Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của các tỷ lệ bột lá sắn đến năng suất và chất lượng trứng chim cút

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HỮU TIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG
CỦA CÁC TỶ LỆ BỘT LÁ SẮN ĐẾN NĂNG SUẤT
VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG CHIM CÚT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN, NĂM 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HỮU TIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG
CỦA CÁC TỶ LỆ BỘT LÁ SẮN ĐẾN NĂNG SUẤT
VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG CHIM CÚT
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60 62 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TỪ TRUNG KIÊN

THÁI NGUYÊN, NĂM 2016




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HỮU TIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG
CỦA CÁC TỶ LỆ BỘT LÁ SẮN ĐẾN NĂNG SUẤT
VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG CHIM CÚT
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60 62 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TỪ TRUNG KIÊN

THÁI NGUYÊN, NĂM 2016


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự lỗ lực của bản thân, tôi đã luôn
nhận được sự giúp đỡ quý báu, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy
giáo hướng dẫn PGS.TS Từ Trung Kiên, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận
tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Chăn nuôi thú y, Phòng

quản lý và đào tạo Sau đại học, Viện Khoa học sự sống Trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên cùng gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Hữu Tiệp


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ............................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ............................................................ viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài ....................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Các thông tin về cây sắn............................................................................. 3
1.1.1. Phân loại, nguồn gốc, năng suất của cây sắn ...................................... 3
1.1.2. Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của lá sắn ............................ 5
1.1.3. Độc tố của lá sắn ................................................................................. 7
1.1.4. Phương pháp khử độc HCN trong lá sắn ............................................ 8
1.2. Giống chim cút Nhật Bản........................................................................... 9
1.3. Giới thiệu chung về sắc tố ........................................................................ 11

1.3.1. Nguồn gốc của sắc tố ........................................................................ 11
1.3.2. Sắc tố trong thực vật ......................................................................... 12
1.3.3. Sắc tố trong thức ăn chăn nuôi .......................................................... 14
1.3.4. Vai trò của sắc tố đối với gia cầm sinh sản ....................................... 15
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 16
1.4.1. Tình hình chăn nuôi chim cút ........................................................... 16
1.4.2. Kết quả nghiên cứu sử dụng bột lá sắn nuôi gia cầm ....................... 18


iv
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 20
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu .............................................. 20
2.1.1. Đối tượng .......................................................................................... 20
2.1.2. Địa điểm ............................................................................................ 20
2.1.3. Thời gian ........................................................................................... 20
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20
2.3.1. Nội dung 1: Ảnh hưởng của khẩu phần bổ sung BLS đến năng
suất trứng chim cút ...................................................................................... 20
2.3.2. Nội dung 2: Ảnh hưởng của khẩu phần bổ sung BLS đến một
số chi tiêu lý học và hóa học của trứng ....................................................... 22
2.3.3. Nội dung 3: Ảnh hưởng của khẩu phần bổ sung BLS đến chất
lượng trứng giống ........................................................................................ 22
2.3.4. Phương pháp theo dõi và tính các chỉ tiêu ........................................ 22
2.2.5. Xử lý số liệu ...................................................................................... 25
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 26
3.1. Nội dung 1: Ảnh hưởng của khẩu phần bổ sung BLS đến năng suất
trứng chim cút ................................................................................................. 26
3.1.1. Tỷ lệ nuôi sống của chim cút thí nghiệm .......................................... 26
3.1.2. Tỷ lệ đẻ của chim cút thí nghiệm ...................................................... 27

3.1.3. Sản lượng trứng và trứng giống ........................................................ 29
3.1.4. Năng suất trứng và trứng giống/1 mái BQ........................................ 31
3.1.5. Tiêu thụ thức ăn/1 mái BQ (kg) ........................................................ 33
3.1.6. Tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng và 10 trứng giống (kg)...................... 34
3.1.7. Chi phí thức ăn cho 10 trứng và 10 trứng giống (đồng) ................... 36


v
3.2. Nội dung 2: Ảnh hưởng của khẩu phần bổ sung BLS đến một số
chỉ tiêu lý, hóa của trứng chim cút thí nghiệm................................................ 37
3.2.1. Một số chỉ tiêu lý học của trứng chim cút thí nghiệm. ..................... 37
3.2.2. Một số chỉ tiêu hóa học của trứng chim cút thí nghiệm ................... 41
3.2.3. Tỷ lệ lòng đỏ trứng chim cút ở các giai đoạn thí nghiệm (%) .......... 44
3.2.4. Điểm số quạt của lòng đỏ trứng chim cút ......................................... 46
3.3. Nội dung 3: Ảnh hưởng của khẩu phần bổ sung BLS đến kết quả
ấp nở trứng chim cút ....................................................................................... 48
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 50
Kết luận .......................................................................................................... 50
Đề nghị ........................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 51


vi

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BLS

Bột lá sắn

CP


Protein thô

Cs

Cộng sự

ĐC

Đối chứng

KL

Khối lượng

KLTB

Khối lượng trung bình

KPCS

Khẩu phần cơ sở

Lô TN1

Lô thí nghiệm 1

Lô TN2

Lô thí nghiệm 2


Lô TN3

Lô thí nghiệm 2

ME

Năng lượng trao đổi

NL

Năng lượng

SS

Sơ sinh

TCPTN

Tiêu chuẩn phòng thí nghiệm

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn

VCK


Vật chất khô


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa
từng được ai công bố, sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài
liệu trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả

Nguyễn Hữu Tiệp


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Hình 1.1:

Sơ đồ carotenoid tổng số .......................................................... 15

Hình 3.1:

Đồ thị tỷ lệ đẻ của chim cút ở các tuần thí nghiệm .................. 28

Hình 3.2:


Biểu đồ sản lượng trứng và trứng giống ................................... 32


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây tình hình chăn nuôi ở nước ta ngày càng
phát triển, cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn, ngành chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm đã tạo ra nhiều
chủng loại thức ăn khác nhau như: thức ăn hỗn hợp, thức ăn đậm đặc, dạng
viên, dạng bột... Tuy nhiên, chưa đáp ứng được yêu cầu của người chăn nuôi.
Hiện nay, yêu cầu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề được
quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy, chúng ta không chỉ quan tâm đến lượng mà
phải đặc biệt quan tâm đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Trong chăn nuôi
gia cầm, sản phẩm phải thỏa mãn được yêu cầu về chất lượng như: Thịt thơm,
ngon và chắc thịt.... và đặc biệt giảm tối đa chi phí thức ăn. Chính vì vậy, một
trong những điều kiện cơ bản nhất có tính chất bắt buộc đối với chăn nuôi gia
cầm chất lượng cao là phải nuôi bằng thức ăn đặc biệt, sử dụng các nguyên
liệu có nguồn gốc thực vật, bảo đảm không tồn dư hóa chất nào, không được
dùng các chất kích thích tăng trọng và các loại kháng sinh.
Qua nhiều nghiên cứu ở trên thế giới và trong nước, nhiều nhà khoa
học đã kết luận rằng khi cho vật nuôi ăn khẩu phần có bột lá thực vật thì khả
năng sinh trưởng và sản xuất cao hơn so với khẩu phần ăn không có bột lá
thực vật. Do đó, việc sản xuất bột lá thực vật đã trở thành một ngành công
nghiệp chế biến như: Colombia, Thái Lan, Ấn Độ, Philippin... Các loại thực
vật thường được trồng để sản xuất bột lá: châu Á (Philippin, Ấn Độ: keo
giậu); châu Âu: cỏ mục túc và châu Mỹ (Braxin, Colombia: sắn)
Ở nước ta đã có nhiều nghiên cứu về việc bổ sung bột lá thực vào khẩu
phần ăn cho vật nuôi như: Trần Thị Hoan, (2012) [10] sử dụng bột lá sắn để
chăn nuôi gà thịt và gà đẻ; Từ Quang Hiển và cs (2014) [9] sử dụng bột lá sắn

nuôi gà đẻ;


2
Như vậy, đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của bột lá sắn trong
khẩu phần đến năng suất và chất lượng trứng của gà. Tuy nhiên, chưa có
nghiên cứu nào đánh giá ảnh hưởng tỷ lệ bổ sung bột lá sắn (BLS) trong khẩu
phần đến năng suất và chất lượng trứng chim cút.
Từ những vấn đề được nêu trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên
cứu ảnh hưởng của các tỷ lệ bột lá sắn đến năng suất và chất lượng trứng
chim cút”.
2. Mục đích của đề tài
- Xác định được ảnh hưởng của khẩu phần bổ sung BLS đến năng suất
trứng chim cút.
- Xác định được ảnh hưởng của khẩu phần bổ sung BLS đến một số chỉ
tiêu sinh học, hóa học và chất lượng của trứng chim cút.
- Xác định ảnh hưởng của khẩu phần bổ sung BLS đến kết quả ấp nở
của trứng giống.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cho ngành khoa học thức
ăn và dinh dưỡng gia cầm những thông tin cơ bản về việc sử dụng BLS trong
chăn nuôi chim cút đẻ bố mẹ.
- Những thông tin này có thể được sử dụng để giảng dạy và làm tài liệu
tham khảo cho các đề tài khác cùng lĩnh vực.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Việc sử dụng bổ sung BLS vào công thức thức ăn hỗn hợp của chim
cút bố mẹ sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi chim.
- Phối hợp BLS vào thức ăn hỗn hợp cho chim làm tăng chất lượng
trứng, tăng năng suất sản xuất.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài còn có ý nghĩa góp phần thúc đẩy
việc sử dụng bột lá thực vật vào trong chăn nuôi, tạo nên các sản phẩm
sạch, sản phẩm có chất lượng cao và hướng tới sự phát triển nông nghiệp
bền vững ở nước ta.


3
Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các thông tin về cây sắn
1.1.1. Phân loại, nguồn gốc, năng suất của cây sắn
* Phân loại
Cây sắn thuộc giới Plantae, bộ Malpighiales, họ Euphorbiaceae, phân
họ Crtonoideae, tông Manihoteae, chi Manihot, loài M. Esculenta. Cây sắn có
tên khoa học là Manihot Esculenta Crantz, sắn còn có một số tên khác là
cassava, manioc, tapioca, maniva cassava,… ở Việt Nam cây sắn còn được
gọi là cây khoai mì, cây củ mì, sắn tầu,…
Trung tâm phát sinh cây sắn được giả thiết tại vùng đông bắc của nước
Brazil thuộc lưu vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và
hoang dại (theo Reiche Dolmatoff 1957, 1965; Rouse và Crusent, 1963),
{Trần Ngọc Ngoạn (1990) [16]}.
* Nguồn gốc
Cây sắn được bắt nguồn từ 4 trung tâm lớn, đó là: (1) Guatemala, (2)
Mexico, (3) đông Brazil và Bolivia, (4) Tây Bắc Argentina và dọc theo bờ
biển vùng Sarana của miền Tây Bắc Nam Mỹ.
Ngày nay, sắn được trồng hầu hết ở các nước có vĩ độ từ 300N đến 300S
và tập trung chủ yếu ở 106 nước thuộc châu Mỹ, châu Phi và châu Á Thái
Bình Dương, Trần Ngọc Ngoạn (2007) [17].
Ở Việt Nam, cây sắn là một cây hoa màu truyền thống và quan trọng

của nhân dân ta, nhất là khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.
Quá trình trồng thích nghi và chọn lọc tự nhiên đã hình thành nên nhiều
giống sắn địa phương có đặc điểm hình thái, năng suất và chất lượng khác
nhau, phù hợp với từng vùng khí hậu, sinh thái khác nhau trong cả nước. Do
đó, các giống sắn của nước ta rất đa dạng và phong phú, gồm trên 30 giống
sắn đang được trồng phổ biến ở các vùng khác nhau trong cả nước.


4
* Năng suất chất xanh
Theo Wanapat (1997) [37] thì trồng sắn lấy lá với mật độ dầy và thu
hoạch lần đầu sau khi trồng 3 tháng, còn thu hoạch các lần tiếp theo là 2
tháng/lần cho sản lượng 12,6 tấn vật chất khô/ha/năm.
Theo Wanapat (2002) [38] khi thử nghiệm trồng 16 dòng sắn với mật độ
27.788 cây/ha để thu cắt lá cho biết: Sản lượng qua 3 lứa cắt từ 4,043 đến 7,768
tấn VCK /ha/năm, còn khi trồng 25 dòng sắn khác với mật độ 111.111cây/ha thì
cho sản lượng dao động từ 2,651 đến 8,239 tấn VCK/ha/năm.
Theo Atchara và cs (2002) [28] tổng hợp các kết quả nghiên cứu về
khoảng cách trồng cắt từ năm 1977 đến năm 1979 về dòng sắn Rayong 1 có
thể trồng sắn với nhiều mật độ khác nhau. Các kết quả nghiên cứu cho thấy
sản lượng đạt từ 6,94 đến 8,85 tấn lá tươi/ha/năm và không có sự sai khác
thống kê có ý nghĩa giữa sản lượng lá tươi được trồng với mật độ khác nhau.
Nguyễn Hữu Hỷ (2002) [11] khi nghiên cứu khoảng cách trồng đối
với các giống KM 94; KM 140-2; KM 98-5 và SM 937-26 với các mật độ
12.345 cây/ha và ở 24.690 cây/ha; thu lá 3 lần vào các thời điểm 5 tháng, 7
tháng sau trồng và lần cuối vào lúc thu hoạch củ. Kết quả cho thấy giống
KM 98-5 cho sản lượng VCK của lá cao nhất ở mật độ 24.690 cây/ha, sau đó
đến giống KM 94 nhưng sản lượng củ thì ngược lại. Sản lượng củ và lá của
các khoảng cách khác đều thấp hơn, trừ sắn KM 140-2 có sản lượng củ cao
nhất trong các giống sắn.

Theo Wargiono (2002) [38] thì năng suất lá phụ thuộc vào số lần thu
hoạch lá. Theo ông, trồng sắn với mật độ 8.000 cây/ha thu hoạch lá hàng tuần
từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 7 (4 tầng lá/lần thu) sẽ cho năng suất cao nhất.
Theo Li Kaimian và cs (2002) [34] thì sản lượng VCK của lá sắn đạt
cao nhất ở mật độ trồng 15.625 cây/ha là 3,04 tấn/ha.
Theo Cadavid (2002) [300] thì trồng sắn CMC 92 lấy lá tại Colombia
có mật độ từ 20.000 đến 62.000 cây/ha thì sản lượng chất khô thu được


5
khoảng trên dưới 24 tấn/ha/năm. Cũng theo ông đối với giống CM 4843-1 với
mật độ 11.200 cây/ha ở vùng đất xám pha cát có thể thu 24,45 tấn
VCK/ha/năm (91,4 tấn tươi): Giống sắn CM 2758 với mật độ 11.200 cây/ha
trong 2 năm có thể thu 83,01 tấn chất tươi/ha; Giống CM 523-7 86,81 tấn chất
tươi/ha; giống Mcol 2737 102,9 tấn/ha, trồng dòng HMC 1 với mật độ 31.250
đến 112.000 cây/ha với khoảng cách cắt là 3 tháng/lần, sản lượng lá thu được
trên dưới 80 tấn/ha. Cần lưu ý là sản lượng chất tươi nói trên bao gồm cả thân,
cành, lá sắn. Ở các thông báo khác sản lượng lá sắn thấp hơn nhiều so với
thông báo nêu trên là vì sản lượng này chỉ có riêng lá, không bao gồm thân,
cành, ngọn và cuống lá sắn.
1.1.2. Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của lá sắn
Cũng như phần lớn các loại lá, rau xanh khác thì lá sắn cũng có các thành
phần hóa học tương tự như vậy. Song hàm lượng các thành phần hóa học lại cao
hơn một số loại lá và rau xanh đó, nên lá sắn có giá trị dinh dưỡng rất tốt.
* Protein
Thành phần hóa học của lá sắn tươi giống như một số loại rau xanh
khác, đặc biệt ở trong lá sắn hàm lượng protein và caroten chiếm tỷ lệ rất cao,
cho nên lá sắn đã được coi là một nguồn rau xanh cho người và gia súc. Bùi
Văn Chính và Lê Viết Ly 2001 [1] cho biết: trong ngọn lá sắn tỷ lệ VCK
chiếm 25,5%, năng lượng trao đổi với gia cầm là 2.549 kcal/kg VCK.

Từ Quang Hiển và Phạm Sỹ Tiệp (1998) [8] cho biết protein trong lá của
các giống sắn bản địa ở Việt Nam dao động từ 24,06 đến 29,80 % trong vật chất
khô, hàm lượng protein thô trong VCK của lá sắn dao động từ 20-34,7%. Còn
Nguyễn Nghi và cs (1984) [14] cho biết: hàm lượng protein trong lá sắn từ 2332% trong vật chất khô. Liu và Zhuang (2000) [35] cho biết bột lá sắn có hàm
lượng protein là 27,50 %, còn chế biến sắn cả cuống thì hàm lượng protein là:
20,30%. Tác giả cũng cho biết protein trong lá sắn cao hơn hẳn các loại cây thức
ăn khác (hàm lượng protein trong VCK của cỏ hòa thảo là 12,60 %; ngô 11,90 %)
nhưng thấp hơn so với đỗ tương (45,70%).


6
Khi so sánh thành phần axit amin giữa lá sắn trong trứng gà thấy: Hàm
lượng axit amin thiết yếu trong lá sắn tương đối đầy đủ và cân đối. Tuy nhiên
hàm lượng methionine chỉ đạt 1,2g% trong protein, chỉ bằng 67% hàm lượng
methionine trong protein của trứng gà (3,65 g%). Vì vậy, không nên sử dụng
bột lá sắn khi khẩu phần nghèo methionine. Hàm lượng axit amin trong lá cao
hơn trong củ sắn và cân đối so với trứng gà. Tuy nhiên, hàm lượng
methionine và histidine trong lá cũng thấp, tương ứng là 1,99 và 1,14%. Hàm
lượng lysine trong protein của lá sắn tương đối cao (5,68 %) đáp ứng đầy đủ
nhu cầu dinh dưỡng của gia súc gia cầm (Phạm Sỹ Tiệp, 1999 [19]).
Theo công bố của Hoài Vũ (1980) [24] thì về mặt chất lượng, trong
protein của lá sắn có khá nhiều, đầy đủ các axit amin cần thiết và hơn các loại
rau tươi khác. Ví dụ: Hàm lượng lysine, methionine, triptophane của lá sắn
tươi là 0,3; 0,4; 0,11 (g/100g). Trong khi đó, rau muống là 0,14; 0,07; 0,04.
Rau ngót là 0,16; 0,13; 0,05. Rau cải là 0,07; 0,03; 0,02 (g/100g).
* Năng lượng trong bột lá sắn
Theo Bùi Văn Chính và Lê Viết Ly (2001) [1] thì trong ngọn lá sắn tỷ
lệ VCK chiếm 25,5%, năng lượng trao đổi là 2549 Kcal/kg VCK, còn theo tài
liệu của Viện chăn nuôi (2001) [22] thì bột lá sắn có 89,60% VCK, 1.966
kcal/kg, tương ứng với 2.194 kcal/kg VCK.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thưởng và Sumulin (1992)
[18]; Từ Quang Hiển (1982) [5], thì năng lượng trao đổi trong lá sắn tính theo
1kg vật chất khô khoảng 2.400 Kcal.
* Các chất khoáng
Thành phần các chất khoáng của lá sắn cũng cao hơn so với củ sắn.
Theo Nguyễn Khắc Khôi (1982) [12]; Adewusi và Bradbury (1993) [277] thì
hàm lượng Fe và Mn trong lá sắn rất cao, tương ứng là 344,0 mg và 655,2 mg
trong 1kg vật chất khô.


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự lỗ lực của bản thân, tôi đã luôn
nhận được sự giúp đỡ quý báu, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy
giáo hướng dẫn PGS.TS Từ Trung Kiên, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận
tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Chăn nuôi thú y, Phòng
quản lý và đào tạo Sau đại học, Viện Khoa học sự sống Trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên cùng gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Hữu Tiệp


8

+ Các bộ phận dưới mặt đất chiếm 70,7% tổng lượng độc tố trong cây.
Như vậy, hàm lượng HCN ở lá sắn rất ít mà chủ yếu ở củ sắn. Tuy
nhiên, khi sử dụng lá sắn không được qua xử lý tốt thì ở động vật vẫn bị ngộ
độc HCN. Chính vì vậy phải xử lý lượng độc tố HCN trong lá sắn trước khi
cho gia súc, gia cầm sử dụng để đạt hiệu quả cao.
Trong cùng một giống sắn thì ở phần củ sắn, lượng HCN cao nhất ở
phần vỏ thịt, sau đó là 2 đầu củ và lõi sắn; ở lá thì HCN ở lá non nhiều hơn lá
già; ở thân thì thân già nhiều hơn thân non. Ở mỗi phần của cây sắn hàm lượng
HCN có tỷ lệ rất khác nhau, HCN được tập trung chủ yếu ở phần củ sắn.
Khi gia súc, gia cầm ăn nhiều thức ăn có chứa HCN, gốc CN-khi vào cơ
thể sẽ liên kết chặt chẽ với hemoglobin, ức chế quá trình vận chuyển oxy làm
cho cơ thể thiếu oxy dẫn đến gia súc ngạt thở, niêm mạc, da tím bầm và chết
nhanh. Việc bắt giữ CN- của Hb là phản ứng tự vệ của cơ thể nhằm ngăn chặn
ion CN - lọt vào bên trong các tế bào và liên kết chặt chẽ với nhân Fe ++ và Cu
++

trong hệ thống enzym hô hấp cytochrom, giữ cho hệ thống này vẫn thực

hiện được chức năng vận chuyển điện tử trong chuỗi phản ứng hô hấp tế bào.
Nhưng chính phản ứng tự vệ này đã làm cho Hb mất khả năng vận chuyển
oxy và làm cho con vật bị ngộ độc (Lê Đức Ngoan và cs, 2005) [15].
Theo Maner (1987) [36] khi động vật ăn liên tục trong một thời gian
dài thức ăn có chứa axit cyanhydric với hàm lượng quá giới hạn cho phép của
động vật thì nó sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, hiệu quả chuyển hóa thức
ăn, lâu dài sẽ dẫn đến tử vong.
1.1.4. Phương pháp khử độc HCN trong lá sắn
Hàm lượng HCN trong lá sắn tươi từ 323 đến 1270 ppm. Đó là một yếu tố
hạn chế cho việc sử dụng lá sắn làm thức ăn chăn nuôi. Do vậy chúng ta phải
làm giảm hoặc loại bỏ hàm lượng HCN trong lá sắn trước khi đưa vào chăn nuôi.
Có một số cách loại bỏ lượng HCN trong lá sắn.



9
Việc phân hủy các glucoside sau đó loại HCN bằng bốc hơi hay rửa
được sử dụng nhiều trong kỹ thuật chế biến như: thái lát phơi khô, băm nhỏ
(lá sắn) phơi khô, thái lát xử lý bề mặt lát cắt bằng ngâm nước (nước lã, nước
vôi, nước muối, axit HCl, axit axetic, …), sắn sợi (nạo), làm sắn hạt, làm bột
sắn khô, chế biến tinh bột, sắn ủ chua (lá sắn), ủ tươi (củ sắn) và lên men vi
sinh vật cho bột sắn...
Luộc lá sắn làm giảm đáng kể hàm lượng HCN, trong lá sắn luộc hàm
lượng HCN chỉ còn khoảng 1 - 5 mg%. Theo Từ Quang Hiển (1983) [6] thì lá
sắn muối dưa chỉ còn 1 - 2 mg% HCN. Tuy nhiên, theo các tác giả trên thì
biện pháp phơi khô lá sắn và nghiền thành bột là tốt nhất.
Phơi khô lá sắn: Đây cũng là một cách khá phổ biến và dễ làm để giảm
hàm lượng HCN trong lá sắn: phơi lá sắn khoảng 2- 3 nắng to sau đó băm ra và
xay ra làm bột trộn vào thức ăn. Trong lá sắn phơi khô, chỉ còn chứa 1 - 2 mg%
HCN. Sau khi nghiền thành bột thì hàm lượng HCN lại giảm đi rất nhiều và
có thể cất giữ cẩn thận sau 3 tháng bột lá sắn vẫn còn chất lượng tốt. Lượng
bột lá sắn gia súc gia cầm ăn được gấp 3 - 4 lần so với số lượng sắn được ở
dạng lá tươi, luộc hoặc muối dưa (Từ Quang Hiển, 1983) [6].
1.2. Giống chim cút Nhật Bản
Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2010 [21], Chim cút Nhật Bản
nuôi ở nước ta có lông màu hồng gạch, con mái lông ngực xám hồng và có những
chấm đen. Cút mái to hơn cút trống. Cút mái có dáng thanh tú, cổ vừa phải, mắt
linh hoạt, lông mượt và sáng. Con đực ngực nở, đầu khoẻ và chắc chắn.
Chim cút đã mất tính đòi ấp tự nhiên nên chúng đẻ trứng liên tục trong
năm. Chim cút trống chiếm tỷ lệ trung bình trong đàn thường 1trống/3-4 mái.


10

Khả năng sinh sản: Có những giống cút chuyên sản xuất trứng, có
giống chuyên sản xuất thịt. Nhìn chung người nuôi có khuynh hướng chọn
giống theo năng suất trứng cao sản lượng trứng trung bình khoảng 250 300 quả/ năm. Loại cút này có khối lượng cơ thể tối đa khoảng 100 - 170g
ở 5 - 6 tháng tuổi.
Thường người ta chọn những con trống có ngực nở nang, khoẻ mạnh,
đầu khoẻ và chắc. Con mái có đầu thanh tú, cổ vừa phải, mắt linh hoạt, lông
mượt và sáng.
Cút mái đẻ trứng đầu tiên khoảng 40 ngày tuổi, khi khối lượng cơ thể
khoảng 110g. Đến 6 tháng tuổi, cút mái nặng 150 - 170g. Cút mái đẻ cao
trong năm đầu tiên, có thể khai thác trứng liên tục 14 tháng đẻ, sau đó cút đẻ
giảm. Vào năm thứ hai, cút mái chỉ đẻ bằng 50% so với năm đẻ đầu tiên. Khi
nhân giống chim cút, nên chọn trống mái từ sớm, thường sau 20 ngày đã có
thể phân biệt được cút trống mái. Con trống có lông mượt màu hồng gạch ở
lồng ngực, con mái lông ngực có màu xám hồng và có những chấm đen. Cút
mái nặng hơn cút trống.
Tỷ lệ ghép trống mái thường là 4 con mái ghép với 1con trống. Vào
mùa nóng, khi nhiệt độ lên tới 350C thì tỷ lệ đẻ giảm rõ rệt. Cút sinh sản cần
đến 16 giờ chiếu sáng một ngày, vì vậy cần thắp đèn tới 10 giờ đêm.
Cút Nhật Bản nuôi ở nước ta đẻ trứng màu ghi, trên vỏ có những điểm
đốm nâu đen. Trứng cút giống chỉ nên bảo quản trong 2 - 3 ngày mùa hè, về
mùa đông có thể đến 5 ngày. Trứng để lâu sẽ có tỷ lệ nở giảm. Trứng ấp cần
được bảo quản tốt ở nơi thoáng mát, nhiệt độ 15 - 200C và độ ẩm khoảng
70%. Tỷ lệ ấp nở bình thường đạt 70 - 80% trên tổng số trứng đưa vào ấp.
Thời gian ấp nở của trứng cút là 16 ngày.


11
Một số chỉ tiêu năng suất của chim cút Nhật Bản
Các chỉ tiêu


Đơn vị tính Chim Cút Nhật Bản

-Khối lượng cơ thể lúc trưởng thành
+ Con trống

(g)

100-115

+ Con mái

(g)

120-170

(ngày)

95

(qủa)

250-340

Khối lượng trứng bình quân

(g)

12-16

Tỷ lệ trứng có phôi


(%)

95-97

Tỷ lệ ấp nở trên tổng số trứng ấp

(%)

75-85

Tỷ lệ nuôi sống đến 42 ngày tuổi

(%)

40-45

Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên
Sản lượng trứng trong 1 năm đẻ

Tính đòi ấp
Hình thức chăn nuôi thích hợp

Đã mất
Nuôi nhốt đàn lớn và
chống bay

1.3. Giới thiệu chung về sắc tố
1.3.1. Nguồn gốc của sắc tố
Catotenoid là sắc tố hữu cơ được tìm thấy ở thực vật và các loài vi sinh

vật khác có thể tiến hành tự quang hợp được như tảo, một số loài nấm và vi
khuẩn. Các sắc tố này đóng hai vai trò là (1) hấp thụ năng lượng từ ánh sáng
mặt trời trong quá trình quang hợp, (2) bảo vệ tế bào cây trồng khỏi bị thối rữa.
Hiện nay, người ta đã tìm được 750 loại carotenoid. Do sự có mặt hay
không có của phân tử oxy, carotenoid được chia thành 2 nhóm là caroten
(beta caroten, lycopen hay alpha caroten) và xanthophyll (astaxanthin, lutein
và zeaxanthin).
Carotenoid không phải là tên riêng của một chất nào mà là tên của một
nhóm các hợp chất hữu cơ có công thức cấu tạo tương tự nhau và tác dụng bảo


12
vệ cơ thể động thực vật cũng tương tự nhau. Carotenoid được biết đến sớm
nhất và có vai trò lớn trong đời sống là beta-caroten hay còn gọi là tiền vitamin
A. Trong những năm gần đây, người ta mới biết thêm về vai trò của các
carotenoid khác như xanthophin, lycopen, lutein và zeaxathin, đó là những sắc
tố có tác động đến sức khỏe con người và động vật. Nó có tác động tốt đến não
và hệ thần kinh trung ương và có tác động rất tốt trong quá trình miễn dịch của
cơ thể, làm giảm 1000 lần tác động của tia cực tím so với beta caroten.
Carotenoid là sắc tố tự nhiên tạo ra màu vàng, da cam, đỏ của rất nhiều
các loại quả (gấc, chanh, đào, mơ, cam, nho...), rau (cà rốt, cà chua,...), nấm
và hoa. Chúng cũng có mặt trong các sản phẩm động vật như trứng, tôm hùm,
cá... Ngày nay, các hợp chất carotenoid rất được quan tâm nghiên cứu.
Carotenoid là chất màu tự nhiên, chúng được tìm thấy trong lục lạp của
thực vật bậc cao, mặc dù trong mô quang hợp những màu sắc này được che
đậy bởi chất diệp lục. Những chất này được tìm thấy trong tảo, vi khuẩn, nấm
và nấm men. Người ta ước tính hàng năm thiên nhiên sản xuất khoảng 100
triệu tấn carotenoid.
1.3.2. Sắc tố trong thực vật
Sắc tố trong thực vật được chia thành các nhóm sau: chlorophyll,

caroteinoid (caroten và xanthophyll), flavonoid (chalcon, anthocyanin, flavon,
flavonol) và betalain (betaxanthin, betacyanin). Người ta đã phát hiện được
khoảng 750 loại caroteinoid, 7.000 flavonoid và hơn 500 anthocyanin (Davies,
2004) [31]. Sắc tố tồn tại ở các bộ phận khác nhau của thực vật, flavonoid và
caroteinoid tồn tại ở hầu hết các mô thực vật như lá, củ, hoa, quả và hạt.
Anthocyanin, chlorophyll có một vị trí cụ thể ở tế bào hoặc dưới cấp độ tế bào.
Chlorophyll là sắc tố quan trọng nhất đối với thực vật. Chlorophyll và
caroteinoid là những chất quan trọng cho chức năng quang hợp. Một vài sắc
tố quan trọng khác là flavonoid có vai trò chủ yếu trong tương tác giữa thực
vật và động vật như tín hiệu để thụ phấn và phát tán hạt.


13
Chlorophyll ở thực vật có hai loại đó là chlorophyla có màu xanh nhạt
và chlorophyl b có màu vàng xanh. Số lượng loại này phụ thuộc vào loài thực
vật, điều kiện ánh sáng và điều kiện dinh dưỡng khoáng magie. Hàm lượng
chlorophyl a thường gấp từ 2 - 4 lần so với chlorophyl b (Dzugan, 2006) [32].
Caroteinoid tồn tại ở sắc lạp và lục lạp được chia thành 2 nhóm:
caroten màu đỏ da cam và xanthophyll vàng da cam. Caroten (C40H56) là một
loại cacbua hydro chưa bão hòa, chỉ tan trong dung môi hữu cơ. Trong thực
vật thường có 4 loại tiền vitamin A là: β, α, δcaroten và kriptoxantin.
Xanthophyll là nhóm sắc tố màu vàng sẫm. Công thức hóa học của
chúng là C40H56On (n từ1 - 6). Vì số nguyên tử oxy có thể từ 1 đến 6 nên có
nhiều loại xanthophyll: Kriptoxantin (C40H56O1), lutein (C40H56O2), violacxantin
(C40H56O4),... (Trịnh Xuân Vũ và Lê Doãn Diên, 1976) [24]. Trong đó
violaxanthin và lutein chủ yếu tạo ra màu sắc vàng của lá cây, cỏ trong mùa
thu (Davies, 2004) [31].
Flavonoid bao gồm anthocyanin, chalcone, aurone, flavone và
flavonol. Chúng đều tan trong nước, tồn tại ở trong không bào. Trong các
sắc chất thuộc nhóm flavonoid thì anthocyanin là phổ biến nhất và tạo ra

các màu đỏ tươi, đỏ, xanh và màu tím cho hoa, quả và thân cây. Flavonoid
phổ biến nhất là anthocyanin tạo ra các màu đỏ tươi, đỏ, xanh và màu tím
cho hoa, quả, thân cây.
Betalain là các chất thay thế anthocyanin ở các loài caryophyllale.
Chúng cũng có thể tìm thấy ở một số loại nấm. Betalain có nguồn gốc từ
tyrosin. Chúng được chia thành 2 nhóm là betaxanthin có màu vàng và
betacyanin có màu đỏ, màu tím.
Một số sắc tố thường gặp trong thực vật được hệ thống lại như sau:
Sắc tố trong thực vật được chia thành 4 nhóm:
Nhóm 1: Chlorophyll
Chlorophyll a
Chlorophyll b


14
Nhóm 2: Carotenoid
Caroten
α, β, Z,γ caroten; lycopen; phytofluen
Xanthophyll
Lutein; zeaxanthin; astaxanthin
Canthaxanthin; citranaxanthin; capxanthin
α, β cryptoxanthin; violaxanthin
Nhóm 3: Flavonoid
Auron; flavon; flavonol
Anthocyanin; chancon
Nhóm 4: Betalain
Betaxanthin
Betacyanin
1.3.3. Sắc tố trong thức ăn chăn nuôi
Sắc tố trong thực vật gồm có 4 nhóm (Chlorophyll, carotenoid, flavonoid

và betalain). Trong thức ăn chăn nuôi chỉ đề cập đến một trong bốn nhóm nói
trên, đó là carotenoid. Khi nói đến hàm lượng sắc tố trong thức ăn, có nghĩa là
nói đến carotenoid tổng số. Nó gồm 2 nhóm là xanthophyll và caroten.
Xanthophyll còn có tên gọi là oxy - carotenoid. Nó cũng có hai nhóm là
carotenoid không màu và có màu. Carotenoid không màu có hai đại diện
chính là cryptoxanthin và violaxanthin, còn carotenoid có màu thì có 2 nhóm
nhỏ, nhóm thứ nhất là xanthophyll với đại diện là lutein và zeaxanthin, còn
nhóm thứ 2 có các đại diện như apoester, canthaxanthin, citranaxanthin,
capxanthin (capsorubin), astaxanthin. Chính vì vậy khi nói đến hàm lượng
xanthophyll trong thức ăn, có nghĩa là nói đến xanthophyll tổng số, chứ không
phải là sắc tố cụ thể nào trong nhóm này.


15
Caroten có các đại diện là anpha (α), beta (β), gama (γ), zeta carotene,
lycopen và phytofluen. Vì vậy, khi nói tới hàm lượng caroten trong thức ăn,
có nghĩa là nói đến caroten tổng số trong thức ăn.
Sắc tố trong thực vật được hệ thống hóa bằng sơ đồ dưới đây:
Carotenoid tổng số
Xanthophyll tổng số (hay oxy - carotenoid)
Carotenoid có màu

Carotenoid
không màu
Caroten

Apoester
Xanthophyll
(Lutein và
zeaxanthin)


Canthaxanthin
Citranaxanthin
Capxanthin

(α, β, Z, γcaroten,
Cryptoxanthin

lycopen,

Violaxanthin

phytofluen)

(Capsorubin)
Astaxanthin
Hình 1.1: Sơ đồ carotenoid tổng số

1.3.4. Vai trò của sắc tố đối với gia cầm sinh sản
Động vật hoàn toàn không có khả năng tự tổng hợp carotenoid nên bắt
buộc phải được cung cấp từ thức ăn (Trần Thị Hoan, 2012) [10]. Đối với khẩu
phần ăn thông thường thì nguồn carotenoid sử dụng để tạo màu da và lòng đỏ
trứng gia cầm là xanthophyll hay oxy carotenoid của ngô, gluten ngô và bột lá
thực vật (Latscha, 1990) [33]. Khi cho gia cầm ăn thức ăn giàu xanthophyll
thì có thể tìm thấy xanthophyll ở trong máu, cơ, gan, chất béo, da, lông của
chúng Ở gà đẻ, xanthophyll tích trữ ở cơ, da sẽ được huy động mạnh mẽ vào
buồng trứng khi thành thục và một phần được chuyển vào lòng đỏ. Do đó màu
sắc tự nhiên của lòng đỏ chính là màu sắc của xanthophyll. Đối với gà đẻ, sắc
chất apocarotenoic acid ethyl ester là một carophyll có màu vàng khi bổ sung
có tác dụng tăng sắc tố lòng đỏ trứng (Latscha, 1990) [33].



×