha, giảm 2,4% so với năm 2015
Sản lương lương thực đạt được 7067 tấn, bằng 98% KH năm, tăng 0,3% so
với 2015. trong đó lúa đạt 4907 tấn, tăng 0,36 so với 2015.
Phát triển cánh đồng màu vụ đông ở 2 thôn 9, 10 với diện tích hơn 30 ha, tập
trung phát triển các loại cây bí xanh, bí đỏ, cà chua, ngô, cà pháo,…đêm lại nguồn
lợi kinh tế cho nhân dân.


14

- Ngành chăn nuôi:
Tổng GTSX (giá SS 2010) đạt 31,930 tỷ đồng bằng 93,84%KH tăng 8,57%
so với 2015
Năm 2016, tổng đàn trâu có 250 con, tăng 16,82% so với năm 2015, đàn bò
có 716 con, tăng 7,67% so với năm 2015, đàn lợn 1130 con, tăng 12,77% so với
năm 2015, đàn dê có 225 con, tăng 28,57% so với 2015, đán hươu 37 con tăng
6,67% so với 2015, tổng đàn gia cầm khoảng 69 nghìn con tăng 9,52% so với 2015.
Thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh và vệ sinh khử trùng, tiêu độc
chuồng trại, khu vực chăn nôi nên không có dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia
cầm. Thu hút, tọa điều kiện để tổ chức, cá nhân đầu tư dự án trang trại, gia trại chăn
nuôi ở một số diện tích sâu sục kém hiểu quả đối với cây lúa như: Rục thánh, Đồng
đội,…
* Lâm nghiệp:
Tổng GTSX (giá SS 2010) đạt 449 tỷ đồng bằng 98,73%KH tăng 0,8% so
với 2015

Tổng diện tích đất lâm nghiệp hiện là 86,00 ha, đất có rừng 80ha, bằng 93%
diện tích đất lâm nghiệp, không tăng so với năm 2015. Sản lượng gỗ rừng trồng
tăng 2,5% so với 2015. Xây dựng và triển khai kịp thời phương an phòng chống
thiên tai.
* Thủy sản:
Tổng GTSX (giá CĐ 1010) đạt 2,943 tỷ đồng, bằng 103,4%KH, tăng 8,06%
so với năm 2015. Sản lượng khai thác, nôi trồng thủy sản đạt 132,4 tấn, tăng 8,06%
so với năm 2015.
Trong đó, sản lượng nuôi cá nước ngọt đạt 125 tấn, tăng 2,37% so với năm
2015. Diện tích nuôi thủy sản 35ha, giảm 2% so với năm 2015.
3.2.1.2. Khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng.
Tổng giá trị sản xuất (giá CĐ 2010) đạt 51,989 tỷ đồng, bằng 107,93% KH
tăng 17,5% so với năm 2015.


15

* Công nghiệp-TTCN: GTSX (giá SS 2010) đạt 20,882 tỷ đồng, tăng 7,02%
so với năm 2015.
Công nghiệp tăng trưởng khá nhanh, sản phậm các ngành nghề chế biết sản
phậm nông nghiệp, vật tư xây dựng địa phương, cơ khí điện tử, chế biết lâm sản đều
tăng (sản xuất gạch, táp lô, xi măng tăng 35%, chế biến gỗ dân dụng tăng 5%, và
nhiều sản phẩm khác đều tăng so với năm 2015).
Phân phối điện tiêu thụ, khí đốt, hơi nước đait 3,52 tỷ đồng rằn 4,8% so với
năm 2015.
* Xây dựng cơ bản: GTGT (GSS 2010) đạt 31,107 tỷ đồng tăng 25,7% so
với năm 2015
- Công trình tập thể: Hoàn thành dự án xây dựng nhà văn hóa đa chức năng
và triung tâm giao dịch một của, nhà học 2 tầng 8 phòng trường tiểu học, mương
tiêu úng Quỳnh Giang-Quỳnh Diễn, xây dựng cổng chào, sân trường, nhà bảo vệ và

công trình vệ sinh trường trung học cơ sở, nhà học 2 tầng 6 phòng trường mầm non
cụm trung tâm. Tồng vốn xây dựng cơ bản tổng ước 7,448 tỷ đồng.
- Các công rình nhà ở tư nhân trong nam phát triển mạnh mẽ với khoảng 80
công trình xây mới, tu sửa, nâng cấp nhà ở và hàng chục công trình phụ, ốt khinh
doang tổng giá trị lên tới gần 27 tỷ đồng.
- Các công trình thủy lợi: bê tông hóa 400m kênh Đồng Bàu trên trị giá gần
500 triệu đồng. Đổ cấp phối 1km đường giao thông nội đồng và bạt vét hạ lòng
kênh mương nội đồng, tổng giá trị đầu tư khoảng 435 triệu đồng.
3.2.1.3. Khu vực kinh tế dịch vụ - thương mại.
GTSX (GSS 2010) đạt 67,7 tỷ đồng, tăng 16,9% so với năm 2015
Các loại hình dịch vụ buôn bán vừa và nhỏ tiếp tục phát trển kkhas như: giải
khát, hàng lương thực, thực phẩm, ăn uống, hàng tạp hóa, sữa chữa máy móc,… Có
khoảng hơn 250 hộ kinh doanh vừa và nhỏ, 22 cơ sở kinh doanh ăn uống, 10 công
ty, doang nghiệp hoạt động trên địa bàn, đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao
động, có việc làm ổn định, có hơn 35 lao động kinh doanh dịch vụ thương mại ở


16

chợ Giát… Dịch vụ vận tải phát triển khá, vowus hơn 50 xe tải các loại tạo việc làm
cho hàng chục lao động có thu nhập khá.
3.2.1.4. Tài chính –Tín dụng.
* Tài chính:
Tổng thu ngân sách ước thực hiện 6.024,4 triệu đồng đạt 65,3 % KH, giảm
6,3% so với cùng kỳ; đạt 99,7% dự toán huyện giao. (Trong đó: Thu thường xuyên
5.724,5 triệu đồng đạt 91,9%KH giảm 5,5% so với cùng kỳ đạt 99,7% dự toán huyện
giao; thu đầu tư phát triển 299,9 triệu đồng ).
Tổng chi ngân sách ước thực hiện 6.024,4 triệu đồng đạt 65,3% KH, giảm
5,6% so với cùng kỳ (Trong đó: Chi thường xuyên 5.655,6 triệu đồng; Chi đầu tư phát
triển 368,8 triệu đồng).

Thu chi quỹ tài chính ước thực hiện 316,7 triệu đồng ( trong đó thu năm 2016 là
150,7 triệu đồng).
* Tín dụng:
Tổng số thành viên 1486 đạt 104,74KH, tăng 55 thành viên so với 2015. Tổng
nguồn vốn đạt 47,699 tỷ đồng, tăng 6,655 tỷ đồng so với cùng kỳ, đạt 106,1%KH;
trong đó, vốn điều lệ 2,485 tỷ đồng tăng 409 triệu so cùng kỳ đạt 103,7%KH; vốn huy
động trên địa bàn 40,299 tỷ đồng, tăng 6,205 tỷ đồng so với cùng kỳ đạt 110,1%KH;
vốn vay từ tín dụng cấp trên 1,7 tỷ đồng giảm so với cùng kỳ 2,8 tỷ đồng đạt
57,7%KH, vốn khác 2,796 tỷ đồng tăng 91 triệu đồng so với cùng kỳ. Tổng dư nợ cho
vay 41,581 tỷ đồng đạt 100,7%KH, tăng hơn cùng kỳ 3,33 tỷ đồng, đạt 100,7%KH,
trong đó nợ quá hạn chiếm 0,9%.
3.2.2. Văn hóa-xã hội.
3.2.2.1. Văn hóa TT-TDTT.
Thực hiện tốt việc tiếp âm chương trình thời sự của đài phát thanh truyền hình
cấp trên, các tin bài địa phương, tuyên truyền phổ biến văn bản pháp luật, tuyên truyền
trực quan đúng thời gian và nội dung. Thực hiện 280 buổi phát tin trong đó có 65 tin
bài về tuyên truyền pháp luật, 110 khẩu hiệu băng rôn phục vụ bầu cử Đại biểu quốc


17

hội và đại biểu HĐND các cấp và các ngày lễ hội, vận động nhân dân treeo cờ Tooe
quốc các ngày lễ lớn đạt 65%.
Triển khai phong trào TD ĐKXDĐSVH có hiệu quả, 13/13 thôn thực hiện
tốt hương ước, có 12/13 thôn có nhà văn hóa, tăng 1 nhà so với cùng kỳ, tỷ lệ gia đình
văn hóa đạt 82,3%; làng văn hóa giai đoạn 2014- 2016 là 10/13 thôn, đạt 76,9 %,
tăng so 2015 là 23,1%.
13/13 thôn tổ chức được nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao
mừng Đảng, mừng xuân và các ngày lễ lớn, điển hình như giải bóng chuyền nam nữ
nhân dịp tết Nguyên Đán, giải bóng chuyền nữ ngày 8/3; tổ chức duyệt đội, văn

nghệ chào mừng CMT8 và Quốc khánh 2/9….Tham gia đầy đủ các giải thể thao,
văn nghệ và đạt kết quả cao do huyện tổ chức như: giải A liên hoan tiếng hát Làng
Sen năm 2016, giải nhất nam độ tuổi trên 16 giải Việt dã Tiền Phong, tốp 10 giọng
hát hay biển Quỳnh 2016 ….Gia đình thể thao đạt 24,01% tăng 3,6% so với 2015,
số người tập thể dục thường xuyên đạt 35,1% tăng 2,3% so với 2015.
3.2.2.2. Giáo dục-Đào tạo.
Năm học 2016 – 2017, trường mầm non có 590 cháu/18 lớp, tăng 1 lớp (40
trẻ) trong đó: nhà trẻ 2 lớp/ 50 cháu = 80,4%, mẫu giáo 16 lớp /540 cháu =84%, trẻ
5 tuổi đến trường 100%.
Trường THCS có 467em/ 15 lớp, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt 96,1 %, tỷ lệ
phổ cập = 89,5%, tăng 0,34% , trường phấn đấu xây dựng năm học 2016 - 2017
trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I.
Trường tiểu học: có 718 em/ 25 lớp, tỷ lệ phổ cập đạt 97.5%, số học sinh lên
lớp =100 %. Số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học 100%.
Trung tâm học tập cộng đồng : phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các
trường học mở được 14 lớp học gồm: Các chuyên đề về giáo dục pháp luật, GD sức
khoẻ, GD môi trường, văn hóa xã hội, GD kỹ năng sống , các chương trình khác ;
tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ 3 đợt. Tổng số lượt học viên tham gia
gần 1500 lượt, giảm so với cùng kỳ 2 lớp. Đối tượng tham gia là học sinh, hội viên


18

các đoàn thể: thanh niên, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, người cao tuổi, và các
đối tượng chính sách XH, cán bộ đảng viên, người lao động.
3.2.2.3. Y tế-Dân số.
* Y tế:
Số người đến khám và chữa bệnh tại trạm y tế 6456 lượt người so với cùng
kỳ tăng 1280 lượt người. Không có dịch bệnh xẩy ra trên địa bàn. Số trẻ dưới 1 tuổi
và phụ nữ có thai được tiêm chủng đạt 95%. Trẻ uống vi chất đạt 98%. Trẻ em suy

dinh dưỡng 13% đạt 100%KH.
Trong lĩnh vực hành nghề y dược tư nhân và vệ sinh ATTP trên địa bàn,
UBND xã đã ban hành kế hoạch thực hiện công tác quản lý nhà nước về hành nghề
y, dược tư nhân và quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn xã, đã thành
lập ban chỉ đạo, đoàn kiểm tra do Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, tiến hành
thống kê, kiểm tra, ký cam kết các cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm
và hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn xã. Kết quả: trong lĩnh vực y dược tư
nhân có 20 cơ sở hành nghề; trong đó cơ sở được cấp giấy phép 9, cơ sở chưa được
cấp giấy phép hành nghề 11. Trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, UBND xã đã
thành lập đoàn kiểm tra, đã kiểm tra 3 đợt, có 31/31 hộ ký cam kết với UBND xã
thực hiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; trong đó nhà hàng ăn uống 10 cơ sở,
kinh doanh thực phẩm 21 cơ sở; riêng cơ sở bếp ăn trường mầm non và tiểu học có
cam kết cơ sở cung cấp thực phẩm với nhà trường, có xác nhận của UBND xã.
* Dân số:
- Dân cư các xóm được phân bố thành 3 khu vực tập trung. Cụ thể khu vực
thứ nhất gồm các xóm 5,6,7,8,9,10,11,12; khu vực thứ hai gồm các xóm 1,2,3,4;
khu vực thứ ba là xóm Trại. Trong đó, các xóm 5,6,7 là khu vực trung tâm xã.
- Toàn xã có 13 xóm, thành phần dân tộc đồng nhất (100% là dân tộc Kinh).
Tổng số nhân khẩu 9.350 người với 2.192 hộ, quy mô hộ khoảng 4,3 người/hộ, mật
độ dân số bình quân 1.288 người/ km 2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,5 %/năm, tỷ lệ
tăng dân số cơ học là - 0,6%/năm.
- Tỷ lệ tăng dân số bình quân 0,9%/năm.


19

- Tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm xuống 17,56% giảm 4,8% so với năm 2015.
Duy trì sinh hoạt câu lạc bộ gia đình hạnh phúc vùng giáo. Tổ chức 3 đợt
chiến dịch chăm sóc SKSS-KHHGD cho 619 đối tượng. Tổ chức truyền thông dân
số 3 đợt cho 500 lượt chị em tham gia.

3.2.2.3. Lao động- Việc làm- Chính sách xã hội.
Thực hiện tốt các chế độ chính sách đảm bảo đúng đối tượng, kịp thời, chính
xác. Toàn xã có 152 người hưởng chế độ chính sách, giảm 3 người so với 2015. Đối
tượng bảo trợ xã hội có 390 người, giảm 27 người so với 2015. Lập hồ sơ và giải
quyết chế độ mai táng phí cho 18 đối tượng BTXH số tiền 54 triệu đồng; 6 đối tượng
người có công . Thực hiện chuyển hưởng chế độ trợ cấp BTXH theo thông tư 2016 cho
390 đối tượng. Tặng quà nhân dịp tết Bính Thân cho người có công 502 đối tượng;
Tặng quà cho 162 hộ nghèo trị giá 87,2 triệu đồng; Cấp gạo cứu đói cho 96 hộ với
3250 Kg. Thực hiện chế độ điều dưỡng đối tượng người có công, lập hồ sơ cho thân nhân
thờ cúng liệt sỹ 1 gia đình; vận động quỹ tình nghĩa đạt 150% KH. Người tham gia bảo
hiểm y tế đạt tỷ lệ gần 65%.
Giải quyết vay vốn ngân hàng chính sách xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ học tập
cho học sinh, sinh viên số tiền gần 19 tỷ đồng cho 677 hộ . Tổng số lao động trong
toàn xã 4785 người. Số lao động có việc làm thường xuyên đạt 96,2%. Xuất khẩu
lao động 30 người đạt 100 % KH. Hộ nghèo 2016 là 90 hộ chiếm 3,5%. Lao động
qua đào tạo mở được 3 lớp, với 96 học viên. Tư vấn xuất khẩu lao động, giải quyết
việc làm 2 lớp 150 người tham gia.
Công tác chăm sóc giáo dục trẻ em được quan tâm thường xuyên, số trẻ em trên
địa bàn 1975 em, trẻ có hoàn cảnh khó khăn 65 cháu mồ côi cha hoặc mẹ, 10 cháu mồ
côi cả cha và mẹ, 3 cháu là trẻ bỏ rơi. 12 cháu đã được hưởng trợ cấp BTXH hàng
tháng. Phối hợp với Đoàn TN Tổ chức cho 40 cháu ngoan Bác Hồ báo công tại lăng
Bác, phối hợp với Bệnh viện nhi Nghệ An khám sàng lọc bệnh tim cho 520 cháu học
sinh Mầm non. 12/13 thôn tổ chức tết trung thu, 10 cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn dự tết trung thu chương trình “ Mái ấm gia đình” tại thành phố Vinh.


20

3.2.3. Tài nguyên và Môi trường.
3.2.3.1. Tài nguyên.

Hướng dẫn nhân dân lập các hồ sơ liên quan đến cấp GCN QSD đất 44
trường hợp, trong đó: đính chính: 8 trường hợp; Chuyển nhượng QSD đất: 12
trường hợp; Cấp đổi, thừa kế, cấp lại, công nhận hạn mức: 21 trường hợp, cấp mới
3. Phối hợp đơn vị tư vấn cấp đổi đồng loạt GCN QSD đất cập nhật thông tin, hoàn
thiện hồ sơ, xác định nguồn gốc đất đề nghị UBND huyện cấp 270 hộ.
Triển khai giải phóng mặt bằng dự án xây dựng Trụ sở Trạm PCCC số 4 tại
Cầu Điện thôn 11 và 12, diện tích bị ảnh hưởng là 2,6 ha của 31 hộ.
Hoàn thiện hồ đền bù GPMB, xây dựng cơ sở hạ tầng, đề nghị UBND huyện
phê duyệt giá khởi điểm thực hiện dự án quy hoạch cấp đất ở tại Đồng Lô và Bụi
Lức diện tích bị ảnh hưởng là 2,37 ha.
Lập hồ sơ trích đo để đền bù GPMB xây dựng sân vận động xã diện tích bị
ảnh hưởng là 2,37 ha của tại cửa nghè xóm 5;
Lập hồ sơ đề nghị UBND huyện phê duyệt cắm mốc, quy hoạch đất nhà văn
hóa thôn 11, DT 500 m2 và mở rộng khuôn viên trường mầm non khu vực 2, DT
1000 m2.
Điều chỉnh bổ sung quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020, kế hoạch sử
dụng đất 2017.
3.2.3.2. Môi trường.
Công tác môi trường được duy trì thường xuyên, 13/13 thôn thực hiện tổng
vệ sinh môi trường vào ngày 01 và ngày 15 hàng tháng, tổ chức tổng VSMT các
ngày lễ, tết. Phát động phong trào tổng VSMT chào mừng CMT8 và Quốc khánh 29, thôn và các tổ chức đoàn thể tham gia đạt kết quả cao. Tổ chức tuyên truyền nâng
cao ý thức người dân về công tác bảo vệ môi trường, ý thức chấp hành Luật môi
trường. Tỷ lệ thu gom rác thải rắn đạt 97%; Tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh: 98 %;
Tỷ lệ hộ gia đình có công trình hợp vệ sinh đạt: 98%, trong đó công trình nhà tắm,
hố xí tự hoại 38%. Các Trường học, trạm Y tế, cơ quan đóng trên địa bàn đều có
công trình vệ sinh đạt chuẩn.


×