1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
NGUYỄN PHƯỚC THÔNG
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU
NHÂN LỰC ĐIỀU DƯỠNG TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ
CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
CẦN THƠ – 2016
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
NGUYỄN PHƯỚC THÔNG
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU
NHÂN LỰC ĐIỀU DƯỠNG TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ
CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. LÊ THÀNH TÀI
CẦN THƠ - 2016
3
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc điều dưỡng đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức
khỏe người bệnh tại bệnh viện và ở cộng đồng. Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới đã
khẳng định: “Dịch vụ chăm sóc sức khỏe do người điều dưỡng, hộ sinh cung cấp
là một trong các trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế” [13].
Do đó, để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của
nhân dân thì phải quan tâm đến công tác điều dưỡng cả về số lượng và chất
lượng nhằm góp phần vào công tác điều trị giúp người bệnh mau hồi phục đồng
thời tạo được lòng tin đối với nhân dân. Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản, chỉ
thị liên quan đến công tác điều dưỡng như: Chỉ thị số 05/2003/CT-BYT về Tăng
cường công tác chăm sóc người bệnh toàn diện [1], [2]. Thông tư số 07/2011/TT
Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện [10].
Qua đó, đã khẳng định được vị trí và tầm quan trọng của công tác chăm sóc điều
dưỡng tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác này, cần phải có
nguồn nhân lực đặc biệt là đội ngũ điều dưỡng, vì đây là một trong những yếu tố
quyết định chất lượng chăm sóc người bệnh.
Thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ
Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình
hình mới [2], ngành y tế thành phố Cần Thơ đã có nhiều nỗ lực to lớn trong việc
tăng cường công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu nhằm đáp ứng những nhu cầu
cơ bản về chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Mạng lưới y tế cơ sở từng bước được
củng cố và phát triển cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc thiết yếu cũng như
về nhân lực. Nhiều chương trình phòng, chống dịch bệnh đã được triển khai rộng
rãi tại cộng đồng đến tới người dân.
4
Trong những năm qua, công tác điều dưỡng của thành phố Cần Thơ đã có
nhiều đóng góp tích cực nhưng về nhân lực vẫn còn một số bất cập nên phần nào
đã ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc. Vì lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài
“Nghiên cứu thực trạng và nhu cầu nhân lực điều dưỡng tại các cơ sở y tế
công lập tại thành phố Cần Thơ ” nhằm mục tiêu:
1. Xác định số lượng, trình độ và cơ cấu nhân lực điều dưỡng tại các cơ sở y
tế công lập tại thành phố Cần Thơ năm 2015.
2. Xác định nhu cầu cử nhân điều dưỡng tại các cơ sở y tế công lập tại thành
phố Cần Thơ năm 2015.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác y tế
Từ ngày thành lập nước đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra những
quan điểm và đường lối về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân cho
mỗi giai đoạn khác nhau của đất nước. Quan điểm chỉ đạo cơ bản xuyên suốt quá
trình phát triển của nền y tế cách mạng Việt Nam đã được khẳng định rõ trong
Nghị quyết Trung ương 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về một
số vấn đề cấp bách trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân .
Nghị quyết đã nêu rõ những quan điểm cơ bản như sau:
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy chúng ta phấn
đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe.
Việc chăm sóc sức khỏe và giải quyết các vấn đề về bệnh tật cần phải theo
quan điểm dự phòng tích cực và chủ động, đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng
bệnh, rèn luyện thân thể, đi đôi với nâng cao hiệu quả điều trị.
Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc.
Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và mỗi người
dân, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng và chính quyền, các đoàn thể nhân dân
và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nồng cốt.
Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đa dạng hóa
các hình thức tổ chức chăm sóc sức khỏe (nhà nước, tập thể, nhân dân) trong đó
y tế nhà nước là chủ đạo, tận dụng mọi tiềm năng sẵn có trong nước và mở rộng
hợp tác quốc tế.
6
Con người là nguồn tài nguyên qúy báu nhất của xã hội, con người quyết
định sự phát triển của đất nước, trong đó sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con
người và của toàn xã hội . Do vậy, với bản chất nhân đạo và định hướng xã hội
chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường, ngành y tế phải đảm bảo sự công bằng và
hiệu quả trong chăm sóc sức khoẻ , .
Đến Đại hội lần thứ IX Đảng ta nêu: nâng cao tính công bằng và hiệu qủa
trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu về y tế quốc gia. Nâng cao chất
lượng chăm sóc sức khoẻ ở tất cả các tuyến. Đặc biệt coi trọng tăng cường dịch
vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em, người bị di chứng chiến tranh, người
nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng, vùng sâu, vùng xa.
Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ tử
vong của bà mẹ có liên quan đến thai sản. Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do
các bệnh truyền nhiễm, không để xảy ra dịch lớn. Tích cực phòng, chống các
dịch bệnh không do nhiễm trùng, khắc phục hậu quả tai nạn và thương tích. Bảo
đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn truyền máu [5]. Hoàn chỉnh quy
hoạch, củng cố và nâng cao mạng lưới y tế cơ sở, có bác sĩ làm việc ở tất cả các
trạm y tế xã đồng bằng và trung du, phần lớn các xã miền núi. Nâng cấp bệnh
viện tỉnh, huyện… Tiêu chuẩn hoá và tăng cường đào tạo cán bộ y tế, chú ý
người dân tộc thiểu số; phân bố cán bộ theo vùng phù hợp nhu cầu. Khuyến
khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển các cơ sở khám, chữa bệnh,
chăm sóc sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu đa dạng của xã hội .
7
1.2. Tình hình nhân lực y tế và phát triển nhân lực y tế
1.2.1. Khái niệm nhân lực y tế
Theo WHO năm 2006 “Nhân lực y tế bao gồm tất cả những người tham
gia chủ yếu vào các hoạt động nhằm nâng cao sức khỏe”. Nó bao gồm cán bộ y
tế chính thức và cán bộ không chính thức (như tình nguyện viên xã hội, những
người chăm sóc sức khỏe gia đình, lang y…); kể cả những người làm việc trong
ngành y tế và trong những ngành khác (như quân đội, trường học hay các doanh
nghiệp) [8], [42].
Theo định nghĩa này của WHO, ở Việt Nam “Nhân lực y tế” sẽ bao gồm
các cán bộ, nhân viên y tế thuộc biên chế và hợp đồng đnag làm trong hệ thống y
tế công lập, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học y, dược và tất cả những
người khác đang tham gia vào các hoạt động quản lý và cung ứng dịch vụ CSSK
nhân dân (nhân lực y tế tư nhân, các cộng tác viên y tế, lang y và bà đỡ/mụ
vườn) [13].
Nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng lao động sáng tạo của xã hội,
là tài nguyên quan trọng nhất, cơ bản nhất của quốc gia, là yếu tố quyết định nhất
của lực lượng sản xuất. Trong các thành phần của nguồn lực nhằm phát triển đất
nước như tài nguyên thiên nhiên, tiền vốn, nhân lực thì nguồn nhân lực đóng một
vai trò quyết định nhất, là nguồn nhân lực được chuẩn bị tốt về trình độ, trí tuệ,
trí thức cao, chất xám là nguồn vốn lớn nhất, có giá trị lớn nhất, là nhân tố quyết
định sự phát triển của một quốc gia [8], [15].
Ngày nay, lợi thế phát triển nhanh của mỗi đất nước đã và đang chuyển từ
yếu tố tài nguyên thiên nhiên, giàu tiền vốn, giá nhân công rẽ mạt sang lợi thế về
nguồn nhân lực, về “tài nguyên con người”.
8
1.2.2. Phát triển nhân lực y tế
Nếu coi nguồn nhân lực là tiềm năng của con người nói chung thì phát
triển nguồn nhân lực chính là quá trình biến đổi nguồn lực này nhằm phát huy,
khơi dậy tiền năng của con người, là phát triển toàn bộ cấu trúc của nhân cách,
phát triển cả năng lực vật chất và năng lực tinh thần. Tạo ra và nâng cao, hoàn
thiện cả về đạo đức và tay nghề, cả về tâm hồn và hanh vi từ trình độ chất lượng
này đến trình độ chất lượng khác cao hơn, toàn diện hơn [22], [23].
Năm 2010, những chính sách mới có ảnh hưởng tới phát triển nhân lực y
tế, gồm có:
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11 đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 đạt
được 9 bác sỹ trên một vạn dân, hoàn chỉnh mô hình tổ chức và củng cố mạng
lưới y tế cơ sở, tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng chuyên môn, y đức,
tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh bắt đầu có hiệu lực từ năm 2011, quy định
những người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề và
cập nhật kiến thức y khoa liên tục.
Phát triển đội ngũ nhân lực y tế có chất lượng, cơ cấu và phân bố hợp lý
được Bộ Y tế xác định là mục tiêu chính trong Quy hoạch phát triển nhân lực
giai đoạn 2011–2020 [10].
Kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn
2011–2015 đã được Bộ Y tế phê duyệt, đặt ra chỉ tiêu đến 2015 80% số xã có bác
sỹ làm việc; trên 95% số xã có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi, phấn đấu 90% số
thôn bản trong toàn quốc có nhân viên y tế hoạt động [11]. Quy định mới với các
nội dung cụ thể hơn về chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn bản được
9
ban hành [12], giúp nhân viên y tế thôn bản hiểu rõ hơn nhiệm vụ, quyền lợi của
mình và các cơ quan quản lý có thể tổ chức tốt hơn mạng lưới y tế thôn bản.
Nghiên cứu nguồn nhân lực phải đặt trong quá trình quản lý nguồn nhân
lực. Do đó, không thể chỉ chăm chú vào phát triển nguồn nhân lực bằng cách
chăm lo đào tạo con người, mà không quan tâm đến việc tổ chức quản lý, sắp
xếp công việc phù hợp cho con người lao động và tạo môi trường làm việc [24].
Nguồn nhân lực y tế: Là nguồn toàn bộ những người lao động dưới dạng
tích cực và tiềm năng được đào tạo dưới các dạng khác nhau hoạt động trong
lĩnh vực y tế.
Nguồn nhân lực y tế là yếu tố thiết yếu nhất cho sự phát triển hệ thống
cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trong đó bao gồm: Các dịch vụ khám
chữa bệnh, phòng bệnh, phục vụ chức năng, sản xuất và phân phối thuốc, những
người làm công tác đào tạo cán bộ trong lĩnh vực khoa học sức khoẻ và người
quản lý các dịch vụ y dược, các cá nhân có thẩm quyền ra chính sách [25].
Khi nói nguồn nhân lực y tế cần chú ý đến cả hai khu vực y tế tư nhân và y
tế công lập. Phát triển nguồn nhân lực y tế vừa nằm trong tổng thể phát triển hệ
thống y tế, vừa nằm trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực con người của
đất nước, hơn nữa đây là loại hình dịch vụ đặt biệt vì bất kỳ người nào là công
việc gì, ở trong một phương diện nào muốn làm tốt công việc của mình trước
tiên phải có sức khoẻ, chẳng những có sức khoẻ của bản thân mà sức khoẻ của
những người thân của họ, cũng chi phối thành quả công việc một cách đáng kể.
Không phải ngẫu nhiên mà người ta thường hay nói “Sức khoẻ quý hơn vàng”
[25].
10
Phát triển nguồn nhân lực y tế phải đi trước nhu cầu của xã hội dựa trên
những dự báo về nhu cầu, cũng như các khả năng tài chính và kỹ thuật trong
cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Muốn có nguồn nhân lực đủ về chất lượng và số lượng đáp ứng nhu cầu
chăm sóc sức khoẻ cho xã hội, thì các cơ sở đào tạo đóng một vai trò quan trọng.
Chất lượng đào tạo nhân lực y tế ngày càng được chú ý và coi trọng. Về mặt
quản lý, Bộ Y tế đã đưa ra những chuẩn đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất
lượng và từng bước được hoàn thiện [26].
Ngành y tế Việt Nam được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ phải làm tốt
công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nhiệm vụ chính của ngành là nhiệm vụ
chính trị của mỗi cơ quan y tế từ trung ương đến cơ sở. Quản lý y tế là một khoa
học thuộc phạm trù khoa học xã hội, cung cấp cho cán bộ y tế những kiến thức
tối thiểu để sử dụng hiệu quả các nguồn lực, trong đó nguồn nhân lực là quan
trọng nhất, quyết định toàn bộ số lượng và chất lượng các hoạt động y tế. Trong
thực tế nhiều cơ sở còn chưa quan tâm đúng mức và đầy đủ về quy hoạch đội
ngũ cán bộ y tế cho tương lai. Nếu thiếu nguồn nhân lực thì các nguồn nhân lực
khác không sử dụng được [34].
Mọi cơ sở y tế, mọi cấp đều cần có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực
thích hợp để phát huy cao nhất hiệu quả hoạt động. Quản lý nhân lực quan trọng
là sử dụng tốt nguồn nhân lực hiện có và có kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực
hợp lý, để hoàn thành các chức năng nhiệm vụ của cơ quan tổ chức và có thể đáp
ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ hiện tại và tương lai [17].
Đổi mới, xây dựng các chính sách, cơ chế, công cụ để quản lý hiệu quả
nguồn nhân lực y tế như qui trình hoạt động chuẩn, bản mô tả chức năng, nhiệm
vụ, vị trí việc làm, theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động của nhân lực y
11
tế, thực hiện chế độ đãi ngộ gắn với mức độ hoàn thành công việc, Có chính sách
ưu tiên về giáo dục, đào tạo tuyển dụng, và sử dụng nhân lực y tế cho các chuyên
khoa khó tuyển và vùng khó khăn, y tế các tuyến huyện, xã. Coi trọng hơn nữa
công tác tuyển dụng và sử dụng nhân lực y tế, nâng cao năng lực cho cán bộ
quản lý, có các chính sách để bảo vệ quyền lợi và rủi ro nghề nghiệp cho viên
chức y tế, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho viên chức y tế, đặc biệt ở
chuyên ngành khó tuyển, vùng khó khăn, và y tế cơ sở [40].
Quản lý nhân lực là một trong năm quản lý cả ngành y tế: Quản lý kế
hoạch, quản lý cơ sở vật chất, quản lý tài chính, quản lý nhân lực và quản lý về
khoa học kỹ thuật. Quản lý nhân sự y tế là quản lý về số lượng, chất lượng cán
bộ y tế ở mỗi lĩnh vực: y, nha, dược, y tế dự phòng, với từng đối tượng phục vụ:
bác sĩ, dược sĩ, bác sĩ răng hàm mặt…[14]. Ứng với từng đối tượng lại có đối
tượng khác hỗ trợ về chăm sóc chuyên môn tương ứng, đó chính là lực lượng
điều dưỡng, kỹ thuật viên các chuyên ngành và các đối tượng này lại phù hợp
với chuẩn quy định của nhà nước, của ngành như ứng với một vạn dân có bao
nhiêu bác sĩ, bao nhiêu dược sĩ…. Và cứ ứng với một bác sĩ là có bao nhiều điều
dưỡng phục vụ.
Mặt khác, quản lý nhân lực ngành y tế còn phụ thuộc vào đặc điểm của
từng điạ phương: Thành thị, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, của tỉnh, huyện, xã,
thôn, ấp, mà có sự phân bổ một cách thích hợp và khi nói đến yếu tố con người
trong quản lý còn phải nói đến vấn đề khả năng, tình cảm, tâm tư, nguyện vọng
của các đối tượng cần phải quản lý. Từ đó, có những kế hoạch, chính sách hợp
lý, đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả.
Ngoài ra, người ta còn thấy rằng trong quản lý sức khoẻ còn liên quan đến
quá trình cung ứng các dịch vụ y tế tương ứng với nhu cầu của người cần được
12
phục vụ. Đời sống của xã hội càng cao, nhu cầu phục vụ chăm sóc sức khoẻ càng
tăng, đòi hỏi đội ngũ phục vụ cũng phải được nâng cao ngang tầm và do đó quản
lý cũng phải nâng theo [35].
Số lượng và chất lượng nhân lực y tế được cải thiện:
Số lượng nhân lực y tế tiếp tục duy trì xu hướng đi lên của thập kỷ qua. Số
y bác sỹ trên một vạn dân tăng lên (12,52 vào năm 2009 so với 12,23 của năm
2008), số bác sỹ trên vạn dân tăng thêm 0,07 (từ 6,52 lên 6,59) và số lượng điều
dưỡng trên một vạn dân cũng tăng (8,82 của năm 2009 so với 7,78 của năm
2008). Về nhân lực dược bậc đại học, do số liệu năm 2009 không bao gồm dược
sỹ khu vực sản xuất, kinh doanh dược, nên số dược sỹ trên một vạn dân chỉ còn
là 0,38 (năm 2008 số dược sỹ đại học trên một vạn dân là 1,22) [33].
Tỷ lệ nhân lực y tế bậc đại học và sau đại học gần như không thay đổi.
Năm 2008 tỷ lệ này là 27%, đến năm 2009 chỉ còn 26%, nếu không tính dược sỹ
ở khu vực kinh doanh sản xuất, và vào khoảng 28% nếu tính cả nhóm này (như
năm 2008).
Tỷ lệ xã có bác sỹ làm việc tăng lên 67,7%, so với 65% của 2008. Số trạm
y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã là 65,4%. Tỷ lệ trạm y tế xã có y sỹ sản nhi
hoặc hộ sinh làm việc đạt chỉ tiêu đề ra là trên 95% (95,7%). Tỷ lệ thôn, bản, ấp
của xã, thị trấn có nhân viên y tế hoạt động đạt gần 97% [33].
Số lượng tuyển sinh bậc đại học và sau đại học tăng rõ rệt:
Mạng lưới đào tạo nhân lực y tế bao gồm 19 trường/khoa đại học, 34
trường cao đẳng y tế, 42 trường trung cấp y dược. Ngoài ra còn có 6 viện nghiên
cứu, 7 bệnh viện tham gia đào tạo mới ở các bậc sau đại học, trung cấp. Năm
2010, trường Cao đẳng Y tế Nghệ An được chính thức nâng cấp thành trường
13
Đại học Y khoa Vinh với nhiệm vụ chính là đào tạo nhân lực y tế cho khu vực
miền trung.
Các trường y dược năm qua đã tăng số lượng tuyển sinh chính quy, triển
khai các hình thức đào tạo đặc biệt, tiếp tục triển khai kiểm định đào tạo và đổi
mới công tác giáo dục.
Số lượng tuyển sinh bậc đại học và sau đại học tăng rõ rệt. Ở bậc đại học,
chỉ tiêu đào tạo đại học đã tăng từ 6360 (năm 2004) lên tới 16 905 (năm 2010).
Đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ, bác sỹ nội trú, bác sỹ chuyên khoa I và chuyên khoa II
cũng tăng. Chỉ tiêu đào tạo sau đại học năm 2004 là 3098 học viên, đến năm
2010 lên tới 5170 [37].
Biểu đồ 1.1: Chỉ tiêu đào tạo bậc đại học và sau đại học khối ngành khoa
học sức khỏe, 2004–2010
Tổng số sinh viên đại học khối ngành khoa học sức khỏe tốt nghiệp đại
học năm 2010 là 7.897. Với các loại hình nhân lực y tế cơ bản là bác sỹ, dược sỹ
đại học và điều dưỡng, số lượng sinh viên tốt nghiệp hằng năm đã tăng khá
nhanh. Năm 2008, có 2365 sinh viên y khoa, 817 sinh viên dược đại học và 790
sinh viên điều dưỡng tốt nghiệp. Năm 2010, đã có 4069 sinh viên y khoa, 1583
sinh viên dược đại học và 1710 sinh viên điều dưỡng tốt nghiệp, tức là khoảng
14
gấp đôi năm 2008. Các con số này cho thấy nguồn cung ứng nhân lực y tế đã
được cải thiện đáng kể. Số lượng sinh viên tốt nghiệp cũng tăng ở các loại hình
đào tạo khác như kỹ thuật viên y học, bác sỹ y học dự phòng,..., nhưng tăng với
số lượng không nhiều [18].
Các hình thức đào tạo nhân lực y tế cho các vùng khó khăn tiếp tục được
triển khai:
Thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội, từ năm 2008, Bộ Y tế
đã thành lập Ban chỉ đạo công tác đào tạo nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội và
triển khai hình thức đào tạo theo địa chỉ sử dụng. Năm 2008 có 10 trường đại
học tuyển được 1775 sinh viên (y khoa, dược đại học, cử nhân các loại) và đạt
57,8% so với đề nghị của 47 địa phương/đơn vị; năm 2009 có 13 trường đại học
tuyển được 2305 sinh viên, đạt trên 71,1% so với yêu cầu của 38 địa phương,
đơn vị; năm 2010 vẫn có 13 trường đại học tuyển 3617 sinh viên, đạt 98,4% so
với yêu cầu [38].
Đề án Đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh
thuộc miền Bắc và miền Trung, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây
Nguyên theo chế độ cử tuyển triển khai từ 2007 đến 2018. Trong 3 năm từ 2007
đến 2009, đã tuyển được 1488 sinh viên y khoa và 306 sinh viên dược đại học,
đa số trong đó là người dân tộc ít người [39].
Công tác kiểm định chất lượng giáo dục được triển khai trong các trường:
Cho đến hết năm 2010, toàn bộ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp y
dược đã và đang thực hiện kiểm định theo các tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, hầu hết đều ở giai đoạn kết thúc tự kiểm định nội bộ và hiện đang chờ kiểm
định từ bên ngoài.
15
Bồi dưỡng, nâng cao năng lực nhân lực y tế được thực hiện thường xuyên:
Chương trình đào tạo lại bằng nguồn ngân sách nhà nước cho công chức,
viên chức của các cơ sở trực thuộc Bộ Y tế được duy trì thường xuyên. Cũng như
các năm trước, nội dung đào tạo tập trung vào các lĩnh vực: lý luận chính trị,
quản lý hành chính nhà nước, nghiệp vụ. Kế hoạch đào tạo được xây dựng chủ
yếu dựa trên đề nghị của các đơn vị. Hình thức đào tạo chủ yếu là các lớp đào tạo
ngắn hạn tập trung [36].
Các trường đại học y, các bệnh viện lớn thường xuyên tổ chức các khóa
đào tạo định hướng chuyên khoa, đào tạo các kỹ thuật tiên tiến theo nhu cầu của
người học và các cơ sở y tế. Các khóa tham quan, học tập ngắn hạn ở nước ngoài
theo nguồn tiền trong nước và hỗ trợ quốc tế được thực hiện nhưng với số lượng
hạn chế.
1.3 Tình hình nhân lực điều dưỡng
1.3.1 Một số định nghĩa về điều dưỡng
Theo Nightingale năm 1860: “Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi
trường của người bệnh để hỗ trợ sự phục hồi của họ”.
Theo Virginia Handerson năm 1960: “Chức năng duy nhất của người điều
dưỡng là hỗ trợ các hoạt động nâng cao hoặc phục hồi sức khỏe của người bệnh
hoặc người khỏe, hoặc cho cái chết được thanh thản mà mỗi cá nhân có thể tự
thực hiện nếu cho họ đạt được sự độc lập càng sớm càng tốt”.
Theo Hội điều dưỡng Mỹ năm 1980: “Điều dưỡng là chẩn đoán và điều trị
những phản ứng của con người đối diện với bệnh hiện tại hoặc bệnh có tiềm
năng xảy ra”.
Theo từ điển Tiếng Việt, nhà xuất bản khoa học xã hội năm 1999: “Điều
dưỡng là người có trình độ trung cấp trở xuống và chăm sóc người bệnh theo y
16
lệnh bác sĩ” [42]. Ta nhận thấy rằng, sức khỏe là vốn quý của mỗi con người, là
động lực quan trọng phất triển kinh tế - xã hội vì vậy chúng ta cần quan tâm đến
sức khỏe bằng hoạt động chăm sóc của y tế, vì thế chúng ta cần có góc nhìn mới
về điều dưỡng để phản ánh đầy đủ vai trò và vị trí người điều dưỡng, nghề điều
dưỡng trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân hiện nay.
1.3.2 Vai trò của người điều dưỡng
1.3.2.1 Người chăm sóc
Chăm sóc là mối quan hệ giữa người với người. Mục tiêu cơ bản của
người điều dưỡng là thúc đẩy sự giao tiếp, hỗ trợ người bệnh bằng hành động và
biểu thị sự quan tâm tới lợi ích của người bệnh và chấp nhận người bệnh là một
con người [28].
Theo Benner và Wrubel thì “Chăm sóc là yếu tố cơ bản để thực hành điều
dưỡng hiệu quả”. Chăm sóc là nền tảng của mọi can thiệp điều dưỡng và là một
thuộc tính cơ bản của người điều dưỡng.
Theo học thuyết về chăm sóc của Leiningerm thì “Chăm sóc là yếu tố thiết
yếu của điều dưỡng, là một nét đặc biệt và là đặc tính duy nhất của điều dưỡng”.
Bà ta cho rằng: “Không có sự chữa bệnh nào mà không sự chăm sóc nhưng sự
chăm sóc có thể diễn ra mà không có điều trị” [27].
1.3.2.2 Người truyền đạt thông tin
Thông tin có hiệu quả là yếu tố thiết yếu của mọi nghề phục vụ trong đó
có nghề điều dưỡng. Giao tiếp thiết lập mối quan hệ giữa người bệnh và người
điều dưỡng, giữa người điều dưỡng và đồng nghiệp cũng như các nhân viên y tế
khác.
1.3.2.3 Người giáo viên
17
Nhu cầu giáo dục sức khỏe của người điều dưỡng đối với người bệnh ngày
càng tăng. Ngày nay, người ta chú trọng nhiều tới việc nâng cao và duy trì sức
khỏe hơn là chỉ chữa bệnh thuần túy. Do đó, người điều dưỡng cần phải giúp họ
thay đổi thái độ và hành vi.
1.3.2.4 Người tư vấn
Tư vấn là quá trình giúp đỡ người bệnh nhận biết và đương đầu với những
stress về tâm lý hoặc những vấn đề xã hội để cải thiện mối quan hệ giữa người
với người và đề thúc đẩy sự phát triển của mỗi người. Tư vấn đòi hỏi người điều
dưỡng phải có kỹ năng phân tích tình hình, tổng hợp thông tin và đánh giá quá
trình tiến triển của người bệnh sau khi đã được tư vấn.
1.3.2.5 Người biện hộ cho người bệnh
Biện hộ nghĩa là hành động thay mặt hoặc bảo vệ quyền lợi cho người
khác. Vì vậy, biện hộ nghĩa là bảo vệ quyền lợi chính đáng của người bệnh, thúc
đẩy những hành động mang lại kết quả tốt nhất cho sự phục hồi sức khỏe của
người bệnh, bảo đảm cho những nhu cầu của người bệnh được đáp ứng một cách
thích hợp [28].
1.3.3 Chương trình hành động quốc gia về tăng cường công tác điều dưỡng,
hộ sinh và kỹ thuật viên từ nay đến năm 2020
Mục tiêu chung: đến năm 2020, dịch vụ chăm sóc sức khỏe do điều
dưỡng viên, hộ sinh viên cung cấp đảm bảo an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của nhân dân và sự hài lòng của người bệnh tại các cơ sở khám
chữa bệnh; ngành điều dưỡng và hộ sinh phát triển đạt theo chuẩn nghề nghiệp
khu vực và quốc tế; gồm các mục tiêu cụ thể sau:
18
Mục tiêu 1: Tăng cường chất lượng dịch vụ điều dưỡng, hộ sinh nhằm
đảm bảo an toàn, hiệu quả và tăng cường sự hài lòng của người bệnh, người nhà
người bệnh và cộng đồng.
Mục tiêu 2: Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm tính tự chủ, độc lập
và vị thế của nghề điều dưỡng, hộ sinh trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, quản
lý và điều hành công tác điều dưỡng và hộ sinh ở các cấp được xây dựng và hoàn
thiện theo khuyến cáo quốc tế.
Mục tiêu 3: Tăng cường nguồn nhân lực điều dưỡng, hộ sinh cả về số
lượng và chất lượng, cơ cấu trình độ phù hợp, ưu tiên nhân lực cho khu vực khó
khăn, bảo đảm cân đối giữa thực hiện thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong khu
vực ASEAN, các chuẩn mực của Hội đồng điều dưỡng quốc tế và Liên đoàn hộ
sinh quốc tế.
Mục tiêu 4: Củng cố hệ thống quản lý điều dưỡng, hộ sinh và tăng cường
năng lực quản lý và điều hành của cán bộ quản lý điều dưỡng, hộ sinh các cấp.
Mục tiêu 5: Tăng cường vai trò của Hội điều dưỡng và hộ sinh và trong
tuyên truyền vận động nhằm nâng cao vị thế, vai trò của điều dưỡng, hộ sinh
[16].
1.4 Thực trạng và nhu cầu cán bộ y tế vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
1.4.1 Về số lượng cán bộ y tế
Mười ba tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có khoảng gần 18 triệu
dân, đây là vùng có khá đông người dân tộc thiểu số; các xã, huyện vùng sâu,
vùng xa chiếm tỷ lệ cao so với một số vùng miền khác. Đời sống kinh tế của
người dân đã có những cải thiện tốt, nhưng vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Trong những năm qua với sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, sự chỉ đạo của
ngành y tế; đội ngũ cán bộ y tế đã không ngừng được đào tạo bao gồm bác sĩ,
19
dược sĩ, điều dưỡng, cử nhân kỹ thuật y học. Cán bộ y tế cơ sở ngày càng tăng.
Phần lớn các tỉnh, thành phố có trên 50% số xã có bác sĩ và trên 90% số huyện
có dược sĩ đại học.
Tỷ lệ bác sĩ trên 10.000 dân là 4,65 [11].
Dược sĩ đại học trên 10.000 dân là 0,24 [11].
Tỷ lệ bác sĩ, dược sĩ đại học trên 10.000 dân vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long còn khá thấp so với một số vùng miền trong cả nước: Miền Trung Tây
Nguyên bác sĩ là 5,2; dược sĩ là 0,98; tương đương với bốn tỉnh Miền Đông (bác
sĩ là 4,65; dược sĩ đại học là 0,24). Số lượng bác sĩ, dược sĩ hiện nay của vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long còn quá thấp, thấp hơn cả nước ở thời điểm năm
2003 (bác sĩ là 5,2; dược sĩ là 0,36). Số bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên
y học còn quá thấp so với yêu cầu và Quyết định 153 của Thủ tướng Chính phủ
năm 2006 [28], [38].
1.4.2 Về trình độ cán bộ y tế
Bác sĩ có trình độ sau đại học 31,73%, trong đó chuyên khoa I chiếm 27,
94%, chuyên khoa II chiếm 1,15%. So với các vùng miền khác trong nước tỷ lệ
bác sĩ chuyên khoa II còn quá thấp.
Dược sĩ đại học có 368 người, chiếm 20,06%,chủ yếu là chuyên khoa cấp
I. Khu vực Miền Trung và Tây Nguyên tỷ lệ dược sĩ sau đại học chiếm 28%.
Điều dưỡng trình độ cao đẳng và đại học chiếm 2,05%, kỹ thuật y học
trình độ cao đẳng và đại học chiếm 17,07% [29].
1.4.3 Về cơ cấu đội ngũ cán bộ y tế
Hiện nay, các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có gần 18
triệu dân, trung bình 10.000 dân có 4,81 bác sĩ; 0,21 dược sĩ đại học; 0,16 cử
nhân điều dưỡng và 0,12 cử nhân kỹ thuật y học.
20
Trong 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có 104 quận,
huyện và 1.554 xã, phường. Dược sĩ đại học làm việc ở tuyến huyện là 85 người,
như vậy có khoảng 20 huyện chưa có dược sĩ đại học. Bác sĩ hiện đang công tác
ở tuyến xã là 1260 người. Nếu tính mỗi xã có 1 bác sĩ thì hiện nay đã có 80% số
xã, phường, thị trấn có bác sĩ, đạt được đủ tiêu chuẩn theo Quyết định 153 của
Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên bác sĩ làm việc tại tuyến xã lại không đều giữa
các tỉnh như Kiên Giang có 142 xã, phường, thị trấn, trong đó chỉ có 74 bác sĩ
làm việc tại xã; Hậu Giang có 69 xã, phường, thị trấn chỉ có 20 bác sĩ làm việc
tại tuyến xã [28].
1.5 Một số nghiên cứu về nguồn nhân lực y tế
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hà năm 2011 về nguồn nhân lực điều
dưỡng – hộ sinh tỉnh Đồng Nai và nhu cầu năm 2015 ghi nhận kết quả như sau:
tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân là 4,9 và điều dưỡng/bác sĩ là 2,09/1. Các bác sĩ và điều
dưỡng tập chung chủ yếu ở tuyến tỉnh, các điều dưỡng có trình độ đại học và cao
đẳng chỉ có 6,6%, nhiều nhất là trung cấp với 85,7%. Nhu cầu đến năm 2015 cần
thêm 748 bác sĩ và 5.396 điều dưỡng [21].
Một nghiên cứu của Nguyễn Văn Đặng về thực trạng hoạt động và nhu
cầu nhân lực y tế tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn tỉnh Bình Dương năm 2015
ghi nhận điều dưỡng là cán bộ công tác tại Trạm Y tế nhiều nhất với tỷ lệ là
54,0% [21].
Nghiên cứu của Nguyền Hoàng Lên năm 2012 Khảo sát thực trạng nhân
lực của y tế dự phòng thành phố Cần Thơ ghi nhận tỷ lệ cán bộ YTDP/10.000
dân là 4,38%, tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân là 0,15%, chiếm 3,75% tổng cán bộ y tế
ngành, 30% cán bộ YTDP được đào tạo đúng chuyên ngành, 30% được đào tạo
nâng cao nghề nghiệp,…[29]. Một nghiên cứu tương tự của Đàm Thị Tuyết về
21
một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên
ghi nhận tại tuyến tỉnh thì cần bổ sung nhân lực là 1,8% và tuyến huyện là 4,0%,
cần được đào tạo kỹ năng chuyên môn tuyến tỉnh là 41,0% và tuyến huyện là
39,3% [41]. Tương tự nghiên cứu của Đặng Hải Đăng và Phạm Thị Tâm về thực
trạng nguồn nhân lực y tế dự phòng tỉnh Cà Mau năm 2012 kết luận Nhân lực y
tế dự phòng của tỉnh Cà Mau năm 2012 chưa đáp ứng nhu cầu. Việc xây dựng kế
hoạch tuyển dụng, phân bổ và đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ y tế dự
phòng tỉnh Cà Mau để đáp ứng nhu cầu đến năm 2015 và định hướng đến năm
2020 là rất cần thiết [18].
Một nghiên cứu của Nguyễn Bích Hà về nhân lực y tế và công suất sử
dụng giường bệnh của bệnh viện tuyến huyện ghi nhận Phần lớn BV tuyến huyện
không đạt yêu cầu về tỷ lệ và cơ cấu nhân lực y tế: 84,1% không đạt tỷ số nhân
viên y tế (NVYT)/giường bệnh kế hoạch (GBKH) và 93,1% không đạt
NVYT/giường bệnh thực kê (GBTK); Từ 75 – 93,2% không đạt về tỷ lệ các khối
chuyên môn. Tỷ lệ khối lâm sàng (LS) thường vượt mức quy định trong khi khối
hành chính giảm tỷ lệ và khối cận lâm sàng (CLS)– dược thiếu nghiêm trọng. Tỷ
số bác sĩ (BS) và điều dưỡng (ĐD)– nữ hộ sinh (NHS) – kỹ thuật viên (KTV)
không đạt và vượt mức quy định chiếm tỷ lệ cao trong khi tỷ số dược sĩ (DS) đại
học và BS rất thấp. CSSD GB phần lớn không đạt ở mức tối ưu (85% - 90%)
[20].
22
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu bao gồm lãnh đạo các đơn vị y tế công lập của
thành phố Cần Thơ và các trưởng/ phó phòng tổ chức cán bộ hoặc người trực
tiếp phụ trách nhân sự của đơn vị.
2.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu
Lãnh đạo các đơn vị y tế công lập của thành phố Cần Thơ và các trưởng/
phó phòng tổ chức cán bộ hoặc người trực tiếp phụ trách nhân sự của đơn vị năm
2015.
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ
Các cơ sở y tế công lập không có chức danh điều dưỡng.
Các cơ sở y tế tư nhân, y tế cơ quan, y tế trường học.
2.1.4 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Các cơ sở y tế công lập trong thành phố Cần Thơ.
Thời gian nghiên cứu năm 2015.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả
2.2.2 Mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu toàn bộ điều dưỡng đang công tác tại các cơ sở y tế công lập
tại thành phố Cần Thơ, bao gồm:
23
Bệnh viện tuyến thành phố: 12 đơn vị
Bệnh viện Nhi đồng
Bệnh viện Mắt – Răng Hàm Mặt
Bệnh viện Tai mũi họng
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi
Bệnh viện Tâm thần
Bệnh viện Y học cổ truyền
Bệnh viện Da liễu
Bệnh viện Ung bướu
Bệnh viện Đa khoa TP.Cần Thơ
Bệnh viện Huyết học Truyền máu
Bệnh viện phụ sản
Bệnh viện tim mạch
Trung tâm tuyến thành phố: 2 đơn vị
Chi cục Dân số KHHGĐ
Trung tâm Y tế dự phòng TP.Cần Thơ
Bệnh viện Đa khoa Quận – Huyện: 8 đơn vị
Bệnh viện Đa khoa quận Ô Môn
Bệnh viện Đa khoa quận Cái Răng
Bệnh viện Đa khoa quận Thốt Nốt
Bệnh viện Đa khoa huyện Phong Điền
Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Thạnh
Bệnh viện Đa khoa huyện Thới Lai
Trung tâm y tế huyện Cờ Đỏ
Trung tâm y tế huyện Bình Thủy
24
Trung tâm Y tế dự phòng Quận – Huyện: 7 đơn vị
Trung tâm Y tế dự phòng quận Ninh Kiều
Trung tâm Y tế dự phòng quận Ô Môn
Trung tâm Y tế dự phòng quận Cái Răng
Trung tâm Y tế dự phòng quận Thốt Nốt
Trung tâm Y tế dự phòng huyện Phong Điền
Trung tâm Y tế dự phòng huyện Vĩnh Thạnh
Trung tâm Y tế dự phòng huyện Thới Lai
Như vậy, toàn thành phố có 29 đơn vị được chọn khảo sát.
2.2.3. Nội dung nghiên cứu
2.2.3.1 Số lượng nhân lực điều dưỡng
−
Giới tính
+ Nam
+ Nữ
−
Dân tộc
+ Kinh
+ Khmer
+ Hoa
+ Khác
−
Tuổi: tuổi được tính từ năm sinh (dương lịch) đến năm 2015, tuổi được
chia thành 5 nhóm tuổi
+ <25 tuổi
+ 25-34 tuổi
25
+ 35-44 tuổi
+ 45-54 tuổi
+ >= 55 tuổi
−
Năm công tác: là số năm điều dưỡng bắt đầu làm việc tại các cơ sở y tế
nhà nước đến thời điểm khảo sát được phân thành 6 nhóm
+ <5 năm
+ 5-9 năm
+ 10-14 năm
+ 15-19 năm
+ 20-24 năm
+ >= 25 năm
Số lượng nhân lực điều dưỡng là tổng số điều dưỡng đang công tác tại 29
cơ sở y tế công lập thành phố Cần Thơ đến thời điểm nghiên cứu.
Số lượng nhân lực điều dưỡng theo tuyến công tác
Số lượng nhân lực điều dưỡng theo đơn vị công tác
2.2.3.2 Trình độ nhân lực điều dưỡng
Trình độ điều dưỡng là văn bằng cao nhất hiện có thuộc lĩnh vực chuyên
môn đang công tác gồm:
+ Sơ cấp
+ Trung cấp
+ Cao đẳng
+ Đại học
+ Sau đại học
+