Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của thanh niên xung phong thành phố hồ chí minh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.79 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN VIÊN

THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG GIỮ GÌN TRẬT TỰ
GIAO THÔNG CỦA THANH NIÊN XUNG PHONG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành
Mã số: 62310401

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ

HÀ NỘI - 2017


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội –
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Quốc Thành

Phản biện 1: PGS.TS.Nguyễn Hồi Loan
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Thị Minh Hằng
Phản biện 3: PGS.TS. Lê Ngọc Lan

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học
viện họp tại Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi,
Thanh Xuân, Hà Nội, vào hồi………..….giờ…………phút,
ngày………tháng……….năm………………..



Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
- Thư viện Quốc gia Việt Nam


DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. Nguyễn Văn Viên (2015), Thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự
giao thông của Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh,
Tạp chí Tâm lý học xã hội số 8, 8 – 2015 (nghiên cứu lí luận).
2. Nguyễn Văn Viên (2016), Thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự
giao thông của Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh,
Tạp chí Tâm lý học số 2, 2 – 2016 (nghiên cứu thực trạng).


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thứ nhất, thích ứng có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động
của con người. Thích ứng tạo ra sự thay đổi, giúp con người chủ
động, sáng tạo và nâng cao hiệu quả hoạt động mình tham gia.
Thứ hai, giữ gìn trật tự giao thông đang trở thành vấn đề quan
trọng của đời sống xã hội. TNXP (TNXP) là lực lượng thanh niên
xung kích tham gia giữ gìn trật tự giao thông.Tuy nhiên, hoạt động
giữ gìn trật tự giao thông gặp không ít khó khăn. Nghiên cứu thích
ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP sẽ góp phần
nâng cao chất lượng nghề nghiệp của TNXP.
Thứ ba, nghiên cứu thích ứng trong hoạt động nghề nghiệp còn
ít, chưa có nghiên cứu thích ứng trong hoạt động giữ gìn trật tự giao
thông ở Việt Nam.

Xuất phát từ những lí do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Thích
ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP Thành phố
Hồ Chí Minh”.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận về thích ứng và thực trạng thích ứng với hoạt
động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP thành phố Hồ Chí Minh,
trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nâng cao mức độ thích ứng với
hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Làm rõ tình hình nghiên cứu về thích ứng với hoạt động giữ

gìn trật tự giao thông của Lực lượng TNXP trong và ngoài nước.
-

Xây dựng cơ sở lí luận nghiên cứu thích ứng với hoạt động

1


giữ gìn trật tự giao thông của TNXP (làm rõ các khái niệm thích ứng,
thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP, các
biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động giữ
gìn trật tự giao thông của TNXP).
-

Khảo sát, đánh giá thực trạng biểu hiện và mức độ thích ứng,


các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao
thông của TNXP Thành phố Hồ Chí Minh.
-

Đề xuất và tổ chức thực nghiệm một số biện pháp nâng cao

mức độ thích ứng đối với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của
TNXP Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Biểu hiện và mức độ thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao
thông của TNXP thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Về nội dung: Tập trung nghiên cứu lí luận về thích ứng, làm

rõ thực trạng biểu hiện và mức độ thích ứng của TNXP với hoạt
động giữ gìn trật tự giao thông về mặt tâm lí – xã hội, sự khác biệt
thực trạng đó theo học vấn, thời gian làm việc, nơi cư trú; thực trạng
biểu hiện và mức độ thích ứng của TNXP đối với hoạt động điều tiết,
phân luồng giao thông trên các tuyến đường, hoạt động phối hợp
trong giữ gìn trật tự giao thông.
-

Về địa điểm nghiên cứu: Các đội viên TNXP tham gia giữ

gìn trật tự giao thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
-


Về khách thể nghiên cứu: Khách thể khảo sát là 450 Đội viên

TNXP. Khách thể thực nghiện là 50 Đội viên TNXP. Ngoài ra còn
phỏng vấn 10 Đội viên TNXP, 5 cán bộ quản lí trong Lực lượng
TNXP Thành phố Hồ Chí Minh, 6 Cảnh sát giao thông và 20 người

2


tham gia giao thông.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu
-

Nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm tiếp cận hoạt động và

tiếp cận hệ thống.
4.2.Phƣơng pháp nghiên cứu
-

Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu; Phương pháp điều

tra bằng bảng hỏi; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp chuyên
gia; Phương pháp thực nghiệm; Phương pháp thống kê toán học.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
-

Về mặt lí luận, luận án góp phần làm sáng tỏ khái niệm thích

ứng, giữ gìn trật tự giao thông, hoạt động giữ gìn trật tự giao thông,

TNXP và thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của
TNXP;
-

Về mặt thực tiễn, phát hiện thực trạng biểu hiện và mức độ

thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP ở mức
độ cao, các yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng nhiều và tương
đối đồng đều lên các mặt thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao
thông của TNXP. Luận án cũng thực hiện thành công thực nghiệm và
đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao thích ứng với hoạt động giữ
gìn trật tự giao thông của TNXP. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham
khảo trong các lớp huấn luyện TNXP của thành phố.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
-

Về mặt lí luận, thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao

thông của TNXP có ý nghĩa quan trọng trong lao động. Về mặt thực
tiễn, thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP có
ý nghĩa thực tiễn xã hội, tạo ra điều kiện cho sự ứng dụng của tri
thức tâm lí vào cuộc sống, phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp giữ

3


gìn trật tự giao thông và phục vụ thực tiễn tham gia giữ gìn trật tự
giao thông của TNXP.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu,kết luận, kiến nghị, các công trình đã công

bố,tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án gồm 4
chương:Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về thích ứng và
thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP;
Chương 2: Cơ sở lí luận nghiên cứu thích ứng với hoạt động giữ gìn
trật tự giao thông của TNXP; Chương 3: Tổ chức và phương pháp
nghiên cứu; Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về thích ứng
với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXPThành phố Hồ Chí
Minh.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1. Các công trình nghiên cứu về thích ứng
Trong tâm lí học có nhiều nghiên cứu với những quan điểm khác
nhau về thích ứng xuất phát từ những trường phái tâm lí học. Các
nhà tâm lí học chức năng quan tâm cá nhân sử dụng chức năng tâm
lí để thích ứng với biến đổi của môi trường sống; Phân tâm học cho
rằng con người trưởng thành và phát triển là quá trình thích nghi
sinh học và thích ứng tâm lí, đặc biệt phát hiện vai trò của vô thức,
bản năng, xung đột tâm lí trong quá trình thích ứng; Tâm lí học hành
vi chỉ ra mức độ thích ứng đầu tiên của con người là phản ứng trực
tiếp đối với các kích thích của môi trường, đồng thời phát hiện bản
chất của thích ứng chính là học tập; Tâm lí học nhân văn coi thích
ứng chính là quá trình con người nỗ lực, cố gắng thoả mãn các nhu
cầu cá nhân; Tâm lí học nhận thức coi thích ứng là quá trình kép
gồm đồng hoá và điều ứng, quá trình này về bản chất, tương tự như

4


quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường trong sinh học
nhưng ở trình độ cao hơn;Tâm lí học hoạt động khẳng định thích

ứng được thực hiện bằng cơ chế hoạt động và giao tiếp. Thích ứng là
quá trình tác động qua lại giữa con người và môi trường, trong đó
con người lĩnh hội kinh nghiệm, hình thành những phẩm chất tâm lí,
những phương thức hành vi mới đảm bảo cho sự tác động trở lại phù
hợp, hiệu quả đối với môi trường.
1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thích ứng với hoạt
động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP
Các công trình nghiên cứu đã góp phần hoàn thiện cơ sở lí luận
của thích ứng tâm lí, cung cấp những số liệu rất khách quan về thực
trạng thích ứng làm cơ sở minh họa cho các kết luận khoa học; Các
nghiên cứu thích ứng tập trung nhiều vào thích ứng trong quá trình
học nghề ở các mặt hoạt động khác nhau: thích ứng với hoạt động
học tập của sinh viên; quan hệ giữa động cơ, thái độ của sinh viên
trước khi vào đại học với sự thích ứng học tập ở trường đại học;
nghiên cứu mối quan hệ giữa thích ứng học tập với sức khỏe tinh
thần; thích ứng với kĩ năng làm việc ở thư viện của sinh viên; ảnh
hưởng của phong cách học tập của sinh viên tới thích ứng học tập;
thích ứng với rèn luyện, thực hành nghề của sinh viên … Các công
trình nghiên cứu thích ứng nghề nghiệp còn ít và các nghiên cứu tập
trung chủ yếu vào thích ứng của giáo viên trong hoạt động nghề
nghiệp. Chưa có nghiên cứuthích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự
giao thông của TNXP Thành phố Hồ Chí Minh.

5


Chƣơng 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG
GIỮ GÌN TRẬT TỰ GIAO THÔNG CỦA TNXP
2.1. Khái quát chung về thích ứng

Đề tài luận án đi theo quan điểm của tâm lí học hoạt động. Nói
tới thích ứng ở con người, điểm chung trong quan điểm của các nhà
tâm lí học đó là: cần hiểu là con người có tất cả hình thức cân bằng
của thế giới vật chất, có tất cả các trình độ của sự thích nghi và cao
nhất là thích ứng tâm lí - xã hội. Chúng tôi xác định: Thích ứng là
quá trình thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của chủ thể nhằm
đáp ứng yêu cầu và điều kiện mới của môi trường sống.
Sự thích ứng xuất hiện do tác động của những yêu cầu, điều kiện
mới của môi trường hoạt động hoặc môi trường sống. Sự thích ứng
bắt đầu ở thời điểm con người làm quen với điều kiện mới của môi
trường, và kết thúc khi hoạt động đạt được mục đích đặt ra. Cơ chế
của sự thích ứng là sự lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử theo
nguyên tắc chuyển từ ngoài vào trong để hình thành những cấu tạo
tâm lí mới cho phép cá nhân có những hành vi, ứng xử đáp ứng đòi
hỏi của điều kiện sống và hoạt động mới.
2.2. Hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP
TNXP là lực lượng xung kích, tích cực tham gia thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, giáo dục và
đào tạo thanh niên do cơ quan có thẩm quyền tổ chức, thành lập.
Hoạt động giữ gìn trật tự giao thông là hoạt động đảm bảo
cho việc chấp hành các quy tắc khi tham gia giao thông của người
tham gia giao thông, đảm bảo hoạt động hài hòa của các thành phần
tham gia giao thông, duy trì sự ổn định, an toàn cho người tham gia
giao thông, các phương tiện giao thông.

6


Hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP là hoạt động
xung kích của thanh niên trong việc đảm bảo chấp hành các quy tắc

tham gia giao thông của người tham gia giao thông, đảm bảo cho sự
hoạt động hài hòa của các thành phần tham gia giao thông, duy trì sự
ổn định, an toàn cho người tham gia giao thông, các phương tiện giao
thông.
2.3. Thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của
TNXP
Thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP là
quá trìnhthay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của lực lượng thanh
niên xung kích trong việc đảm bảo chấp hành các quy tắc tham gia
giao thông của người tham gia giao thông, đảm bảo sự hài hòa của
các thành phần tham gia giao thông, duy trì sự ổn định, an toàn cho
người tham gia giao thông và các phương tiện giao thông.
Thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông là thích ứng
nghề nghiệp. Thích ứng được thực hiện bằng cơ chế hoạt động và
giao tiếp. Đây là quá trình tác động qua lại giữa con người với con
người và môi trường, trong đó con người lĩnh hội kinh nghiện, hình
thành những phẩm chất tâm lí và phương thức hành vi mới đảm bảo
cho sự tác động trở lại phù hợp và hiệu quả hơn. Thích ứng với hoạt
động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP được đánh giá trên ba mặt:
nhận thức, thái độ và hành vi.
2.4. Tiêu chí và mức độ đánh giá
Sự thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi là tiêu chí đánh giá thích
ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP.
Mức độ thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của
TNXP là phạm vi thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của TNXP
để đáp ứng yêu cầu và điều kiện mới của môi trường giao thông. Có

7



ba mức độ: thích ứng ở mức cao, thích ứng ở mức trung bình, thích
ứng ở mức thấp
2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thích ứng với hoạt động giữ gìn
trật tự giao thông của TNXP
Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến sự thích
ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP. Các yếu tố
chủ quan ảnh hưởng đến sự thích ứng hoạt động giữ gìn trật tự giao
thông là kinh nghiệm tham gia giữ gìn trật tự giao thông, hứng thú
giữ gìn trật tự giao thông và ý thức rèn luyện bản thân. Các yếu tố
khách quan ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự
giao thông là hạ tầng giao thông và môi trường; sự phối hợp với
đồng nghiệp và cảnh sát giao thông; người tham gia giao thông, chế
độ chính sách, tiền lương; công tác quản lí hoạt động giữ gìn trật tự
giao thông.
Chƣơng 3
TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Lực lượng TNXP Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập ngày
28 tháng 3 năm 1976. Hiện nay cả nước có 22 tỉnh thành có Lực
lượng TNXP, với 49 đơn vị TNXP hoạt động chủ yếu trong các lĩnh
vực kinh tế, sản xuất kinh doanh và dịch vụ công ích, với các mô
hình Tổng Đội TNXP, Đội TNXP, Trường, Trung tâm TNXP, Doanh
nghiệp TNXP đang hoạt động trên các lĩnh vực của đời sống xã hội,
xung kích đảm nhận những công việc khó, việc mới. Khách thể
nghiên cứu là TNXP đang tham gia giữ gìn trật tự giao thông trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

8



3.2. Tổ chức nghiên cứu: Đề tài được tổ chức và nghiên cứu theo
các giai đoạn sau: nghiên cứu lí luận, nghiên cứu thực trạng và xử lí
số liệu, nghiên cứu thực nghiệm, phân tích số liệu và viết luận án.
Giai đoạn nghiên cứu lí luận nhằm tổng quan các nghiên cứu về
vấn đề có liên quan đến thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao
thông của TNXP, hệ thống hóa một số lí luận cơ bản, xây dựng
khung lí thuyết cho vấn đề nghiên cứu.
Giai đoạn nghiên cứu thực trạng nhằm khảo sát thực trạng thích
ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP, làm rõ ảnh
hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan đến sự thích ứng hoạt
động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP; Kết quả khảo sát thực
trạng được xử lí thống kê toán học, đánh giá thực trạng và để định
hướng cho nghiên cứu thực nghiệm.
Giai đoạn nghiên cứu thực nghiệm giai đoạn thử nghiệm các biện
pháp tác động nhằm nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động giữ
gìn trật tự giao thông của TNXP.
Giai đoạn phân tích số liệu và viết luận án: Dựa trên cơ sở lí luận
về thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP,
chúng tôi tiến hành phân tích số liệu thực trạng và số liệu về thực
nghiệm. Viết luận án.
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Nghiên cứu lí luận
- Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề có liên
quan đến thích ứng, thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông.
- Hệ thống hóa một số lí luận cơ bản liên quan tới các khái niệm:
thích ứng, hoạt động giữ gìn trật tự giao thông; thích ứng với hoạt
động giữ gìn trật tự giao thông; nhận thức của thích ứng; mặt thái độ
của thích ứng; hành động của thích ứng. Bên cạnh đó chỉ rõ các yếu

9



tố ảnh hưởng đến thích ứng.
- Xây dựng khung lí thuyết cho vấn đề nghiên cứu, từ đó xác lập
quan điểm chỉ đạo nghiên cứu thực trạng thích ứng của TNXP đối với
hoạt động giữ gìn trật tự giao thông.
3.3.2. Nghiên cứu thực tiễn
*Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Khảo sát bằng bảng hỏi để tìm hiểu thực trạng biểu hiện và mức
độ thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP: mặt
nhận thức, thái độ và hành động giữ gìn trật tự giao thông.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố chủ quan và khách quan
đến thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP.
*Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích thu thập thêm thông tin về quá trình thay đổi nhận
thức, thái độ, hành vi giữ gìn trật tự giao thông để bổ sung định tính
cho các thông tin nghiên cứu. Tìm hiểu đánh giá về thái độ và hành
vi của người tham gia giao thông, Cảnh sát giao thông, cán bộ quản lí
đối với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP.
*Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến chuyên gia về Tâm lí học am hiểu về lĩnh vực thích
ứng và các cán bộ quản lí có kinh nghiệm về quản lí trật tự giao thông
nhằm chính xác các khái niệm, các chỉ số để đánh giá sự thích ứng với
hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP;
3.3.3. Phương pháp thực nghiệm
Cung cấp tri thức để nâng cao hiểu biết về hoạt động giữ gìn
trật tự giao thông của TNXP, giúp TNXP có thái độ tích cực với hoạt
động giữ gìn trật tự giao thông, rèn luyện hành vi trong hoạt động
giữu gìn trât tự an toàn giao thông. Qua đó tăng cường mức độ thích
ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP.


10


3.3.4. Phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu thực tiễn bằng phần
mềm thống kê toán học
Xử lí kết quả nghiên cứu thực tiễn bằng phần mềm thống
kê toán học: Đánh giá thực trạng biểu hiện và mức độ thích ứng của
TNXP với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông và tác động của các
yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó; Phân tích mối tương quan giữa
các yếu tố ảnh hưởng tới thích ứng của TNXP với hoạt động giữ gìn
trật tự giao thông.
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ THÍCH ỨNG
VỚI HOẠT ĐỘNG GIỮ GÌN TRẬT TỰ GIAO THÔNG CỦA
TNXP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
4.1. Đánh giá chung thực trạng thích ứng với hoạt động giữ gìn
trật tự giao thông của TNXP Thành phố Hồ Chí Minh
4.1.1. Đánh giá chung thực trạng
Thang đánh giá mức độ thích ứng của TNXP được đánh giá theo
ba mức sau: Mức thấp: 1,00 < ĐTB ≤ 1,66; Mức trung bình: 1,66 <
ĐTB ≤ 2,32; Mức cao: 2,32 < ĐTB ≤ 3,00.
Bảng 4.1. Mức độ thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự
giao thông của TNXP
Điểm

Độ

trung bình


lệch chuẩn

Thay đổi nhận thức

2,39

0,594

2

Thay đổi thái độ

2,45

0,597

3

Thay đổi hành vi

2,44

0,617

Điểm trung bình chung

2,43

0,603


TT

Các mặt biểu hiện

1

11


Điểm trung bình chung thang đo về thích ứng với hoạt động giữ
gìn trật tự giao thông của TNXP là 2,43; độ lệch chuẩn là 0,603. Số
liệu này cho thấy, đa số TNXP có mức độ thích ứng cao với hoạt
động giữ gìn trật tự giao thông. Ba mặt biểu hiện của thích ứng ít có
sự chênh lệch về điểm số, TNXP có sự thích ứng khá cao ở cả ba
mặt.
Hệ số tương quan Pearson cao trong tương quan giữa các mặt
nhận thức, thái độ, hành vi. Hệ số tương quan càng gần với 1 nên
tương quan giữa các biến càng mạnh.
Kết quả phỏng vấn anh LMK, Bí thư đảng ủy Lực lượng TNXP
khẳng định: “TNXP có sự tích cực thực hiện vai trò, nhiệm vụ. Tổ
chức thực hiện tốt công việc giữ gìn trật tự giao thông với thái độ
tích cực”
Kết quả phỏng vấn anh LVT, Cảnh sát giao thông nhận định:
“Cảnh sát giao thông tập huấn cho TNXP nắm vững các quy định,
nguyên tắc phân luồng giao thông, thao tác điều khiển giao thông và
việc xử lí khi có tình huống xảy ra để thực hiện đồng bộ, đúng quy
định của pháp luật. Phổ biến, quán triệt cho TNXP tham gia công tác
giữ gìn trật tự giao thông nắm các yêu cầu nhiệm vụ được giao, thực
hiện đúng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Cảnh sát
giao thông. Đồng thời hỗ trợ, trang bị cho lực lượng TNXP một số

trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác phối hợp điều hòa giao thông
như gậy điều khiển giao thông, còi … Các anh TNXP nhiệt tình.Khi
ra chốt chúng tôi có phân công vị trí cụ thể, xuống đường hướng dẫn
– những lúc đông người thì đứng đúng vị trí, khi ít người thì đi qua
đi lại cho đỡ mõi chân. Nhìn chung, TNXP chấp hành nghiêm túc”
4.1.2. So sánh thực trạng thích ứng theo các biến định danh
 So sánh theo giới tính (nam, nữ)

12


Dựa vào mức ý nghĩa (Sig. (2-tailed)) cho chúng ta đánh giá:
Nhìn chung không có sự khác biệt giữa nam và nữ trong thích ứng
với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông. Giá trị Sig. (2-tailed) cho
chúng ta một số khác biệt có ý nghĩa thống kê ở các biểu hiện: nhận
thức về các tình huống giao thông xảy ra trên giao lộ, hiểu biết về quản
lí Nhà nước về giao thông đường bộ trong công tác tuần tra, kiểm soát
của Cảnh sát giao thông; biểu hiện thái độ thường xuyên tìm hiểu các
kiến thức liên quan đến hoạt động giữ gìn trật tự giao thông, và thái độ
tự giác hơn trong việc rèn luyện kĩ năng điều khiển giao thông tại các
giao lộ. Về hành vi là không có sự khác biệt.
 So sánh theo vị trí công tác: nhân viên và cán bộ quản lí
Nhìn chung có sự khác biệt ý nghĩa giữa nhân viên và cán bộ
quản lí trong hoạt động giữ gìn trật tự giao thông, Cán bộ quản lí
thích ứng cao hơn nhân viên trong hoạt động giữ gìn trật tự giao
thông.
4.2. Các biểu hiện cụ thể về thích ứng với hoạt động giữ gìn
trật tự giao thông của TNXP
4.2.1. Thích ứng biểu hiện qua mặt nhận thức
Kết quả chung khảo sát về vấn đề biểu hiện nhận thức, Xem xét

toàn thang đo cho thấy, biểu hiện thích ứng về mặt nhận thức của
TNXP ở mức độ trung bình đến mức độ cao. TNXP có sự thay đổi
nhận thức ở những nội dung cơ bản của hoạt động giữ gìn trật tự giao
thông của thành phố. Biểu hiện thích ứng cao nhất là thay đổi nhận
thức về vai trò giữ gìn trật tự giao thông với ĐTB = 2,54 và ĐLC =
0,567; kế đến là thay đổi nhận thức về nhiệm vụ giữ gìn trật tự giao
thông (ĐTB = 2,43); thay đổi nhận thức về các kĩ năng giữ gìn trật tự
giao thông (ĐTB = 2,38). Thay đổi nhận thức ở mức độ trung bình
về cách điểu khiển giao thông tại các giao lộ (ĐTB = 3,31) và hiểu

13


biết về Luật giao thông đường bộ (ĐTB = 3,30). Tuy nhiên hai mức
độ thay đổi này có điểm số trung bình nằm gần với biên giới liên tục
dưới của mức độ cao (ĐTB = 2,32). Do vậy cần có sự tác động về
mặt nhận thức để nâng cao mức độ hiểu biết của TNXP về hoạt động
giữ gìn trật tự giao thông.
Bảng 4.11.Biểu hiện thích ứng về mặt nhận thức của TNXP
Điểm
STT

Thay đổi nhận thức

trung
bình

1
2
3

4
5

Thay đổi nhận thức về vai trò giữ gìn trật
tự giao thông
Thay đổi nhận thức về nhiệm vụ giữ gìn
trật tự giao thông
Thay đổi nhận thức về cách điểu khiển
giao thông tại các giao lộ
Thay đổi nhận thức về các kĩ năng giữ gìn
trật tự giao thông
Thay đổi đối với việc hiểu biết về Luật
giao thông đường bộ

Xếp
hạng

chuẩn

1

0,567

2,43

2

0,605

2,31


4

0,567

2,38

3

0,618

2,30

5

0,611

Kết quả khảo sát chung về biểu hiện thích ứng qua thái độ phản

14

lệch

2,54

4.2.2. Thích ứng biểu hiện qua mặt thái độ
ánh qua bảng số liệu sau:

Độ



Bảng 4.16. Biểu hiện thích ứng về mặt thái độ của TNXP
Điểm
Thay đổi thái độ

STT

trung
bình

1
2
3
4

Thái độ đối với việc tìm hiểu, nghiên
cứu Luật Giao thông đường bộ
Thái độ đối với công tác tuần tra giao
thông
Thái độ trong việc giải quyết ùn giao
thông
Thái độ đối với học tập, hình thành kĩ
năng giữ gìn trật tự giao thông

Xếp
hạng

Độ
lệch
chuẩn


2,50

2

0,585

2,29

4

0,627

2,52

1

0,580

2,46

3

0,596

Xem xét toàn thang đo cho thấy, biểu hiện thích ứng về mặt thái độ
của TNXP ở mức độ cao. TNXP có sự thay đổi thái độ ở những nội
dung cơ bản của hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của thành phố.
Biểu hiện thích ứng cao nhất là thay đổi trong việc giải quyết ùn tắc giao
thông với ĐTB = 2,52 va ĐLC = 0,850; kế đến là thay đổi thái độ đối

với việc tìm hiểu, nghiên cứu Luật Giao thông đường bộ (ĐTB = 2,50);
thay đổi thái độ đối với học tập, hình thành kĩ năng giữ gìn trật tự giao
thông (ĐTB = 2,46). Thay đổi thái độ đối với công tác tuần tra giao
thông ở mức độ trung bình (ĐTB = 2,29).
4.2.3. Thích ứng biểu hiện qua mặt hành vi
Kết quả khảo sát chung về biểu hiện thích ứng qua hành động
phản ánh qua bảng số liệu sau:

15


Bảng 4.21. Biểu hiện thích ứng về mặt hành động của TNXP
Thay đổi hành vi

STT

1
2

Thay đổi hành động đối với
việc điều khiển giao thông
Thay đổi hành động đối với
việc tuần tra giao thông

Độ

Điểm

Xếp


trung bình

hạng

2,42

3

0,612

2,31

4

0,636

2,54

1

0,607

2,51

2

0,613

lệch
chuẩn


Thay đổi hành động ứng xử
3

đối với người tham gia giao
thông
Thay đổi hành động trong việc

4

phối hợp với đồng nghiệp,
cảnh sát giao thông

Xem xét toàn thang đo cho thấy, biểu hiện thích ứng về mặt hành
vicủa TNXP ở mức độ cao. TNXP có sự thay đổi hành động ở những
nội dung cơ bản của hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của thành
phố. Biểu hiện thích ứng cao nhất là thay đổi hành động ứng xử đối với
ngườitham gia giao thông với ĐTB = 2,54 và ĐLC = 0,607.
Khi đánh giá về sự thay đổi của TNXP trong hoạt động giữ gìn
trật tự giao thông, kết quả phỏng vấn anh NĐP, phó bí thư Đảng ủy
Lực lượng TNXP cho biết: TNXP tham gia giữ gìn trật tự giao thông
nhiều năm. Ban đầu chưa có kinh nghiệm nên người dân có sự than
phiền. Sau này được Công an giao thông tập huấn, nhận thức về giữ
gìn trật tự giao thông cũng như tham gia hoạt động này ngày càng tốt
hơn. Người dân ngày càng thân thiện với TNXP. Về thái độ xử lí ùn
tắc giao thông, trước đây vì công việc phải làm nên còn mặc cảm
(không xử lí) – làm cho xong việc, nhưng bây giờ là trách nhiệm

16



phải thực hiện, nên có sự điều chỉnh về ùn tắc giao thông, về trách
nhiệm giữ gìn trật tự giao thông, anh em TNXP tự giác, thường
xuyên hơn trong thực hiện nhiệm vụ; Về công tác phối hợp với Cảnh
sát giao thông, đa số TNXP có ý thức cao vì màu cờ sắc áo TNXP
(màu xanh), khi thực hiện nhiệm vụ là vì trách nhiệm TNXP. Người
tham gia giao thông trước đây chưa tôn trọng TNXP, sau này nhận
thấy không có Cảnh sát giao thông thì TNXP vẫn làm – vẫn giải
quyết ùn tắc, phân luồng giao thông, họ tự giác chấp hành lệnh điều
tiết giao thông của TNXP.
Người tham gia giao thông, anh PVS nhận định: “TNXP
luôn lắng nghe ý kiến từ người tham gia giao thông, hơn ai hết
TNXP luôn ân cần giúp đỡ trẻ em,người già và đặc biệt du khách
nước ngoài khi tới Việt Nam. Về hành vi,TNXP luôn nghiêm túc
trong công việc,chấp hành đúng nội quy,quy định và được đào tạo
một cách khá chuyên nghiệp. Khi làm nhiệm vụ, họ nhiệt tình, hướng
dẫn tốt cho người tham gia giao thông”
4.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thích ứng với hoạt động giữ
gìn trật tự giao thông của TNXP
Kết quả phỏng vấn anh TTD, trưởng phòng nghiệp vụ Lực lượng
TNXP cho rằng: Cũng cần nhắc nhở TNXP về trang phục - hình ảnh,
như hút thuốc, bấm điện thoại trong khi làm việc. Vẫn còn tình trạng
hàng tháng ra vào liên tục (nghỉ việc) - Làm sao để họ yêu thích công
việc? Có những yếu tố ảnh hưởng như: Thu nhập thấp (chưa được 4
triệu đồng/ tháng), ăn uống chưa được hỗ trợ, chưa có sự thu hút lực
lượng thanh niên vào TNXP. Không phải là ngõ cụt mới vào TNXP phần lớn là người có trình độ THCS nên có nhiều phẩm chất cần cù,
chịu khó – “Kêu đâu đánh đó”. Về khó khăn của TNXP hiện nay,
một là môi trường làm việc là một yếu tố ảnh hưởng lớn, ví dụ Cảnh

17



sát giao thông thì được nhà nước giao quyền để điều tiết giao thông,
còn riêng TNXP là nhiệm vụ phải làm, không có công cụ pháp lí để
điều tiết giao thông. Hai là, giờ giấc làm việc không ổn định, khi cần
huy động gấp là phải làm. (Không phải ai cũng nhận thức được
nhiệm vụ của TNXP, vì họ còn nhiệm vụ phòng chống tụ tập đông
người…), bên cạnh đó, nơi làm việc không cố định (hôm nay chốt
này, ngày mai chuyển sang chốt khác). Những người làm việc lâu
năm, trải qua thực tiễn mới thấy được công việc cần làm. Ba là, khối
lượng công việc không rõ ràng (sản phẩm không rõ ràng) khó hình
dung ra công việc hằng ngày. Mặt khác, xã hội tiến bộ, phương tiện,
công cụ lao động phát triển nhưng phương tiện công cụ lao động của
trật tự viên giao thông còn quá thô sơ.
Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hƣởng đến thích ứng với
hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP
Bảng 4.30.Đánh giá chung các yếu tố ảnh hưởng
TT

Các yếu tố ảnh hƣởng

2.2

Người tham gia giao thông

2.1
1.1

Điểm Xếp


Yếu tố
Khách
quan

Cơ sở hạ tầng giao thông và

Khách

môi trường

quan

Kinh nghiệm công tác của

Chủ

bản thân

quan

1.3

Ý thức tự rèn luyện bản thân

2.4

Chế độ chính sách, tiền lương

Chủ
quan

Khách
quan

18

TB

hạng

2,50

1

2,45

2

2,44

3

2,40

4

2,37

5



1.2
2.5

Hứng thú đối với hoạt động

Chủ

giữ gìn trật tự giao thông

quan

Công tác quản lí hoạt động

Khách

giữ gìn trật tự giao thông

quan

Sự phối hợp của đồng nghiệp
2.3

Khách

và sự hỗ trợ của Cảnh sát giao

quan

thông
Điểm trung bình chung


2,38

2,40

2,36

6

2,34

7

2,26

8

2,39

Các yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng nhiều và tương đối
đồng đều lên các mặt thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao
thông của TNXP. Ảnh hưởng nhiều nhất là người tham gia giao
thông, cơ sở hạ tầng giao thông và môi trường, tiếp theo là kinh
nghiệm công tác của bản thân, ý thức tự rèn luyện bản thân. Sự phối
hợp của đồng nghiệp và sự hỗ trợ của Cảnh sát giao thông ít ảnh
hưởng đến thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của
TNXP.
4.4. Kết quả thực nghiệm tác động
Kết quả thực nghiệm “Cung cấp tri thức nâng cao hiểu biết về
hoạt động giữ gìn trật tự giao thông” đã nâng cao được mức độ thích

ứng của TNXP với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông. Mức độ thay
đổi thể hiện khá đồng đều ở các mặt nhận thức, thái độ và hành vi.
Về nhận thức, thay đổi nhận thức về vai trò xung kích, sẵn sàng
thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, nhiệm vụ giải quyết ùn tắc giao
thông, nhiệm vụ tuần tra, nắm bắt tình hình giao thông, nhiệm vụ
phối hợp với cảnh sát giao thông; thay đổi nhận thức về công tác tuyên
truyền giáo dục người tham gia giao thông; thay đổi hiểu biết về Luật
giao thông đường bộ.

19


Về thái độ, TNXP tự giác hơn trong việc tìm hiểu Luật giao
thông đường bộ, thái độ giao tiếp - ứng xử với người tham gia giao
thông thay đổi từ mức độ trung bình sang mức độ cao:Thái độ
nghiêm túc hơn trong tiếp xúc với người tham gia giao thông; tự giác
hơn trong nhắc nhở người tham gia giao thông chấp hành tín hiệu
giao thông; thường xuyên quan tâm, tôn trong người tham gia giao
thông; Thái độ đối với học tập, hình thành kĩ năng giữ gìn trật tự giao
thông: tự giác học tập trao đổi kinh nghiệm nhiều hơn, nghiêm túc
hơn trong thực hiện các hướng dẫn của quản lí trực tiếp.
Về hành vi, các hành vi có sự thay đổi từ mức độ trung bình sang
mức độ cao bao gồm:sử dụng cờ lệnh chuẩn xác hơn, kết hợp các
động tác thổi còi lệnh, sử dụng cờ lệnh và tư thế ngày càng thuần
thục hơn; các tư thế đứng, vị trí đứng, hướng đứng khi điều khiển
giao thông tại các giao lộ ngày càng chuẩn xác; Thường xuyên hòa
nhã, thân thiện với người tham gia giao thông, hướng dẫn chấp hành
tín hiệu giao thông (dừng đúng vạch, đúng tín hiệu đèn) ngày càng
nghiêm túc hơn


20


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu thu được có thể rút ra các kết luận sau:
1.1. Trên cơ sở phân tích các lí thuyết và các quan điểm khác
nhau, xuất phát từ nguyên tắc hoạt động và quan điểm hệ thống, có
thể cho rằng:
Thích ứng là quá trình thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi
của chủ thể nhằm đáp ứng yêu cầu và điều kiện mới của môi trường
sống.
TNXP là lực lượng xung kích, tích cực tham gia thực hiện nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, giáo dục và đào tạo
thanh niên do cơ quan có thẩm quyền tổ chức, thành lập.
Hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP là hoạt động
xung kích của thanh niên trong việc đảm bảo chấp hành các quy tắc
tham gia giao thông của người tham gia giao thông, đảm bảo cho sự
hoạt động hài hòa của các thành phần tham gia giao thông, duy trì sự
ổn định, an toàn cho người tham gia giao thông, các phương tiện giao
thông.
Thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP là
quá trìnhthay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của lực lương thanh
niên xung kích trong việc đảm bảo chấp hành các quy tham gia giao
thông của người tham gia giao thông, đảm bảo sự hài hòa của các
thành phần tham gia giao thông, duy trì sự ổn định, an toàn cho
người tham gia giao thông và các phương tiện giao thông.
Thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP là
thích ứng nghề nghiệp, thích ứng thực hiện bằng cơ chế hoạt động và
giao tiếp, đây là quá trình tác động qua lại giữa con người với con

người và với môi trường. Sự thích ứng này chịu tác động bởi các yếu

21


tố chủ quan và khách quan. Mức độ thích ứng với hoạt động giữ gìn
trật tự giao thông là phạm vi biến đổi nhận thức, thái độ và hành vi
của TNXP một cách chủ động để đáp ứng yêu cầu và điều kiện mới
của môi trường giao thông nhằm đạt được mục đích đảm bảo trật tự
giao thông.
1.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy đa số TNXP có mức
độ thích ứng cao với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông. Ba mặt
biểu hiện của thích ứng ít có sự chênh lệch nhau về điểm số. Điều
này cho thấy, TNXP có sự thích ứng khá đều ở cả ba mặt.
Về mặt nhận thức, TNXP có sự thay đổi nhận thức ở mức cao bao
gồm: thay đổi nhận thức về vai trò giữ gìn trật tự giao thông, thay đổi
nhận thức về nhiệm vụ giữ gìn trật tự giao thông và thay đổi nhận
thức về các kĩ năng giữ gìn trật tự giao thông; Nhận thức về cách điều
khiển giao thông tại các giao lộ và hiểu biết về Luật giao thông đường
bộ thay đổi ở mức trung bình.
Về mặt thái độ, TNXP có sự thay đổi thái độ ở mức cao bao gồm:
thay đổi thái độ trong việc giải quyết ùn tắc giao thông; thay đổi thái
độ đối với việc tìm hiểu, nghiên cứu Luật Giao thông đường bộ; thay
đổi thái độ đối với học tập, hình thành kĩ năng giữ gìn trật tự giao
thông. Thái độ đối với công tác tuần tra giao thông thay đổi ở mức
độ trung bình.
Về mặt hành vi, TNXP có sự thay đổi hành vi ở mức cao bao
gồm: thay đổi hành động ứng xử đối với ngườitham gia giao thông; thay
đổi hành động trong việc phối hợp với đồng nghiệp, cảnh sát giao
thông; thay đổi hành động đối với việc điều khiển giao thông. Hành

động đối với việc tuần tra giao thông thay đổi ở mức trung bình.
Các yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng nhiều và tương đối
đồng đều lên các mặt thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao

22


×