Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà cáy củm nuôi tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN TIẾN DŨNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ CÁY CỦM
NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN TIẾN DŨNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ CÁY CỦM
NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Thơm
TS. Nguyễn Văn Đại

THÁI NGUYÊN - 2016




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN TIẾN DŨNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ CÁY CỦM
NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Thơm
TS. Nguyễn Văn Đại

THÁI NGUYÊN - 2016


ii
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp, cho phép tôi
được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến TS. Bùi Thị Thơm và TS. Nguyễn
Văn Đại. Người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi tới các thầy cô giáo Phòng đào tạo, Khoa Chăn nuôi thú y và các
thầy cô Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên lời cảm ơn chân thành
về sự giúp đỡ trong thời gian học tập tại trường.

Cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn tới Chi nhánh nghiên cứu và phát triển
động thực vật bản địa, xã Tức Tranh - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên, Viện
khoa học sự sống Đại học Nông Lâm Thái Nguyên về sự hợp tác, tạo điều kiện
hoàn thành các thí nghiệm của luận văn.
Tôi luôn biết ơn gia đình, bạn bè và các học viên cao học, đã đóng góp công
sức, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Tác giả

Nguyễn Tiến Dũng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
2. Mục tiêu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................3
1.1.1. Phân loại nguồn gốc gia cầm ........................................................................3
1.1.2. Cơ sở nghiên cứu sự di truyền của gia cầm ..................................................4
1.1.3. Cơ sở nghiên cứu một số đặc điểm sinh học ở gia cầm ................................5
1.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của gia cầm .........13
1.2. Một số đặc điểm tiêu hóa của gà ........................................................................15

1.3. Một số thông tin khảo sát về gà Cáy Củm .........................................................17
1.3.1. Tập tính gà Cáy Củm ..................................................................................17
1.3.2. Khả năng sản xuất .......................................................................................17
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................18
1.4.1. Kết quả nghiên cứu ngoài nước ..................................................................18
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................19
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .21
2.1. Đối tượng ...........................................................................................................21
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................21
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ...............................................................21
2.3.1. Nội dung ......................................................................................................21
2.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu ....................................................21
2.3.3. Phương pháp theo dõi đánh giá khả năng sinh sản của gà Cáy Củm .........28
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu ...........................................................................29


iv
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................30
3.1. Kết quả theo dõi đặc điểm ngoại hình của gà Cáy Củm ....................................30
3.2. Một số chỉ tiêu sinh lý của gà Cáy Củm ............................................................32
3.3. Tỷ lệ nuôi sống của gà Cáy Củm .......................................................................33
3.4. Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng của gà Cáy Củm ..................................35
3.4.1. Khối lượng của gà Cáy Củm giai đoạn 1-20 tuần tuổi ...............................35
3.4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà Cáy Củm giai đoạn 1-20 tuần tuổi................38
3.5. Kết quả đánh giá chất lượng thịt của gà Cáy Củm (20 tuần tuổi)......................41
3.6. Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm..........................45
3.7. Chỉ số sản xuất (PN) ........................................................................................48
3.8. Đánh giá khả năng sinh sản của gà Cáy Củm ....................................................51
3.8.1. Đánh giá khối lượng của gà sinh sản qua các giai đoạn tuổi ......................51
3.8.2. Đánh giá chất lượng trứng gà Cáy Củm sinh sản .......................................53

3.8.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn cho gà Cáy Củm sinh sản ...................55
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................1


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CP

Protein thô

CPTA

Chi phí thức ăn

CS

Cộng sự

ĐVT

Đơn vị tính

PN

Chỉ số sản xuất




Giai đoạn

KL

Khối lượng

ME

Năng lượng trao đổi

PN (Production number)

Chỉ số sản xuất

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TLNS

Tỷ lệ nuôi sống

TN

Thí nghiệm

TT

Tuần tuổi


TTTA

Tiêu tốn thức ăn

VCK

Vật chất khô


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1.

Tuổi đẻ quả trứng đầu của một số giống gà Việt Nam ......................... 10

Bảng 1.2:

Thành phần cấu tạo trứng của một số giống gia cầm ........................... 11

Bảng 3.1.

Một số đặc điểm ngoại hình của gà Cáy Củm ...................................... 30

Bảng 3.2.

Kích thước các chiều đo của gà Cáy Củm trưởng thành (20 TT) ......... 31

Bảng 3.3.


Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu sinh lý của gà Cáy Củm (20 TT) ...... 32

Bảng 3.4.

Kết quả kiểm tra huyết học của gà Cáy Củm 20 tuồn tuổi ................... 32

Bảng 3.5.

Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm ........................................................ 34

Bảng 3.6.

Sinh trưởng tích lũy của gà Cáy Củm .................................................. 36

Bảng 3.7.

Sinh trưởng tuyệt đối ............................................................................. 39

Bảng 3.8.

Các chỉ tiêu đánh giá năng suất thịt gà Cáy Củm trưởng thành ............ 41

Bảng 3.9.

Thành phần hóa học của thịt gà Cáy Củm lúc trưởng thành nuôi
khảo sát (20 tuần tuổi) .......................................................................... 43

Bảng 3.10. Kết quả đánh giá phẩm chất thịt gà Cáy Củm ....................................... 44
Bảng 3.11. Khả năng tiêu thụ thức ăn của gà Cáy Củm nuôi thịt ........................... 46
Bảng 3.12. Tiêu tốn thức ăn / kg tăng khối lượng của gà Cáy Củm nuôi thịt ......... 47

Bảng 3.13. Chỉ số sản xuất của gà Cáy Củm ........................................................... 49
Bảng 3.14. Hạch toán sơ bộ chi phí nuôi gà Cáy Củm giai đoạn 1 - 20 tuần tuổi ........ 50
Bảng 3.15. Khối lượng của gà sinh sản qua các giai đoạn tuổi ............................... 51
Bảng 3.16. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu khả năng sinh sản của gà Cáy Củm ........... 52
Bảng 3.17. Chất lượng trứng của gà thí nghiệm lúc 38 TT ..................................... 53
Bảng 3.18. Hiệu quả sử dụng thức ăn giai đoạn gà đẻ ............................................ 56


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai sử dụng
để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu và
hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn chính xác và đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Nguyễn Tiến Dũng


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi gia cầm hiện nay đang phát triển mạnh và đáp ứng nhu cầu
người tiêu dùng. Tuy nhiên sản phẩm gia cầm có chất lượng cao ở nước ta trong
những năm gần đây đang được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là một số giống
gà địa phương đang coi là đặc sản như gà Hồ, Đông Tảo, tre, Ác…. Cùng với sự
phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu tiêu dùng thực phẩm có chất lượng cao của
người dân lại càng tăng lên.

Để đáp ứng được nhu cầu này, nhà nước đã có sự quan tâm đầu tư đúng mức
về nhiều mặt, trong đó phải kể đến công tác giống gia cầm nói chung, gà nói riêng.
Mặc dù chúng ta đã nhập các giống gà lông màu thả vườn có những đặc điểm quý
của thế giới như: Lông màu, da vàng, năng suất thịt, năng suất sinh sản khá cao,
không đòi hỏi các điều kiện đầu tư cao, đó là các giống Kabir, Lương Phượng, Tam
hoàng... Bên cạnh việc nhập nội các giống tốt từ các nơi trên thế giới, việc khai
thác, quản lý các giống gà địa phương thực sự mang lại những lợi ích kinh tế, khoa
học phù hợp điều kiện thực tiễn hiện nay để từng bước nâng cao chất lượng con
giống và đa dạng sinh học nguồn gen quý của Việt Nam nhằm tăng năng suất chăn
nuôi đàn gia cầm trong nước.
Mặt khác trong thực tế thì người tiêu dùng vẫn ưa thích sử dụng thịt của các
giống gà nội hơn, giá bán thịt các giống gà nội trên thị trường luôn cao hơn gà ngoại
và gà lai.
Nước ta có rất nhiều giống vật nuôi truyền thống có giá trị kinh tế thấp nên
đang bị thu hẹp về không gian phân bố, giảm dần số lượng và có nguy cơ tuyệt
chủng như lợn Ỉ, lợn Cỏ Thanh Hoá,…. Trong đó gà Cáy Củm cũng là một giống
địa phương đã được cộng đồng người dân tộc tiểu số H’Mông sống tại vùng núi cao
như: Hoàng Su Phì - Hà Giang và một số xã thuộc huyện Hòa An, Trà Lĩnh tỉnh
Cao Bằng… nuôi từ nhiều đời nay. Giống gà này thường được nuôi quảng canh
chưa có đầu tư khoa học kỹ thuật và dân gọi gà đuôi cụp (không có phao câu). Đây
là một trong những nguồn gen quý cần được bảo tồn, khai thác và phát triển. Giống
gà này đã và đang được nhà nước quan tâm đầu tư gìn giữ nhân giống tại các nông


2
hộ miền núi, hẻo lánh vùng sâu, vùng xa. Từ năm 2008 - 2009 giống gà Cáy Củm
được Viện Chăn nuôi bảo tồn ở Bảo Lâm - Lâm Đồng. Ngày nay giống gà Cáy Củm
đã được tỉnh Cao Bằng bảo tồn giống từ năm 2011 đến nay tại Trung tâm giống vật
nuôi của Tỉnh và các hộ nông dân xã Đức Xuân. Mặt khác, Hoàng Su Phì đã có chủ
trương giao cho phòng nông nghiệp huyện đang khai thác phát triển nguồn gen quý

gà Cáy Củm từ năm 2010 đến nay tại các hộ nông dân trong huyện. Năm 2013,
Trường Đại học Nông Lâm đã điều tra giống gà Cáy Củm phát hiện một số các
nông hộ ở vùng sâu, vùng hẻo lánh ở một số địa phương miền núi như: Cao Bằng,
Hà Giang…Ngoài ra còn phát hiện ở một số vùng núi khác như: Huyện Định Hóa Thái Nguyên, huyện Hạ Hòa - Phú Thọ....
Để đánh giá tiềm năng phát triển của giống gà này, chúng tôi tiến hành:
“Nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Cáy Củm nuôi tại
Thái Nguyên" nhằm phục vụ cho việc, khai thác qũy gen và là cơ sở để có thể khai
thác tiềm năng di truyền và sức sản xuất của giống gà Cáy Củm này.
2. Mục tiêu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được đặc điểm sinh học, sức sống, khả năng sinh trưởng, sinh sản
của gà Cáy Củm nuôi tại Thái Nguyên.
2.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả của đề tài sẽ cung cấp các thông tin đầu tiên về gà Cáy Củm nuôi tại
tỉnh Thái Nguyên.
Bổ sung và cung cấp số liệu về đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất gà Cáy
Củm tại Thái nguyên và khai thác, phát triển giống gà này tại điều kiện miền núi.
Cung cấp tài liệu học tập, giảng dạy và tham khảo cho sản xuất.
2.3. Ý nghĩa thực tiễn
Các số liệu thu được phục vụ, khai thác, phát triển nguồn gen giống gà, đồng
thời làm cơ sở cho định hướng công tác giống sau này.
Kết quả nghiên cứu làm rõ về đặc điểm sinh học, sức sản xuất của gà Cáy
Củm nuôi tại Thái Nguyên. Từ đó làm cơ sở cho phát triển quy mô giống gà này
cho phù hợp với điều kiện miền núi.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1. Phân loại nguồn gốc gia cầm
1.1.1.1. Phân loại
Theo Nguyễn Văn Thiện và cs (1995) [35] gà thuộc
Giới (Kingdom): Animal
Ngành (Class): Aves
Lớp (Order): Gallijonmes
Họ (Family): Phasianidae
Chủng (Genus): Gallus
Loài (Species): Gallus gallus
1.1.1.2. Nguồn gốc
Gà Nhà hiện nay có nguồn gốc từ gà rừng Gallus, gà được nuôi ở Ấn Độ
khoảng 2000 năm trước công nguyên. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) [9] ở
Việt Nam gà được nuôi cách đây 3000 năm. Đặng Hữu Lanh và cs (1999) [13], gà
rừng có thể chia thành 3 loại hình như sau:
- Loại hình Bankiva (gà nguyên thủy): Lông nhiều, dán vào mình, ức nở,
mào và dái tai phát triển, mỏ hơi cong dài và nhọn.
- Loại hình Mã Lai (gà Chọi): Ít lông, cấu trúc lông cứng, mào và dái tai nhỏ,
đầu nhỏ, mắt lõm vào hốc mắt, mỏ ngắn, khỏe.
- Loại hình Cochin: Nhiều lông, bồng, nhiều lông tơ, mào và dái tai vừa, tai
nhỏ màu đỏ, mỏ tương đối ngắn.
Có nhiều giả thiết cho rằng gà nhà được thuần hóa đầu tiên từ Ấn Độ cách
đây hơn 5000 năm, ở Trung Quốc hơn 3000 năm. Sau đó xuất hiện ở Mesopotamin.
Ở Tây Âu, gà nhà xuất hiện cách đây gần 2500 năm.
Có thể nói nước ta là một trong những trung tâm thuần hóa gà đầu tiên của
vùng Đông Nam Á. Gà nhà ở nước ta bắt nguồn từ gà rừng Gallus banquiva.
Như vậy, thông qua các di chỉ khảo cổ với các niên đại khác nhau cho phép
khẳng định Gallus banquiva là tổ tiên các giống gà nhà hiện nay. Có nhiều tài liệu
chứng minh rằng gà được thuần hóa đầu tiên ở Đông Nam Á và từ đây phân bố đi khắp
thế giới. Trải qua thời gian thuần hóa và không ngừng chọn lọc đã hình thành các giống
gà địa phương thích nghi tốt với điều kiện riêng biệt ở các nước khác nhau, đồng thời

hình thành nên các giống gà theo hướng sản xuất khác nhau.


4
1.1.2. Cơ sở nghiên cứu sự di truyền của gia cầm
Tất cả các đặc điểm của một giống gà như: Các đặc tính sinh học, ngoại hình,
tính năng sản xuất... đều là tính trạng di truyền, các tính trạng chất lượng được quy định
bằng một hoặc nhiều cặp gen có hiệu ứng lớn, chúng được di truyền tuân theo các định
luật của Menden và ít chịu ảnh hưởng của các điều kiện môi trường; Các tính trạng sản
xuất được quy định bằng nhiều cặp gen có hiệu ứng nhỏ, chúng được di truyền cho đời
sau theo các mức độ khác nhau, sự thể hiện của chúng ở đời sau chịu ảnh hưởng rất lớn
của điều kiện ngoại cảnh. Mối liên hệ này được thể hiện trong biểu thức:
P=G+E
Trong đó:
P: giá trị kiểu hình (Phenotypic value) là các giá trị đo lường được của tính
trạng số lượng trên một cá thể.
G: giá trị kiểu gen (Genotypic value).
E: sai lệch môi trường (Environmental).
Do đó kiểu hình của một cá thể được xác định bởi kiểu gen có từ 2 locus trở
lên có giá trị là:
P = A + D + I + Eg + Es
Kiểu di truyền và môi trường đều có tác động lên sự phát triển của tính trạng.
Tuy nhiên, trong sự biểu hiện của tính trạng qua kiểu hình, kiểu di truyền, quyết
định các biến động là phần chính. Trong đó giá trị cộng gộp A (còn gọi là giá trị
giống của một cá thể) là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen, vì nó cố định và
di truyền được đó là thành phần duy nhất mà người ta có thể xác định được, nhờ sự
đo lường các tính trạng đó ở quần thể (Nguyễn Văn Thiện và Nguyễn Khánh Quắc,
1998) [36]. Sai lệch trội (Dominance deviation) D là sự khác nhau giữa giá trị kiểu
gen G và giá trị giống A của một kiểu gen nào đó khi xem xét một locus duy nhất:
G=A+D

Sai lệch tương tác (Interaction deviation) I là sai lệch có được do sự tương
tác giữa các gen thuộc các locus khác nhau, khi kiểu gen gồm từ 2 locus trở lên sai
lệch tương tác hay gặp trong di truyền học số lượng hơn là di truyền học chất lượng.
(Nguyễn Văn Thiện và Nguyễn Khánh Quắc, 1998) [36]. Sai lệch trội và sai lệch
tương tác cũng có vai trò quan trọng, là giá trị giống đặc biệt và được xác định
thông qua con đường thực nghiệm.
Giá trị kiểu hình còn chịu sự tác động rất lớn của sai lệch môi trường, có 2
loại môi trường chính là:


ii
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp, cho phép tôi
được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến TS. Bùi Thị Thơm và TS. Nguyễn
Văn Đại. Người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi tới các thầy cô giáo Phòng đào tạo, Khoa Chăn nuôi thú y và các
thầy cô Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên lời cảm ơn chân thành
về sự giúp đỡ trong thời gian học tập tại trường.
Cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn tới Chi nhánh nghiên cứu và phát triển
động thực vật bản địa, xã Tức Tranh - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên, Viện
khoa học sự sống Đại học Nông Lâm Thái Nguyên về sự hợp tác, tạo điều kiện
hoàn thành các thí nghiệm của luận văn.
Tôi luôn biết ơn gia đình, bạn bè và các học viên cao học, đã đóng góp công
sức, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Tác giả

Nguyễn Tiến Dũng



6
Mào là đặc điểm sinh dục thứ cấp nên có thể phân biệt trống mái, con trống mào
và tích phát triển hơn con mái. Theo hình dạng mào người ta phân biệt các loại: mào
cờ, mào nụ, mào hạt đậu, mào mâm xôi.
1.1.3.2. Sức sống và khả năng khánh bệnh của gia cầm
Sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm là rất quan trọng giúp cho
chăn nuôi đạt hiệu quả. Dịch bệnh ở gia cầm nguy cơ sẩy ra là rất lớn nên cần phải
có những biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn để giảm bớt tổn thất trong chăn nuôi.
Marco A.S và cs (1992) (dẫn Theo Hoàng Toàn Thắng, 1996) [33] cho biết:
sức sống được thể hiện ở thể chất và xác định trước hết bởi khả năng có tính di
truyền ở động vật có thể chống lại những ảnh hưởng không thuận lợi của môi
trường cũng như ảnh hưởng của dịch bệnh.
Theo Ngô Giản Luyện (1994) [21] thì mối liên quan giữa chỉ tiêu sinh lý,
sinh hóa máu đối với sức sống và sản lượng trứng được Kotris và cs tại Viện Thú y
Matxcơva (1988) xác định: Số lượng bạch cầu trong máu gà Hybro liên quan đến
sức sống và sản lượng trứng, những gà mái có số lượng bạch cầu cao giai đoạn 60 110 ngày thì tương ứng với sức sống và sản lượng trứng đạt cao.
Các giống vật nuôi nhiệt đới có khả năng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh ký
sinh trùng cao hơn so với các giống vật nuôi ở xứ lạnh (Trần Đình Miên và cs,
1994) [27].
Theo Lê Viết Ly (1995) [22] động vật thích nghi tốt thể hiện ở sự giảm khối
lượng cơ thể thấp nhất khi bị stress, có sức sinh sản tốt, sức kháng bệnh cao, sống
lâu và tỷ lệ chết thấp. Nguyễn Văn Thiện và Nguyễn Khánh Quắc (1995) [35] cho
biết hệ số di truyền sức sống của gà là 0,33.
Phan Cự Nhân và Trần Đình Miên (1998) [29] cho biết khi điều kiện sống
thay đổi (thức ăn, thời tiết, khí hậu, quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng,…), gà lông
màu có khả năng thích ứng tốt với môi trường sống.
Theo Trần Long và cs (1996) [28] tỷ lệ nuôi sống của gà Ri giai đoạn gà con
(0 - 6 tuần tuổi) đạt 93,3 %. Nguyễn Đăng Vang và cs (1999) [57] cho biết tỷ lệ
nuôi sống gà Ri giai đoạn gà con (0 - 9 tuần); gà hậu bị (10 - 18 tuần) và sinh sản

(19 - 23 tuần) đạt tương ứng 92,11%; 96 - 97,22% và 97,25 %.
Theo Nguyễn Thị Khanh và cs (2000) [11] nghiên cứu trên gà Tam Hoàng
cho biết, dòng 882 có tỷ lệ nuôi sống đến 6 tuần tuổi đạt 96,15 %, 20 tuần tuổi đạt
95,55 % và dòng Jiangcun các tỷ lệ nuôi sống đến 6 tuần tuổi đạt 96,85 %, 7 - 20
tuần tuổi đạt 95,91 %.


7
1.1.3.3. Đặc điểm về khả năng sinh trưởng ở gà
* Khái niệm sinh trưởng:
Trần Đình Miên và cs (1994) [27], sinh trưởng là quá trình tích lũy hữu cơ
do đồng hóa là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận
và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền của đời trước. Sinh trưởng
chính là sự tích lũy dần dần các chất, chủ yếu là protein, nên tốc độ và khối lượng
tích lũy các chất, tốc độ và sự tổng hợp protein chính cũng là tốc độ hoạt động của
các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể.
* Phương pháp đánh giá sinh trưởng:
Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng thông qua khối lượng cơ thể được theo dõi
từng tuần tuổi:
- Tỷ lệ nuôi sống của gà qua các giai đoạn tuổi, theo dõi gà từ 1 ngày tuổi
đến 20 tuần tuổi.
- Sinh trưởng tích lũy:
Khối lượng cơ thể là một tính trạng số lượng và nó cũng được quy định bởi
các yếu tố di truyền nhất định. Khối lượng gà con mới nở ra có mối tương quan chặt
chẽ với khối lượng trứng, khối lượng của gà mẹ vào đúng thời kỳ đẻ trứng.
- Tốc độ sinh trưởng:
Sinh trưởng là một quá trình sinh lý phức tạp kéo dài từ lúc thụ tinh đến khi
trưởng thành. Tốc độ sinh trưởng của gà là một tính trạng số lượng do nhiều gen
quy định, có hệ số di truyền cao, phụ thuộc vào các yếu tố: giống, giới tính, cá thể,
chế độ dinh dưỡng và các yếu tố ngoại cảnh khác. Gà có tốc độ sinh trưởng nhanh

thì hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn gà có tốc độ sinh trưởng chậm. Do vậy, Trong
chăn nuôi để xác định được quá trình sinh trưởng người ta sử dụng các chỉ tiêu:
+ Sinh trưởng tuyệt đối:
Là sự gia tăng về khối lượng trung bình cơ thể trong một ngày đêm. Chỉ tiêu
này thường được tính bằng số g/con/ngày hay số g/con/tuần. Đồ thị có dạng tăng dần
theo hình parabol và được dùng để đánh giá chính xác tốc độ tăng trưởng khối lượng
gia cầm, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế càng lớn.
+ Sinh trưởng tương đối:
Chỉ tiêu này được tính dựa vào tỷ lệ phần trăm (%) tăng lên của khối lượng,
kích thước và thể tích khi kết thúc khảo sát (TCVN, 1997) [42]. Đồ thị có dạng
hypebol, gà con có dạng đồ thị tăng dần và sau đó giảm theo tuần tuổi.


8
+ Pha sinh trưởng tích lũy:
Là chỉ tiêu thường được theo dõi qua các tuần tuổi căn cứ vào khối lượng gà
đạt được, điều đó cho phép xác định một cách đơn giản nhất về đường cong sinh
trưởng gia cầm.
Đường cong sinh trưởng không chỉ sử dụng để chỉ rõ về khối lượng mà còn
chỉ ra một phần về chất lượng, sự sai khác giữa các dòng, các giống, tính biệt, điều
kiện môi trường, nuôi dưỡng và chăm sóc.
Thông qua nghiên cứu của Ngô Giản Luyện (1994) [21] cho biết đường cong
sinh trưởng của 3 dòng gà thuần chủng V1, V2, V3 cả 3 dòng gà này đều phát triển
theo đúng quy luật sinh học. Trong đó gà trống có khả năng sinh trưởng cao nhất
lúc 7 - 8 tuần tuổi và gà mái khi được 6 - 7 tuần tuổi.
Tốc độ vật nuôi phụ thuộc vào loài, giống và tính biệt, đặc điểm cơ thể,
ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc.
- Kích thước các chiều đo của cơ thể gà:
+ Dài cổ; dài lườn; dài thân; vòng ngực; vòng chân; dài đùi; dài bàn chân


1.1.3.4. Cơ sở về năng suất và chất lượng thịt của gà
* Năng suất thịt
Năng suất thịt là khả năng cho thịt của gia cầm đây là chỉ tiêu rất quan trọng
để đánh giá giá trị sống. Chỉ tiêu này thường biểu thịt bằng khối lượng cơ thể, tỷ lệ
các phần thân thịt, thịt ngực, thịt đùi và tỷ lệ mỡ bụng. Năng suất thịt gia cầm phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như: Loài, giống, tuổi, tính biệt và các yếu tố ngoại cảnh
như: Thức ăn, nước uống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh thú y.
Theo Soukuva Z và cs (1995) [70] cho biết năng suất thịt có liên quan đến chế
độ dinh dưỡng, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y. Bản thân gia cầm không
thể đạt được năng suất tối đa nếu điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc không đạt yêu cầu.
* Chất lượng thịt:
+ Giá trị pH
Đo pH chính là một chỉ thị của chu kỳ glycogen hóa sau khi con vật chết,
trong đó glycogen, nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ bị phá vỡ do hoạt động
của các vi khuẩn yếm khí tạo ra acid lactic trong cơ và không thể trở thành CO2 và
nước như ở thể sống.
Trong cơ thể sống độ pH thông thường là 7, ngay sau khi chết độ pH là 6,8. độ
pH tiếp tục giảm với một tốc độ và mức độ nào đó, phụ thuộc vào các yếu tố sau:


9
Hàm lượng glycogen ban đầu trong cơ
Hình thái của cơ (type of muscle)
Tốc độ làm mát của thân thịt
Sự mẫn cảm với các tác nhân stress của từng cá thể và phụ thuộc vào từng
loài. Hiện nay, giá trị pH thường được đo ở 2 thời điểm 15 phút và 24 giờ sau
khi giết mổ:
pH 15 phút đo để đánh giá cường độ phân giải glycogen ở tế bào cơ. Ở giai
đoạn này, glycogen còn đang phân giải mạnh do đó pH > 5,8 là thịt bình thường;
còn pH < 5,8 là thịt PSE (mềm, nước và nhạt màu)

pH 24 giờ để đánh giá giá trị pH sau 24 giờ bảo quản. Lúc này glycogen đã
phân giải hết. Giá trị pH lúc này < 6,2 là bình thường còn nếu pH > 6,2 là thịt DFD
(thịt sẫm, chắc, khô và dính)
+ Màu sắc thịt
Myoglobin quy định màu sắc thịt có bản chất là protein, đó là các phân tử
protein có chứa nhóm heme như hemoglobin và cytochrome C chúng có vai trò
trong màu sắc thịt bò, cừu, lợn và gà (Mancini R. A và Hunt M. C, 2005) [67].
Giữa hàm lượng sắc tố và màu cũng như giữa hàm lượng sắc tố và đặc tính
chất lượng tồn tại mối tương quan thấp. Do vậy việc xác định hàm lượng sắc tố màu
(hàm lượng myoglobin) để đánh giá chất lượng thịt có giá trị thấp. Hàm lượng sắc
tố màu tổng số ở cơ đùi cao hơn ở cơ M. longissismus dorsi. Cụ thể ở M.longissismus
dorsi là 0,06 - 0,08; ở m.semeteninous là 0,66; ở M.semimembranosus là 0,95 và ở M.
rectus là 1,10 mg myoglobin/g tổ chức. Sự vận động có tác động làm nâng cao hàm
lượng Myoglobin của cơ. Điều này lý giải thực tế, những con gà nuôi chăn thả
thường có thịt đùi đỏ hơn các phần khác.
- Phương pháp định lượng: Mổ khảo sát đánh giá năng suất thịt của gà để
đánh giá khả năng cho thịt của gà ở giai đoạn trưởng thành. Theo Bùi Quang
Tiến (1993) [41]: Để đánh giá chất lượng thịt gia cầm, bên cạnh việc mổ khảo
sát để đánh giá chất lượng thân thịt theo truyền thống: Khối lượng và tỷ lệ thân
thịt, thịt ngực, thịt đùi, mỡ bụng, nồng độ các axit amin trong thịt... Hiện nay,
người ta còn xác định thêm một số chỉ tiêu như: Độ mềm, độ pH, màu sắc thịt,
xác định độ dai của thịt... từ đó làm cở so sánh với các chất lượng các loại thịt gà
khác. Kết quả nghiên cứu sẽ khuyến cáo bà con nông dân nuôi gà sạch an toàn và
bễn vững.


10
1.1.3.5. Đặc điểm về khả năng sinh sản ở gà
* Khả năng sinh sản của gia cầm
Sinh sản của gia cầm là hoạt động bản năng mang đặc điểm đặc trưng cho

loài đó là xảy ra quá trình thụ tinh trong, con mái sinh sản bằng cách đẻ trứng và gia
cầm non được sinh ra bằng cách ấp nở ở môi trường bên ngoài cơ thể mẹ.
Khả năng sinh sản của gia cầm ở các giống, loài, từng cá thể khác nhau thì
khác nhau. Kết quả nghiên cứu của Bùi Đức Lũng và cs (1994) [19] trên gà Mía và
gà Đông Tảo đã chỉ rõ điều này.
* Tuổi đẻ quả trứng đầu
Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là thời điểm tại đó gia cầm bắt đầu thành thục về tính.
Bảng 1.1. Tuổi đẻ quả trứng đầu của một số giống gà Việt Nam
Giống gia cầm

Tuổi đẻ quả trứng đầu (ngày)

Gà Ác

121

Gà Ri

127

Gà Mía

165 - 170

Gà Đông Tảo

159

Nguồn: Lê Viết Ly (2001) [38]


Ngoài ra các nhân tố như thức ăn, hướng sản xuất và kỹ thuật nuôi dưỡng
cũng gây ảnh hưởng lớn. Trong cùng một giống cá thể nào được chăm sóc nuôi
dưỡng tốt hơn sẽ có tuổi thành thục sinh dục sớm hơn.
* Sức đẻ trứng
Sức đẻ trứng là bản năng của gia cầm nó là một trong những chỉ tiêu quan
trọng phục vụ cho mục đích của con người. Đối với gia cầm đây là chỉ tiêu đánh giá
khả năng sinh sản của loài, giống đó.
- Thời gian nghỉ đẻ cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng trứng trong một
năm. Thời gian đẻ kéo dài hay tính ổn định của sự đẻ trứng.
Ngoài ra khả năng đẻ trứng còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như giống, tuổi
đẻ, trạng thái sinh lý, đặc điểm của từng cá thể (Bùi Đức Lũng và cs, 1995) [18].
1.1.3.6. Đặc điểm sinh học trứng gia cầm
* Khối lượng trứng
Khối lượng trứng phụ thuộc vào hình dạng trứng bao gồm các chỉ tiêu như:
Dài trứng, rộng trứng, khối lượng lòng trắng, khối lượng lòng đỏ và khối lượng vỏ.
Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) [9] cho biết: ở các loài khác nhau khối
lượng trứng của chúng cũng khác nhau và phụ thuộc rất nhiều yếu tố sản lượng
trứng, kích thước quả trứng, chu kỳ đẻ trứng.


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1

2. Mục tiêu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................3
1.1.1. Phân loại nguồn gốc gia cầm ........................................................................3
1.1.2. Cơ sở nghiên cứu sự di truyền của gia cầm ..................................................4
1.1.3. Cơ sở nghiên cứu một số đặc điểm sinh học ở gia cầm ................................5
1.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của gia cầm .........13
1.2. Một số đặc điểm tiêu hóa của gà ........................................................................15
1.3. Một số thông tin khảo sát về gà Cáy Củm .........................................................17
1.3.1. Tập tính gà Cáy Củm ..................................................................................17
1.3.2. Khả năng sản xuất .......................................................................................17
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................18
1.4.1. Kết quả nghiên cứu ngoài nước ..................................................................18
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................19
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .21
2.1. Đối tượng ...........................................................................................................21
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................21
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ...............................................................21
2.3.1. Nội dung ......................................................................................................21
2.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu ....................................................21
2.3.3. Phương pháp theo dõi đánh giá khả năng sinh sản của gà Cáy Củm .........28
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu ...........................................................................29


12
Tỷ lệ vỏ trứng có tương quan tỷ lệ thuận với độ dày vỏ trứng nếu tỷ lệ vỏ
cao thì độ dày vỏ cũng cao và ngược lại. Nguyễn Thị Bạch Yến (1997) [62] cho
rằng: đây là một trong những đặc điểm quan trọng có liên quan đến chỉ tiêu ấp nở.
* Lòng trắng:
Là phần tiếp giáp ngay với lớp màng mỏng nó bao bọc toàn bộ lòng đỏ, đây

là thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất trong trứng gia cầm. Theo Nguyễn Duy Hoan và
cs (1998) [8] lòng trắng trứng gà chiếm khoảng 56% khối lượng trứng và bao gồm 2
phần: Lòng trắng đặc và lòng trắng loãng. Để đánh giá chất lượng lòng trắng người
ta dùng chỉ số lòng trắng được tính bằng tỷ lệ giữa chiều cao lòng trắng đặc bên
ngoài so với trung bình cộng của đường kính lớn và đường kính nhỏ của nó.
Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) [8] còn cho rằng chỉ số này dao động trong
khoảng 0,08 - 0,09 là tốt nhất và đã khảo sát trên trứng gà Ri chỉ số này là 0,085.
Trên thực tế chỉ số này càng nhỏ thì càng tốt.
Để đánh giá chất lượng lòng trắng người ta còn dùng đơn vị Haugh (HU)
như là một trị số để so sánh. Theo Singh R.A, (1992) [69] thì trong cùng một điều
kiện những trứng có khối lượng tương đương trứng nào có độ cao lòng trắng đặc
cao hơn thì sẽ có HU cao hơn, chứng tỏ chất lượng trứng tốt hơn.
Nguyễn Duy Hoan (1999) [7] cho biết: Đơn vị HU của trứng đạt chất lượng
loại 1 là từ 72 - 80.
* Lòng đỏ:
Lòng đỏ là tế bào trứng đặc biệt được bao bọc bởi một lớp màng mỏng có
tính đàn hồi và có tính thẩm thấu chọn lọc để thực hiện trao đổi chất giữa lòng trắng
và lòng đỏ. Để xác định chất lượng lòng đỏ người ta dùng trị số gọi là chỉ số lòng
đỏ được tính bằng tỷ số giữa chiều cao lòng đỏ với đường kính của nó. Chỉ số này
dao động trong khoảng 0,4 - 0,5 là tốt (Nguyễn Duy Hoan và cs, 1998) [8].
* Khả năng thụ tinh và tỷ lệ nở
- Sự thụ tinh:
Nguyễn Văn Thiện và Nguyễn Khánh Quắc (1998) [36] đã cho biết: Sự thụ tinh
là một quá trình trong đó các giao tử (gamete) tức là trứng và tinh trùng đã hợp nhất lại
thành một hợp tử (zygote). Sự thích ứng của cá thể trong giao phối có ý nghĩa lớn
với sự thụ tinh. Có những cá thể trống sự thụ tinh cao với mái này nhưng lại đạt tỷ
lệ rất thấp với con mái khác. Giao phối cận huyết cũng là nguyên nhân gây ra tỷ lệ
thụ tinh giảm (Lê Thị Thúy, 1996) [40].
Tỷ lệ trống mái hợp lý cũng làm nâng cao tỷ lệ thụ tinh. Theo Nguyễn Duy
Hoan và cs (1998) [8] tỷ lệ trống mái hợp lý là từ 8 - 10 mái/trống.



13
- Tỷ lệ ấp nở:
Tỷ lệ ấp nở của gia cầm được xác định bằng tỷ lệ phần trăm số gia cầm nở ra
so với tổng số trứng có phôi hoặc so với tổng số trứng ấp. Tỷ lệ nở cũng do một vài
gen chi phối nhưng nó bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường rất lớn.
Bên cạnh đó phương thức ấp và chế độ ấp cũng là yếu tố gây ảnh hưởng. Thậm chí
phương thức thu nhận bảo quản trứng, vệ sinh thú y, kỹ thuật hay mùa vụ cũng là nhân tố
quyết định đến tỷ lệ nở của trứng gia cầm (Nguyễn Đăng Vang và cs, 1997) [56].
1.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của gia cầm
1.1.4.1. Các yếu tố bên trong:
- Di truyền
Theo tài liệu của Chambers. J. R (1990) [64] thì có nhiều gen ảnh hưởng đến
sự phát triển của cơ thể gà. Có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung hoặc ảnh
hưởng đến sự phát triển theo nhóm tính trạng hay một vài tính trạng riêng lẻ. Còn
theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) [9] thì cho rằng: Sự khác nhau về khối lượng
của các giống gia cầm là rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn giống gà hướng
trứng từ 500 - 700 gam (13 - 30 %).
+ Giống: Khả năng sinh trưởng của gia cầm phụ thuộc vào mỗi dòng, giống và
mỗi cơ thể. Trong cùng điều kiện chăn nuôi, mỗi giống khác nhau có khả năng sản xuất
khác nhau. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) [9] thì sự khác nhau về khối lượng
gia cầm là rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn giống gà hướng trứng 13- 30 %.
+ Độ tuổi: Sinh trưởng của gia cầm phụ thuộc vào độ tuổi, nó tuân theo quy
luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn. Quy luật sinh trưởng phát dục không
đồng đều và có tính chu kỳ, gia cầm non có tốc độ sinh trưởng rất cao.
+ Tính biệt: Có thể nói rằng: Tính biệt là một trong những yếu tố có ảnh
hưởng lớn đến khối lượng cơ thể của gà: Gà trống nặng cân hơn gà mái từ 24 - 32%
(Chambers. J. R, 1990 [64]).
Tính biệt là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến khối lượng cơ thể

của gà: Gà trống nặng hơn gà mái từ 24 - 32 %. Những sai khác này cũng được
biểu hiện ở cường độ sinh trưởng, được quy định không phải do hoocmon sinh học
mà do các gen liên kết với giới tính. Tuy nhiên, sự sai khác về mặt sinh trưởng còn
thể hiện rõ hơn đối với các dòng phát triển nhanh so với các dòng phát triển
chậm (Chambers J. R,1990 [64] )
Ở gà hướng thịt giai đoạn 60 - 70 ngày tuổi, con trống nặng hơn con mái 180
- 250 g (Trần Thanh Vân, 2002 [54]).


14
+ Dinh dưỡng:
Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố có tác động mạnh đến tốc độ
sinh trưởng cũng như lượng thịt, trứng gia cầm.
Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1995) [17] cho biết nhu cầu protein thích
hợp cho gà broiler cho năng suất cao đã được xác định. Để phát huy được khả
năng sinh trưởng tối đa cần phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng với sự cân
bằng nghiêm ngặt giữa protein, axit amin với năng lượng.
Dinh dưỡng cho gà thịt bao gồm: Protein, gluxit, lipit, muối khoáng, vitamin và
chất xơ. Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1995) [17] để phát huy tối đa khả năng
sinh trưởng của gia cầm thì việc cung cấp thức ăn đầy đủ và tối ưu các chất dinh
dưỡng, cân bằng protein, các axit amin và năng lượng là điều tối cần thiết.
+ Ảnh hưởng của protein: Protein là chất cần thiết trong khẩu phần thức ăn cho
gà. Ta cần phải cung cấp đủ protein và cân bằng các axit amin thiết yếu trong khẩu phần.
Nếu thiếu và không cân bằng dẫn đến hậu quả gà chậm lớn, còi cọc, dễ sinh bệnh.
Theo Trần Công Xuân (1995) [60] cho biết cùng tổ hợp lai broiler: Ross
208, Ross 208 - V35 nuôi ở 9 lô với 3 mức năng lượng và 3 mức protein, cho
khối lượng ở 8 tuần tuổi khác nhau rõ rệt.
+ Ảnh hưởng của chất khoáng và vitamin: Khoáng đa lượng (Ca, P, Na, Cl)
có nhiều trong bột xương, bột cá… các nguyên tố khoáng là các nguyên liệu xây
dựng nên bộ xương tham gia cấu trúc tế bào và tham gia vào quá trình trao đổi chất

trong cơ thể. Việc cung cấp đầy đủ chất khoáng giúp cho gà sinh trưởng và phát
triển bình thường. Vitamin tham gia vào mọi hoạt động sinh lý, sinh hóa trong cơ
thể và đóng vai trò là chất xúc tác, kích thích. Nhu cầu về các loại vitamin ở gà
không giống nhau, đối với gà con cần các loại như: A, D3, E, K, B1, B3, B6, B12,
PP và cholin đối với gà đẻ cần các loại vitamin: A, D, E và cholin.
+ Ảnh hưởng của yếu tố nước: Trong cơ thể nước chiếm 70% khối lượng cơ thể,
thiếu nước 1 - 2 ngày gà có thể bị chết. Nhiệt độ môi trường cao gà cần một lượng nước
nhiều hơn bình thường, ở 220C gà cần một lượng nước gấp 1,5 - 2 lần lượng thức ăn.
Còn nhiệt độ lên 350C thì gà cần một lượng nước gấp 4,5 - 5 lần lượng thức ăn.
1.1.4.2. Các yếu tố bên ngoài
- Nhiệt độ và ẩm độ môi trường
Lê Hồng Mận và Hoàng Hoa Cương (1993)[26], cho biết nhiệt độ tối ưu
chuồng nuôi với gà con sau 3 tuần tuổi là 18 - 200C. Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới
nhu cầu năng lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) của gà broiler, như vậy tiêu
thụ thức ăn của gà chịu sự chi phối của nhiệt độ môi trường. Trong điều kiện nhiệt
độ khác nhau thì mức tiêu thụ thức ăn của gà cũng khác nhau.


15
- Mật độ nuôi nhốt cũng là yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của
gia cầm. Nếu nuôi với mật độ không thích hợp sẽ làm ảnh hưởng tới vấn đề sinh
trưởng của gà và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Theo Van Horne (1991) [71]: Khi
chăn nuôi gà ở mật độ cao thì hàm lượng NH3, CO2 và H2S được sinh ra trong chất
độn chuồng cao.
Theo Trần Thanh Vân và cs (2015) [55] cho biết: Khi gà dưới 3 tuần tuổi mật
độ nuôi nhốt (nuôi úm) 20 - 30 con/m2 nền chuồng, giảm dần đến mật độ 7 - 10
con/m2 nền chuồng.
- Ẩm độ cao sẽ làm cho thức ăn dễ bị mốc và sản sinh nấm mốc aflattoxin,
gây ngộ độc cho gà. Khi nhiệt độ và thông thoáng trong chuồng nuôi không thích
hợp sẽ làm cho gà tổn hao năng lượng để điều hòa thân nhiệt.

- Ánh sáng:
Gà là loại động vật rất nhạy cảm với ánh sáng ban ngày và ban đêm, nên chế
độ chiếu sáng là một yếu tố rất cần thiết đối với chăn nuôi gà. Ở giai đoạn gà con thì
chế độ chiếu sáng cần thiết là 24/ 24 giờ), ban ngày ánh sáng tự nhiên, ban đêm thì
dùng bóng điện thắp sáng với cường độ 3 - 4 W/ m2. Song để có chế độ chiếu sáng
thích hợp cho gà, tác giả Lê Thanh Hải và cs (1995) [6] đã có kết quả nghiên cứu về
vấn đề này và đã khuyến cáo tới các hộ gia đình như sau: để sưởi ấm và thắp sáng
cho đàn gà 100 con trong một lồng úm diện tích 2m2 cần sử dụng 2 bóng điện công
suất 75 W/ 1 bóng. Mùa nóng sử dụng 2 bóng công suất 40 - 60 W/ 1 bóng, những
nơi không có điện thì thay bằng đèn dầu hoặc lò sưởi….
Theo tác giả Lê Hồng Mận và Hoàng Hoa Cương (1993) [26] thì cho rằng:
Không được dùng bóng điện có công suất trên 100 W/ 1 bóng để chiếu sáng cho gà.
Tuy nhiên, mỗi một loại gà lại có một chế độ chiếu sáng khác nhau.
- Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng: Tùy theo từng giai đoạn phát triển của gà
mà ta áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho phù hợp.
* Các yếu tố khác
- Ngoài những yếu tố trên thì sinh trưởng của gà còn chịu ảnh hưởng của môi
trường, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng… đặc biệt là giai đoạn gà con. Lê Hồng Mận
(2007) [25], cho biết nhiệt độ tối ưu chuồng nuôi với gà con sau 3 tuần tuổi là 18 - 200C.
Trong điều kiện nhiệt độ khác nhau thì mức tiêu thụ thức ăn của gà cũng khác nhau.
1.2. Một số đặc điểm tiêu hóa của gà
+ Tiêu hóa ở miệng
Mỏ gà cấu tạo bằng chất sừng, hình thoi có mép trơn và nhọn nên rất thích
hợp cho việc lấy thức ăn nhỏ và xé rách khối thức ăn lớn.


16
Khi thức ăn đi trong khoang miệng, nó được thấm ướt nước bọt để dễ nuốt.
Các tuyến nước bọt của gia cầm phát triển kém. Động tác nuốt ở gia cầm được thực
hiện nhờ chuyển động rất nhanh của lưỡi, khi đó thức ăn được chuyển rất nhanh vào

vùng trên của hầu vào thực quản. Thanh quản được nâng lên phía trước và lên trên,
lối vào thanh quản bị ép tới đáy của xương dưới lưỡi và gốc lưỡi, ngăn không cho
thức ăn rơi vào đường hô hấp. Viên thức ăn thu nhận được ở cuống lưỡi được đẩy
vào lỗ thực quản và sau đó, do những co bóp nhu động của thành thực quản, nó
được đẩy vào diều. Ở gia cầm đói, thức ăn được đẩy thẳng vào dạ dày, không qua
diều. Trong thành thực quản có các tuyến nhầy hình ống, tiết ra chất nhầy, cũng có
tác dụng làm ướt và trơn thức ăn khi nuốt.
+ Tiêu hóa ở diều
Diều nằm bên phải, chỗ đi vào khoang ngực, ngay trước chạc ba nối liền 2
xương đòn phải trái. Mặt ngoài của diều được tiếp xúc trực tiếp với cơ da, cơ này giúp
cho nó giãn nở rộng khi thức ăn rơi vào. Các lỗ dẫn vào và dẫn ra của diều rất gần nhau
và có các cơ thắt. Giữa các cơ thắt lại có ống diều - là một phần của diều. Khi gia cầm
đói, thức ăn theo ống này đi thẳng vào dạ dày, không qua túi diều. Ở gà, diều chứa
được 100 - 120 g thức ăn. Thức ăn ở diều được làm mềm ra, quấy trộn và được tiêu
hoá từng phần bởi các men của thức ăn và các vi khuẩn nằm trong thức ăn thực vật.
+ Tiêu hóa ở dạ dày
Thức ăn từ diều được chuyển vào dạ dày tuyến, nó có dạng ống ngắn, vách dày,
được nối với dạ dày cơ bằng một eo nhỏ. Vách dạ dày tuyến cấu tạo gồm màng nhày,
cơ và mô liên kết. Bề mặt của màng nhầy có những nếp gấp dễ thấy, đậm và liên tục.
Dịch dạ dày được tiết vào trong khoang của dạ dày tuyến, có axit clohidric,
enzim và musin. Dịch dạ dày tinh khiết là một chất lỏng không màu hoặc hơi trắng đục.
có pH axit. Độ pH của dịch dạ dày ở gia cầm trung bình là 3,0; thường là 2,6. Độ pH sẽ
giảm xuống sau khi tiếp nhận thức ăn giàu chất kiềm, cacbonat canxi, bột xương.
Dạ dày cơ (mề) có dạng hình đĩa, hơi bị bóp ở hai bên, nằm ở phía sau thuỳ
trái của gan và lệch về khoang bụng trái. Lối vào và lối ra ở dạ dày cơ rất gần nhau,
nhờ vậy, thức ăn được giữ lại tại đây lâu hơn, chúng sẽ bị nghiền nát bằng cơ học,
trộn lẫn với men và được tiêu hoá dưới tác dụng của các dịch dạ dày cũng như
enzim và chất tiết của vi khuẩn. Dịch tiêu hoá không được tiết ra ở dạ dày cơ.
Nếu không có sỏi trong dạ dày cơ thì sự hấp thu các chất dinh dưỡng và hệ
số tiêu hoá thức ăn bị giảm xuống. Ở gia cầm non, việc thiếu sỏi trong dạ dày làm

giảm khối lượng tuyệt đối của dạ dày 30 - 35 %. Các cơ của dạ dày sẽ trở nên nhũn
và xuất hiện những vết loét trên màng nhầy.


×