Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

ĐỀ CƯƠNG ĐA DẠNG SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.33 KB, 40 trang )

ĐA DẠNG SINH HỌC
-

-

-

-











Câu 1: Điều tra, đánh giá ĐDSH là gì? Mục tiêu của Điều tra, đánh giá ĐDSH?
Trả lời
Điều tra đa dạng sinh học: là hoạt động tìm hiểu phát hiện các thông tin về đa dạng
sinh học ở khu vực nào đấy.
Đánh giá đa dạng sinh học: là hoạt động dựa trên thông tin, kết quả điều tra đối chiếu
với các quy chuẩn, tiêu chuẩn rút ra những giá trị, nhận xét.
Mục tiêu:
Đánh giá được hiện trạng đa dạng sinh học như thế nào
Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng sinh học
Câu 2: Xác định đối tượng Điều tra, đánh giá ĐDSH? Phân biệt các đối tượng
Điều tra, đánh giá ĐDSH?
Trả lời


Đối tượng là đa dạng sinh học: các loài động vật, thực vật, vi sinh vật sống trên trái
đất.
Phân biệt các đối tượng:
+ theo đặc điểm của hệ sinh thái
+ môi trường sống
+ đặc điểm cùng từng đôi tượng: cấu tạo, hình dáng, sinh sản…
+
Câu 3: Điều tra, đánh giá ĐD sinh cảnh, hệ sinh thái là gì? Trình bày các đặc
trưng cơ bản để phân biệt sự khác nhau về các sinh cảnh, hệ sinh thái?
Trả lời
Điều tra đa dạng sinh cảnh, hệ sinh thái là hoạt động tìm hiểu phát hiện các thong tin
về đa dạng sinh cảnh ở khu vực nào đấy
Đánh giá đa dạng sinh cảnh, hệ sinh thái là hoạt động dựa trên thong tin kết quả điều
tra đối chiếu với các quy chuẩn, tiêu chuẩn rút ra nhận xét đối với vùng sinh thái đó.
Đặc trưng cơ bản để phân biệt sự khác nhau:
Các dòng năng lượng: năng lượng trong HST gồm quang năng, nhiệt năng, động năng,
hóa năng. Chia ra các hệ sinh thái:
Hệ sinh thái nhận năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời: rừng, biển, đồng cỏ tự
nhiên v.v.
Hệ sinh thái nhận năng lượng môi trường và năng lượng tự nhiên khác bổ sung:
như hệ sinh thái cửa sông được bổ sung từ nhiều nguồn nước. Hệ sinh thái vùng trũng
cũng vậy.
Hệ sinh thái nhận năng lượng ánh sáng mặt trời và nguồn năng lượng do con
người bổ sung: như hệ sinh thái nông nghiệp, đồng cỏ chăn nuôi, vườn cây lâu
năm: cây ăn quả, cây công nghiệp: chè, cao su, cà phê, dâu tằm...
Hệ sinh thái nhận năng lượng chủ yếu là năng lượng công nghiệp như: điện,
nguyên liệu...
Năng suất:
Năng suất sơ cấp: đó là năng suất của sinh vật sản xuất (thực vật, rong, tảo)
Năng suất thứ cấp: đó là năng suất của sinh vật tiêu thụ


Nhóm 3 – LĐH6QM

Page 1

1


-



Chu trình tuần hoàn: Môi trường Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật
phân hủy.
Tiến hóa:
Sự chuyển hóa vật chất: chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng, chu trình sinh
địa hóa.
Câu 4: Trình bày các đặc điểm đặc trưng về các hệ sinh thái sau:
Sinh cảnh rừng cây gỗ và cây bụi

Sinh cảnh đồng cỏ

Sinh cảnh đồng ruộng

Sinh cảnh núi đá vôi

Sinh cảnh đất ngập nước

Sinh cảnh sông, suối


Sinh cảnh đầm phá ven biển

Sinh cảnh vùng triều

Sinh cảnh cửa song
Trả lời

a. Sinh cảnh rừng cây gỗ và cây bụi

b. Sinh cảnh đồng cỏ
- Đồng cỏ hay thảo nguyên là khu vực trong đó thảm thực vật tự nhiên chủ yếu là các






-

c.
-

-

loài cỏ trong họ hòa thảo, và các loại cây thân thảo khác.
Xa van đồng cỏ với cây pahst tán riêng lẻ. sống trong khí hậu ấm hoặc nóng , lượng
mưa hằng năm khoảng 508 -1270mm mỗi năm.
Phân loại
gồm có đồng cỏ nhiệt đới và cận nhiệt đới: cấc vùng xa van và vùng caay bụi nhiệt
đới và cận nhiệt đới

Đồng cỏ ôn đới: quần xã sinh vật đồng cỏ, xa van và vùng cây bụi ôn đới.
Đồng cỏ ngập nước: quần xã sinh vật đồng cỏ và xa van ngập nước. có chủ yếu tại
khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới
Đồng cỏ miền núi: các đồng cỏ nằm trên cao độ lớn trên cac dãy núi cao. 1 phần của
quần xã sinh vật đồng cỏ và vùng cây bụi miền núi.
Đòng cỏ cùng cực
Đồng cỏ khô cằn hay được gọi là đồng cỏ xa mạc
Khu vực phân bố: tìm thấy trong kiểu khí hậu đất liền. thảm thực vật có thể dao động
về chiều cao rất ngắn. các loại thực vật thân gỗ, cây bụi , cây gỗ. có thể xuất hiện
trong 1 số dạng đồng cỏ.
Sinh cảnh đồng ruộng:
Hệ sinh thái đồng ruộng là một hệ thống với quần thể hoặc các quần thể cây trồng là
trung tâm tương tác chặt chẽ với môi trường xung quanh bao gồm ánh sáng, không
khí, nước, địa hình, đất đai, cỏ dại, côn trùng, vi sinh vật, động vật, v.v...
Nước là một trong những nhân tố hạn chế sự tồn tại hay không tồn tại của đồng ruộng,
do đó, đối chiếu sự phân bố mưa của lục địa cho thấy: vùng có lượng mưa nhỏ hơn
Nhóm 3 – LĐH6QM

Page 2

2


250 mm hầu như không có diện tích đồng ruộng. Sự phân bố của đồng ruộng, nói một
cách khái quát là do nước, nhiệt độ, địa hình và vĩ độ hạn chế. Ðối với các loại cây
trồng chủ yếu thì bị các điều kiện môi trường nhất định liên hệ với giống cây đó hoặc
quan hệ tổ hợp của một số điều kiện nào đó hạn chế. Ở từng khu vực cục bộ thường bị
ảnh hưởng của sâu bệnh. Vì thế, về mặt quy hoạch đất thích hợp với cây trồng, việc
nghiên cứu địa lý sinh thái cây trồng là một trong những lĩnh vực quan trọng của sinh
thái học đồng ruộng.

- Ðiểm khác nhau chủ yếu về thành phần hợp thành của hệ sinh thái đồng ruộng so với
hệ sinh thái khác là quần thể cây trồng mang tác dụng chủ đạo do con người điều
khiển một cách đầy đủ; người và gia súc cũng là thành phần hợp thành của hệ sinh
thái. Ngoài ra, còn có một số biện pháp điều khiển của con người có ảnh hưởng sâu
sắc đến sự hợp thành của hệ sinh thái đồng ruộng như biện pháp làm đất, bón phân,
phòng trừ sâu, bệnh, cỏ dại, phủ đất, tưới nước và điều khiển di truyền chọn giống
d. sinh cảnh núi đá vôi
- Vùng núi đá vôi ở Việt Nam có diện tích khá lớn, lên tới 50. 000 - 60. 000 km2, chiếm
gần 15% diện tích đất liền tập trung chủ yếu ở 4 tiểu vùng Việt Bắc (Hà Giang, Cao
Bằng, Lạng Sơn), Đông Bắc Bộ (Quảng Ninh), Tây Bắc Bộ (Lai Châu, Lào Cai, Sơn
La, Hòa Bình, Ninh Bình) và Bắc Trung Bộ (Quảng Bình).
e. Sinh cảnh đất ngập nước
Theo công ước Ramsar, ĐNN được định nghĩa là: “Các vùng đầm lầy, than bùn hoặc
vùng nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có nước chảy
hay nước tù, là nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả các vùng biển với độ sâu
không quá 6 mét khi triều thấp.”.
Đất ngập nước được chia thành các hệ chính:
- Biển: các vùng đất ĐNN ven biển, gồm các đầm phá ven biển, các bờ đá và các rạn
san hô;
Cửa sông: bao gồm vùng châu thổ, các bãi triều lầy, các đầm nước;
Ven hồ: các vùng ĐNN có liên quan đến các hồ;
Đầm lầy: các đầm, đầm lầy và đầm lầy than bùn.
Các vùng ĐNN là nơi có mức ĐDSH rất cao, bên cạnh thành phần thủy sinh vật, ĐNN
còn là nơi hỗ trợ cho cuộc sống của nhiều quần thể chim nước, động vật có vú, bò sát,
lưỡng cư.Các vùng ĐNN còn là nơi có năng xuất sinh học cao nhất, tạo ra hàng loạt
các lợi ích cho con người.
f.


-


-

Sinh cảnh sông, suối
Suối. Có thể coi là sông cấp 1, một số suối lớn là sông cấp 2. Loại hình thuỷ vực này
chỉ phân bố ở cảnh quan địa hình đồi núi, đầu nguồn các sông lớn. Địa hình của suối
thường tương đối đồng nhất, có thể chia thành ba vùng:
Vùng đầu nguồn: Ở trên sườn núi, độ dốc lớn đổ xuống tạo thành thác. Nền đáy là đá
tảng lớn;
Vùng giữa nguồn: chảy qua làng bản dân cư, đồng ruộng, địa hình bằng phẳng hơn,
lòng rộng hơn, độ sâu 0,5-1 m. Nền đáy đá hòn ở giữa lòng suối, một số vùng ven bờ
có đáy cát-bùn lẫn sỏi, ở các vực sâu có đáy bùn. Tốc độ dòng chảy chậm hơn, độ
trong lớn nhìn thấy đáy;
Vùng cuối nguồn: nơi suối gia nhập sông, có thể tạo thành vịnh nhỏ hay bãi đá rộng.
Nhóm 3 – LĐH6QM

Page 3

3




-

g.
-

-


h.

-

i.

Đặc tính quan trọng nhất của suối là mực nước biến đổi thất thường. Mùa mưa lũ,
nước dâng cao, đôi khi đột ngột tạo thành dòng lũ lớn, nước đục ngầu, chảy xiết, có
thể cuốn trôi cả những tảng đá ở lòng suối về hạ nguồn và đôi khi làm thay đổi dòng
sau trận lũ, lòng suối trải rộng. Sau lũ, mực nước suối lại hạ nhanh chóng, tốc độ nước
giảm, độ trong tăng lên. Hai bên bờ suối thường có thực vật lớn phát triển, mọc thành
bụi. Thành phần thuỷ sinh vật đặc trưng cho HST suối bao gồm: thực vật thuỷ sinh
(Macrophyta), thành phần ấu trùng côn trùng ở nước rất phong phú, các loài ốc kích
thước nhỏ họ Thiariadae, Viviparidae, các loài cá kích thước nhỏ
Sông. Đây là nơi cư trú rất quan trọng của các quần thể cá và các loài động vật không
xương sống. Thuỷ vực này được đặc trưng bởi hàm lượng ô xy hoà tan thấp hơn so
với suối, nhiệt độ cao hơn, độ đục cao hơn, hàm lượng dinh dưỡng cũng cao hơn, đáy
bùn và có mùa lụt. Nền đáy sông thay đổi từ cát vùng thượng và trung lưu đến cátbùn, bùn cát ở vùng hạ lưu. Hệ động vật đáy bao gồm các nhóm tôm, cua, trai, ốc
phong phú. Mùa lụt là sự kiện quan trọng của nhiều loài cá sông. Theo các kiểu địa
hình-cảnh quan, có thể phân biệt sông ở Việt Nam có hai dạng chính là sông vùng núi
và sông vùng đồng bằng.
Sông vùng núi thường có lòng sông hẹp, ở tận cùng đầu nguồn thường có dạng suối,
lòng sông ít khúc khuỷu, độ dốc lớn, nước chảy mạnh, chảy xiết vào mùa mưa, thường
hay có ghềnh thác. Nền đáy cát, ít bùn, có phủ đá hòn, kích thước nhỏ đi về phía trung
lưu.
Sông vùng đồng bằng chẩy qua vùng đồng bằng, ngoài phần hạ lưu của các sông lớn,
còn đều là những sông nhỏ, mang tính chất sông ven biển. Lòng sông thường uốn
khúc, nước chẩy chậm về mùa khô, chẩy mạnh vào mùa mưa. Nền đáy mềm là bùn cát.
Sinh cảnh đầm phá ven biển
Đầm phá là một phần của biển, được tách ra khỏi biển nhờ một dạng tích tụ như đê

cát, rạn san hô chắn ở phía ngoài và ăn thông với biển qua một hoặc nhiều cửa . Dưới
góc độ loại hình học, đầm phá có đặc tính của hồ chứa nước ven bờ. Cấu trúc quần xã
sinh vật đầm phá thay đổi theo mùa rõ rệt. Cũng là loại hình hồ chứa nhưng đầm phá
thường nông nên hệ sinh vật đáy rất phát triển.
Tính chất thay đổi thủy văn theo mùa của vũng biển, vịnh biển không phức tạp nhiều
như đầm phá. Do ảnh hưởng của biển nhiều hơn, độ mặn thường xuyên lớn nên quần
xã sinh vật biển thường chủ đạo trong cấu trúc sinh vật vũng, vịnh biển.
Sinh cảnh vùng triều
KN:Vùng triều là nơi chuyển tiếp giữa sông và biển, bởi vậy nơi đây một mặt phụ
thuộc vào chế độ thuỷ văn nước ngọt từ sông lục địa đổ ra, mặt khác phụ thuộc vào
chế độ thuỷ triều ngoài biển vào.
Các kiểu vùng triều:
Dựa trên thành phần cấu tạo nền đáy, độ mặn, chế độ thuỷ triều cũng như những sinh
vật đặc trưng có thể phân loại bãi triều cửa sông phía bắc thành các kiểu :
+ Bãi triều lầy cửa sông, chủ yếu ở các vùng cửa sông có rừng ngập mặn phát triển;
+Bãi triều rạn đá, hay gặp ở khu vực Quảng Ninh, vùng biển Trung Bộ và ven các đảo
lớn;
+Bãi triều tùng áng, thường gặp ở các đảo trong vịnh Hạ Long, Bái Tử Long;
+Bãi triều san hô chết, hay gặp ở các đảo ven bờ.
Sinh cảnh cửa sông.
Nhóm 3 – LĐH6QM

Page 4

4


-

Cửa sông là HST phức hợp do có sự tương tác giữa sông và biển. Bởi vậy quần xã

thuỷ sinh vật ở đây mang tính hỗn hợp giữa các nhóm sinh thái nước ngọt, nước lợ và
nước mặn. Đây vừa là nơi cư trú vừa là nơi nuôi dưỡng vừa là bãi đẻ trứng của nhiều
loài cá biển và nhiều nhóm động vật không xương sống. Một điều đáng lưu ý là trong
khu vực cửa sông, rừng ngập mặn rất phát triển là nơi cư trú và nuôi dưỡng cho nhiều
loài thuỷ sinh vật.

Câu 5.Trình bày các phương pháp Điều tra, đánh giá ĐDSH một số sinh cảnh?
Trả lời
1. Phương pháp nghiên cứu thực địa
Các bước tiến hành:
- Bước 1: Phân chia khu vực nghiên cứu thành các loại sinh cảnh khác nhau( Môi
trường sống khác nhau)
+Dựa vào các đặc điểm của các sinh cảnh như : địa hình, khí hậu, thảm thực vật, thực
vật, động vật…để phân chia thành các khu vực nghiên cứu khác nhau.
+Từ việc phân chia khu vực nghiên cứu ta xác định thành phần loài, sự phân bố của
loài, loại điển hình theo từng sinh cảnh.
- Bước 2: Lựa chọn số lượng mẫu, vị trí lấy mẫu phụ thuộc vào mục tiêu cụ thể ở từng
sinh cảnh.
+Tìm hiểu: địa hình, địa chất, thảm thực vật đặc trưng. Điều kiện khí hậu đặc trưng,
hệ thực vật, hệ động vật.
- Bước 3: Xử lý số liệu điều tra ở từng sinh cảnh khác nhau.
+So sánh, đánh giá ĐDSH trong các sinh cảnh
2. Phương pháp điều tra phỏng vấn
- Nhận định sơ bộ ban đầu về các sinh cảnh qua những người có hiểu biết về các sinh
cảnh tại địa phương( cán bộ kiểm lâm,ban quản lý rừng các hộ dân được giao quản lý
rừng) và các thông tin trong báo cáo hiện trạng rừng hàng năm : số luợng các loài, khu
vực phân bố,loài nào chiếm ưu thế mạnh, loài nào đang có nguy cơ tuyệt chủng….
- Lập danh mục các loại sinh cảnh theo bảng biểu
Loại sinh cảnh
Đặc điểm tự nhiên

Các loài động vật Các loài thực vật
điển hình
điển hình
- Tổ chức thảo luận chuyên đề giữa ngừơi dân-người dân,người dân-cán bộ xung quanh
các vấn đề nảy sinh sau khi công bố những gì đã tìm hiếu được rút ra mặt hạn chế,mặt
ưu điểm.
Câu 6.Trình bày các phương pháp Điều tra, đánh giá ĐDSH vật thân gỗ, cây
bụi?
Trả lời
1. Các phương pháp điều tra trong tự nhiên:
1.1. Điều tra bằng cách lập ô
• Các bước tiến hành:
- Xác định trước khu vực rừng cần điều tra.
- Có thể định trước những loại thực vật thân gỗ và cây bụi cụ thể cần tiến hành khảo sát,
điều tra
- Tiến hành lập ô:xác định vùng rừng tiêu biểu,chọn vị trí lấy mẫu,giăng dây( thông
thườngô (5m x 5m) áp dụng cho nghiên cứu thảm cây bụi và ô ( 10m x 10m) áp dụng
ch0 nghiên cứu thảm thực vật cây gỗ lớn )
Nhóm 3 – LĐH6QM

Page 5

5


Chuẩn bị dụng cụ và phương tiện cần mang theo:thước dây,dao,dây lập ô,cân,dụng cụ
đo cao,khoan tăng trưởng…
- Lập bảng biểu điều tra như sau
Đối với cây thân gỗ:
STT Loại Chiều cao Chiều cao D1.3

Đường kính
Phẩm
Toạ Độ
vút ngọn
dưới cành (cm) tán(ĐT-NB)
Chất
(m)
(m)
(m)
(m)
(A,B,C)
1
Dâu 13
8
10
2-3
A
X:3;Y:1
da
đất
Đối với cây thân bụi
STT
Loại
Đơn vị tính
Phẩm chất
1
Lá giang
2kg tươi/toàn thân
A
2

Củ mài
6 bụi
B
+ Đối với loài mới chưa có thông tin hay tên gọi thì cần chụp lại ảnh, lấy mẫu về phân
tích, nêu rõ đặc tính sinh thái).
+ Vận động những người có hiểu biết về cây thân gỗ và cây bụi tại địa phương và dân
chúng để dễ nhận dạng và dựa vào đó chúng ta ghi chép theo tên loài theo địa phương.
+ Tiến hành tính toán sản lượng,trử lượng,mật độ,tần số xuất hiện của từng loài.Vẽ
biểu đồ đồ.Nhận xét về tình hình sinh trưởng ,phát triển.
• Các nội dung điều tra:
- Ghi chép, trao đổi, chụp ảnh về điều kiện sinh thái của ô, nên sử dụng thuật ngữ địa
phương,
- Xác định sự có mặt và tần số xuất hiện của các loài có trong ô (các loại cây thân gỗ và
cây bụi).
- Đo đếm số cây/bụi, cành nhánh, lá, rễ-củ của các loài và mô tả đặt tính sinh thái của
các loài cây trong ô
1.2. Điều tra theo tuyến (không lập ô)
• Các bước điều tra:
- Xác định các loài sẽ kiểm kê,các loài khác nhau hiện diện khác nhau theo thời điểm
kiểm kê .
- Lập tuyến và điều tra trên các tuyến: xác định khoảng cách các tuyến, số lượng tuyến.
- Chuẩn bị các dụng cụ và phương tiện:thước dây,dao,dây ,dụng cụ đo cao,khoan tăng
trưởng,dụng cụ hái quả…
- Lập bảng biểu điều tra theo từng tuyến:
Tuyến:1
Đối với cây thân gỗ:
-

Loại


Số lượng Chiều cao
vút ngọn
(m)
(trung
bình)

Chiều cao
dưới cành
(m)
(trung
bình)

D1.3
(cm)
(trung
bình)

Sơn
huyết

3

6

25

Nhóm 3 – LĐH6QM

8


Page 6

Đường
kính
tán(ĐTNB) (m)
(trung
bình)
3

Phẩm Chất
(A,B,C)

2B ,1C

6


Đối với cây bụi
Loài


-

-

-

-

-


-

Số lượng

Đơn vị tính

Phẩm chất

-Ghi chép, trao đổi, chụp ảnh (nếu được) các thông tin về sinh vật hậu (chú ý đất, địa
hình và ghi chép thông tin về khu vực khác nhau.
-Vận động mọi ngươi tham gia điều tra
-Tổng hợp thông tin, lập biểu đồ so sánh mức độ đa dạng của thực vật thân gôc và cây
bụi giữa các tuyến.
Các nội dung điều tra:
Ghi chép, trao đổi, chụp ảnh (nếu được) các thông tin về sinh vật hậu (chú ý đất, địa
hình và ghi chép thông tin về các loài cây là cây thân gỗ và cây bụi tại nơi chúng xuất
hiện).
Đo đếm các thông số sinh thái học theo đặc trưng từng loài (chiều cao, tán, số lá, cành
nhánh, bụi…).
Xác định sự có mặt và tần số xuất hiện của các loài có trong tuyến
1.3.Phương pháp điều tra phỏng vấn
Nhận định sơ bộ ban đầu về tình hình cây thân gỗ và cây bụi qua những người có hiểu
biết về cây gỗ và cây bụi tại địa phương( cán bộ kiểm lâm, các hộ dân được giao quản
lý rừng) và các thông tin trong báo cáo hiện trạng rừng hàng năm : số luợng các loài,
khu vực phân bố,loài nào chiếm ưu thế mạnh, loài nào đang ciosnguy cơ tuyệt chủng.
Dựa vào các thông tin có được ta vẽ bản đồ tài nguyên về cây thân gỗ, cây bụi:khu
vực tập trung cho từng loài,các con đường dẫn đến địa điểm.
Phân loại các loại cây thân gỗ và cây bụi theo các đặc điểm sinh thái học
Lập danh mục các loại cây theo bảng biểu

Loài cây
Số lượng
Đặc điểm
Hình ảnh cây
Liệt kê,định danh các loài mới,công dụng mới,thống kê ý kiến của người dân.
Tổ chức thảo luận chuyên đề giữa ngừơi dân-người dân,người dân-cán bộ xung quanh
các vấn đề nảy sinh sau khi công bố những gì đã tìm hiếu được rút ra mặt hạn chế,mặt
ưu điểm.
1.4. Phương pháp xử lý mẫu vật

Xử lí ướt: Khi không có thời gian và điều kiện làm mẫu ngay trong ngày, chúng
ta chỉ ép mẫu tạm thời giữa hai tờ báo gập đôi, không chèn ngay, ghi đầy đủ các
thông số lên nhãn. Sau khi đã làm mẫu xong chúng ta không dùng cặp mắt cáo
để ép mẫu hay chỉ ép một thời gian ngắn sao cho chúng đủ thời gian ổn định vị
trí, sau. đó bỏ cặp và dùng giấy báo bọc ngoài, bó chặt lại rồi cho các bó mẫu đó
vào túi polyetylen cỡ lớn. Mỗi túi lớn có thể chứa nhiều bó mẫu, dùng cồn đủ
cho thấm ướt các tờ báo và buộc chặt lại để chuyển về nơi có điều kiện sấy khô.
Cách làm đó có thể giữ cho mẫu trong khoảng một tháng mà không cần phải sấy
ngay. Mục đích là để giết các enzym chống rụng lá.
Xử lí và sấy khô: Khi mẫu được chuyển về phòng thí nghiệm việc đầu tiên cần
tiến hành là xử lí kịp thời. Trước hết dùng các tờ báo mới rồi lần lượt mang từng
vật mẫu ra, rải đều trên tờ báo nhân dân hay các tờ báo khác được gập 4 có kích
thước 30 x 40cm, vuốt cho các lá phẳng ra và đảm bảo lá luôn luôn có mặt lá
sấp và mặt ngửa. Dùng các tờ báo mới khác phủ lên. Lớp phủ càng dày càng tốt
Nhóm 3 – LĐH6QM

Page 7

7



để vật mẫu phẳng. Cứ sau 5 - 6 mẫu chèn thêm một tấm nhôm lượn sóng.
Khoảng 15 - 20 mẫu dùng hai cặp mắt cáo rồi buộc lại cho chặt . Các mẫu sau
khi đã bó chặt cho ra nắng phơi hoặc cho vào tủ sấy để sấy khô. Sau khi mẫu đã
khô, các mẫu được lấy ra đặt giữa các tờ báo rồi xếp thành bó và buộc lại để chờ
định tên.
1.5. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Phương pháp xác định tên khoa học
Phân chia mẫu theo họ và chi Trước khi phân tích các mẫu cây khô lưu ở các
bảo tàng thực vật hay các phòng mẫu cây khô (bách thảo = Herbarium) với đầy
đủ tên khoa học, ta mang mẫu đã thu so với bộ mẫu lưu để có tên sơ bộ. Nếu
các mẫu hoàn toàn giống nhau thì chúng ta tạm yên tâm với các tên đó và xếp
riêng. Những mẫu còn nghi ngờ trù tiếp tục phân tích cụ thể và tra tên khoa học
theo khoá xác định.
Trường hợp không thể xác định được tên khoa học của loài cây có thể gửi tiêu
bản về các phòng tiêu bản sau đây nhờ các nhà phân loại thực vật có kinh
nghiệm giám định:
- Phòng Tiêu bản thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (đường Hoàng
Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
- Bảo tàng Thực vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (19
Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
- Phòng Tiêu bản thực vật, Viện Điều tra Quy hoạch rừng (Thanh Trì - Hà Nội
- Phòng Tiêu bản thực vật, Trường Đại học Lâm nghiệp (Xuân Mai, Hà Nội)
Phân tích mẫu Để tra tên khoa học,định loại
Đầu tiên phải tiến hành phân tích các mẫu đã thu thập. Khi phân tích trên mẫu
khô phải lấy từ hoa ra cho vào ống nghiệm cùng với ít nước vừa đủ ngập hoa và
đun sôi để mẫu trở lại trạng thái bình thường. Hai tay với 2 kim nhọn tách 9 từ
từ các bộ phận của hoa dưới kính lúp để quan sát và vẽ hình. Khi phân tích chú
ý một số nguyên tắc như sau: - Phân tích từ tổng thể bên ngoài đến các chi tiết
bên trong. - Phân tích từ cái lớn đến cái nhỏ. - Phân tích đi đôi với ghi chép và

vẽ hình.
- Vẽ hình trước hết tự mình vừa phân tích vừa vẽ để đảm bảo độ chân thực của
nó. Lấy một tờ giấy kẻ ô li để lên bàn lúp sau đó để bản kính chồng lên (có thể
dán ngay vào mặt dưới bản kính), mẫu được để lên bản kính đó và tiến hành
phân tích từng bộ phận của hoa được các ô li chỉ rõ kích thước của chúng. Trong
lúc đó lấy một tờ giấy vẽ có kẻ ô vuông tuỳ ý và từ đó điều chỉnh vị trí của các
bộ phận theo chiều của ô li trên bàn lúp và vẽ lên tờ giấy ô vuông để vẽ chúng
lên đó, cứ mỗi ô vuông trên giấy vẽ tương ứng với ô li trên bàn lúp. Sau khi vẽ
xong đặt các đoạn chỉ rõ tỉ lệ của từng bộ phận trên bản vẽ theo sự tương ứng
giữa ô li với ô vuông tức là 1 ô li là nam thì cạnh 1 ô vuông tương ứng là 1mm.
Song song với vẽ hình chúng ta tiến hành chụp ảnh qua lúp hay quan sát và
chụp ảnh qua lúp gắn với màn hình máy tính.

Nhóm 3 – LĐH6QM

Page 8

8


- Tra tên khoa học Sau khi đã phân tích, chúng ta tiến hành tra tên khoa học dựa
theo các khoá xác định lượng phân hoặc vừa phân tích vừa tra khoá. Chú ý một
số nguyên tắc khi tra tên như sau:
+Hoàn toàn khách quan và trung thành với các mẫu thực, không phụ thuộc vào
các tên giám định sẵn hay tên do các tác giả xác định trước đây.
+ Khi tra khoá luôn luôn đọc 2 đặc điểm đối nhau cùng một lúc để dễ dàng phân
định giữa các cặp dấu hiệu.
+ Xác định tên loài: Trong quá trình tiến hành xác định tên khoa học phải tuân
theo các nguyên tắc nhất định. Các tài liệu chính dùng trong quá trình xác định
tên khoa học gồm: - Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1991 - 1993, 1999 2000). - Cây gỗ rừng Việt Nam (1971 - 1988). - Vân Nam thực vật chí (Trung

Văn). - Thực vật chí đại cương Đông Dương (Lecomte, 1907 - 1952. Flore
Générale de IIndochine). Thực vật chí Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam (Aubréville
A.et al., 1960 - 1997. Flore du Camboge, du Laos et du Vietnam). - Flora of
China và Flora of China - Illustration (Wu Zheng-yi and P.Re van, 1994 - 2000).
10 - Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, 6 tập (Lê Khả Kế chủ biên, 1969 - 1975). Thực vật chí Việt Nam, NXB Khoa học - Kĩ thuật, Hà Nội (gồm nhiều tập,
Nguyễn Tiến Bản và tập thể). - Khoá xác định và phân loại họ Thầu dầu Việt
Nam (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1999). - Identification guide to Vietnamese Orchids
(Orchidaceae Juss.) (Averyanov L. V., 1991). - Lan Việt Nam (Nguyễn Thiện
Tịch, 2001). - Tài nguyên cây gỗ Việt Nam (Trần Hợp, 2002).
Sau khi đã có tên khoa học, cần kiểm tra lại bằng các bản mô tả đã được giới
thiệu trong các bộ thực vật chí hay các sách chuyên khảo. Nếu mẫu đúng với
bản mô tả thì chép đầy đủ tên khoa học của cây kèm theo tên tác giả và tên họ
của mẫu cây đó, sau đó các mẫu được nhập vào phòng Mẫu cây khô
Câu 7.Trình bày các phương pháp Điều tra, đánh giá ĐDSH vật thân thảo
Trả lời
1.Điều tra bằng cách lập ô

-

Các bước tiến hành:
Xác định trước khu vực rừng cần điều tra.
Có thể định trước những loại thực vật thân thảo cụ thể cần tiến hành khảo sát, điều tra
Tiến hành lập ô:xác định vùng rừng tiêu biểu,chọn gốc O,giăng dây(Thông thường ô
tiêu chuẩn có kích cỡ (1m x 1m) được áp dụng cho nghiên cứu thực vật thân thảo)
Chuẩn bị dụng cụ và phương tiện cần mang theo:thước dây,dao,dây lập ô,cân,dụng cụ
đo cao…
Lập bảng biểu điều tra như sau

Nhóm 3 – LĐH6QM


Page 9

9


Đối với cây thân thảo
STT
Loại
Đơn vị tính
Phẩm chất
1
Lá giang
2kg tươi/toàn thân
A
2
Củ mài
6 bụi
B
+ Đối với loài mới chưa có thông tin hay tên gọi thì cần chụp lại ảnh, lấy mẫu về phân
tích, nêu rõ đặc tính sinh thái).
+ Vận động những người có hiểu biết về cây thân thảo tại địa phương và dân chúng để
dễ nhận dạng và dựa vào đó chúng ta ghi chép theo tên loài theo địa phương.
+ Tiến hành tính toán sản lượng,trử lượng,mật độ,tần số xuất hiện của từng loài.Vẽ
biểu đồ đồ.Nhận xét về tình hình sinh trưởng ,phát triển.
• Các nội dung điều tra:
- Ghi chép, trao đổi, chụp ảnh về điều kiện sinh thái của ô, nên sử dụng thuật ngữ địa
phương,
- Xác định sự có mặt và tần số xuất hiện của các loài có trong ô (các loại cây thân thảo).
- Đo đếm số cây/bụi, cành nhánh, lá, rễ-củ của các loài và mô tả đặt tính sinh thái của
các loài cây trong ô

2.Điều tra theo tuyến (không lập ô)
• Các bước điều tra:
- Xác định các loài sẽ khảo sát,các loài khác nhau hiện diện khác nhau theo thời điểm
khảo sát .
- Lập tuyến và điều tra trên các tuyến: xác định khoảng cách các tuyến, số lượng tuyến.
- Chuẩn bị các dụng cụ và phương tiện:thước dây,dao,dây ,dụng cụ đo cao,khoan tăng
trưởng,dụng cụ hái quả…
- Lập biểu điều tra theo từng tuyến:
- Lập bảng biểu điều tra theo từng tuyến:
Tuyến:1
Đối với cây thân thảo
Loài
Số lượng
Đơn vị tính
Phẩm chất


-

Ghi chép, trao đổi, chụp ảnh (nếu được) các thông tin về sinh vật hậu (chú ý đất, địa
hình và ghi chép thông tin về khu vực khác nhau.
Vận động mọi ngươi tham gia điều tra
Tổng hợp thông tin, lập biểu đồ so sánh mức độ đa dạng của thực vật thân thảo giữa
các tuyến.
Các nội dung điều tra:
Ghi chép, trao đổi, chụp ảnh (nếu được) các thông tin về sinh vật hậu (chú ý đất, địa
hình và ghi chép thông tin về các loài cây là cây thân thảo tại nơi chúng xuất hiện).
Đo đếm các thông số sinh thái học theo đặc trưng từng loài (chiều cao, tán, số lá, cành
nhánh, bụi…).
Xác định sự có mặt và tần số xuất hiện của các loài có trong tuyến


Nhóm 3 – LĐH6QM

Page 10

10


-

-

3.Phương pháp điều tra phỏng vấn
Nhận định sơ bộ ban đầu về tình hình cây thân thảo qua những người có hiểu biết về
cây thân thảo tại địa phương( cán bộ kiểm lâm, các hộ dân được giao quản lý rừng) và
các thông tin trong báo cáo hiện trạng rừng hàng năm : số luợng các loài, khu vực
phân bố,loài nào chiếm ưu thế mạnh, loài nào đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Dựa vào các thông tin có được ta vẽ bản đồ tài nguyên về cây thân thảo:khu vực tập
trung cho từng loài,các con đường dẫn đến địa điểm.
Phân loại các loại cây thân thảo theo các đặc điểm sinh thái học
Lập danh mục các loại cây theo bảng biểu
Loài cây
Số lượng
Đặc điểm
Hình ảnh cây
Liệt kê,định danh các loài mới,công dụng mới,thống kê ý kiến của người dân.
Tổ chức thảo luận chuyên đề giữa ngừơi dân-người dân,người dân-cán bộ xung quanh
các vấn đề nảy sinh sau khi công bố những gì đã tìm hiếu được rút ra mặt hạn chế,mặt
ưu điểm.
Câu 8. Phương pháp điều tra đa dạng sinh học thực vật ngoại tầng

Trả lời
Phương pháp điều tra

1. Điều tra thu thập số liệu trong ô tiêu chuần

Xác định kích thước và số lượng ô tiêu chuẩn: Thực tế, quá trình sinh trưởng và phát
triển của phần lớn các loài thực vật ngoại tầng liên quan đến cây thân gỗ. Chính vì thế
nên phương pháp rút mẫu, xác định sinh trưởng, số lượn ô tiêu chuẩn giống như đối
với trường hợp điều tra thực vật thân gỗ. Thông thường khi triển khai thu thập số liệu
trên ô tiêu chuẩn đối với cây thân gỗ, đồng thời kết hợp với việc thu thập số liệu của
thực vật ngoại tầng có phân bố trong ô. Thu thập số liệu trên ô tiêu chuẩn đối với thực
vật ngoại tầng thường ghi nhân: tên loài, tầng phân bố, số lượng...
ÔTC số:
Ngày điều tra:
Người – nhóm điều tra:
Trạng thái rừng/kiểu sinh cảnh:
Vị trí: Chân/sườn/đỉnh:
STT
Loài cây
Tầng phân bố chính
Số lượng
Vật mẫu
Chú ý: việc ghi nhận và ký hiệu đối với các loài chưa thể xác định được tên giống như
hình thức điều tra theo tuyến.
Đặc biệt đối với các loài quan trọng, cần phải ghi nhân tất cả những đặc điểm, hiện
tượng có liên quan đến từng cá thể, đo đếm số lượng cá thể trong từng ô tiêu chuẩn.
2. Điều tra phỏng vấn theo mẫu phiếu
- Tiến hành phỏng vấn người dân, lãnh đạo, chính quyền địa phương, các cán bộ quản
lý vườn quốc gia, khu bảo tồn; các lực lượng chức năng như cán bộ kiểm lâm, cán bộ
khoa học tại địa phương... để thu thập thông tin và các số liệu cần thiết.

- Dựa vào cộng đồng cư dân địa phương để điều tra bổ sung về đa dạng thực vật, điều
kiện môi trường cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đời sống, kỹ thuật... của khu vực nghiên cứu.
Phương pháp được thực hiện gồm bước tham vấn và bước xác thực thông tin
- Ở bước tham vấn, tiến hành phỏng vấn người dân những người sống phụ thuộc vào
nguồn tài nguyên rừng hoặc tổ chức các hoạt động du lịch tại địa phương. Sau đó, sử
dụng các câu hỏi mở để tham vấn những người dân có kinh nghiệm, và đang làm khai
thác tài nguyên rừng về hiện trạng, tình hình khai thác, và các mối đe dọa – nguy cơ
Nhóm 3 – LĐH6QM

Page 11

11


ảnh hưởng đến đa dạng thực vật. Thông tin thu được sẽ được thống kê, sắp xếp, trình
bày với sự hỗ trợ của các phần mềm thống kê.
- Ở bước xác thực thông tin, các đối tượng tham vấn sẽ được nghe phần trình bày tất cả
các thông tin (đã được thống kê, xử lý, và thể hiện lên các bảng sơ đồ bản đồ) mà họ
đã cung cấp để từ đó bổ sung hoặc chỉnh lý, xác thực tất cả các thông tin. Sau đó, sử
dụng các phần mềm thống kê để tổng hợp, xử lý số liệu, phân tích tương uan và phân
ích hệ thống.
3. Thu mẫu và làm mẫu thực vật tại thực địa
Chọn mẫu: Chọn những mẫu tiêu biểu và đầy đủ các thành phần như: thân, cành, lá,
cơ quản sinh sản là hoa hoặc quả và các đủ trữ lượng theo yêu cầu. Do số liệu các loài
thực vật trên rất nhiều nên ưu tiên chọn mẫu là những loài có giá trị bảo tồn, những
loài có giá trị sử dụng cao, những loài đang bị khai thác mạnh tại vùng nghiên cứu,
những loài chưa thể xác định chính xác tên loài trên thực địa.
Thu mẫu: mỗi mẫu phải thu đủ các bộ phận: cành, lá, hoa/quả (cây gỗ lớn) hoặc cả
dây, thân, rễ, củ (cây thảo).
Số lượng mẫu cho một cây gỗ ớn nên thu từ 3 – 10 mẫu, số liệu câu thân thảo cũng

tương tự với những cây giống nhau để có thể so sánh biến dị và trao đổi mẫu.
Thu mẫu các cây bì sinh
Đối với các cây bì sinh, sống nhờ, sống bám, hoại sinh (nấm, địa y, phong lan, tầm
gửi...) dùng dao nhỏ tách hoặc cưa cắt lất cả 1 phần cây chủ trong 1 số trường hợp cần
thu mẫu cả cây chủ để nghiên cứu sâu hơn.
4. Bảo quản và vận chuyển mẫu
Chụp ảnh mẫu: Đây là việc làm rất quan trọng giúp lưu giữu hình ảnh của mẫu, phục
vụ cho những nghiên cứu phân loại cũng như bảo quản mẫu này.Ảnh cần đảm bảo các
yêu cầu mẫu này:
Quan sát được mẫu tươi 1 cách đầy đủ và tự nhiên.
Hình ảnh hiển thị được toàn bộ các bộ phận của cây.
Chụp lại toàn bộ nhứng đặc điểm bất thường, đặc biệt, khác biệt..của mẫu
Ghi nhãn(lý lịch mẫu) :
Bao gồm các thông tin sau: Số hiệu mẫu( bắt buộc): Số hiệu này được gắn liền với
mẫu vật liên tục trong suốt quá trình thực hiện bảo quản bộ sưu tập.Nó được ví như số
chứng minh nhân dân của con người.Số hiệu mẫu cũng xuất hiện trên bất kì trích dẫn
nào của mẫu vật.
5. Phân tích mẫu vật trong phòng thí nghiệm
• Phân tích định loại( định tính)

Phân tích định loại thực vật chủ yếu dựa vào phương pháp hình thái so sánh các bộ
phận của cây:
Phân loại sơ bộ: Các mẫu vật được xử lý (ép,ngâm tẩm hóa chất và sấy khô),
phân loại sơ bộ dựa vào đặc điểm hình thái và đặc biệt là đặc điểm cơ quan sinh sản
và đặc trưng cho loài, theo các tài liệu hiện có và tham khảo ý kiến các chuyên gia
thực vật học.
So sánh mẫu và xác định tên loài: Các mẫu được so sánh với bộ mẫu chuẩn
hiện có tại các bảo tàng thực vật; phân tích mẫu,tra khóa phân lloaij,nghiên cứu các tài
liệu hiện có,tham khảo cá ý kiến chuyên gia...để xác định tên khoa học.


Nhóm 3 – LĐH6QM

Page 12

12


Kiểm tra tên khoa học: Để đảm bảo tính hệ thống,tránh sự nhầm lẫn và sai sót; hiệm
chỉnh theo hệ thống của Brummitt trong “Vascular plant Families And genera”, Điều
chỉnh tên loài theo “Thực vật chí Việt Nam” và “Danh mục các loài thực vật Việt
Nam”, Ngoài ra nếu có điều kiện để kiểm chức sự chính xác khi xác định tên loài, có
thể so mẫu với các phòng tiêu bản thực vật hiện có ở Việt Nam.
Câu 9: Phương pháp điều tra đánh giá sinh học nhóm nấm lớn
Trả lời
Thực hiền điều tra ngoài thiên nhiên
Thời gian thu mẫu: vào các mùa xuân, hạ, thu, đông trong năm.
1. Thiết kế tuyến/điểm khảo sát thu mẫu:
Tính đa dạng của nhóm nấm lớn được điều tra, nghiên cứu thông qua các tuyến điều
tra và các ô nghiên cứu định vị. Các tuyến điều tra khảo sát và các điểm, các ô nghiên
cứu định vị được xác định dựa vào các loại bản đồ chuyên nghành như bản đồ địa
hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ tài nguyên rừng ( hoặc bản đồ thảm thực
vật) và một phần cụng rất quan trọng là kinh nghiệm của người điều tra khảo sát.
Tuyến điều tra:
- Cự ly các tuyến: Khoảng cách gần xa của các tuyến phụ thuộc vào mức độ chi tiết của
kế hoạch điều tra nghiên cứu nhưng nói chung đối với điều tra nấm khoảng cách giữa
các tuyến có thể lựa chọn trong khoảng 100m- 500m.
- Hướng tuyến: Hướng tuyến phải vuông góc với đường đồng mức chính để có thể ghi
nhận được sự thay đổi của thành phần thực vật theo địa hình hoặc trạng thái thảm thực
vật.
- Xác định cự ly ghi chép hay các điểm điều tra chi tiết: Trên mỗi tuyến điều tra đã

được lập cần đánh dấu chia đoạn để điều tra chi tiết, ghi chép, thu thập số liệu. Tùy
theo mức độ chi tiết của chương trình nghiên cứu, cự ly của các điểm nghiên cứu, cự
ly của các điểm nghiên cứu có thể xác định với khoảng các từ 100m- 500.
Lựa chọn điểm, các ô nghiên cứu định vị:
Điều tra theo ô tiêu chuẩn giúp cho người điều tra có thể xác định được diện tích điều
tra, cấu trúc của thảm thực vật, xác định số lượng và mật độ cá thể loài và ghi chép dữ
liệu một cách cụ thê, chi tiết hơn.
Có 2 loại ô tiêu chuẩn: ô tiêu chuẩn tạm thời và ô tiêu chuẩn cố định. Việc lựa chọn ô
tiêu chuẩn nào tùy thuộc vào yêu cầu của chương trình điều tra đánh giá.
Đối với xây dựng chương trình điều tra đánh giá cần tuân thủ nguyên tắc điều tra lặp
lại nên tốt nhất nên chọn ô tiêu chuẩn cố định.
Phương pháp chọn ô tiêu chuẩn: có thể lựa chọn 1 trong 3 phương pháp: ngẫu nhiên,
hệ thống hoặc điển hình.
2. Điều tra phỏng vấn:
- Phỏng vấn người dân qua phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp nhằm thu thập thông
tin về thành phần loài, số lượng, tên địa phương, nơi phân bố, đặc điểm sinh học, sinh
thái học, tình hình khai thác và giá trị sử dụng, giá trị kinh tế.
3. Kỹ thuật thu mẫu nấm
- Đầu tiên quan sát, mô tả màu sắc, kích thước, hình dạng, sinh cảnh... và chụp lại bằng

máy ảnh.

Nhóm 3 – LĐH6QM

Page 13

13


-


-

-

-

-

-

-

Để thu mẫu những nấm lớn chúng ta dùng dao nhọn lấy nguyên vẹn cả cây nấm ra
khỏi giá thể (kể cả phần tiếp xúc: Đất, mùn hoặc cây gỗ).
Ghi chép các kiểu gây mục của nấm (trắng, nâu, hỗn hợp, mục vết thương, mục rễ,...),
ở phần nào của cây (cưa ngang để quan sát, ghi chép), tên địa phương và tên khoa học
cây mà trên đó nấm mọc.
Thu mẫu ở các giai đoạn phát triển khác nhau (non, trưởng thành, già) rồi quan sát và
ghi chép sự hình thành quả thể của chúng,
Những mẫu đã quá già hoặc hỏng không được thu thập lẫn vào để tránh lây lan, phá
hỏng các mẫu nấm khác. Trường hợp mẫu là loại hiếm, không còn mẫu nào khác, có
thể thu để riêng và xử lý đặc biệt trong phòng thí nghiệm.
Mẫu ngay sau khi vừa thu phải ghi ký hiệu và nhãn hiệu.
Ghi bằng bút chì hay bút mực không bị nhoè trong nước. Sau đó phải chú ý quan sát
và ghi chép những đặc điểm dễ biến mất của nấm vào phiếu điều tra như: màu sắc,
mặt mũ nấm và các phần phụ (khô, nhầy dính, mụn,...), chụp ảnh nấm.
Cách gói nấm:
Dùng giấy báo gói lại thành dạng phễu, đặt phần cuống nấm xuống đáy phễu còn mũ
nấm ở phía trên.

Mỗi mẫu nấm được gói riêng, không để lẫn hay gói lẫn những mẫu nấm, nhất là
những loài khác nhau, tránh bào tử nấm sẽ lẫn lộn nhau.
Những nấm có kích thước nhỏ, dễ gãy vỡ được đựng riêng trong các lọ nhỏ, hộp
nhựa, hộp đựng phim...
Không dùng túi ni lông để đựng mẫu vì nó không thoát khí và hơi nước, tạo điều kiện
thuận lợi cho mốc và vi khuẩn phát triển.
Điều tra trong nhân dân để biết thêm giá trị sử dụng, cũng như tác hại của một số loài
nấm.
Phương pháp xử lý và bảo quản mẫu vật
Mẫu lấy được bảo quản nơi thoáng mát. Nếu giấy bọc bị bẩn hay ướt thì được thay
thế, mô tả, ghi chép tiếp những đặc điểm của nấm vào phiếu điều tra.
Những mẫu chưa phân tích được và đủ tiêu chuẩn thì cần tiến hành làm bách thảo nấm
(bách thảo khô, bách thảo ngâm).
Bách thảo khô:
Nấm được phơi khô tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô từ từ bằng đốt than
củi, bếp điện hay tủ điện ở nhiệt độ 60 - 80oC để tránh bị biến dạng và thay đổi màu
sắc nhiều.
Nấm được xếp lên phên đan hay lưới thép mắt cáo có gờ xung quanh treo lên trên
nguồn nhiệt.
Đối với những nấm nạc có kích thước lớn có thể chẻ đôi hoặc bổ ra làm nhiều lát
mỏng hơn để sấy cho chóng khô.
Các mẫu nấm sau khi đã sấy khô, cần được bọc trong giấy bóng mờ hay để trong túi
polyetylen có băng phiến hay xông hơi formalin, ete...rồi xếp mẫu vào hộp carton, hộp
gỗ hay thùng kẽm đựng mẫu, đậy kín và sắp xếp theo thứ tự quy định cho tập bách
thảo khô.
Bách thảo ngâm:
Nấm được ngâm trong dung dịch formalin 4% hay cồn pha loãng 30 – 50% hoặc dung
dịch hỗn hợp (1/3 cồn, 1/3 formalin và 1/3 glyxerin).

Nhóm 3 – LĐH6QM


Page 14

14


Thông thường sau khi ngâm, dung dịch trở nên vẫn đục, tuy nhiên sau 24 giờ quá trình
này sẽ ngừng lại. Lúc đó có thể gặn lọc dung dịch hay thay thế để có dung dịch trong
suốt.
- Để có những mẫu đẹp ở vị trí như ý muốn, dùng các miếng kính cắt vừa bình thuỷ
tinh, buộc toàn bộ hay từng nửa nấm bổ đôi, ngâm trong dung dịch có nồng độ thích
hợp, đậy kín nắp, gắn bằng parafin nung chảy.
- Phương pháp bách thảo ngâm thường được ứng dụng với nấm quả thể chất thịt.
4. Phân tích mẫu:
Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm:
- Mẫu vật phân tích tốt nhất là các mẫu tươi vừa thành thục mới thu hái. Phân tích tất cả
các đặc điểm hình thái và các cấu trúc hiển vi.
- Trước hết, cắt một phần quả thể nấm gồm một phần mô mũ và thể sinh sản (phiến
nấm).
- Tách khoảng 2 – 3 phiến với cả phần mô mũ rồi dùng dao cắt vuông góc với phiến.
Các lát cắt như vậy cho phép quan sát được nhiều yếu tố như quan hệ giữa thể sinh
sản và mô mũ, cấu trúc mô bất thụ (trama) của thể sinh sản, lớp sinh sản và các thành
phần của nó như sợi nấm, đảm, liệt bào và đảm bào tử.
- Những lát cắt mẫu tươi thường được quan sát trong nước cất, còn những lát cắt mẫu
khô phải tiến hành quan sát trong những dung dịch đặc biệt như dung dịch KOH 3 5% hay dung dịch amoniac 10% có tác dụng làm cho mô phồng lên trở lại trạng thái
ban đầu.
Khi phân tích mẫu vật phải chụp ảnh, vẽ lại và đo kích thước chính xác các cấu trúc
hiển vi quan sát được,
- Các cấu trúc cần nghiên cứu sâu cần phải đo kích thước và chụp ảnh bằng kính hiển vi
điện tử,

- Các đặc điểm được ghi chép thêm vào phiếu điều tra cùng với những đặc điểm đã ghi
ngoài thiên nhiên và đặc điểm bên ngoài của nấm.
5. Phương pháp xác định mẫu vật

Định loại ( định tính ):
- Quá trình định loại được tiến hành qua các bước:
- Các mẫu sau khi được xử lý thì sắp xếp theo họ và chi.
- Định tên khoa học theo từng chi. Dùng các khoá lưỡng phân và các bản mô tả loài của
các tác giả trước để định loại.
- Khi định loại phải khách quan, coi trọng những đặc điểm vốn có của loài đã nghiên
cứu, tránh chủ quan có ý định từ trước.
- Mẫu nấm tươi vừa thu hái là tốt nhất cho định danh và dựa vào khóa phân loại .
- Hình thái bên ngoài:
- Hình dạng, kích thước, màu sắc quả thể, cách đính quả thể vào cuống, cấu trúc bề mặt
cuống, mặt trên quả thể.
Kích thước và mật độ quần thể
*Kích thước của quần thể trong một không gian và một thời gian nào đó được
diễn tả theo công thức tổng quát sau:
Nt = N0 + B – D
Trong đó:

Nt : Số lượng cá thể của quần thể ở thời điểm t

N0 : Số lượng cá thể của quần thể ban đầu, t = 0
-

Nhóm 3 – LĐH6QM

Page 15


15





B: Số cá thể do quần thể sinh ra trong khoãng thời gian từ t0 đến t
D: Số cá thể của quần thể bị chết trong khoãng thời gian từ t0 đến t
Mật độ của quần thể số lượng cá thể hay sinh khối, năng lượng của quần thể tính trên
một đơn vị diện tích hay thể tích mà quần thể đó sinh sống.
Đối với nấm mật độ được xác định trong các ô tiêu chuẩn. Những ô tiêu chuẩn này
được phân bố trên những điểm và tuyến (hoặc lát cắt) chìa khoá trong vùng nghiên
cứu
N = CM/R hoặc N = ((M + 1)(C+1) – (R+1)) : (R+1)
Trong đó:
N: Số lượng cá thể của quần thể
M: Số cá thể được đánh dấu ở lần thu mẫu đầu tiên
C: Số cá thể bắt được ở lần lấy mẫu thứ 2
R: Số cá thể có đánh dấu xuất hiện ở lần thu mẫu thứ 2
* Đa dạng về loài trong mỗi sinh cảnh ( tính chỉ số đa dạng Margalef - d)

S: Tổng số loài ghi nhận được trong sinh cảnh
N: Tổng số cá thể ghi nhận được trong sinh cảnh
* Đa dạng về quần xã sinh vật trong mỗi sinh cảnh (tính chỉ số đa dạng Simpson-D)





Pi:

Xác suất “vai trò”của loài i
S: T
Tổng số loài trong sinh cảnh
Pi = ni/N trong đó
ni: Số lượng cá thể của loài thứ
N: Tổng số cá thể của các loài trong sinh cảnh\
*Xác định mật độ một số loài chỉ thị/ (M= Số cá thể/ha).

N: Tổng số cá thể loài quan sát được
n: Số đơn vị (tuyến/điểm) điều tra
S: Diện tích mỗi đơn vị quan sát
Công cụ xử lý số liệu
Tính tay, máy tính cầm tay, phần mềm…..

Nhóm 3 – LĐH6QM

Page 16

16


Câu 10: : Trình bày các phương pháp điều tra, đánh giá đa dạng sinh học động
vật nổi
Trả lời
Các phương pháp điều tra, đánh giá đa dạng sinh học động vật nổi
1. Phương pháp thu mẫu vật động vật nổi
• Tại các điểm điều tra, quan trắc đã được xác định sẵn, thực hiện thao tác thu mẫu động
vật nổi bằng lưới:
- Vớt nằm ngang: Quăng lưới ra xa rồi kéo vào sao cho mặt lưới luôn vuông góc với
mặt nước và cách mặt nước khoảng 20cm. Kéo lưới với tốc độ ổn định: đối với lưới

cỡ lớn tốc độ kéo lưới từ 0,5 đến 1m/s, lưới cỡ vừa là 0,5m/s, lưới cỡ nhỏ là 0,3 đến
0,5m/s. Khi đang kéo lưới không được dừng lại
- Vớt thẳng đứng: nếu độ sâu nhỏ hơn 30m sẽ vớt thẳng đứng từ đáy tới mặt nước. Tốc
độ thả lưới gần bằng 0,5m/s. Phải kéo lưới với tốc độ ổn định đối với lưới cỡ lớn tốc
độ kéo lưới từ 0,5 đến 1m/s, lưới cỡ vừa là 0,5m/s, lưới cỡ nhỏ là 0,3 đến 0,5m/s. Khi
đang kéo lưới không được dừng lại
- Trong quá trình thu mẫu, thực hiện chụp ảnh các sinh cảnh thủy vực, ghi nhận tọa đô,
điểm thu mẫu tại hiện trường, ghi chép các đặc điểm cơ bản về thời tiết, thủy văn, màu
nước, độ sâu thủy vực…
1.1.
Phương pháp thu mẫu động vật nổi tại thủy vực nước ngọt
- Thu mẫu động vật nổi bằng các loại lưới vớt sinh vật nổi hình chop nón kiểu Juday cỡ
nhỏ, có đường kính miệng 25 – 30 cm, chiều dài lưới 90 cm, chiều dài lỗ lưới vớt
động vật nổi cỡ 50-60
+ Thu mẫu định tính: lưới được kéo ngang trên mặt nước và thẳng đứng theo cột nước
sao cho lượng mẫu thu được đủ lớn về số lượng loài
+ Thu mẫu định lượng: thu mẫu định lượng thẳng đứng theo cột nước: thả các lưới
xuống đáy theo chiều thẳng đứng, tính độ dài dây kéo lưới. Thả lưới và kéo lưới phân
tầng các mức: 0-5m, 5-10m,10-15m……
1.2.
Phương pháp thu mẫu động vật nổi trong các vùng nước xa bờ ( độ sâu trên
30m)
- Thu mẫu định tính: dung các loại lưới hình chóp cỡ lớn đường kính miệng 80cm,
chiều dài lưới khoảng 2,5m, kich thước mắt lưới 50-60µm, kéo ngang trên mặt nước
và thẳng đứng theo cột nước sao cho lượng mẫu thu được đủ lớn về số lượng loài
- Thu mẫu định lượng: thu mẫu định lượng thẳng đứng theo cột nước: thả các lưới
xuống đáy theo chiều thẳng đứng, tính độ dài dây kéo lưới. Thả lưới và kéo lưới phân
tầng ở các mức 0-10m, 10-20m, 20-35m, 35-50m, 50-100m, 100-200m. Tốc độ thả
lưới gần bằng 0,5m/s và có tính đến góc lệch của dây cáp
1.3.

Phương pháp thu mẫu động vật nổi trong các vùng nước ven bờ (độ sâu 10-30m)
- Thu mẫu định tính thẳng đứng: tùy theo dòng chảy khi thả lưới là mạnh hay yếu, móc
vào lưới 1 hoặc 2 quả chì. Thả thước đo xác định độ sâu cột nước. Thả lưới từ từ
xuống đáy đến độ sâu cách đáy 1m thì dừng lại đợi dây căng theo phương thẳng đứng
rồi từ từ kéo lưới lên với tốc độ 0,5m/s
- Thu mẫu định tính trên tầng mặt: buộc phao trên miệng lưới và kéo lưới bằng cho tầu
chạy với tốc độ chậm 0,5m/s để thu mẫu định tính trên mặt rộng trong khoảng cách
100-150m
- Thu mẫu định lượng trong cả cột nước: thả lưới xuống đáy và kéo lên tương tự như
thu mẫu định tính
Nhóm 3 – LĐH6QM

Page 17

17


Thu mẫu định lượng trên tầng mặt bằng lưới: dung lưới có gắn lưu tốc kế kéo trên
tầng mặt theo thuyền với tốc độ rất chậm 0,5m/s
- Thu mẫu định lượng theo tầng nước: ở vùng ven bờ và cửa song dùng batomet lấy
nước ở các tầng nước
1.4.
Thu mẫu động vật nổi trong các HST rạn san hô ven bờ
- Chọn mặt rạn tương đối bằng phẳng, yêu cầu thợ lắn đặt bẫy lưới hình phễu úp lên bề
mặt rạn, đặt dây phao cố định lưới sao cho lưới không thể di chuyển vì dòng chảy
dưới đáy
- Thường đặt lưới vào 18h ngày hôm trước và nhấc lưới thu mẫu vào 6h sang hôm sau.
Nếu cần thu mẫu để đánh giá biến động của động vật nổi theo thời gian trong ngày thì
đặt lưới trở lại từ 6h sang và thu mẫu vào lúc 18h tối
- Thu được mẫu động vật nổi phân bố trong tầng nước trên mặt rạn người ta dùng các

loại lưới thông thường kéo thẳng đứng từ đáy lên mặt nhiều lần cho mẫu định tính và
định lượng.
2. Bảo quản và vận chuyển mẫu
2.1.
Xử lí mẫu vật
Dùng ống hút đầu bịt vải lưới số 38 (38 mắt lưới/1cm) để hút bớt nước ở lọ mẫu, đổ
mẫu vật vào lọ đựng mẫu có kích thước thích hợp tùy lượng mẫu vật. Các lọ mẫu phải
có nhãn hiệu: nhãn phải viết bằng bút chì hoặc mực không nhòe. Trên nhãn ghi kí hiệu
vùng nước điều tra, loại lưới, năm thu thập và số thứ tự của mẫu vật trong từng đợt
điều tra
2.2.
Bảo quản mẫu vật
- Mẫu vật được ngâm giữ trong dung dịch formalin có nồng độ 5%. Trong trường hợp
để tránh sự ăn mòn vỏ của động vật nổi cần phải kiềm hóa dung dịch formalin với
sodium borat hoặc cacborat sodium
- Để bảo quản động vật nổi cho các phân tích phân tử, như gen DNA, sự phân đoạn
mtDNA dùng cồn (ethyl alcohol) là 1 loại dung dịch khác nguyên chất
2.3.
Vân chuyển mẫu
- Sau khi được cố định trong dung dịch formalin và dán nhãn đầy đủ, các lọ mẫu động
vật nổi ở mỗi tầng nước khác nhau, tương ứng với từng mực triều khác nhau được bao
vào các túi nilon và đặt ngăn lắp vào thùng xốp hoặc thùng tôn để vận chuyển về
phòng thí nghiệm
3. Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
3.1.
Phân tích định loại
- Xác định thành phần loài động vật nổi trên cơ sở hình thái cơ thể và các đặc trưng
phần phụ được giải phẫu dưới kính giải phẫu
- Rút nước đến thể tích khoảng 100-150ml, đưa toàn bộ mẫu lên các đĩa đếm, xác định
đến nhóm trên kính giải phẫu. Chọn các cá thể phát triển đầy đủ nhất đại diện cho

từng nhóm để giải phẫu và xác định loài bằng kính hiển vi
- Loại bỏ cặn, rác bẩn trước khi đếm mâũ
3.2.
Phân tích định lượng
- Phương pháp đếm số lượng: nếu số lượng mẫu vật ít thì phải đếm toàn bộ. Nếu mẫu
vật quá nhiều, đếm toàn bộ những loài có kích thước lớn. Sau đó lấy 1 thể tích nhất
định để đểm các loài còn lại. Kết quả đếm ghi vào biểu đếm số con động vật nổi
- Tính mật độ động vật nổi:
-

Nhóm 3 – LĐH6QM

Page 18

18


B1: gạn mẫu bằng lưới có cùng kích cỡ với lưới vớt mẫu tại hiện trường, xả nước cho
hết foocmon ngâm mẫu
B2: cho toàn bộ mẫu vật vào cốc đong có chia vạch dung tích 100ml. Pha loãng bằng
nước đến thể tích V1 ml. Hút V2 ml( nhỏ hơn 10ml) trong V1ml cho vào buồng đếm
Bogorov. Tiến hành đếm số lượng cá thể của từng nhóm, hay từng loài tùy theo mục
đích nghiên cứu
B3: tính toán
+ thể tích cột nước mà lưới vớt mẫu kéo qua được tính theo công thức:
V = h ()
+ mật độ của từng nhóm hay từng loài trong mẫu được tính theo công thức:

-


M = (con/)
Trong đó:
r: bán kính miệng lưới vớt mẫu (m)
h: chiều cao của côt nước mà lưới vớt kéo qua (m)
M: mật độ nhóm loài hay loài khảo sát (con/)
a: số cá thể của nhóm loài hay loài trên buồng đếm V2 (ml)
V1 : thể tích pha loãng mấu (ml)
V2: thể tích hút ra từ V1 (ml) để cho vào buồng đếm (ml)
1000: hệ số quy đổi ra

Câu 11.Trình bày các phương pháp Điều tra, đánh giá ĐDSH động vật không
xương sống cỡ lớn ở đáy.
Trả lời
1. Phương pháp điều tra, đánh giá ĐDSH
1.1.
Lựa chọn địa điểm khảo sát
Các khu vực lấy mẫu
- Thời điểm lấy mẫu thì tùy thuộc vào tùng nhóm côn trùng cần dựa vào đặc điểm của
từng nhóm riêng, có thể thu mẫu vào sáng sớm, vào buổi trưa, buổi tối.
- lựa chọn khu vực vùng đầm có nền đáy cứng hoặc mềm tùy thuộc vào nhóm, ngành
động vật có xương sống muốn điều tra và thường là nơi ít có tác động từ bên ngoài
làm thay đổi thành phần của loài.
1.2. Phương pháp thu thập thông tin tài liệu
Thu thập thông tin thứ cấp liên quan đến nội dung nghiên cứu (internet, tài liệu
chuyên nghành …)
Thu thập thông tin sơ cấp: thầy cô và thông qua sự hiểu biết của các thành viên trong
nhóm
1.3.
Phương pháp thu mẫu
• Cách thu mẫu

- Thu mẫu bằng gàu: thả gàu rơi tự do, đảm bảo độ dài dây cáp phải lớn hơn độ sâu tại
điểm thu mẫu. lúc kéo gàu lên cần kéo chậm, mở nắp gàu, trút mẫu lên bàn trút mẫu.
mở nắp gàu, quan sát và ghi chép tình hình mẫu: loại chất nền đáy, độ dày, tình hình
sinh vật.
Chú ý: khối lượng chất đáy phải trên 1 nửa gàu.
Diện tích thu mẫu la 05m2
Toàn bộ phần trong của mẫu nằm gọn trong gàu lấy bùn
Nhóm 3 – LĐH6QM

Page 19

19


Độ ngập sâu của gàu phải đạt tối thiểu là 4-5cm đối vs sinh vật cỡ trung, 6-7cm
đối chất đáy ở cát mịn và lớn hơn hoặc băng 15 đối với chất đáy là bùN
- Thu mẫu bằng lưới.
+ thả lưới: thả lưới vs tốc độ chậm và phương hướng đã ổn định, thông thường độ dài
dây cáp lớn gấp 3-4 lần độ sâu. Thời gian kéo lưới từ 5-10p.mẫu được coi là đạt yêu
cầu khì có chứa đầy chất đáy. Thể tích túi lưới quy định là 50dm3.quan sát theo dõi
tình hình để điều chỉnh lưới phù hợp.
+ thu lưới: thu lưới vs tốc độ vừa phải và đặt túi lưới lên bàn chút mẫu. rửa túi lưới
với hệ thống sàng ( nếu cần), thu thập hết sinh vật thu được. đếm hoặc cân số lượng
loài sinh vật thu được theo từng loài riêng biệt. ghi chép lại tình hình mẫu.
1.4. Kỹ thuật xử lý, bảo quản mẫu
- Xử lý mẫu: trút mâu vào lọ đựng mẫu phù hợp với khối lượng và lọ đựng mẫu, hút
bớt nước trong lọ. ghi nhãn dán cho từng mẫu: tên mẫu, địa điểm thu mẫu, độ sâu, các
thông tin môi trường liên quan, ngày thu mẫu, số thứ tự.
-Bảo quản mẫu: ngâm mẫu trong forrmalin 10% hoặc cồn 70%. Một số loài có vỏ
cứng như ốc, trai, cua, tôm hoăc xương trong như da gai, hải miên nên được ngâm

trong cồn 70% để tránh những bộ phận có cấu tạo bằng chất vôi bị tan, làm ảnh hưởng
đến định loại.
- đăng ký mẫu: đăng ký cho mẫu theo bảng
Số hiệu
Số hiệu
Ngày tháng năm
Diện tích
vật mẫu Số hiệu điểm
Địa
Ghi
khung định
bảo
vật mẫu quan
điểm
chú
lượng
quản
trắc
Đầu
Cuối
Người ghi
người đối chiếu
1.5. Phân tích định loại mẫu vật
1.5.1. phân tích mẫu định tính
- tiến hành lọc mẫu qua rây dưới tủ hút để loại bỏ hóa chất cố định.
- đổ mẫu ra khay để tách các nhóm chính (giáp xác, thân mềm, giun…) và quan sát.
- phân loại tới bậc loài theo các đặc điểm hình thái bên ngoài cơ thể, các phần phụ và
cấu tạo giải phẫu một số cơ quan.
- Sử dụng kính lúp, kính hiển vi để quan sát những mẫu nhỏ như giun nhiều tơ, giáp xác
chân khác.

- đo đạc kích thước, vẽ minh họa loài, chụp ảnh mẫu
- sử dụng các tài liệu phân loại để định loại mẫu vật:
+ Đặng Ngọc Thanh và nnk.1980.định loại động vật không xương sống nước ngọt.
Viêt Nam (phần giun ít tơ, trai, ốc), NSB khoa hoc kỹ thuật
+ Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải, 2015. Trai ốc nước ngọt Việt Nam
+ Đặng Ngọc Thanh, Lê Hùng Anh 2014. Giáp xác chân khác (AmphipolaGammaridae) đáy biển Việt Nam. NSB Khoa hoc tư nhiên và công nghê…
.
1.5.2. phân tích mẫu định lượng
a. cân mẫu
 cân mẫu ngâm cồn.
-dùng cân có độ nhạy 0.01g để cân. Nếu mẫu còn dùng để tính khối lượng khô thì phải
dùng thống nhất cân có độ nhay 0.01mg.
Nhóm 3 – LĐH6QM

Page 20

20


-trước khi cân dùng giấy thấm để hút hết phần nước trên bề mặt mẫu.
-kết quả cân khối lượng mẫu phải được ghi chép cẩn thận
 Cân khối lượng khô.
- Xử lý mẫu cân.
Sau khi đã cân xong khối lượng mẫu ngâm cồn, các loài hoặc nhóm loài của từng
điểm thu phải được xử lý để lấy số liệu khối lương khô. Những mẫu lớn, thuộc nhóm
da gai và giun nhiều tơ phải được mổ ra để bỏ cặn bã trong ruột.những loài có xương
vôi phải được khủ bằng axit clohydric loãng 0.1N.
Kết quả được ghi lại theo bảng
Bảng phân tích sinh vât đáy
Đợt…tháng…năm

Địa điểm thu mẫu………
trạm………………
Dụng cụ đựng mẫu………
tọa độ…………….
Ngày tháng thu mẫu…………
chất đáy…………..
Diện tích thu mẫu……………
số lần thu mẫu……
st
t

-

Tên loài

Số con và khối
lượng trong mẫu

Mật độ
con/m2

Sinh lượng
(mg/m2)

Ghi chú

b. tính lượng sinh vật.
Sinh vật lượng gồm 2 thành phần sau đây
khối lượng sinh vật, đơn vị gam/m2 hoặc mg/m2
mật độ phân bổ

Các số liệu cần thiết phải tính toán trong quá trình chỉnh lý tài liệu định lượng.
lượng sinh vật của từng nhóm động vật trên 1m2 ở trạm điều tra
tổng lượng sinh vật trên 1m2 ở trạm điều tra
trị số lượng sinh vật bình quân của từng loài động vật trong toàn vùng điều tra
trị số tổng lượng sinh vật bình quân của toàn vùng điều tra
lượng sinh vật bình quân trong năm.
Tỷ lệ % bao gồm
+ tỷ lệ % của từng loài động vật so với toonge lượng sinh vât của trạm
+ tỷ lệ % lượng sinh vật của từng động vật của từng chuyến điều tra
+ tỷ lệ % lượng sinh vật bình quân năm của từng loài động vật so với tổng lượng sinh
vật bình quân năm của trạm.
Ghi chép cận thận các kết quả thu được.
2.5. Công cụ sử dụng
Tính chỉ số đa dạng sử dụng phần mềm Primer phiên bản 6.0 ( Clarke and Warwick
2006) giúp tính toán nhanh chỉ số đa dang Shannon- Wiener (H’)
H’ = Câu 12.Trình bày các phương pháp Điều tra, đánh giá ĐDSH côn trùng.
Trả lời:
Phương pháp điều tra, đánh giá ĐDSH
1. Lựa chọn địa điểm khảo sát

Nhóm 3 – LĐH6QM

Page 21

21


2.
-







-

Các khu vực lấy mẫu côn trùng thường là các bãi cỏ, bãi đất rộng, ít có các hoạt động
của con người.
Thời điểm lấy mẫu thì tùy thuộc vào tùng nhóm côn trùng cần dựa vào đặc điểm của
từng nhóm riêng, có thể thu mẫu vào sáng sớm, vào buổi trưa, buổi tối.
Phương pháp thu thập thông tin tài liệu
Thu thập thông tin thứ cấp liên quan đến nội dung nghiên cứu (internet, tài liệu
chuyên nghành …)
Thu thập thông tin sơ cấp: thầy cô và thông qua sự hiểu biết của các thành viên trong
nhóm
3. Phương pháp thu mẫu
a. Dụng cụ thu mẫu
Đối với nhóm côn trùng bay: vợt côn trùng, bẫy bằng xông hơi, bẫy bằng đèn,
lọ đựng mẫu, giấy can tam giác.
Đối với nhóm côn trùng nước: vợt ao, vợt tay, lưới surber, lọ đựng mẫu
Đối với nhóm côn trùng đất: cuốc, bay, lọ đựng mẫu.
Đối với nhóm côn trùng ký sinh: nhíp, lọ đựng mẫu, bình hút mẫu.
b. Dụng cụ cho phòng thí nghiệm
1. Ván cố định
2. Kim ghim và kim siêu nhỏ
3. Tủ lạnh
4. Bình hút ẩm
5. Buồng sấy
6. Hộp gỗ

7. Tấm đính mẫu
8. Nhãn
9. Khối định hình theo bậc 10. Tủ lưu giữ tiêu bản
11. Kính hiển vi
12. Máy vi tính
13. Dụng cụ khác như kim, bàn chải lông, nhíp, lam kính, lamen…
4. Kỹ thuật xử lý, bảo quản mẫu theo từng nhóm côn trùng
41. Bộ chuồn chuồn
Dạng chưa trưởng thành: bảo quản trong dung dịch cồn 80%.
Dạng trưởng thành: Làm chết trong lọ giết mẫu chết từ từ, mục đích của việc để cho
Chuồn chuồn chết từ từ là để cho chúng thải phân trong bụng ra để tránh làm hỏng
mẫu.
Sau khi chuồn chuồn được làm chết, dùng kim nhỏ (ruột bút chì kim v.v...)
xuyên từ cổ, qua các đốt ngực, và làm thẳng abdomen (phần bụng). Việc này sẽ giúp
ta có một tiêu bản với các đốt bụng thẳng, rất cần thiết cho việc đo và quan sát sau
này.
Dùng panh nhọn, sắp xếp lại tư thế (đầu nghiêng sang một bên - tránh làm bẹp
mắt, chân để ở tư thế tự nhiên, và tách cánh trước với cánh sau - tiện cho việc quan sát
gân cánh sau này).
Sau đó dùng ghim bấm, cố định tư thế vừa sửa trong túi giấy can tam giác.
Để định hình, dang hai cặp cánh với mép trước của cánh sau vuông góc với cơ thể, và
mép sau của cánh trước chạm vào mép trước của cánh sau. Vị trí của ba cặp chân phải
trông như chuồn chuồn đang đứng. Ngâm mẫu vật trong 2 - 3 giờ với dung dịch alcol
hoặc acetone (làm mềm tiêu bản và định hình tiêu bản).
Sau đó gắp tiêu bản ra, để khô tự nhiên (tránh ánh sáng trực tiếp hoặc hơi nóng), rồi
tháo đinh ghim, dán nhãn và định loại
4.2. Bộ cánh cứng

Nhóm 3 – LĐH6QM


Page 22

22


Ấu trùng và dạng trưởng thành cỡ nhỏ: Bảo quản trong cồn 80% hoặc dán trên tấm
các-tông tam giác; đặt mẫu theo chiều ngang với phần ngực nằm tại đỉnh của hình tam
giác để tạo thế cong cho phần bụng.
Dạng trưởng thành cỡ lớn: Làm chết mẫu trong lọ, định hình bằng cách đâm kim ghim
vào phía trên của cánh phải (phần tiếp xúc giữa hai cánh), định hình chân theo thế
đứng và chuyển vào tủ sấy.
4.3. Bộ hai cánh
Ấu trùng: Bảo quản trong cồn 80%.
Trưởng thành: Sau khi làm chết, định hình bằng kim ghim đâm xuyên qua phía bên
phải đốt ngực thứ nhất, dang cánh. Đối với con trưởng thành loại nhỏ, đính trên miếng
bìa các tông hình tam giác và đặt vào tủ sấy
4.4. Bộ cánh rùa
Ấu trùng và dạng trưởng thành cỡ nhỏ: Bảo quản trong cồn 80%.
Dạng trưởng thành cỡ lớn: Làm chết mẫu trong lọ giết mẫu, định hình bằng cách đâm
kim ghim vào phía trên của cánh phải (phần tiếp xúc giữa hai cánh), định hình chân
theo thế đứng. Dạng trưởng thành cỡ nhỏ: Đặt trên một miếng các tông hình tam giác
sử dụng kim ghim siêu nhỏ đâm xuyên qua đốt ngực thứ nhất sau đó đưa vào tủ sấy.
4.5 Bộ cánh đều
Dạng ấu trùng và contrưởng thành cỡ nhỏ: Bảo quản trong cồn 80%. Con trưởng
thành kích cỡ trung bình được đính trên miếng bìa các-tông hình tam giác, định hình
tiêu bản sao cho có thể nhìn thấy được mặt lưng, mặt bụng và mặt ngang lưng. Con
trưởng thành cỡ lớn: Đâm ghim xuyên qua phần trước ngực, định dạng chân, dang
cánh, và đặt trong tủ sấy.
4.6. Bộ cánh màng
Ấu trùng: Bảo quản trong cồn 80%.

Dạng trưởng thành cỡ nhỏ: Ghim kim ghim qua phần ngực trước, dang cánh. Định
dạng tiêu bản nhỏ bằng nghim siêu nhỏ. Đặt trong tủ sấy.
Con trưởng thành cỡ lớn: Đâm ghim vào giữa lưng xuyên qua phần trước ngực tránh
đâm xuyên qua chân, định dạng chân, dang cánh hình chữ V, rồi lấy giấy kính
(nilong) ép mạnh lên sau đó cắm kim lên sao cho sát với cánh và tránh ghim trực tiếp
lên cánh và đặt trong tủ sấy.
4.7. Bộ cánh thẳng
Dạng chưa trưởng thành: Bảo quản trong dung dịch cồn 80%.
Dạng trưởng thành: Làm chết từ từtrong lọ, sau khi mẫu chết nhẹ nhàng đính kim
ghim vào giữa phần bên phải của đốt ngực đầu tiên. Chỉ căng cánh trái, cố định rìa
cánh và chân tương tự như với chuồn chuồn. Đặt vào tủ sấy. Với những con trưởng
thành không cánh, ghim vào vị trí tương tự như với con có cánh và cố định chân ở tư
thế đứng trước khi sấy. Với những con có râu dài, định hình râu ngược lại dọc theo
phần thân trước khi sấy khô.
4.8. Bộ cánh vảy
Ấu trùng: Bảo quản trong cồn 80%.
Dạng trưởng thành: Làm chết bằng cách tương tự như với chuồn chuồn. Con trưởng
thành cỡ lớn phải được làm chết nhanh nhất có thể, bằng cách dùng kim tiêm với ethyl
acetat, tiêm vào phần ngực. Bởi vì với kích thước lớn và được làm chết bằng lọ giết
mẫu, chúng không chết ngay mà sẽ bay và va đập với thành lọ, dễ làm hỏng cánh và

Nhóm 3 – LĐH6QM

Page 23

23


5.1.
5.1.1.










tróc vảy. Vảy rất quan trọng vì chúng tạo hình cho cánh. Vì thế, không nên bảo quản
mẫu trưởng thành trong cồn.
Việc định hình con trưởng thành được tiến hành bằng cách đâm kim ghim xuyên qua
phần ngực.
Dang cánh sao cho mép sau của cánh trước vuông góc với cơ thể và mép trước của
cánh sau nằm dưới mép cánh trước.
Đối với loài siêu nhỏ, đặt mẫu trong lọ nhỏ và định dạng ngay sau khi mẫu chết bằng
cách đâm kim ghim qua phần ngực tương tự cách làm với loại lớn. Định dạng dưới
kính hiển vi và sau đó đặt trong tủ sấy
4.9. Bộ cánh tơ
Dạng trưởng thành: Bảo quản trong dung dịch AGA (bao gồm: 10 phần cồn 60%, 1
phần glycerine, 1 phần axit acetic băng). Nếu không có sẵn dung dịch AGA có thể bảo
quản trong cồn 60% sau đó tiến hành làm tiêu bản cố định.
5. Phân tích định loại mẫu vật
Mẫu ngay sau khi vừa thu phải ghi ký hiệu và nhãn hiệu riêng biệt
Ghi bằng bút chì hay bút mực không bị nhoè trong nước. Sau đó phải chú ý quan sát
và ghi chép những đặc điểm của côn trùng vào phiếu điều tra như: màu sắc, đặc tính,
chụp ảnh côn trùng.
Phương pháp xác định mẫu vật
Định loại mẫu vật ( định tính ):
Quá trình định loại được tiến hành qua các bước:

Các mẫu sau khi được xử lý thì sắp xếp theo họ và chi.
Định tên khoa học theo từng chi. Dùng các khoá lưỡng phân và các bản mô tả
loài của các tác giả trước để định loại.
Khi định loại phải khách quan, coi trọng những đặc điểm vốn có của loài đã nghiên
cứu, tránh chủ quan có ý định từ trước.
Định loại dựa vào cấu tạo
Dựa vào các hình dáng bên ngoài như cấu tạo thân, cánh, mắt, râu, kích thước, mầu
sắc, hình dạng để xác định các loài côn trùng.
Hình dạng cánh
+Cánh bị tiêu biến
+Cánh đều
+Cánh màng
Số lượng cánh
+Hai cánh
+Bốn cánh
Màu sắc cánh
+Cánh trong suốt không có màu
+Cánh có nhiều họa tiết và màu sắc
Kích thước của côn trùng
6. Xử lý số liệu
Chỉ số đa dạng sinh học:
Đa dạng về loài trong mỗi sinh cảnh ( tính chỉ số đa dạng Margalef - d)

Nhóm 3 – LĐH6QM

Page 24

24



S: Tổng số loài ghi nhận được trong sinh cảnh
N: Tổng số cá thể ghi nhận được trong sinh cảnh
Đa dạng về quần xã sinh vật trong mỗi sinh cảnh (tính chỉ số đa dạng Simpson-D)

Pi: Xác suất “vai trò”của loài i
S: T Tổng số loài trong s
ni: Số lượng cá thể của loài thứ i
N: Tổng số cá thể của các loài trong sinh cảnh
Chỉ số đa dạng sinh học:
*Xác định mật độ một số loài chỉ thị/ (M= Số cá thể/ha).

N: Tổng số cá thể loài quan sát được
n: Số đơn vị (tuyến/điểm) điều tra
S: Diện tích mỗi đơn vị quan sát
Câu 13.Trình bày các phương pháp Điều tra, đánh giá ĐDSH thân mềm chân
bụng trên cạn (ốc cạn và sên trần)
Trả lời
Các phương pháp điều tra, đánh giá ĐDSH thân mềm chân bụng
1 Phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên
• Phương pháp lập tuyến thu mẫu: Lập các tuyến khảo sát với các sinh cảnh khác nhau:
rừng núi đá vôi, khu dân cư, rừng trên núi đất, vườn cây, nhà dân.
- Tuyến 1: tuyến đường thu mẫu này chủ yếu gặp các sinh cảnh tự nhiên với núi đá vôi,
khe kẽ đá lớn.
- Tuyến 2: tuyến này chủ yếu gặp các sinh cảnh nhân tác với địa điểm thu mẫu là ven
đường, đất trồng cạnh chân núi.
- Tuyến 3:. Ở đây chủ yếu là sinh cảnh nhân tác với địa điểm thu mẫu là nhà dân và
vườn cây.
• Phương pháp thu mẫu
- Thu mẫu định tính: Tiến hành thu mẫu ngẫu nhiên ở tất cả các sinh cảnh khác
nhau trên tuyến thu mẫu. Đối với những loài phổ biến nên thu với số lượng phù

hợp. Mẫu định tính được thu ở phạm vi rộng hơn so với mẫu định lượng và mục
đích bổ sung thành phần loài cho mẫu định lượng. Vì vậy khi thu mẫu cần lưu ý
không bỏ sót thành phần loài, thu tất cả các loại mẫu với mọi kích thước, từ con
non đến con trưởng thành (kể cả mẫu đã chết chỉ còn lại vỏ). Các bước được tiến
hành như sau:
- + Đối với mẫu có kích thước lớn nhặt bằng tay hoặc dùng các dụng cụ như
cặp để thu.
Nhóm 3 – LĐH6QM

Page 25

25


×