1
MỤC LỤC
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
II/ CÁC BƯỚC THIẾT KẾ BÀI SOẠN TRÊN MÁY VI TÍNH
III/ NHẬN XÉT ƯU KHUYẾT ĐIỂM
IV/ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHUYẾT ĐIỂM
V/ PHẠM VI VẬN DỤNG :
VI/ KIỂM NGHIỆM KẾT QUẢ THỰC TẾ
VII/ KẾT LUẬN
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
Trong việc giảng dạy chương trình thay sách giáo khoa, chúng ta đã
bàn đến rất nhiều hình thức tổ chức dạy học cũng như phương pháp dạy học.
Trong số đó những phương pháp mới phát huy được tính chủ động, tích cực
của học sinh như phương pháp thảo luận, phương pháp trò chơi, phương pháp
thuyết trình . . . Bên cạnh đó, việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học cũng rất
được quan tâm bởi vì nó có tầm quan trọng rất lớn, quyết đònh không nhỏ sự
thành công của tiết dạy. Mặt khác, cũng không thể phủ nhận công sức của
giáo viên đứng lớp đã bỏ ra rất nhiều để tạo nên những đồ dùng dạy học
mang tính thẩm mỹ và sáng tạo. Những đồ dùng dạy học ấy đôi khi được tạo
ra bằng những thao tác thủ công đơn giản như : cắt, vẽ, tô, dán . . . từ những
tấm giấy thủ công, bìa màu, . . . nhưng đòi hỏi phải tốn rất nhiều thời gian đôi
khi còn đòi hỏi ở giáo viên một chút năng khiếu khéo tay và óc sáng tạo.
Thời gian qua, Tổ chuyên môn Tiểu học của Phòng Giáo dục Quận
Tân Phú đã tổ chức nhiều chuyên đề, nhiều lớp tập huấn giáo viên nhằm
phục vụ tốt cho công tác đổi mới chương trình, đổi mới thay sách giáo khoa,
đổi mới phương pháp, thay đổi hình thức tổ chức, phát huy tối đa tính tích cực
chủ động của học sinh.
Việc đổi mới phương pháp dạy học đang là một yêu cầu hết sức cần
thiết trong giai đoạn giáo dục hiện nay. Vai trò của giáo viên là người tổ
chức các hoạt động cho học sinh tham gia. Từ đó, học sinh có cơ hội hợp tác,
thảo luận, trao đổi, . . . để tự bản thân tìm kiếm kiến thức mới.
Để một tiết học sinh động, học sinh thảo luận, thao tác trực tiếp trên
những đồ dùng học tập, tham gia các trò chơi nhằm hình thành bài mới, luyện
tập thực hành, củng cố kiến thức, . . . Điều này đòi hỏi người giáo viên luôn
tìm tòi nghiên cứu làm những đồ dùng dạy học hết sức thiết thực gắn liền với
đời sống xung quanh.
Như chúng ta đã biết, công nghệ thông tin ngày nay phát triển mạnh
mẽ, đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho giáo viên ứng dụng chương trình
Power Point vào việc thiết kế bài dạy trên máy vi tính.
Thấy được tầm quan trọng của mục tiêu vừa nêu trên, trong đề tài
này, tôi xin trình bày một số vấn đề thiết yếu khi áp dụng chương trình Power
Point nhằm mang lại sự thích thú, kích thích tính tò mò, lôi kéo được sự tập
trung chú ý cao của học sinh. Điều quan trọng hơn nữa là còn nâng cao hiệu
quả của tiết dạy, đồng thời thay thế được một số đồ dùng dạy học làm bằng
thủ công thường chiếm nhiều thời gian và công sức.
II/ CÁC BƯỚC THIẾT KẾ BÀI DẠY TRÊN MÁY VI TÍNH :
2
1/ Chọn bài :
Cũng giống như các tiết dạy theo cách thông thường : Tiếng việt, Toán,
Đạo đức, Tự nhiện xã hội, . . .
2/ Thiết kế các hoạt động dạy học chủ yếu :
Sau khi chọn bài xong, tiếp theo là sắp xếp các hoạt động dạy và lựa
chọn các phương pháp, hình thức tổ chức cho bài dạy theo trình tự thông
thường, chương trình Power Point 2003 được ứng dụng các hoạt động trong
tiết học :
+ Kiểm tra bài cũ.
+ Khởi động và giới thiệu bài.
+ Tổ chức các hoạt động.
+ Trò chơi củng cố.
+ . . .
3/ Thực hiện trình chiếu :
Để thực hiện việc trình chiếu, ta dùng chương trình có tên là Microsoft
Office Power Point 2003 sau khi khơiû động chương trình ta làm như sau :
A- THIẾT KẾ
a) Tạo nền
Chọn lệnh Insert – Clik New Slide để mở và chọn một Slide mới.
Chọn lệnh Format – Clik Slide Design – Clik Design Templates để chọn
hình nền – Clik color Schemes để chọn màu của hình nền.
b) Chọn hình ảnh
Chọn lệnh Insert – Clik Picture để chọn hình ảnh.
Chọn lệnh Clipart – Clik chọn hình ảnh tónh, động theo chủ đề.
c) Chọn âm thanh
Chọn lệnh Insert – Clik Sounds from File để chọn âm thanh đã mạch
đònh trong Hero Ao 3000.
d) Chọn phim ảnh
Chọn lệnh Insert – Clik Movies and Sounds – Clik Movie from File để
chọn đoạn phim đã mạch đònh trong HeroVideo 3000.
e) Tạo hiệu ứng
@ Hiệu ứng hình ảnh, văn bản, . . . trên một Slide.
3
- Ta cứ việc chọn hình ảnh, viết văn bản . . . trực tiếp trên Slide sao cho
cân đối.
@ Hiệu ứng hình ảnh, văn bản, . . . trên một Slide. (xuất hiện từng phần
theo một trình tự nhất đònh)
- Chọn lệnh Slide Show – Clik Custom Animation – Clik Add Effect – Clik
Entrance. Trong đó có rất nhiều hiệu ứng trình chiếu, ta có thể chọn một
trong số hiệu ứng phù hợp với nội dung bài. Sau đó ta Clik OK.
@ Hiệu ứng hình ảnh, văn bản, . . . trên một Slide. (xoá đi từng phần theo
một trình tự nhất đònh)
- Chọn lệnh Slide Show – Clik Custom Animation – Clik Add Effect – Clik
Exit. Trong đó có rất nhiều hiệu ứng trình chiếu, ta có thể chọn một trong
số hiệu ứng phù hợp với nội dung bài. Sau đó ta Clik OK.
@ Hiệu ứng hình ảnh, văn bản, . . . trên một Slide. (đổi màu từng phần theo
một trình tự nhất đònh)
- Chọn lệnh Slide Show – Clik Custom Animation – Clik Add Effect – Clik
Emphasis. Trong đó có rất nhiều hiệu ứng trình chiếu, ta có thể chọn một
trong số hiệu ứng phù hợp với nội dung bài. Sau đó ta Clik OK.
@ Hiệu ứng hình ảnh, văn bản, . . . trên một Slide. (di chuyển hình ảnh,
văn bản, . . . theo một trình tự nhất đònh)
- Chọn lệnh Slide Show – Clik Custom Animation – Clik Add Effect – Clik
Motion Paths. Trong đó có rất nhiều hiệu ứng trình chiếu, ta có thể chọn
một trong số hiệu ứng phù hợp với nội dung bài. Sau đó ta Clik OK.
B- THAO TÁC TRÌNH CHIẾU
Chọn lệnh Slide Show – Clik View Show.
Có thể sử dụng thao tác bằng Mouse hoặc Keyboard.
• Nhấp trái Mouse sẽ xuất hiện một hiệu ứng.
• Nhấn mũi tên bên phải (hoặc phía dưới) sẽ xuất hiện hiệu ứng; nhấn
mũi tên bên trái (hoặc phía trên) hiệu ứng cũ trở lại.
C- GIỚI THIỆU 7 THIẾT KẾ BÀI DẠY TRÊN MÁY VI TÍNH
Mỗi bài có từ 7 đến 11 Slide (xem phụ lục đính kèm)
1) Tiếng Việt, lớp Một (Vần ao – au)
2) Toán, lớp hai (Bảng nhân 2)
3) Tập đọc, lớp Ba (Cuộc chạy đua trong rừng)
4
4) Sức khoẻ, lớp Bốn (Bệnh đường tiêu hoá)
5) Toán chuyển động, lớp Năm (Luyện luyện)
6) Tự nhiên xã hội, lớp Hai (Vật sống dưới nước, sống trên cạn)
7) Sách lớn, lớp Hai (Chim sơn ca và bông cúc trắng)
III/ NHẬN XÉT ƯU KHUYẾT ĐIỂM :
a) Ưu điểm :
- Phương pháp thiết kế bài dạy trên máy tính được hiểu nôm na là dùng
những máy móc, thiết bò hiện đại sẵn có như máy vi tính, máy chiếu, máy
scan, . . . và những chương trình phần cứng, phần mềm vi tính có sẵn để trình
chiếu những gì cho học sinh xem. Cũng như bao phương pháp khác, phương
pháp này cũng có những ưu khuyết điểm riêng.
- Như đã nói ở trên, phương pháp này gây được sự hứng thú, ngạc nhiên mới
lạ, chính vì vậy dễ dàng lôi kéo sự tham gia của học sinh vào tiết dạy, tạo
cho học sinh một sự kích thích hào hứng làm cho tiết dạy sinh động hơn.
- Giảm bớt thời gian, công sức chuẩn bò đồ dùng dạy học cho tiết dạy. Giáo
viên có thể điều chỉnh và sử dụng những hình ảnh thiết kế sẵn có cho những
tiết học sau.
- Thông thường ta hay mất thời gian cho việc vẽ tranh, tô tranh để phục vụ
cho tiết dạy. Đồng thời đối với những tranh khó, phức tạp cũng gây khó khăn
không ít. Nhưng đối với việc thiết kế bài dạy trên máy vi tính chỉ cần một
thao tác nhỏ là chọn được những bức tranh ta muốn cho học sinh xem vào
máy là ta có một bức tranh như ý. Thậm chí ta có thể chỉnh sửa, cắt bỏ, thay
đổi màu sắc, thêm bớt chi tiết hay chuyển thành một đoạn phim ngắn đều có
thể được.
- Một ưu điểm của phương pháp này nữa là, thông thường ta hay dùng thẻ từ,
băng giấy ghi những ý chính rồi đưa lên bảng cho học sinh xem nhưng ở đây,
ngoài việc trình chiếu những ý chính ấy ta còn có thể dùng những hiệu ứng
như xoay, bay, ẩn hiện nhanh, ẩn hiện chậm, xuất hiện từ trên xuống, từ dưới
lên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong đều được nhằm gây sự thích thú,
chú ý học sinh.
- Mặt khác ta có thể lồng những những bài hát, bản nhạc, đoạn phim vào việc
trình chiếu ấy nhằm đạt mục tiêu bài.
- Giáo viên tự tin hơn khi lên lớp có đồ dùng dạy học.
- Hoạt động giữa giáo viên và học sinh diễn ra đồng bộ tạo không khí tiết
học nhẹ nhàng, sinh độngï.
- Ứng dụng nhiều hiệu ứng vào các kênh hình đẹp, rõ ràng giúp học sinh
hứng thú, kích thích trong quá trình học tập.
5