Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

quy hoạch sử dụng đất tt ea tling huyện cư jut

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 61 trang )

Báo cáo QHSD đất đến năm 2020, KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút.

MỤC LỤC
1.2.3. Tài nguyên nhân văn........................................................................................................7
* Những khó khăn....................................................................................................................16
PHẦN IV..................................................................................................................................36
PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT.....................................................................36
6.2.2. Một số giải pháp thực hiện khác....................................................................................57

i


Báo cáo QHSD đất đến năm 2020, KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút.

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết lập quy hoạch
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư,
phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và an ninh quốc phòng.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, tại Chương II Điều 18
quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và
pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Luật Đất đai năm
2003 (Mục 2, Điều 21 - 30) lại một lần nữa khẳng định rõ nội dung lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo ngành, theo cấp lãnh thổ hành chính và được
cụ thể hoá tại Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ,
Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không
chỉ trước mắt mà cả lâu dài. Trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước, việc phân bố đất đai phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
phải gắn liền với quá trình phân công lại lao động.


Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã là khâu cuối cùng của hệ thống
quy hoạch sử dụng đất đai, được xây dựng nhằm cụ thể hoá các chỉ tiêu, định
hướng của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Trong bối cảnh đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao cùng với tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Giai đoạn từ
nay đến năm 2020 và xa hơn, với mục tiêu xây dựng thị trấn Ea T’ling phát triển
đi theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đạt các tiêu chí đô thị loại 4, thì
cần thiết phải tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất dài hạn. Đây là hành lang
pháp lý cho việc quản lý và sử dụng đất; làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê
đất và thu hồi đất; tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các dự án đầu tư phát triển
hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Đồng thời điều hoà mối quan hệ sử dụng đất
giữa các đối tượng, ổn định an ninh chính trị và cải tạo, bảo vệ môi trường sinh
thái trên địa bàn.
Thực hiện theo sự chỉ đạo của UBND huyện Cư Jút, sự hỗ trợ về chuyên
môn của phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND thị trấn Ea T’ling đã tiến
hành xây dựng: “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất
5 năm kỳ đầu (2011-2015) thị trấn Ea T’ling”.
2. Những căn cứ pháp lý và cơ sở lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất thị trấn Ea T’ling
1


Báo cáo QHSD đất đến năm 2020, KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút.

- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
- Luật Đất đai năm 2003 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP, ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ
về thi hành Luật Đất đai năm 2003;
- Nghị định 69/2009/NĐ-CP, ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ
quy định bổ sung về quy hoạch đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái

định cư;
- Thông tư 19/2009/TT-BTNMT, ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài
Nguyên và Môi trường quy định chi tiết về việc lập, điều chỉnh và thẩm định
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Thông tư 06/2010/TT-BTNMT, ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất;
- Quyết định số 76/QĐ-UBND, ngày 19 tháng 01 năm 2010 của UBND
tỉnh Đăk Nông về việc ban hành kế hoạch lập quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tại 3 cấp tỉnh, huyện,
xã;
- Quyết định số 1843/QĐ-UBND, ngày 19 tháng 11 năm 2010 của UBND
tỉnh Đăk Nông về việc phê duyệt dự án và dự toán lập quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Cư
Jút;
- Quyết định số 870/QĐ-UBND, ngày 19 tháng 04 tháng 2011 của UBND
huyện Cư Jút về việc chỉ định đơn vị tư vấn lập dự án Quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của 6 xã, thị
trấn thuộc huyện Cư Jút;
- Công văn số 2082/UBND-NC, ngày 25 tháng 8 năm 2009 của UBND
tỉnh Đăk Nông về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015);
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ
đầu (2011-2015) huyện Cư Jút (đang triển khai);
- Các Nghị quyết của HĐND và Quyết định của UBND huyện Cư Jút về
phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện;
- Các dự án đã và đang triển khai trên địa bàn huyện Cư Jút;
- Niên giám thống kê huyện Cư Jút năm 2010;
- Văn kiện đại hội Đảng bộ thị trấn Ea T’ling, khóa VI nhiệm kỳ 2010 2015;
2



Báo cáo QHSD đất đến năm 2020, KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút.

- Báo cáo tổng kết tình hình phát triển KTXH - ANQP thị trấn Ea T’ling
năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2011;
- Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai năm 2010 thị trấn Ea T’ling;
- Các tài liệu, số liệu và bản đồ khác có liên quan.
3. Mục đích, yêu cầu của việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
thị trấn Ea T’ling
- Sử dụng tài nguyên đất hợp lý, đáp ứng nhu cầu về đất để phát triển các
ngành, các lĩnh vực trên địa bàn.
- Sử dụng đất đúng pháp luật, đúng mục đích và có hiệu quả, từng bước
ổn định tình hình quản lý và sử dụng đất; tạo cơ sở pháp lý cho việc xúc tiến
đầu tư, tiến hành các thủ tục thu hồi đất, cho thuê đất và giao đất.
- Khoanh định, phân bố các chỉ tiêu sử dụng đất cho các ngành, các cấp
phải được cân đối dựa trên cơ sở các nhu cầu sử dụng đất, đảm bảo không bị
chồng chéo trong quá trình sử dụng.
- Các nhu cầu sử dụng đất phải được tính toán chi tiết đến từng công
trình, từng đơn vị hành chính và được phân kỳ kế hoạch thực hiện cụ thể đến
từng năm của giai đoạn, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thị
trấn.
Nội dung báo cáo thuyết minh tổng hợp ngoài phần đặt vấn đề, kết luận
và đề nghị, báo cáo gồm 4 phần chính:
Phần 1 - Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội;
Phần 2 - Tình hình quản lý và sử dụng đất;
Phần 3 - Đánh giá tiềm năng đất đai;
Phần 4 - Phương án quy hoạch sử dụng đất.

3



Báo cáo QHSD đất đến năm 2020, KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút.

PHẦN I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Thị trấn Ea T’ling là trung tâm huyện lỵ của Cư Jút, cách thành phố Buôn
Ma Thuột (Đăk Lăk) khoảng 20 km và cách thị xã Gia Nghĩa (Đăk Nông) 106
km theo quốc lộ 14. Đường ranh giới hành chính được xác định như sau:
+ Phía Bắc giáp xã Nam Dong;
+ Phía Nam giáp huyện Krông Nô;
+ Phía Tây giáp xã Trúc Sơn;
+ Phía Đông giáp xã Tâm Thắng.
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, thì tổng diện tích tự nhiên của
toàn thị trấn là 2.234,70 ha.
1.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Cư Jút nằm trong bình nguyên chuyển tiếp giữa cao nguyên Đăk
Lăk và cao nguyên Đăk Mil nên địa hình tương đối bằng phẳng, ít chia cắt. Nền
địa hình thấp dần từ Đông sang Tây và từ Nam lên Bắc, độ cao trung bình từ
400 - 450 m so với mực nước biển.
Thị trấn Ea T’ling thuộc lưu vực sông Sêrêpôk, địa hình có nhiều đồi
bằng lượn sóng xen kẽ núi cao, tạo nên các bình nguyên hẹp và nghiêng theo
hướng Đông - Đông Bắc, độ cao trung bình từ 360 - 390 m so với mực nước
biển. Nhìn chung, nền địa hình của thị trấn tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho
việc xây dựng các công trình hạ tầng, phát triển dân cư, phát triển sản xuất công
nghiệp - TTCN và thương mại - dịch vụ.
1.1.3. Khí hậu

Khu vực thị trấn Ea T’ling mang đặc trưng chung của khí hậu nhiệt đới
cao nguyên và chịu ảnh hưởng của khí hậu duyên hải miền Trung, một năm chia
làm hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm trên 90% lượng mưa
cả năm, thời gian này đảm bảo đủ nước cho cây trồng và tăng vụ. Từ tháng 7
đến tháng 9, cường độ mưa lớn gây bất lợi cho việc ra hoa, kết trái của một số
loại cây trồng và ảnh hưởng đến quá trình thu hoạch, phơi sấy, chế biến, bảo
quản nông sản. Mưa lớn tập trung còn gây sói mòn, rửa trôi, thậm chí gây lu
quét, thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp và các công trình hạ tầng.
4


Báo cáo QHSD đất đến năm 2020, KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút.

- Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, thời tiết nắng nóng,
gió mạnh, lượng bốc hơi lớn, gây hạn hán, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Vì vậy, cần phải xây dựng các công trình hồ đập cung cấp nước tưới cho cây
trồng trong mùa khô, đồng thời bố trí cơ cấu cây trồng và mùa vụ hợp lý để tăng
hệ số sử dụng đất, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa lu và hạn hán
gây ra.
* Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí trung bình năm là 24,8°C, trung
bình cao nhất 27,2°C, trung bình thấp nhất 22,4°C, biên độ nhiệt độ ngày đêm
10 - 12°C.
* Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.739 mm. Từ tháng 5 đến
tháng 11 có lượng mưa >100 mm, mưa lớn tập trung từ tháng 7 đến tháng 9.
* Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%, trung bình
thấp nhất 80%, trung bình cao nhất 84%.
* Lượng bốc hơi: Mùa mưa bình quân từ 1,0 - 3,0 mm/ngày, mùa khô
1,53 - 3,35 mm/ngày.
* Nắng: Số giờ nắng trong năm từ 2.200 - 2.500 giờ. Trong năm có 7

tháng có số giờ nắng >200 giờ/tháng, giai đoạn này năng lượng bức xạ cao nên
rất thích hợp cho các cây ưa sáng đạt hiệu suất quang hợp, đây là lợi thế cho
việc tăng năng suất cây trồng.
* Gió: Có hai hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và Tây Nam.
+ Hướng Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, tốc độ gió 4,5 m/s;
+ Hướng Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, tốc độ gió 0,5 m/s.
1.1.4. Thuỷ văn
Mạng lưới thủy văn của thị trấn Ea T’ling khá đa dạng, gồm: Sông
Sêrêpôk, hồ Trúc, các suối và hệ thống kênh mương được phân bố tương đối
đồng đều trên khắp địa bàn. Sông, suối bắt nguồn từ vùng núi cao nên hầu hết
đều có độ dốc từ 80 - 150. Do diện tích lưu vực lớn nên về mùa mưa lượng nước
tăng nhanh, tốc độ dòng chảy mạnh, gây lu quét và ngập úng ở một số khu vực.
1.2. Các nguồn tài nguyên
1.2.1. Tài nguyên đất
Theo số liệu bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 của huyện Cư Jút, thì trên địa bàn
thị trấn có các loại đất chính sau:
STT

Tên đất
Theo phân loại Việt Nam

I

Đất xám

1

Đất xám trên magma acid

Diện tích


FAO/UNESCO


hiệu

Ha

%

Haplic/Arenic

Xa

1.258,74

56,33
5


Báo cáo QHSD đất đến năm 2020, KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút.

Acrisol
II

Đất đen

1

Đất nâu thẫm trên sản phẩm

bồi tụ của đá bazan

2

Đất đen trên sản phẩm bồi tụ
của đá bazan

III

Chromic Luvisols

Ru

210,95

9,44

Rk

0,00

0,00

Đất đỏ vàng

1

Đất đỏ vàng trên đá phiến sét
và đá biến chất


Fs

321,81

14,40

2

Đất đỏ vàng trên đá magma
acid

Fa

61,61

2,76

3

Đất nâu vàng trên đá magma
bazơ và trung tính

Fu

307,47

13,76

4


Đất nâu đỏ trên đá magma
bazơ và trung tính

Fk

0,00

0,00

IV

Sông, suối, ao hồ

74,12

3,31

2,234,70

100

Tổng cộng

- Đất xám trên magma acid (Xa): Diện tích khoảng 1.258,74 ha, chiếm
56,33% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở phía Tây Bắc và trung tâm thị
trấn. Quá trình hình thành cơ bản là quá trình rửa trôi và xói mòn bề mặt xảy ra
trong tự nhiên cung như quá trình canh tác lâu dài của con người, dẫn đến sự
thay đổi một số tính chất lý hóa học ban đầu của đất. Đất có thành phần cơ giới
nhẹ, từ cát pha đến thịt nhẹ ở tầng mặt và chuyển dần sang cơ giới thịt trung
bình ở tầng dưới (sét >30%), lẫn nhiều sạn sỏi thạch anh, tầng đất thường mỏng

dưới 70 cm, có phản ứng chua pH kcl 3,3 - 3,4. Hàm lượng các chất dinh dưỡng
đều thấp, OM tổng số <1%, lân tổng số và lân dễ tiêu 2 - 4 mg/100g đất, cation
trao đổi nghèo 3 - 6 lđl/100g đất.
- Đất nâu thẫm trên sản phẩm bồi tụ của đá bazan (Ru): Diện tích khoảng
210,95 ha, chiếm 9,44% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở phía Đông. Đất
hình thành do sản phẩm phong hóa của đá bọt và bazan, có màu nâu hơi đen,
phẫu diện lẫn đá bazan dạng lỗ hổng hoặc đá bọt, hàm lượng OM tổng số thấp
1,6 - 1,9%, các chất tổng số đều đạt trung bình đến khá, dung dịch đất có phản
ứng hơi chua.
- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét và đá biến chất (Fs): Diện tích khoảng
321,81 ha, chiếm 14,40% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở phía Tây Nam.
Đất có tầng dày trung bình 50 - 90 cm, hình thái phẫu diện tương đối đồng nhất,
hàm lượng OM tổng số thấp 0,12 - 0,57%, các chất tổng số thấp (N <0,04%,
P2O5 <0,03%, K2O <0,1%), các chất dễ tiêu cung thấp. Nhìn chung, loại đất này
6


Báo cáo QHSD đất đến năm 2020, KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút.

có phản ứng chua, độ no bazơ thấp, dung tích hấp thụ thấp, đặc trưng tầng tích
tụ đáp ứng yêu cầu của tầng B Ferrarit.
- Đất đỏ vàng trên đá magma acid (Fa): Diện tích khoảng 61,61 ha, chiếm
2,76% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở phía Đông. Đất thường có địa
hình dốc cấp III (80 - 150), tầng đất mỏng dưới 50 cm, đất chua, hàm lượng mùn
và các chất dinh dưỡng đều nghèo, quá trình Ferralit diễn ra mạnh, quá trình rửa
trôi khá mạnh nhưng yếu hơn ở đất xám. Hàm lượng OM tổng số thấp <1,15%,
các chất tổng số thấp, lân dễ tiêu và kali dễ tiêu đều nghèo, dung dịch đất có
phản ứng chua.
- Đất nâu vàng trên đá magma bazơ và trung tính (Fu): Diện tích khoảng
307,47 ha, chiếm 13,76% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở phía Đông và

trung tâm thị trấn. Đây là loại đất tốt, thành phần cơ giới thịt nặng, tầng đất khá
dày. Đất có phản ứng chua toàn phẫu diện pHkcl 3,7 - 4,2, hàm lượng OM tổng
số trung bình đến khá 2 - 3%. Các chất tổng số: đạm tổng số trung bình, lân
tổng số giàu, kali tổng số trung bình. Các chất dễ tiêu: lân trung bình đến khá
giàu, kali trung bình, tổng cation kiềm trao đổi trung bình, dung tích hấp thụ
CEC cao.
- Đất sông, suối, ao hồ: Diện tích 74,12 ha, chiếm 3,31% diện tích tự
nhiên.
1.2.2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Các sông, suối có nước quanh năm là nguồn nước mặt
lớn nhất của thị trấn, ngoài ra còn có một số khe suối đầu nguồn khác góp phần
làm tăng nguồn nước mặt trên địa bàn. Như vậy, nguồn nước mặt tương đối
phong phú, thuận tiện cho việc khai thác, phục vụ sản xuất và sinh hoạt của
người dân.
- Nguồn nước ngầm: Chưa có nguồn tài liệu tìm kiếm, thăm dò nguồn
nước ngầm trên địa bàn thị trấn Ea T’ling một cách hoàn chỉnh, đầy đủ. Nước
ngầm trong vùng vào loại hiếm và lưu lượng thấp, thuộc tầng chứa nước trầm
tích phun trào Jura, phần lớn diện tích phân bố trầm tích này bị phủ bởi đá phun
trào bazan, độ sâu từ 15 - 50 m.
1.2.3. Tài nguyên nhân văn
Trên địa bàn thị trấn có tổng cộng 12 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đây
là vùng dân cư hình thành từ lâu đời của người Êđê, với truyền thống sản xuất
và sinh hoạt trải qua hàng trăm năm lịch sử đã tạo nên nhiều giá trị văn hóa bản
địa hết sức đặc sắc. Cùng với lịch sử văn hóa lâu đời ở Tây Nguyên, thị trấn Ea
T’ling là một trong những điểm mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc trong
cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
1.2.4. Tài nguyên rừng
7



Báo cáo QHSD đất đến năm 2020, KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút.

Thị trấn hiện có 113,58 ha đất rừng, chiếm 5,08% tổng diện tích tự nhiên
(số liệu kiểm kê đất đai năm 2010). Diện tích trên toàn bộ là rừng sản xuất do
thị trấn quản lý, bảo vệ và kinh doanh, phục vụ nhu cầu xây dựng nhà cửa,
chuồng trại và làm vật dụng sinh hoạt.
1.3. Thực trạng môi trường
Tài nguyên rừng trong những năm qua đã suy giảm nghiêm trọng, nguyên
nhân do nạn khai thác rừng trái phép, phá rừng làm nương rẫy và tình trạng đốt
nương rẫy dẫn đến cháy rừng diễn ra liên tục. Ngoài ra, việc sử dụng các loại
thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp đã ảnh
hưởng xấu đến môi trường đất, nước và không khí. Bên cạnh đó, do tốc độ đô
thị hóa tăng cao gây ra khói bụi, tiếng ồn... góp phần làm cho môi trường sinh
thái trên địa bàn thị trấn diễn biến theo chiều hướng xấu; cung như việc chưa có
bãi rác tập trung dẫn đến khó khăn lớn trong công tác thu gom và xử lý chất
thải.
Tuy vậy, về cơ bản môi trường sinh thái của thị trấn chưa bị ô nhiễm
nghiêm trọng, vẫn còn giữ được sắc thái tự nhiên.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của huyện; nền kinh tế
của thị trấn phát triển khá nhanh và đang tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế sang lĩnh vực thương mại - dịch vụ, công nghiệp - TTCN. Những năm
gần đây, đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân ngày càng được nâng cao
rõ rệt. Tăng trưởng kinh tế năm 2009 đạt 16,8%, năm 2010 đạt 23,4% (lý do
tăng là tính doanh thu của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thị trấn), tổng
giá trị sản phẩm của các ngành đạt 177,8 tỷ đồng (đạt 120,9% so với kế hoạch),
tăng 51 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2009.
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nhân dân trong thị trấn đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai
nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, chuyển dịch cơ cấu
ngành nông nghiệp sang ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ
đang là bước đi mới nhằm phát triển nền kinh tế của thị trấn đi theo hướng công
nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Tỷ trọng thành phần kinh tế năm 2010:
+ Nông lâm nghiệp chiếm 19,6%, giá trị tổng sản phẩm đạt 34,8 tỷ đồng;
8


Báo cáo QHSD đất đến năm 2020, KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút.

+ Công nghiệp - TTCN chiếm 4,0%, giá trị tổng sản phẩm đạt 7,1 tỷ
đồng;
+ Thương mại - dịch vụ chiếm 76,4%, giá trị tổng sản phẩm đạt 135,9 tỷ
đồng.
2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Trên cơ sở phát triển kinh tế nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm, ngoài
thế mạnh là cây lương thực và cây công nghiệp thì diện tích trồng các loại cây
hoa màu và nuôi trồng thủy sản cung được tận dụng đưa vào sản xuất.
a. Trồng trọt
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của thị trấn năm 2010 là 1.646,28 ha.
Lúa, ngô và cà phê là các loại cây trồng chủ lực, mang lại nguồn lợi kinh tế
chính trong ngành trồng trọt. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
trong sản xuất nông nghiệp đã tạo ra nhiều thay đổi tích cực, đến nay tình hình
sản xuất nông nghiệp và cơ cấu cây trồng đã tương đối ổn định.
Tổng diện tích gieo trồng năm 2010 thực hiện được 2.123 ha, đạt
101,97% kế hoạch năm, cụ thể như sau:

Bảng: Tình hình sản xuất một số cây trồng chính ngành trồng trọt
Loại cây trồng

Diện tích So với kế
(ha)
hoạch (%)

Năng suất
(tấn/ha)

Tổng sản
lượng (tấn)

Lúa nước

248

105,53

5,75

1.474

Ngô (bắp)

730

97,33

5,5


4.015

Rau các loại

80

114,29

19,5

1.560

Đậu nành

120

100

1,8

216

Cà phê

400

100

2,2


880

Hồ tiêu

70

87,50

1,5

105

(Nguồn: Theo báo cáo tổng kết tình hình phát triển KTXH - ANQP thị
trấn Ea T’ling năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2011)
Nhìn chung, đa phần diện tích và sản lượng các loại cây trồng đạt và vượt
kế hoạch đề ra, nguyên nhân do lượng mưa trải đều trong các tháng mùa mưa,
cùng với việc chủ động trong nước tưới mùa khô, tạo điều kiện thuận lợi cho
nhân dân đẩy mạnh công tác gieo trồng và chăm sóc. Mặt khác, việc chỉ đạo của
các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở kịp thời, đồng thời áp dụng những thành
tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên ngành nông nghiệp đã đạt được kết quả
9


Báo cáo QHSD đất đến năm 2020, KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút.

như trên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân
dân.
b. Chăn nuôi
Ngành chăn nuôi đang được chú trọng đầu tư phát triển, nhân dân đã có

ý thức thay đổi giống mới bằng cách áp dụng khoa học kỹ thuật trong khâu chọn
giống, đảm bảo con giống ít dịch bệnh. Tập quán chăn nuôi trên địa bàn thị trấn
đa số là chăn nuôi hộ gia đình và đã bước đầu phát triển theo hướng sản xuất
hàng hóa. Tổng số đàn gia súc, gia cầm năm 2010 là 31.970 con, đạt 95,14% kế
hoạch năm, trong đó:
+ Tổng đàn trâu: 50 con, đạt 125% KH năm;
+ Tổng đàn bò: 550 con, đạt 83,33% KH năm;
+ Tổng đàn heo: 6.000 con, đạt 80% KH năm;
+ Tổng đàn gia cầm: 25.000 con, đạt 100% KH năm;
+ Tổng đàn dê: 370 con, đạt 92,5% KH năm;
+ Thùng ong: 750 thùng, đạt 100% KH năm.
c. Lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp của thị trấn là 113,58 ha, trong đó có 3,06 ha đất
khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất, còn lại là diện tích đất trồng rừng sản xuất.
Công tác quản lý, bảo vệ rừng được thị trấn chú trọng và tiếp tục thực hiện theo
Chỉ thị 08/CT-TTg, ngày 08/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng
cường các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng và phát triển rừng, tập trung chỉ đạo
công tác chống cháy rừng và chặt phá rừng làm nương rẫy. UBND thị trấn phối
kết hợp với Hạt kiểm lâm, Lâm trường, BQL rừng thường xuyên tuần tra canh
gác, phát hiện và tịch thu kịp thời các vụ khai thác, vận chuyển, mua bán gỗ trái
phép.
d. Thủy sản
Diện tích đất nuôi trồng thủy sản năm 2010 của thị trấn là 39,82 ha.
Ngoài trồng trọt và chăn nuôi, nhân dân trong thị trấn còn tận dụng diện tích các
ao hồ để nuôi trồng thủy sản nước ngọt, góp phần tăng thêm nguồn thu nhập. So
với các lĩnh vực khác, giá trị ngành thủy sản đến nay vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ
trong ngành nông nghiệp.
2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp
a. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Nhân dân trong thị trấn đa số là lao động trong ngành nông nghiệp, công

nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển chưa cao. Tính đến năm 2010 tổng
cộng có 1.721 cơ sở tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, chủ yếu hoạt động ở các
10


Báo cáo QHSD đất đến năm 2020, KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút.

ngành nghề thủ công như: Rèn, mộc, đan, máy xay sát,… phục vụ nhu cầu tại
chỗ của nhân dân, chủ yếu là tự sản, tự tiêu, chưa có sản phẩm hàng hóa.
UBND thị trấn luôn tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân phát triển mở
rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp theo đúng chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước. Dó đó các cơ sở tiểu thủ công nghiệp đang
từng bước phát triển, giá trị công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngày càng
tăng, đem lại thu nhập và việc làm cho người dân.
b. Xây dựng cơ bản
Trong những năm qua, HĐND-UBND thị trấn thực hiện phương châm
“Vận động Nhà nước và nhân dân cùng làm” để từng bước hoàn chỉnh nhựa
hóa hoặc bê tông hóa giao thông trong địa bàn. Các công trình phúc lợi, dân
sinh đã được đầu tư xây dựng, đẩy nhanh tiến độ thi công và có chất lượng tốt.
Công tác quản lý Nhà nước về XDCB được tăng cường nhất là khâu giám sát
thi công, giám sát các định mức kinh tế - kỹ thuật để chất lượng công trình được
đảm bảo, chống thất thoát lãng phí trong xây dựng.
Trong nhiệm kỳ 2005 - 2010 đã nhựa hóa được 6 km các tuyến đường
trong thị trấn, hỗ trợ cho 3 bon đồng bào dân tộc tại chỗ làm 3 km đường nhựa
và 2,5 km đường bê tông. Xây dựng mương thoát nước trị giá 15.500.000 đồng,
xây dựng mới trụ sở UBND thị trấn, trường THCS Phạm Văn Đồng, nhà sinh
hoạt cộng đồng tại các tổ dân phố, bon…
2.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ
Ngành kinh doanh dịch vụ những năm qua đã có bước tiến đáng kể. Tính
đến năm 2010 có tổng cộng 855 cơ sở dịch vụ đang hoạt động trên địa bàn thị

trấn với sản phẩm hàng hóa phong phú, giá cả tương đối ổn định so với cùng kỳ
năm trước. Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế, ngành kinh tế dịch vụ mới chỉ
tập trung chủ yếu ở thành phần kinh tế hộ gia đình, đa phần là tự phát và phục
vụ nhu cầu thiết yếu cuộc sống, chưa có sản xuất hàng hóa lớn mang tính tập
trung và còn hạn chế trong mở rộng liên doanh, liên kết với thị trường.
2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
2.3.1. Dân số
Theo báo cáo tổng kết tình hình phát triển KTXH - ANQP thị trấn Ea
T’ling năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2011, thì tổng dân số của thị
trấn là 15.461 người với 3.425 hộ, bình quân 4,51 người/hộ, mật độ dân số 692
người/km2 (bình quân chung của toàn huyện là 128 người/km2). Đồng bào dân
tộc thiểu số có 868 khẩu chiếm 5,61% tổng dân số, dân tộc tại chỗ là 1.815 khẩu
chiếm 11,73%, còn lại là đồng bào kinh với 12.778 khẩu chiếm 82,66%. Có 4
tôn giáo chính trên địa bàn gồm: Công giáo, Phật giáo, Tin Lành và Cao Đài.
11


Báo cáo QHSD đất đến năm 2020, KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút.

Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn trong những năm qua
được thực hiện khá tốt. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giữa các năm không ổn định,
năm 2009 là 1,5% và năm 2010 là 0,9%.
2.3.2. Lao động, việc làm
Nguồn lao động của thị trấn theo niên giám thống kê huyện Cư Jút năm
2010 là 7.862 lao động. Lao động trong ngành thương mại - dịch vụ có 1.232
người, công nghiệp - TTCN là 3.711 người, còn lại là số lao động trong ngành
nông nghiệp và công viên chức Nhà nước cung chiếm tỷ lệ khá đông.
2.3.3. Thu nhập
- Theo báo cáo tổng kết năm của UBND thị trấn, thu nhập bình quân đầu
người năm 2010 của thị trấn ước đạt 11,5 triệu đồng/người/năm.

- Tỷ lệ hộ nghèo toàn thị trấn hiện còn 420 hộ nghèo chiếm 12,26% tổng
dân số, hộ cận nghèo là 342 hộ chiếm 9,9% (theo tiêu chí mới).
2.4. Thực trạng phát triển các khu dân cư
Khu dân cư của thị trấn chủ yếu phân bố dọc theo Quốc lộ 14, đường
Hùng Vương (Tỉnh lộ 4), đường Nguyễn Văn Linh, đường Phan Chu Trinh và
các tuyến đường liên tổ dân phố, bon. Bao quanh các điểm dân cư là hệ thống
sinh thái nông nghiệp, ngoài chức năng là nguồn sống, nguồn sinh hoạt của
người dân, nó còn góp phần bảo vệ môi trường, kết nối con người với cảnh quan
thiên nhiên.
Tuy nhiên, do xuất phát điểm còn nhiều hạn chế nên sự quần tụ dân cư
còn thưa thớt và nằm xen kẽ với đất canh tác, gây khó khăn cho việc phát triển
sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế thì xu hướng phát triển
các khu dân cư là mở rộng và tự giãn tại ven các trục chính, ven các lộ lớn, đặc
biệt là quanh khu vực trung tâm thị trấn, nơi thuận tiện cho việc phát triển kinh
doanh, buôn bán.
2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
2.5.1. Giao thông
Giao thông trên địa bàn thị trấn gồm đường bộ và đường thủy. Diện tích
đất dành cho giao thông đường bộ là 165,24 ha (số liệu kiểm kê đất đai năm
2010), gồm các tuyến chính:
+ Quốc lộ 14 (dài 4 km, rộng 11 m, lộ giới 43 m, mặt nhựa) là tuyến
đường huyết mạch giúp thị trấn thông thương với xã Trúc Sơn, Tâm Thắng
(huyện Cư Jút), tỉnh Đăk Nông và các tỉnh khác;
+ Đường Hùng Vương (Tỉnh lộ 4, dài 6 km, rộng 6 m, lộ giới 26,5 m, mặt
nhựa) kết nối thị trấn với huyện Krông Nô;
12


Báo cáo QHSD đất đến năm 2020, KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút.


+ Đường Nguyễn Văn Linh (dài 1,5 km, rộng 10,5 m, lộ giới 26,5 m, mặt
nhựa) kết nối thị trấn với xã Nam Dong; cùng các tuyến đường liên tổ dân phố,
bon.
Bến xe khách huyện Cư Jút diện tích 0,80 ha, được xây dựng mới tại tổ
dân phố 3 và là nơi trung chuyển hành khách trong huyện và khu vực Tây
Nguyên. Giao thông đường thủy gồm sông Sêrêpôk (chảy dài khoảng 9 km qua
địa bàn) và các kênh mương là một phần không thể thiếu trong mạch máu giao
thông của thị trấn nói riêng và huyện Cư Jút nói chung.
Nhìn chung, mạng lưới giao thông của thị trấn tương đối đa dạng, phong
phú cả về đường bộ và đường thủy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu,
tiếp nhận các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội. Mặc
dù hệ thống giao thông đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng nhưng thiếu đồng bộ,
mới chỉ tập trung ở những tuyến chính, nhiều tuyến đường đã xuống cấp và
không còn phù hợp với mật độ phương tiện lưu thông hiện tại cung như trong
tương lai. Để đạt yêu cầu tiêu chuẩn giao thông trong thị trấn, thời gian tới cần
mở rộng, nâng cấp hệ thống các tuyến đường chạy qua địa bàn nhằm đáp ứng
nhu cầu đi lại của người dân.
2.5.2. Thuỷ lợi
Diện tích đất sông, suối của thị trấn là 55,27 ha, đất có mặt nước chuyên
dùng là 18,85 ha (số liệu kiểm kê đất đai năm 2010), gồm: Sông Sêrêpôk, đập
thủy lợi Hồ Trúc, các khe suối và hệ thống kênh mương tưới tiêu phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp. Hàng năm hệ thống thủy lợi đã được thị trấn đầu tư nâng
cấp, cải tạo nhưng do được xây dựng từ lâu nên chất lượng các công trình này
còn nhiều hạn chế, dẫn đến hiệu quả phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp còn
thấp. Trong giai đoạn quy hoạch cần có các biện pháp cải tạo, nâng cấp thường
xuyên, nâng cao tỷ lệ hệ thống kênh rạch được kiên cố hóa, đảm bảo chế độ tưới
tiêu phục vụ sản xuất cung như sinh hoạt của bà con.
2.5.3. Năng lượng
Diện tích đất dành cho năng lượng của thị trấn là 0,27 ha (số liệu kiểm kê
đất đai năm 2010). Thông qua lưới trung thế 22kV, điện trên địa bàn thị trấn

được lấy từ lộ 479. Các công trình cấp điện gồm đường dây lưới hạ thế, trạm
biến áp và các đường nhánh đã được đầu tư xây dựng, cơ bản đáp ứng được nhu
sử dụng điện của người dân. Đường điện đã được kéo đến tất cả các tổ dân phố,
bon trong thị trấn, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia đạt 98%.
2.5.4. Bưu chính viễn thông
Diện tích đất dành cho bưu chính viễn thông của thị trấn là 0,07 ha (số
liệu kiểm kê đất đai năm 2010). Bưu điện và trạm viễn thông Cư Jút có đầy đủ
các dịch vụ như: Bưu phẩm, bưu kiện, phát hành báo chí, điện thoại công
13


Báo cáo QHSD đất đến năm 2020, KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút.

cộng,... đáp ứng tốt nhu cầu trong nhân dân. Số lượng máy điện thoại cố định và
tỷ lệ người sử dụng internet của thị trấn ngày càng tăng.
2.5.5. Cơ sở văn hóa
Diện tích đất dành cho cơ sở văn hóa của thị trấn là 1,93 ha (số liệu kiểm
kê đất đai năm 2010). Các hoạt động văn hoá hiện nay đã có nhiều chuyển biến
tích cực, các hoạt động chào mừng các ngày lễ trọng đại của đất nước cùng các
nhiệm vụ chính trị của địa phương được quan tâm, chỉ đạo và tuyên truyền kịp
thời, các phong trào văn hóa - văn nghệ được duy trì tổ chức, tạo môi trường
sinh hoạt lành mạnh cho nhân dân, các cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hoá ở khu dân cư” tiếp tục được triển khai thực hiện, quản lý Nhà nước về
các hoạt động văn hoá, thể thao, tôn giáo, tín ngưỡng được tăng cường. Hiện
trên địa bàn thị trấn 7/13 tổ dân phố, bon đã có nhà văn hóa cộng đồng và thành
lập ban chủ nhiệm, gia đình văn hóa đạt 80%, tổ dân phố, bon văn hóa đạt 84%.
Để duy trì và phát triển các hoạt động văn hóa, trong những năm tiếp theo cần
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hoàn chỉnh cho 100% tổ dân phố, bon nhằm đáp
ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân.

2.5.6. Cơ sở y tế
Diện tích đất dành cho cơ sở y tế của thị trấn là 5,55 ha (số liệu kiểm kê
đất đai năm 2010). Cơ sở y tế trên địa bàn gồm: Bệnh viện Cư Jút được xây
dựng trên khuôn viên 9.405 m2 tại tổ dân phố 3 cùng trung tâm y tế dự phòng,
trạm y tế thị trấn; nhìn chung đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khám
chữa bệnh trong nhân dân.
Việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đã có nhiều cố gắng, nhất là tăng
cường cơ sở vật chất cung như thực hiện các chính sách y tế đối với người
nghèo. Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình được quan tâm chỉ đạo bằng
nhiều biện pháp và hình thức, tuyên truyền và lồng ghép; thực hiện các cuộc vận
động để hạn chế mức thấp nhất số người sinh con thứ 3.
Trạm y tế thị trấn đã hoạt động tích cực trong công tác phòng chống dịch
bệnh như: Hướng dẫn đến từng hộ dân về việc ăn chín, uống sôi, nằm mùng,
phát quanh bụi râm xung quanh nhà,... nên không có dịch bệnh xảy ra; triển
khai tuyên truyền đến người dân về phòng chống HIV/AIDS, phòng chống dịch
cúm A H1N1,... Tổng số lượt người đến khám, điều trị bệnh trong năm 2010 là
7.842 lượt người và đã cấp được 459 thẻ khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6
tuổi. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng hiện nay còn cao 21%.
2.5.7. Cơ sở giáo dục - đào tạo
Diện tích đất dành cho cơ sở giáo dục - đào tạo của thị trấn là 5,69 ha (số
liệu kiểm kê đất đai năm 2010). Hệ thống các trường học trên địa bàn gồm: 2
14


Báo cáo QHSD đất đến năm 2020, KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút.

trường mẫu giáo (Hoa Hồng, Ea T’ling), 2 trường tiểu học (Kim Đồng, Trần
Phú), 1 trường THCS (Phạm Văn Đồng), trung tâm giáo dục thường xuyên,
trường dân tộc nội trú. Hiện có 3 trường đã đạt chuẩn quốc gia (Mẫu giáo Ea
T’ling, tiểu học Kim Đồng, THCS Phạm Văn Đồng).

Để nâng cao trình độ dân trí cho người dân, công tác giáo dục - đào tạo
của thị trấn thường xuyên được các ngành, các cấp quan tâm. Cơ sở trường, lớp
từng bước được đảm bảo phục vụ tốt cho công tác dạy và học; không có tình
trạng học 3 ca. Toàn thị trấn có 176 cán bộ, giáo viên với 2.567 em học sinh,
trong đó có 335 em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số.
2.5.8. Cơ sở thể dục - thể thao
Diện tích đất dành cho cơ sở thể dục - thể thao của thị trấn là 1,48 ha (số
liệu kiểm kê đất đai năm 2010). Cùng với đời sống tinh thần của người dân
ngày càng được cải thiện, phong trào thể dục - thể thao cung đã thu hút được
quần chúng nhân dân tham gia tập luyện. Trong năm 2010, thị trấn đã tham gia
giải bóng chuyền nam do huyện Cư Jút tổ chức đạt giải nhất, tham gia chạy việt
dã do Ngân hàng Sacombank tổ chức đạt giải khuyến khích. Để phong trào tập
luyện thể dục - thể thao được duy trì và phát triển thì những năm tới cần được
quy hoạch thêm quỹ đất dành cho cơ sở thể dục - thể thao.
2.5.9. Chợ
Thị trấn đã có chợ trung tâm (nằm trên Quốc lộ 14) với quy mô 0,90 ha
(số liệu kiểm kê đất đai năm 2010), phục vụ nhu cầu mua bán, trao đổi hàng
hóa. Để phát huy tiềm năng và nhu cầu giao thương trong địa bàn cung như các
vùng lân cận, thời gian tới thị trấn cần đầu tư nâng cấp chợ trung tâm để thúc
đẩy nền sản xuất hàng hóa, đồng thời là cơ hội cho ngành thương mại - dịch vụ
phát triển. Để làm được điều đó, ngoài quy hoạch xây dựng chợ thì đồng bộ với
đó là các công trình hạ tầng công cộng cung như việc bố trí các khu dân cư phải
thích hợp, tiết kiệm và hợp lý.
2.5.10. Nước sạch
Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt của người dân được lấy từ hai nguồn
chính là nước ngầm và nước mưa, trong đó chủ yếu là nước ngầm. Chất lượng
nước ngầm hiện chưa cao, trong nước còn chứa một số ion kim loại làm nước bị
cứng và nhiễm phèn, số hộ sử dụng nước tập trung năm 2010 chỉ đạt 14,7%.
Trạm cung cấp nước sạch Ea T’ling hiện đang được xây dựng trên diện tích
khoảng 1 ha, cho công suất 2.500 m3/ngày đêm; sau khi hoàn thành sẽ đáp ứng

được nhu cầu sử dụng nước sạch trong thị trấn và cung cấp cho các xã lân cận.
2.5.11. An ninh quốc phòng
- An ninh: Diện tích đất dành cho an ninh của thị trấn là 3,00 ha (số liệu
kiểm kê đất đai năm 2010). Giữ vững tình hình an ninh chính trị, công an thị
15


Báo cáo QHSD đất đến năm 2020, KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút.

trấn đã kết hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan liên tục mở các đợt tấn công
vào các loại tội phạm, kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm trật tự an toàn xã
hội; triển khai các kế hoạch phòng chống tội phạm hình sự, phòng chống tội
phạm ma túy,... Tuy nhiên, do tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng nên cần có kế
hoạch xây dựng phong trào sâu rộng làm cho mọi ngành, mọi người có ý thức
chấp hành và thực hiện theo pháp luật.
- Quốc phòng: Diện tích đất dành cho quốc phòng của thị trấn là 2,44 ha
(số liệu kiểm kê đất đai năm 2010). Công tác quân sự tại địa phương được tập
trung chỉ đạo, hoàn thành nhiệm vụ trên giao. Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn
sàng chiến đấu, đảm bảo quân số, tổ chức lực lượng nắm chắc tình hình trên địa
bàn. Kết quả giao quân hàng năm đạt 100% kế hoạch huyện giao và đón quân
nhân hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
* Những thuận lợi
- Đặc điểm điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, đất đai) của thị trấn khá
thuận lợi. Nhiệt độ cao đều, cường độ ánh nắng cao.
- Với lợi thế về vị trí địa lý và vai trò trung tâm của huyện tạo điều kiện
cho thị trấn phát triển về thương mại - dịch vụ, công nghiệp - TTCN.
- Quốc lộ 14 và các tuyến đường liên huyện, xã chạy qua trung tâm thị
trấn, đảm bảo kết nối giao thông giữa Tây Nguyên và các tỉnh diễn ra thuận lợi.

Thị trấn có khu du lịch hồ Trúc cùng với thác Trinh Nữ, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc phát triển du lịch sinh thái.
* Những khó khăn
- Thị trấn có quỹ đất không lớn nên diện tích đất có khả năng phát triển
nông nghiệp rất hạn chế. Quỹ đất để phát triển mở rộng đô thị và các nhu cầu
phi nông nghiệp trong tương lai cung gặp khó khăn.
- Do quá trình đô thị hóa nên diện tích đất nông nghiệp hàng năm giảm
đáng kể, cần phải chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp sang các loại hình
nông nghiệp đô thị, tạo ra các sản phẩm rau, cây ăn quả, lương thực thực phẩm
phục vụ đô thị. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư cho các mô hình này khá lớn và
đòi hỏi khoa học kỹ thuật cao trong sản xuất.
- Mật độ dân cư sinh sống đông, nhà cửa và các công trình kiến trúc
không đồng bộ và không thống nhất theo cảnh quan chung cung như ngay trong
từng khu vực.

16


Báo cáo QHSD đất đến năm 2020, KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút.

- Tốc độ phát triển dân cư, xây dựng, kinh tế đang gây ra tác động xấu
đến môi trường đất, nước, không khí và tiếng ồn.
2. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và môi
trường
* Những thuận lợi
- Thị trấn Ea T’ling là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện, có
nhiều thuận lợi về vị trí địa lý; tạo điều kiện để phát triển thương mại - dịch vụ,
công nghiệp - TTCN trong các lĩnh vực chế biến sản phẩm nông nghiệp sau thu
hoạch, đồ gia dụng,...
- Cơ sở hạ tầng bước đầu đã được đầu tư xây dựng, phục vụ cho sản xuất

và sinh hoạt của người dân.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá, cơ cấu kinh tế có nhiều chuyển biến
tích cực và chuyển dịch đúng hướng, thu chi ngân sách hàng năm khá cao.
- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn duy
trì và phát triển, thương mại - dịch vụ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.
- Trên lĩnh vực văn hoá, thể dục - thể thao, giáo dục, y tế,... có nhiều công
trình mới được đầu tư phục vụ nhu cầu sinh hoạt của dân cư.
- Quỹ đất phi nông nghiệp khá lớn và tiếp tục gia tăng do việc đô thị hóa
và phát triển kinh tế xã hội đã làm thay đổi diện mạo của thị trấn từng ngày.
* Những khó khăn
- Các khu dân cư hiện hữu phát triển tự phát khó chỉnh trang, cải tạo.
- Công tác quản lý chưa chặt chẽ, nhiều mục tiêu có đề ra nhưng chưa
được thực hiện đầy đủ.
- Các mặt văn hoá - xã hội, trật tự an ninh, vệ sinh môi trường an toàn vệ
sinh thực phẩm còn nhiều bất cập.

17


Báo cáo QHSD đất đến năm 2020, KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút.

PHẦN II
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
1.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý,
sử dụng đất đai
UBND thị trấn đã tổ chức tốt việc thực hiện các văn bản của Nhà nước,
tỉnh và huyện về công tác quản lý sử dụng đất như: Chính sách giao đất sử dụng
ổn định lâu dài, chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khuyến khích
phát triển nuôi trồng thuỷ sản,...

1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính
Thực hiện theo Chỉ thị 364/CT-HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc hoạch định địa giới hành
chính, thị trấn đã cùng với các xã lân cận tiến hành xác định mốc địa giới hành
chính trên cơ sở hiện trạng và được nhất chí thông qua bằng văn bản. Thị trấn
có tổng diện tích tự nhiên là 2.234,70 ha; đơn vị hành chính được chia làm 10 tổ
dân phố và 3 bon.
1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính,
bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Thị trấn đã thực hiện nhiều hoạt động điều tra, khảo sát, đánh giá đất đai
làm cơ sở để xây dựng bản đồ địa chính. Tài liệu đo đạc đã được các cấp có
thẩm quyền kiểm tra nghiệm thu và được sử dụng làm căn cứ để giao đất, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.
1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Thực hiện Luật Đất đai và các văn bản dưới luật, hàng năm thị trấn đã
thực hiện đầy đủ công tác lập kế hoạch sử dụng đất và thực hiện nghiêm túc kế
hoạch đã đề ra. Tuy nhiên, quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch còn gặp
nhiều khó khăn.
1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích
sử dụng đất
Thị trấn đã thực hiện quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và
chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật. Quỹ đất tính
đến năm 2010 được giao cho các đối tượng sử dụng và quản lý như sau:

18


Báo cáo QHSD đất đến năm 2020, KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút.


+ Đất nông nghiệp giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng 1.771,45
ha; tổ chức kinh tế trong nước sử dụng 23,28 ha; UBND thị trấn quản lý 4,95
ha;
+ Đất phi nông nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng 135,10 ha;
UBND thị trấn sử dụng 9,69 ha; tổ chức kinh tế trong nước sử dụng 15,12 ha;
cơ quan đơn vị của Nhà nước sử dụng 24,93 ha; UBND thị trấn quản lý 225,99
ha; tổ chức khác quản lý 17,07 ha;
+ Đất chưa sử dụng do UBND thị trấn quản lý 4,61 ha.
1.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính được thực
hiện theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện theo sự chỉ đạo của UBND
huyện, thị trấn đã thành lập ban chỉ đạo và ban hành kế hoạch cụ thể, lên lịch về
nhận hồ sơ và phân loại, tập trung giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận nhà ở
và đất ở cho nhân dân. Đến năm 2010 trên địa bàn thị trấn đã được cấp 7.817
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử
dụng đất (đất ở 2.814 hồ sơ, đất nông nghiệp 5.003 hồ sơ) với diện tích 949,7
ha, đạt 42,50% tổng diện tích đo đạc trên địa bàn.
1.7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được tiến hành hàng năm đúng theo
quy định của pháp luật. Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai năm 2010 đến nay đã
chính thức đưa số liệu, tài liệu và bản đồ vào sử dụng. Nhìn chung, chất lượng
công tác thống kê, kiểm kê đất đai đã được nâng cao dần; tình trạng bản đồ, số
liệu về đất đai không khớp giữa các năm từng bước được hạn chế.
1.8. Quản lý tài chính về đất đai
Đối với đất đai được giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều
thông qua các đơn vị quản lý tài chính trong tỉnh và huyện nên đảm bảo đúng
các thủ tục và quy định về tài chính.
1.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị
trường bất động sản

Thị trường bất động sản là nơi diễn ra quan hệ giao dịch hàng hóa, là bất
động sản bao gồm: Chuyển nhượng, thế chấp, đấu giá, cho thuê... và các dịch vụ
về bất động sản giữa các cá nhân hay tổ chức có nhu cầu. Đây là lĩnh vực còn
khá mới mẻ của người dân ở nơi đây. Tuy nhiên, do nhân dân cần vốn đầu tư
làm ăn, phát triển kinh tế gia đình nên hoạt động vay vốn, thế chấp quyền sử
dụng đất trong thời gian gần đây đang có xu hướng tăng.
19


Báo cáo QHSD đất đến năm 2020, KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút.

1.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất
UBND thị trấn rất quan tâm đến việc quản lý, giám sát việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất để đảm bảo việc sử dụng đất đúng
pháp luật, hợp lý và có hiệu quả. Các sai phạm được chấn chỉnh, xử lý kịp thời
nên không xảy ra các vụ vi phạm nghiêm trọng.
1.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật
về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành, xử lý các vi phạm pháp luật
về đất đai trên địa bàn thị trấn trong những năm qua được tiến hành thường
xuyên và đạt được nhiều kết quả tốt, phát hiện và giải quyết kịp thời các vi
phạm pháp luật về đất đai.
1.12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo
các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai
Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các
vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai được duy trì thường xuyên và thực
hiện theo đúng quy định của pháp luật. Trong năm 2010, UBND thị trấn đã giải
quyết xong 15 đơn khiếu nại về tranh chấp đất đai.
1.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Dưới sự chỉ đạo của UBND huyện, thị trấn đã phối hợp với các ban,
ngành thực hiện công tác quản lý, triển khai các phương án đền bù, giải tỏa đất
đai một cách chặt chẽ. Cán bộ địa chính đã phối hợp với phòng Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn người dân thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất.
II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI
ĐẤT
2.1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất
Hiện trạng sử dụng đất của thị trấn năm 2010 theo số liệu kiểm kê đất đai
được thể hiện qua bảng sau:
TT
(1)
1
1.1
1.2

CHỈ TIÊU
(2)
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN
ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Đất lúa nước
Đất lúa nương


(3)
NNP
DLN
LUN

Diện tích

(ha)
(4)
2.234,70
1.799,68
308,79

Cơ cấu
(%)
(5)
100,00
80,53
13,82
20


Báo cáo QHSD đất đến năm 2020, KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút.

TT

CHỈ TIÊU

1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8
1.9
1.10
2


Đất trồng cây hàng năm còn lại
Đất trồng cây lâu năm
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất rừng sản xuất
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
Đất ở nông thôn
Đất ở đô thị

2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
2.12
2.13
2.14
2.15
2.16
3


Đất XD trụ sở cơ quan, CTSN
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất khu công nghiệp
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh
Đất sản xuất vật liệu XD, gốm sứ
Đất cho hoạt động khoáng sản
Đất di tích danh thắng
Đất xử lý, chôn lấp chất thải
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất có mặt nước chuyên dùng
Đất sông suối
Đất phát triển hạ tầng
Đất phi nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp còn lại
ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG
ĐẤT ĐÔ THỊ
ĐẤT KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
ĐẤT KHU DU LỊCH
ĐẤT KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN


HNK
CLN
RPH
RDD
RSX
NTS

LMU
NKH
PNN
ON
T
OD
T
CTS
CQP
CAN
SKK
SKC
SKX
SKS
DDT
DRA
TTN
NTD
SMN
SON
DHT
PNK
PNC
CSD
DTD
DBT
DDL
DNT

Diện tích

(ha)

Cơ cấu
(%)

212,17
1125,32

9,49
50,36

113,58
39,82

5,08
1,78

430,41

19,26

112,24

5,02

5,84
2,44
3,00

0,26

0,11
0,13

6,02
24,66

0,27
1,10

8,76

0,39

2,13
7,96
18,85
55,27
181,34
1,90

0,10
0,36
0,84
2,47
8,11
0,09

4,61

0,21


(Nguồn: Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 thị trấn Ea T’ling)
2.1.1. Đất nông nghiệp
21


Báo cáo QHSD đất đến năm 2020, KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút.

Đến năm 2010 diện tích đất nông nghiệp của thị trấn là 1.799,68 ha,
chiếm 80,53% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm các loại đất sau:
+ Đất lúa nước: 308,79 ha, chiếm 13,82% diện tích đất nông nghiệp;
+ Đất trồng cây hàng năm còn lại: 212,17 ha, chiếm 9,49% diện tích đất
nông nghiệp;
+ Đất trồng cây lâu năm: 1.125,32 ha, chiếm 50,36% diện tích đất nông
nghiệp;
+ Đất rừng sản xuất: 113,58 ha, chiếm 5,08% diện tích đất nông nghiệp;
+ Đất nuôi trồng thủy sản: 39,82 ha, chiếm 1,78% diện tích đất nông
nghiệp.
2.1.2. Đất phi nông nghiệp
Đến năm 2010 diện tích đất phi nông nghiệp của thị trấn là 430,41 ha,
chiếm 19,26% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm các loại đất sau:
+ Đất XD trụ sở cơ quan, CTSN: 5,84 ha, chiếm 0,26% diện tích đất phi
nông nghiệp;
+ Đất quốc phòng: 2,44 ha, chiếm 0,11% diện tích đất phi nông nghiệp;
+ Đất an ninh: 3,00 ha, chiếm 0,13% diện tích đất phi nông nghiệp;
+ Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh: 6,02 ha, chiếm 0,27% diện tích đất phi
nông nghiệp;
+ Đất sản xuất vật liệu XD, gốm sứ: 24,66 ha, chiếm 1,10% diện tích đất
phi nông nghiệp;
+ Đất di tích thắng cảnh: 8,76 ha, chiếm 0,39% diện tích đất phi nông

nghiệp;
+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 2,13 ha, chiếm 0,10% diện tích đất phi nông
nghiệp;
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 7,96 ha, chiếm 0,36% diện tích đất phi nông
nghiệp;
+ Đất mặt nước chuyên dùng: 18,85 ha, chiếm 0,84% diện tích đất phi
nông nghiệp;
+ Đất sông suối: 55,27 ha, chiếm 2,47% diện tích đất phi nông nghiệp;
+ Đất phát triển hạ tầng: 181,34 ha, chiếm 8,11% diện tích đất phi nông
nghiệp (bao gồm: Đất giao thông 165,24 ha, đất công trình năng lượng 0,27
ha, đất công trình bưu chính viễn thông 0,07 ha, đất cơ sở văn hóa 1,93 ha, đất
cơ sở y tế 5,55 ha, đất cơ sở giáo dục - đào tạo 5,69 ha, đất cơ sở thể dục - thể
thao 1,48 ha, đất cơ sở dịch vụ về xã hội 0,21 ha, đất chợ 0,90 ha);
22


Báo cáo QHSD đất đến năm 2020, KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút.

+ Đất phi nông nghiệp khác: 1,90 ha, chiếm 0,00% diện tích đất phi nông
nghiệp.
* Đất ở đô thị
Diện tích đất ở đô thị của thị trấn năm 2010 là 112,24 ha, chiếm 5,02%
diện tích đất phi nông nghiệp.
Đất ở nằm rải rác ở các tổ dân phố, bon và trên các cụm dân cư của thị
trấn, phần lớn được hình thành từ đời này qua đời khác và tự giãn trên đất vườn
nên chưa theo quy hoạch. Trong những năm tới thì cần phải quy hoạch phát
triển thêm các khu dân cư mới, mở rộng cung như chỉnh trang lại các khu dân
cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa riêng của từng
dân tộc trên địa bàn.
2.1.3. Đất chưa sử dụng

Diện tích đất chưa sử dụng của thị trấn năm 2010 còn 4,61 ha, chiếm
0,21% tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu tập trung ở các đồi trọc và khe núi.
Trong đó, đất bằng chưa sử dụng có 0,14 ha, đất đồi núi chưa sử dụng là 4,47
ha.
2.2. Phân tích, đánh giá biến động các loại đất
Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2005 - 2010 của thị trấn được thể
hiện tại bảng sau:
TT

CHỈ TIÊU



(1)

(2)

(3)

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN

Hiện trạng 2010 (ha)
Diện tích
Tăng (+);
2005 (ha) Diện tích Giảm (-) so
với 2005
(4)

(5)


2.234,70

2.234,70

(6)

1

ĐẤT NÔNG NGHIỆP

NNP

1.661,57

1.799,68

138,11

1.1

Đất lúa nước

DLN

266,67

308,79

42,12


1.2

Đất lúa nương

LUN

1.3

Đất trồng cây hàng năm còn lại

HNK

586,11

212,17

-373,94

1.4

Đất cây lâu năm

CLN

646,94

1125,32

478,38


1.5

Đất rừng phòng hộ

RPH

1.6

Đất rừng đặc dụng

RDD

1.7

Đất rừng sản xuất

RSX

142,56

113,58

-28,98

1.8

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS


19,29

39,82

20,53

1.9

Đất làm muối

LMU
296,18

430,41

134,23

1.10 Đất nông nghiệp khác

NKH

2

PNN

ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

23



Báo cáo QHSD đất đến năm 2020, KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút.

Đất ở nông thôn

ONT

Đất ở đô thị

ODT

64,51

112,24

47,73

2.1

Đất XD trụ sở cơ quan, CTSN

CTS

4,68

5,84

1,16

2.2


Đất quốc phòng

CQP

24,93

2,44

-22,49

2.3

Đất an ninh

CAN

3,00

3,00

2.4

Đất khu công nghiệp

SKK

2.5

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh


SKC

5,63

6,02

0,39

2.6

Đất sản xuất vật liệu XD, gốm sứ

SKX

24,43

24,66

0,23

2.7

Đất cho hoạt động khoáng sản

SKS

2.8

Đất di tích danh thắng


DDT

8,76

8,76

0

2.9

Đất xử lý, chôn lấp chất thải

DRA

2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng

TTN

1,31

2,13

0,82

2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

9,59


7,96

-1,63

2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng

SMN

18,85

18,85

2.13 Đất sông suối

SON

23,07

55,27

32,2

2.14 Đất phát triển hạ tầng

DHT

126,57

181,34


54,77

2.15 Đất phi nông nghiệp khác

PNK

1,9

1,9

2.16 Đất phi nông nghiệp còn lại

PNC

3

ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG

CSD

4,61

-272,34

ĐẤT ĐÔ THỊ

DTD

ĐẤT KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN


DBT

ĐẤT KHU DU LỊCH

DDL

ĐẤT KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN

DNT

276,95

(Nguồn: Theo số liệu kiểm kê đất đai 2010 thị trấn Ea T’ling)
Tổng diện tích tự nhiên của thị trấn tại thời điểm kiểm kê đất đai năm
2010 không biến động so với kỳ kiểm kê năm 2005. Tuy nhiên, cơ cấu trong các
nhóm đất chính có sự chuyển biến rõ rệt cả về đất nông nghiệp và đất phi nông
nghiệp do lấy từ đất chưa sử dụng.
2.2.1. Đất nông nghiệp
Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao năng suất cây trồng và chăn
nuôi, quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn đã được khai thác khá hiệu quả,
đáp ứng kịp thời sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp.
Đất nông nghiệp năm 2010 của thị trấn tăng 139,55 ha so với năm 2005,
bao gồm các loại đất sau:
+ Đất lúa nước tăng 42,12 ha so với năm 2005;
+ Đất trồng cây hàng năm còn lại giảm 373,94 ha so với năm 2005;
+ Đất trồng cây lâu năm tăng 478,38 ha so với năm 2005;
24



×